Hơn một năm ly dị với chồng, tuy bận rộn với vai trò đơn phương làm chủ ba tiệm móng tay, bà Kim Cúc chưa nguôi ngoai được sự mất mát đang hiện diện trong tâm hồn. Dù là thế, bà không hề đề cập hay than thở với một cô thợ hay một người quen biết nào về sự phản bội của chồng bà. Trong gia đình, bà tránh đề cập hay nhắc nhở về ông Hoàng hay sự yêu đương bất chánh của ông. Ngoài tiệm, bà không hề than thở, tâm sự, oán trách hay tham gia bàn tán bất kỳ trường hợp ngoại tình nào của người đàn ông mà bà nghe bàn tán trong tiệm. Ảnh hưởng lối giáo dục và phong cách sống của cha mẹ đồng thời với bản tính lạnh lùng sẵn có, bà thường có thái độ tỏ ra bất cần đối với những điều không vừa ý. Thực tế là bà đã khóc âm thầm hàng tháng sau khi sự cố xảy ra. Bà đã tự trách mình là không giữ được hạnh phúc với chồng đến độ ông phải bỏ đi lấy vợ khác. Bà đã tự trách sự đơn giản hóa của mình về chuyện luyến ái của nam nữ. Bà còn tự trách là đã để ông Hoàng sống đơn độc trong căn phòng mà đáng ra bà phải có mặt bên ông mỗi đêm. Tuy nhiên, sau một thời gian, cùng sự trôi qua của ngày tháng, bà đã rõ hơn sự chối từ của ông Hoàng đối với mình để rồi tự chấn chỉnh tâm trí của mình bằng lập luận: “Cái gì không thuộc về mình, cho dầu có cố giữ thể nào, không chóng thì chày thì cũng sẽ mất đi.” Dù là thế, lối tự an ủi như một phương pháp trị liệu cho sức khỏe tâm thần không đủ sức xóa hết những thắc mắc trong tâm trí của bà về nguyên do khiến cho ông Hoàng đã có mối quan hệ xác thịt với cô Hoa và bằng cách nào mà họ có thể có con với nhau một cách dễ dàng trong một căn nhà lắm người như nhà của bà Thu. Bà đã hình dung ra rất nhiều cảnh tượng như cảnh ân ái giữa ông Hoàng và cô Hoa, cảnh ve vãn của ông, cảnh đồng tình của cả hai người và cảnh khiêu gợi của cô Hoa. Và khi nghĩ sự việc diễn ra trong cảnh cuối cùng là nguyên nhân khiến cho chồng bà và cô Hoa có con với nhau, thì bà không còn coi cô ta là kẻ ngang hàng đồng tuổi với con mình nữa mà là kẻ “phá gia cang”, một kẻ tình địch chính tông. Bà thầm cảm ơn hành động hào hiệp của ông Hoàng về việc chuyển nhượng tất cả tài sản cho bà. Cùng sự việc, trước đấy, bà cảm thấy tổn thương vì cử chỉ hảo hán của ông chứng tỏ tình yêu mà ông dành cho cô vợ trẻ hơn bất cứ những gì ông có trên đời, còn lúc bấy giờ, bà an tâm khi số lợi nhuận từ các tiệm gia tăng mỗi tháng một nhiều hơn. Như được bàn tay thần thánh ban phép, số lời từ ba tiệm Bàn Tay Đẹp gia tăng khá nhiều. Điều này đã làm bà không suy tính đến chuyện thu tiền các tiệm hàng ngày mà nhờ những người quản lý chuyển thẳng số thu nhập thẳng vào số tài khoản của bà trong ngân hàng đồng lúc gửi tổng kết số những con số của các tiệm đến cho bà qua điện báo. Mê tín với chuyện “Đen tình, đỏ bạc” và chấp nhận thực tế của câu ca dao “Chín con chưa phải là chồng” bà tự tìm quên chuyện buồn riêng của mình qua công việc kinh doanh mà mình đang