Tiến từ cái đặc thù sang cái chung, bây giờ tôi muốn tạo dựng sự biện hộ cho một xã hội mở toàn cầu. Tôi đã kiến nghị một liên minh của các nước dân chủ với mục tiêu kép: Cổ vũ sự phát triển của xã hội mở trên khắp thế giới, và thiết lập một số qui tắc nền tảng để chi phối hành vi của các quốc gia đối với công dân của chúng và giữa các quốc gia với nhau. Liên minh Xã hội Mở sẽ phải được các nền dân chủ phát triển lãnh đạo; cho nên tôi sẽ bắt đầu bằng việc khảo sát tình hình hiện tại ở Hoa Kì và Liên hiệp châu Âu - việc thảo luận các vấn đề của Nhật Bản sẽ đưa chúng ta đi quá xa. Liên minh sẽ có một thành phần quân sự cũng như thành phần phát triển; cho nên tôi sẽ khảo sát NATO trước khi thảo luận bản thân Liên minh. Liên minh sẽ có khả năng hoạt động trong hoặc ngoài khuôn khổ LHQ; cho nên tôi sẽ khảo sát các triển vọng cải cách LHQ trước khi tôi đưa ra lí lẽ cuối cùng, ủng hộ việc thành lập Liên minh. Hoa Kì Hoa Kì là siêu cường duy nhất còn lại, và tính ưu việt quân sự của nó lớn hơn bao giờ hết. Nó có thể ở vị thế để tạo ra một xã hội mở, nếu giả như nó có một tầm nhìn rõ ràng về nó nên như thế nào. Đáng tiếc, Hoa Kì không có cái nhìn rõ ràng về vai trò của nó trên thế giới, hoặc, chính xác hơn, các quan điểm của nó không nhất quán về nội tại. Hoa Kì đang bị một cuộc khủng hoảng về bản sắc mà thậm chí nó không nhận ra. Đã luôn có hai chủ đề chính trong chính sách đối ngoại Mĩ: chủ nghĩa hiện thực địa chính trị, và cái có thể gọi là “chủ nghĩa lí tưởng xã hội mở”. Hoa Kì là ngoại lệ giữa các Cường Quốc của lịch sử về việc cam kết của nó cho các nguyên lí phổ quát nào đó, được phát biểu chói lọi trong Tuyên ngôn Độc lập và được tái khẳng định trong Hiến chương Đại Tây Dương (được phản ánh trong Lời nói đầu của Hiến chương LHQ). Ngay cả Henry Kissinger cũng thừa nhận cái ông gọi là “chủ nghĩa ngoại lệ Mĩ: American exceptionalism”. [2] Hai xu hướng thường bất hoà với nhau. Có thể nói Theodore Roosevelt đã dùng cách tiếp cận địa chính trị, còn Woodrow Wilson dùng tầm nhìn xã hội mở. Cân đối lại, chủ nghĩa lí tưởng hay thua các nhóm dân tộc, chế định, và quyền lợi khác, song các chính sách phải được diễn đạt bằng ngôn từ đạo đức nhằm thoả mãn công luận. Kết quả thuần là một yếu tố đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì. Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kì đã hưởng một cuộc đời tốt đẹp nhất có thể có trên trần gian: Nó đã có thể vừa là cả siêu cường lẫn người lãnh đạo thế giới tự do. Chính sách đối ngoại Mĩ cũng đã được lợi từ sự ủng hộ của hai đảng. Sự hài hoà này bị Chiến tranh Việt Nam phá vỡ, khi chính sách đối ngoại và chính trị đối nội trở nên mâu thuẫn trực tiếp với nhau. Sự phản đối trong nước cuối cùng đã làm cho Hoa Kì không thể theo đuổi Chiến tranh Việt Nam. Kinh nghiệm để lại các vết thương hằn sâu và những kí ức chua xót. Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ nội bộ của hệ thống Soviet và sự nổ tung đế chế Soviet. Điều này được xem là một chiến thắng lớn cho Hoa Kì. Nhưng bản chất của chiến thắng chưa bao giờ được hiểu đúng, vì hai vai trò - siêu cường và lãnh đạo thế giới tự do - bị lẫn lộn. Cũng đã chẳng rõ là thế giới tự do có nghĩa là gì: Chủ nghĩa tư bản hay xã hội mở. Phải chăng sự sụp đổ là do sự theo đuổi hung hăng Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (cái gọi là sơ đồ Chiến tranh các Vì sao), do tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, hay do sự khao khát tự do trong nội bộ đế chế Soviet gây ra? Phản ứng với sự sụp đổ cũng bị lẫn lộn hệt như vậy. Chính sách đối ngoại của Hoa Kì vẫn bị lẫn lộn suốt từ đó. Không nghi ngờ gì, chúng ta thích là siêu cường duy nhất còn tồn tại. Song chúng ta cũng muốn là người lãnh đạo thế giới tự do, như trong Chiến tranh Lạnh, và đó là nơi sự lẫn lộn lẻn vào bức tranh. Trong Chiến tranh Lạnh, chính sự tồn tại của thế giới bị đe doạ, và nó đã tìm sự bảo vệ của một siêu cường. Các nền dân chủ phương Tây tập họp trong NATO, dưới sự chi phối của Hoa Kì. Song Chiến tranh Lạnh đã qua, và mối đe doạ đã được loại bỏ. Các nước khác chẳng còn cùng lí do để chịu qui phục ý chí của một siêu cường. Cho nên, để vẫn là người lãnh đạo thế giới tự do, chúng ta phải thay đổi cách ứng xử của mình. Chúng ta phải lãnh đạo bằng cách xây dựng một hội đối tác (partnership) chân thật và chịu theo các qui tắc mà chúng ta tìm cách áp dụng cho những người khác. Chúng ta đã chọn con đường khác. Chúng ta cảm thấy: Ở địa vị siêu cường của mình, chúng ta phải được ban các đặc quyền đặc biệt, và khi chúng ta thuộc về các định chế quốc tế nào đó, chúng ta có quyền chi phối chúng. Chúng ta hăm hở mở rộng NATO; chúng ta thuộc về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Thế giới (WB), nhưng chỉ vì chúng ta có thể chi phối chúng. [3] Chúng ta đã vô cớ đánh mạnh LHQ. Và dưới ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo bảo thủ theo đường lối cứng rắn như Nghị sĩ Jesse Helms, chúng ta tuyệt đối phản đối mọi sự vi phạm chủ quyền của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta lại muốn vi phạm chủ quyền của các nước khác, nhân danh nhân quyền và dân chủ. Chúng ta không chịu được các túi xác chết, thế mà chúng ta áp đặt sự trừng phạt thương mại và thả bom từ trên cao để bảo vệ các nguyên lí của chúng ta. Các nguyên lí của chúng ta được cho là có tính hợp lệ phổ quát, tuy thế, chúng ta khăng khăng phán xử: Chúng phải được áp dụng ra sao và khi nào. Có một tiêu chuẩn kép hoạt động, điều có thể xúc phạm phần còn lại của nhân loại, và những người Mĩ thậm chí không ý thức được về nó. Thái độ của chúng ta có thể được biện minh trên cơ sở tính ưu việt quân sự: Hoa Kì là siêu cường duy nhất, và vì vậy, có thể làm vương làm tướng. Song, điều này không thể dung hoà với sự đòi hỏi của chúng ta muốn là người lãnh đạo thế giới tự do. Đó là chỗ: Vị thế nội tại của chúng ta trở nên không nhất quán. Và trong khi, về phía mình, chúng ta tự cho là mình đúng, những người khác chủ yếu thấy đó là sự ngạo mạn về quyền lực. Hoa Kì có sự vượt trội về quân sự, nhưng nó lại không sẵn lòng hành động như cảnh sát duy nhất của thế giới. Như thế là tốt hơn, vì Hoa Kì không nhận được đủ lợi ích từ hệ thống tư bản toàn cầu để biện minh cho những hi sinh mà sự duy trì hoà bình một mình có thể gây ra. Chi phối thế giới cũng chẳng dễ dung hoà với xã hội mở. Nhưng thế giới đúng cần phải có các qui tắc và tiêu chuẩn ứng xử và các phương tiện để thực thi chúng. Thiếu chúng, thì kẻ mạnh sẽ khống chế kẻ yếu, cả về mặt quốc tế và nội bộ. Các qui tắc ứng xử có thể được thiết lập chỉ qua thoả thuận quốc tế. Nếu chúng được một siêu cường đơn phương áp đặt thì sẽ là một ví dụ về kẻ mạnh khống chế người yếu. Đó là nơi mà việc: vừa là một siêu cường vừa đòi hỏi làm lãnh đạo thế giới tự do trở nên mâu thuẫn nhau. Có thể gây sốc khi nói rằng: Chính Hoa Kì đã trở thành cản trở lớn nhất để thiết lập pháp trị trong các quan hệ quốc tế. Có các chế độ áp bức duy trì sự kìm kẹp chặt chẽ đối với thần dân của mình, nhưng phóng chiếu quyền lực của họ ra nước ngoài, họ ý thức sâu sắc rằng họ có thể đánh thức người khổng lồ đang ngủ. Hoa Kì có thể là bất kể thứ gì, nhưng không áp bức ở trong nước, thế mà nó phô trương quyền lực của nó trên phương diện quốc tế hơn bất kỳ nước nào khác. Nó đôi khi hành động như một kẻ xâm lược, khi nó không thấy mối nguy hiểm của túi xác chết - thí dụ, ném bom một nhà máy dược ở Sudan. Thậm chí, với nét nổi bật hơn, nó mang tính xâm lược trong việc từ chối hợp tác. Nó từ chối trả phí của mình cho LHQ; nó do dự bổ sung cho IMF trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu; nó đơn phương áp đặt sự trừng phạt ngay tức khắc hay, chính xác hơn, do sự xúi giục của các cử tri đoàn trong nước. Hoa Kì là một trong vẻn vẹn bảy nước bỏ phiếu chống việc thành lập Toà Hình sự Quốc tế (ICC). Các nước ngoan cố khác là Trung Quốc, Irắc, Israel, Libya, Qatar, và Yemen. Lầu năm góc, phản đối việc nhân viên quân sự Hoa Kì phải chịu dưới quyền phán xử pháp lí quốc tế, đã đi xa đến mức: Chỉ thị cho các tuỳ viên quân sự ở các đại sứ quán Mĩ trên khắp thế giới phải đi tranh thủ các nhà lãnh đạo quân sự của các chính phủ sở tại để vận động hành lang chống lại Toà Hình sự Quốc tế. Đây là một chiến thuật đặc biệt đáng ngờ ở các nước, nơi quyền lực dân sự đối với các lực lượng vũ trang chưa được xác lập vững chắc. Chí ít, Hoa Kì đã đưa ra lí lẽ có vẻ hợp lí để chống lại ICC, cụ thể là ICC có thể không cung cấp sự bảo đảm cho các công dân Mĩ ngang bằng với Hiến pháp Hoa Kì. [4] Nhưng chẳng có biện minh nào cho sự thất bại của Quốc hội trong việc phê chuẩn các hiệp ước quốc tế không ai bàn cãi như Luật về Qui ước Biển và Qui ước về Đa dạng Sinh học. Hoa Kì là một trong chín quốc gia chưa chịu phê chuẩn Qui ước sau - cùng với Afganistan, Kwait, Liberia, Lybia, Malta, Thái Lan, Tuvalu, và Nam Tư - một toán bầu bạn không thật xuất sắc lắm. Không nhịn được khi nói rằng Hoa Kì phải hợp tác với những người khác. Những người được chủ nghĩa hiện thực địa chính trị hay thuyết thị trường chính thống hay chủ nghĩa Darwin thông tục chỉ dẫn, những người đánh ngang hàng sự sống sót của kẻ thích hợp nhất với sức mạnh kinh tế và quân sự, có thể không thấy bất kể giới hạn nào cho chủ quyền của nó. Chỉ nếu khi chúng ta muốn sống trong một xã hội mở, thì mới suy ra rằng: Chúng ta phải đặt chủ quyền của chúng ta dưới các qui tắc và các tiêu chuẩn ứng xử có hiệu lực phổ quát. Như tôi đã đau đớn chỉ ra, dính đến sự lựa chọn thật sự: Không nhận thức đầy đủ các hệ luỵ, Hoa Kì đã làm hại sự hợp tác quốc tế trong việc chọn hành sử quyền lực của mình. Hoa Kì có thể lấy lại địa vị lãnh đạo thế giới tự do bằng cách lập một liên minh của các quốc gia có ý kiến giống nhau, hết lòng thúc đẩy các nguyên lí của xã hội mở về mặt quốc tế và nội bộ ở riêng từng nước. Nhưng điều này đòi hỏi sự thay đổi triệt để về thái độ - từ chủ nghĩa đơn phương hống hách sang một cách tiếp cận hợp tác hơn. Một sự thay đổi như thế là có thể được thực hiện? Tôi tin là có. Hoa Kì đã duy trì một sự cam kết từ lâu đối với các lí tưởng của xã hội mở, khởi đầu bằng Tuyên ngôn Độc lập. Theo các