Ngọn đèn dầu u toa? ánh sáng vừa đủ trong gian nhà ngang. Ông Hương nằm trên võng, chiếc võng đan bằng vải vụn té ra từ những chiếc áo dài may mướn của bà Hương và con gái bà. Người trong xóm thường đến nhà ông chơi để hỏi thăm về thời tiết, mùa màng, giống lúa hoặc chuyện láng giềng, gả cưới, vay mượn v.v... Ông Hương Thân còn biết những bài thuốc truyền miệng rất thần hiệu thường phổ biến cho bà con. Trước đây ông có bày cho chị Năm Gừng một "bài thuốc" rất rẻ tiền mà đã thay đổi cả cuộc đời của chị. Số là chị Năm có chồng đã ba năm mà không có con. Bên chồng chị rất bất bình "đàn bà là để đẻ con, đàn bà gì lại không đẻ?" Anh Năm thì không nói gì, anh tin ở mạng trời. Trời cho thì có, trời không cho thì không. Trời không cho anh có con nối dòng.Ông Hương bảo:"Cháu đi kiếm cái trứng ngỗng đem về để cho ung rồi lưộc ăn. Ăn ba trứng sẽ đẻ một bầy nhóc cho mà coi. Chừng đó lại khóc mếu đổ thừa tại tao, tao không biết thuốc ngưng đẻ đó". Chị Năm về thuật lại chồng. Anh Năm không tin nhưng vẫn đi tìm trứng ngỗng cho vợ luộc ăn. Quả nhiên mấy tháng sau chị Năm vác cái bụng bin rỉn đến với chồng đền ơn ông Hương bằng một buồng chuối già hương. Bây giờ chị Năm có ba đứa và đang mang bầu.Bữa nay nhà ông Hương sắp có đám tiệc, bà con đến để làm giúp. Đó là lệ thường của thôn quê Việt Nam, không riêng ở vùng nào.Sắp ra về thì ông Nhì hỏi ông Hương:- Tôi đọc Tam Quốc đã lâu nhưng không hiểu tại sao lại có cái trận Xích Bích. Anh Hương có rành thì nói nghe chơi. Bây giờ còn sớm, bà con có về nhà cũng chưa ngủ được. Còn mấy chú đục vô mùng rọ rạy rồi "sanh chuyện" chớ chẳng ích chi!Ông Hương làm Hương Thân trong làng đã nghỉ việc từ lâu, còn ông Nhì là em ruột của ông. Hai anh em ở giáp ranh đất và đều đọc truyệng Tàu từ thuở nhỏ.Nghe hỏi trúng tủ, ông Hương đáp ngay, không phải suy nghĩ. Truyện Tàu nằm sấp lớp trong bụng ông như cơm trong nồi, muốn xúc chừng nào cũng có. Ông nói:- Sở dĩ có cái tên Xích Bích vì đó là một địa danh cho nên truyện chép là Trận Xích Bíc. Nhưng một số thi văn thì lại cho rằng ngọn lửa quá lớn làm cho những vách núi trong vùng bị nung đỏ, bây giờ hãy cò dấu vết xưa ở đó. Xích là đỏ, Bích là vách, tường. Xích Bích là tường đỏ. Hai lẽ đó, không rõ lẽ nào. Mình là kẻ hậu sanh thì chỉ đọc sử sách chớ làm sao thấy sự thực được. Sách nhiều đến đời mình không đọc hết! Riêng tôi chỉ biết có vậy thôi. Nhưng chú thử nói coi ai đánh trận Xích Bích nè! - Ông Hương hỏi ngược lại ông Nhì.- Thì Châu Do chớ còn ai nữa anh!Ông Hương đưa một tay nắm mép võng, ngồi bật dậy, một tay xua lia:- Người thường như mình thì hiểu như vậy, nhưng theo lời phê phán ghi trong truyện thì không phải Châu Do đánh đâu chú ạ!- Đúng ra là Gia Cát Lương bày mưu - Ông Nhì tiếp - Ngoài ra còn cầu gió Đông Phong.- Cũng có một phần nhưng không hoàn toàn như vậy!- Vậy thì do Phụng Sồ lập kế gạt Tào Tháo.- Phụng Sồ là kẻ bàng quang. Đó là do bốn người đàn bà.