Tập 1

Sóng vẫn vỗ vào mạn tàu êm êm như khúc nhạc.
Ngoài kia, vầng trăng lung linh toả xuống không gian thứ ánh sáng huyền hoặc quyến rũ.
Đông Nghi không tài nào ngủ đươc. Đêm trăng ở biển đẹp quá, dường như có một sức hút vô hình nào đó lôi kéo đôi chân cô bước lên boong tàu.
Cảnh vật xung quanh chìm trong vắng lặng, nước vẫn tung bọt trắng xoá như những bông hoa trước mũi tàu.
Nghi tì tay dưới cằm say, sưa ngắm trăng. Sau một lúc e then, chị Hằng ra khỏi đám mây, mỉm cười với đại dương.
Gió đêm phần phật làm tung bay mái tóc, làm Nghi se se lạnh. Chiếc ba-đờ - suy khoác hờ trên vai không đủ ấm, Nghi khẽ kéo cao cổ áo lên, cài thêm một vài nút trước ngực.
Biển vẫn mang nét đặc trưng với màu xanh thẳm huyền bí. Đứng trước cảnh trời nước giao hoà, Đông Nghi thấy lòng lâng lâng như thoát tục. Bỗng dưng cô nhớ đến bài thơ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền dau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng vỗ
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
Ý thơ trữ tình và lãng mạn quá. Nhưng con tim bé bỏng của Đông Nghi chưa một lần rung động, làm sao cô biết được tình yêu diệu kỳ là như thế nào.
Càng vê khuya, sức gió lại càng mạnh hơn khiến mái tóc Đông Nghi rối bời. Cô lấy khăn tay cột hờ để giữ nó lại.
Trên bầu trời, những đám mây đen từ đâu xuất hiện, bay vùn vụt, chừng như xuống thấp. Chiếc khăn không chịu được cơn gió, rời khỏi tóc Nghi bay lông lốc trên boong tàu.
Quay lại, Nghi đảo mắt tìm kiếm. Bỗng dưng cô đối mặt với một người đàn ông lạ. Trong phút giây bỡ ngỡ, anh ta chợt mỉm cười hoà nhã, trao chiếc khăn lại cho Nghi.
− Tôi vừa nhặt được trên sàn tàu, xin gửi lại cô.
Đông Nghi nhoẻn miệng cười đáp lại:
− Ồ! Cám ơn ông.
Được dịp tiếp cận, anh ta không bỏ qua cơ hội để làm quen.
Khoang tay ung dung trên lan can tàu, anh ta gợi chuyện.
− Cùng đi chung chuyến tàu, sao mấy hôm nay tôi chưa lần nào gặp cô nhỉ? vẫn nhìn xuống biển, chứng tỏ cô thật hời hợt với sự có mặt của anh ta.
Mặc kệ, gã vẫn cứ tiếp tục:
− Cô đi du lịch hay du học về?
Nghi bực bội chau mày:
− Ông hỏi làm gì? Có biết như vậy là quấy rầu người khác không?
Gã cười, giả lả:
− Thấy cô đứng lẻ loi... muốn trò chuyện cho cô thêm vụi. Nếu như cô thích thì thôi vậy.
Dứt lời, gã lững thững rời chỗ. Nghi mỉm cười, không thèm ghé mắt nhìn theo. Cô thầm nhủ: kể ra cũng không đến nỗi lì lợm cho lắm.
Còn lại một mình giữa trời đêm, Nghi thấy thoải mái hơn. Nhìn lên vầng trăng mười sáu không còn nhả ánh tơ vàng xuống vạn vật nữa, mà đã hoàn toàn ẩn mình vào đám mây...c. Biển trở nên đen ngòm giận dữ, thét gào cùng gió. Rồi một tia chớp xé trời loé lên, Nghi thót tim. Theo phản ứng tự nhiên, cô bịt hay tai, đảo người định chạy vào bên trong tàu. Nhưng không may cho Nghi, vì quá hấp tấp, cô trượt chân ngã sóng soài trên boong.
Nghi chống tay định ngồi dậy thì bàn chân trái chợt đau nhói lên, không thể cử động được. Cô nhăn mặt, cắn môi cố nén tiếng rên.
Gã đàn ông khi nãy từ đâu bỗng hiện ra. Không để cho Nhi kịp phản ứng, gã choàng tay ngang lưng, bế thóc cô lên, chạy thật nhanh vào để kịp tránh cơn mưa đang ào ào trút xuống như thác lũ.
Nghi mắc cỡ vì lần đầu tiên đột nhiên nằm trong vòng tay người đàn ông lạ. Bản tính bướng bỉnh chợt nổi dậy trong cô, Nghi giãy nảy lên:
− Bỏ tôi xuống đi. Bỏ tôi xuống. Tôi đâu có nhờ anh bế.
Để Nghi phải im lặng, buộc lòng hắn ta phải đặt Nghi ngồi bệt đưới sàn tàu:
− Thấy cô có vẻ đau đớn, tôi chỉ muốn giúp giùm. Thật lòng tôi cũng không thấy thú vị gì khi...ng chạm với cô đâu.
Câu trả lời tuy nhỏ nhẹ, nhưng hàm ý trách móc, Nghi chợt nghĩ mình đã quá đáng. Cắn nhẹ môi im lặng, cô tựa vào vách tàu, cố đứng lên để lê chân về phòng riêng. Thế nhưng, cố gắng lắm, cô chỉ đứng rướn lên một chút rồi khuỵ xuống ngay.
Gã đàn ông liếc mắt nhìn theo, rồi ngoảng mặt, dợm bước.
Đông Nghi chợt nhìn theo, gọi nhỏ:
− Này, ông ơi! Ông định bỏ mặc tôi một mình ở nơi đây sao?
Gã đàn ông quay lại, ngiêng đầu ngó Nghi:
− Ủa! Bây giờ cô mới thấy cần tôi đấy sao?
Nghi đỏ mặt, cúi đầu, lí nhí:
− Xin làm phiền ông dìu tôi vào phòng riêng giùm.
− Gã sốt sắng:
− À! Nếu có lời yêu cầu của cô thì được. Tựa vào người tôi nhé. Nào! Chúng ta cùng đi.
Nghi khập khiễng nhăn nhó, cố chịu đựng lê chân.
Đến nơi, để cô ngồi xuống rồi, hắn nhanh nhảu:
− Chắc cô bị trật khớp hay boong gân gì đây. Này! Tôi xem qua chút nghe?
Chẳng đợi Nghi có đồng ý hay không, bằng cử chỉ thật tự nhiên, hắn giở gấu váy cô lên, để lộ ra cô chân nõn nà.
Nghi xấu hổ chín người vì ngượng nghịu. Hắn nắn nắn chỗ đau. Nghi rên nhỏ:
− Ui da! Nhẹ tay một chút giùm tôi đi.
Hắn gật:
− Vâng. Tôi biết. Cô chờ tôi vài phút nghe.
Dứt câu, hắn bước đi thật nhanh, mặc Nghi ngơ ngác nhìn theo.
Không bao lâu, hắn trở lại với chai dầu xoa bóp trong tay.
− Nào! Gắng chịu đau một chút nhé.
Vừa nói, hắn vừa đổ dầu lên cổ chân của Nghi, xoa nhẹ
Nghi mím môi nén tiếng rên. Bàn tay hắn thao tác nhanh nhẹn, êm êm như một thầy thuốc lành nghề làm dịu đi cơn đau của Nghi ít nhiều. Bỗng dưng, thừa lúc cô lơ đãng, hắn nắm cổ chân cổ gặc nhẹ một cái làm nhức nhối đến độ Nghi giật bắn người.
− Ôi chao! Ông làm gì thế? Gãy cái chân tôi rồi.
Hắn vội vỗ về:
− Ráng đi. Rồi cô sẽ hết ngay ấy mà.
Xoa xoa thêm vài phút nữa, rồi hắn bảo:
− Bớt đau nhiều chứ?
Lạ thật! Cô đã nghe dễ chịu hơn cả lúc nãy.
− Ừm. Đã đỡ đỡ rồi. - Cô đáp.
Hắn chợt nắm tay Nghi:
− Vậy thì cô thử đứng lên xem.
Hơi sờ sợ, Nghi chần chừ chưa dám.
Hắn động viên:
− Nào! Can đảm lên cô bé. Để tôi phụ cho.
Nghi bặm môi làm gan. Quả nhiên cơn đau đã biến mất. Nghi mừng quá, kêu lên nho nhỏ:
− Ôi! Hay quá! Ông giỏi ghê. Tôi đã đứng được rồi.
Hắn cười với giọt mồ hôi trên trán:
− Thấy không? Tôi đã nói là cô sẽ hết mà.
− Để tôi bước thử nhé.
Hắn gật, tay vẫn còn nắm bờ vai Nghi. Bước được vài bước, Nghi nhăn mặt:
− Vẫn còn hơi đau.
− Đương nhiên. Làm sao hết ngay được. Nhưng bảo đảm ngủ qua một đêm, chân cô sẽ trở lại bình thường.
Nghi trở lại ghế ngồi, nói với một chút thán phục:
− Không ngờ ông chữa sai khớp tài tình như vậy.
− Việc nhỏ, không đáng được cô khen.
Nghi mỉm cười, nhìn ra ngoài trời. Mưa đã tạnh từ bao giờ, trăng lại nhô ra khỏi đám mây. Cái chân đau làm cô mất hứng thú, chỉ muốn ngã lưng ngủ một giấc dài.
Hắn tinh ý thấy nét mặt mệt mỏi trên gương mặt Nghi nên lưu luyến đứng lên:
− Đã quá khuya, xin trả thời gian cho cô nghỉ ngơi. Hẹn gặp lại:
− Ngi cười xã giao:
− Cám ơn ông. Lúc nãy, ngoài boong tàu, tôi không được nhã nhặn cho lắm...
Không để cho cô nói hết, hắn phẩy tay:
− Ô! Không sao cả. Cô chớ áy này, miễn đừng lặp lại việc ấy là đươc.
Tiếng hải âu gọi nhau ríu rít trên không khiến Nghi tỉnh giấc. Cô bước đến đứng bên cửa sổ tàu để đón bình mình lên.
Buổi sáng trên biển thật rực rỡ, mặt trời như từ trong lòng đại dươNg vươn dậy làm đỏ ối cả một vùng. Rồi càng lúc càng toả rộng ra, hoà lẫn với màu xanh thẳm của nước, tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời.
Xa xa trên biển, vài cánh buồm nhấp nhô trên sóng. Chỉ một ngày nữa thôi là Nghi không còn dịp để ngắm biển nữa vì tàu sẽ cặp bến. Bất giác, Nghi nhớ đến chuyện xảy ra trong đêm qua. Chẳng biết ah chàng chữa sai khớp chân cô tên gì nhỉ? Kể cũng lạ, mặc dù Nghi không muốn làm quen, cố tình nói năNg trịch thượng để đuổi khéo, nhưng sao hắn vẫn điềm nhiên. Nếu hắn chẳng quan tâm đến cô thì làm gì thấy được cô bị ngã mà tới cứu giúp chứ.
Bạn bè thường bảo Nghi có tính ương bướng, khó gần, đôi khi Nghi thấy chúng nói cũng đúng. Vâymà gã đàn ông này lại muốn làm bạn với cô. Được thôi. Để trả công cho gã, Nghi sẽ dành cơ hội để gã có dịp nếm mùi.. thất bại.
− Làm gì mà đứng trầm ngâm thế, cô bé?
Nghi mỉm cười, không quay lại:
− Đây là chỗ riêng tư, cấm xâm nhập bất hợp pháp đó nghe.
Vẫn giọng nói khi nãy vang lên:
− Anh chứ có phải ai đâu mà làm vẻ khó khăn thế?
− Biết rồi. Anh Triết phải không? Sao dám quấy rầy người ta sớm vậy?
Triết cười khì khì:
− Đến để mời em đi ăn sáng mà bảo là quấy rầy à?
− Thế ư? Nhưng hôm này đành từ chối thôi. Nghi không thể đi được.
− Vì sao?
− Tại cái chân Nghi bị đau.
Triết ngó xuống. Thấy dải băng thun trắng quấn quanh chân Nghi, anh kêu lên:
− Ô! Cho anh xem. Em bị ngã khi nào hở?
− Đêm qua, lúc trời mưa.
Triết nhăn mặt:
− Chao ôi! Mưa, sao không ở trong phòng mà đi ra ngoài chi vậy?
Cô liếc mắt dài ngoằng:
− Hỏi như vậy mà cũng hỏi được. Nghi lên boong tàu ngắm trăng lúc trời chưa mưa. Hiểu chưa?
Triết gật gù:
− Thì ra thế. Nhưng ở đâu có sẵn bông băng mà em quấn vậy?
Cô đưa một ngón tay lên môi:
− Suỵt! Bí mật, không được hỏi.
− Ái chà! Ra vẻ kín đáo ghê nhỉ. Nhưng anh đã biết rồi.
Nghi mở to mắt:
− Ủa! Anh có biết gã ấy nữa à?
Đến phiên Triết ngạc nhiên hỏi lại:
− Hử? Gã nào?
− Thì cái gã quấn băng cho Nghi.
Triết chợt bật cười ha hả:
− Ôi! Giấu đầu lồi đuôi. Là tự Nghi khai ra đó nghen. Anh không biết gì đâu.
Nghi đấm lên lưng Triết thùm thụp:
− Mà giáo này! Nói chặn đầu người ta để khai thác hở?
− Triết cùng hoà giọng cười với Nghi rồi nghiêm mặt lại:
− Nhưng nói gì thì nói, anh vẫn muốn biết mặt gã kia đó nghe.
Nghi hếch mũi lên:
− Để chi vậy? Liến quan gì đến anh?
− Ậy. Ban tình tò mò, ai lại không có, đâu cần phải liên quan.
Nghi nghiêng đầu làm dáng.
− Được thôi. Khi nào có dịp, Nghi sẽ giới thiệu.
− Ừm. Nghi nay! Lênh đênh trên biển, Nghi có thích không?
− Rất thích là đằng khác. Nếu là con trai, Nghi sẽ trở thành kỹ sư hàng hải.
Triết khoang tay, gác trên thành cửa:
− Còn anh lại chán. Suốt ngày chỉ thấy có trời với nước, thật buồn tênh.
− Thế sao ngày xưa anh chọn?
− Vì lúc ấy, nói đúng ra anh chưa bị chi phối điều gì cả.
− Bây giờ mới bị chi phối sao? Nên nhớ anh và chị Chiêu Uyên thân với nhau từ hồi còn nhỏ đó nghen.
− Ừ. Nhưng đâu có nghĩa là yêu.
Dù cha mẹ đôi bên đã bằng lòng, song anh thấy Uyên có vẻ lờ là sao ấy.
Nghi nguýt Triết:
− Đa nghi như Tào Tháo. Anh cứ đi biển hoài, bảo sao chị Uyên không buồn, không giận cho được.
− Không đúng đâu. Theo anh nhận xét thì ngoài tình bạn ra, Uyên chẳng có gì đặc biết với anh cả.
− Thôi đừng có đoán mò nữa ông cụ. Nghi thấy chị ấy rất có tình cảm với anh.
Triết bật cười:
− Hổng dám đâu. Càng ngày càng xa cách anh thì có.
Ngày mai tàu cặp bến, thế nào chị Uyên cũng ra đón anh cho xem.
Triết lắc đầu:
− Nghi nói trật lất rồi. Uyên đã gọi điện báo cho anh biết trước rằng cô ấy bận.
− Vậy à? Khi nào về tới, Nghi sẽ hỏi tội mới được.
Triết không chú ý lời Nghi mà nhìn đồng hồ:
− Quá giờ điểm tâm, Nghi đi ăn với anh đi.
Nghi chu miệng:
− Đã bảo cái chân bị đau mà.
− Thì để anh dìu cho.
Nghi nhăn nhó:
− Thôi, người ta nhìn ngượng lắm. Có tốt thì mua thức ăn mang vào đây cho Nghi.
− Cũng được. Sẵn sàng, nhưng phải chờ một tí nhé.
Triết vừa đi một lúc thì gã đàn ông đêm qua bước vô, trên tay gã cầm một ổ bánh mì xăng quých.
Tười cười, gã nói tỉnh bơ:
− Biết hôm nay có thể cô chưa đi ăn sáng được, nên tôi mua hộ đây.
Đông Nghi quay qua, cười cởi mở:
− Không sao. Có người đã đi mua hộ tôi rồi.
− Vậy à? Hôm nay, cô đã thấy bớt nhiều chưa?
Nghi gật:
− Nhiều rồi. Chỉ còn nghe thốn một chút ở gót chân.
− Tốt. Thế sao cô không đi ăn điểm tâm, mà phải nhờ người ta mua về?
Nghi cười cười:
− Tôi đâu có nhờ. Tại anh ấy thích làm thì cứ làm thôi.
− À! Chứ không phải cô muốn đày ải người ta à?
Nghi tròn miệNg thật dễ thương:
− Ông nói vậy, tôi không thèm nhận bánh mì của ông đâu. Không khéo lại bị mang tiếng là đày ải ông.
Gã bật cười thành tiếng:
− Ồ! Cô không nhận thì tôi càng mừng.
Nghi bất mãn nhìn gã:
Tại sao thế?
− Vì chẳng lẽ trong thời gian cô "xử lý" ổ bánh mì, tôi ngồi đây nhìn miệng sao? Như vậy, cô sẽ ngượng miệng.
− Ừm. Đúng. Ông nói tiếp đi.
− Cho nên tôi phải lánh mặt ra ngoài, làm gì nói chuyện được lâu với cô.
Nghi cười khúc khích:
− Tính toán ghê há. Nhưng ông anh của tôi cũng sắp vào rồi đấy.
− Cô muốn bảo tôi tranh thủ nhanh lên phải không? Vâng.Tôi là Hiểu Khánh. Còn cô?
− Ông giới thiệu về mình còn thiếu nhiều lắm. Hãy nói nghề nghiệp và cư ngụ ở đâu nữa chứ.
Gã mĩm cười:
− Cô thật muốn hiểu rõ ràng về tôi vậy sao? Thì đây, xin kê khai lý lịch trích ngang của tôi. Trần Hiểu Khánh, bác sĩ khoa giải phẫu chỉnh hình vừa tốt nghiệp ở nước ngoài về.
Nghi gật gù nhìn gã với một chút nể nang:
− Vậy sao ông không làm việc ở nước ngoài luôn để rộng đường tiến thân và phát triển nghề nghiệp?
Hiểu Khánh nhếch môi:
− Nước ta sau chiến tranh con nghèo và có nhiều người bị thương tật, tôi muốn về quê hương để hàn gắn và chia sẽ ít nhiều cùng với họ.
