Thật tệ hại - chúng tôi đâu có liên quan gì đến Nga hay châu Á. Chúng tôi chỉ là một doanh nghiệp nhỏ trong nước đang cố phát triển nhưng chúng tôi đang bị ngáng đường vì cách thức chính phủ các nước ấy điều hành đất nước họ. - Douglas Hanson, Tổng giám đốc công ty Rocky Moutain Internet trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal sau sú sụp đổ của thị trường năm 1998 đã buộc ông ta đình hoãn việc phát hành 175 triệu đô-la trái phiếu giá rẻ. Vào sáng ngày 8-12-1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố đóng cửa 56 trong số 58 tổ chức tín dụng của nước này. Trong một thời gian ngắn, các tổ chức tư nhân này đã bị phá sản do đồng tiền của Thái, đồng baht bị suy sụp. Các tổ chức tín dụng đã vay thật nhiều bằng tiền đô-la Mỹ rồi cho doanh nghiệp Thái vay tiền xây khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp và nhà xưởng. Mọi tổ chức tín dụng đều nghĩ họ an toàn vì chính phủ Thái có cam kết giữ giá trị đồng baht theo một tỷ lệ cố định với đồng đô-la. Nhưng khi chính phủ không làm được điều hứa hẹn đó sau một đợt dân đầu cơ toàn cầu tấn công đồng baht - cũng do nhận thấy rằng nền kinh tế Thái Lan không mạnh như người ta từng tưởng- đồng tiền Thái Lan sụt giá 30%. Điều này có nghĩa doanh nghiệp nào từng vay đô-la giờ phải kiếm thêm một phần ba nữa tiền baht mới mong trả được nợ. Nhiều doanh nghiệp không trả nổi khoản vay cho các tổ chức tín dụng, nhiều tổ chức tín dụng không thể trả nợ cho chủ nợ nước ngoài và cả hệ thống dồn cục lại, chết đứng, làm 20.000 nhân viên mất việc làm. Ngày hôm sau, tình cờ tôi đi xe đến một cuộc hẹn tại Bangkok dưới đường Asoke-khu vực tương đương phố Wall bên Mỹ-nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức tín dụng bị phá sản. Khi từ từ lái qua các ngân hàng đã sụp đổ, người tài xế taxi chỉ mặt, điểm tên từng cái, miệng tuyên án: Chết!... chết!...chết!...chết!...chết!" Lúc đó tôi không biết-mà nào ai biết được-các tổ chức tín dụng Thái Lan này chỉ là những quân cờ đô mi nô đầu tiên trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu tiên trong kỷ nguyên toàn cầu hóa-kỷ nguyên tiếp nối thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cuộc khủng hoảng Thái Lan đã châm ngòi cho hàng loạt vụ rút vốn ào ạt ra khỏi hầu hết mọi thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, làm giá trị đồng nội tệ của Hàn Quốc, Nakaysia và Indonesia suy sụp. Cả nhà đầu tư toàn cầu và địa phương bắt đầu xem xét các nền kinh tế này cẩn thận hơn, thấy chúng chưa hoàn hảo nên chuyển vốn đến nơi an toàn hay đòi lãi suất cao hơn để bù đắp độ rủi ro cao hơn. Chẳng bao lâu sau, một trong những chiếc áo được ưa chuộng ở Bangkok mang dòng chữ "Từng Rất Giàu". Trong một vài tháng, suy thoái Đông Nam Á bắt đầu có tác dụng lên hàng hóa toàn thế giới. Châu Á từng là một đầu máy quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu-một đầu máy tiêu thụ nhiều nguyên liệu thô. Khi đầu máy này khục khặc, giá vàng, đồng, nhôm và quan trọng hơn, giá dầu thô bắt đầu giảm. Việc giảm giá hàng hoá toàn cầu này hóa ra là cơ chế lan truyền khủng hoảng Đông Nam Á sang Nga. Lúc ngày Nga đang lo chuyện của mình, với sự giúp sức của IMF đang cố gắng thoát ra bãi lầy kinh tế tự tạo để đạt tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, vấn đề của Nga là nhiều nhà máy không thể sản xuất ra thứ gì có giá trị cả. Hầu hết những thứ chúng tạo ra được xem là "có giá trị âm". Có nghĩa, một máy cày do nhà máy của Nga làm ra tệ hại đến nỗi giá trị của lượng sắt thép hay ngay cả quặng thép thô để làm ra nó còn cao hơn giá chiếc mày cày hoàn chỉnh. Hơn thế nữa, nhà máy Nga nào làm ra sản phẩm có thể xuất khẩu được lại nộp rất ít thuế hay không nộp đồng nào cho chính phủ nên