- Bốn người đàn bà nào to gan vậy anh?- Vợ và em Tôn Sách - Ông Hương tiếp ngay - Trước khi lâm chung, vợ Tôn Sách có trối lại cho con là Ngô Tôn Quyền rằng thế nào Tào Tháp cũng đem quân xuống Giang Nam chinh phục nước Ngộ Con đường sống của đất nước này là liều chết chống quân rợ Bắc Ngụy. Nhưng bà sợ con quên lời trối của mình, nên dặn lại người em gái tức là dì ruột của Ngô Tôn Quyền phải nhắc nhở cháu luôn, chớ có đầu hàng bọn Bắc Ngụy, phản dân phản chúa. Đó là hai người đàn bà nhé!- Còn hai người đàn bà khác là ai vậy anh?- Là hai nàng Đại Kiều và Tiểu Kiều.Ông Nhì ngạc nhiên hỏi:- Hai người đàn bà khuê các này sao đánh được trận đó anh Hương?- Chú Nhì nó cũng biết rằng, đây là hai mỹ nhân. Đại Kiều là vợ của Ngô Vương Tôn Quyền. Còn Tiểu Kiều là vợ của Đô Đốc Châu Dọ Lâu nay Tào Tháp thèm thuồng hai nàng nên vừa cử đại hùng binh xuống Giang Nam lại vừa cho xây đài Đồng Tước. Định bụng chiếm được Giang Nam sẽ bắt hai nàng nhốt trong đài Đồng Tước để an hưởng tuổi già.Ông Nhì bật cười:- Té ra họ Tào cũng chết vì cái hố tí tẹp và cạn xợt của đàn bà như Đổng Trác.- Anh hùng hay tiểu nhân đều cũng thế thôi! - Ông Hương cười khà khà rồi tiếp - Đổng Trác, vua Trụ, vua Đường đều y như vậy. Trận Xích Bích dài lắm, muốn nghe hết bà con phải chịu khó thức khuya.Bà Hương vui vẻ khuyến khích chồng:- Ông cứ nói đi, tôi sẽ đãi cho một nồi khoai lang va một ơ dừa khọ Ai có xót ruột thì ăn.- Ừ, vậy thì được rồi, nhưng con Sương phải vô trong rương lấy quyển sách có bài "Phú Xích Bích đem ra đây cho ba.Cô Sương là con gái út của ông bà Hương, khuê môn bất xuất. Cô dạy môn Nữ công tại gia cho các cô trong vùng lân cận. Cô học trường làng đến lớp Ba thì ở nhà học chữ Nho của ông Hương. Cô biết làm thơ Đường và đọc được một số thì phú chữ Nhọ Trong rương của ông Hương có rất nhiều sách, nhưng nghe nói đến Phú Xích Bích thì cô biết nó nằm ở quyển nào và vào lấy ra đem cho ông Hương.Ông Nhì nói:- Anh đọc bài đó tôi đâu có hiểu, anh Hương!- Đây là quyển sách nói về trận Xích Bích, có cả bản đồ. Tôi chỉ giở ra nhìn để kể cho đúng thôi. Để tôi trở lại từ đầu nghen!... Tào Tháo đem trăm vạn hùng binh vừa thủy quân vừa bộ binh đến bờ Bắc sông Trường Giang chuẩn bị tiến xuống phía Nam lấy đất Ngộ Đại quân đóng dàn ra trên bờ và dưới nước khắp một bề dài là ba trăm dặm. Nghĩa là bằng từ đây lên Mỹ Tho hai mươi lần. Như thế thì rõ binh Tào mạnh như thế nào?Rồi ông Hương kể từ đầu đến cuối. Về khuya người nghe thưa dần vì không hiểu hoặc phải về ngủ để mai đi ra đồng, rốt cuột chỉ còn có ông Nhì và cô Tư Đèo là con gái Út của ông Nhì. Ông Hương lấy làm lạ tại sao con nhỏ không biết truyện Tam Quốc mà bữa nay lại ngồi rốn lại đây.- Bộ mày còn thèm dừa kho hả mậy? - Bà Hương hỏi.- Dạ cháu còn muốn nghe thêmTư Đèo vừa nói vừa rón rén bước lại gần chong đèn đưa lưng bàn tay ra và hỏi ông Hương:- Tay... cháu nổi mụt cóc nhiều qua làm sao trị hả bác?Bà Hương không cần nhìn, nói ngay:- Dễ mà cháu, bữa nào cháu mần gà, lấy cái mề, lộn ra cho sạch rồi chà lên vài lần thì nó rụng hết.