Ông Tư thức dậy sớm ra vườn tưới cam như thường lệ. Ông đã chăm chút mấy chùm cam trổi từ mươi bữa naỵ Ông dựng chiếc gàu mo vào gốc cam và ngước nhìn lên. Kiến vàng bỏ ổ trống bộn vì kiến hôi. Lũ bất lương này từ đâu đến phá tán làm đồng loại tan cửa nát nhà. Ông oằn nhánh xuống bẻ chùm trái ửng dạ, nghiêng qua lật lại xem xét. Kiến vàng thưa thì cam sẽ ít nước và chai dần. Phải đánh đuổi chúng nó đi thì vườn cam mới tốt được.Ông Tư tưới xong, đem cam vào nhà thì Minh cũng vừa thức dậy. Đêm qua nó với thằng Bảo, hai anh em đi cắm câu được cặp cá lóc cháo. Ông Tư bảo con:- Con đem cam với cá biếu cho thầy Tám trước khi nhập trường.Thằng Bảo đang ngủ, nghe nói, ngồi bật dậy, phóng xuống đất:- Để con dẫn ảnh đi đường tắt cho mauThằng Bảo định lấy sợi dây lạt cà bắp xỏ mang cá còn Mình cầm mấy trái cam, nhưng ông Tư bảo:- Món gì biếu cho thầy cũng phải ngon lành và trang trọng. Cam thì để trong rổ cho khỏi dập, còn cá thì bỏ trong giỏ đàng hoàng. Vậy mới phải lễ của trò đối với thầy. Con nên nhớ câu: Không thầy đố mầy làm nên nghe con! Hồi ba đi chọc chữ Nho, ông nội con luôn luôn nhắc nhở câu "Quân Sư Phụ".Bà Tư bắt thêm cặp trê vàng mọng và xúc một quả nếp trắng, đặt mấy quả cam vào rồi dặn Minh:- Con bưng cam và nếp. Để thằng Bảo xách giỏ cá. Nó mà bưng nếp thì tới đó không còn một hột.Thế là anh em khởi hành.Thầy Tám dạy trường xóm. Trường của thầy cứ dời chỗ luôn. Có khi là chái nhà của cha mẹ học trò hảo tâm. Có khi chỉ là cái chòi trống của nhà giàu để dành chất củi. Chỗ nào không dột, nắng không chói, đủ lót cái bàn hoặc bộ ván thì đó có thể là nơi dạy học của thầy. Thầy không học trường sư phạm, nhưng cả trăm trẻ con trong xóm đứa trước, đứa sau đều đến đây thọ giáo. Nhiều đứa đã vô trường làng, lên trường quận, trường tỉnh, trong số đó có Minh.Thầy dạy suốt năm không bải trường, không hạn chế tuổi học trò, không có lớp riêng biệt. Đứa nào đến, thầy tùy trình đột mà dạy, từ a, b, c đến toán nhơn một con, toán chia hai con. Mười đứa mười lớp, không đứa nào học giống đứa nào.Tiền công của thầy được cha mẹ học trò quy định là một đồng một tháng, nhưng có nhiều người đền ơn thầy hai, ba cắc, còn lại thì đem bầu bí, gạo nếp, cá mắm bù vào. Thầy Tám vui lòng nhận tất cả, không kèo nài.Thầy dạy ở xóm lâu lắm, không ai nhớ được mấy chục năm. Có gia đình cha học chữ của thầy rồi con cũng học chữ của thầy, nói gì anh em như Minh và Bảo.Vừa đi, Minh hỏi em:- Mấy giờ thầy lên lớp?- Tụi em tới chừng nào thầy dạy chừng đó. Khi ở nhà có chuyện, cha mẹ tới kêu con về, xong việc trở lại học tiếp.Minh sực nhớ ra hồi trước mình cũng vậy. Cứ tới học, chừng nào thuộc thì thầy phóng bài mới chớ đây có "thời dụng biểu", giờ nào bài nấy như trường nhà nước.Bảo dắt anh đi len lỏi qua hè nhà bà bảy, người đạo Cao Đào, thường mua núm mối của Bảo, băng ngang vườn ông Hai Nghi đạo Thiên Chúa, xẹt qua trước cửa nhà ông Tám Kỳ, chuyền trên đầu bụp lá qua xẻo nhỏ ông Bộ v.v... toàn những đoạn đường mới trong vườn do lũ học trò mở mang để đi ngang về tắt cho mau.