điện Kremlin luôn luôn thiếu tiền mặt. Không có một nền kinh tế có thể dựa vào trông chờ nguồn thu, chính phủ Nga đã trở nên lệ thuộc vào thuế xuất khẩu dầu thô và các loại sản phẩm khác nhằm có kinh phí hoạt động. Họ cũng lệ thuộc vào các nguồn cho vay nước ngoài mà Nga thu hút nhờ đưa ra mức lãi suất cực kỳ cao cho nhiều loại trái phiếu chính phủ. Khi nền kinh tế Nga tiếp tục suy thoái vào đầu năm 1998, Nga phải nâng lãi suất đồng rúp từ 20 lên 50 lên 70 phần trăm để tiếp tục giữ chân nhà đầu tư nước ngoài. Các quỹ đầu cơ và ngân hàng nước ngoài tiếp tục mua trái phiếu, với tính toán ngay cả nếu chính phủ Nga không trả nợ được thì IMF sẽ nhảy vào cứu Nga và họ sẽ thu hồi được tiền. Có quỹ đầu cơ và ngân hàng nước ngoài không chỉ đổ tiền vào Nga, họ còn vay thêm tiền, lãi suất 5% rồi lấy tiền đó mua trái phiếu Nga lãi suất 20-30%. Ngon ăn quá chứ gì. Nhưng ông bà ta thường nói:"Điều gì tốt đẹp quá không thể tin được thì thực tế là không tồn tại!" Đúng thế. Giá dầu sụt giảm do khủng hoảng châu Á gây ra làm chính phủ Nga ngày càng khó trả vốn và lãi trái phiếu kho bạc. IMF thì chịu áp lực phải cho vay giải cứu Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia nên chống lại mọi đề nghị đổ thêm tiền vào Nga - trừ phi Nga thực hiện lời hứa cải tổ nền kinh tế, bắt đầu bằng việc buộc các doanh nghiệp lớn và các ngân hàng nộp thuế. Vào ngày 17-8-1998, nền kinh tế Nga sụp đổ làm thị trường thế giới chao đảo từ hai phía: Nga vừa phá giá đồng tiền vừa đơn phương tuyên bố không trả nợ trái phiếu chính phủ mà không báo trước cho chủ nợ hay dàn xếp bất kỳ thỏa thuận nào.Các quỹ đầu cơ, ngân hàng và ngân hàng đầu tư đã rót tiền vào Nga bắt đầu thua lỗ nặng nề và những ai vay tiền để cá cược vào sòng bài Kremlin bị đe dọa phá sản. Nhìn từ bên ngoài, sự sụp đổ nền kinh tế Nga lẽ ra không có tác động gì vào hệ thống toàn cầu. Nền kinh tế Nga nhỏ hơn nền kinh tế Hà Lan. Nhưng hệ thống mang tính toàn cầu hơn bao giờ hết và trong khi giá dầu thô là cơ chế lan truyền từ Đông Nam Á sang Nga, quỹ đầu cơ - nơi tập hợp nguồn vốn tư khổng lồ không chịu sự kiểm soát - là cơ chế lan truyền từ Nga saững người toàn cầu hóa và những giới ham được bảo hộ thì mời bạn sang thế giới Ả rập. Năm 1996, đến lượt Ai Cập đăng cai hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Trung Đông, hội tụ các lãnh đạo kinh doanh của phương Tây, Á châu, Ả rập và Israel. Những nhà quan liêu ở Ai Cập đã quyết liệt chống lại kế hoạch đăng cai hội nghị này. Một phần là lý do chính trị - có những người cảm thấy Israel chưa thực hiện đầy đủ những cam kết đối với người Palestine, nên họ chưa thể bình thường hóa với Israel. Nhưng một phần là do chính những viên chức quan liêu Ai Cập, những người đang cai quản kinh tế nước này từ ngày Nasser quốc hữu hóa các định chế kinh tế trong nước trong những năm 60. Họ tự hiểu rằng cuộc họp thượng đỉnh có thể là bước đầu tiên mở ra khả năng họ mất dần quyền lực vào tay khu vực tư nhân, một khu vực đã bắt đầu có cơ hội mua lại các xí nghiệp quốc doanh cũ và có thể tiến hành chiếm giữ dần hệ thống truyền thông của đất nước. Tờ báo Hồi giáo al-Shaab đã chỉ trích hội nghị thượng đỉnh là "hội nghị của sự hổ thẹn." Tôi nhiên lần đầu tiên khu vực tư nhân của Ai Cập đã đoàn kết thành các lực lượng vận động hành lang mạnh - Phòng Thương mại Ai Cập - Hoa Kỳ, Hội đồng các lãnh đạo Doanh nghiệp Ai Cập trực thuộc Tổng thống và Hiệp hội Doanh nghiệp Ai Cập - đã chung sức thuyết phục Tổng thống Mubarak nghe theo họ. Họ giải thích nếu tổ chức họp thượng đỉnh với hàng trăm các nhà đầu tư trên thế giới sẽ là cơ hội để tạo việc làm cho lực lượng lao động của Ai Cập, mỗi năm tăng 400.000. Tổng thống Mubarak đi lui đi tới, và sau cùng đã về phe