có, tuy rằng sự oán hận chồng vẫn chưa nguôi trong trái tim bà. Nó làm bà kiên định với ý nghĩ là: Nếu ông Hoàng hỏi bà lấy lại một trong ba tiệm Bàn Tay Đẹp hay ngay cả “nửa tiệm” thì bà vẫn sẽ không bao giờ chấp thuận trao lại cho ông. Vì ghen tuông và vì lý luận về sự công bình ở đời, bà muốn cô vợ bé của ông Hoàng đổ mồ hôi để tự tạo dựng của cải chứ không phải lấy từ những gì đã có từ tâm lực của bà. Sau khi nghĩ chuyện mơ ước trở thành y tá của mình bị lãng quên vì phải dồn tất cả thời giờ cho việc kinh doanh và lo cho chồng con đến chuyện phục tùng của mình dành cho chồng trong bao nhiêu năm sống chung theo nghĩa vợ chồng, bà hiểu rõ mối quan hệ vợ chồng của bà trước đây là mối quan hệ đàng hoàng và khuôn phép theo phong tục tập quán của người Việt Nam. Tuy mối quan hệ ấy được bồi đắp thêm bởi những món quà trong những ngày sinh nhật, ngày lễ tình yêu và các ngày lễ khác theo tập tục của người Mỹ, nó chỉ là một hình thức của hạnh phúc hơn là một tình yêu vợ chồng đích thực. Hàng ngày, suy tư với bao khắc khoải trong lòng, bà Kim Cúc vẫn không tìm ra được nguyên nhân đã gây nên sự rạn nứt trong tình cảm của vợ chồng bà vì thế bà thường so sánh mình với cô Hoa để tìm hiểu lý do cô ta cướp lấy ông ra khỏi đời sống của mình. Sau khi đoán mò cô Hoa chiếm được tình cảm của ông Hoàng là do cô ta trẻ hơn, đầy sức thanh xuân hơn và mềm mỏng ngây thơ hơn bà, bà ngậm ngùi nhớ ra là bà đã đánh mất đi quá nhiều bởi những thay đổi sau chiến tranh và bởi hoàn cảnh ly hương. Tất cả những gì mà cô gái ở độ tuổi hai mươi kia có được là hình ảnh của chính bà hơn hai mươi lăm năm về trước trong quá khứ tươi đẹp mà khi nhớ ra, sự nuối tiếc của hiện tại không thể giúp bà bơi ngược giòng thời gian để trở về những ngày tháng êm đềm cũ. Chua chát nhận ra tình cảm của ông Hoàng và bà trước đây là tình yêu nam nữ đơn điệu, rập khuôn theo kiểu trai gái lớn lên phải có vợ có chồng rồi sinh con đẻ cái, và cay đắng khi hiểu rõ hôn nhân của mình là kết quả của thứ tình cân nhắc với các tiêu chuẩn đã được định rõ theo kiểu “cẩn tắc vô ưu”, bà Kim Cúc xót xa với sự khám phá của mình. Theo bà, nguyên nhân sự đổ vỡ là bởi hôn nhân của vợ chồng xuất phát từ sự phải lòng nhau và quan hệ một cách đàng hoàng mẫu mực chứ không phải từ một tình yêu say đắm kết hợp bởi lãng mạn và xác thịt. Với ý nghĩ tình chồng nghĩa vợ của mình chẳng khác nào lối cư xử của hai người kinh doanh lương thiện mà qua đó họ đã cùng gia tăng tài chính để hợp sức nuôi dạy con cái nên người và không bị thua thiệt bất cứ ai hay bất cứ phương diện nào trong xã hội, bà cho rằng trước đây ông Hoàng đã hỏi cưới bà vì lúc ấy ông không tìm thấy người nào hơn bà cũng như bà đã yêu và chấp thuận lấy ông vì xung quanh bà lúc ấy không còn một người con trai nào có trình độ học thức như ông, có lý lịch ở miền Nam như ông và !!!9193_37.htm!!!
Đã xem 305106 lần.
http://eTruyen.com