Đông Nghi nhìn Hiểu Khánh
− Làm bác sĩ mà nhân từ bác ái như ông, chắc giúp đỡ được nhiều bệnh nhân lắm. Hy vọng sẽ bớt đi những người đau khổ.
− Tôi cũng sẽ hết sức cố gắng để phục vụ, vì mọi người chứ không phải vì mình.
Cả hai im lặng. Lát sau, Khánh sực nhớ:
− À! Quên nữa. Tôi tự giới thiệu về mình rồi, đến phiên cô đi chứ.
− Tôi tên Đông Nghi, sắp thi vào ngành tiếp viên hàng không, nhà ở thành phố.
− Được đấy. Trông dáng vẻ của cô rất thích hợp với nghề ấy.
− Thôi, trả lễ bao nhiêu đó đủ rồi. Lúc nãy, tôi khen ông không phải đê ông đề cao lại tôi đâu.
Hiểu Khánh cười nhỏ:
− Nhất định là vậy. Làm con người, không ai hoàn toàn cả. Cô đừng nghĩ nói thế là tôi không thấy được khuyết điểm của cô đâu.
− Thì ông cứ chỉ ra đi. Nếu đúng, tôi quyết sẽ sửa chữa.
Khánh thọc tay vào túi quần, thấp giọng:
− Cô có khuôn mặt ưa nhìn. Nhưng tiếc thay, tính tình thì trái ngược lại.
Nghi vênh mặt:
− Nghĩa là sao? Ông có thể nói rõ hơn một chút được không?
− Khánh thẳng thắn, không ngần ngại:
− Cô ương ngạnh và hơi một chút kiêu kỳ.
− Còn nữa, nói năng cụt ngủn, khó thương? Sao không kể hết ra đi?
Hiểu Khánh cố nhịn cười. Bảo anh nói rồi cô ta sẽ tự ái thộn mặt.
− Này! Không nhiều như cô đã tự khai ra đâu. Thôi, hoà đi nha.
Nghi phồng má:
− Không.
Hải Khánh định trêu tiếp thì chợt có một thanh niên lạ xuất hiện:
− Nghi ơi! Anh mua đủ thứ đây này. Muốn ăn gì cũng có cả.
Vừa nói, anh ta vừa giơ cao túi nylon. Chợt nhìn thấy Khánh, anh khựng lại:
− Ai vậy Nghi?
− À! Đây là người đã chữa sái khớp chân cho Nghi. Ảnh tên Hiểu Khánh.
Quay qua nhìn anh, Nghi bảo:
− Còn đây là anh Triết, hôn phu một người bạn gái của Nghi.
Hai người đàn ông chào nhau chiếu lệ.
− Cùng đi chung chuyến tàu mà sao tôi ít gặp anh? - Triết hỏi.
− Thường thì tôi ở trong phòng riêng để đọc sách, chỉ thích ngắm biển về đêm thôi.
− A! Nhờ vậy nên anh mới có dịp quen được với Đông Nghi chứ gì?
− Vâng. Thật ra chỉ là tình cờ.
− Cô ấy khen anh mát tay lắm. Xoa bóp một chút là giảm đau ngay.
Khánh tủm tỉm:
− Ủa! Chuyện này anh cũng biết nữa à?
− Không biết, sao tôi lại chịu khó mang thức ăn vô đây cho cổ chứ.
− Ừ há. Tôi quên. Nghi ăn sáng đi, trễ rồi đấy. Chào hai người nha.
Bắt tay với Triết, Khánh thong thả bước đi.
Chiêu Uyên lướt nhẹ mười ngón tay lên phím đàn, âm thanh trầm bổng chợt ngân nga thánh thót.
Bà Hoàng Lan khẽ vén nhẹ bức rèm. Thấy con gái đang thả hồn theo bản "Dạ Khúc", bà không nỡ cắt đứt hứng thú của con nên âu yếm đứng sau lưng chờ đợi.
Nghiêng đầu nhìn Chiêu Uyên với anh mắt đầy ắp thương yêu, rồi bà đưa tay vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái cưng.
Uyên kết thúch bản đàn để mẹ khỏi phải chờ lâu. Mỉm cươi rồi ngước mắt ngó mẹ, cô hỏi:
− Mẹ nghe con đàn có hay không hở mẹ?
− Tuyệt vời. Chẳng khác nào một nhạc công tài giỏi. Mà này! Hôm nay, tàu cập bến, sao con không ra đón Duy Triết?
Cô phụng phịu:
− Tự nhiên sao con nghe nhức đầu quá, nên cố gắng dạo đàn cho khuây khoả.
− Bệnh thì phải uống thuốc rồi nằm nghỉ mới hết được chứ. Tập trung tinh thần, trí óc lại càng căng thẳng thêm.
− Nhưng con đã nghe dịu bớt nhiều rồi.
− Ừ. Vậy thế nào chiều nay Duy Triết cũng đến. Con phải nói làm sao cho nó đừng buồn vì con không tới bến để đón nó về nghe.
Uyên chằng miệng:
− Luc nào mẹ cũng nhắc đến Triết hết. Coi bộ mẹ còn quan tâm đến ảnh còn nhiều hơn con.
− Ừ. Thì trong nay mai Triết sẽ là rể của nhà này, mẹ phải nhắc nhở cho con nhớ. Hình như gần đây, con hơi thờ ơ với nó?
Chiêu Uyên rời tay khỏi phím đàn, thừ người ra:
− Mẹ à! Xin mẹ hiểu con hơn một chút nữa. Con với ảnh không hợp nhau đâu, mẹ ơi.
Bà Hoàng Lan cau mày:
− Hau đứa thân thiết với nhau từ thuở nhỏ, nếu không hợp thì thật khó tin. A! Hay con đã chú ý đến ai khác rồi?
Uyên cúi đầu, giấu giếm:
− Đâu có. Ngoài những lúc đi học đàn, con chỉ quẩn quanh trong nhà, chẳng bao giờ rời mẹ nửa bước.
Bà Hoàng Lan mỉm cười hài lòng.
− Ừ. Con gái mẹ ngoan lắm. Nên nhớ con không có sức khoẻ như người khác, bạn bè rong chơi không ích lợi gì đâu.
Uyên cắn môi:
− Nhưng lúc xưa mẹ thường nói với con là sau này, nếu muốn sống được lâu, con phải lấy chồng bác sĩ, vì bệnh con cần có người chăm sóc bằng tình yêu chân thật.
− Ừm.Thì Duy Triết yêu con thật lòng rồi còn gì nữa.
Uyên cãi lại:
− Nhưng ảnh là kỹ sư hàng hải, chứ đâu phải bác sĩ.
− Kỹ sư cũng tốt thôi. Gia đình của Duy Triết giàu có. Thời bây giờ, tiền bạc là sức mạnh vạn năng, con ạ.
Chiêu Uyên xìu mặt xuống:
− Ứ ừ. Nghề của anh cứ theo tàu đi biển suốt. Mai kia cưới về, con sẽ vò võ ở nhà một mình.
− Thì vợ chồng với mẹ. Nhà rộng thênh thang, mẹ chỉ có đứa con gái duy nhất thôi mà.
Uyên tì tay lên đàn, dáng vẻ ưu tư. Bà Hoàng Lan nhíu mày nhìn con, cử chỉ của Uyên khiến bà khó hiểu.
− Này! Chắc hai đứa đã gây gổ, giận hờn với nhau rồi chứ gì? Nếu có, con cũng
nên bỏ qua đi. Lâu lâu, Triết mới về 1 lần.
Chiêu Uyên lắc đầu:
− Chẳng có chuyện gì đâu mẹ
− Vậy tại sao trông con cứ ưu tư ủ rũ?
Uyên e dè không dám nói thật, cô dùng kế hoãn binh:
− Tại ngày cưới đã đến gần mà con lại nghe trong người không được khoẻ. Hay là để từ từ nghe mẹ.
Bà Hoàng Lan nhìn con:
− Sao kỳ thế? Trai gái yêu nhau, ai cũng mong cho mau đến ngày cưới. Còn con thì lại tìm cách để kéo dài ra.
Uyên cười mơn trớn để lấy lòng mẹ:
− Nhưng mẹ có đồng ý không nào?
− Mẹ thì sao cũng được chỉ ngại thằng Triết không bằng lòng.
− Để con sẽ bàn lại với ảnh. Hy vọng anh Triết không phản đối.
Bà Hoàng Lan lơ là:
− Tuỳ con. Trưởng thành rồi thì tự lo hạnh phúc lấy.Mai sau có gì không được đổ thừa cho mẹ.
Chiêu Uyên ôm lấy cánh tay bà Hoàng Lan:
− Ôi! Con đâu dám vậy. Mọi việc, mẹ luôn để cho con tự do mà.
− Ừ. Biết thế thì tốt.
− Thưa bác, con mới tới.
Nghe giọng nói trầm trầm ở sau lưng, bà Hoàng Lan cùng Chiêu Uyên quay lại:
− Ủa! Con đến từ khi nào vậy? Bác với Uyên mới vừa nói xấu con đây, không biết con có nghe được không nữa.
Triết bật cười giòn giã:
− Phải vậy không hở Chiêu Uyên?
− Ừm. Đúng đó. Mà đố anh biết em với mẹ nói những gì nào?
Triết nhún vai, lắc đầu:
− Anh đâu là " thiên lý " mà nghe xa được vạn dặm.
− Vậy thì đỡ phải đính chính, phải không mẹ?
Bà Hoàng Lan cười nhỏ:
− Con bé này sao mà thích nói đùa, rủi như Duy Triết hiểu lầm...
− Không có đâu bác. Con biết Uyên hay bỡn cợt, nhờ thế nên lúc nào gặp nhau chúng con cũng vui.
Bà Hoàng Lan gật nhẹ:
− Ừ. Mà này! Bác hỏi thật nghe. Bữa nay Chiêu Uyên không ra đón, con có buồn nó không?
− Dạ, không đâu. Con đã nói với Uyên nhiều lần rồi. Đón rước chi cho thêm phiền phức. Hơn nữa, Uyên cũng không được khoẻ cho mấy.
Uyên nói xen vào:
− Chứ sao. Anh mà giận thì đừng hòng chờ em năn nỉ. Em sẽ để cho anh giận luôn đấy.
− Chà! Làm cao với anh ghê há. Anh đành chịu thua thôi.
Bà Hoàng Lan vui với hạnh phúc của con, bà bảo:
− Bác biết thế nào bữa nay con cũng về nên đã chuẩn bị mấy món ăn mà con thích. Hai đứa ở đó nói chuyện với nhau đi nha. Bác xuống bếp nấu nướng.
Triết xoa tay:
− Dạ làm phiền bác quá. Bác chu đáo ghê.
− Thôi đừng có nịnh. Chiêu Uyên vừa cười vừa nguýt Triết.
Bà Hoàng Lan quay lưng với nụ cười tươi tắn trên môi.
Còn lại 2 người, Triết ngồi xuống bên Chiêu Uyên. Anh nhỏ nhẹ:
− Dạo này em vẫn bình thường chứ?
Cô phụng phịu:
− Nhìn em, không biết sao còn hỏi? Người ta bệnh thấy mồ mà cứ đi biển hoài.
Triết cười, ôm vai cô:
− Đừng trách anh, nhỏ ơi. Nghề nghiệp của anh mà. Nhưng em bệnh,sao không đến bác sĩ?
− Đã biết nguyên nhân thì còn đến đó làm gì. Trừ phi thay được tim khác.
Triết an ủi:
− Em chỉ bị yếu tim thôi. Đừng qúa bi quan như vậy.
− Anh làm sao hiểu hết trong con người em. Dường như càng ngày, em càng yếu đi.
Triết đẩy vai cô:
− Vậy thì hãy mau thay đồ đi. Anh sẽ đưa em đến bác sĩ khám ngay.
Chiêu Uyên lắc đầu nguầy nguậy:
− Đã bảo không đi mà. Lúc nào khám bệnh, mấy ông cũng đều phán 1 câu y như nhau rằng em bị bệnh tim bẩm sinh.
Triết làm mặt giận:
− Ừ. Không đi, anh cũng chẳng ép. Nhưng mai mốt lỡ có gì thì đừng bảo sao anh không quan tâm.
Chiêu Uyên mỉm cười:
− Biết rồi, biết rồi. Người ta đâu phải là con nít mà đổ thừa.
Ngừng 1 chút, Chiêu Uyên lại gọi:
− Anh Triết này?
− Hử?
− Anh có mong đến ngày đám cưới của chúng mình không?
Triết phì cười:
− Em hỏi thậ là lạ. Sao lại không mong.
Cô chợt cong mày:
− Nhưng sức khoẻ em kém cỏi, nay yếu mai mạnh, anh không sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc hay sao?
Triết ấp bàn tay Uyên trong tay mình:
− Yêu nhau là cùng nhau chia sẻ ngọt bùi. Dẫu có bề nào, anh cũng sằn sàng chấp nhận. Mà biết đâu chừng khi cưới nhau rồi, sống trong hạnh phúc tràn ngập, em sẽ hết bệnh.
Chiêu Uyên bật cười:
− Em chẳng tin tưởng mấy đâu. Anh ơi! Hay là mình hoãn lại ngày cưới lại 1 thời gian, chờ cho em khoẻ khoắn hơi đôi chút, có được không anh?
Triết nhìn Uyên đăm đăm. Cái nhìn như thấu suốt tâm can cô làm Uyên lúng túng, quay mặt đi chỗ khác.
− Sao bỗng dưng hôm nay em lại đề nghị với anh như vậy? Có điều gì em nghi ngờ anh không?
Uyên vội vã lắc đầu:
− À! Không,không. Anh rất chung thủy và em bao giờ cũng đặt hết tin tưởng vào anh. Em chỉ lo mình thành hôn trong lúc cơ thể em bệnh hoạn như vầy, sẽ làm cho anh mau chán.
Triết siết Uyên trong vòng tay:
− Nói vậy mà cũng nghe được. Em khờ ơi là khờ. Thôi thì em muốn sao cũng được, anh cũng chiều tất. Miễn đừng bạc bẽo như vôi với anh là được rồi.
Uyên mừng suýt nhẩy cẫng lên:
− Ô! Vậy có phải được không. Anh ráng thuyết phục với hai bác giùm em nhé.
− Ừ. Chẳng trở ngại điều gì cả. Mọi chuyện đều do anh quyết định.
Tươi cười, Chiêu Uyên đặt vào tay Triết tờ tạp chí:
− Trong khi chờ đợi em làm cơm với mẹ, anh đọc báo cho quên thời gian đi nghen.
Triết mỉm cười dễ dãi:
− Được thôi. Nhưng phải với 1 điều kiện.
− Điều kiện gì?
− Cho anh hôn rồi mới được đi.
Uyên giãy nảy:
− Làm khó hoài.
Rồi cô chìa má ra:
− Này hôn đi.
− Hổng thèm. Hôn má đâu có ngon.
Uyên nguýt Triết bén ngót:
− Không được quyền đòi hỏi nhiều. Hổng thèm thì thiệt thòi ráng chịu.
Triết giả vờ làm ngơ rồi bất thần chụp tay Uyên, nhưng cô nhanh hơn, chạy xuống nhà bếp với mẹ.
Triết tươi cười, đưa nắm đấm lên hăm doạ cô:
− Một la’t lên đây sẽ biết tay anh.
Uyên hất mặt thách thức:
− Có mẹ nè, dám không?
Bà Hoàng Lan cười lớn:
− Cái gì vậy?
Uyên khúc khích cười:
− Anh Triết doạ con.
Bà lắc đầu:
− Thiệt, 2 đứa giống y như là con nít.
Triết tủm tỉm cười, cầm tờ báo lên đọc. Dạo này thời trang giới trẻ lên ngôi, những bộ trang phục khoác cho các siêu người mẫu trông thật bắt mắt và gợi cảm. Không ngờ Việt Nam cũng sản sinh ra được nhiều nhà thiết kế trẻ trung, lại tài hoa không kém ngoại quốc chút nào.
Sau những trang giới thiệu và quảng cáo các mẫu hàng là những chuyên đề bảo vệ hạnh phúc gia đình, giữ gìn sắc đẹp.
Duy Triết chỉ liếc mắt sơ qua rồi lật sang trang khác. Cả tờ báo không có tiết mục nào lôi cuốn được anh, hình như tạp chí này dành cho phái nữ Triết thờ ơ bỏ xuống bàn, trí óc không vướng bận gì bắt buộc Triết phải suy nghĩ. Gần đây, anh thấy Chiêu Uyên hơi là lạ. Tình yêu ngày càng giảm sút đối với anh. Chẳng lẽ Uyên đã có đối tượng khác nên cô thay đổi chăng?
Triết hoang mang lo lắng. Nhân mấy ngày nghỉ phép này, nhất định anh phải thường xuyên đến với Uyên để tìm hiểu cho rõ ràng hơn mới được.
Phòng mạch của bác sĩ Hiểu Khánh khai trương chưa đầy 1 tuần mà đã thu hút bệnh nhân đến chờ khám chật ních cả băng ghế.
Chiêu Uyên đến nhằm lúc người cuối cùng vừa bước ra cửa. Cô thầm nhủ: thật là may mắn vì không phải chờ lâu.
Đi ngay vào chỗ ngồi của khác, Uyên khẽ đằng hắng lấy giọng:
− Còn 1 bệnh nhân đặc biệt nữa này bác sĩ ơi.
Tủm tỉm cười, Hiểu Khánh nghiêng đầu ngó cô rồi cũng nói đùa lại:
− Ở đây chỉ nhận chữa cho bệnh nhân nam và trẻ con, chứ không nhận phái nữ. Xin phiền cô đến nơi khác đi.
Chiêu Uyên cười chúm chím, đặc xắc tay lên bàn:
− Nhưng tôi vẫn cứ muốn được khám ở phòng mạch này. Cam đoan bác sĩ chẳng dám từ chối đâu.
Hiểu Khánh bật cười thành tiếng:
− Có lẽ là vậy.
Uyên đến ngồi kế cận bên Khánh:
− Công việc của anh thế nào rồi?
− Rất đắt khách. Anh không ngờ mình được chiếu cố ngoài sức tưởng tượng.
− Thấy không. Em đã tiên đoán trước mà. Bác sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài rất có uy tín.
Khánh tựa lưng vào ghế, rút thuốc gắn lên môi. Anh chưa kịp châm lửa thì đã bị Chiêu Uyên nhoài người đánh rơi điếu thuốc.
− Này! Y học khuyến cáo không nên nghiện thuốc. Hơn nữa, phải nhớ anh là một bác sĩ.