cuộc thăm dò dư luận, Liên Hiệp Quốc, bất chấp sự tê liệt hiện thời, vẫn được công chúng ưa chuộng hơn Quốc hội hay tổng thống. Ðiều cần phải làm là nắm lại sự ủng hộ tiềm tàng này cho sự hợp tác quốc tế. Năm 2000, trước các cuộc bầu cử ở Mĩ, một đa số bảo thủ ở Quốc hội kiên quyết chống lại sự hợp tác quốc tế. Lập trường của nó không nhất thiết đại diện cho công luận. Một liên minh rầy rà thịnh hành giữa những người theo thuyết thị trường chính thống và các môn đồ khác nhau của tư tưởng chủ quyền quốc gia, trải từ chủ nghĩa biệt lập của những người tôn giáo chính thống đến cách tiếp cận Mĩ - trước hết của các nghiệp đoàn, và đến chủ nghĩa đơn phương của Jesse Helms. Và mặc dù thống nhất trong sự phản đối của chúng với các định chế đa phương, chúng có các mục tiêu khá khác nhau trong đầu. Những người theo thuyết thị trường chính thống chống sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế; những người sùng đạo chính thống phản đối các tiêu chuẩn tự do, như quyền phá thai, do nhà nước áp đặt. Những người theo thuyết thị trường chính thống chống sự hợp tác quốc tế vì cùng lí do mà họ không thích chính phủ mạnh: Họ muốn cho kinh doanh bàn tay tự do. Những người theo chủ nghĩa biệt lập, thành viên nghiệp đoàn, và theo tôn giáo chính thống phản đối nó vì lí do ngược lại: Họ bực bội về mối đe doạ mà các thị trường toàn cầu nêu ra đối với các giá trị và lợi ích của họ. Thật hết sức ngạc nhiên là làm sao các nhóm khác hẳn nhau này lại có thể dung hoà những khác biệt của họ bằng cách tập trung vào một kẻ thù chung, cụ thể, là nhà chức trách chính phủ và quốc tế. Tôi cho rằng: Họ sẽ thấy sự thống nhất này ngày càng khó duy trì, khi họ tiến gần hơn đến việc đạt được các mục tiêu của họ. Sự lựa chọn cốt yếu đối với Hoa Kì là giữa cách tiếp cận đơn phương và đa phương. Cách trước dẫn đến việc tái lập một cân bằng quyền lực và triển vọng đối đầu vũ trang giữa các khối chống đối nhau; cách tiếp cận sau dẫn đến một xã hội mở. Không có khả năng là sự lựa chọn sẽ được trình bày cho các cử tri Mĩ một cách thẳng thắn như vậy trong bầu cử tháng 11- 2000 - chủ nghĩa đa phương là một từ quá dài để là một khẩu hiệu bầu cử. Albert Gore rõ ràng có thiện cảm hơn với ý tưởng so với George W. Bush, song chắc ông ta thấy quá rủi ro để đưa nó ra như một vấn đề bầu cử. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại chắc sẽ hiện ra lớn hơn trong cuộc bầu cử năm 2000 so với năm 1992, khi Bill Clinton chủ ý không nhấn mạnh chủ đề, và cảm giác thịnh hành về thịnh vượng kinh tế có thể dễ chuyển thành thiện cảm lớn hơn với hợp tác quốc tế. Sau bầu cử, có thể có sự một sự tái sắp xếp quang cảnh chính trị trong nước, với những người theo chủ nghĩa quốc tế thuộc các màu sắc khác nhau, cùng ủng hộ một xã hội mở toàn cầu. Nó có thể xảy ra trên cơ sở hai đảng, vì có một số truyền thống trong nội bộ cả hai đảng có thể được phục hồi. Trong Đảng Dân chủ, đó là truyền thống tự do, Chính sách Kinh tế Xã hội mới; trong đảng Cộng hoà, đó là truyền thống quốc tế chủ nghĩa, thị trường tự do. Tất cả cái cần cho những người ủng hộ toàn cầu hoá thuộc Đảng Cộng hoà là nhận ra xã hội mở như một mục tiêu đáng mong muốn. Như sự tán thành một Cơ quan Phát triển Thế giới của Báo cáo Meltzer, tỏ ra rằng: Nó không khó tin như nó có vẻ. Thường cần đến một khủng hoảng để thúc đẩy một sự thay đổi có ý nghĩa về chiều hướng. Ta có thể đã hi vọng rằng: Các cuộc khủng hoảng ở Kosovo, Đông Timor và châu Phi đã đủ sốc để tập trung trí tuệ. Nếu chúng ta phải đợi một cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng xấu đến vị thế của Hoa Kì trên thế giới, thì cơ hội cho Mĩ dẫn loài người đến một xã hội mở toàn cầu có thể mất đi. Cho nên, thật cấp bách để thiết lập xã hội mở như một mục tiêu của chính sách của Hoa Kì, trong khi Hoa Kì đang giữ vững địa vị siêu cường duy nhất. Liên hiệp châu Âu Trong sự tạo ra Liên hiệp châu Âu, chúng ta đã chứng kiến một thử nghiệm khổng lồ về điều mà Karl Popper gọi là “cải biến xã hội từ từ: piecemeal social engineering”. Xứng đáng để khai phá sự phát triển này cẩn thận hơn vì nó đưa ra vấn đề cốt yếu của thời đại chúng ta: Làm sao khắc phục được những cản trở do quyền tự chủ quốc gia gây ra đối với việc theo đuổi lợi ích chung. Trong sự sáng tạo ra Liên hiệp châu Âu, không phải đối mặt trực tiếp với vấn đề; giả như nếu phải như vậy, quá trình đã chẳng thể đi xa được như hiện nay. Đúng hơn, nó được tiếp cận một cách gián tiếp, bằng cách nhận diện ra một mục tiêu cụ thể và thu thập đủ sự ủng hộ cho nó. Nó khởi đầu với Cộng đồng Than và Thép, và nó đã đi xa đến tận đồng tiền chung. Mỗi bước về phía trước tạo ra một loại thiếu cân bằng nào đó, có thể được chỉnh sửa, chỉ bằng cách đi một bước nữa về phía trước. Chẳng gì có thể thích hợp hơn với một xã hội mở. Tuy nhiên, quá trình đầy bất trắc, và thật khó nói: Nó sẽ tiến triển thêm bao nhiêu. Mỗi bước đều bị kháng cự, chủ yếu vì khả năng là nó sẽ dẫn đến các bước nữa theo cùng hướng. Những nỗi lo sợ này rất có căn cứ. Việc tạo ra một đồng tiền chung, thí dụ, hẳn có thể tỏ ra yếu, nếu không có một chính sách tài khoá chung. Liệu sẽ có khả năng thu được sự ủng hộ chính trị đủ cho việc đưa ra một chính sách tài khoá chung hay không còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Toàn bộ quá trình vấp phải những khó khăn. Nó được giới ưu tú chính trị phát động và đang mất sự ủng hộ của quần chúng. Ý tưởng về một châu Âu thống nhất đã vô cùng hấp dẫn, đặc biệt khi mà kí ức về Chiến tranh Thế giới II còn chưa phai mờ và châu Âu bị phơi ra cho mối đe doạ Soviet. Thực tế của Liên hiệp châu Âu (EU), tuy vậy, ít quyến rũ hơn nhiều. Về mặt chính trị, nó vẫn chỉ là một hiệp hội của các quốc gia đã uỷ thác quyền tự chủ nào đó cho một Liên hiệp lớn hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, nơi sự uỷ thác đã xảy ra, thị trường duy nhất hoạt động đặc biệt tốt; nhưng trong lĩnh vực chính trị, hầu như không có sự uỷ thác nào, và kết quả làm thất vọng. Mọi hiệp hội như vậy của các quốc gia đều chịu cái được gọi là “thiếu hụt dân chủ: democratic deficit”. [5] Lợi ích quốc gia không nhất thiết trùng với lợi ích của người dân quốc gia đó, nhưng trong một nhà nước dân chủ, nhân dân có thể thực hiện kiểm soát ứng xử của chính phủ thông qua những người họ bầu làm đại diện; trong một hiệp hội các quốc gia, thiếu sự kiểm soát đó, vì quyền quyết định được trao cho các chính phủ, chứ không phải nhân dân. Chính quyền Liên hiệp châu Âu đang ở giữa một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Cơ quan hành chính trung ương, Uỷ ban châu Âu, ở dưới quyền của Hội đồng châu Âu, bao gồm chính phủ của các nước thành viên. Hội đồng được hướng dẫn nhiều bởi các lợi ích quốc gia hơn là bởi lợi ích chung. Cho nên, ngay cả các quyết định tẻ nhạt cũng mang đặc tính của các hiệp ước quốc tế - khó đạt, thậm chí khó hơn để sửa đổi. Các thành viên của Uỷ ban được chỉ định trên cơ sở quota quốc gia, và hoạt động của Uỷ ban mắc mọi lỗi của một bộ máy quan liêu, phục vụ không phải một ông chủ mà là mười lăm ông. Các quan chức hay bảo vệ mình chống lại các ông chủ chính trị bằng cách tránh các quyết định mà họ có thể bị đổ lỗi. Khi họ có trách nhiệm, không phải với một mà với mười lăm chủ nhân, tác động làm tê liệt; sự thiếu hụt dân chủ được tăng cường bởi sự thiếu hụt về năng lực quyết định. Hầu như không thể tin được, mỗi Vụ là một ốc đảo đối với chính mình, và một Uỷ viên không thể ra lệnh cho người khác. Các quốc gia thành viên vô cớ cản trở chi tiêu nhằm giữ cho sự đóng góp của họ vào ngân sách EU được thấp; đồng thời, các đại sứ của họ tại Brussels làm việc miệt mài để chiếm đoạt càng nhiều ngân sách EU cho lợi ích quốc gia của họ càng tốt. Mọi chi phí, bất luận cho nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, hay viện trợ nước ngoài, phải đi qua cùng các thủ tục nhiêu khê này. Cái mà người dân nhìn thấy từ bên ngoài là một bộ máy quan liêu nặng đầu làm việc theo cách quấn lại nhau, bị che phủ trong bí mật. Nó dường như không chịu trách nhiệm với bất kể giới cử tri nào, dẫu cho Nghị viện châu Âu mới đây có được thêm quyền hạn giám sát và Hội đồng trước đây bị hạ bệ do kết quả điều tra của Nghị viện về tham nhũng. Bộ máy quan liêu bị mất tinh thần và công chúng vỡ mộng. Nghị viện châu Âu tiếp tục ít được tôn trọng, như được chứng tỏ bởi tỉ lệ tham gia thấp trong cuộc bầu cử vừa qua. Một thiểu số đang tăng lên bác bỏ ý tưởng về châu Âu và theo các xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại. Hi vọng là giới ưu tú chính trị sẽ có khả năng khích động công luận ủng hộ một bước nữa về phía trước, và lần này, bước đi phải có hướng chống lại bản thân giới ưu tú chính trị. Nhân dân phải thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp trên chính quyền EU. Một nước đi như vậy phải đối mặt với vấn đề chủ quyền quốc gia trực tiếp hơn trước, và sự thành công của nó còn xa mới được đảm bảo. Thực ra, sự thất bại có thể dẫn tới sự tan rã của Liên hiệp châu Âu, vì nhất thể hoá, hội nhập là một quá trình động: Nếu nó không tiến lên thì nhất định lùi lại. Chính dựa vào nền này mà các vấn đề mở rộng thành viên phải được giải quyết. Triển vọng thật là mong manh. Làm cho vấn đề tồi hơn, Liên hiệp châu Âu đã không thành công chút nào trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Cột trụ thứ hai của Hiệp ước Maastricht dành cho một chính sách đối ngoại chung, nhưng nó đã không ảnh hưởng đến chủ quyền của các nước thành viên. Kết quả đã có thể tiên đoán được: Chẳng có chính sách chung nào hiện lên. Chính sách đối ngoại vẫn lệ thuộc vào đời sống chính trị nội bộ của các nước thành viên. Chính sách chung bị mất tín nhiệm ở chính hành động đàm phán Hiệp ước Maastricht: Như một phần của cuộc mặc cả dẫn tới hiệp ước, nguyên bộ trưởng ngoại giao Đức, Hans-Dietrich Genscher, người được châu Âu công nhận vì một Croatia và Slovenia độc lập, do đó đã đẩy nhanh chiến tranh ở Bosnia. Liên hiệp châu Âu hiếm khi có khả năng nói cùng một tiếng nói về các vấn đề chính sách đối ngoại, và thậm chí là tiếng nói của một cường quốc nhỏ. Điều này là hiển nhiên trong cách Liên hiệp châu Âu xử lí vấn đề