Ông Hương nằm trên võng nhìn ngang. Thấy bàn tay Tư Đèo liền trơn thì hỏi:- Cháu đâu có mụt cóc nào hả Đèo?Ông Nhì đỡ lời:- Nó không có đâu anh Hương!- Vậy sao nó nhờ trị? - Bà Hương bước tới cầm bàn tay con Đèo lật qua lật lại xem.Ông Nhì đáp thay con gái:- Dạ, chẳng như vầy. Hôm bữa đám hỏi của nó, "thằng nọ" ngồi ăn cơm chung với gia đình. Nó ra vô trong bếp rội thức ăn. Đến chừng đàng trai về, má nó hỏi nhỏ nó thấy "thằng nọ" ra làm sao? Hai mẹ con thủ thỉ với nhau, nó bèn nói a a... "Ảnh coi được, nhưng bàn tay trái ảnh có tới ba mụt cóc!"Ông Hương bà Hương cười ngất. À, ra vậy. Bà Hương bảo:- Con gái xét nét con trai dữ quá he!Ông Hương cười rung cả đầu võng:- Thì hồi trước bà cũng xét tôi như vậy chớ khác gì! - rồi ông quay lại Đèo - Nếu chà mề gà không hết thì cháu lấy mật vịt xiêm bôi lên, nếu vẫn không hết nữa thì cắt mục cóc cho chảy máu ra, lấy chút xà bông đắp lên rồi lấy vải rịt lại chừng vài bữa thì cóc nhái gì cũng rụi mất, không ló lên nữa.Tư Đèo hỏi:- Dạ cắt có đau không bác?- Đau "ai" chớ đau mày sao?- Ông Nhì gắt yêu con gái.Nhưng Tư Đèo vẫn hỏi:- Rồi có thẹo không bác?- Thẹo nhỏ thôi, không ai thấy đâu - Bà Hương bảo - Con gái đời bây giờ thiệt quá lắm. Người ta ngồi ăn cơm mà dám nhìn kỹ như vậy. Hồi đám hỏi của tôi, má tôi kêu bưng trà ra, tôi sợ muốn chết, chân cứ lấp vấp, tay run làm khua tách rổn rổn, mắt không dám ngó ai! Thôi, về lấy mề ga chà nó, cháu!- Nếu cuối cùng rịt xà bông không hết thì còn một cách nữa, không chảy máu, không có thẹo.- Cách nào vậy bác? - Đèo mừng quýnh hỏi ông Hương.Bà Hương nói thay:- Cháu chờ cho mụt cóc già, tức là nó mọc lên cao thì lấy tóc quấn nhiều vòng rồi bưộc thật chặt. Xong bỏ quên đi đừng chú ý. Lâu lâu ngó lại không thấy nữa! Nó rụng hồi nào không hay!Đèo mừng rỡ::- Thiệt hả bác?Ông Hương nói:- Cháu về bảo nó đưa bàn tay cho mà buộc. Mà phải tóc của cháu thì mụt cóc mới mau rụng! Còn hễ cháu có mụt cóc thì tóc nó buộc mới kết quả nhanh. Cái thứ mụt cóc coi vậy chớ cũng kén chọn dữ lắm! Hì..hì..đó là luật âm dương điều hoà!Ông Nhì còn ở nán lại hỏi thăm mấy vị thuốc Nam. Ông nhắc lại vợ con Năm Gừng ăn trứng ngỗng rồi đẻ cả bầy. Ông Hương nói:- Đó là bài thuốc không tốn tiền cũng không mất công thầy thuốc nhưng mà thiệt hiệu nghiệm. Tôi không biết của ai truyền cho, nhưng hồi thuở nhỏ tôi nghe lén của bà nội rồi nhớ suốt mấy chục năm không nói với ai, vì không biết ai cần chớ không phải làm hiểm.