với khu vực tư nhân, chấp thuận tổ chức hội nghị. Ông thẳng thắn tuyên bố trong diễn văn khai mạc hội nghị: "Năm nay, Ai Cập gia nhập nền kinh tế toàn cầu. Ai Cập sẽ tuân thủ những luật lệ của nền kinh tế đó." Nhưng bộ máy quan liêu ở Ai Cập, không muốn nhường bất cứ quyền lực gì cho khu vực tư nhân, vẫn tiếp tục tranh đấu, và mỗi lần có biến cố trong kinh tế thế giới chẳng hạn như khủng hoảng ở Á châu năm 1998, họ là đến nói với Tổng thống Mubarak, "Thấy chưa, chúng tôi đã nói rồi. Chúng ta cần phải đi chậm lại, dựng thêm rào cản, nếu không thì những gì xảy ra ở Braxil rồi sẽ xảy ra với chúng ta." Trong một thời gian dài tôi nghĩ rằng sự miễn cưỡng của Ai Cập trong việc kết nối với toàn cầu hóa bắt nguồn từ tính thiển cận của giới công quyền và sự thiếu tầm nhìn trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước. Nhưng sau đó có một kỷ niệm đã khiến tôi hiểu rõ thêm. Trong tư cách một tác giả, tôi đi thăm Ai C6ạp vào đầu năm 2000, gặp gỡ các sinh viên ở Đại học Cairo, gặp phóng viên các báo của Ai Cập và những thương gia hàng đầu ở Cairo và Alexandria. Tôi trao đổi với họ về bản thảo tiếng Ả rập cho cuốn sách này. Hai hình ảnh nổi bật từ chuyến đi này. Đầu tiên là hình ảnh chuyến tàu từ Cairo đến Alexandria, đi trong toa tàu là hành khách thuộc giới thượng lưu và trung lưu người Ai Cập. Nhiều người trong số họ có điện thoại di động, kêu chuông liên tục trong suốt hai giờ tàu chạy, giai điệu chuông khác nhau, liên miên đến mức có lúc tôi muốn đứng dậy dùng ba toong làm nhạc trưởng cho dàn nhạc chuông điện thoại. Tôi chán nghe nhạc điện thoại di động đến mức nóng lòng muốn được xuống tàu. Trong khi những điện thoại đó thi nhau reo chuông trong toa tàu, thì bên ngoài là cảnh sông Nile, dọc bờ sông là những dân làng người Ai Cập đang cày ruộng, dùng cày và trâu kéo giớng như những gì tổ tiên của họ làm ăn từ cái ngày xây dựng kim tự tháp Pharaoh. Tôi không thể tưởng tượng được một hố ngăn cách rộng lớn hơn thế về công nghệ trong một đất nước - trong toa tàu là Ai Cập năm 2000 sau Công nguyên, ngoài toa tàu là Ai Cập năm 2000 trước Công nguyên. Hình ảnh thứ hai là lần đến thăm Yousef BoutrousGhali, Bộ trưởng Kinh tê của Ai Cập, người từng học ở MIT. Khi tôi đến tòa nhà của ông ta thì một người trông thang máy, một nông dân Ai Cập, chờ tôi ở thang máy, anh có chìa khóa để vận hành thang máy. Trước khi đút chìa khóa vào mở cho thang máy hoạt động, anh ta đã khấn theo kinh Koran: "Nhân danh Chúa, đấng từ bi và tinh thần." Là một người nước ngoài, bạn có thể rất hoảng khi thấy người trông thang máy khấn khứa trước khi đóng cửa thang máy để lên lầu, nhưng đối với anh ta, đó chỉ là một thói quen văn hóa, cắm rễ sâu trong truyền thống của anh. Một lần nữa ta thấy sự tương phản: ông Boutros Ghalis, đầu tàu kỹ thuật cao dẫn dắt toàn cầu hóa, một bên là người trông thang máy, cứ mỗi lần cho thang chạy là lại khấn vái. Những cảnh đó phản ánh cho tôi thấy sự căng thẳng thực sự trong lòng Ai Cập: Trong khi giới thượng lưu nhỏ bé, được trang bị điện thoại di động đang cố sức để được nối mạng, nhập vào con tàu kinh tế toàn cầu, thì phần đông những người khác bị bỏ rơi hoặc để mất đi bản sắc của họ khi cố sức chạy theo con tàu đó. Sau một tuần trò chuyện về phí tổn và lợi ích của toàn cầu hóa, tôi ngạc nhiên thấy phần đông người Ai Cập, gồm rất nhiều những trí thức, chỉ thấy ra được tổn phó. Càng giải thích về toàn cầu hóa, càng làm cho họ khó chịu. Sau cùng, một ý nghĩ đến với tôi rằng tôi đang đối diện với điều mà các nhà nhân chủng học gọi là "sự hiểu lầm có hệ thống." Sự hiểu lầm đó sinh ra khi cái khuôn mẫu của bạn khác hẳn với khuôn mẫu của người khác, mà không thể dùng thông tin bổ sung để làm cho chúng khớp với nhau. Sự