tan rã của Nam Tư - rất, rất thận trọng. Bây giờ dáng vẻ này có thể thay đổi do Liên hiệp châu Âu đã chỉ định một ông hoàng của chính sách đối ngoại, Javier Solana, nguyên tổng thư kí NATO, nhưng ngay dù có đúng như thế, vẫn không có đồng thuận rằng Liên hiệp châu Âu phải trở thành một quyền lực lớn. Tình hình hiện thời, nói nhẹ đi là không thoả mãn, và Liên hiệp châu Âu, giống như Hoa Kì, cần một liều mạnh về tự vấn lương tâm khi đụng đến các quan hệ quốc tế. Hiệp ước Ổn định cho Đông Nam Âu được dùng như một cuộc sát hạch. Có nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại mà các nước thành viên có những lợi ích dân tộc xác định khác với các lợi ích của các thành viên khác, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Sẽ khó biện minh một sự uỷ thác quyền lực cho Liên hiệp châu Âu về các vấn đề như vậy. Lấy một ví dụ đơn giản: Ðại diện ngoại giao ở các tổ chức quốc tế. Anh, Pháp, và Đức có các lợi ích tài chính và công nghiệp khác nhau mà Liên hiệp châu Âu không thể đại diện một cách thoả đáng. Tuy nhiên, có các vấn đề mà lợi ích chung phải có ưu tiên hơn các lợi ích của các quốc gia thành viên riêng lẻ. Trong các trường hợp này, lợi ích chung thường vượt quá Liên hiệp châu Âu. Cái gì xảy ra ở khu vực Balkan, Trung Đông, Bắc Phi, và Liên Xô trước đây liên quan không chỉ đến Liên hiệp châu Âu mà cả Hoa Kì và phần còn lại của thế giới nữa. Có các xã hội mở là một lợi ích chung của tất cả các xã hội mở. Để theo đuổi mục tiêu đó, đòi hỏi sự hợp tác vượt ra ngoài Liên hiệp châu Âu đến Hoa Kì và các nước dân chủ khác. Có thể thấy rằng: Hầu hết các vấn đề trong chính sách đối ngoại phải được giải quyết, hoặc ở mức cao hơn hay thấp hơn mức Liên hiệp châu Âu. Liên hiệp châu Âu cần tạo dựng một liên minh của các nhà nước dân chủ - thậm chí còn hơn cả Hoa Kì. [17/17] © 2004 talawas
[1]Chú thích của dịch giả: fractal: cấu trúc hình học tự lặp lại ở mọi qui mô để tạo ra các hình thù không đều, không thể tạo ra bởi hình học cổ điển. Các fractal được sử dụng rộng rãi để mô phỏng bằng máy tính các hiện tượng tự nhiên, một khái niệm quen thuộc của các hệ thống có độ phức tạp cao. [2]Henry Kissinger, Diplomacy (New York: Simon and Schuster, 1995). [3]So với IMF, Ngân hàng Thế giới độc lập hơn đối với ảnh hưởng của Hoa Kì; ngay dù có đúng như thế, phó tổng giám đốc cao cấp và kinh tế gia trưởng trực tính của nó, Joe Stiglitz, đã thấy phù hợp trong việc xin từ chức, khi các quan điểm của ông chọc tức Hoa Kì. NATO Rất may, đã hiện hữu một liên minh với các thành viên thích hợp: NATO. Nhưng NATO là một liên minh quân sự, và nhiệm vụ cổ vũ các xã hội mở là bất kể gì, song không là quân sự. NATO đúng là có một chiều chính trị, và các mục tiêu chính trị của nó được tuyên bố rõ ràng là cổ vũ dân chủ. Điều đó không ngạc nhiên, vì NATO là con đẻ của Chiến tranh Lạnh. Nhưng chiều chính trị đã chẳng bao giờ được kích hoạt và vẫn là một phần phụ chưa được dùng của liên minh quân sự. Sau kết thúc của Chiến tranh Lạnh, NATO trở thành một định chế không có sứ mạng. Các mục tiêu của nó phải được suy tính lại. Một cuộc thảo luận sôi nổi đã diễn ra sau đó, nhưng nó được định khung bởi đặc tính quân sự của liên minh. Đã có những tiếng nói ủng hộ một loại liên minh mới, bao gồm cả Nga nữa, nhưng đã có những tiếng nói khác bị chi phối bởi những cân nhắc địa chính trị. Cuối cùng, đạt một sự thoả hiệp: NATO có thể mở rộng về phương đông, thu nạp một số thành viên của Khối Warsaw trước đây, thiết lập một Đồng hội vì Hoà bình (Partnership for Peace) với các nước nguyên cộng sản, và giữ ngỏ khả năng thêm các thành viên trong tương lai. Cuối cùng, thêm ba thành viên mới: Ba Lan, Hungary, và cộng hoà Czech. Rumani và Slovenia chịu khó vận động để vào nhưng đã thất bại; Slovakia bị loại vì lí do chính trị; các nước khác không được xem xét nghiêm túc. [1] Tôi đã cố gắng tham gia một cách có ý nghĩa vào cuộc thảo luận, bằng cách tổ chức một cuộc hội nghị ở Đại Học Trung Âu ở Budapest. Nhiều người đã tham dự, gồm cả Manfred Wörner, tổng thư kí NATO lúc đó và là một người có tính chính trực cao, hoàn toàn cam kết cho các nguyên lí của xã hội mở; lúc đó ông ở giai đoạn đau yếu cuối. Tôi đã xuất bản một pamphlet, trong đó, tôi lí luận nhiều điểm giống như tôi luận hiện nay, cụ thể là, thế giới hậu cộng sản cần một loại liên minh khác và Đồng hội vì Hoà bình cần phải gắn với một Đồng hội vì Thịnh vượng (Partnership for Prosperity). Nhưng kiến nghị đã quá cấp tiến. Để thông qua việc mở rộng NATO, tất cả mọi lực lượng ủng hộ nó phải được huy động: Các nhà địa chính trị và các chiến binh của Chiến tranh Lạnh cũng như những người quan tâm hơn đến việc cổ vũ các xã hội mở. Mở rộng NATO đã là một sự thoả hiệp không thoải mái giữa việc duy trì và củng cố sự chia rẽ châu Âu và thúc đẩy các nguyên lí của xã hội mở, với cán cân nghiêng về cái trước. Kết quả chứng tỏ điều này. Lấy trường hợp của Belarus: Alexander Lukashenko đã thiết lập sự độc tài của tổng thống, phá huỷ dân chủ ở Belarus và cũng tạo ra một mối đe doạ các lực lượng dân chủ ở Nga; nhưng Nga đón nhận Lukashenko vì mối đe doạ do sự mở rộng NATO gây ra, được coi là quan trọng hơn. Trong trường hợp này, sự mở rộng NATO đã hoạt động trực tiếp chống lại các lợi ích của xã hội mở. Trong trường hợp Kosovo, NATO đã can thiệp nhằm bảo vệ các nguyên lí của xã hội mở. Không một nước NATO nào có lợi ích quốc gia sống còn bị đe doạ, song đã có một lợi ích chung phản kháng, một thí dụ nữa của thanh lọc sắc tộc. Các nền dân chủ phương Tây đã có lịch sử thất bại trong việc đối phó với sự tan rã của Nam Tư, nhưng dịp này, họ đã sẵn sàng lấy một lập trường cứng rắn. Đã có sự chia rẽ nội bộ trong chính quyền Hoa Kì, với việc Bộ Ngoại giao ủng hộ tối hậu thư của NATO và Bộ Quốc phòng phản đối nó. Cuối cùng, chính tổng chỉ huy các lực lượng NATO, Tướng Wesley Clark, người đã làm nghiêng cán cân ủng hộ sự can thiệp. Lầu Năm góc chẳng bao giờ tha thứ ông vì việc ấy: Nó bắt đầu cuộc chiến chống Tướng Clark cũng ngang như chống Milosevic. Thí dụ, nó đã phá hoại việc sử dụng máy bay lên thẳng Apache. Và ông bị về hưu sớm. Khủng hoảng Kosovo đã là một sự kiện đau buồn cho cá nhân tôi. Tôi đã là một người chủ trương dùng phương án cứng rắn chống Milosevic, cho nên tôi cảm thấy ý thức trách nhiệm cá nhân về điều đã xảy ra, cho dù tôi đã chẳng tham gia vào quá trình ra quyết định. Tôi ủng hộ hành động quân sự, nhưng các kết quả đã làm tôi hết sức đau khổ. Theo tôi, việc ném bom chỉ có thể được biện minh, nếu nó đi sau hành động xây dựng điều có thể mang lại hoà bình và thịnh vượng cho khu vực. Trường hợp chống Milosevic là kín kẽ. Không chỉ bởi ông ta đã tiến hành các hành động hung bạo được ghi lại mà vì thế ông ta đã bị toà án Hague buộc tội; ông ta cũng đã vi phạm một thoả ước quốc tế mà ông ta đã kí vài tháng trước. Nhưng cách mà NATO hành động lại ít làm yên lòng. Thả bom từ trên cao xác nhận lỗ hổng giữa giá trị của các mạng sống Mĩ và của mạnh sống của những người mà họ được cho là phải giúp đỡ. Sự can thiệp đã không ngăn chặn sự thanh lọc sắc tộc; ngược lại, nó đẩy nhanh việc đó. Ngay cả các động cơ để can thiệp cũng đáng nghi ngờ: Nó được dùng để trừng phạt Milosevic, bảo vệ dân cư Kosovo, hay chứng tỏ sức mạnh quân sự của NATO? Cần phải nhớ rằng, NATO đang dần tới kỉ niệm năm mươi năm thành lập: Chẳng phải là vinh quang khi đi cử hành kỉ niệm bằng một chiến thắng quân sự? Nhưng thay cho việc thống nhất thế giới để lên án Milosevic, can thiệp của NATO đã chia rẽ nó. Kết quả cũng đáng ngờ. Loại bỏ việc sử dụng bộ binh, tổng thống Bill Clinton đã làm cho chiến thắng trở nên khó hơn, và, khi việc Milosevic, cuối cùng chịu nhường kiểm soát Kosovo, đã đến như một sự ngạc nhiên thật sự đối với mọi người liên quan. Tôi không thích nghĩ điều gì đã có thể xảy ra, nếu ông ta đã không nhượng bộ. Theo ý tôi, có hai yếu tố chủ yếu đã thuyết phục ông ta thoái lui. Một là vai trò của Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA); hai là vai trò của Nga. (Việc ném bom cũng đã có ảnh hưởng khi nó bắt đầu vi phạm qui tắc chống đánh các mục tiêu dân sự). Mặc dù tổng thống Clinton đã loại bỏ bộ binh, lại có các đội quân KLA trên bộ, và khi họ đánh nhau với quân đội Nam Tư, nó trở nên dễ bị tổn thương với sự tấn công từ trên không. Các bộ binh người Albani tr ở thành mối đe doạ cho quân đội Nam Tư hơn là bộ binh NATO. Nga đã đóng vai trò kép. Một mặt, Viktor Chernomyrdin đã giúp ích thật hữu hiệu bằng cách làm cho Milosevic tỉnh ngộ: Sẽ không có bất kể sự ủng hộ nào của Nga; NATO mắc nợ ông lòng biết ơn. Mặt khác, quân đội Nga đã làm NATO ngạc nhiên bằng cách tiến vào sân bay Pristina trước NATO; đã cần đến mưu mẹo nào đó để dùng kế phớt lờ sự hiện diện quân sự của Nga. Chứng tâm thần phân liệt này phản ánh sự chia rẽ giữa những cân nhắc chính trị và quân sự: Về mặt chính trị, Nga cần đạt điểm với phương Tây vì sự phụ thuộc của nó về kinh tế và tài chính; về mặt quân sự, NATO đã được coi là một mối đe doạ. Liên minh xã hội mở Xung đột Kosovo đã củng cố niềm tin chắc chắn của tôi rằng: NATO cần được bổ sung bằng một liên minh chính trị, mà mục đích dứt khoát của nó là thúc đẩy các giá trị và các nguyên lí của xã hội mở. Can thiệp quân sự để ủng hộ quyền con người luôn luôn đến quá muộn, và thường phản tác dụng. Trọng tâm phải là phòng ngừa khủng hoảng. Phòng ngừa khủng hoảng không thể bắt đầu đủ sớm. Nó bắt đầu càng sớm, thì nó càng ít cần sự cưỡng bức. Áp lực ngoại giao hay kinh tế có thể là đủ, và phần thưởng có thể hiệu quả hơn những trừng phạt. Thí dụ, các quốc gia vùng Baltic hăm hở gắn với châu Âu. Latvia và Estonia đã ban hành các luật về quyền công dân hạn chế, gây ra các mầm mống xung đột với Nga. Liên hiệp châu Âu và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã dùng áp lực bền bỉ và mang lại sự thay đổi về việc đối xử với các sắc tộc thiểu số. Latvia và Estonia hiện nay là các ứng viên tham gia EU. Giả như cộng đồng quốc tế đã biểu lộ sự không hài lòng khi Milosevic huỷ bỏ tính tự trị của Kosovo năm 1989, ông ta có thể không củng cố được quyền lực của mình vì chính phủ liên bang đã không nằm trong sự kiểm