Ông Nhì tiếp:- Trong làng mình có bà Hương Sư Gìn hồi còn trẻ cũng không sanh sản gì. Bà già chồng giàu có, muốn có cháu nội để ăn của mà chờ hoài không lú ra. Bà rước thầy pháp đến trấn yểm gốc cây nầy, treo bùa khu vực nọ, thậm chí giăng cờ giăng quạt bốn góc giường con dâu. Rồi vẽ bùa trên lưng con dâu nữa. Tốn biết bao nhiêu tiền gạo mà cái bụng con dâu vẫn không phình lên cho!Bà Hương ngắt ngang:- Không biết gặp thầy nào chớ thầy Hai thì thầy vẽ bùa trên lưng bịnh nhơn bằng lưỡi đó!Cả nhà cùng cười. Ông Nhì tiếp:- Bà Hương Sư bị ếm riết, ba bốn năm lền mới đẻ được một đứa nhỏ, to bằng bắp tay, nhưng chỉ nuôi được hai ba ngày thì chết. Năm sau lại đẻ, cũng chỉ vài ngày là chôn. Người ta đồn đó là con ranh, con lộn. Chôn dập nó mà không trấn bùa ngải thì nó trở lại ngaỵ Thằng sau cũng chính là thằng trước. Bà già chồng lại đi chùa, cầu Trời khẩn Phật. Thậm chí đem vòng vàng quăng ra đường bố thí, nhưng cũng không ăn thuạ Rồi không biết ai bày cho, bà đi bắt đỉa trâu, lựa con nào con nấy thật mập, đựng một mo đài, bà lén cả nhà, không cho ai biết, bà bắc nước sôi trụn và cạo thật kỹ. Con nào con nấy trắng tươi như con bánh canh. Rồi bà bằm thịt nạc vò viên, nấu bánh canh, thả đỉa vô, hầm thật rệu. Con dâu tưởng là bánh canh thiệt chớ nào biết đỉa trâu nằm lẫn trong đó... Nếu biết chắc nó nuốt không vô!- Rồi sao? - Bà Hương hỏi.- Sau đó ít lâu bà ta có cả bầy cháu lớp trai, lớp gái chớ sao nữa chị!-"Bài thuốc đỉa trâu" thật hay ha! Vậy mà lâu nay chú Nhì kín miệng không nói ra.- Trứng ngỗng cũng hiệu nghiệm vậy rồi, ba con đỉa trâu tung ra ích gì?- Đỉa trâu hay hơn chứ chú! Vì nó trị được cả hai chứng: không đẻ và đẻ con ranh Tôi mới biết được một bài thuốc trị bệnh suyễn hay lắm- Ông Hương tiếp - Nó chỉ gồm năm loại rễ cây: rễ chanh, đinh lăng, cóc kèn, rễ tranh, rễ mây vóc Nhưng thời buổi văn minh này không mấy ai để ý tới nữa. Hồi trước ông bà mình không biết thuốc Tây mà cả đời tôi, ở xóm nầy tôi không thấy ai đi nhà thương. Có bịnh chỉ một nồi xông là khỏi. Nặng lắm, mời ông thầy Chệt là cùng.Thấy trời đã khuya, ông Nhì đứng dậy kiếu từ.- Chú có rảnh, hôm đó qua chưng dọn giùm nhà cửa tôi chút!- Ông Hương dặn vói theo.- Đàng trai đã hẹn ngày rồi hả anh? - Ông Nhì bước qua ngạch cửa còn quay lại hỏi ông Hương.- Họ đã coi ngày và vừa cho tôi biết.- Tôi tưởng còn lâu.- Đám hỏi xong một tháng đám cưới luông. Bên đàng trai coi bộ rấp nhíu. Tôi cũng chiều ý người ta.- Ổng già rồi nên muốn có cháu nội sớm để ẳm bồng! - Ông Nhì nói xong trở lại bộ ván ngồi bàn góp.Cô Sương đang nằm trong buồng tẩn mẩn nghiên cứu bài Phú Xích Bích gặp nhiều chỗ khó, cô bước ra định hỏi ông già nhưng vừa tới cửa nghe câu chuyện bên ngoài. Cô dừng lại lắng tai, biết ba má đã đồng ý cho "người ta" đến xem mắt cô.Cô nghe lén mà biết thôi chớ chưa bao giờ ba má cho cô hay chánh thức. Chuyện hôn nhơn cha mẹ đặt đâu ngồi đó. (Mấy ai dám cãi lại luân lý). Ít lâu nay cô cũng đoán như vậy nhưng không biết là ngày nào "người ta" sẽ đến. Và cô cũng giữ vẻ bình thản như không hay chuyện gì hết.