Khánh cười cười:
− Nhưng theo anh, điều gì chừng mực sẽ không có hại.
− Sai. Đấy là cách bào chữa vụng về của hết thảy những người nghiện.
Khánh mỉm cười, lấy trong gói thuốc ra điếu khác.
− Em không câ'm cản được anh đâu. Từ sáng đến giờ anh làm việc cật lực, nên rất cần được thư giãn đầu óc.
Chiêu Uyên gật nhẹ:
− Em rất thông cảm với anh. Nhưng thiếu gì cách, chứ đâu phải duy chỉ có hút thuốc?
− Ừ. Vậy em chỉ cho anh đi.
− À! Thì chẳng hạn như đi dạo để thư giãn hay nghe 1 bản nhạc êm dịu nào đó.
Kh'anh nhả khói thuốc thành vòng tròn:
− Cũng được. Song với anh chẳng có tác dụng mấy.
Chiêu Uyên nhíu mày khó chịu:
− Thì anh cứ bảo thủ ý thích của anh đi. Nhưng ít ra anh cũng nên tôn trọng em 1 chút chứ.
Hiểu Khánh nheo mắt nhìn cô:
− Sao em nói kỳ thế? Có lúc nào anh xem thường em đâu.
− Có chứ. Chẳng hạn như lúc này. Anh thừa biết em không ngửi được mùi thuốc mà.
Hiểu Khánh dụi ngay điếu thuốc vào chiếc gạt tàn, khuôn mặt anh kém vui:
− Thì thôi. Anh chiều ý em vậy.
Uyên liếc Khánh bằng nửa con mắt:
− Hứ! Chiều mà cái mặt thộn ra 1 đống. Ngó không ưa nổi.
Khánh cười nhỏ:
− Em khó tính còn hơn mấy bà mẹ chồng. Vô phúc cho gã nào vớ được em, anh ta sẽ phải chiều vợ mệt nghỉ.
Uyên bặm môi, giơ 5 móng vuốt lên:
− Ê! Cấm chơi trò bạo lực nghe. Khánh lật đật bảo
− Nếu sợ thì phải im ngay. Cho anh hay, em mới giũa móng tay hồi sáng. Sắc, nhọn lắm đấy.
Khán rùng mình:
− Giống như móng cọp. Chạm đến đâu thì để thẹo đến đó.
Chiêu Uyên nghiêm mặt:
− Nín. Nghe em nói. Bây giờ có chịu đóng cửa phòng mạch, đưa em đi dạo vài vòng không hở?
− Sẵn dịp uy hiếp tinh thần anh luôn phải không? Tối rồi, anh mệt phờ người, chỉ muốn được nằm nghỉ, cho anh khất 1 lần đi.
Uyên ngúng nguẩy:
− Không. Anh đa đoan công việc thì ráng chịu. Nhất định tối nay không để cho anh yên thân đâu.
Khánh bực mình gắt lên:
− Đừng có qúa đáng nghe. Mức chịu đựng của anh có giới hạn thôi nghen.
Chiêu Uyên mím môi, rươm rướm nước mắt:
− Anh đối xử với em như vậy sao? Thế mà khi còn ở bên kia lại luôn bảo nào là anh nhớ em nhiều lắm, nào là mong cho thời gian qua mau để được về bên em. Muốn gì, anh cũng chiều chuộng hết. Thế mà chưa chi...
Nhìn nước mắt rơi giọt vắn giọt dài trên má Uyên, Khánh không đành lòng:
− Thôi, đừng có thế mà. Lau khô dòng lệ cá sấu ấy đi rồi lên xe ngồi với anh.
Uyên hờn mát, ngồi im không nhúc nhích.
Hiểu Khánh vỗ về:
− Này! Cho anh xin lỗi đi nhỏ. Giận hoài, tối khuya không đi được, em sẽ hối hận đấy nha.
Uyên vừa lau nước mắt, vừa làu bàu:
− Thấy ghét. Đợi cho người ta khóc mới chịu đồng ý à.
Dù rất mệt mỏi, Khánh cũng cố làm mặt vui vẻ khi ngồi bên Uyên. Gió đêm lùa vào, cô khẽ rùng mình ớn lạnh.
Khánh kéo cao kính xe lên, tránh nhẹ Uyên:
− Thấy không. Em yếu đuối như vậy mà cứ đòi đi chơi khuya.
− Ứ ừ. Tại anh hết cả, cứ cù cưa mãi làm mất thời gian.
Khánh mỉm cười:
− Lại đổ cho anh. Dạo này, em khỏe nhiều không?
− Em nghe dường như đã khỏi hẳn, anh ạ. Có lẽ nhờ vào tình yêu anh dành cho em.
Khánh cho xe chạy chầm chậm:
− Bây giờ khoa học tân tiến, bệnh tim của em đâu còn là căn bệnh nan y nữa.
− Nghe nói bên nước ngoài, người ta có thể thay tim được hở anh?
− Ừ. Được tất. Vì họ có đủ điều kiện. Từ từ, ở nước ta cũng làm được thôi.
− Như vậy, hy vọng tuổi thọ của em sẽ được kéo dài lâu hơn, phải không anh?
Khánh gật đầu:
− Đúng rồi. Điều ấy là chắc chắn. Nhưng nói gì thì nói, dạ dày của anh vẫn không chịu để yên mà cứ réo gọi đây này.
Uyên kêu lên:
− Chết không! Em quên là anh chưa ăn cơm. Mình kiếm chỗ nào ghé vô đi nghe.
− Anh nghe hơi mệt, cơm thì khô khan lắm chắc khó nuốt. Hay là chúng ta vào Chợ Lớn ăn mì. Em có thích không?
− Tuỳ anh. Em dùng món gì cũng được.
Khánh cho xe vào khu phố sầm uất. Ở đây, đa số là người Hoa cư ngụ, họ bán đú các món ăn quen thuộc của người Hoa. Ban đêm, đèn màu nhấp nháy như hoa đăng.
Khánh dừng xe trước 1 cửa tiệm lớn. Hai người chọn bàn ở trong góc khuất.
− Em đã từng đến ăn ở đây lần nào chưa? Khánh hỏi.
Uyên lắc đầu:
− Mẹ cứ giữ em như báu vật, làm gì có dịp được.
− Nổi tiếng ngon nhất là mì ở Chợ Lớn. Bảo đảm em ăn 1 lần sẽ bị ghiền luôn.
− Ừ. Để thưởng thức thử xem.
Khánh búng ngón tay gọi bồi:
− Cho 2 tô mì nhuyễn. Nấu cho thật ngon nhé.
Trong khi chờ đợi, Uyên đưa mắt nhìn chung quanh. Giờ này mà khách vẫn còn rất đông, không dư 1 bàn trống nào. Chắc đúng như lời Khánh bảo, tiệm ăn này rất nổi tiếng.
Thấy Uyên im lặng, sợ cô sốt ruột, Khánh nói:
− Không ngờ ban đêm mà cũng chẳng thưa khách. Em ráng đợi chút nhé.
− Vâng. Chỉ sợ anh đói thôi. Còn em đã ăn cơm chiều rồi.
Hiểu Khánh ngó Uyên:
− Em khôn chúa luôn. No bụng mà để anh phải đói như thế hả?
− Thì bây giờ anh không ăn là gi.
Uyên vừa dứt tiếng thì anh bồi đã mang ra 2 tô mì đặt lên bàn.
Khánh ân cần nêm gia vị thêm cho cô:
− Em có ăn được ớt, giấm không?
Uyên ngần ngừ.
− Một chút cho đầy đủ với người ta. Có đắng cay, chua ngọt, khẩu vị mới thêm ngon. Khánh bảo.
Uyên ngó anh cười:
− Bác sĩ gì mà miệng còn lanh hơn mấy ông quảng cáo thuốc Sơn Đông. Anh chắc thích hợp với nghề buôn bán hơn đấy.
− Ừ. Mai mốt làm nghề y mà thấp nghiệp, anh sẽ đổi sang kinh doanh ngay.
Uyên cười giòn tan:
− Thôi, ăn đi ông tướng. Sơi mì đã nở bằng cọng đũa rồi kìa.
Khánh chép miệng, nhìn vào tô:
− Chưa ăn cũng thấy ngon rồi.
Uyên gắp thử mỗi đũa, cô gật gù:
− Ừ. Hương vị rất đặc biệt. Anh khen phải lắm. Lát nữa về nhà, em sẽ giới thiệu chỗ này với mẹ
− Ấy chết! E không sợ giấu đầu lòi đuôi ư? Mẹ biết em đi chơi mẹ sẽ rầy em đấy.
− Mặc kệ. Chẳng lẽ phải giấu giếm hoài sao? Em còn muốn anh đến nhà để cho mẹ biệt mặt.
Hiểu Khánh phẩy tay:
− Khoan đã. Bây giờ chưa phải lúc đâu, rủi mẹ bắt cưới ngay lúc này thì sao?
− Thì càng tốt. Anh không muốn chúng mình được gần mãi bên nhau à?
− Sao lại không. Nhưng từ từ 1 thời gian đã.
Uyên ngước nhìn Khánh:
− Thời gian nữa là bao lâu?
− Chưa thể biết được. Anh mới vừa ra trường, công lao cha mẹ nuôi anh ăn học chưa đền đáp.
Uyên tiếp lời Khánh:
− Cho nên anh chưa dám nghĩ đến hạnh phúc riêng tư chứ gì?
Khánh ậm ừ.
− Anh nói nghe cũng đúng. Nhưng đâu phải cưới vợ rồi bỏ mặc ba mẹ đâu. Vả lại, gia đình anh cũng bề thế, 2 bác sống đến trăm tuổi vẫn chưa hết cái gia sản ấy.
− Đồng ý rằng vậy. Song ít nhất cũng phải một hai năm sau đã.
Chiêu Uyên giận dỗi đẩy tô mì sang 1 bên, mặt ngoảnh đi nơi khác.
− Ô kìa! Sao em không ăn hết tô mì đi? Khánh hỏi
− Nghe anh nói, em no ngang tới cổ rồi. Anh có biết em đang khổ tâm lắm không?
− Yêu nhau, chờ đợi nhau là lẽ đương nhiên. Nếu em cảm thấy đấy là 1 việc khổ thì cứ tự do làm theo ý thích. Anh chẳng trách em đâu.
Chiêu Uyên trố mắt nhìn Khánh, tự ái bừng bừng nổi dậy.
− Chờ đợi anh bấy lâu, để bây giờ anh về nói với em những lời đó phải không?
Khánh không muốn đôi co nhau trong quán làm dịp cho nhiều cặp mắt hiếu kỳ dòm ngó.
Anh đứng lên trả tiền rồi bảo Chiêu UYên:
− Mình ra xe đi. Chỉ có 2 đứa, mặc tình em muốn nói gì thì nói.
Uyên vùng vằng bước theo Khánh.
Cho xe lướt chậm trên đường đêm, Khánh lặng im nghe Uyên trách móc:
− Trước khi anh đi du học, anh có hứa khi nào tốt nghiệp xong về nước, chúng mình sẽ làm lễ cưới. Vậy mà hôm nay, anh lại nói khác.
− Anh khẳng định 1 lần nữa với em rằng anh không quên. Nhưng cưới ngay thì không được. Lý do anh đã nêu ra rồi. Nếu em không thông cảm thì anh đành chịu thôi.
Chiêu Uyên lại sụt sịt:
− Lý do của em còn chính đáng hơn anh nữa. Nhưng nói ra chỉ sợ anh...
Khánh ngạc nhiên, quay sang nhình Uyên:
− Lý do gì mà em ngại anh sợ?
Cô ngập ngừng:
− Anh hứa đừng trách em thì em mới dám nói.
− Ừa. Anh hứa.
Chiêu Uyên ấp úng:
− Trước khi em yêu anh, mẹ em đã đồng ý gả em cho 1 người.
Khánh như người từ cung trăng rớt xuống:
− Thật ư? Nhưng em có chấp nhận không, hay phản đối?
Đôi mắt Uyên nhìn xa xăm:
− Ngày ấy, em còn rất trẻ, chưa nhận định được thế nào là yêu nên đã vội vàng đồng ý.
Khánh chợt thở dài:
− Chuyện chúng ta đã trở nên nan giải rồi đấy.
Uyên cong mày:
− Chưa gì, anh đã vội nản chí như vậy? Nếu khó khăn thì 2 đứa mình cùng nhau tranh đấu chứ.
− Chuyện hứa hôn rất là hệ trọng. Người lớn với nhau, khó có thể nuốt lời.
− Nhưng bây giờ em mới thấy mình đã ngộ nhận tình yêu, làm sao ưng làm vợ Triết được.
Khánh bỗng dưng hỏi:
− Triết nào? Có phải anh ta làm kỹ sư hàng hải không?
Uyên ngạc nhiên gật đầu:
− Đúng rồi. Sao anh biết?
− Vậy em cũng quen biết với Đông Nghi?
− Ừ. Anh quen với cả 2 người à?
Khánh đáp:
− Tình cờ biết nhau thôi. Anh với họ cùng đi chung chuyến tàu.
− Ra thế. Nhỏ Nghi đòi anh Triết cho đi tàu 1 lần để ngắm biển. Còn anh,sao không đi máy bay cho nhanh?
− Máy bay thì anh đã đi nhiều lần rồi, còn tàu thì chưa bao giờ cả, nên anh nhờ người quen giúp cho đi 1 chuyến.
Uyên hỏi dò:
− Anh thấy Triết như thế nào?
− Trông thì cũng điển trai, ăn nói lại lịch sự.
Cô bĩu môi:
− Anh không ghen với Triết hay sao mày khen anh ta dữ vậy?
Khánh bật cười:
− Triết là người đến trước, sao anh có thể ghen ngược lại cho được.
Chiêu Uyên chu môi:
− Người ta bảo có yêu thì mới có ghen. Anh nói thế là không yêu em rồi.
− Em khéo suy diễn. Đàn ông rất ít người nhỏ mọn, vặt vãnh như đàn bà. Lý ra chuyện ghen tuông nên để cho Triết mới đúng.
Chiêu Uyên nhìn Khánh, lạ lẫm:
− Bữa nay, anh làm sao vậy? Lời lẽ của anh nghe khó hiểu vô cùng. Em có cảm tưởng như anh đang có dấu hiệu thay đổi.
Khánh trầm ngâm 1 lát rồi bảo:
− Em có thấy mình yêu nhau như vầy là mạo hiểm và rất tội lỗi với Triết không?
Uyên đáp, không chút do dự:
− Không có gì tội lỗi cả. Thực ra, em đâu có yêu Triết.
− Nhưng làm sao Triết hiểu được việc ấy. Trong khi anh ta hết mực yêu thương em thì em lại giả dối.
Uyên chau mày:
− Sao anh lại đổ hết cho em? Mọi chuyện đều do nơi anh thôi.
− Hừ! Lại do nơi anh. Từ khi mình quen nhau, có bao giờ em nói cho anh biết em đã có vị hôn phu rồi không?
Uyên hất mặt lên, cười cười:
− Ngu sao nói.
− Bởi thế cho nên hôm nay mới rắc rối đây này.
− Nếu anh sợ thì mình công khai tình yêu ra đi. Triết thua cuộc, bắt buộc ảnh phải rút lui thôi.
Khánh thở ra:
− Em nói sao nghe dễ dàng quá. Tình yêu chứ đâu phải chiếc áo mà muốn cởi bỏ lúc nào cũng được.
− Nhưng anh nên nhớ rằng, nó cũng không thể miễn cưỡng.
Khánh buột miệng:
− Anh nghĩ chắc số phận của anh rồi cũng sẽ như Triết thôi. Khi đã cạn tình, em cũng sẽ nói với anh như vậy.
Chiêu Uyên choàng tay ngang hông Khánh, nũng nịu:
− Ghét ghê. Chỉ giỏi suy đoán. Ngoài anh ra, em có còn quen ai nữa đâu.
Khánh lắc đầu:
− Khó tin lắm. Biết đâu những ngày anh đi du học...
Uyên đưa tay bịt miệng Khánh:
− Không được nói bậy. Để chứng tỏ lòng chung thành của em, ngày mai anh đến nhà ra mắt mẹ em đi, sẵn dịp mình sẽ thú thật với mẹ luôn.
Khánh phản ứng ngay:
− Bất ngờ qúa, không thể được. Vả lại đã có Triết rồi, mẹ sẽ không bao giờ chấp nhận anh.
Uyên nhíu mày suy nghĩ:
− Hay là em sẽ trực tiếp nói hết với Triết. Xin anh ấy thông cảm.
Khánh lắc đầu:
− Lại càng không ổn. Lúc đó chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Chiêu Uyên tức tối, cự nư:
− Cách nào anh cũng không đồng ý Vậy theo anh, phải chờ đến khi nào đây?
Khánh im lặng không đáp. Đường khuya thanh vắng, mỗi người đeo đuổi theo ý nghĩ riêng. Đến nhà Uyên, Khánh dừng lại:
− Em về nhá. Chúc ngủ ngon.
Uyên giận dỗi không trả lời. Cô mở cửa xe, nhanh nhẹn bước xuống.
Nhận được tin trúng tuyển vào làm tiếp viên hàng không, Đông Nghi thật mừng rỡ, tưởng như trong đời cô chẳng có nổi vui nào lớn hơn.
Tâm trạng phấn chấn, Nghi đến trước gương ngắm lại dung nhan của mình. Hôm đi thi, Nghi vâng lời mẹ trang điểm nhẹ nhàng một ít phấn son. Có lẽ nhờ vốn liếng tiếng Anh, cộng với ngoại hình chẳng đến nổi xấu xí, Nghi đã vượt lên trên được nhiều người.
Bình thường, cô thích giản dị nhưng hôm nay, Nghi muốn nhìn kỹ lại khuôn mặt của mình.
Trước lúc ra mắt giám khảo, thế là Nghi lôi hộp trang điểm ra, bắt đầu vẽ vời. Một chút phấn trên má, một ít son lên môi, Nghi thấy khuôn mặt mình bỗng trở nên rạng rỡ.
Cô mơ màng nghĩ đến bộ đồ đồng phục màu thiên thanh của tiếp viên mà thích thú. Giá như được mặc vào lúc này, chắc là đẹp lắm.
Đang nghĩ ngợi vẩn vơ, chợt bé Thư đập cửa phòng, réo gọi làm Nghi giật mình.
− Chị ơi! Có khách đến tìm.
Nghi bực bội, hỏi vọng ra:
− Ai vậy?
− Anh Triết.
Cô khẽ nhăn mặt, nói thầm: Nhằm lúc người ta bận tay mà tới. Thật đúng là quấy rầy.