khó chịu của dân Ai Cập đối với toàn cầu hóa bắt rễ từ nỗi sợ hãi hợp lý rằng họ không có đủ công nghệ để cạnh tranh. Nhưng nó cũng bắt rễ từ một điều mang tính văn hóa - và không chỉ là điều mà một giáo sư đại học Cairo nói với tôi: "Toàn cầu hóa có nghĩa là chúng tôi phải hết thảy trở thành người Mỹ?" Sự khó chịu ăn sâu hơn nữa, và bạn phải hiểu được nó nếu muốn biết thêm về những chống đối nhằm vào toàn cầu hóa từ những xã hội truyền thống. Nhiều người Mỹ dễ dàng tiếp thụ hiện đại hóa, kỹ thuật và Internet vì họ biết chúng là những công cụ cho họ thực hiện lựa chọn. Lợi ích của những công cụ đó là trang bị và tăng cường lợi thế cho các cá nhân. Nhưng trong các xã hội truyền thống như Ai Cập chẳng hạn thì các tập thể, các nhóm người thường có vai trò quan trọng hơn các cá nhân; vậy nếu tăng cường cho các cá nhân thì sẽ dẫn tới chia rẽ trong xã hội. Vậy toàn cầu hóa đối với họ không những mang ý nghĩa họ phải ăn món McDonald's, mà còn có nghĩa là sự thay đổi quan hệ giữa cá nhân và nhà nước và cộng đồng một cách tiêu cực, dẫn tới chia rẽ xã hội. "Liệu toàn cầu hóa phải là để chúng tôi cứ mặc xác những người nghèo phải tự lo thân?" Một phụ nữ Ai Cập có tri thức đã hỏi tôi. "Làm sao chúng tôi có thể tư hữu hóa trong khi không có hệ thống phúc lợi xã hội?" Một giáo sư đặt câu hỏi. Khi chính phủ ở nước này nói sẽ "tư hữu hóa" một ngành công nghiệp thì phản ứng bản năng của dân Ai Cập sẽ là: hình như có điều gì đó đang "bị đánh cắp" từ nhà nước, lời của một viên chức cao cấp của Ai Cập. Sau những cuộc tranh luận đó tôi nhận thấy phần đông dân Ai Cập hiểu về toàn cầu hóa như một sự thất vọng kết hợp với sự cần thiết, chứ không phải là một cơ hội, điều đó cũng dễ hiểu. Toàn cầu hóa là cách thích nghi với một đe dọa từ bên ngoài, trong khi không tăng thêm được quyền tự do. Tôi cũng nhân ra rằng những ý thức hệ trước đây của họ - chủ nghĩa dân tộc Ả rập, chủ nghĩa phát xít - đã có ảnh hưởng mạnh, mặc dù không mang lại lợi ích gì về kinh tế. Nhưng chủ nghĩa toàn cầu hóa hoàn toàn không giống thế. Khi bạn nói với một xã hội truyền thống rằng họ phải cắt giảm biên chế, rút gọn và kết nối Internet, thì những điều bạn nói ra không có ảnh hưởng nhiều hoặc không có sức lôi cuốn. Đó là lý do của những khó khăn bạn vấp phảu khi cố gắng thuyết phục hàng triệu người Ai Cập, những người vẫn cầu nguyên trước khi vận hành các cầu thang máy. Trò kéo co này đang diễn ra trên toàn thế giới Ả rập ngày nay, từ Maroc cho tới Kuwait. Một viên chức tài chính người Ả rập đã mô tả cuộc tranh đấu của toàn cầu hóa trong đất nước của ông ta: "Thỉnh thoảng tôi có cảm giác mình thuộc vào một hội kín Freemasons, vì cách nhìn thế giới của tôi khác hẳn với cách nhìn của những người quanh tôi. Có một sự khác biệt lớn về ngôn ngữ và từ vựng của tôi và người xung quanh. Không phải vì tôi không thuyết phục được họ. Tôi nhiều khi không thể giao tiếp được với họ, những người đó có cách nhìn toàn cầu xa lạ quá. Vậy là mỗi khi tôi phải giải thích một chính sách gì đó liên quan tới toàn cầu hóa, thì bao giờ câu hỏi cũng là: có thể quy tụ được bao nhiêu người để có thể tạo được một sự quá độ? Nếu anh có thể quy tụ được đủ số người từ những vị trí thích đáng, thì anh sẽ đẩy được hệ thống đi tới. Nhưng điều đó rất khó. Có nhiều ngày dân chúng đến và nói với tôi: "Chúng ta cần phải quét sơn lại căn phòng." Và tôi trả lời, "Không, chúng ta thực ra cần phải đào móng mới và xây lại toàn bộ tòa nhà" Vậy là toàn bộ cuộc hội thoại giữa anh và họ xoay quanh việc chọn màu sơn, nhưng trong đầu anh là ý nghĩ rằng toàn bộ kiến trúc cần phải được thay thế và một móng nhà mới phải được xây dựng - rồi hẵng lo tới màu sơn! Brazil, Mexico, Argentina, ở đó họ có những đám đông và