Ý nghĩ "người ta đến xem mắt mình" làm cô ngượng chín người. Cô thấy hân hoan và cũng có chút chờ đợi nhưng không để lộ ra ngoài. Chỉ vui thầm trong bụng mà thôi.Sinh hoạt trong gia đình hình như cũng khác trước. Sự thực ra thì cô chỉ cảm thấy như vậy, chứ cũng bấy nhiêu người trong nhà, bấy nhiêu việc làm đó, ngày giống ngày dưới mái ngói xưa cũ này, chớ có gì thay đổi đâu.Cô xếp sách cất trong rương và đi ra sau bếp. Khi bước qua cửa buồng cô vẫn còn nghe tiếng bàn bạc. Cô dừng lại nghe tiếp. Bà Hương hỏi:- Bữa đó đãi người ta món cua biển xào dấm được không,ông?- Bà muốn làm món gì thì làm, nhớ đừng có để ăn rồi người ta chê là đàng gái không biết nấu cơm.- Cua biển xào dấm pha nước đường khuấy bột nêm lá rau cần Tàu thì làng này chỉ có ông Hội Đồng mới ăn nổi thôi đó nghen ông!- Sao lại đãi cua xào dấm mà không thịt hầm ra gu?- Vì nhà sẵn có dấm thanh nuôi bằng nước dừa xiêm, pha đường cát cả keo đầy ông à!Ông Hương lắc đầu:- Không nên! Vì hai lẽ. Ăn cua nhai rôm rốp, người ngoài nghe tưởng suôi trai suôi gái cãi lộn. Hoặc rủi bên trai có người răng yếu rồi làm sao?Ông Nhì cười:- Vậy thì chị nên đãi món cá khoai nấu cháo dừa. Món này ăn khỏi nhai. Xong, tới tráng miệng mình đãi bánh lọt. Hai món này dẫu không còn răng ăn cũng dễ dàng. Cứ húp là nó chạy tuốt.Cả nhà cùng cười. Cô Sương cũng cười theo rồi đi xuống bếp.Xuống bếp để làm gì cô cũng không rõ. Cô cứ cầm món này lên, để xuống rồi lấy món khác, nhưng không làm hẳn một việc gì, tay không yên được.Cô nhìn ra mé ruộng. Ngọn đuốc của ai quơ quơ chập chờn đỏ nghế! Chắc mấy người đi soi cá về. Họ đang hò đối đáp chọc ghẹo nhau. Mấy câu đầu bị gió thổi tan đi, nhưng khi họ vào gần nhà thì cô nghe rõ từng tiếng và cô có thể đoán ra giọng của ai:Anh chê em ốm mà lại lưng tômAnh đi tìm người mập anh ôm cho thoa? lòng Tiếng cười rộ lên rồi tiếng la hét loạn xạ hưởng ứng. Những câu như vậy cô thường nghe vào mùa cấy, mùa gặt hoặc ở sân đạp lúa. Có những câu còn "ác" hơn nữa kia nhưng cô không chút xúc động, còn bữa nay không hiểu sao nghe họ chọc ghẹo nhau, cô lại thấy mặt nóng bừng. Phải chăng vì bếp lửa nấu khoai lang còn rực than củi dừa?Đám người đi soi cá đi qua hè nhà. Cô Sương gọi:- Có cá mắm gì không cho tôi mua ít con, bà con!Bên ngoài đáp lại:- Có cá chớ không có mắm!- Mua nhiều con mới bán chớ mua ít con không bán!Cô Sương mở cửa. Hai ba đứa trẻ quần áo ướt mem, ném đuốc bỏ nơm bên ngoài. Đứa nào đứa nấy môi tím ngắt. Thằng Tích chìa cái giỏ, gìở hom ra. Cô Sương soi đèn vào và la lên:- Gần đầy giỏ. Cá ở đâu mà bây bắt nhiều dữ vậy?Thằng Tích cười hề hề:- Cá cua tôm ếch nhái rắn lươn mà gặp cháu thì kể như "bà hú" nghe cô!- Bộ tay mầy có phép hả Tích?- Cháu mà thọc xuống nước giơ tay lên là một bên hai con cá lóc ba con rô, còn bên kia là một cặp trê vàng trê trắng, còn mỗi kẽ tay là kẹp một con... - Thôi mày ơi! Láo vừa vừa vậy!- Thằng Tư Cồ gạt phắt.- Cá chạch cũng không trốn khỏi tay cháu - Thằng Tích bị chận còn nói bừa.Cô Sương khêu đèn lên, bảo:- Mày bắt cặp cá lóc kia cho cô!- Còn gì nữa cô Bảy?