Nếu học TCQ với quyền sư, dĩ nhiên là tốt hơn người tự học nhiều, nhưng đấy chỉ là một điều kiện cần thôi, còn như người học trò có học được hay không? Lĩnh hội được quyền lý hay không? Có luyện tốt hay không? Là tùy mỗi nổ lực riêng của người học trò. tục ngữ có câu: "Sư truyền lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân" (Thầy cho vốn làm ăn, còn ăn nên làm ra là do ở trò). Như vậy người học trò phải cố gắng như thế nào? Xin thưa ít nhất cũng phải đạt được mấy điểm nhỏ cỏn con như sau: 1. Phải nhẩn nại và tin tưởng. Như đã nói trước, học TCQ không phải là dễ như lấy đồ chơi trong túi, mà nhất là đối với những ai thân thể suy nhược, có bệnh tật hay hiếm khi vận động, thì lại càng khó hơn. Cho nên phải luôn luôn giử vững nghị lực, kiên định lòng tin, xây dựng tinh thần lạc quan tất thắng, để tùy lúc khắc phục khó khăn, tùy lúc mà cãi tiến phương pháp tập. Người mới học nên biết rằng đây là điểm cực kỳ quan trọng. 2. Phải tập trung tinh thần nghe giảng. Mỗi lời nói, mỗi chân đi tay múa của thầy đều đáng chú ý. Lúc đầu học động tác, tất nhiên là xem thầy đi một hai ba lần. Phải cố gắng ghi nhớ cẩn thận lời giảng giải, hay khi thầy làm động tác mẫu, để sau đó bắt chước. Khi thầy sửa tư thức mình lúc đi quyền, cần nắm lấy trọng điểm và nhớ thật chắc. Mỗi người thường chỉ phạm một hai lổi lầm quan trọng mà thôi ; những lúc tự mình sửa chửa lổi, nên sửa những lổi nặng trước, sau đó mới sửa những lổi thứ yếu. Bất cứ động tác nào do thầy chỉ dạy, phải nắm ngay yếu quyết của động tác để về nhà tập lại, 3. Phải biết mong mỏi mình tiến bộ, luyện tập được tốt hơn. Muốn được vậy phải tập đi tập lại. Sau khi thông qua phần phức tạp, công phu càng thâm hậu, nâng cao chất lượng của sự vận động và tình trạng sức khõe. Trong thời kỳ sơ học, học trò có thể có cãm giác đau eo mỏi gối, thì nên cố gắng lướt qua, đây là hiện tượng tất nhiên đối với người mới học ; chỉ có chuyên cần, khổ luyện, mới đi đến thành công. Mỗi động tác tư thức cần hiểu cho thấu đáo, phải biết thắc mắc xem động tác nào hãy còn sượng sùng khó chịu, để mà lưu tâm tìm kiếm giải đáp. Khi ôn tập, hai ba người cùng hội lại mà ôn thì tốt nhất, giúp nhau quan sát và phê bình cùng là sửa chửa tư thức cho được tốt đẹp hơn, đó gọi là "Thủ trường bổ đoản" (lấy dài bù ngắn), vì đó là lúc dễ phát hiện khuyết điểm nhất. 4. Nên chịu khó suy nghĩ đặt vấn đề. Bất luận vấn đề thuộc mặt lý thuyết hay kỹ thuật, nên tùy lúc nêu ra với thầy để được giải đáp. Ngay cả đến những cảm giác không thơ thới về thân thể như đau nhức, buồn rầu ủ rũ, thở hổn hển,v.v...đều nên nêu ra kịp thời để thầy giải quyết.