những viên chức có tầm nhìn về thế giới. Nhưng phần đông các nước đang phát triển hiện chưa có được điều đó, chính vì thế gian đoạn quá độ của họ vẫn còn bất ổn. Ở Marốc, chính phủ tư hữu hóa đơn giản bằng cách bán các xí nghiệp quốc doanh cho chính những nhóm kinh tế nhỏ có quan hệ với hoàng gia, những người một thời lũng đoạn kinh tế nhà nước. Chính vì thế mà ba phần trăm dân số Ma rốc hiện kiểm soát 85 phần trăm tài sản của đất nước. Các trường Đại học ở Marốc, thường kết hợp những đặc điểm tồi tệ nhất của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa và của Pháp, mỗi năm cho ra trường rất nhiều sinh viên, nhưng họ khômg kiếm được việc làm, không có tinh thần thương mại hay những kỹ năng công nghệ thích hợp với nền kinh tế thông tin thời nay. Ma rốc hiện có "Hội liên hiệp các sinh viên đại học thất nghiệp." Càng có thêm các quốc gia hội nhập vào toàn cầu hóa và "Thế giới Đi nhanh", thì càng có thêm một nhóm chống đối khác - họ là những con linh dương bị tổn thương. Nhóm này gồm những người cảm thấy họ đã thử hội nhập với toàn cầu hóa nhưng đã bị hệ thống này giày vò, nhưng đáng nhẽ phải đứng dậy, phủi bụi và chạy tiếp để theo kịp toàn cầu hóa, họ đã về nhà đóng kín cửa, thay đổi luật lệ để tránh toàn cầu hóa. Điển hình cho nhóm chống đối này là Thủ tướng Mahathir của Malaysia. Không có gì có thể sánh kịp với sự tức giận của một nhân vật toàn cầu hóa thất bại. ngày 25/10/1997, giữa lúc kinh tế Á châu đang thua thiệt, Mahathir đã tuyên bố với hội nghị Thượng đỉnh khối thịnh vượng chung ở Edinburg rằng kinh tế toàn cầu - vốn dĩ đã đổ hàng tỷ đô-la vào Malaysia, và nếu không Malaysia đã không bao giờ tăng trưởng nhanh như thế - nay đã trở thành "vô chính phủ." "Đây là một thế giới bất bình đẳng," Mahathir giận dữ nói. "Nhiều người trong chúng tôi đã vật lộn khó khăn và thậm chí đã đổ máu để giành được độc lập. Khi những đường biên giới được mở cửa và thế giới trở thành một thực thể thống nhất, thì độc lập có thể trở thành vô nghĩa." Chẳng lấy làm lạ khi năm 1998 Mahathir là nhà toàn cầu Á châu đầu tiên áp đặt chính sách kiểm soát trong một cố gắng nhằm chặn đứng làn sóng đầu cơ tự do chống lại đồng nội tệ và thị trường chứng khoán của ông. Khi Bộ trưởng Thông tin Singapore George Yeo mô tả hành động của Mahathir lúc đó, ông ta nói, "Con thuyền Malaysia đã rút lui vào một cái hồ ven biển và thả neo ở đó, nhưng chiến lược đó sẽ không phải là không có rủi ro." Đúng như vậy. Nếu cho rằng rút lui vĩnh viễn vào một nơi hẻo lánh và an hưởng những mức sống cao của "Thế giới Đi nhanh", và tránh được bất cứ sức ép nào, thì chính bạn đang tự huyễn hoặc bản thân và dân chúng của bạn. Tuy nhiên, sự rút lui của Mahathir, sau này được biết chỉ là tạm thời, đã nhận được sự thông cảm trong thế giới đang phát triển - thông cảm nhưng họ không làm theo. Khi chúng ta sang thập niên thứ hai của toàn cầu hóa, có một quan niệm mới trong số các quốc gia vốn dĩ chống đối chiếc áo nịt nạm vàng và "Thế giới Đi nhanh" - đó là: họ không thể tiếp tục chống đối nữa. Và họ biết chiến lược rút lui sẽ không mang lại lợi ích gì về lâu dài cho tăng trưởng. Trong nhiều năm tôi hay gặp Emad El-Din Adeeb, biên tập viên tạp ng mọi thị trường mới nổi khác trên thế giớ, đặc biệt là Brazil. Quỹ đầu cơ và các hãng giao dịch khác, sau khi thua lỗ nặng nề ở Nga, có quỹ mức lỗ tăng đến 50 chục lần vì dùng tiền đi vay, bỗng phải kiếm tiền trả ngân hàng.Họ phải bán bất kỳ tài sản gì có tính thanh khoản. Vì thế họ bắt đầu bán tài sản trên những thị trường tài chính đang lành mạnh để bù đẵp vào các khoản lỗ tại thị trường suy sụp. Ví dụ Brazil đang thực hiện những điều đúng đắn trong con mắt của thị trường toàn cầu và IMF, bỗng thấy các nhà đầu tư hoảng loạn