Ở tỉnh, mang guốc trên mặt đường tráng nhựa, vừa đi vừa hút gió nhạc Tây khoẻ ru, bàn chân không khi nào bị vấp. Còn ở đây, mặt đất đầy lỗ chân trâu, đầu bập lá nhọn như gươm, cũng phải bước lên. Nhiều khi phải đi cầy độc mộc, chạy vụ qua thân cây cau bắc ngang mương (nếu đi chậm sẽ té), có quãng lại phải lách mình qua kẹt lá, bường tới... Con đường ngoằn ngoèo này Bảo thuộc lòng và đi nhanh như gió, làm anh nó bước theo mướt mồ hôi.Đang đi bỗng Bảo đưa giỏ cá cho Minh xách:- Để em bắt tụi còng gío đỏ xanh này chơi.- Nói xong lội xuống mương.Bắt còng gió xong lại reo lên:- Để em móc cái hang này chút đã!- Hang gì mà móc?Bảo trỏ vào mé bờ có dấu đất đùn, quả quyết:- Dấu chân ếch còn mới tinh!Nói xong Bảo thò tay vàohang, miệng liến thoắng tía lia:- Để em bắt cặp ếch nầy về ca-ri cho ba nhậu... Hạ.ha...!Bỗng Bảo ré lên rồi rút tay ra. Một con cua biển vàng nghính đeo dính tay cậu bé. Bảo vung mạnh, nhưng chú cua không sứt. Hai chiếc càng cua kẹp cứng tay Bảo như kềm sắt. Bảo nhăn nhó, nhưng không có vẻ hốt hoảng. Có lẽ cậu bé đã từng bị cua kẹp nhiều lần nên không sợ. Cậu đưa tay lên mé bờ bảo Minh:- Anh nạy cái ổ tèng heng kia kìa, nện thẳng tay lên lưng nó giùm cho em!Minh buông gió cá và quả nếp xuống làm theo lời Bảo. Con cua bị đập bể mu, càng rụng lìa thân nhưng vẫn còn kẹp dính tay thằng nhỏ. Bảo đưa tay lên miệng cắn "rốp rốp" như nhai xương dòn. Hai chiếc càng cua rớt xuống bùn cùng với mấy giọt máu. Bảo quệt vào quần, vọt lên bờ, đưa lên miệng mút máu, bứt lá nhai đắp vào vết thương rồi nhặt chú cua ngất ngư bỏ vào giỏ một cách thoải mái.Hai anh em lại tiếp tục đi. Minh thương em:- Càng cua bén quá!Lủng thịt sâu không em?Bảo không trả lời theo câu hỏi, mà lại càu nhàu:- Nhà của người ta lại nhảy vô ở càn!- Nhà gì, của ai, em?- Đây là hang ếch. Cua tới, ếch sợ nên bỏ đi. Cua chiếm lấy, chớ nếu là hang cua em biết liền. Cua bò khác dấu chân ếch. Tại em sơ ý nên mới bị nó kẹp.- Gần tới trường chưa em?- Còn chút nữa.- Bữa nay em không đi học sao?- Anh sắp lên tiẻnh nên ba biểu em ở nhà chơi với anh. Mai em sẽ phụ khiêng tiếp đồ của anh vô chợ đưa lên mui xe, chớ mình anh vác sao nổi?- Anh thích đi đò hơn.Minh nhìn chú cua bị thương trong giỏ, lắc đầy:- Bầm dập như vầy làm sao cho thầy?- Nó còn nguyên cũng không cho thầy được.- Sao vậy?- Vì ổng rụng răng hết rồi, nhai gì bể.Minh sực nhớ ra. Thời gian qua, hồi Minh học vỡ lòng tới bây giờ là bao nhiêu năm? Lúc đó Minh nhỏ hơn Bảo bây giờ. Đến trường có khi ông Tư phải cõng đưa tới.Bỗng Bảo hỏi bất ngờ:- Anh có gặp ông Cạc... cạc nô ở trển không?- Ông Cạc-nô nào?- Cái ông ở trên trển ấy mà!- Không, anh không có gặp!