- Thôi, bấy nhiêu đủ rồi. Mai mua thêm.Thằng Tích bắt hai con cá bỏ vô việm để sẵn ở góc bếp. Cô Sương đậy nắp lại. Thằng Tích lại chìa giỏ:- Còn con trê trắng bắt nấu cháo đậu xanh nước cốt dừa luôn đi cô!Bỗng cô Sương kêu lên:- Trời đất, mày chém nó sao mà đứt mình vậy Tích?- Nó chém cháu trước. Nhức muốn la làng. Cháu mới nổi giận chém nó đó chớ. Không chém dễ dầu gì bắt được nó.Cô Sương đưa tay ra dấu bảo im rồi nói nhỏ:- Má cô theo đạo Phật mày không biết hả Tích?- Dạ biết chớ. Cháu bán núm rơm núm mối cho bà ăn chay hoài mà!- Đậy hom giỏ lại đó. Để bà xuống bà thấy bà hổng chịu mua của mày đó.- Tại sao vậy cô?- Bà không ưa tay sát sanh hại vật của mày chớ sao. Đến đổi đóng đinh bà cũng sợ đau thân cây huống gì mày chém đứt mình con cá.Thằng Tích cười:- Cháu chém nó thì bà không chịu. Còn nó chém cháu thì sao? Ngạnh cá trên trắng có nọc như cựa gà đó cô ơi! Cháu thù nó tự nãy giờ. Cô không mua cháu đem về nhà trút giỏ ra sân cho nó lóc rồi cháu xách củi gộc nện cho đã tay.Thấy lũ trẻ sắp ra về, cô Sương hỏi:- Hồi nãy ai hò vậy Tích?- Chị Hai Ròm với anh Năm Lùn.- Bộ hai người đó chưa xáp hả?- Chịu đèn rồi mà còn làm bộ hò mùi nhau. Anh Năm Lùn bị tụi cháu chọc: "Ví dầu chồng thấp vợ cao; "Bẻ dừa" không tới lấy sào mà quơ " nên ảnh mắc cở cứ dạt ra hoài... Cho nên chị Hai mới trách như vậy đó. Ảnh chỉ sợ vô đèn trông rõ mặt nhau nên không ghé bán cá cho cô.Cô Sương đẩy đưa:- Cặp đó xứng quá rồi, còn đèo bòng gì nữa?Bọn thằng Tích sắp đi ra, cô Sương nói vói theo, giọng ngọt hơn tự nãy giờ:- Cháu về ngang nhà ông Hai Tú cháu làm ơn réo ổng giùm cộ Nói mai lại móc cái gốc u nghe! Đừng quên!- Dạ, cháu không quên đâu. Cháu biết móc gốc u lấy củi chắc hầm thịt... vì nhà sắp có đám... gì, phải không cô?- Mày lẻo mép lắm nghe Tích! Đám gì?- Đám gì hổng biết nhưng má cháu cũng tới để phụ giúp ông bà. Cô có cần bẻ dừa xiêm cho khách uống nước thì có cháu đây! Rột cái là hạ xuống nguyên buồng.- Đám giỗ đấy. Cái thằng! Ai nói với mày vậy hả Tích! - Cô Sương đứng ở bẹ cửa nói giỡn với bọn con nít mà nghe rất vui thích trong lòng - Mai tụi bay có soi được cá, ghé cô mua thêm nghen!Thằng Tư Cồ nói:- Mai cháu tới cữ "ghét", chắc không đi "ga guộng" được cô à!- Mày "ghét" mà cữ "gồi" à? - Cô Sương quen giọng nói đớt của thằng Tư Cồ nên hiểu ngay và trêu nó.- Ngày ghét ngày thương - thằng Tích nói hớt - Hết thương tới ghét!- Rồi có uống thuốc không?- Có thuốc phát lãnh trong tiệm Chệt nhưng tới cữ cứ "gun" như thằn lằn đứt đuôi.Cô Sương vụt ngó lên dạ kèo, trỏ chú thằn lằn đang bò đớp con mối cánh, bảo:- Mày bắt nó, gói trong giẻ rồi buộc cổ tay trái bảy ngày là hết "gun"- Sao kỳ vậy cô?- Đó là thuốc trị "ghét". Mà phải nhớ buộc lên cườm tay trái mới trúng.- Chớ bên tay mặt không được sao cô?- Nam tả, nữ hữu. Nam thất nữ cửu Con trai buộc bên trái, con gái buộc bên phải. Con trai buộc bảy ngày, con gái phải chín ngày thì mới hết.- Tiệt nọc không cô?- Tiệt.- Nếu vậy cháu sẽ đền ơn cô cặp cá "gô"!