bán tống các loại cổ phiếu trái phiếu của nước mình. Brazil phải nâng lãi suất lên đến 40% để cố gắng duy trì đồng vốn ở lại. Các kịch bản tương tự xảy ra ở khắp các thị trường mới nổi khi nhà đầu tư bỏ đi tìm nơi an toàn. Họ bán hết mọi cổ phiếu, trái phiếu Brazil, Hàn Quốc, Ai Cập, Israel và Mexico, đem tiền về cất hay quay sang mua trái phiếu Mỹ an toàn nhất. Vì thế việc suy giảm ở các thị trường mới nổi và Brazil lại trở thành cơ chế lan truyền gây nên một đợt tranh nhau mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Đến lượt mình, điều này nâng giá trái phiếu chính phủ Mỹ lên cao, làm giảm lãi suất trái phiếu và gia tăng mức cách biệt giữa trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và các loại trái phiếu thị trường mới nổi hay trái phiếu doanh nghiệp khác. Việc sụt giảm mạnh lợi suất từ trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ như thế đã trở thành cơ chế lan truyền gây sụp đổ cho nhiều quỹ đầu cơ và ngân hàng đầu tư khác. Lấy ví dụ Quỹ Long-Term Capital Managenment (LTCM) có trụ sở tại Greenwich, bang Connecticut. LTCM là quỹ đầu cơ hàng đầu. Vì có quá nhiều quỹ đầu cơ trên thị trường vào cuối thập niên 1980, lãnh vực này trở nên cạnh tranh gay gắt. Ai cũng tranh nhau giành cùng cơ hội. Để kiếm tiền trong một thế giới cạnh tranh dữ dội như thế, các quỹ đầu cơ phải tìm những canh bạc đen đỏ hơn với tiền cược ngày càng lớn. Để dẫn đường cho các vụ đặt cược đúng chỗ, LTCM dựa vào công trình của hai nhà kinh tế đoạt giải Nobel. Nghiên cứu của họ cho rằng tính không ổn định của trái phiếu và cổ phiếu có thể tính toán được nhờ quan sát biến động giá trong quá khứ. Sử dụng các mô hình máy tính và mạnh tay vay từ nhiều ngân hàng khác, LTCM đưa ra 120 tỷ đô-la cược rằng một số trái phiếu sẽ thay đổi giá theo chiều họ phỏng đoán vào mùa hè năm 1998. Họ đoán giá trị trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ sẽ giảm và giá trái phiếu loại rẻ tiền và trái phiếu của các thị trường mới nổi sẽ tăng. Tuy nhiên, mô hình máy tính của LTCM có bao giờ dự đoán được vụ khủng hoảng lan truyền khắp thế giới, khởi nguồn từ cú sụp đổ nền kinh tế Nga vào tháng 8. Thế là dự báo của họ sai hoàn toàn. Khi toàn giới đầu tư hoảng loạn cùng lúc và quyết định đổ tiền mua trái phiếu chính phủ Mỹ, giá trị của chúng tăng vọt thay vì giảm sút và giá trị trái phiếu giá rẻ và trái phiếu các thị trường mới nổi sụp đổ thay vì tăng vọt. LTCM giống như chiếc xương đòn bị kéo ở cả hai đầu. Các ngân hàng sau cùng phải cứu nó để tránh việc bán đổ mọi trái phiếu cổ phiếu của LTCM mà có thể gây ra sụp đổ thị trường toàn cầu. Bây giờ chúng ta quay về thế giớ đường phố. Vào đầu tháng 8-1998, tình cờ tôi đầu tư vào ngân hàng Internet mà bạn tôi vừa mới thành lập. Giá cổ phiếu ban đầu là 14,5 đô-la rồi tăng vọt lên 27 đô-la. Tôi thấy mình như một thiên tài. Nhưng rồi Nga xù nợ và làm hàng loạt quân cờ đô mi nô sụp đổ. Giá cổ phiếu của bạn tôi chỉ còn 8 đô-la. Vì sao? Bởi vì ngân hàng của bạn tôi nhận thế chấp nhiều loại nhà và do lãi suất ở Mỹ xuống thấp, gây nên cơn tranh giành mua trái phiếu chính phủ, thị trường sợ rằng nhiều người sẽ trả tiền nhà sớm hơn dự định. Nếu nhiều người cùng trả nợ để lấy lại thế chấp, ngân hàng bạn tôi sẽ không còn nguồn thu đều đặn mà ngân hàng đã lập dự toán để trả lãi cho người gởi tiền. Thị trường thật ra đoán sai về ngân hàng bạn tôi và giá cổ phiếu của nó phục hồi một cách tuyệt vời. Thật thế, đến đầu năm 1999, tôi lại thấy mình chẳng khác thiên tài là mấy khi cơn say các loại công ty Internet như Amazon.com đã đẩy giá cổ phiếu ngân hàng Internet của bạn tôi và cổ phiếu các công ty công nghệ khác lên tận mây xanh. Nhưng một lần nữa, chẳng lâu sau, thị trường thế giới lại sớm chấm