-Sao thầy bảo là ổng ở trên đó?Minh hiểu ra ông Cạc nô là ai rồi. Ông ta ở trong sách Luân lý giáo khoa thư, Minh được thầy dạy ở trường làng. Sao bây giờ học trò trường xóm như Bảo mà cũng học? Tội nghiệp cái bộ Óc non nớt của Bảo có biết Cạc nô là ai mà cũng nhớ.- Thầy nói ông Cạc nô ra sao em? - Minh hỏiThằng Bảo ngẫm nghĩ một chút rồi đáp:- Thầy nói ông Cạc nô hồi nhỏ học với thầy xóm như tụi em bây giờ học với thầy Tám vầy nè, khi lớn lên thì ổng làm quan rồi trở lại trường thăm thầy. Thầy đã già, mắt yếu nhìn không ra. Ông ta bèn nhắc lại: "Tôi là Cạc nô đây, thầy còn nhớ tôi không?" Vậy đó!Rồi hỏi anh:- Hồi trước thầy không có dạy cho anh sao?- Anh vô trường chợ mới học.- Ông Cạc nô bây giờ ở đâu hả anh?- Ông ở bên Tây chớ đâu phải bên này!Thằng Bảo ngớ ra, nó không biết bên Tây là ở đâu. Nó ngây ngô cười:- Vậy em tưởng ổng ở bên mình và ổng cũng học một thầy với anh và em!- Không phải đâu em à! Đó là chuyện bên Tây chớ không phải là chuyện bên mình.- Bộ bên mình không có ông Cạc nô sao anh?- Có chớ sao không! Nhưng không có ai viết ra được!Thằng Bảo dắt Minh đi một chập nữa thì tới trường Nó dừng lại khẻ bảo với vẻ mặt nghiêm trang.- Ông thầy đã cưới vợ, chứ không ở cu ki như trưóc.- Hồi nào, sao anh không biết?- Lâu rồi. Thầy có con trai bằng em vậy. Nhà bà thầy bây giờ là trường học đó. Anh nhớ chào bà thầy nghen!Thầy đã có vợ con! Chuyện đời đã thay đổi nhiều mà Minh vì mài miệt với bút nghiên, cứ tưởng là mọi việc đều như cũ, trong lúc không có gốc cây ngọn cỏ nào còn nguyên, không có người nào còn trẻ như trước. Mải lo học hành, lắm lúc, Minh cũng không nhớ tới thầy xưa bạn cũ nữa.Thằng Bảo vô lớp, bạn học của nó trố mắt nhìn vì theo sau nó có người lạ, mặt mũi trắng trẻo bảnh trai. Thầy Tám đang giảng bài, ngưng lại, tụt mắt kiếng xuống khỏi sống mũi để nhìn.Thằng Bảo nhạy miệng nói trước:- Ba cháu biểu đem cho thầy ít trái cam, một lít nếp và cá lóc cá trệ!Nói xon đem quà vật thẳng xuống bếp đưa cho bà Tám, nhân tiện xin miếng giẻ để rịt vết thương rồi ra ngồi hợc như thường. Còn Minh đứng tần ngần trước mặt ông thầy cũ mà tưởng người nào khác.Râu tóc thầy bạc trắng, thân hình gầy nhom, mắt nheo nheo như muốn hỏi: "Chú là ai?"Minh qua phút bàng hoàng, chắp tay, cúi đầu:- Dạ con là Minh đây, thầy còn nhớ con không?- Minh đó à? - Nói vậy nhưng thầy vẫn chưa xác định Minh là ai!- Dạ, bé Minh nhõng nhẽo thầy thường cho kẹo dừa nè thầy.Một đứa học trò vọt miệng:- Dạ, anh Minh, anh thằng Bảo đó thầy.- À, vậy hả? Lâu nay con đi đâu?- Dạ, con vẫn còn đi học.Ông thầy già nheo mắt, kéo kiếng lên như để nhìn cho rõ hơn mắt trần; vì trong đời ông dạy đến cả trăm học trò, có thể có vài ba trò Minh chớ không phải chỉ có một.- Con học ở đâu bây giờ?- Dạ, ở trên tỉnh thầy ạ!- Trời đất, xa dữ vậy sao con?- Dạ.