Đẩy cửa, Nghi bước ra phòng khách. Thấy cô, Triết nghiêng đầu ngắm:
− Chà! Hôm nay, trông Nghi xinh quá. Lúc nãy, chắc đang trang điểm phải không?
Cười cười, Nghi đỏ hồng đôi má:
− Anh ác ghên! Nhè lúc người ta bận làm đẹp mà tới phá đám.
− Ôi! Anh đâu có biết. Nhưng sương sương như vầy là đẹp rồi.
Nghi bật cười nhỏ:
− Không ngờ anh cũng biết nịnh đầm. Vậy mà chị Uyên bảo anh là ông Phật sống.
Triết nhe răng cười:
− Lúc nào chị Uyên của Nghi cũng chê anh. Không biết sao càng ngày Uyên càng khó tính.
Nghi nhoẻn miệng:
− Anh về, đã đến tạ lỗi cùng chị ấy chưa?
Triết trừng mắt:
− Ơ hay! Anh có lỗi gì đâu.
− Thì lỗi quá chung tình với biển, bỏ chỉ vò võ một mình ở nhà.
− Chuyện bất đắc dĩ thôi, anh đâu có muốn.
Rồi Triếy chép miệng nói tiếp:
− Nhưng hình như lúc này Uyên không được vui khi gặp lại anh.
− Chắc tại anh thiếu chăm sóc chứ gì, tính của chị ấy rất cần được sự an ủi, người thân thiết nhất chính là anh.
Triết gật gù:
− Đúng. Nhưng anh có rất ít thời gian. Uyên đòi hỏi như vậy là hơi quá đáng.
− Thông cảm cho chị ấy đi mà. Thôi, gác chuyện đó qua một bên. Hôm nay, anh tới đây thăm Nghi hay có việc chi cần nhờ vả?
Triết cung tay hăm dọa:
− Em mà nên tích sự gì để nhờ.
− Nhớ nhá. Mai mốt có chuyện đến cầu cạnh thì đừng hòng.
Triết cười hì hì:
− Để xem ai cầu cạnh ai thì biết. À! Việc gì thi cử vào ngành tiếp viên có kết quả chưa?
Nghi sực nhớ, cười toe:
− Có rồi. Hân hạnh báo tin cho anh hay, Nghi đã được tuyển.
− Ồ! Thành thật chúc mừng Nghi.
Cô nheo mắt:
− Chúc mừng suông vậy sao? Anh nhím quá vậy.
Triết bật cười khanh khách:
− Em quả là kỳ. Lắng tai nghe anh hỏi. Ai đậu? Em hay anh?
− Thì đương nhiên là em rồi.
− À! Như thế thì em phải khao chứ, sao lại là anh?
Nghi nhoẻn miệng:
− Nhưng em với anh, ai lớn? Vả lại, em chưa đi làm việc, lấy đâu ra tiền.
Triết gật gù:
− Nói câu trước bất hợp lý, câu sau nghe được. Thôi thì anh tình nguyện dốc hầu bao ra vậy.
Nghi thích thú reo lên:
− Ôi! Khoái quá. Em có quyền chọn địa điểm phải không?
− Ừ. Cho Nghi tuỳ ý. Nào! Muốn anh đãi món gì?
− Anh chỉ hao tốn ít thôi. Em thích ăn món bình dân lắm. Lẩu lương kèm với bún được rồi.
− Ừ. Cũng hợp khẩu vị với anh đấy. Đi bây giờ nhé?
− Khoan đã. Đợi Nghi thay đồ một chút.
Bà Thạch, mẹ của Nghi bước ra, tươi cười:
− Ủa! Cháu đến khi nào vậy?
Triết vừa chào, vừa đáp:
− Dạ thưa cũng mới tới. Vừa hỏi đến chuyện thi cử là bị Nghi bắt cháu khoản đãi ngay.
− À! Ai bảo trước khi lại đây, cháu không coi giờ.
Triết cười tủm tỉm:
− Tốn chút đỉnh có đáng là bao đâu bác. Cháu nói đùa cho vui đấy thôi.
− À! Nghe nói cháu với Chiêu Uyên sắp làm lễ thành hôn phải không?
− Dạ, chưa đâu bác. Chắc phải thêm một thời gian nữa.
Bà Thạch nhướng mắt:
− Ủa! Sao lạ vậy? Tình cảm mà kéo dài không tốt đâu nghen.
− Vâng. Nhưng tại Uyên muốn thế, chứ không phải tại cháu.
− À! Lý do nào hoãn lại?
Triết đáp nhỏ:
− Dạ, Uyên nói lúc này không được khỏe, ngại cưới nhau sẽ mất hạnh phúc.
Bà Thạch gật đầu:
− Nó nói cũng có lý. Chiêu Uyên bị bệnh tim bẩm sinh mà.
Đông Nghi đã sửa soạn xong, cô đẩy xe gắn máy ra.
− Mình đi, anh Triết.
− Ừ. Nhưng Nghi ngồi chung xe với anh không được hay sao mà phải đi hai chiếc?
Bà Thạch nhanh miệng:
− Phải đấy. Để anh Triết chở con đỡ phải tốn xăng, Nghi ạ.
Cô phồng má:
− Không. Con còn phải rủ chị Uyên đi nữa, để anh bao một chầu cho đáng chứ.
Triết cười thành tiếng:
− Eo ơi! Thù oán với anh kiếp nào mà tính toán dữ vậy, cô bé?
− Không phải thù. Nhưng nếu vắng chị Uyên thì anh đâu có vui.
Triết tặc lưỡi:
− Anh đối với Uyên còn thiếu gì dịp. Bữa nay, anh chỉ muốn đãi riêng mình Nghi thôi, lôi thêm người thì phải chịu ăn ít đấy nhá.
Nghi gật lẹ:
− Cũng được. Tại vi em muốn báo tin vui cho chị Uyên luôn thể.
− Thì tùy. - Triết nói với vẻ không được sốt sắng.
− Thôi, mấy đứa đi chơi vui vẻ nghe. Còn con Nghi, nhớ không được đòi hỏi anh Triết nhiều đấy.
Triết mỉm cười:
− Hổng sao đâu bác. Lâu lâu mới có một lần mà. Thưa bác, cháu đi ạ.
Nghi cho xe chạy song song với Triết. Ánh nắng ban mai nhuôm hồng đường phố.
− Bao giờ thì Nghi đi làm?
− Chắc chừng một tuần nữa. Có lẽ phải học thêm khóa đàm thoại cấp tốc, Nghi nghĩ vậy.
− Đúng thôi. Vì khách trên phi cơ đâu chỉ là người Việt Nam.
− Chứ sao. Nghi còn muốn học thêm nhiều thứ tiếng nữa cơ.
− Nếu có điều kiện thì cũng nên học, nghề này coi bộ thích hợp với Nghi đấy.
Cô chép miệng:
− Đúng ra, Nghi chỉ thi thử thôi. Không ngờ được tuyển.
Triết nheo mắt:
− Ngoại hình của Nghi ăn đứt các cô gái khác rồi. Mai đâu sẽ có dịp làm quen với mấy anh chàng phi công, tha hồ mà chọn lựa đức lang quân nhé.
Nghi chúm chím:
− Quen với họ thì được, còn chọn làm chồng thì không đâu.
− Sao vậy?
− Ai không biết là họ đào hoa. Đâm đầu vào để rước cái khổ à?
Triết bật cười:
− Coi chừng nói được mà làm không được nghe. Tình yêu luôn có sức mạnh vô hình, lực bất tòng tâm là như thế đấy.
Nghi vênh mặt:
− Gần rồi. Trái tim Nghi không dễ lay chuyển đâu.
− Anh không tin. Họa chăng Nghi biến thành thánh thôi.
Hai người mãi trò chuyện mà đến nhà Uyên lúc nào không hay.
Nghi vội kêu lên:
− Quẹo vào cổng đi anh Triết. Tới rồi.
Chiêu Uyên ngồi dưới gốc ngọc lan vụt sáng mắt khi thấy Đông Nghi rồi bỗng dưng cô xìu xuống vì có Triết đi cùng.
Nghi dựng xe, đon đả chạy lại:
− Ôi! Sáng sớm, chị ra đây ngồi tắm nắng phải không?
Uyên cười nhẹ:
− Lúc này, em biến đi đâu mà biệt tăm biệt tích thế?
Nghi vuốt tóc, ngồi kế bên Uyên, nói đùa:
− Thời gian này là chị dàng riêng cho anh Triết. Em đâu có dám mò tới để quấy rầy hai người.
Uyên cốc lên đầu Nghi:
− Con bé này dẻo miệng quá. Vậy sao bữa nay anh Triết đến đây, em lại tháp tùng theo hử?
Triết đáp thay:
− Đừng nói oan cho Nghi. Cổ tới đây là có ý tốt với em đấy.
− Ý tốt gì vậy?
− Em thi đậu vào ngành tiếp viên hàng không rồi, anh Triết sẽ khao hai chị em mình. Chị vào thay đổi xiêm y mau lên.
Triết cũng thúc giục:
− Ừm. Em với Nghi thích đi đâu, anh sẽ đưa đi đó.
Uyên ngó cả hai:
− Khoan đã. Chuyện này lạ nghen. Tin vui của Nghi thì để nhỏ ấy khao chứ, sao lại anh Triết.
− Thông cảm đi mà. Tại Nghi chưa làm ra tiền nên anh Triết tình nguyện thay thế. Miễn chị ăn khỏi phải tốn tiền là được rồi.
Chiêu Uyên gật đầu:
− Vậy chịu phiền đợi một tí nghe.
Nghi ngó theo dáng Uyên, cô bảo Triết:
− Trông chị ấy khỏe như thường, đâu có vẻ gì bệnh hoạn.
− Ừ. Anh cũng thấy thế. Có lẽ Uyên nghĩ chưa cần phải cưới vì chưa hiểu rõ anh chăng?
Nghi tư lự một lát rồi bảo:
− Theo em, chắc chị ấy đang nghi ngờ anh nên kéo dài thời gian để ngấm ngầm theo dõi.
Triết nhún vai:
− Thì cứ việc. Vàng thật, đâu sợ gì lửa.
− Đúng không vậy? Anh có dịp đi qua nhiều bến cảng. Biết đâu mỗi bến anh đều có một người đẹp thì sao?
− Tầm bậy. Anh đâu có hào hoa dữ vậy nhỏ.
− Sao không. Nếu anh cù lần, làm gì chinh phục chị Uyên được.
− Ai bảo Nghi là anh Triết "bô" trai? Ảnh xấu gần chết. Chị đang chán đây.
Uyên vừa bước tới, vừa nói nửa đùa nửa thật.
Triết cười mĩm chi, nhìn cô:
− Được thôi. Nếu chán thì đừng nên gượng ép. Đúng không Nghi?
Nghi phản đối:
− Hai người chớ có bỡn cợt nghe. Coi chừng xui xẻo lại ra thực đó.
Uyên bật cười:
− Bày đặt tin dị đoan. Bây giờ, ai cho tôi quá giang đây?
Nghi chỉ Triết:
− Hỏi kỳ không? Tài xế riêng của chi kìa.
Uyên miễn cưỡng ngồi lên xe, sau lưng Triết.

*

Ba người ngồi quanh chiếc bàn con. Uyên đưa mắt nhìn quanh rồi hỏi:
− Quán này nấu có ngon không?
Nghi rụt vai, lắc đầu:
− Em không biết. Chắc anh Triết rành hơn em.
Uyên nhìn vị hôn phu. Triết trả lời:
− Anh cũng mới vào lần đầu. Để thứ thưởng thức xem.
− Coi bộ bình dân quá. Nhỏ Nghi quê ơi là quê. Lâu lâu mới được khao một chầu mà đòi ăn bún lẩu. Thiệt là ngốc hết nói.
Đông Nghi cười khanh khách:
− Theo chị, chắc phải đòi tới nhà hàng để ăn mấy món sang trọng phải không?
− Chớ sao. Quả là thật thà. Món này tầm thường, làm gì ngon bằng bò tái chanh, gà hấp muối.
− Eo ơi! Chị đừng có chê. Ăn rồi hãy phê bình.
Triết gục gặc:
− Ừ. Đi nhà hàng nghe có vẻ sang, nhưng chưa chắc hợp khẩu vị như mấy hiệu ăn nho nhỏ này.
Uyên lắc đầu:
− Không. Em phản đối. Đã nói khao thì khao cho đáng. Dù gì thì Nghi cũng bị mang tiếng là được đãi rồi.
Triết cười cười:
− Em thuộc về phe ta, vậy mà chẳng bênh vực cho anh, lại còn xúi giục cho Nghi làm cạn túi tiền của anh nữa.
Uyên mĩm cười:
− Chưa đâu. Nếu em biết trước, em sẽ bảo Nghi mời thêm một đám bạn. Lúc ấy, anh mới thấy thấm thía.
− Thôi, tội cho anh Triết lắm.Ảnh còn phải để dành tiền cưới vợ.
Triết đùa cợt:
− Chị Uyên có thèm ưng anh đâu mà cưới.
− Phải không đấy? Chị mà thờ ơ với ảnh là bị mất ngay đấy nha.
Uyên bĩu môi:
− Nói thật nha. Ai thích ảnh, chị nhường cho liền.
Nghi ngó Triết, sợ anh buồn:
− Thôi, chị đừng nói chơi kiểu đó, dễ mếch lòng lắm, chị Uyên ơi.
Chiếc lẩu nghi ngút khói được mang ra, cắt đứt câu chuyện của ba người.
Nghi nhìn dĩa rau xanh tươi, chép miệng:
− Dùng món này, phải đủ rau như vầy mới ngon.
Uyên ngắt lời Nghi, chỉ dĩa cá viên:
− Còn chị thì thích cái này, vì có chất lượng hơn.
Triết phì cười:
− Thích thì cứ ăn. Em bệnh cần phải bồi dưỡng.
Vừa nói, Triết vừa ân cần bớt cá viên và mực tươi bỏ vào chén cho Uyên rồi dịu dàng bảo:
− Này! Ăn đi em. Có dùng chung với bún không? Anh gắp cho.
Uyên nhão giọng nhõng nhẽo:
− Bỏ chút xíu thôi rồi thêm giùm em một chút nước dùng.
Nghi nhìn hai người, cô tặc lưỡi:
− Thấy người ta chìu nhau mà mình tủi thân. Không biết đến bao giờ mình mới đưỢc người khác chăm sóc tận tình như vậy.
− Chị không tin Nghi chưa có người yêu đâu. Tại em muốn giữ bí mật thôi.
Triết chọc ghẹo:
− Ừ. Đúng đấy. Này! Cho anh tò mò chút nghe. Cái anh chàng bác sĩ cùng về chung chuyến tàu đâu rồi?
Nghi chu môi:
− Hỏi kỳ không? Nghi với hắn có liên hệ gì mà biết.
− Thật à? Coi chừng một ngày đẹp trời nào đó, hắn sẽ tìm tới nhà Nghi cho xem.
− Anh khéo đùa. Thành phố rộng mênh mông, dễ gì tìm được.
− Sao lại không? Người ta thường bảo: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" mà.
Uyên nguýt Nghi:
− Chà! Vậy mà giấu chị há. Anh chàng ấy có điển trai không anh Triết?
− À! Trông cũng sáng sủa lắm. Gặp Nghi rồi, anh ta sẽ tương tư Nghi ngay thôi.
Cô trừng mắt hăm dọa:
− Anh mà còn ghẹo, Nghi phình bụng ăn bốn năm cái lẩu cho anh trả tiền mệt nghĩ luôn đấy.
Triết bật cười giòn giã, anh thách thức:
− Nếu ăn nổi thì cứ phình. Chỉ sợ chưa chi em đã phải vá ruột.
Uyên không nén được cũng cười theo:
− Này, Nghi! Bao giờ anh chàng bác sĩ mò tới, nhỏ gọi điện cho chị đến xem mặt với nghe.
− Ai mà thèm chú ý đến em. Tại anh Triết trêu em thôi.
− Không đâu. Anh Triết ít khi nói dối lắm.
Nghi ngó chiếc lẩu, đánh trống lãng:
− Nãy giờ, ai cũng mê nói chuyện đến quên cả ăn. Còn nhiều cá viên trong đấy lắm đó, chị Uyên.
− Ừ. Công nhận em với anh Triết nói đúng. Ở đây nấu cũng ngon quá đi chứ.
− Bởi vậy, em bảo chị phải ăn thử đi rồi hãy phê bình. Anh Triết ơi! Mai mốt, coi chừng chị Uyên bắt anh phải đưa tơi chỗ này dài dài đó nghe.
Triết gật đầu:
− Anh xin sẵn sàng phục vụ. Chị Uyên của em có đòi ăn gan rồng, anh cũng phải cố tìm cho được để mà chiều.
− Eo ơi! Thật đúng là một người yêu lý tưởng. Rồi sẽ có nhiều người ghen với hạnh phúc của chị cho xem.
− Anh Triết bẽm mép lắm. Anh ấy chỉ giỏi cái miệng thôi. Người ta bảo người nào hay nói thì không hay làm.
Nghi cười trong trẻo:
− Nghĩa là "năng thuyết, bất năng hành", có đúng không?
Uyên gật đầu lia lịa:
− Quá đúng. Này! Để chị nói cho em rút kinh nghiệm. Đừng thấy gã nào ba hoa mà tin lời. Trong thời gian yêu nhau thì giả vờ chiều chuộng, nhưng khi cưới được rồi thì cô vợ sẽ biết tay.
Nghi tròn mắt:
− Ồ! Phải thế không anh Triết? Sao sự thật lại phũ phàng thế?
Triết chép miệng:
− Bữa nay, không biết Uyên ăn nhầm cái gì mà tố khổ anh ghê quá? Nhưng thôi, cô ấy muốn nói sao thì nói, miễn sao anh không có là được.
Nghi gật nhẹ, đùa cợt:
− Ừ. Em cũng thấy chị Uyên ăn hiếp anh hơi nhiều. Nhưng anh đừng lo, chẳng còn bao lâu nữa, chị ấy sẽ biết tay anh mà.
Uyên cốc lên đầu Nghi:
− Đồ khỉ gió! Cùng phe ta mà nó không bênh, lại đi bênh phe địch. Quả là ngu ngốc!
Nghi bịt miệng, che giấu nụ cười. Triết giả lả:
− Thôi, ăn mau lên rồi còn về nữa chứ. Còn Nghi, đừng dại dột chọc tức người bị bệnh tim nghe. Cô ấy mà xỉu thì em lãnh đủ đấy.