dứt cơn say này. Chỉ có điều lần này thay vì Nga sụp đổ, đến lượt Brazil gây xáo trộn thị trường Mỹ và dập tắt (tạm thời) cú bùng nổ cổ phiếu Internet. Khi quan sát mọi diễn biến này, tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là việc cần đến chính tháng để các sự kiện trên đường Asoke tác động lên phố của tôi, sau đấy chỉ cần một tuần để các sự kiện từ Brazil tác động lên Amazon.com. Tờ USA Today đã tóm tắt thị trường toàn cầu một cách chính xác vào cuối năm 1998:"Khó khăn tràn từ lục địa này sang lục địa khác như một con vi rút" - tờ báo ghi nhận - "Thị trường Mỹ phản ứng ngay tức thì... Mọi người trong tiệm hớt tóc bàn đến cả chuyện đồng baht Thái Lan." Tuy nhiên, chẳng mất bao lâu sau Amazon.com lại phục hồi, kéo theo các loại cổ phiếu khác, đến lượt mình kéo theo thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, rồi bản thân nó giúp tạo ra hiệu ứng giàu có tại Mỹ, nhờ đó khuyến khích dân Mỹ tiêu tiền nhiều hơn mức dành dụm. Dân Mỹ chịu chi tiền nên Brazil, Thái Lan và các thị trường mới nổi khác có thể xuất khẩu hàng, lại có tiền giải quyết khó khăn nhờ bán hàng cho dân Mỹ. Amazon.com, Amazon.toàn cầu - tất cả chúng ta đang tắm cùng dòng sông. Dù sao, chu kỳ từ đường Asoke đến phố của tôi, từ Amazon.toàn cầu đến Amazon.com rồi quay về Amzon.toàn cầu là bài học giúp chúng ta hiểu hơn về tình cảnh thế giới ngày nay. Hệ thống chậm chạp, cố định và chia cắt trong Chiến tranh Lạnh chiếm ngự quan hệ quốc tế từ năm 1954 đã được hoàn toàn thay thế bởi một hệ thống mới rất trơn tru và gắn kết chặt chẽ gọi là toàn cầu hóa. Nếu chúng ta không hiểu được điều đó vào năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ thì chúng ta đã hiểu rõ vào một thập kỷ sau đó. Thật thế, vào ngày 11-10-1989, vào đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Merrill Lynch cho chạy quảng cáo nguyên trang trên nhiều tờ báo lớn khắp nước Mỹ để nhấn mạnh điểm này. Quảng cáo viết: Thế giới tròn 10 tuổi Thế giới sinh ra khi Bức tư nhằm vào toàn cầu hóa đã kết hợp với sắc thái chính trị và kinh tế. Sau khi có hòa ước với Jordan, các nhà máy dệt Israel bắt đầu có những hành động hợp lý: họ chuyển những dây chuyền sản xuất, những công ăn việc làm kỹ năng thấp từ địa phương Israel như từ Kiryat Gat qua sông sang cho Jordan, nơi có nhân công rẻ hơn. Và bỗng nhiên những thợ dệt Do Thái, chưa có đủ kỹ năng để xin vào nhà máy của Intel đang được xây dựng ở Israel, thấy công ăn việc làm của họ bị chuyển sang Jordan - điều mà nếu không có hòa ước Israel-Jordan và toàn cầu hóa thì không bao giờ xảy ra. Những người thợ dệt đó lo sợ rằng hòa bình sẽ không đi đôi với việc làm cho họ, và cũng vì nhiều người trong số họ thuộc phái Do Thái phương Đông - vậy là họ quay sang ủng hộ đảng Shas, một đảng chính thống cực đoan, chống toàn cầu hóa trên cơ sở văn hóa và tôn giáo, một chính đảng chỉ quan tâm tới các đức cha. Vậy là những người thất nghiệp, kết hợp với giới có đường lối cố kết sắc tộc và tôn giáo, thành một phong trào chống toàn cầu hóa. Hiển nhiên là không có gì sai trái trong việc đặt xã hội của bạn lên trên một trụ cột tôn giáo và truyền thống. Đó là những cây ô liu khiến cho xã hội gắn bó. Không phải ai trong số những người tôn trọng những giá trị đó cũng đều ra tham gia chủ nghĩa cực đoan. Nhưng khi chủ nghĩa cực đoan đó không còn do những yếu tố tâm linh điều khiển mà do tâm lý chống toàn cầu hóa điều phối thì nó thường rơi vào khuynh hướng giáo phái phân liệt, bạo động và ly khai. Và càng rời xa thực tế, càng mất dần liên lạc thì càng bị tụt hậu; càng tụt hậu thì càng tiếp tục rút lui và ly khai. Nhưng cũng không cần phải là một người cực đoan Do Thái hay Hồi giáo để muốn tham gia chống đối toàn cầu hóa bạn. Bạn chống