Ông thầy già lại tụt kiếng xuống, bước tới nom sát mặt Minh như để nhìn cho gần thêm, đây là Minh nào. Ông không ngờ trong đám học trò xưa của ông lại có đứa lên tận tỉnh. Ở đó nó học những gì, ông cũng không tưởng tượng ra. Chỉ biết trên tỉnh là xa, xa lắm. Và cả đời ông cũng chỉ nghe chớ chưa đi tới đó bao giờ.Bà thầy từ bếp bước ra nhắc cho chồng:- Thằng cháu Minh ở xóm Cổ Cò. Ông già nó là chú Tụ Chú vừa đến nhờ mình coi ngày giùm, ông quên rồi sao?- Ờ, ờ, tôi nhớ ra rồi. Tôi coi ngày đám hỏi cho nó ấy mà!Thầy Tám nheo nheo mắt rồi tỏ vẻ ngạc nhiên với vợ:- Nói vậy tôi coi ngày đám hỏi cho thằng nầy đây à?- Chớ còn ai nữa?- Mới ngày nào nó tới học với tôi, tôi phóng bài sổ đứng cho nó đồ. Nó là đổ mực bít cả trang giấy rồi khóc, đòi về. Mà bây giờ đã lớn cỡ này rồi. Mười mấy năm tôi không có gặp nó lần nào.- Mấy năm trước chú Tư có tới đem bánh tét bánh phồng đến cho ông vào ngày mồng hai Tết. Năm nào bãi trường nó cũng đến thăm ông.- Vậy thì tại tôi quên. Con nít đông qua làm sao tôi nhớ hết! - Thầy Tám quay lại Minh - Con học tới lớp mấy rồi?- Dạ, năm nay tựu trường trở lại con lên năm thứ tư.- Ủa, sao kỳ vậy? Thầy nhớ con ngồi lớp ba trường làng hồi bảy tuổi. Sao bây giờ con lại trở xuống lớp tư?Minh lể phép thưa:- Dạ thưa thầy, năm thứ tư là năm cuối cùng của ban trung học chớ không phải lớp tư trường làng ạ.- À, vậy hả?- Dạ.- Vậy thì sau khi đậu bằng Thành Chung con có thể xin về dạy lớp nhứt trường làng phải không con?- Dạ phải.- Trời đất! Con đã học lên tới đó rồi sao? - Thầy Tám sửng sốt giây lâu - Vậy mà thầy đâu có hay!Ông thầy xóm đứng lặng người ra nhìn đứa học trò của mình. Ông mường tượng con đường nó đã qua, và đoạn đường nó sắo tới. Ông lẩm nhẩm:- Con hơn cha nhà có phước. Trò hơn thầy trừogn càng có phước hơn!Thầy tám không ngờ mình lại có được một đứa học trò như Minh. Tội nghiệp, học giỏi vậy mà không quên ông thầy vỡ lòng. Thầy Tám quay lại đám học trò nhem nhuốc:- Thầy có bao nhiêu chữ thầy dạy hết cho các trò nhưng các trờ phải ráng học.Đám học trò ngồi lặng im, trố mắt nhìn. Thầy Tám khuyên chúng như vậy nhưng thầy biết khó bề. Chúng nó phải giữ em cho cha mẹ đi cấy đi cày. Nhiều đưa đã phải đem thân ở đợ khi chưa học hết vần xuôi. Dễ gì làm bạn lâu đời với bút mực.Học cao như Minh trong làng có được mấy người? Chữ nghĩa quý thật, nhưng chữ quý với người biết giá trị của chữ nghĩa, còn ngoài ra chữ nghĩa là vô nghĩa. Dân mình cam đành chịu dốt không phải là vì không biết quý chữ nghĩa mà vì người cai trị khinh miệt chữ nghĩa. Gặp lại học trò cũ giỏi dang, thầy rất vui, nhưng bụng lải ngùi ngùi. Vài năm nữa, già yếu mắt mờ, thầy cũng sẽ nghỉ dạy. Dầu mến yêu, thương hại cho đoàn hậu tấn, thầy cũng phải tạm biệt chúng. Đúng hơn là chúng đang xa dần thầy. Thóc cao gạo kém, cha mẹ đâu có để cho con rảnh rang đi học, hầu được dăm ba cái chữ giắt lưng ra đời. Tiền bạc có ý nghĩa hơn. Muốn làm một lá đơn, bỏ ra đồng bạc là có liền, còn muốn tự tay viết một lá đơn phải mất tới mười năm... tới trường miệt mài. Làm sao thấy Tám nói được nỗi