Nghi vuốt ve vai của Uyên:
− Em đùa cho vui, chị hiểu nên đâu có giận, phải không?
Uyên chằng miệng hăm he:
− Ừ. Nhớ lần sau, không được a dua với anh Triết ăn hiếp chị nữa nghe.

*

Mặt trời đã lên cao, rọi qua khe cửa sổ. Hiểu Khánh cựa mình vươn vai. Qua một ngày làm việc cật lực, đêm về anh ngủ thật ngon. Sáng nay, Khánh cho phép mình được nghĩ, ít nhất trong tuần cũng phải dành một ít thời gian để thư giãn chứ. Nhưng bây giờ, biết đi đâu đây? Đến nhà Uyên chăng? Ồ! Không thể được. Cô ấy đã bật mí cho Khánh biết là cô ấy đã lỡ hứa hôn rồi. Mà sao đến giờ này, Uyên mới cho anh hay nhỉ? Hôm đó, sau khi nghe được chuyện bất ngờ ấy. Khánh cảm thấy bàng hoàng tưởng như Uyên cợt đùa với anh.
Nhưng không, sự thật vẫn là sự thật, và đấy là một vấn đề nan giải mà anh phải đương đầu.
Tự xét lại lòng, Khánh cũng thấy hơi xót xa, hụt hẫng. Song nếu bảo rằng đau khổ vì quá yêu Uyên thì chưa phải. Vì qua thời gian xa vắng nhau, anh chưa bị nhớ nhung hành hạ đến nồi quay quắt. Khánh cũng chưa từng mơ được cặp tay Uyên bước lên xe hoa hạnh phúc. Bây giờ suy nghĩ lại, anh cảm thấy có lẽ đã bị ngộ nhận. Thế mà lâu nay anh ngỡ rằng mình đã thực sự đi đến tình yêu với Uyên.
Không. Nhất định trái tim anh chưa rung động chân thành. Hơn nữa, Uyên sắp có chồng, Khánh không thể làm cho người đến trước anh phải đau khổ.
Lòng vòng trong ý nghĩ, Khánh chợt bắt gặp hình ảnh của Đông Nghi, một cô bé ương ngạnh, nhưng cũng thật dễ mến. Khánh biết Nghi đã để lại cho anh nỗo vương vấn khó quên. Bóng dáng Đông Nghi chợt lóe sáng trong trí óc, thôi thúc Khánh phải tìm cách để được gặp lại.
Nhưng biết tìm Nghi nơi nào nhỉ? Khánh tự trách mình sao hôm ấy ngu ngốc, không hỏi cụ thể địa chỉ để giờ đây nằm hối tiếc, nghĩ ngợi vẩn vơ.
Cùng ở chung thành phố mà hy vọng gặp lại sao mong manh thế.
Đang để tâm trí đi hoang, Khánh bỗng nghe có tiếng gõ cửa.
− Anh Khánh ơi! Ngủ gì kinh vậy? Mặt trời xó vào lỗ mũi rồi.
Khánh vươn vai ậm ừ khi nhận ra tiếng Kim.
− Đừng có quấy rầy. Hôm nay anh nghĩ, nhỏ ạ.
− Hừ! Làm bác sĩ, ai cho phép nghĩ? Bệnh nhân ngồi chờ sắp lớp kia kìa.
Khánh đẩy cửa bước ra:
− Xạo! Anh treo bảng chiều mới làm việc.
− Chao ơi! Bác sĩ mà chẳng có lương tâm nghề nghiệp gì cả. Người ta bệnh mà bắt phải chờ.
Khánh trừng mắt với em gái:
− Biết gì mà mói? Bộ làm bác sĩ rồi phải làm việc suốt, không được nghĩ ngơi sao?
Phương Kim rụt vai:
− Thì em nhắc anh thôi. Làm gì la lối dữ vậy?
Khánh mĩm cười:
− Ai bảo em nói anh chẳng có lương tâm. Mai mốt bỏ cái tật dạy khôn đi, nghe không?
Kim nguýt Khánh dài ngoằng:
− Thấy ghét! Khó khăn với em út, mai mốt trời trả báo cho xem.
Khánh cười tủm tỉm:
− Trả báo chuyện gì?
− Thì phải sợ vợ chứ sao. Biết bao người bị rồi, anh nên lấy đó làm gương đi.
Khánh phá lên cười:
− Ôi! Chuyện thường ngày ở huyện. Vợ mình thì mình sợ, đâu có sợ vợ người khác đâu mà thiên hạ chê cười.
Kim đẩy Khánh:
− Thôi, không nói chuyện với anh nữa. Vệ sinh răng miệng đi rồi ăn sáng.
Khánh bước vào phòng tắm. Chuông điện thoại bỗng reo lên. Phương Kim nhấc ống nghe:
− Alô.
Đầu dây bên kia đáp lại cũng bằng một giọng nữ:
− Kim phải không? Nghi đây. Đang làm gì vậy nhỏ?
− Rảnh rỗi. Có gì không?
− Báo cho mày biết một tin mừng.
− Mày đậu vào tiếp viên hàng không rồi chứ gì?
Nghi cười khúc khích trong máy:
− Sao biết hay vậy?
− Nghe giọng phấn khởi của mày là biết liền.
− Hay há! Nhưng còn mày, có kết quả thi chưa?
− Phải chờ vài ngày nữa. Mà tao làm bài tệ lắm, chắc rớt quá.
Nghi nạt nộ:
− Tầm bậy. Không được bi quan. Tao muốn đến mày chơi, được không?
− Tốt. Tao đang buồn miệng, mới đấu khẩu với ông anh một chập đây.
− Chà! Có anh mày nữa à? Ngại quá!
− Đừng lo. Coi vậy mà ổng hiền khô hà.
− Ừ. Tao sẽ tới ngay.
Phương Kim cúp máy, quay lại. Bắt gặp Khánh đang đứng sau lưng, cô vụt phá lên cười:
− Xời ơi! Rình nghe lén người ta hé. Em không có nói chuyện với bạn trai đâu mà nghe lén.
− Hừ! Chứ đang chót chét với ai thế?
− Với nhỏ bạn, được không?
− Vậy thì mau làm điểm tâm cho anh đi, rồi muốn nói gì thì nói.
Kim chạy ngay xuống phòng ăn:
− Khổ ơi là khổ! Chỉ có việc phết bơ lên bánh mì mà cũng đày ải người ta.
Khánh nhăn mặt:
− Eo ơi! Lại bánh mì. Không còn thứ khác sao Kim?
− Không. Ngán thì ai cấm anh đến tiệm phở chứ.
− Ừ. Thôi khỏi. Để anh đi tìm chồ thay đổi khẩu vị.
Kim lúc lắc đầu:
− Vậy thì em đỡ mất công. Cám ơn nhé ông anh.
Khánh nhanh nhẹn đi vào phòng. Thay đồ chưa xong, anh nghe ở phòng khách xôn xao.
− Nhỏ Nghi đi nhanh như bay ta ơi. Mới đây mà đã tới rồi.
Khánh tò mò lắng nghe. Ôi! Nhỏ bạn của Kim tên Nghi. Có phải Đông Nghi mà anh đã gặp không? Hay trùng tên ngẫu nhiên thôi.
Rồi Khánh lặng yên ngóng cổ lắng nghe tiếp.
− Nhà ngươi đã chuẩn bị sẵn món gì để đãi ta chưa hả?
Khánh nghe tim mình đập mạnh. Đúng là giọng nói của Đông Nghi rồi. Không ngờ cô ấy là bạn của Phương Kim.
Vậy mà bấy lâu nay Khánh chẳng biết. Bây giờ, chẳng hiểu có nên ra gặp Đông Nghi không nhỉ? Khánh phân vân tự hỏi. Ôi! Việc quái gì mà sợ? Dịp may hiếm có, không ra để rồi hối tiếc à?
Nhìn lại mình, thấy quần áo đã tươm tất, Khánh chuẩn bị tinh thần ung dung bước ra. Tưởng sẽ gây được bất ngờ cho Đông Nghi, dè đâu bầu không khí bỗng dưng lặng tanh. Hai cô gái đã biến đâu mất.
Khánh thất vọng nhìn lên thang lầu:
− Phương Kim ơi! Xuống dưới đây trông nhà này.
Kim hét lớn:
− Thì anh đóng cửa lại đi. Cần gì phải kêu hổng biết nữa.
Khánh bực bội nói tiếp:
− Anh đi lâu lắm à nghen. Khép hờ cửa, coi chừng ăn trộm đấy.
Kim vẫn lì lợm không xuống.
− Nếu sợ thì khóa lại càng tốt.
Khánh hậm hực đóng cửa cái rầm rồi thọc tay vào túi quần, đi bộ qua quán phở bên kia đường.
Trên ban công lầu thượng, hai cô gái chồm ra nhìn theo.
Lúc nãy, nghe giọng nói quen quen, bây giờ lại thấy dáng dấp anh trai của Kim, Đông Nghi hơi ngờ ngợ, hỏi bạn:
− Ê, nhỏ! Ông ta là anh ruột của mày đấy à?
− Chứ còn ai nữa? Tao duy nhất chỉ có một người anh thôi.
− Sao không bao giờ đến nhà mày mà tao gặp ổng.
Kim nhanh nhẩu:
− Gặp sao đưỢc? Ổng mắc đi du học mà.
− À, ra vậy. Nay, ổng về thăm nhà chứ gì?
− Không. Đã tốt nghiệp rồi. Anh tao mở phòng mạch, đắt khách dễ sợ.
Đông Nghi chau mày nhìn bạn:
− Ổng là bác sĩ?
Kim vênh mặt, hãnh diện:
− Ừ. Chứ sao.
Nghi im lặng một chút rồi ngập ngừng hỏi:
− Này! Có phải anh mày tên Hiểu Khánh không?
Kim giật nảy người, trố mắt nhìn bạn:
− Ừ. Đúng rồi. Mà sao mày biết hay vậy?
Nghi bật cười:
− Tao với ổng cùng đi chung chuyết tàu về hôm trước.
− Mày đi đâu qua bên ấy?
− Tao đi du lịch. Bà cô của tao gọi tao qua chơi.
Kim thắc mắc:
− Nhưng tại sao mày không đi phi cơ cho nhanh, mà lại đi tàu?
Nghi đùa cợt đáp:
− Tại tao thích vượt trùng dưong để nhìn sóng biển.
− Chà! Nói nghe văn hoa quá. Chắc mày với anh tao gặp nhau cũng thơ mộng lắm.
Nghi chúm chím:
− Thơ mộng khỉ gì. Tao làm anh mày bực mình thì có.
− Ạ! Chắc tại cái tật ương bướng muôn đời không bỏ được của mày chứ gì?
Nghi nhếch môi cười:
− Ừ. Không ngờ hôm nay gặp lại ổng ở đây. Nhưng thôi, Mày đừng hỏi ông anh mày về việc ấy nghe.
Kim hăm dọa:
− Mày giấu giếm với tao, tất nhiên tao phải hỏi ổng.
− Eo ơi! Có gì lạ mà tò mò không biết nữa.
− Ậy! Ai bảo mày làm ra vẻ bí mật.
Nghi cười khúc khích:
− Có gì hay ho đâu mà kể. Nói ra chỉ sợ mày rủa tao.
− Nhưng tao muốn nghe. Nào! Khai mau đi nhỏ.
Không từ chối được, Nghi bắt đầu câu chuyện bằng giọng khôi hài.
− Vào một đêm trời trong xanh như ngọc thạch. Trùng dương sóng vỗ liên hồi, tao ra boong tàu để ngắm trăng...
Kim che miệng cười:
− Ôi quỷ! Tao đang lắng nghe mà mày cứ bỡn cợt. Kể cho đàng hoàng, không được giỡn hớt.
− Thì đấy. Phải mở đầu như thế mới hấp dẫn được chứ.
Hai cô gái cứ chụm đầu vào nhau to nhỏ như sợ người thứ ba nghe thấy. Thỉnh thoảng họ lại phá lên cười:
Cuối cùng, Kim hỏi lớn tiếng:
− Nói thật đi. Mày có mong gặp lại anh tao không?
Nghi đưa một ngón tay lên môi:
− Suỵt! Nho nhỏ, kẻo ổng nghe được thì quê chết.
− Này! Đừng giả bộ đáng trống lảng. Ông anh tao "đẹp giai", lại đắt đào lắm nhé.
Nghi bĩu môi:
− Xí! Kệ anh mày chứ. Việc gì đến tao?
− À! Nhớ nha. Mai kia hó hé là chết với tao đấy.
− Tao cũng có khối anh chàng đeo đuổi. Mai mốt làm tiếp viên hàng không, tao quậy tưng lên cho mày xem.
Kim dài giọng:
− Tao biết mày đẹp rồi. Nhưng đừng tự cao quá, con ạ. Coi chừng có ngày bị té đau đó nghe.
− Đùa cho vui, chứ mày cũng biết tính bướng bỉnh của tao mà. Khó thương lắm.
Kim chợt đập vào vai Nghi:
− Ê! Quên nữa. Mày thi đậu, không khao tao gì sao?
− Tao đang bị viêm màng túi. Khi nào đi làm có tiền, tao không quên thủ tục ấy đâu.
Kim bỗng đưa ra ý kiến:
− Hay là chờ anh Khánh về báo cho ảnh biết, bắt ảnh mở két sắt ra?
Nghi lắc đầu nguầy nguậy:
− Thôi, kỳ lắm. Mới quen, ai lại làm vậy.
Kim tặc lưỡi:
− Yên trí. Mày ngại thì để tao nói cho. Nhất định ảnh sẽ vui vẻ đãi hai đứa một chầu liền.
Nghi làm thinh. Tuy ngoài mặt tỏ vẻ phản đối, nhưng thực ra trong lòng cô cũng muốn có dịp gặp lại Khánh. Thế nên Nghi bảo:
− Tao không có ý kiến. Tùy mày. Biết vì sao tao ngại không? Lần nào báo tin vui, thay vì tao phải thết tiệc ăn mừng, nhưng rồi cứ để cho người khác khao. Kỳ ghê!
Kim hỏi:
− Mày đã đưỢc ai đãi rồi?
− Anh Triết với chị Uyên, người quen của gia đình tao.
− Ôi! Nhằm nhò gì. Họ là người lớn, chiêu đãi để chúc mừng mày là phải rồi. Anh Khánh cũng thế. Đừng ngại, nhỏ ạ.
Dứt lời, Kim nắm tay Nghi, lôi đi:
− Mau xuống phòng khách với tao. Lẹ lên.
Nghi co rụt tay lại:
− Buông ra! Mày làm gì giống như đòi nợ.
− Nhỏ này dị ghê! Lanh hơn quỷ mà còn bày đặt mắc cở.
Hai cô gái còn đang vùng vằng thì có tiếng giày của Khánh khua trên hành lang.
− Rồi, anh tao về tới. Mày không chịu xuống, tao sẽ gọi ảnh lên. Anh Khánh ơi!
Nghi bịt miệng Kim lại:
− Ê! Đừng có gào.
Nghe tiếng kêu, Khánh mạnh dạn bước đến cầu thang:
− Gì đấy Kim?
− Lên đây. Nhỏ Nghi muốn biết mặt anh.
Đấm vào vai bạn thùm thụp, Nghi hầm hừ:
− Quỷ sứ! Tao nói vậy hồi nào?
Khánh chợt xuất hiện, trên môi dọn sẵn nụ cười, Nghi vội buông Kim ra.
Khánh ngó sững Nghi:
− Ồ! Cô đây sao? Thật không ngờ.
Nghi cười tủm tỉm, e thẹn nép sau lưng Kim. Thấy vậy, Kim lách người qua thật nhanh. Cô bảo:
− Mày làm gì vậy? Nhìn kỹ coi có phải bác sĩ Khánh mà mày đã gặp ở trên tàu không?
Nghi đỏ rần mặt, lúng túng, một cử chỉ thật lạ mà Kim ít thấy.
− Chao ôi! Hôm nay bày đặt mắc cỡ nữa. Ngộ nha.
Nghi nguýt bạn bén ngót:
− Nhỏ này! Bữa nay ăn cái gì mà lột lưỡi thế?
− Ai bảo mày giả bộ hiền từ, không chịu chào anh tao một tiếng.
− "Chời ơi"! Cần gì chào. Cười xã giao là biết quen rồi.
Khánh mỉm cười:
− Nghi đến đây từ lúc nãy phải không?
Cô gật nhẹ. Kim nói hớt:
− Nghi tới để báo tin cho em biết nó đã được tuyển làm người đẹp ngành hàng không rồi.
Khánh mở to mắt:
− Thế à? Rồi Kim có chúc mừng bạn bằng quà tặng gì chưa?
Kim tủm tỉm cười:
− Em với Nghi thân nhau, cần gì quà cáp. Bổn phận ấy nhường cho anh đi.
− Nhỏ này khôn ghê! Cái gì hao tốn là dành cho anh nó.
− Chứ sao? Phải nói là hân hạnh lắm đó nghe.
Khánh phì cười:
− Được rồi. Ngày mai, anh mời cả hai xem một suất ca nhạc và biểu diễn thời trang.
Kim nhảy cẫng lên:
− Ô kê. Bảo đảm nhỏ Nghi sẽ chịu liền.
− Anh chưa thấy Nghi gật... chỉ mới có em.
Kim hích cùi chỏ vào hông Nghi:
− Nghe anh Khánh nói không mà đứng như bụt vậy mày?
− Ừ. Thì sao cũng được.
Kim cười toe, hỏi gặng lại:
− Chiều mai, anh với em đến nhà đón Nghi chứ?
Khánh gật đầu. Kim đẩy vai anh:
− Rồi. Phần anh đã xong. Đi chỗ khác cho người ta tâm sự.
Khánh ngầu mặt ngó Kim:
− Không đưỢc phép xua anh như vậy, nghe chưa? Em mới là người cần phải đi chỗ khác đấy.
Kim nhìn Khánh, vẻ giễu cợt:
− Thôi thì cũng ép bụng nhịn anh một lần. Ngày mai, nhớ trả ơn em gấp đôi nhé.
Kim dợm bước, Nghi vội lôi áo cô lại:
− Đi đâu vậy? Đứng đây với tao.
Kim gỡ tay bạn:
− Ông anh tao muốn nói chuyện với mày. Ở đây, ổng sẽ bảo tao làm kỳ đà cản mũi.
Dứt lời, Kim chạy tọt xuống lầu. Còn lại hai người, Nghi cảm thấy chân tay như thừa thãi. Cô đến đứng bên chậu hoa quì. Dưới nắng mai, màu hoa vàng ánh rực rỡ làm sao.