- Cặp cá "gô" bỏ trong "gổ" nó quậy "gồ gồ", bỏ trong "gộng" thì nó nhảy "gột gẹt", còn bỏ trong lu thì nó quậy "gổn gảng"..- cô Sương pha trò.Cô Sương đứng ngó theo ánh đèn của đám trẻ và dõi theo chân chúng lội trong bùn nhão đến hết nghe mới quay vộ Cái gì đối với cô sao cũng vui hơn ngày thường.Cô vào buồng cầm sách lên lẩm nhẩm tiếp bài Phú Xích Bích, nhưng chữ nghĩa bữa nay sao lắm nét "liễu leo ", nét " lưỡi mác", lộn xộn hơn mọi lần, không ăn vô mắt nữa. Cô xếp sách ngó lên nóc mùng. Màu trắng làm tâm trí cô thơ thới, cô nghĩ tới cái gì mênh mông trong sạch và thơm tho như mây, như tà áo, như bông bưởi, bông cau. Hình như buồng cau ngoài hiên đã trổ. Hàng cau tơ ngoài mé mương đã có nhiều buồng. Mấy đám cưới trong xóm liên tiếp gần đây đã đến xin để xây mâm trầu. Rồi cô nghĩ đến đám cưới của con Đèo đã gần kề mà nao nao trong lòng.Cô thầm nhủ:Cau tốt trái trong vườn còn nhiều, đâu phải chỉ có hàng cau này. Rồi cô ngủ thiếp đi trong giấc mơ êm đềm không có hình dáng ai rõ nét.Con chim chìa vôi hót líu lo báo hiệu buổi sáng, đánh thức cô dậy. Vài tia nắng hồng lọt qua kẽ ván len vào làm rung rinh vách mùng như những ngón tay lạ bỡ ngỡ. Như đã dự định, cô chỗi dậy chải tóc kẹp rồi soạn đồ đạc trong tủ ra phơi. Những quần lụa áo nhiễu đâu hồi thời cố lỉ cố lai nào bị cất vào đây không có dịp xài nữa, hôm nay được bàn tay cô chủ tái sanh cho thấy mặt trời.Bỗng cô bắt gặp một chiếc gói nhỏ nằm lép ở ngăn trên cùng. Dù không mở ra, cô biết vật gì trong đó. Nếu không phải hôm nay thì cô không có dịp động tới nó. Cô cầm lên tay thì nghe dịu nhiễu và nặng nặng. Cô đặt chiếc gói lên giường và mở ra. Màu lụa hồng tươi làm mát mắt cộ Cô cầm lấy xổ ra, giơ lên. Dải lụa chấm đất, thân lụa dịu dàng ẻo lả như vóc ngọc của mỹ nhân.Bất giác cô Sương choàng qua vai rồi nhích bước đến gương soi. Cô giật mình thấy trong gương một tiểu thư thiệt xinh đẹp, đôi má ửng lên vì màu lụa đào hay vì thẹn. Cô quay ra rồi đi thẳng xuống bếp hỏi mẹ:- Má ơi, tấm lụa này ở đâu vậy má?Bà Hương không nhìn, nói ngay:- Của ba mày mua dưới ghe Chà Châu Giang hồi nẳm, lúa hai cắc một gia. mà giá mười gia. lúa đó con.- Sao mắc dữ vậy má?- Thì của qúy nó mắc chớ sao con. Từ đó tới giờ ba má cũng để ý tìm mua, hễ có ghe Chà lại chợ thì má hỏi nhưng không thấy loại lụa này nữa!Bà Hương lau tay rồi cầm tấm lụa căng ra, bảo:- Con xem đây này, lụa người ta dệt hình, dệt chữ, chớ không phải lụa mình trơn như lụa bán trong tiệm chợ mình.- Lụa bán trong tiệm cũng có hình chớ má!- Có hình nhưng là hình bông hoa chớ hình và chữ không có ý nghĩa như tấm lụa này. Ba con mua về chỉ cho má xem. Người thường không biết được đâu. Con phải nhìn nghiêng nghiêng thì mới thấy hình với chữ nổi lên. Đó, thấy chưa? Đây là hình con chim Loan. Đối diện là con chim Phượng. Loan là chim mái. Phượng là chim trống. Loan Phượng là loại chim quý, chim linh.