buồn của một ông thầy xóm biết nghĩ xa?Thầy Tám sực nhớ hồi thầy còn nhỏ, làng này chưa có trường chợ. Con nít không biết trường là cái gì. Một lần có một người Pháp chạy xe hơi tới chợ làng bỗng xe tắt máy. Ông ta nói không ai nghe được. Cả chục người bu quanh, Pháp Việt dề huề bằng cách mạnh ai nấy qươ tay quơ chân không ai hiểu ai. Người ta chạy đi tìm một người biết tiếng Pháp, nhưng không có. Cho tới bây giờ là năm mươi năm! Mói có trường làng và một người như Minh.Thầy Tám bèn hỏi Minh:- Bây giờ mà rủi có Tây đến đây, con có nói vớ họ được kh6ng?- Dạ được!- Được mà nhiều hay ít?- Da... Thì họ nói bao nhiêu con nói bấy nhiêu.- Con giỏi vậy à? - Rồi thầy Tám tiếp - Con ông Hội Đồng gì ở làng bên, nghe nới đi học đâu xa lắm mà khi về nhà chỉ được cái bằng cấp nhảy đầm. Bằng cấp nhảy đầm thì để dành cho tây đầm chớ người mình thì lấy làm gì! Người mình đâu có biết nhảy cái thứ đó! Con lên trển rán học hành cho thành tài để đáp đền ơn chín chữ cù lao và để lập thân. Chớ có theo phường lố lăng vô học, lúc nào cũng khoe tiền nhiều, áo tốt, còn đầu óc thì trống rỗng như cái lóng tre không mắt.- Dạ!Minh khẽ cúi đầu nghe mà khoé mắt nóng ran. Minh thương thầy lẫn xót đàn em trẻ dưới mái trường tối tằm trong cái xó hóc vô danh này. Cứ như nhịpđộ xưa thì năm mươi năm nữa con nít mới hết đi học trường xóm như hiện nay.Bỗng đâu có bóng người xuất hiện ngoài ngõ. Thầy Tám ngó ra. Trông dáng người và cách ăn mặc của khách thì thầy biết không phải người trong xóm. Thầy lẩm bẩm:- Con chim khác linh thật. Nó mới kêu hôm qua ở trước cửa nhà, nay đã có khách.Thầy Tám vừa bước ra thì khách đã vào tới quá nửa sân. Trông ông ta không trẻ hơn thầy Tám là mấy. Đầy bịt khăn đen, quần trắng, áo dài đen, chân đất, cặp nách cây dù đen cán ngoéo, vai mang một bọc vải đen khá lớn, tay xách một chiếc bình tích sành trắng. Thầy Tám chưa từng gặp một người nào như vậy, nên rất bỡ ngỡ không biết phải tiếp đón ra sao, thì khách nói bằng một giọng "trọ trẹ" khó nghe và tiếng "ạ" hơi lạ tai.- Thưa bác, tôi là người ở đàng ngoài vào đây bán "thuốc cao trà đéng" ạ!(Thuốc cao, trà "đéng". Đó là những món thầy từng nghe nhưng chưa thấy).Khách hơi khựng lại trước cửa. Học trò rục rịch đứng dậy theo phép lịch sự của thầy dạy.- Xin lỗi! Tôi đến không đúng lúc, làm phiền gia chủ - Khách tỏ vẻ lịch thiệp.- Không sao, xin mời vào! - Thầy Tám đưa khách lên nhà trên, nhắc ghế mời ngồi.Người khách nói:- Xin gia chủa cứ tự nhiên dạy trẻ, tôi ngồi đây chờ mãn lớp sẽ thưa chuyện!Minh định bụng chào thầy ra về, nhưng thấy khách có vẻ khác thường nên ở nán lại chơi. Thấy khách ái ngại, Minh bước theo lên nhà chắp tay:- Thưa thầy, để con dạy các em thay cho thầy tiếp khách.Khách nhìn Minh hơi ngạc nhiên vì gương mặt khôi ngô và dáng điệu bặt thiệp. Thầy Tám giới thiệu Minh. Người khách gật gù:"Hậu sinh khả uý! Một Cạc nô tân thời chăng?"Người