Khánh lại gần, gợi chuyện:
− Nghi có vẻ yêu hoa nhỉ? Thế Nghi có biết hoa này tên là gì không?
Cô chúm chím:
− Hoa quì, hai còn gọi là hướng dương.
− Vì sao có tên ấy?
− Vì mặt trời đi về hướng nào thì hoa sẽ xoay theo hướng đó.
Khánh gật rồi khẽ khàng:
− Có một câu ngạn ngữ nói về tình yêu liên quan đến hoa này thật tuyệt vời, chẳng biết Nghi có nhớ không?
Cô mỉm cười, lắc đầu.
− Để tôi nhắc cho nhé. "Nếu em là mặt trời, anh sẽ trọn đời làm kiếp hướng dương".
Đông Nghi cười thật duyên dáng:
− Quả là tuyệt. Nghi phải học câu này mới được.
− Thôi, để mình tôi nhớ đủ rồi.
Đông Nghi ngồi xuống băng đá, vuốt ve cánh hoa. Hiểu Khánh cũng ngồi bên băng ghế đối diện:
− Lúc nãy, nhỏ Kim điều tra Nghi hay sao mà biết mình đã gặp nhau trên tàu?
− Ừ. Nó buộc Nghi phải kể cho nó nghe.
− Chà! Con nhỏ ấy quỷ quái lắm. Nó sẽ cười nhạo anh nó thối mũi.
Nghi che miệng nhìn xuống:
− Nghe Kim bảo anh nghiêm lắm mà, trừng mắt một cái cũng đủ cho nó sợ.
− Ôi! Nhỏ ấy chỉ giỏi tố khổ. Bướng còn hơn cả Nghi nữa đấy.
− Đời bây giờ phải vậy chứ sao. Hiền quá, dễ bị người khác ăn hiếp.
Hiểu Khánh lắc đầu:
− Luận điệu cả hai y chang nhau, bạn thân là phải rồi.
− Anh nên mừng vì có đứa em gái lanh lợi như Kim. Đừng than van.
− Eo ơi! Con gái mà chót chét nhiều quá, con trai nó sợ lắm. Coi chừng ở mồ côi suốt đời.
Cô liếc anh, mắt có đuôi:
− Anh nói luôn Nghi có phải không?
− Ô! Tôi đâu dám. Nghi hiền hậu, dễ thương hơn.
− Thôi, đừng có nịnh đầm. Nghi ghét đàn ông mỏng mép lắm.
Khánh cười hì hì:
− Khó tính ghê. Từ hôm về đến nay, tôi muốn đến thăm Nghi, nhưng khổ nổi tôi không biết địa chỉ.
− Đến làm chi? Mẹ Nghi không thích bạn trai của Nghi tới nhà đâu.
− Bác giữ con gái kỹ dữ vậy à? Tôi không tin lời Nghi.
Cô cười khúc khích. Khánh tiếp:
− Thật đấy. Sẽ có một ngày tôi bạo gan, thử "xâm mình" đến xem có phải thế không cho biết.
− Nếu dám thì xin mời.
Phương Kim đứng dưới cầu thang vụt chạy lên:
− Trời ơi! Mời tới nhà rồi nghen. Tao nghe rõ ràng nha Nghi.
Xô bạn, Nghi bật cười:
− Nhỏ này! Chuyên gia nghe lén. Thôi, trưa rồi, tao phải về phụ việc với mẹ. Vài hôm nữa là đi làm, đâu có thời gian.
Khánh nhắc nhơ:
− Nhớ chiều mai, anh đến đón Nghi nhé.
Nghi nhoẻn miệng thay cho cái gật. Kim hích cùi chỏ vào hông Nghi.
− Mau quá. Mới đây ổng đổi "tông" rồi, mày ạ.
Cả ba cùng xuống lầu. Nhường cho hai cô gái đi trước, Khánh bước theo sau.

*

Chiều nay, hẹn đi xem ca nhạc với Khánh, Nghi muốn mình thật đẹp.
Đứng trước tủ quần áo hàng giờ, cô mới chọn cho mình được bộ váy màu nâu nhạt, điểm xuyết những chùm hoa trắng duyên dáng.
Nghi đang loay hoay tự trang điểm thì mẹ của cô đi vào phòng:
− Chà! Chưa xin phép mẹ mà định đi đâu thế?
Cô nghiêng đầu nhì bà Thạch trong gương:
− Ứ ừ. Con đã lớn như thế này rồi mà mẹ không để cho được tự do, đi đâu cũng phải báo, phải xin.
− Chứ sao. Nhưng mẹ đâu có khó quá với con. Việc gì thấy được là mẹ đồng ý liền.
Nghi làm duyên cho mái tóc bằng chiếc kẹp nhỏ.
− Con mới quen với một người bạn trai trong dịp đi du lịch. Chiều nay, anh ấy với cô em gái mời con đi xem trình diễn thời trang...
Đoán biết ý con gái, bà Thạch ngắt ngang:
− Chuẩn bị gần xong mới nói với mẹ để đi chứ gì? Ừ thôi, cũng được. Nhưng con phải xét xem cậu ta là người như thế nào, có tư cách không đã.
− Mẹ khỏi lo. Anh ấy là một bác sĩ, dân trí thức đàng hoàng.
− Ừ. Mẹ tin con. Chiều nay, cậu ta đến nhà, mẹ sẽ nhìn mặt thử.
Nghi chúm chím:
− Con không nghĩ gì khác ngoài tình bạn đâu. Con gái của mẹ luôn biết giữ giá trị của mình mà.
Bà Thạch nắm vai Nghi, xoay cô lại:
− Đâu, quay qua cho mẹ ngắm chút coi. Con mặc chiếc áo này hợp đấy. Trang điểm nhẹ nhàng thôi, lòe loẹt quá làm mất đi vẻ tự nhiên.
Nghi dang tay, xoay một vòng tròn:
− Mẹ trông con có xinh không?
Bà Thạch cười nhỏ:
− Ừ. Con của mẹ chẳng những xinh, lại còn dễ thương nữạ Nhưng bỏ bớt tính bướng bỉnh đi.
Nghi xịu mặt:
− Nói lòng vòng một hồi rồi mẹ cũng chê con. Bướng vậy mà có nhiều người thích đấy.
Bà Thạch lắc đầu, cười:
− Chuyện trò với mẹ mà lúc nào cũng muốn hơn, đừng nói chi ai.
Nghi gọi vói ra bên ngoài:
− Thư ơi! Có khách tới, vào đây kêu giùm chị nhé.
Bà Thạch vừa đi ra khỏi phòng, vừa bảo:
− Nó biến đâu mất rồi.Để mẹ nhìn chừng cho.
Trong khi ấy thì Khánh lái xe đang trên đường đến nhà Nghi, anh chạy theo sự hướng dẫn của Kim.
− Anh Khánh này! - Kim gọi.
− Hử?
− Anh thấy nhỏ Nghi thế nào?
− Cũng được. Nói tóm lại là khá dễ thương.
Kim chu môi:
− Đừng có nói rằng anh "kết" nhỏ ấy nghe. Nó còn trẻ con lắm. Chị Uyên hợp với anh hơn.
− Thì anh coi Nghi cũng giống như em. Việc đi chơi này là anh làm theo yêu cầu của Kim mà.
Cô trề môi:
− Thôi, đdừng đổ oan cho em. Đi hay không là tùy ở anh chứ bô.
Khánh giả vờ:
− Ừm. Nói vậy thì bây giờ không đi nữa. Anh quay xe trở về đây.
Kim la oai oái:
− Hê! Không được thất hứa à nha. Anh có biết hiện giờ nhỏ Nghi đang ngóng cổ chờ không?
− À! Nếu Nghi trách thì anh sẽ bảo tại Kim thôi.
Nguýt Khánh bằng nửa con mắt, Kim chằng miệng:
− Bửa nay, vì lợi ích chung, em đành phải nhịn thua anh. Mai mốt, thế nào anh cũng có chuyện nhờ nhỏ này, đừng hòng nhé.
Khánh bật cười, dừng xe lại trước đèn đỏ:
− Này! Nhìn kỹ xem, đến đây rồi phải rẽ qua bên phía nào đây?
Kim phẩy tay ra dấu:
− Ngoặt bên trái, chạy khoảng hai trăm mét là tới.
Khánh làm theo lời Kim:
− Nhà Nghi có đông anh chị em không?
− Nhỏ Nghi không có anh trai, chỉ duy nhất một đứa em gái chừng mười ba, mười bốn tuổi.
Khánh nhân dịp, hỏi tới:
− Gia đình cô bé ấy sống bằng nghề gì?
Kim ngó anh trai:
− Nói không chú ý mà coi bộ thắc mắc hơi nhiều à nha. Không. Nhất định em không thèm nói cho anh biết.
Khánh cười giòn giã:
− Làm khó hả. Từ từ anh cũng sẽ biết thôi.
Kim trừng mắt hăm dọa:
− Anh lộn xộn, em méc chị Uyên cho xem. Lúc này, anh có vẻ như thờ ơ với chị ấy.
Khánh chép miệng, thở ra:
− Em biết gì mà trách anh. Chuyện người lớn, con nít đừng có xen vào.
− Ừm. Con nít. Còn Nghi thì sao? Nó là người lớn chắc.
Khánh phì cười:
− Nhỏ này lạ ghê. Mắc mỏ với anh hoài.
− Anh mới là lạ. Thấy dó bỏ đăng, thấy trăng quên đèn.
Khánh nghiêm mặt:
− Kim! Đừng nói như vậy. Em không hiểu anh đâu.
− Thôi, gác chuyện đó lại đi. Tới nhà nhỏ Nghi rồi.
− Vào hay chờ ngoài cổng?
Kim mở cửa xe.
− Để em vô trước. Anh ngồi đó chờ nghe.
Khánh gật, ngóng cổ nhìn theo nhỏ Kim. Nhà của Nghi nho nhỏ xinh xinh, có tường rào cao bao bọc, dây leo phủ kín với những chùm hoa tím thật dễ thương.
Khánh đốt thời gian chờ đợi bằng điếu thuốc trên môi. Anh chợt thấy vui khi nghĩ một ngày nào đó, anh sẽ đến nhà Nghi mà không cần đến Kim. Nhỏ ấy không hiểu gì cả, trách cứ anh đủ điều. Khánh không muốn nói ra uẩn khúc đã làm cho anh đau lòng. Kim có biết cũng không giải quyết được điều gì, nhưng có thể làm chuyện rối ren hơn vi bản tính thẳng thắn của cô bé.
Mãi nghĩ ngợi, cho đến khi nghe tiếng nói cười của Nghi và Kim, anh mới ngoái đầu lại nhìn. Tối nay, trông Nghi hiền hòa trong bộ váy hoa như một thiên thần nhỏ. So với Uyên, Nghi trẻ gấp mấy lần, hỏi sao lòng Khánh không xao động.
Để che giấu xúc cảm, anh bảo:
− Có bị ngăn trở gì không mà lâu thế?
Phương Kim xem đồng hồ:
− Chưa đầy nửa tiếng mà anh đã than. Bác hỏi sao anh không vào nhà, báo hại em phải giải thích.
− Giải thích sao?
− Thì em nói... sắp trễ giờ, xin bác thông cảm. Vả lại, con bảo đảm anh trai con đàng hoàng lắm, chỉ hơi bay bướm tí xíu.
Khánh với tay định cốc vào đầu Kim, nhưng cô đã nhanh nhẹn né tránh.
Anh cho xe chạy êm êm trên đường. Đèn cao áp hai bên đường bắt đầu tỏa sáng. Ban đêm, phố xá tấp nập đông vui.
Khánh nhìn vào kính chiếu hậu:
− Bao giờ thì Nghi đi làm?
− Một tuần nữa. Có lè Nghi còn phải học thêm nhiều thứ tiếng.
Kim vọt miệng:
− Anh Khánh giỏi ngoại ngữ lắm đấy...
Nhưng cô chợt ngừng lại. Đã không muốn cho Khánh và Nghi thân nhau, sao cô lại vô tình tạo dịp.
Khánh hiểu ý em gái, anh giả vờ như chẳng chú ý. Cứ để sau này có cơ hội gặp lại, bàn bạc với Nghi cũng chẳng muộn.
− Anh Khánh mở phòng mạch có nhiều bệnh nhân đến khám không?
Kim khoe ngay:
− Cần gì hỏi. Mày đến sẽ biết liền chứ gì.
− Mai mốt, nhỏ Kim làm dược sĩ mở nhà thuốc, nhờ anh Khánh ủng hộ chắc là giàu to.
Kim khoanh tay, cười tủm tỉm:
− Sao mà giàu?
− Thì ảnh kê toa, mày bán thuốc.
Cả ba cùng cười.
Nhà hát đêm nay đông nghịt người. Đến nơi, Khánh vẹt đám đông, mở đường cho hai cô gái.
Kim cố tình chen vào ngồi giữa, cách ly Khánh với Nghi.
Khánh biết ý Kim nên làm thinh. Mặc kệ, cứ vui vẻ đi, vì anh đã biết nhà của Nghi rồi mà.
Trên sân khấu, một ca sĩ nổi tiếng bước ra sau lời giới thiệu. Kim và Nghi nhìn anh ta không chớp mắt.
Khánh thấy vậy trêu:
− Sao, đúng thần tượng của mấy cô rồi phải không?
Nghi chúm chím cười:
− Nghi chỉ thích nghe giọng ca của anh ta, chứ không thích người.
− Nguyên do?
− Tại vì anh ta cũng giống như vài ca sĩ khác là mắc bệnh ngôi sao.
Khánh gật gù:
− Hãy thông cảm cho họ, vì ai cũng là con người. Tuổi trẻ mà sớm thành công dễ làm họ kiêu ngạo, tự mãn.
Sau bản nhạc mở đầu, tiếp theo là phần trình diễn thời trang mùa he. Các người mẫu khoác những bộ trang phục trẻ trung mát mẻ, lướt nhẹ như làn gió trước mắt khán giả.
Khánh cười cười, hỏi:
− Nghi với Kim có chấm được trang phục nào trong bộ sưu tập này không?
Nghi lắc đầu:
− Người thiết kế thì có nhiều sáng kiến, nhưng theo Nghi, các bộ cánh này chỉ mặc để trình diễn trên sân khấu thôi. Thực ra, đi ngoài phố mà mặc như vậy nhìn kinh dị lắm.
Kim tiếp lời theo:
− Ừ. Em cũng nghĩ như Nghi. Có lẽ trình độ thưởng ngoạn của mình chưa tới.
− Anh thấy lúc này, Việt Nam càng ngày càng văn minh, có nhiều nhà thiết kế trẻ đoạt giải ở nước ngoài. Kể ra họ cũng xứng đáng đấy chứ.
Kim gật:
− Nghề này trong tương lai sẽ hái ra tiền, làm giàu một cách nhanh chóng, các người mẫu cũng vậy. Thế mà nhỏ Nghi từ chối.
Khánh mở to mắt:
− Có người mời Nghi trình diễn cho họ hả?
Nghi cười nụ:
− Tại khi trước Nghi có tham gia hội thi "Nữ sinh duyên dáng" nên được nhà thiết kế thời trang chú ý.
− Nhưng sao Nghi không nhận lời mời của họ?
− Tại Nghi không thích nghề ấy. Hiện nay, thu nhập của những người mẫu chưa được ổn định, mà Nghi thì thích sống theo thực tế, vì gia đình Nghi không thuộc hàng khá giả.
− Phải đấy. Cả nhà đều do một tay mẹ của Nghi lo. Bác ấy có gian hàng bán vải ở trong chợ.
− Còn ba của Nghi?
− Đã mất lâu rồi?
Khánh ngạc nhiên:
− Vậy sao Nghi có điều kiện để đi du lịch nước ngoài?
Nghi giải thích:
− Là do Nghi được một người cô đưa đi, lúc cô ấy về thăm quê hương Việt Nam rồi dắt Nghi vê bên ấy cho biết.
− À, ra thế.
Trên sân khấu, đèn màu bỗng đổi sang ánh sánh xanh nhạt, đến phần tốp nam trình diễn, Khánh nhìn lên một lúc rồi phê bình:
− Trang phục của mấy ông lúc nào cũng chỉ bấy nhiêu đó, không có gì mới lạ.
Nghi buồn cười:
− Chứ làm sao có thể lôi cuốn bằng mấy cô được. Thân thể họ mà phơi bày ra, chắc chẳng ai dám nhìn.
Cả hai cô lại cười khúc khích. Khánh bênh vực cho phái mày râu:
− Này! Các cô đừng có coi thường. Đã xem hội thi Lực sĩ đẹp chưa? Thấy không? Người ta khoe là khoe những lúc ấy.
Nghi nhìn Khánh, cả hai cô chúm chím cười. Chương trình cũng chẳng có gì đặc sắc lắm, cứ một màn biễu diễn thời trang rồi tới màn ca múa nhạc. Dần dần, các ca sĩ nổi tiếng xuất hiện gần hết, Kim cảm thấy chán, cô uốn éo thân hình:
− Về đi anh Khánh. Em buồn ngủ rồi.
Khánh nhìn Nghi như dò ý kiến. Nghi gật đầu:
− Cũng gần chấm dứt rồi. Ra cửa bây giờ đỡ chen lấn.
Cả ba thong thả rời khỏi hàng ghế. Lên xe, Khánh hỏi:
− Nghi với Kim có thấy khát nước không?
Được dịp, Kim ứng tiếng liền:
− Eo ơi 1 Muốn cháy cổ luôn. Anh không cho uống nước là một điều thiết sót vô cùng.
Nghi cằn nhằn:
− Thôi, khuya rồi. Hẹn lại bữa khác đi.
Kim nguýt bạn:
− Thay vì đợi tan suất hát thì mình ra trước hơn hai mươi phút, lợi dụng thời gian này để thay đổi không khí một chút không được sao?
− Ừ. Miễn tôi đưa Nghi về không trễ là được rồi.
Nghi lặng thinh. Kim ôm vai bạn:
− Sao, đồng ý chứ? Bây giờ mày muốn đến nơi nào đây?
− Tùy. Đâu cũng được. Nhưng đừng xa quá.
− Tìm chỗ nào ngồi ngoài trời cho mát đi anh Khánh.
− Anh mới về, không biết mấy chỗ cũ có còn bán không. Hay Kim làm hướng dẫn viên đi.
− Vậy thì nghe theo Kim chỉ đạo nghe. Chạy hết con đường này, quanh tay mặt, quẹo trái rồi đi thẳng.
Nghi che miệng cười:
− Nhỏ này! Chỉ gì mà lộn xộn, không khéo anh Khánh sẽ điên đầu.