- Viết vầy nè má! -cô Sương viết trên không - Hai chữ đó ba dạy cho con từ lâu! Quân Sư Phượng Sồ trong trầng Xích Bích là chữa Phượng nầy. Tức là người hiền tài hoặc là con chim phượng còn nhỏ đó mà.Bà Hương gật đầu:- Má chỉ nghe ba con nói rồi nhớ bụng chớ má không biết viết! - Bà Hương tiếp - Con thấy hai con chim Loan Phượng đâu mỏ với nhau không?- Dạ thấy. Loan bên phải. Phượng bên trái.- Do đó mà trong nhà có đám cưới người ta thường treo bốn chữ " Loan Phượng Hoà Minh ", tức là đôi chim đồng cất chung tiếng hót. Ý là vợ chồng thuận hoà.Bà Hương lại tiếp:- Còn ở dưới đôi chim có bốn chữ nhỏ nghĩa gì má quên rồi. Chắc là:" Sắc Cầm Hảo Hiệp " như người ta viết câu đối cho đám cưới.Cô Sương nghiêng tấm lụa ra mặt trời và nói:- Không phải đâu má à!- Để tao hỏi ba mày!Bà Hương định đi lên nhà trên tìm ông Hương, nhưng cô Sương nói:- Con đọc ra rồi má à!- Chữ gì?-" Vân Trình Vạn Lý " má à!- Nghĩa là sao?- Dạ nghĩa là... Rồng gặp mây bay ngàn dặm.Ông Hương nghe hai mẹ con trò chuyện bèn xuống góp thêm về gốc gác tấm lụa.- Người chủ ghe có ba tấm lụa cùng dệt một lối chữ ngầm, mỗi tấm đều mang hai chữ "Loan Phượng" ở vế trước, nhưng vế sau thì khác nhau:Tấm thứ nhứt: "Loan Phượng Hoà Minh, Sắc Cầm Hảo Hiệp" Tấm thứ hai: " Loan Phượng Tề Phi, Vân Trình Vạn Lý" Tấm thứ ba: " Loan Phượng Vu Phi, Vân Long Phong Hổ " Ý câu thứ nhất thì ai cũng hiểu rồi. Ý câu thứ hai là khi trai gái thành vợ chồng như đôi chim bay xa vạn dặm. Ý câu thứ ba là khi nên vợ chồng thì vợ giúp người chồng sẽ làm nên nghiệp lớn. Như mây báo hiệu rồng xuất hiện, gió cho biết cọp sắp đến. Đó là câu chữ của thời xưa phò vua giúp nước chớ bây giờ vua đâu còn, nước đã mất, rồng cọp đều nằm cò queo nên người ta không xài câu đó nữa. Do đó ba mua tấm thứ hai. Ý ba là khi gả con thì con sẽ giúp chồng con tiến thủ trên đường đời, như rồng gặp mây bay ngàn dặm vậy.Những chữ đó cô cũng hiểu, nhưng nghe ông Hương giải nghĩa, cô vui nức trong lòng, mắt chăm chú nhìn hình và chữ trên tấm lụa. Ông Hương tiếp:- Mình lụa này ba ít thấy ở miệt mình. Có lẽ đây là lụa trên Tân Châu Hồng Ngự hoặc ở Nam Vang gì đó. Coi đây này, con xếp nó lại cất trong tủ mất mấy năm liền mà mở ra vẫn không có lằng, cho nên trước khi treo lên con không phải ủi như các thứ lụa khác.Bà Hương đưa lên mũi hít hít và bảo:- Ông thử xem, không có mùi mốc!Rồi bà bảo cô Sương đem tấm lụa ra chỗ nắng trải vắt qua hai ngọn cây kiểng hình rồng phượng ở sân nhà ngang và ngồi trông chừng. Màu lụa đào ửng trên má nàng trinh nữ sắp về nhà chồng như một lớp phấn hồng.Mấy người đàn bà con gái lối xóm tới tiếp tay sửa soạn đám tiệc với ông bà Hương, ai thấy tấm lụa cũng trầm trồ. Bà Nhì nói:- Cháu Sương về nhà chồng đem theo tấm lụa này cũng đủ làm của hồi môn rồi. Cả người lẫn của đều đẹp. Tôi chờ ghe Chà tới mua cho con Đèo tôi một tấm.Cô Sương thẹn thùng bước lui vào buồng, nhưng chốc chốc lại kê mắt vào kẽ ván nhìn tấm lụa mơn mởn lung linh rung rinh giữa nắng đào.