khách đặt chiếc bình tích lên bàn, mở chiếc bọc rồi lần lượt lấy ra từng món:- Đây là quế khâu vị trị đau bụng, đây là trà đéng uống tiêu cơm, đây là mật gấu trị bá chứng, đây là thuốc cao trị đau lưng, nhức đầu, nhức xương. Xin lỗi, ở nhà, gia chủ có sẵn nước sôi không, cho tôi xin một chút để pha vài chén trà mời gia chủ nếm thử.Thầy Tám đi xuống bếp đem cả cái siêu nướ đang sôi và lấy hai cái tách sành để trên bàn.Người khách móc túi lấy con dao nhỏ gọt mấy lát quế vào tách rồi rót nước. Xong mở gói giấy trong bọc lấy mấy nhánh trà bỏ vô siêu đậy nắp lại, rồi hai tay cầm lấy tách nước quế:- Mời gia chủ dùng thử.Thầy Tám nâng tách trà lên. Mùi quế thơm cay, bốc lên mũi. Người khách nói:- Đây là quế thật, nên chỗ gọt màu mỡ như ướt, còn nếu khô khan thì quế giả.Thầy Tám hớp khẽ nuốt chậm rồi lắng nghe như uống thuốc bịnh. Hớp luôn vài hớp, thầy Tám gật đầu:- Quế ngon thật! Uống như thuốc bổ. Nghe thông mũi hết sức.Người khách được trớn giải thích luôn các món thuốc khác:- Thuốc cao này nấu bằng các thứ rễ cây trên rừng.- Rễ gì vậy?- Bất cứ rễ gì. Đào về băm nhỏ trộn tất cả lại rồi để vào trả to đổ ngập nước nấu. Hai bà ngày đêm, nước sắt lại rồi đổ qua nồi nhỏ. Nấu vài ngày đêm nữa, chỉ còn một om. Bây giờ chụm lửa ít. Nấu cho đến lúc đặc như thế này thì trút vào bình. Một thùng nước lớn mà còn có bấy nhiêu đây.Người khách giở nắp bình cầm cái muỗng gỗ, để sẳn trong bình khuấy khuấy vài lượt rồi giơ lên. Thuốc màu đen như dầu hắc, lấp lánh như huyền, đặc sệ, chảy xuống có dây.- Ông nói lại xem thuốc này trị bịnh gì?- Dạ, đau lưng, tức ngực, nhức mỏi, chóng mặt, nhức đầu đều trị được hết!- Vậy thì để tôi mua một ít. Mà ông bán cách nào?- Dạ, một cắc một thìa.- Thìa là cái gì?- Thìa là cái này- Người khách trỏ chiếc muỗng gỗ cắm trong bình.- Vậy để tôi hai muỗng.- Ông mua năm cắc đi, tôi bán rẻ cho.Thầy Tám quay lại thì thấy vợ đứng ở cửa buồng. Bà Tám tiếp lời chồng:- Ông ngồi dạy học hay đau lưng, nên mua khá khá một chút.- Ừ, bà ra đây coi mấy món thuốc này.Bà Tám bước ra. Người khách đưa cho bà miếng quế. Bà cầm lên xem và hỏi:- Mấy miếng vỏ cây này để làm chi vậy ông thầy?Bà phong cho người khác danh hiệu "thầy thuốc" một cách hồn nhiên. Vì đây là người biết trị bịnh cũng như thầy Chệt trong chợ, cũng như thầy Tám dạy học trò. Theo bà, hễ ai dạy người khác việc gì thì đáng gọi là thầy: thầy nghề võ, thầy lỗ ban cũng đều là thầy cả.- Khi lột nó ra khỏi thân cây thì nó còn tươi, Khi phơi, nó cuốn lại. Như vậy, bên ngoài khô mà bên trong không khô, cho nên phải phải lấy que trúc ngáng nó ra giống như chiếc thuyền nan vậy.- Thuyền nan là gì? - Thầy Tám hỏi.- Dạ, là cái thuyền đan bằng tre chúng tôi chạy buồm từ ngoài nớ vô đây.