Khánh bật cười:
− Bởi vậy, mắc phải một cô em gái lúc nào cũng đùa được. Kỳ ghê.
− Nhưng lúc này em biết anh không dám bực, đúng không?
− Rất đúng. Anh mà bực thì em tố khổ anh sao.
Qua hết các ngả đường mà Kim hướng dẫn, cả ba đến một quán bên bờ sông. Họ chọn bàn ngồi ngoài trời để có thể ngửa mặt đếm sao.
Theo yêu cầu của Kim, Khánh kêu nước xí muội cho hai cô và ly cà phê sữa cho anh.
Nghi bảo:
− Uống cà phê ban đêm, anh không sợ bị mất ngủ sao?
Khánh lắc đầu:
− Anh quen rồi. Vả lại, nếu được mất ngủ vì đêm nay càng tốt.
Kim không hài lòng với câu trả lời của anh trai, cô lắc bàn tay Nghi:
− Nghi đừng có tin. Ảnh dẻo miệng lắm.
Khánh không mấy chú ý câu nói của Kim, anh đẩy ly nước về gần bên Nghi:
− Xin mời. Kẻo đá tan hết mất ngon.
Nghi nhẹ khuấy ly nước rồi đưa lên môi, vị chua ngọt mát lịn trên đầu lưỡi.
Sau khi xoa dịu cơn khát, cả ba đều tựa lưng vào ghế, ngả đầu nhìn khoảng trời rộng. Đêm nay không trăng, các vì sao tha hồ tỏa ánh sáng lấp lánh xuống trần. Thỉnh thoảng, có một vệt sáng chạy dài thật nhanh rồi biến mất.
Không nén được hiếu kỳ, Kim kêu lên:
− Ô! Sao đổi ngôi đấy. Mày có thấy không Nghi?
− Ừ. Thấy. Bình thường thôi, có gì lạ.
Khánh bảo:
− Nghi có nghe người ta nói khi nào thấy sao đổi ngôi, lập tức ước một điều gì đó cho mình thì sẽ được toại nguyện không?
− Nghi không tin. Chắc thiên hạ nói cho vui thế thôi.
− Thì giả sử như Nghi được quyền, Nghi sẽ ước điều gì nào?
Nghi nói ngay:
− Nghi ước thế giới luôn sống trong hòa bình, tuyệt đối không còn phân chia giai cấp, kẻ sang người hèn nữa.
− Còn Kim? - Khánh hỏi.
− Em hử? Em sẽ ước mãi mãi mình được trẻ trung, không già, da bị nhăn nheo xấu xí lắm.
Nghi cười ngặt nghẽo:
− Nhỏ này ích kỷ hết biết. Ước điều có lợi cho riêng mình không thôi.
− Chứ sao. Đối với phụ nữ, sắc đẹp là trên hết.
Nghi lắc đầu:
− Chưa chắc. Đẹp mà ăn nói vô duyên cộc lốc thì cũng không ai thèm.
Khánh chợt hỏi:
− Vậy theo Nghi, thế nào mới được gọi là người đẹp?
− À! Ngoài sắc diện bên ngoài ra, người ấy phải có chiều sâu tâm hồn, có kiến thức tư duy.
Khánh gật gù:
− Nghi nói đúng. Thời buổi văn minh, người ta chọn người đẹp phải đạt đủ tiêu chuẩn từ ngoại hình đến trí tuệ.
Kim lên tiếng:
− Phải rồi. Đẹp mà dốt nát, ngu si, chẳng khác nào một khúc gỗ mục được sơn phết bên ngoài để lòe thiên hạ, đúng không?
Khánh mỉm cười:
− Kim giỏi thiệt nhe, nhưng giỏi nói hớt thôi.
Cô tức mình, giãy nãy lên:
− Sao lại bảo em nói hớt? Ai cũng có quyền tự do ý kiến mà.
− Nhưng em đã nói trùng lắp với Nghi. Cô ấy đã đưa ý đó ra trước em.
Kim xịu mặt:
− Thì coi như em bổ sung đi. Anh lúc nào cũng hạ em, khen người ngoài. Biết vậy, mai mốt không thèm đi chung với anh nữa đâu.
Nghi cười nhỏ, bảo Khánh:
− Anh dở ghê. Chẳng biết lấy lòng em gái gì cả.
− À! Vậy anh đền cho Kim. Muốn uống thêm gì thì cứ gọi.
Hả dạ, Kim chúm chím cười. Cô nhóng cổ lên nhìn tấm bảng ghi các loại giải khát rồi reo lên:
− À! Có yaour, kem, sữa tươi, bò cụng. Nghi! Nhà ngươi thích gì?
Chép miệng, Nghi bảo:
− Anh Khánh đền cho mày, chứ đâu phải tao.
− Ậy. Cứ gọi, đừng sợ.
Khánh vui vẻ tiếp lời:
− Tự nhiên đi Nghi. Cả ba cùng uống thêm mà.
− Vậy thì ba yaour nhá?
Nghi gật đầu:
− Tùy mày.
Sau khi ba người dùng hết yaour thì trời đã vào khuya, họ lên xe ra về. Gió đêm lùa vào xe mơn man da thịt, người gợi chuyện nhiều nhất vẫn là Kim. Khánh chăm chú lái, chỉ ậm ừ để cho hai cô gái tíu tít cùng nhau.
Cuối đường, Khánh dừng xe bên lề. Nghi mở cửa, bước xuống.
− Cám ơn anh với Kim đã cho Nghi một buổi đi chơi thật vui.
− Đừng khách sáo, nhỏ ơi. - Kim bảo. - Bye bye mày nghe.
Nghi gật:
− Chúc anh Khánh với mày ngủ ngon.
Khánh cười thật tươi:
− Nghi cũng vậy nhá. Hẹn gặp lại.

*

Tiếng đàn dương cầm hôm nay sao nghe trầm lắng quá. Uyên thẫn thờ buông phím đàn, đến đứng bên cửa sổ. Chậu hoa hồng tươi xanh đầy sức sống, không ủ rũ như dáng hình của cô.
Đã hơn một tuần nay, Khánh như muốn lánh mặt. Mỗi chiều, anh đều đóng cửa phòng mạch về sớm. Cô biết chắc anh không phải vì ế khách, nhưng vì một nguyên do khác. Từ hôm Uyên nói cho Khánh biết cô đã hứa hôn với người khác, dường như anh mất tự nhiên khi ngồi bên cô. Khánh mặc cảm vì đã cướp mất tình yêu của người khác chăng? Trời ơi! Sao anh lại tự dằn vặt mình như vậy? Hay là anh không yêu cô? Điều này thì thật là vô lý. Uyên không tin như thế.
Quen nhau đã lâu, trong mắt Uyên, Khánh là người chững chạc, hào hoa, đúng như mẫu đàn ông mà các cô gái ước mơ. Anh đã từng nói yêu Uyên và hứa cưới Uyên làm vợ, vậy sao bây giờ bỗng nhiên Khánh lạnh nhạt thờ ơ?
Nếu anh yêu cô thật lòng thì phải cùng cô vượt qua mọi chướng ngại chứ. Có đâu anh buông xuôi, để mặc cô đối phó một mình.
Càng nghĩ, lòng Uyên càng rối như tơ vò. Nguyên do nào với cô cũng đều bất hợp lý cả. Nhưng bây giờ, muốn bảo vệ tình yêu, cô chỉ còn có một cách duy nhất là từ chối thẳng cuộc hôn nhân với Triết. Chà! Việc ấy căng lắm, không dễ chút nào đâu. Song, dù khó khăn mấy, nhất định Uyên cũng phải nói rồi ra sao thì ra.
Nghĩ mãi, vẫn không thoát khỏi vòng lẩn quẩn, Uyên đứng tựa cửa sổ, thơ thẩn nhìn xuống đường. Ai giống hệt như Kim đang chạy xe vaò cổng nhà cô. Ôi! Có nhỏ ấy, cô sẽ bớt cô đơn, lại còn có được những thông tin về Khánh nữa chư '.
Uyên hấp tấp chạy nhanh xuống lầu. Quả nhiên, Kim đang đứng nơi phòng khách. Uyên bước nhanh lại, cầm tay Kim:
− Đến thăm chị phải không? Nhà đi vắng cả rồi, theo chị lên lầu chơi đi.
Kim song đôi cùng Uyên bước lên từng bậc thang:
− Lúc này, chị có khỏe không?
− Rất bình thường. Ngọn gió nào đưa em đến đây vậy?
Kim cười chúm chím:
− Có gì đâu. Hôm nay em rãnh, đến làm rộn chị một chút.
− Hừ! Làm rộn gì. Chị đang buồn nẫu ruột, thiếu người tâm sự đây.
− Eo ơi! Hạnh phúc như chị mà cũng biết buồn nữa sao?
− Như thế nào mới gọi là hạnh phúc hở em? Trong khi mấy hôm nay, anh Khánh biệt tăm biệt tích.
Kim bào chữa:
− Chắc anh ấy mệt đấy. Chị xem, suốt ngày khám bệnh không hở tay, hết giờ chỉ chực bò lên giường để ngủ.
Uyên buột miêng:
− Chị biết lắm chứ. Nhưng một tuần lễ có ngày chủ nhật, chẳng lẽ cũng làm việc nốt?
Kim không biết nói sao đành im lặng, Uyên dựa lưng vào tường:
− Hình như lúc này anh Khánh khác xưa rất nhiều. Có lẽ ảnh đã gặp đối tượng khác cũng nên.
Kim nghe chạnh lòng:
− Sao chị lại nghĩ vậy? Chẳng qua vì ảnh bận bịu quá thôi.
− Chiều nào, ảnh cũng về trước giờ, chắc ảnh sợ chị đến quấy rầy hay sao ấy. Nếu thật sự ảnh có người yêu mới thì cứ nói thẳng, cần gì phải giấu.
Kim dịu giọng an ủi:
− Em bảo đảm với chị rằng không có đâu. Nếu ảnh có bồ khác thì em là người phản đối trước tiên đấy.
Uyên cười khổ:
− Thật không? Em không thương anh Khánh hơn chị sao?
Kim cong mày:
− Hổng phải vậy đâu. Nhưng tính em không ưa sự phản bội. Cho dù ảnh là anh ruột của em, nếu thiếu thủy chung, em cũng phê bình không vị nể.
Uyên nhìn xa xăm:
− Làm sao Kim hiểu rõ anh Khánh bằng chị. Đêm qua, bỗng dưng chị suy nghĩ vẩn vơ, uống một liều thuốc an thần mà cũng không ngủ được.
Kim xót xa nhìn Uyên:
− Nếu chị cứ để mất ngủ mãi, không khéo bệnh tim của chị tái phát đấy. Cố gắng đừng bận tâm nữa, chị Uyên ạ.
Khẽ thở dài rồi Uyên nhắm hờ mắt lại.
− Hay là chị đàn cho khuây khỏa tinh thần đi. Có em làm khán giả cho chị nè.
Uyên khẽ lắc đầu:
− Vui vẻ gì mà đàn. Lúc buồn, tiếng đàn dương cầm nghe càng héo hắt hơn.
− Vậy thì để em. Chị ngồi đấy thưởng thức. Bảo đảm không hay, không lấy tiền.
Uyên bật cười xua tay:
− Thôi đi cô nương. Để cho tôi yên, xin đừng tra tấn lỗ tai của tôi.
Kim nhăn mặt, nhíu mày, vặn đủ mười thành công lực vào mấy đầu ngón tay ấn xuống rồi di chuyển qua lại trên bàn phím. Một loạt âm thanh hỗn hợp thật kinh dị chợt phát ra, Uyên bịt hai tai, cười rũ rượi:
− Ôi! Ghê khiếp quá! Xin cao thủ ngừng lại cho.
Kim rời tay khỏi bàn phím, nhào lên giường ôm Uyên:
− Thấy chưa? Em có ngòn đàn tuyệt kỹ đến đỗi chị phải rụng rời cả tay chân. Nếu chị còn làm bộ mặt đưa đám, em sẽ cho chị buốt tai luôn đấy.
Uyên phát nhẹ lên vai Kim:
− Thôi, sợ lắm rồi. Để hôm nào, chị sẽ truyền nghề lại cho em.
Kim mừng suýt nhẩy cẫng lên:
− Đợi gì hôm nào. Ngay bây giờ, không được sao?
Uyên lắc đầu:
− Hôm nay, chị không có hứng.
Kim chầu bậu nét mặt:
− Cũng nói vậy nữa à. Em đến thăm, chị không vui thì còn ở lại đây làm gì. Thôi, để em về cho chị tha hồ gậm nhấm nỗi buồn.
Vừa nói, Kim vừa bước xuống giường. Uyên vội ngăn lại:
− Ê! Đừng giận. Chị đang cô đơn lắm.
− Lát nữa về gặp anh Khánh, em sẽ bảo ảnh tranh thủ đến đây, kẻo chị làm mưa lụt lội cả thành phố.
Uyên cản ngay:
− Thôi, đừng bảo ảnh tới. Nếu có thể được, em trao thư này giùm chị.
Kim nhận phong bì, xếp đôi rồi bỏ vào túi. Cô nói đùa:
− Đây là thư hẹn hò, hay than thở kể lễ nhớ thương? Nói cho em biết đại ý đi. Không thôi, em duyệt trước đấy.
Uyên nguýt Kim:
− Hổng dám đâu. Chị dán kín lại để phòng kẻ gian rồi.
Kim nheo nheo mắt:
− Chị dán cẩn thận mấy, em cũng có cách mở roa mà không để lại một dấu vết. Tin không?
− Ôi! Cô bé này! Chị cảnh cáo đó nghe. Không được mở thư của chị ra. Nếu bất tuân, chị sẽ nói anh Khánh trừng phạt em đấy.
Kim che miệng cười khúc khích:
− Này! Chị nói thực đi. Ngoài chuyện nhớ nhung ra, còn có tin gì đặc biệt không hả?
− Đã bảo là không mà. Đừng có điều tra chị nữa.
Kim chợt nghiêng mặt lại:
− Anh Khánh đã tốt nghiệp, cơ ngơi đã có sẳn, sao hai người không tiến đến hôn nhân đi chị?
Uyên lắc đầu:
− Chị cũng nhắc nhở, nhưng không biết sao, ảnh cứ làm ngơ. Bảo cưới nhau bây giờ chưa tiện.
Kim nhíu mày, khó hiểu:
− Lạ vậy? Lúc này, theo em đâu còn gì cản trở anh chị.
− Bởi thế mới nói. Này! Em biết gì về anh Khánh mà lại giấu chị thì bị mang tội lớn lắm đó nhé.
Kim hơi chột dạ, nghĩ thầm. Không lẽ ảnh bị nhỏ Nghi mê hoặc? Đúng ra thì nhỏ ấy cũng đẹp, nhưng anh Khánh chỉ mới gặp đây thôi, sao có thể sánh được tình yêu mà ảnh dành cho chị Uyên đã mấy năm nay?
Thấy Kim tư lự. Uyên tra vấn:
− Thế nào, em đã hối hận vì bao che cho anh Khánh phải không?
Biết nói ra chẳng có ích lợi mà làm cho Uyên nghi ngờ thêm nên Kim chối phăng:
− Không có đâu. Em đang nghĩ cách giúp chị.
− Hai bác bên nhà đã biết chuyện chị với anh Khánh chưa Kim?
Có một lần vui miệng em nhắc đến tên chị, mẹ có chú ý và hỏi thăm. Hay là hôm nào chị đến nhà em trong lúc có ba mẹ để ông bà biết mặt đi.
Uyên thở hắt ra:
− Chị cũng muốn lắm. Nhưng còn anh Khánh nữa, không hiểu ảnh có đồng ý không.
Kim lắc đầu:
− Thôi, chị cứ đến, không cần chờ ý kiến của ảnh. Em giới thiệu chị với ba mẹ cũng được rồi.
Uyên đưa tay vén tóc:
− Từ lúc ảnh với chị thương yêu nhau, hai đứa đều cẩn thận ít khi đến nhà nhau, chỉ thỉnh thoảng gặp ở quán nước hay cùng ngoạn cảnh ở nơi nào đó thôi.
− Sao lạ thế? Nếu muốn đi đến hôn nhân, theo em, việc ra mắt gia đình hai bên là rất cần thiết.
− Điều ấy rất đúng. Nhưng không thể được, vì mẹ chị khó lắm. Mẹ sợ chị đa đoan quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
− À! Nếu vậy, em đoán chắc chị cũng đang có người khác đeo đuổi phải không?
Uyên không chối cãi:
− Ừ. Nhưng mẹ chị thích người ấy và chọn cho chị. Còn chị thì không ghét cũng không yêu.
− Có chuyện đó nữa sao?
− Thật đấy. Chị mong cho anh Khánh bước tới để chị dễ thưa chuyện với mẹ.
− À! Nếu vậy, em sẽ khẩn trương cho ba mẹ em biết việc của anh chị. Có em làm hậu thuẫn, chắc chắn gia đình sẽ bằng lòng thôi. Chị an tâm đi.
Uyên nghe phấn chấn ngay:
− Được em giúp thì còn gì bằng.Sau này, chị sẽ thưởng công cho em một cái đầu heo to tổ bố.
Kim cười giòn tan:
− Ai ngu gì mà đi ăn đầu. Nguyên con heo quay chưa chắc người ta có thèm chưa à nha.
Uyên tặc lưỡi:
− Được tất. Đòi hỏi lớn lao cách mấy, chị cũng chiều em mà.
Kim gật đầu, giao kết:
− Nhớ nhá. Lúc ấy, chỉ sợ hạnh phúc quá rồi chị quên phức đi.
− Không bao giờ.
− Thôi, để em về. Khi nào thấy tiện, em sẽ gọi điện thoại báo cho chị đến nghe.
− Nhớ báo trước lâu lâu để chị chuẩn bị tinh thần nghe nhỏ.

*

Hôm nay, chị bếp bị bệnh, Kim phụ tay với mẹ chuẩn bị dọn cơm chiều. Lợi dụng cơ hội Khánh chưa về. Kim tranh thủ báo cáo với ba mẹ:
− Dạo này, anh Khánh làm viêc miệt mài, đôi khi quên cả giờ cơm, chắc ảnh đang âm thầm tạo dựng cơ ngơi để cưới vợ đó mẹ.
Bà Tuyên nhìn chồng đang ngồi đọc báo kế bên:
− Phải không? Hay là con đoán mò?
− Tuổi của Khánh lập gia đình là vừa rồi, còn nhỏ nhít gì nửa đâu. - Ông Tuyên nói.
− Nhưng mới đi du học về, làm việc chưa được mấy tháng. Để thư thả đã.