soát của ông ta lúc đó. Giả như, nếu NATO đã can thiệp khi hải quân Nam Tư ném bom Dubrovnik tháng 12-1991, đã có thể tránh được khủng hoảng Bosnia. Một liên minh chính trị có thể ngăn ngừa khủng hoảng tốt nhất bằng đẩy mạnh các giá trị và nguyên lí của xã hội mở. Điều đó đòi hỏi những gì? Không có thiết kế đơn nhất cho xã hội mở. Các nước có các truyền thống khác nhau, với mức phát triển khác nhau. Ðiều làm cho một xã hội là mở, là công dân của nó tự do quyết định xã hội nên được tổ chức ra sao. Song có vài tiền đề đảm bảo rằng các công dân sẽ hưởng quyền tự do đó. Liên minh Xã hội Mở quan tâm đến sự thiết lập và duy trì các tiền đề đó: một hiến pháp dân chủ, pháp trị, tự do ngôn luận và báo chí, một bộ máy tư pháp độc lập, và các khía cạnh quan trọng khác của tự do. Lần nữa, không có các tiêu chuẩn khách quan, rành rành, theo đó, các tiền đề ấy có thể được đánh giá. Liên minh Xã hội Mở sẽ phải thiết lập các tiêu chuẩn riêng của mình với ý thức đầy đủ về tính có thể sai của nó. Nó cho mỗi xã hội phạm vi rộng rãi nhất để quyết định đặc tính riêng của mình. Cái phân biệt Thời đại Có thể Sai khỏi Thời đại Lí trí là chúng ta đi đến việc thừa nhận rằng: Lí trí không cung cấp các giải pháp không mập mờ, không thể bàn cãi. Hãy xét luật: Luật La Mã và luật Anglo-Saxon là khá khác nhau về đặc tính. Sẽ là không thích hợp khi thúc đẩy một loại luật trên loại kia, nhưng thích đáng hơn để nhất quyết khẳng định pháp trị. Hoặc xét tính độc lập về tư pháp: Không có phương pháp an toàn để đảm bảo nó; ngay cả sự độc lập của tư pháp Hoa Kì cũng đã gặp nguy hiểm trong các năm gần đây vì hoạt động chính trị mang tính đảng phái. Tuy nhiên, việc cải thiện sự độc lập và trình độ của ngành tư pháp ở mọi quốc gia là đáng mong muốn. Mục tiêu của Liên minh sẽ là điều phối hành động của các nước thành viên trong việc thúc đẩy một xã hội mở toàn cầu. Có hai mục tiêu tách biệt nhưng liên quan cần phải đạt được: Một là giúp đỡ sự tiến hoá của các xã hội mở trong nội bộ các nước riêng lẻ; hai là khuyến khích sự phát triển luật quốc tế và các tiêu chuẩn ứng xử quốc tế. Liên minh Xã hội Mở theo đuổi mục tiêu đầu tiên bằng sự kết hợp khôn ngoan của các cây gậy và củ cà rốt. Tiếp cận đến thương mại và đầu tư hiện ra to lớn trong cả hai loại. Đó là chỗ cấu trúc chính trị toàn cầu trở nên tiếp giáp với cấu trúc tài chính toàn cầu, vì nhiều cây gậy và củ cà rốt có thể là về mặt tài chính. Cần nhớ rằng: Cấu trúc tài chính mới đang nổi lên rất thiếu các khuyến khích. Tôi kiến nghị tăng cường năng lực của IMF để thưởng các nước theo đuổi các chính sách lành mạnh. Tôi ủng hộ khuyến nghị của Uỷ ban Meltzer chuyển Ngân hàng Thế giới thành một Cơ quan Phát triển Thế giới, với điều kiện là các nguồn lực của nó được nâng cao, hơn là bị giảm đi, và vốn chưa được gọi của nó được dùng một cách tích cực hơn, để bảo lãnh các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tôi ủng hộ việc xoá nợ cho các nước nghèo đang thực hiện cải cách kinh tế và chính trị. Có thể cần thêm một số biện pháp trên cơ sở từng trường hợp một. Hiệp ước Ổn định cho Đông Nam Âu là một trường hợp như vậy. Các tiêu chuẩn do IMF dùng để quyết định các chính sách lành mạnh là gì sẽ chủ yếu là về tài chính; nhưng không có đường phân ranh cứng nhắc giữa tài chính và chính trị. Một hệ thống ngân hàng minh bạch, được điều hành một cách chuyên nghiệp, được giám sát tốt, hệ thống không thể được lạm dụng cho lợi ích chính trị, sẽ giúp nhiều cho sự phát triển xã hội mở; tính minh bạch tài chính chỉ là một bước ngắn từ tự do ngôn luận và báo chí, và trong các nước, nơi tự do báo chí bị hạn chế, các tín phiếu tài chính thường cung cấp sự che phủ chính trị tốt nhất. Cơ quan Phát triển Thế giới có thể dùng các tiêu chuẩn chính trị rõ rệt hơn trong việc phân phát viện trợ, đặc biệt nếu nó chấp nhận ý tưởng của Amartya Sen về sự phát triển với tư cách là quyền tự do. Có nhiều lĩnh vực mà các nước dân chủ có các lợi ích cạnh tranh nhau; họ sẽ tiếp tục theo đuổi chúng một cách cạnh tranh. Nhưng trong việc sử dụng các cây gậy và củ cà rốt, họ phải hành động trong tinh thần hợp tác. Điều đó có nghĩa là đặt bản thân họ dưới các quyết định tập thể. Xét vấn đề những sự trừng phạt thương mại: Chúng có thể có hiệu quả chỉ khi được áp dụng tập thể. Hoa Kì có thói quen đơn phương áp đặt trừng phạt; nó phải từ bỏ thói quen đó. Thế nhưng, tất cả các thành viên phải thống nhất thực hiện những trừng phạt đã được tập thể thông qua; khác đi thì họ không còn là thành viên của Liên minh. Những can thiệp trừng phạt trong quan hệ quốc tế của từng nước riêng sẽ được giữ ở mức tối thiểu, vì chúng có những hệ quả không dự tính trước được. Trừng phạt thương mại đã tỏ ra phản tác dụng: Chúng hay củng cố chế độ mà chúng được cho là phải làm suy yếu, vì những kẻ buôn lậu cần sự hỗ trợ của chế độ, và đổi lại, chúng phải ủng hộ chế độ. Trong trường hợp Nam Tư, đưa vào danh sách đen những kẻ ủng hộ chế độ đã tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều. Có lí lẽ biện hộ mạnh mẽ cho việc thay trừng phạt thương mại bằng việc đưa vào danh sách đen hễ khi nào có khả năng. Nó sẽ đánh trúng những kẻ đáng bị đánh và sẽ làm yếu, hơn là tăng cường, chế độ nó muốn trừng phạt. Can thiệp quân sự, như một phương pháp sử dụng áp lực, còn ít đáng mong muốn hơn là trừng phạt thương mại. Trong khi tìm cách giúp đỡ dân chúng của một số nước, nó lại làm tổn thương chính những nước này. Hơn nữa, sự can thiệp quân sự cũng khó duy trì được lâu. Các nền dân chủ không vui vẻ chịu các túi xác chết. Mục tiêu của liên minh chính trị phải là để ngăn ngừa sự cần thiết của hành động quân sự. Sự sẵn có của các khuyến khích và triển vọng bị đưa vào danh sách đen phải đảm bảo sự tuân thủ tự nguyện trong hầu hết các trường hợp. Sẽ có các ngoại lệ, tất nhiên, đó là lí do vì sao cũng cần đến một liên minh quân sự. Khi cần đến hành động quân sự, sự thực là nó chỉ xảy ra sau các hành động ngăn ngừa sẽ cho nó tính hợp pháp lớn hơn. Dù có đúng thế, việc sử dụng vũ lực phải được coi là sự thừa nhận thất bại. [2] Liên minh Xã hội Mở sẽ phải tách biệt khỏi NATO, sao cho nó không bị sa lầy vào khía cạnh quân sự. Để có được tính hợp pháp lớn hơn NATO, nó phải có số thành viên rộng rãi hơn. Nó phải được để ngỏ cho bất kể nước nào tán thành các mục tiêu của nó, bất chấp vị trí địa lí. Căn cứ vào sự khác biệt giữa ngoại vi và trung tâm, tuy vậy, Liên minh phải bao gồm càng nhiều nước ngoại vi càng tốt. Căn cứ vào sự ít ỏi của các nền dân chủ chín muồi ở ngoại vi, các nước mong muốn dân chủ cũng có thể được kết nạp như các thành viên ứng cử, nhưng phải chăm sóc đặc biệt để cho ứng xử của họ phải phản ánh khát vọng của họ. Một thiếu sót thường gặp của các tổ chức quốc tế là chúng ít khi khai trừ hay tạm đình chỉ các thành viên một khi đã được kết nạp. Liên minh Xã hội Mở phải khác, ở khía cạnh này. Tư cách thành viên của Liên minh có thể không bao giờ thay thế chính sách đối ngoại; thúc đẩy xã hội mở sẽ luôn luôn phải cạnh tranh với các mục tiêu khác. Nhưng liên minh sẽ tạo thêm một yếu tố, đã rất thiếu, vào trong các quan hệ quốc tế - cụ thể là, hỗ trợ và khuyến khích cho sự phát triển chính trị và kinh tế. Liên minh sẽ có hiệu quả nhất trong quan hệ với những người nhận có quyết tâm. Trong các nước giống như Indonesia, nó có thể tạo sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Các công cụ chủ yếu của nó để sử dụng áp lực đối với các chính phủ ngoan cố sẽ là việc giữ lại các lợi ích và tẩy chay các thủ lĩnh của chế độ. Mỗi trường hợp đòi hỏi cách xử lí khác nhau. Thật vậy, có thể nên lập ra các liên kết riêng biệt để giải quyết các lĩnh vực cụ thể: Balkan, Thung lũng Ferghana, hay Burundi. Liên minh cũng có thể đề cập các vấn đề môi trường như sự nóng lên trên toàn cầu. Điều này dẫn chúng ta đến mục tiêu chủ yếu thứ hai của Liên minh, là cổ vũ sự phát triển luật quốc tế và các tiêu chuẩn ứng xử quốc tế. Trong khung cảnh này, tôi sẽ khảo sát Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sau đó đến Liên Hiệp Quốc. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tổ chức Thương mại Thế giới là một định chế khá mờ đục. Các qui tắc của nó còn phức tạp hơn Luật Thu nhập Nội địa (Thuế) của Hoa Kì và được thiết lập bởi các cuộc mặc cả đằng sau các cánh cửa đóng kín mít. Thật tình, mắt tôi cứ đờ ra mỗi khi cuộc thảo luận chuyển sang WTO; song nó là một định chế quan trọng, cung cấp các qui tắc cơ sở cho thương mại tự do trên khắp thế giới. Nó được Hoa Kì và Liên hiệp châu Âu ủng hộ, mặc dù họ thường cãi nhau về các vấn đề cá biệt. Mới đây WTO đã len vào sân khấu thế giới trong thời gian hội nghị của nó ở Seattle, bang Washington. Trước kia, đã có một nỗ lực để thiết lập một điều lệ cho đầu tư quốc tế, điều lệ sẽ phải luật hoá các lợi thế mà vốn nước ngoài được hưởng trong hệ thống tư bản toàn cầu. Điều này bị một liên kết quốc tế của các tổ chức phi chính phủ (NGO) làm thất bại. Tại hội nghị Seattle, Hoa Kì đã muốn đưa ra vấn đề các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và môi trường. Nó cho các NGO một cơ hội để tấn công WTO. Họ lập một liên minh ứng biến ngay với các lực lượng chủ trương bảo hộ ở Hoa Kì, chủ yếu là các nghiệp đoàn, và hội nghị Seattle sụp đổ trong huyên náo ầm ĩ. Đó là điều đáng tiếc nhất, vì các vấn đề nảy sinh ở Seattle đi vào đúng tâm điểm của một xã hội mở. Các tiêu chuẩn về lao động và môi trường là một lợi ích chung quan trọng bị WTO bỏ qua vì nó có thể được dùng như một sự bào chữa cho chủ nghĩa bảo hộ. Nhưng thương mại tự do cũng là một lợi ích chung quan trọng. Nó tạo ra của cải, cho phép chúng ta quan tâm đến các vấn đề lao động và môi trường. Tất nhiên, tạo ra của cải cũng làm trầm trọng thêm chính các vấn đề đó. Lợi ích chung nào phải được ưu tiên là vấn đề thuộc triển vọng; cả hai đều quan trọng. Làm sao có thể dung hoà chúng? Không có lời giải dễ. Nếu WTO áp đặt hình phạt cho việc vi phạm các tiêu chuẩn lao động và môi trường, nó sẽ phạt các nước kém phát triển vì họ là những người phạm lỗi chính. Nó sẽ làm nghiêng sân chơi hơn nữa chống lại họ. Các nước chậm phát triển sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho điều đó, và WTO sẽ sụp đổ. Đây là nơi một cách tiếp cận xây dựng phải bắt đầu vào cuộc. Các nước chậm phát triển phải được đền bù cho việc đưa ra các tiêu chuẩn lao động và môi trường. Chính các nước giàu là các nước muốn áp đặt các tiêu chuẩn, và các nước nghèo không thể có đủ điều kiện để thực hiện chúng. Nên lí luận rằng các nước giầu phải đề ra những khuyến khích hơn là áp đặt các hình phạt. Cái gì đó tương tự đã xảy ra trong sự buôn bán các quyền thải [ô nhiễm]. Các hình phạt sẽ phá huỷ thương mại tự do; các khuyến khích sẽ để WTO yên trong khi lại cải thiện tình hình lao động và môi trường. Các NGO phải nhìn bức tranh lớn hơn, nhưng quá thường xuyên, họ trở thành những người chủ trương lợi ích đặc biệt. Trong nghĩa đó, họ chẳng tốt hơn các đại diện của lợi ích kinh doanh, dù là họ cảm thấy chính đáng hơn. Một cách nào đó, thì, một số NGO trở thành giống như việc kinh doanh, tạo ra thu nhập bằng cách chủ trương một sự nghiệp. Trong khi xã hội dân sự là một phần quan trọng của xã hội mở, lợi ích chung không thể được để riêng cho họ chăm lo. Chúng ta cần các định chế công để bảo vệ các lợi ích công cộng. WTO là một định chế như vậy; sẽ thật đáng tiếc khi huỷ hoại nó đi. Nhưng nó được hiến dâng cho sự thúc đẩy một lợi ích chung - thương mại tự do - loại trừ những lợi ích khác. Chúng ta phải tìm ra một cách để thúc đẩy các lợi ích chung khác mà chúng ta coi là quan trọng. Liên Hiệp Quốc có thể giúp? Liên Hiệp Quốc Thật quan trọng để hiểu Liên Hiệp Quốc có thể và không thể làm điều gì. Nó là một định chế có thiếu sót căn bản, vì nó là một hiệp hội của các quốc gia, và như thế, bị nhiễm thiếu hụt dân chủ. Cho dù là nhân dân có thể kiểm soát đại diện của riêng nước họ tại Liên Hiệp Quốc, họ không có quyền kiểm soát nào đối với bản thân tổ chức Liên Hiệp Quốc cả. Thiếu hụt dân chủ được củng cố khi một số quốc gia thành viên còn chưa là dân chủ. Các quốc gia thành viên thực hiện quyền bổ nhiệm cho mọi bổ nhiệm nhân sự. Thiếu sót chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là các mục tiêu của nó được nêu trong Lời nói đầu của Hiến chương được diễn đạt dưới dạng “nhân dân” trong khi bản thân tổ chức lại được cấu trúc dưới dạng các quốc gia; kết quả là, Liên Hiệp Quốc có lẽ không thể hoàn thành các hứa hẹn chứa trong Lời nói đầu. Đáng tiếc, đó là sự thực, nhưng một khi chúng ta thừa nhận nó và hạ thấp các kì vọng của chúng ta một cách tương ứng, Liên Hiệp Quốc có thể rất có ích. Khi các định chế quốc tế yếu đi, Liên Hiệp Quốc có tiềm năng to lớn. Nó có bốn thành phần chính: Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng, Ban Thư kí, và một loạt các cơ quan đặc biệt. Hãy xem từng cái một. Hội đồng Bảo an là một cấu trúc được nghĩ ra khéo và có thể có hiệu lực trong việc áp đặt ý chí của nó lên thế giới nếu các thành viên thường trực có thể thống nhất với nhau. Kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã tạo một cơ hội để Hội đồng Bảo an hoạt động như nó được dự kiến ban đầu, nhưng cơ hội đã bị phí phạm mất khi ba thành viên thường trực phương Tây - Hoa Kì, Vương quốc Anh, và Pháp - đã không thống nhất được với nhau về giải quyết khủng hoảng ở Bosnia ra sao. Họ đã gửi các đội quân giữ gìn hoà bình đến nơi chẳng có hoà bình để giữ. Uy tín của các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc bị tổn hại không sao sửa chữa được. Cơ hội đó chắc không tái diễn trong tương lai gần, vì cả Nga lẫn Trung Quốc đều chắc không dễ sai bảo như vào năm 1992. Hội đồng Bảo an có thể hữu ích trong các trường hợp đặc thù, nhưng sẽ không khôn ngoan nếu đi dựa vào nó như công cụ duy trì hoà bình chủ yếu. Đại Hội đồng hiện nay là diễn đàn suông (talking-shop), nhưng nó có thể trở thành giống một cơ quan lập pháp hơn cho xã hội mở của chúng ta, nếu Liên minh Xã hội Mở để ý đến nó. Một hội đồng các quốc gia có chủ quyền có thể không phù hợp cho việc thực hiện các chức năng chấp hành, nhưng nó rất đủ tư cách như một cơ quan lập pháp quốc tế, với điều kiện là thiếu hụt dân chủ có thể được khắc phục. Đáng tiếc, có ít thiên hướng hiện nay để sử dụng Đại Hội đồng vào bất cứ việc gì, ngoài việc giống như một diễn đàn suông. Ban thư kí cũng có thể đóng một vai trò quan trọng hơn hiện nay, với điều kiện: Phương pháp lựa chọn Tổng thư kí được thay đổi. Hiện tại, các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết (veto), và Hoa Kì, riêng nó, không muốn có một Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc mạnh và độc lập. Các cơ quan đặc biệt, như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và các tổ chức khác tạo thành một yếu tố của Liên Hiệp Quốc để ngỏ cho sự phê phán. Chỉ vài tổ chức trong số đó hoạt động có hiệu quả. Sự bổ nhiệm được tiến hành trên cơ sở bảo trợ quốc gia, không trên cơ sở phẩm chất, tài năng. Khó sa thải các quan chức và còn khó hơn để dẹp bỏ các cơ quan khi chúng không còn sứ mạng. Chính các đặc điểm này là cái gây tiếng xấu cho Liên Hiệp Quốc. Các bộ máy quan liêu quan tâm đến việc tự-duy trì hơn là đến việc thực hiện sứ mạng của mình. Khi một bộ máy quan liêu chịu trách nhiệm, không phải với một chủ nhân mà với toàn bộ các thành viên của Liên Hiệp Quốc, nó nằm ngoài vòng kiểm soát. Một hiệp hội của các quốc gia không phù hợp với việc thực hiện bất kể chức năng thi hành nào. Trong chừng mực, có các chức năng thi hành phải được thực hiện, chúng phải được uỷ thác cho các định chế đặc biệt với các quan chức điều hành, ngân sách, và hội đồng (quản trị) riêng của nó và những người điều hành phải báo cáo cho hội đồng quản trị. Các định chế Bretton Woods, bất chấp tất cả nhược điểm của chúng, hoạt động tốt hơn các cơ quan Liên Hiệp Quốc nhiều, và thậm chí ở đó, hội đồng quản trị nắm quá nhiều quyền lực. Do cách mà các quốc gia thành viên đối xử với nó, đặc biệt là Hoa Kì, Liên Hiệp Quốc đã mất nhiều thiện chí và uy tín mà một thời nó đã có. Bất chấp những khiếm khuyết của nó, Liên Hiệp Quốc thường có một quyền lực đạo đức và sự tôn trọng nào đó. Mũ xanh thường cho quân lính của Liên Hiệp Quốc một mức độ bảo vệ nào đó. Một phần lớn trong số đó nay đã bị mất và sẽ khó lấy lại. Được thừa nhận rộng rãi rằng: Liên Hiệp Quốc cần phải được cải cách. Vô số các nghiên cứu đã được tiến hành, đưa ra hàng loạt kiến nghị cải cách, nhưng chẳng cải cách nào được thực hiện, vì các quốc gia thành viên không thể thống nhất. Do đó, Liên Hiệp Quốc vẫn là một định chế bị hư hại, khó sửa chữa. Liên minh Xã hội Mở, hơn bất kể sáng kiến nào khác, sẽ có cơ hội phải chăng để làm cho Liên Hiệp Quốc sống theo khả năng của nó, nếu các thành viên của Liên minh có thể thống nhất giữa họ với nhau. Liên minh có sự lựa chọn để hoạt động hoặc trong phạm vi hay ngoài Liên Hiệp Quốc, cho nó đòn bẩy mà không cải cách nào khác đã có. Liên minh làm sao có thể cải tổ Liên Hiệp Quốc? Nó có thể đưa ra qui tắc đa số và biến Đại Hội đồng thành một cơ quan lập pháp. Các luật do Đại Hội đồng thông qua chỉ có hiệu lực ở các nước phê chuẩn chúng, nhưng các thành viên của Liên minh Xã hội Mở cam kết sẽ phê chuẩn các luật một cách tự động, miễn là chúng đã được đa số đủ tư cách tự nguyện phê chuẩn. Các nước không tôn trọng quyết định của đa số đủ tư cách sẽ bị khai trừ khỏi Liên minh. Theo cách đó, nhiều luật quốc tế có thể được phát triển mà không vi phạm nguyên lí chủ quyền quốc gia. Ðiều gì tạo thành đa số đủ tư cách? Tôi thấy ý tưởng về “bộ ba trói buộc” do Richard Hudson đề xuất, liên quan đến Liên Hiệp Quốc là rất hấp dẫn. Nó có thể được chấp nhận cho Liên minh. Một đa số đủ tư cách sẽ được tạo thành bởi hai phần ba các nước thành viên, hai phần ba dân số của họ, và hai phần ba của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ. Nhưng tôi không đủ tư cách để quyết định những chi tiết như vậy; chúng phải được quyết định bởi các thành viên của Liên minh. Nếu Liên minh tìm cách kiểm soát được Liên Hiệp Quốc, nó sẽ chỉ định tổng thư kí, người sẽ chịu trách nhiệm về Ban Thư kí, và Ban Thư kí sẽ hướng dẫn công việc lập pháp của Đại Hội đồng. Vị trí tổng thư kí sẽ đại thể tương đương với thủ lĩnh được bầu của đảng chiếm đa số trong một quốc gia dân chủ. Xét thấy quyền hạn của cơ quan được tăng cường rất nhiều, sẽ đáng mong muốn để tổng thư kí chịu sự bãi miễn, thông qua sự bỏ phiếu bất tín nhiệm của Liên minh. Hội đồng Bảo an có thể vẫn giữ nguyên chức năng, nhưng các thành viên thường trực sẽ mất quyền phủ quyết, và các thành viên nhất thời sẽ do Liên minh lựa chọn hơn là được luân phiên thuần tuý trên cơ sở địa lí. Những thành viên thường trực thuộc Liên minh sẽ từ bỏ quyền phủ quyết bởi đức hạnh là thành viên của Liên minh, vì họ buộc lòng phải tôn trọng các quyết định đa số đủ tư cách của nó. Có thể hỏi vì sao hai thành viên thường trực khác, Nga và Trung Quốc, sẽ sẵn lòng từ bỏ đặc quyền của họ. Câu trả lời là họ có thể thích vẫn là thành viên thường trực mà không có quyền phủ quyết hơn là thấy Hội đồng Bảo an bị thay thế bởi một tổ chức khác mà họ không là thành viên. Đáng nghi ngờ hơn nhiều, là liệu Hoa Kì có sẵn lòng tôn trọng các qui tắc của Liên minh hay không. Nó đòi hỏi sự thay đổi triệt để về thái độ hiện hành. Trên thực tế, Hoa Kì ít sợ việc từ bỏ quyền phủ quyết so với các thành viên thường trực khác, vì hầu như không thể xảy ra chuyện Liên minh sẽ đi chống lại ý muốn của một siêu cường mà lòng trung thành của nó là rất cần thiết để làm cho Liên minh hữu hiệu. Trong Thời đại của Tính Có thể Sai, chúng ta phải từ bỏ giả thiết duy lí. Thế nhưng, có các lí do chính đáng cho biết vì sao một cách tiếp cận đa phương lại có thể thu hút trí tưởng tượng của công chúng Mĩ. Hoa Kì có thể được lợi nhiều từ việc tham gia vào liên minh, vì nó có thể chia sẻ gánh nặng hoạt động như cảnh sát thế giới. Hoa Kì có thể cung cấp hỗ trợ hậu cần và kĩ thuật, dựa vào người khác cung cấp quân bộ. Ngay cả khi không có các cải cách sâu rộng này, chí ít, có một bước quan trọng mà Hoa kì nên ủng hộ ngay bây giờ: Tạo năng lực thường xuyên trong nội bộ Liên Hiệp Quốc để cung cấp cảnh sát dân sự cho các tình huống như Kosovo, Haiti, và Đông Timor. Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, đã yêu cầu một năng lực như vậy, và chính quyền Clinton đã ủng hộ, song Quốc hội lại từ chối phân bổ tiền. Lí lẽ ủng hộ liên minh xã hội mở Lí lẽ ủng hộ Liên minh Xã hội Mở có thể được xây dựng trên hai lập luận. Một khôn ngoan, một mang tính lí tưởng chủ nghĩa. Lí lẽ khôn ngoan là ngày nay Hoa Kì có ưu thế quân sự lớn hơn bất kể thời kì nào trong lịch sử; mối đe doạ chính đối với hoà bình và thịnh vượng đến từ tình hình nội bộ hiện hành ở các nước khác, tình hình có thể bị các nhà lãnh đạo vô liêm sỉ lợi dụng, và Hoa Kì không thể giải quyết các mối đe doạ này riêng một mình; cho nên, nó cần lập một liên minh với các nước có ý kiến giống nhau. Bằng cách dẫn đầu một liên minh như vậy, Hoa Kì có thể lấy lại và giữ được vị trí lãnh đạo của nó trên thế giới, vì sự tham gia của Hoa Kì là không thể thiếu được để làm cho ý tưởng thành công. Bằng cách tham gia vào một liên minh như vậy, các nước dân chủ khác có thể có tiếng nói lớn hơn trong việc cai quản các quan hệ quốc tế. Họ cũng sẽ có lợi ích từ một trật tự thế giới ổn định hơn. Nếu Hoa Kì tiếp tục hành động một cách đơn phương, thì chỉ còn là vấn đề thời gian, trước khi các nước phẫn nộ với sự thống trị của nó đến mức họ lập liên minh của riêng họ để làm đối trọng với quyền lực của nó; vị thế ưu việt của Hoa Kì sẽ mất đi. Vì hệ thống đối trọng quyền lực là còn xa mới chắc chắn để duy trì hoà bình, khả năng về một xung đột lớn thảm khốc sẽ tăng lên đáng kể. Lí lẽ này là hợp lệ, nhưng khó làm cho nó thuyết phục bởi vì nó hoàn toàn mang tính giả thuyết. Phải vẽ ra những viễn cảnh đáng sợ và đợi cho đến khi chúng xảy ra mới có thể nói rằng, “tôi đã bảo mà”. Đó là một bài tập không bõ công, như tôi đã phát hiện ra liên quan đến Nga. Tôi thấy hấp dẫn hơn để trình bầy ý tưởng trên cơ sở lí tưởng chủ nghĩa chân thành. Một xã hội mở sẽ làm cho thế giới thành một chỗ tốt hơn, và Hoa Kì đủ mạnh và đủ giàu để thúc đẩy nó. Đây là một ý nghĩ đơn giản và gây cảm hứng. Điểm yếu của nó là chủ nghĩa lí tưởng được coi là mềm yếu và mập mờ và hay bị thua các nhóm lợi ích đặc biệt. Nó đã luôn luôn thua khi xung đột với các lợi ích cá biệt. Yếu điểm có thể được khắc phục bằng cách làm dịu chủ nghĩa lí tưởng đi, với sự thừa nhận tính có thể sai của chúng ta. Điều này làm dịu bớt các kì vọng của chúng ta, làm cho chúng ta khoan dung hơn với những khuyết điểm của sự can thiệp xây dựng, và bảo vệ chúng ta khỏi một số cạm bẫy của chủ nghĩa tích cực chính trị. Xã hội mở là một lí tưởng lạ kì không hướng tới sự hoàn mĩ. Nó cung cấp một khung dẫn chiếu, trong phạm vi đó, chủ nghĩa lí tưởng có thể thành công. Thật lạ, đúng là xã hội mở lớn nhất trên thế giới - Hoa Kì - đã chẳng bao giờ chấp nhận các hạn chế cố hữu trong khái niệm về xã hội mở. Nó đã đưa ra các tiêu chuẩn cho đời công mà không chính trị gia nào có thể đáp ứng, và nó cho rằng mình có quyền áp đặt các tiêu chuẩn riêng của nó về nhân quyền và các giá trị dân chủ cho các nước khác. Không ngạc nhiên là những khát vọng cao thượng của chúng ta phải chịu số phận thất vọng. Chúng ta có thể đạt nhiều hơn bằng cách kì vọng ít hơn. Thay cho việc áp đặt các giá trị của chúng ta, chúng ta phải thừa nhận tính có thể sai của chúng ta. Thay cho hành động đơn phương, chúng ta phải tham gia để tạo ra các qui tắc mà chúng ta sẵn lòng tôn trọng. Liên minh Xã hội Mở sẽ tìm sự tự nguyện phục tùng, nhưng với ý chí tốt nhất trên đời, nó không thể luôn luôn thành công. Vì vậy, sự lựa chọn quân sự không thể bị loại trừ. Nếu Liên minh không kiểm soát được Hội đồng Bảo an, nó vẫn có thể bỏ qua Hội đồng Bảo an và khích hoạt NATO mà không có chuẩn y của Hội đồng Bảo an, như nó đã làm trong cuộc khủng hoảng Kosovo. Sự thực, Liên minh đã vét cạn hết các lựa chọn mang tính xây dựng, sẽ cho các hành động trừng phạt của nó tính chính đáng lớn hơn NATO đã có trong trường hợp Kosovo. Liệu Liên minh Xã hội Mở, bất luận hoạt động trong hay ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, có khả năng tránh những thiếu sót dường như làm đau buồn mọi hiệp hội các quốc gia, cụ thể là thiếu hụt dân chủ và thiếu hụt năng lực ra quyết định hay không? Có lẽ không. Nhưng những tác động có hại như vậy có thể được giảm đi bằng cách nhận ra chúng từ trước. Thí dụ, có thể đưa vào một điều khoản hoàng hôn (sunset clause) sẽ tự động chấm dứt Liên minh, thí dụ, sau hai mươi lăm năm. Mỗi khi một định chế mới được thành lập, nó thường thấm đậm bởi ý thức: Sứ mệnh bị mòn mất đi với thời gian. Điều này đã đúng với Liên Hiệp Quốc. Nó tạo ra sự hăng hái lớn lao khi nó được thành lập, nhưng hầu hết những người cam kết ủng hộ nó bây giờ đã qua tuổi về hưu. Liên Hiệp Quốc có thể chắc chắn được lợi từ một điều khoản hoàng hôn. Không giải pháp nào là hoàn hảo hay có hiệu lực mãi mãi. Bất kể liên minh xã hội mở nào đều phải để ngỏ cho việc xem xét lại và cải thiện. Thiếu hụt dân chủ là một vấn đề cố hữu trong mọi tổ chức quốc tế, nhưng nếu Liên minh Xã hội Mở thật sự thành công trong việc chuyển Đại Hội đồng thành một cơ quan lập pháp, có thể chúng ta chỉ có một liều quá nhiều về dân chủ, với mọi NGO xô đổ cửa với các kiến nghị lập pháp. Xã hội dân sự quốc tế có khả năng đạt các thành tựu to lớn như cấm mìn, nhưng với sự giúp đỡ của Internet, nhiều khi lại trở nên quá đà. Tất cả chúng ta đều thấy điều gì đã xảy ra ở cuộc họp WTO tại Seattle. May thay, có sự bảo vệ vững chắc chống những thái quá về lập pháp. Luật chỉ có hiệu lực ở các nước chuẩn y chúng, và chúng phải được chuẩn y bởi đa số đủ tư cách của Liên minh, trước khi các thành viên khác buộc phải làm vậy. Tất nhiên, các điều luật cũng sẽ phải trải qua sự xem xét tỉ mỉ về mặt tư pháp ở mỗi nước - bao gồm cả Toà án Tối cao Hoa kì. Điều này cho thêm một tập các kiểm tra và cân đối (checks and balances) thiết yếu đối với bất kể xã hội mở nào. Trong khi tôi khá nghi ngờ cảnh giác về các NGO tự bổ nhiệm, tự cho là đúng, tôi có lòng tin lớn hơn vào nhân viên của Liên minh và, nếu Liên minh thâu tóm được Liên Hiệp Quốc, vào nhân viên Liên Hiệp Quốc. Dễ tuyển nhân viên chuyên tâm cho các tổ chức quốc tế, miễn là họ được lựa chọn trên cơ sở tài năng phẩm chất chứ không trên cơ sở bảo trợ quốc gia. Có nhiều, rất nhiều người tốt phục vụ cho Liên Hiệp Quốc, bất chấp mọi sự thất vọng. Để cải thiện tình hình, tổng thư kí và những người lãnh đạo các cơ quan khác nhau của Liên Hiệp Quốc phải được trao quyền tuyển và sa thải nhân viên và chịu trách nhiệm về thành tích của tổ chức của mình. Tôi không muốn đi thảo chi tiết các đặc tính của một Liên minh Xã hội Mở, vì tôi càng dấn thêm thì tôi càng thấy mình bị bao phủ trong một bầu không khí hão huyền. Chi tiết phải do những người tham gia vạch ra. Liên minh có thể có nhiều hình thức, từ một liên minh chính thức đến các liên kết tuỳ hứng (ad hoc) đề cập đến các nước hay các vấn đề đặc biệt. Xét theo quan niệm này, ý tưởng còn xa mới hão huyền; thật vậy, nó đã trong quá trình được thực hiện rồi. Mạng lưới quỹ của tôi tham gia vào một loạt các liên kết tuỳ hứng, trải từ Hiệp ước Mìn đến Quỹ Cho vay Phát triển các Phương tiện Truyền thông, chuyên tâm cho việc cổ vũ các phương tiện truyền thông độc lập ở các nước cần đến chúng. Sáng kiến để tạo một xã hội mở toàn cầu không thể kì vọng đến từ các chính phủ; nó phải được sự ủng hộ của các cử tri đoàn. Các chính phủ dân chủ được cho là đáp lại những mong muốn của cử tri; các nguyên lí của xã hội mở sẽ chỉ thắng thế khi nhân dân thật sự quan tâm đến chúng. Có thể hỏi, làm sao có thể dung hoà tuyên bố này với nhận xét tàn nhẫn trước đây của tôi về những người bảo vệ tự bổ nhiệm, tự cho mình là đúng của xã hội dân sự? Rất dễ. Trong khi dùng xung lực để thúc đẩy các nguyên lí của xã hội mở phải đến từ nhân dân, xã hội dân sự không thể tự nó làm được công việc này; nó phải tranh thủ được sự ủng hộ của các chính phủ. Các quỹ của tôi đã thấy rằng: Chúng có thể có ảnh hưởng lớn hơn, nếu chúng hợp tác với hoặc gây áp lực lên các chính phủ. Ảnh hưởng là kép: Chúng gây ra những sự thay đổi trong lĩnh vực đặc thù mà chúng tham gia, thí dụ, cải cách nhà tù, giáo dục, hay bảo vệ những người thiểu năng tinh thần; đồng thời chúng cũng cải thiện chất lượng của chính phủ. Thật quan trọng để diễn đạt rõ ràng tầm nhìn vĩ đại về một xã hội mở toàn cầu; nhưng xã hội mở có thể được tiếp cận chỉ mỗi bước một lúc. Đó là lí do vì sao tôi không muốn trang điểm điều có thể mà thích tập trung vào điều thực tiễn. Xã hội mở đối mặt với một cuộc sát hạch thực tiễn ở Balkan. Một liên minh chính thức của các quốc gia dân chủ đã được cam kết ở đó rồi, và chính là năng lực của họ để thành công. Nếu chúng ta làm tốt bổn phận của mình ở Balkan; nó sẽ đưa chúng ta thêm một bước gần hơn tới lí tưởng của một xã hội mở toàn cầu. Theo cùng cách đó, nếu chúng ta thất bại ở đó, triển vọng cho một xã hội mở toàn cầu sẽ cũng bị thụt lùi. Các quỹ của tôi cam kết làm cho Hiệp ước Ổn định thành công, vì chính nó và vì xã hội mở. Tôi tin: Chúng ta có thể tạo ra một xã hội mở toàn cầu từng bước một. Kết luận Khi tôi đưa bản thảo của cuốn sách này cho nhà xuất bản, trong tôi, tràn ngập sự pha trộn của nỗi lo âu và những kì vọng lớn lao. Như tôi đã biểu lộ trong phần dẫn nhập, tôi đã miễn cưỡng rời nó. Tôi đã trình bày các ý tưởng của mình rõ như tôi có thể? Chúng có nhất quán không? Chúng cũng có ý nghĩa nhiều cho những người khác như cho chính tôi? Đây là những câu hỏi làm tôi áy náy. Những lo lắng của tôi được tăng cường, bởi sự thực, tôi đã có thể cải thiện bản thảo cho đến phút cuối cùng. Nhưng tôi đã làm đến chừng mực bản thân tôi có thể làm. Tôi đã học được rất nhiều từ sự phê phán của những người khác, và tôi có thể tiếp tục làm vậy sau khi sách đã được xuất bản. Những kì vọng của tôi tập trung vào Liên minh Xã hội Mở. Tôi không biết đề xuất của mình sẽ gợi lên phản ứng gì, song tôi biết rằng: Chúng ta cần tạo ra tiến bộ theo phương hướng này, nếu chúng ta muốn tận dụng các khả năng mà sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu mở ra cho chúng ta. Liệu tôi có thuyết phục được những người khác hay không, tôi đã tìm cách tự thuyết phục mình. Sau một giai đoạn hoạt động điên rồ, trong đó, tôi đã có một ý tưởng rõ ràng về việc cần làm điều gì, tôi cảm thấy cần phải sắp xếp lại các ý tưởng của tôi về xã hội mở. Tôi đã làm vậy trong cuốn sách này. Một lần nữa, tôi có ý thức rõ ràng về sứ mệnh của mạng lưới quĩ của tôi. Tôi sẽ không nêu rõ nó ra ở đây, vì nó có thể xen vào tính phản thân của tôi trong việc thực hiện nó - có một sự tương tự ở đây với vấn đề đưa ra các tuyên bố công khai khi tôi còn tham gia tích cực vào công việc kiếm tiền - nhưng tôi có thể tuyên bố một cách tổng quát: Ðể cổ vũ thành phần xã hội dân sự của Liên minh Xã hội Mở. George Soros Tháng 8. 2000