đối có thể vì toàn cầu hóa đã khiến bạn trở nên lạc lõng ngay trong môi trường thân thuộc của bạn. Đây là một hiện tượng thông thường. Khi tôi sang châu Á vào năm 1996, thì những người Australia tổ chức bầu cử. Tôi ngạc nhiên khi thấy các vận động tranh cử ở Úc lúc đó xoay quanh chủ đề bánh quy và áo tắm khá nhiều. Vâng, John Howrd, lúc đó là thủ lĩnh đảng Tự do, phái bảo thủ, tố giác Paul Keating thuộc đảng Lao động đang cầm quyền, rằng trong khi hăng say thúc đẩy nước Úc hội nhập với kinh tế toàn cầu và đầu tư nước ngoài, đã tạo ra một tình huống trong đó các công ty thân thuộc của đất nước bị các tập đoàn của nước ngoài vào sáp nhập và người nước ngoài đang vào nắm quyền quản lý. Howard tố giác rằng người Úc đang mất dần những biểu trưng dân tộc, bản sắc và chủ quyền vào tay thị trường, dẫu cho kinh tế có được cải thiện đến đâu.Đặc biệt ông ta chỉ vào hãng bánh quy hiệu Arnott's, có sản phẩm mà bất cứ đứa trẻ nào ở Úc khi lớn lên đều biết đến, đã bị bán cho một công ty Mỹ (Campbell's Soup, cũng rất nổi tiếng!), công ty này sau đó đã thay đổi thành phần của bánh quy Iced Vovos - thương hiệu nổi tiếng rất Úc, làm bằng dừa và kẹo dẻo. Ông Howard cũng nói điều tương tự cũng đã xảy ra cho thương hiệu áo quần bơi Speedo nổi tiếng của Úc, cũng đã bị bán cho một hãng của Mỹ. Thương vụ Iced Vovos và Speedo đã trở thành một chủ đề nóng hổi trong các cuộc tranh cử. Và chính những lập luận theo lối ôm chặt cây ô liu đã giúp cho Howard chiến thắng ròn rã Keating, một người thích xe hơi Lexus. Một năm sau đó vào mùa xuân 1997, khi tôi đang đi qua những vùng đồn điền bang Indiana trên đường đến Đại học Purdue. Lái xe cho tôi là Giáo sư John Larson, một người có nhiều suy nghĩ sâu sắc. Khi đến gần Lafayette, tôi nhìn thấy xa xa có một nhà máy lớn. "Nhà máy gì đó?" tôi hỏi. "Nhà máy sản xuất xe hơi Subaru," Giáo sư Larson trả lời, khi chúng tôi gần đến nơi. Ông nói thêm rằng nhà máy Subaru đó là khiến cho bang Indiana có "cảm giác giống như một nước thuộc Thế giới thứ ba." "Vì sao?" tôi hỏi thêm. "Đối với thế hệ như của tôi, lớn lên trong những năm 50, nước Mỹ bao giờ cũng là nước vươn ra thế giới," Larson giải thích. "Chúng tôi sinh ra cái gọi là toàn cầu hóa. Đến khi những chủ hãng xe hơi người Nhật đến Mỹ tìm chỗ để đặt nhà máy xe Subaru, họ đến vùng này như cáo lối người Mỹ sang Ấn Độ. Họ hỏi những câu: "Hãy giành cho chúng tôi những thứ mà chúng tôi muốn? Trình độ văn hóa ở đây ra sao? Chúng tôi có được hưởng ưu đãi về thuế không?" Những người đứng đầu cộng đồng ở đây rất thích được đầu tư, nhưng một số người khác thì chất vấn: "Những tay Nhật Bản là ai vậy mà dám hỏi han về trường lớp của chúng ta?' Khi những lãnh đạo của Subaru quyết định đặt nhà máy ở Lafayette, có người đã gợi ý nên đổi tên con đường cao tốc trước cổng nhà máy thành "Đường cao tốc Subaru," để vinh danh công ty Nhật đó đã đến và mang theo nhiều công ăn việc làm. "Nhưng khi tổ chức VFW nghe chuyện đó họ đã làm ầm lên," Larson giải thích tiếp. "Họ nói rằng không thể đổi tên đường cao tốc đó. Anh có biết đường này mang cái tên mang ý nghĩa gì không?" Đường này mang tên Bataan - tên của bán đảo Philippin nơi hàng ngàn lính Mỹ bị giết sau khi họ bị quân Nhật bắt hồi tháng Tư năm 1942. "Người của Subaru rất nhạy cảm. Họ nói chúng tôi không nên đổi tên đường cao tốc đó," giáo sư Larson nói. "Từ ngày đó, dân chúng quen dần với những người Nhật, và họ chấp nhận những người này trong cộng đồng. Các quản trị viên người Nhật cùng gia đình thay nhau dọn vào sống trong vùng này. Con cái họ đến trường ở địa phương - trừ ngày thứ bảy, bọn trẻ đến trường riêng để học ôn tiếng Nhật và một phần cũng vì họ nghĩ rằng cách dạy toán của chúng ta không được triệt để cho lắm."