− Nó yên bề gia thất thì tôi với bà đỡ lo chứ có sao.
− Nhưng tôi thấy nó có bạn gái nào đâu mà cưới. Coi bộ thằng Khánh nhà mình quá nghiêm nghị.
− Không lẽ những lúc hẹn hò với người yêu, nó phải báo cho bà biết.
Bà Tuyên phì cười:
− Thì ít nhất nó cũng nên đưa về giới thiệu để cho ông và tôi thấy mặt chứ.
Kim không bỏ lỡ dịp, nói liền:
− Ba mẹ khỏi phải chờ đợi lâu. Mai mốt sẽ có ngay thôi. Chị ấy dễ thương lắm.
− Con cũng biết cô ta nữa à? - Bà Tuyên hỏi.
− Dạ, ảnh với chị Uyên yêu nhau mấy năm rồi. Hẹn khi nào ảnh tốt nghiệp sẽ làm lễ thành hôn.
Bà Tuyên nhìn chồng:
− Chà! Thế mà nó giấu kín há ông. - Quay sang Kim, bà hỏi - Sao, cô ấy làm nghề gì, quê quán ở đâu vậy Kim?
− Dạ, chị Uyên là con gái duy nhất của một thương gia rất được mẹ chị ấy cưng chiều, đã tốt nghiệp đại học sư phạm, nhưng sức khỏe hơi kém nên không đi dạy được.
Ông Tuyên gật gù:
− Con nhà giàu, học cho có kiến thức chứ cần gì đi làm.
− Ông nói vậy không đúng đâu. Theo tôi, phải đi làm việc, va chạm với đời mới rút ra kinh nghiệm để mà sống tốt được.
− Ôi thôi! Nếu nói thì bà chê tôi cổ hủ. Theo tôi, bổn phận của người đàn bà trong gia đình đã là gánh nặng rồi. Đảm đang hết công việc rồi dạy dỗ con cái nữa, đấy không phải là chuyện dễ đâu.
Bà Tuyên gật đầu:
− Tôi biết. Nhưng thời nay khác thời xưa, chẳng có nàng dâu nào chịu bó buộc trong khuôn khổ gia đình đâu, mà họ thích bay nhảy trong khung trời rộng rãi, đảm nhiệm những công việc quan trọng như đàn ông.
Kim nghe hai ông bà tranh luận với nhau, cô bật cười:
− Ba với mẹ, ai cũng có lý, cho nên ai cũng đúng cả. Nhưng xin mẹ thông cảm, không phải chị Uyên ỷ lại vì gia đình giàu có mà tại chị ấy bị bệnh tim.
Bà Tuyên nhăn mặt:
− Bệnh tim? Ái chà! Căn bệnh này khó trị lắm nha. Chuyện gì cũng dễ làm ảnh hưởng, buồn quá cũng không được, mà vui quá cũng không nên.
Ông Tuyên ngó vợ:
− Bà sao khéo lo. Bệnh tim bây giờ không còn là bệnh nan y nữa đâu. Y học ngày nay tân tiến đến độ có thể thay tim được. Không tin, bà hỏi thằng Khánh xem.
− Nhưng sao thiếu gì con gái mạnh khỏe, đẹp đẻ mà nó không yêu, lại đi yêu cái người bệnh hoạn?
− Thôi, trách con làm gì. Chẳng lẽ muốn làm quen với ai, nó đều hỏi: "Cô có bệnh hoạn hay không" sao?
Bà Tuyên chép miệng:
− Nói gì thì nói, tôi cũng khó chấp nhận được. Thằng Khánh ăn học đầy đầu mà cặp mắt của nó cũng như mù.
− Ôi! Chuyện đâu còn có đó. Nào đã cưới đâu mà bà cằn nhằn dữ vậy?
Kim năn nỉ:
− Mẹ à! Chị Uyên chỉ bị yếu tim chút ít, nhưng nay đã bình thường lại rồi.Ta.i con thành thật nói cho mẹ biết, chứ nếu muốn giấu thì cũng dễ thôi.
Bà thở ra:
− Thà là mẹ không nghe thì không phải lo, đã nghe rồi thì làm sao yên tâm được.
− Con bảo đảm sẽ chẳng có việc gì xảy ra đâu. Hổng chừng mẹ thấy chị Uyên, mẹ còn có cảm tình với chị nữa đấy.
− Anh con, nó tưởng đâu làm bác sĩ rồi, bệnh nào nó cũng chữa được hay sao ấy.
Bỗng có tiếng nói quen thuộc vang lên:
− Mẹ với nhỏ Kim nói xấu gì con vậy?
Mọi ngươì ngẩng lên. Bà Tuyên thấy con trai, đáp liền:
− Ừ Mẹ bảo con học cao mà trí óc còn non nớt lắm, định rước con bệnh về nhà.
Khánh ngơ ngác:
− Mẹ nói vậy là sao? Con không hiểu.
Kim chúm chím cười:
− Tại em nói thật với mẹ về chuyện anh với chị Uyên ấy mà.
Khánh trừng mắt:
− Tài lanh! Ai mượn em vậy?
Ông Tuyên phẩy tay:
− Có gì đâu. Mẹ con hơn lo lắng vì căn bệnh của bạn gái con thôi. Nhưng sao hai đứa quen biết với nhau lâu rồi mà không báo cáo với ba mẹ?
Khánh ngồi xuống bên cha, cười cười:
− Tại chuyện chưa đi đến đâu nên con chưa thưa với ba mẹ.
− À! Con đã trưởng thành, quyền quyết định thuộc về con. Ba mẹ chỉ có ý kiến, chứ không ngăn trở.
Bà Tuyên đi lại kế bên:
− Này! Mẹ thấy bệnh ấy xem bình thường vậy, nhưng có lúc nguy hiểm lắm nghe con. Nên suy nghĩ lại cho kỹ đi.
Khánh lắc đầu:
− Con không ngại. Yêu nhau mà còn tính toán thì tình yêu ấy đâu chân thật. Nhưng sỡ dĩ con chưa cho gia đình biết là vì chúng con còn đang gặp một trắc trở.
Ông Tuyên nhìn Khánh:
− Trắc trở ấy lớn hay nhỏ? Liệu có vượt qua được không?
− Dạ, cũng khá lớn. Con chưa biết phải giải quyết ra sao đây.
Bà Tuyên hỏi:
− Chuyện như thế nào? Con có thể nói để ba mẹ biết mà góp ý cho con.
Khánh lắc đầu từ khước:
− Con không muốn làm bận tâm ba mẹ đâu. Cứ để mặc chúng con, rồi cũng sẽ có cách thôi.
Bà Tuyên thoáng hài lòng:
− Ừ. Thôi, ba mẹ cũng không xen vào việc riêng của con. Nhưng mẹ khuyên con một điều, hôn nhân là việc hệ trọng, nếu bừa bãi thì sẽ ân hận suốt đời.
− Dạ, con rất hiểu, mẹ à.
Kim im lặng, trong lúc ba mẹ trò chuyện với anh trai. Bây giờ, cô mới lên tiếng:
− Anh Khánh! Có người gửi cho anh nè.
Vừa nói, cô vừa cầm phong bì đưa lên. Khanh giơ tay định cầm lấy thì Kim giựt tay lại:
− Hê! Làm gì vậy? Muốn lấy thư này thì phải đưa của hối lộ đây.
Ông bà Tuyên bật cười. Khánh lắc đầu:
− Không. Cần gì phải lo lót. Nếu không đưa thì em sẽ bị mất uy tín với ngươì ta chứ đâu phải anh.
− Ừ.Thì đành vậy thôi. Để xem ai nóng ruột cho biết.
Dứt câu, Kim bỏ thư vaò túi. Khánh cười giòn:
− Nhỏ này hay bắt chẹt ghê. Thôi, đưa đây, sáng mai anh sẽ khao một chầu điểm tâm.
Kim sáng mắt lên, đưa thư cho Khánh:
− Hì hì. Phở tái nghe.
Bà Tuyên hối thúc con trai:
− Thôi, thay đồ nhanh nhanh rồi còn ăn cơm, Khánh à.
Dạ nhỏ rồi Khánh cầm thư đi ngay về phòng.
Không kịp trút bộ đồ đi làm ra, Khánh vội mở thư ra đọc.
Nội dung bức thư ngoài việc than vãn nhớ thương, còn có nhiều lời giận hờn trách móc.
Cuối cùng, Uyên buộc Khánh phải đến nhà cô để cả hai thú thật tình yêu với mẹ. Nếu không, cô dọa sẽ tự tử cho anh vừa lòng.
Đọc thư xong, Khánh bối rối thật sự. Rõ ràng là tiến thoái lưỡng nan. Nếu như cưới Uyên thì anh là người đang tâm giành giật người yêu của kẻ khác. Còn từ khước thì sợ Uyên quá đau buồn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cô.
Khánh ôm đầu suy nghĩ, không biết xử trí bằng cách nào cho ổn thỏa. Nhưng dù gì thì anh cũng phải đến nhà Uyên một lần để cùng nhau giải quyết, chứ không thể kéo dài mãi được.
Ngoài cửa có tiếng của Kim í ời gọi Khánh xuống ăn cơm.
Anh bước ra, đi như kẻ mất hồn, đầu óc mụ mị trống rỗng.

*

Những ngày nghĩ phép qua thật mau, lần này trở lại thành phố, gia đình lại nhắc đến việc hứa hôn của Triết với Uyên.
Anh bâng khuâng, không hiểu vì sao Uyên không tha thiết. Riêng Triết cũng cảm thấy buồn, nhưng nỗi buồn ấy chỉ nhè nhẹ thoáng qua. Lý ra, anh phải đau khổ cùng cực mới đúng khi tình yêu có dấu hiệu sắp tan vỡ.
Đôi khi Triết muốn buông trôi tất cả. Lúc trước, mỗi lần về bên Uyên là mỗi lần anh nghe hạnh phúc, vui thỏa ngập tràn. Xa vắng Uyên, anh nhớ nhung từng phút, từng giây.
Nhưng bây giờ, với thái độ hờ hững của cô, anh cũng không còn cảm thấy nôn nao mỗi khi đến thăm nữa.
Có phải vì sự lạnh nhạt thờ ơ ấy đã làm Triết hụt hẫng và dễ chấp nhận một hình bóng khác đang âm thầm đi vào trong trí anh.
Điều này cũng thật lạ đến với Triết như một sự ngẫu nhiên. Vì bỗng dưng, đôi lúc hình ảnh của Nghi chợt hiện đến làm mờ nhạt bóng hình Uyên. Triết không hiểu sao có những khi đến thăm Uyên mà anh lại mơ được gặp Nghi. Phải chăng tại cô bé quá hồn nhiên trong sáng đã làm cho trái tim anh xao động? Ôi! Nếu vậy thì quả thật anh là người có lỗi. Song hôm đến nhà Nghi, mẹ cô đã bảo giữa Uyên và Nghi chỉ là bà con xa thôi mà.
À! Như thế thì Triết đỡ mang mặc cảm tội lỗi. Chiều nay, lang thang một mình qua phố, Triết chợt thèm có một bóng hồng bên cạnh, Uyên hay Nghi đây? Anh tự hỏi. Có lẽ, nếu là cô bé Nghi vô tư thì chắc sẽ vui hơn. Bỗng nhiên Triết quay đầu xe lại, chạy thẳng đến nhà Nghi.
Đang trên đường đi, anh tình cờ thấy cô đang chạy xe ngược chiều. Mừng quá đỗi, Triết đưa tay vẫy, miệng gọi rối rít:
− Nghi à! Đi đâu đấy?
Cô bé dừng xe bên đường.
− Nghi đi may đồng phục để chuẩn bị đi làm.
− Cho anh theo với được không?
Nghi nhăn nhó:
− Sao anh không đến nhà chị Uyên? Mấy hôm nay chị ấy mong anh lắm đó.
− Thôi, có cho anh đi không thì bảo, đừng có nhắn nhủ. Lộn xộn.
Nghi bật cười:
− Ừ. Muốn đi thì cứ đi. Lúc thợ may đo đạc cho Nghi thì anh phải ngồi chờ vậy. Nhưng xong rồi, Nghi với anh phải đến thăm chị Uyên nghe. Nếu hứa thì Nghi mới đồng ý cho anh theo đấy.
Triết gật đầu bừa.
− Ừ. Cũng được.
Hai người chạy xe song song trên đường, nắng chiều phơn phớt trên má Nghi làm cô trông dễ thương hơn.
Khi qua cửa hiệu bán vải, Triết chợt bảo:
− Đến gần ngày anh lên tàu ra khơi rồi, để kỷ niệm lần về phép này, anh muốn tặng cho Nghi một bộ áo dài màu xanh biển. Vì hình như Nghi rất thích biển phải không?
Cô không gật đầu mà nhíu mày hỏi:
− Sao anh không tặng cho chị Uyên, mà tặng cho Nghi? Không được đâu, Nghi hổng muốn chị ấy buồn.
Khuôn mặt Triết chợt cau lại:
− Anh nghĩ rằng Uyên sẽ không buồn đâu. Đôi khi anh đến, Uyên còn không muốn tiếp. Nhưng thôi, để cho công bằng, anh sẽ mua tặng mỗi người một bộ. Đồng ý chưa?
Nghi cười nhỏ:
− Vậy thì được.
− Ừm. Mình ghé vào cửa hàng đi.
Bà chủ tiệm là người có thân hình đẫy đà. Thấy khách vào, bà đon đã chào đón:
− Cô cậu định may trang phục nào ạ? Ở đây, chúng tôi vừa bán hàng, vừa có thợ may rất tiện lợi cho khách.
Nghi chỉ xấp vải màu xanh nhạt:
− Bà cho tôi xem thử, coi có hợp với nước da của tôi không?
− Ồ! Da cô trắng mịn như vậy, mặc màu nào cũng hợp cả. Vả lại, màu này trông nhã mà lại sang.
Nghi ướm lên người, trông vào gương, cô thầm hài lòng.
− Tôi muốn đặt may một bộ áo dài màu này và mấy bộ jupe ngắn, loại trang phục của tiếp viên hàng không. Bà bảo thợ cố gắng may cho đẹp nghe.
Bà chủ gật đầu, cười tít mắt:
− Loại đồng phục đó ở đây chúng tôi may rất nhiều. Cô cứ việc yên tâm. May không đẹp thì sẽ không lấy tiền.
Triết nói đùa:
− Cô em gái của tôi khó tính lắm đấy. Nếu may đẹp, cô ấy sẽ quảng cáo giùm bà với các đồng nghiệp.Còn như may vụng thì cổ sẽ không trở lại lần thứ hai đâu.
Bà chủ cười vui vẻ:
− Vâng. Tôi sẽ bảo thợ may thật kỷ, thật vừa vặn để cô còn đến đây hoài hoài nữa chứ.
Nghi nhìn Triết cười mím chi:
− À! Anh lựa màu cho chị Uyên đi. Nghi thấy màu hồng phấn cũng đẹp đấy.
Triết gật:
− Ừ. Tùy Nghi lựa. Anh là đàn ông, đâu biết gì mà chọn.
Sau khi cắt xấp vải cho Uyên, bà chủ lấy thước dây ra đo ni của Nghi.
Bà chép miệng, khen nức nở:
− Cô có số đo thật lý tưởng, dáng dấp này mặc trang phục gì cũng hợp cả.
Triết buột miệng:
− Tôi còn một cô bạn cũng dáng vẻ thanh thanh như thế. Vài hôm nữa, tôi sẽ đưa cổ đến đây may.
Bà chủ bặt thiệp đưa hai người ra tận cửa:
− Vâng. Hy vọng sẽ làm quý vị hài lòng.
Nghi cầm tấm giấy hẹn, nhìn qua rồi nói:
− Tôi cần gấp. Nhớ đúng ngày giao hẹn nghen bà chủ.
− Vâng. Cô cậu về.
Ra ngoài, Nghi nhắc Triết:
− Bây giờ, chúng ta đến thăm chị Uyên chứ?
− Ừm. Thủng thẳng đã. Cần gì phải vội. Anh muốn mình dạo mát vài vòng.
Nghi lắc đầu:
− Không được đâu. Nghi có ít thời gian lắm.
− Còn hai hôm nữa, anh đi công tác xa rồi. Đừng từ chối đề nghị của anh mà Nghi.
Cô nhìn Triết, lạ lẫm. Và cô đọc được điều gì đó bất thường trong đôi mắt của anh, nhưng Nghi xua đuổi ngay. Nhất định không phải như cô nghĩ. Họ yêu nhau tha thiết lắm mà.
− Nào! Chúng ta lại bến cảng ngồi hóng gió nhá. Hay Nghi muốn đi đâu, anh sẽ chiều.
Cô nghiêm nét mặt:
− Nghi chỉ muốn đến với chị Uyên, không thích đi đâu cả.
Triết im lặng hồi lâu rồi gật đầu, miễn cưỡng:
− Ừ. Nếu Nghi không thích, anh cũng chẳng ép.
Nghi tươi cười trở lại:
− Chứ sao. Anh có quyền gì.
− Đương nhiên.
− Nếu anh muốn đi thì lát nửa rủ chị Uyên đi cùng. Như vậy, có phải là vui vẻ cả làng không.
− Nhưng anh biết chắc rằng Uyên không đi.
Nghi đáp ngay:
− À! Không đi thì thôi. Anh đỡ tốn tiền, còn không chịu nữa.
Triết phì cười:
− Bao nhiêu mà dữ vậy. Vả lại, anh còn độc thân, chi xài thoải mái mà.
− Bởi thế cho nên mấy ông chưa vợ chẳng tháng lương nào mà còn. Hèn chi các cụ bắt cưới vợ sớm là phải.
Triết cười tủm tỉm:
− Anh cũng muốn có thủ quỹ riêng, nhưng ngặt vì chị Uyên của Nghi chưa chịu.
− Anh nói xạo. Em nghĩ chị ấy đang mong chờ từng giờ từng phút để được lên xe hoa.
− Nghi lầm to. Anh đã từng nhắc đến việc đám cưới, nhưng Uyên cứ trì hoãn, bảo anh chờ thêm một thời gian nữa.
Nghi nhíu mày như không tin:
− Sao kỳ vậy? Anh nói nghe vô lý ghê.
À! Vô lý hay có lý, chút nữa đến với Uyên, nhìn thái độ của cô ấy thì biết.
Nghi làm thinh, trong lòng hoang mang không ít. Cô nhất quyết tìm hiểu xem Triết nói đúng hay sai. Nếu đúng thì nguyên nhân nào xui khiến cho Chiêu Uyên thay đổi như vậy.