- À tôi biết rồi. Đó là cái ghe bầu. Năm nào gần Tết cũng có ghe bầu ngoài Huế vô đây bán thúng rổ, nia sàng, rổ đi chợ, gàu tát đìa, đươn thật khéo. Hồi trước họ vô đây đều hơn. Mấy năm nay không biết sao hơi thưa. Nói vậy thầy cũng ở ngoài Huế vô đây hả?Người khách lễ phép thưa:- Dạ không phải! Huế còn xa ở ngoài nữa. Chúng tôi ở xứ Quảng, phía gần trong nầy.Bà Tám nói:- Ở đây hễ nghe nói tiếng "trọ trẹ" thì bà con cứ kêu là "người Huế". Bởi vậy nên có câu hát: Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo; Gởi vô em bán đỡ nghèo đôi năm" Thầy Tám phụ hoa. với vợ:- Ở gần đây có ba, bốn người cũng nói giọng giống ông. Hồi nẳm họ cũng vô đây bán thúng nia, rồi không biết sao ở luôn trong này, cưới vợ có con mua đất mua trâu mần ăn khá lắm. Để chốc nữa tôi kêu họ lại đây nhìn bà con!Thầy Tám hỏi mua cái mật gấu để uống trị bịnh tức ngực và một vài món thuốc trị bịnh con nít, để phòng khi học trò có sổ mũi nhức đầu thì cho uống.Thầy Huế soạn ra, kể tỉ mỉ cách dùng từng món và cười đắc ý:- Hôm nay thật là ngày tốt, thánh dắt tôi tới qúy địa gặp nhơn huynh. Tôi chỉ lấy nửa giá tiền. Một thanh quế, một gói trà, cái mật gấu, xin một đồng bạc thôi!- Ông đi đường biển xa xôi hiểm trở vô đây, công đó đã quý rồi, tôi đâu dám trả rẻ vậy.- Tôi bán rẻ vì nhơn huynh là đồng nghiệp của tôi.- Nói vậy nhơn huynh cũng làm nghề dạy trẻ?- Trước kia cơ, còn bây giờ thì làm bạn với gió mây!Hai bên chủ khách vừa uống trà Huế, vừa nói chuyện và dần dần đi vào mối tương đắc và đổi cách xưng hộ Thầy Huế ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi lễ phép thưa:- Dám hỏi nhân huynh một câu, xin miễn chấp!- Xin cứ tự nhiên cho.- Nhân huynh tái giá đã được đúng mười năm thì phải!- Sao đại huynh biết giỏi vậy?- Đôi liễn tang bụi bặm mờ kia cho tôi biết điều đó.- Nhà tôi tái giá, còn tôi mới thành hôn lần đầu.- Chắc trong đám học trò kia có cậu ấm nhà ta.- Dạ, nhờ trời ban phước, thằng bé nay đã học thuộc lòng các phép toán.- Nhơn huynh có quý tử vào lúc... - Ngoại ngũ tuần- Vậy nhơn huynh là người đại phúc.Hai người càng nói chuyện càng tâm đầu ý hợp. Qua dòng tâm sự, thầy Tám thấy thầy Huế khôngphải là người bán thuốc dạo mà là một ông thầy Nho đã từng dạy học trò, nhưng vì thời thế đổi thayông nghè ông cống cũng nằm co nên nhà Nho mới ra nông nỗi. Thầy Tám bèn mời thấy Huế ở lại đàm đạo. Thầy Tám cũng biết chút ít văn chương điển tích nhưng so với ông thầy Huế thì quá ít ỏi. Thầy Huế nói chuyện bên Tàu lẫn bên Tạ, thầy Tám nghe mê man. Từ chuyện Tần Thủy Hoàng sợ chữ đốt sách chôn học trò đến chuyện Chiêu Hổ mó vào "hang hùm" của Hồ Xuân Hương và những giai thoại bình dân:chó vá cắn thợ mayngựa kim ăn cỏ chi?da trắng vỗ bì bạch... Thấy Huế càng nói càng say mê, thầy Tám càng nghe càng thú vị. Nhờ Minh dạy thay nên thầy Tám không phải bận tâm. Hai người bạn mới trở thành tri âm. Hết chuyện thuốc men, bắt sang chuyện văn chương. Khi hai người hứng thú cười vang thì Minh ló đầu lên nghe lóm, nhiều lúc quên cả nhiệm vụ. Đến chiều, thầy Huế mới nhớ ra việc bán thuốc, Thầy Tám kêu bà con trong xóm đến mua giúp cho thầy Huế. Thầy Huế xiết chi cảm động bèn viết tặng thầy Tám mấu chữ Nho bằng bút sắt "Hội Ngộ Phong Vân - Hải Trình Vạn Lý " và một bài Đường luật chữ Nôm:Trẻ con mươi đứa dạy cầu vuiBuổi xế chiều đông rộn tiếng cườiDấu sắc dấu huyền còn lộn xộnVần xuôi vần ngược cứ lôi thôiMăng non cậy có bàn tay uốnCổ thụ cuồng phong đã tả tơiMay được Cạc nô về thăm lớpẤy là hồng phúc để muôn đời Lưu luyến rồi cũng phải chia taỵ Thầy Tám đưa bạn xuống lộ làng, rồi cùng đi một quãng xạ Trời chiều tươi sáng nhưng cuộc chia ly làm cho lòng người cảm thấy phong cảnh thê lương. Thầy Huế đứng lại và nói với giọng xúc động:- Xin nhân huynh trở lại. Năm sau khi gió chướng thổi mạnh tôi sẽ có mặt ở đây để mình còn tâm sự tiếp. Tôi sẽ sửa lại cặp trạng của bài thơ chưa được ổn lắm.- Xin đại huynh chớ quên cuộc đất nghèo nàn tăm tối này.Thầy Tám móc trong túi ra một đồng bạc đãi bạn lên đường. Thầy Huế không nhận, cho rằng tấm thạnh tình của lối xóm như vậy đã quá nhiều, nhưng thầy Tám nhét vô tay nải của thầy Huế.Hai người bạn già nhìn nhau mà nước mắt tuôn ròng. Thầy Tám đứng nhìn dáng gầy gò của thầy Huế xa dần trên con đường đất. Sắp đến khúc quanh, thầy Huế quay lại vẫy tay hồi lâu. Thầy Tám cũng vẫy tay đáp lại rồi chờ bạn đi khuất mới quay lưng. Ôi cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!Minh có mặt ở lớp học suốt buổi thư đàm của hai ông thầy. Khi thầy Tám tiễn chân thầy Huế, Minh lại đi theo và cũng buồn lây với thầy.Nhưng điều mà Minh ngạc nhiên là ngoài nhà trường, còn có một nền văn hoá khác không ghi chép trong sách vở, không được giảng dạy chính thức mà vẫn tồn tại. Đó là giai thoại văn chương rất lý thú mà Minh vừa nghe. Minh thích hơn cả những "bài Annamite" giảng bằng tiếng Pháp ở trường.Ngoài những món thuốc Tây bán ở tiệm và thuốc Bắc do thầy Chệt coi mạch và kê đơn, còn có những món thuốc của thầy Huế với cái tên chung là "thuốc cao trà đắng" mà bà con đã công nhận như thuốc gia truyền, ai cũng có thể bào chế hoặc dùng được. Cuộc sống văn minh của thành thị và cuộc sống tối tăm của thôn quê ví như bản nhạc Tây và câu hò cấy, mỗi loại đều có âm thanh riêng biệt và đều đáng yêu.Năm sau, khi gió chướng bắt đầu thổi lai rai thầy Tám nhớ ông thầy Huế. Nhưng không thấy ông bạn xưa trở lại. Cứ mỗi lần thấy đàn bà đi chợ về, xách theo thúng nia Huế thì ông càng nao nao. Ông tự dựng cớ đi mua bút giấy để tìm những chiếc ghe bầu, hỏi thăm ông bạn thơ, nhưng khôngai biết ông ở đâu. Trên đường về, thầy Tám thờ thẫn như kẻ mất hồn. Bài thơ năm xưa vẫn còn nguyên cặp trạng không ai chữa được. Mối duyên tao ngộ phút chốc mà cứ đeo đẳng theo ông mãi. Thầy Tám tiếc không nghe được thêm những giai thoại văn chương. Văn chương thâm trầm vậy, mà than ôi, trên thế gian này không phải ai cũng biết quý trọng nó. Và cũng không phải ai cũng biết ơn thầy như Cạc Nô.