[1]Chú thích của dịch giả: fractal: cấu trúc hình học tự lặp lại ở mọi qui mô để tạo ra các hình thù không đều, không thể tạo ra bởi hình học cổ điển. Các fractal được sử dụng rộng rãi để mô phỏng bằng máy tính các hiện tượng tự nhiên, một khái niệm quen thuộc của các hệ thống có độ phức tạp cao. [2]Henry Kissinger, Diplomacy (New York: Simon and Schuster, 1995). [3]So với IMF, Ngân hàng Thế giới độc lập hơn đối với ảnh hưởng của Hoa Kì; ngay dù có đúng như thế, phó tổng giám đốc cao cấp và kinh tế gia trưởng trực tính của nó, Joe Stiglitz, đã thấy phù hợp trong việc xin từ chức, khi các quan điểm của ông chọc tức Hoa Kì. NATO Rất may, đã hiện hữu một liên minh với các thành viên thích hợp: NATO. Nhưng NATO là một liên minh quân sự, và nhiệm vụ cổ vũ các xã hội mở là bất kể gì, song không là quân sự. NATO đúng là có một chiều chính trị, và các mục tiêu chính trị của nó được tuyên bố rõ ràng là cổ vũ dân chủ. Điều đó không ngạc nhiên, vì NATO là con đẻ của Chiến tranh Lạnh. Nhưng chiều chính trị đã chẳng bao giờ được kích hoạt và vẫn là một phần phụ chưa được dùng của liên minh quân sự. Sau kết thúc của Chiến tranh Lạnh, NATO trở thành một định chế không có sứ mạng. Các mục tiêu của nó phải được suy tính lại. Một cuộc thảo luận sôi nổi đã diễn ra sau đó, nhưng nó được định khung bởi đặc tính quân sự của liên minh. Đã có những tiếng nói ủng hộ một loại liên minh mới, bao gồm cả Nga nữa, nhưng đã có những tiếng nói khác bị chi phối bởi những cân nhắc địa chính trị. Cuối cùng, đạt một sự thoả hiệp: NATO có thể mở rộng về phương đông, thu nạp một số thành viên của Khối Warsaw trước đây, thiết lập một Đồng hội vì Hoà bình (Partnership for Peace) với các nước nguyên cộng sản, và giữ ngỏ khả năng thêm các thành viên trong tương lai. Cuối cùng, thêm ba thành viên mới: Ba Lan, Hungary, và cộng hoà Czech. Rumani và Slovenia chịu khó vận động để vào nhưng đã thất bại; Slovakia bị loại vì lí do chính trị; các nước khác không được xem xét nghiêm túc. [1] Tôi đã cố gắng tham gia một cách có ý nghĩa vào cuộc thảo luận, bằng cách tổ chức một cuộc hội nghị ở Đại Học Trung Âu ở Budapest. Nhiều người đã tham dự, gồm cả Manfred Wörner, tổng thư kí NATO lúc đó và là một người có tính chính trực cao, hoàn toàn cam kết cho các nguyên lí của xã hội mở; lúc đó ông ở giai đoạn đau yếu cuối. Tôi đã xuất bản một pamphlet, trong đó, tôi lí luận nhiều điểm giống như tôi luận hiện nay, cụ thể là, thế giới hậu cộng sản cần một loại liên minh khác và Đồng hội vì Hoà bình cần phải gắn với một Đồng hội vì Thịnh vượng (Partnership for Prosperity). Nhưng kiến nghị đã quá cấp tiến. Để thông qua việc mở rộng NATO, tất cả mọi lực lượng ủng hộ nó phải được huy động: Các nhà địa chính trị và các chiến binh của Chiến tranh Lạnh cũng như những người quan tâm hơn đến việc cổ vũ các xã hội mở. Mở rộng NATO đã là một sự thoả hiệp không thoải mái giữa việc duy trì và củng cố sự chia rẽ châu Âu và thúc đẩy các nguyên lí của xã hội mở, với cán cân nghiêng về cái trước. Kết quả chứng tỏ điều này. Lấy trường hợp của Belarus: Alexander Lukashenko đã thiết lập sự độc tài của tổng thống, phá huỷ dân chủ ở Belarus và cũng tạo ra một mối đe doạ các lực lượng dân chủ ở Nga; nhưng Nga đón nhận Lukashenko vì mối đe doạ do sự mở rộng NATO gây ra, được coi là quan trọng hơn. Trong trường hợp này, sự mở rộng NATO đã hoạt động trực tiếp chống lại các lợi ích của xã hội mở. Trong trường hợp Kosovo, NATO đã can thiệp nhằm bảo vệ các nguyên lí của xã hội mở. Không một nước NATO nào có lợi ích quốc gia sống còn bị đe doạ, song đã có một lợi ích chung phản kháng, một thí dụ nữa của thanh lọc sắc tộc. Các nền dân chủ phương Tây đã có lịch sử thất bại trong việc đối phó với sự tan rã của Nam Tư, nhưng dịp này, họ đã sẵn sàng lấy một lập trường cứng rắn. Đã có sự chia rẽ nội bộ trong chính quyền Hoa Kì, với việc Bộ Ngoại giao ủng hộ tối hậu thư của NATO và Bộ Quốc phòng phản đối nó. Cuối cùng, chính tổng chỉ huy các lực lượng NATO, Tướng Wesley Clark, người đã làm nghiêng cán cân ủng hộ sự can thiệp. Lầu Năm góc chẳng bao giờ tha thứ ông vì việc ấy: Nó bắt đầu cuộc chiến chống Tướng Clark cũng ngang như chống Milosevic. Thí dụ, nó đã phá hoại việc sử dụng máy bay lên thẳng Apache. Và ông bị về hưu sớm. Khủng hoảng Kosovo đã là một sự kiện đau buồn cho cá nhân tôi. Tôi đã là một người chủ trương dùng phương án cứng rắn chống Milosevic, cho nên tôi cảm thấy ý thức trách nhiệm cá nhân về điều đã xảy ra, cho dù tôi đã chẳng tham gia vào quá trình ra quyết định. Tôi ủng hộ hành động quân sự, nhưng các kết quả đã làm tôi hết sức đau khổ. Theo tôi, việc ném bom chỉ có thể được biện minh, nếu nó đi sau hành động xây dựng điều có thể mang lại hoà bình và thịnh vượng cho khu vực. Trường hợp chống Milosevic là kín kẽ. Không chỉ bởi ông ta đã tiến hành các hành động hung bạo được ghi lại mà vì thế ông ta đã bị toà án Hague buộc tội; ông ta cũng đã vi phạm một thoả ước quốc tế mà ông ta đã kí vài tháng trước. Nhưng cách mà NATO hành động lại ít làm yên lòng. Thả bom từ trên cao xác nhận lỗ hổng giữa giá trị của các mạng sống Mĩ và của mạnh sống của những người mà họ được cho là phải giúp đỡ. Sự can thiệp đã không ngăn chặn sự thanh lọc sắc tộc; ngược lại, nó đẩy nhanh việc đó. Ngay cả các động cơ để can thiệp cũng đáng nghi ngờ: Nó được dùng để trừng phạt Milosevic, bảo vệ dân cư Kosovo, hay chứng tỏ sức mạnh quân sự của NATO? Cần phải nhớ rằng, NATO đang dần tới kỉ niệm năm mươi năm thành lập: Chẳng phải là vinh quang khi đi cử hành kỉ niệm bằng một chiến thắng quân sự? Nhưng thay cho việc thống nhất thế giới để lên án Milosevic, can thiệp của NATO đã chia rẽ nó. Kết quả cũng đáng ngờ. Loại bỏ việc sử dụng bộ binh, tổng thống Bill Clinton đã làm cho chiến thắng trở nên khó hơn, và, khi việc Milosevic, cuối cùng chịu nhường kiểm soát Kosovo, đã đến như một sự ngạc nhiên thật sự đối với mọi người liên quan. Tôi không thích nghĩ điều gì đã có thể xảy ra, nếu ông ta đã không nhượng bộ. Theo ý tôi, có hai yếu tố chủ yếu đã thuyết phục ông ta thoái lui. Một là vai trò của Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA); hai là vai trò của Nga. (Việc ném bom cũng đã có ảnh hưởng khi nó bắt đầu vi phạm qui tắc chống đánh các mục tiêu dân sự). Mặc dù tổng thống Clinton đã loại bỏ bộ binh, lại có các đội quân KLA trên bộ, và khi họ đánh nhau với quân đội Nam Tư, nó trở nên dễ bị tổn thương với sự tấn công từ trên không. Các bộ binh người Albani tr ở thành mối đe doạ cho quân đội Nam Tư hơn là bộ binh NATO. Nga đã đóng vai trò kép. Một mặt, Viktor Chernomyrdin đã giúp ích thật hữu hiệu bằng cách làm cho Milosevic tỉnh ngộ: Sẽ không có bất kể sự ủng hộ nào của Nga; NATO mắc nợ ông lòng biết ơn. Mặt khác, quân đội Nga đã làm NATO ngạc nhiên bằng cách tiến vào sân bay Pristina trước NATO; đã cần đến mưu mẹo nào đó để dùng kế phớt lờ sự hiện diện quân sự của Nga. Chứng tâm thần phân liệt này phản ánh sự chia rẽ giữa những cân nhắc chính trị và quân sự: Về mặt chính trị, Nga cần đạt điểm với phương Tây vì sự phụ thuộc của nó về kinh tế và tài chính; về mặt quân sự, NATO đã được coi là một mối đe doạ. Liên minh xã hội mở Xung đột Kosovo đã củng cố niềm tin chắc chắn của tôi rằng: NATO cần được bổ sung bằng một liên minh chính trị, mà mục đích dứt khoát của nó là thúc đẩy các giá trị và các nguyên lí của xã hội mở. Can thiệp quân sự để ủng hộ quyền con người luôn luôn đến quá muộn, và thường phản tác dụng. Trọng tâm phải là phòng ngừa khủng hoảng. Phòng ngừa khủng hoảng không thể bắt đầu đủ sớm. Nó bắt đầu càng sớm, thì nó càng ít cần sự cưỡng bức. Áp lực ngoại giao hay kinh tế có thể là đủ, và phần thưởng có thể hiệu quả hơn những trừng phạt. Thí dụ, các quốc gia vùng Baltic hăm hở gắn với châu Âu. Latvia và Estonia đã ban hành các luật về quyền công dân hạn chế, gây ra các mầm mống xung đột với Nga. Liên hiệp châu Âu và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã dùng áp lực bền bỉ và mang lại sự thay đổi về việc đối xử với các sắc tộc thiểu số. Latvia và Estonia hiện nay là các ứng viên tham gia EU. Giả như cộng đồng quốc tế đã biểu lộ sự không hài lòng khi Milosevic huỷ bỏ tính tự trị của Kosovo năm 1989, ông ta có thể không củng cố được quyền lực của mình vì chính phủ liên bang đã không nằm trong sự kiểm soát của ông ta lúc đó. Giả như, nếu NATO đã can thiệp khi hải quân Nam Tư ném bom Dubrovnik tháng 12-1991, đã có thể tránh được khủng hoảng Bosnia. Một liên minh chính trị có thể ngăn ngừa khủng hoảng tốt nhất bằng đẩy mạnh các giá trị và nguyên lí của xã hội mở. Điều đó đòi hỏi những gì? Không có thiết kế đơn nhất cho xã hội mở. Các nước có các truyền thống khác nhau, với mức phát triển khác nhau. Ðiều làm cho một xã hội là mở, là công dân của nó tự do quyết định xã hội nên được tổ chức ra sao. Song có vài tiền đề đảm bảo rằng các công dân sẽ hưởng quyền tự do đó. Liên minh Xã hội Mở quan tâm đến sự thiết lập và duy trì các tiền đề đó: một hiến pháp dân chủ, pháp trị, tự do ngôn luận và báo chí, một bộ máy tư pháp độc lập, và các khía cạnh quan trọng khác của tự do. Lần nữa, không có các tiêu chuẩn khách quan, rành rành, theo đó, các tiền đề ấy có thể được đánh giá. Liên minh Xã hội Mở sẽ phải thiết lập các tiêu chuẩn riêng của mình với ý thức đầy đủ về tính có thể sai của nó. Nó cho mỗi xã hội phạm vi rộng rãi nhất để quyết định đặc tính riêng của mình. Cái phân biệt Thời đại Có thể Sai khỏi Thời đại Lí trí là chúng ta đi đến việc thừa nhận rằng: Lí trí không cung cấp các giải pháp không mập mờ, không thể bàn cãi. Hãy xét luật: Luật La Mã và luật Anglo-Saxon là khá khác nhau về đặc tính. Sẽ là không thích hợp khi thúc đẩy một loại luật trên loại kia, nhưng thích đáng hơn để nhất quyết khẳng định pháp trị. Hoặc xét tính độc lập về tư pháp: Không có phương pháp an toàn để đảm bảo nó; ngay cả sự độc lập của tư pháp Hoa Kì cũng đã gặp nguy hiểm trong các năm gần đây vì hoạt động chính trị mang tính đảng phái. Tuy nhiên, việc cải thiện sự độc lập và trình độ của ngành tư pháp ở mọi quốc gia là đáng mong muốn. Mục tiêu của Liên minh sẽ là điều phối hành động của các nước thành viên trong việc thúc đẩy một xã hội mở toàn cầu. Có hai mục tiêu tách biệt nhưng liên quan cần phải đạt được: Một là giúp đỡ sự tiến hoá của các xã hội mở trong nội bộ các nước riêng lẻ; hai là khuyến khích sự phát triển luật quốc tế và các tiêu chuẩn ứng xử quốc tế. Liên minh Xã hội Mở theo đuổi mục tiêu đầu tiên bằng sự kết hợp khôn ngoan của các cây gậy và củ cà rốt. Tiếp cận đến thương mại và đầu tư hiện ra to lớn trong cả hai loại. Đó là chỗ cấu trúc chính trị toàn cầu trở nên tiếp giáp với cấu trúc tài chính toàn cầu, vì nhiều cây gậy và củ cà rốt có thể là về mặt tài chính. Cần nhớ rằng: Cấu trúc tài chính mới đang nổi lên rất thiếu các khuyến khích. Tôi kiến nghị tăng cường năng lực của IMF để thưởng các nước theo đuổi các chính sách lành mạnh. Tôi ủng hộ khuyến nghị của Uỷ ban Meltzer chuyển Ngân hàng Thế giới thành một Cơ quan Phát triển Thế giới, với điều kiện là các nguồn lực của nó được nâng cao, hơn là bị giảm đi, và vốn chưa được gọi của nó được dùng một cách tích cực hơn, để bảo lãnh các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tôi ủng hộ việc xoá nợ cho các nước nghèo đang thực hiện cải cách kinh tế và chính trị. Có thể cần thêm một số biện pháp trên cơ sở từng trường hợp một. Hiệp ước Ổn định cho Đông Nam Âu là một trường hợp như vậy. Các tiêu chuẩn do IMF dùng để quyết định các chính sách lành mạnh là gì sẽ chủ yếu là về tài chính; nhưng không có đường phân ranh cứng nhắc giữa tài chính và chính trị. Một hệ thống ngân hàng minh bạch, được điều hành một cách chuyên nghiệp, được giám sát tốt, hệ thống không thể được lạm dụng cho lợi ích chính trị, sẽ giúp nhiều cho sự phát triển xã hội mở; tính minh bạch tài chính chỉ là một bước ngắn từ tự do ngôn luận và báo chí, và trong các nước, nơi tự do báo chí bị hạn chế, các tín phiếu tài chính thường cung cấp sự che phủ chính trị tốt nhất. Cơ quan Phát triển Thế giới có thể dùng các tiêu chuẩn chính trị rõ rệt hơn trong việc phân phát viện trợ, đặc biệt nếu nó chấp nhận ý tưởng của Amartya Sen về sự phát triển với tư cách là quyền tự do. Có nhiều lĩnh vực mà các nước dân chủ có các lợi ích cạnh tranh nhau; họ sẽ tiếp tục theo đuổi chúng một cách cạnh tranh. Nhưng trong việc sử dụng các cây gậy và củ cà rốt, họ phải hành động trong tinh thần hợp tác. Điều đó có nghĩa là đặt bản thân họ dưới các quyết định tập thể. Xét vấn đề những sự trừng phạt thương mại: Chúng có thể có hiệu quả chỉ khi được áp dụng tập thể. Hoa Kì có thói quen đơn phương áp đặt trừng phạt; nó phải từ bỏ thói quen đó. Thế nhưng, tất cả các thành viên phải thống nhất thực hiện những trừng phạt đã được tập thể thông qua; khác đi thì họ không còn là thành viên của Liên minh. Những can thiệp trừng phạt trong quan hệ quốc tế của từng nước riêng sẽ được giữ ở mức tối thiểu, vì chúng có những hệ quả không dự tính trước được. Trừng phạt thương mại đã tỏ ra phản tác dụng: Chúng hay củng cố chế độ mà chúng được cho là phải làm suy yếu, vì những kẻ buôn lậu cần sự hỗ trợ của chế độ, và đổi lại, chúng phải ủng hộ chế độ. Trong trường hợp Nam Tư, đưa vào danh sách đen những kẻ ủng hộ chế độ đã tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều. Có lí lẽ biện hộ mạnh mẽ cho việc thay trừng phạt thương mại bằng việc đưa vào danh sách đen hễ khi nào có khả năng. Nó sẽ đánh trúng những kẻ đáng bị đánh và sẽ làm yếu, hơn là tăng cường, chế độ nó muốn trừng phạt. Can thiệp quân sự, như một phương pháp sử dụng áp lực, còn ít đáng mong muốn hơn là trừng phạt thương mại. Trong khi tìm cách giúp đỡ dân chúng của một số nước, nó lại làm tổn thương chính những nước này. Hơn nữa, sự can thiệp quân sự cũng khó duy trì được lâu. Các nền dân chủ không vui vẻ chịu các túi xác chết. Mục tiêu của liên minh chính trị phải là để ngăn ngừa sự cần thiết của hành động quân sự. Sự sẵn có của các khuyến khích và triển vọng bị đưa vào danh sách đen phải đảm bảo sự tuân thủ tự nguyện trong hầu hết các trường hợp. Sẽ có các ngoại lệ, tất nhiên, đó là lí do vì sao cũng cần đến một liên minh quân sự. Khi cần đến hành động quân sự, sự thực là nó chỉ xảy ra sau các hành động ngăn ngừa sẽ cho nó tính hợp pháp lớn hơn. Dù có đúng thế, việc sử dụng vũ lực phải được coi là sự thừa nhận thất bại. [2] Liên minh Xã hội Mở sẽ phải tách biệt khỏi NATO, sao cho nó không bị sa lầy vào khía cạnh quân sự. Để có được tính hợp pháp lớn hơn NATO, nó phải có số thành viên rộng rãi hơn. Nó phải được để ngỏ cho bất kể nước nào tán thành các mục tiêu của nó, bất chấp vị trí địa lí. Căn cứ vào sự khác biệt giữa ngoại vi và trung tâm, tuy vậy, Liên minh phải bao gồm càng nhiều nước ngoại vi càng tốt. Căn cứ vào sự ít ỏi của các nền dân chủ chín muồi ở ngoại vi, các nước mong muốn dân chủ cũng có thể được kết nạp như các thành viên ứng cử, nhưng phải chăm sóc đặc biệt để cho ứng xử của họ phải phản ánh khát vọng của họ. Một thiếu sót thường gặp của các tổ chức quốc tế là chúng ít khi khai trừ hay tạm đình chỉ các thành viên một khi đã được kết nạp. Liên minh Xã hội Mở phải khác, ở khía cạnh này. Tư cách thành viên của Liên minh có thể không bao giờ thay thế chính sách đối ngoại; thúc đẩy xã hội mở sẽ luôn luôn phải cạnh tranh với các mục tiêu khác. Nhưng liên minh sẽ tạo thêm một yếu tố, đã rất thiếu, vào trong các quan hệ quốc tế - cụ thể là, hỗ trợ và khuyến khích cho sự phát triển chính trị và kinh tế. Liên minh sẽ có hiệu quả nhất trong quan hệ với những người nhận có quyết tâm. Trong các nước giống như Indonesia, nó có thể tạo sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Các công cụ chủ yếu của nó để sử dụng áp lực đối với các chính phủ ngoan cố sẽ là việc giữ lại các lợi ích và tẩy chay các thủ lĩnh của chế độ. Mỗi trường hợp đòi hỏi cách xử lí khác nhau. Thật vậy, có thể nên lập ra các liên kết riêng biệt để giải quyết các lĩnh vực cụ thể: Balkan, Thung lũng Ferghana, hay Burundi. Liên minh cũng có thể đề cập các vấn đề môi trường như sự nóng lên trên toàn cầu. Điều này dẫn chúng ta đến mục tiêu chủ yếu thứ hai của Liên minh, là cổ vũ sự phát triển luật quốc tế và các tiêu chuẩn ứng xử quốc tế. Trong khung cảnh này, tôi sẽ khảo sát Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sau đó đến Liên Hiệp Quốc. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tổ chức Thương mại Thế giới là một định chế khá mờ đục. Các qui tắc của nó còn phức tạp hơn Luật Thu nhập Nội địa (Thuế) của Hoa Kì và được thiết lập bởi các cuộc mặc cả đằng sau các cánh cửa đóng kín mít. Thật tình, mắt tôi cứ đờ ra mỗi khi cuộc thảo luận chuyển sang WTO; song nó là một định chế quan trọng, cung cấp các qui tắc cơ sở cho thương mại tự do trên khắp thế giới. Nó được Hoa Kì và Liên hiệp châu Âu ủng hộ, mặc dù họ thường cãi nhau về các vấn đề cá biệt. Mới đây WTO đã len vào sân khấu thế giới trong thời gian hội nghị của nó ở Seattle, bang Washington. Trước kia, đã có một nỗ lực để thiết lập một điều lệ cho đầu tư quốc tế, điều lệ sẽ phải luật hoá các lợi thế mà vốn nước ngoài được hưởng trong hệ thống tư bản toàn cầu. Điều này bị một liên kết quốc tế của các tổ chức phi chính phủ (NGO) làm thất bại. Tại hội nghị Seattle, Hoa Kì đã muốn đưa ra vấn đề các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và môi trường. Nó cho các NGO một cơ hội để tấn công WTO. Họ lập một liên minh ứng biến ngay với các lực lượng chủ trương bảo hộ ở Hoa Kì, chủ yếu là các nghiệp đoàn, và hội nghị Seattle sụp đổ trong huyên náo ầm ĩ. Đó là điều đáng tiếc nhất, vì các vấn đề nảy sinh ở Seattle đi vào đúng tâm điểm của một xã hội mở. Các tiêu chuẩn về lao động và môi trường là một lợi ích chung quan trọng bị WTO bỏ qua vì nó có thể được dùng như một sự bào chữa cho chủ nghĩa bảo hộ. Nhưng thương mại tự do cũng là một lợi ích chung quan trọng. Nó tạo ra của cải, cho phép chúng ta quan tâm đến các vấn đề lao động và môi trường. Tất nhiên, tạo ra của cải cũng làm trầm trọng thêm chính các vấn đề đó. Lợi ích chung nào phải được ưu tiên là vấn đề thuộc triển vọng; cả hai đều quan trọng. Làm sao có thể dung hoà chúng? Không có lời giải dễ. Nếu WTO áp đặt hình phạt cho việc vi phạm các tiêu chuẩn lao động và môi trường, nó sẽ phạt các nước kém phát triển vì họ là những người phạm lỗi chính. Nó sẽ làm nghiêng sân chơi hơn nữa chống lại họ. Các nước chậm phát triển sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho điều đó, và WTO sẽ sụp đổ. Đây là nơi một cách tiếp cận xây dựng phải bắt đầu vào cuộc. Các nước chậm phát triển phải được đền bù cho việc đưa ra các tiêu chuẩn lao động và môi trường. Chính các nước giàu là các nước muốn áp đặt các tiêu chuẩn, và các nước nghèo không thể có đủ điều kiện để thực hiện chúng. Nên lí luận rằng các nước giầu phải đề ra những khuyến khích hơn là áp đặt các hình phạt. Cái gì đó tương tự đã xảy ra trong sự buôn bán các quyền thải [ô nhiễm]. Các hình phạt sẽ phá huỷ thương mại tự do; các khuyến khích sẽ để WTO yên trong khi lại cải thiện tình hình lao động và môi trường. Các NGO phải nhìn bức tranh lớn hơn, nhưng quá thường xuyên, họ trở thành những người chủ trương lợi ích đặc biệt. Trong nghĩa đó, họ chẳng tốt hơn các đại diện của lợi ích kinh doanh, dù là họ cảm thấy chính đáng hơn. Một cách nào đó, thì, một số NGO trở thành giống như việc kinh doanh, tạo ra thu nhập bằng cách chủ trương một sự nghiệp. Trong khi xã hội dân sự là một phần quan trọng của xã hội mở, lợi ích chung không thể được để riêng cho họ chăm lo. Chúng ta cần các định chế công để bảo vệ các lợi ích công cộng. WTO là một định chế như vậy; sẽ thật đáng tiếc khi huỷ hoại nó đi. Nhưng nó được hiến dâng cho sự thúc đẩy một lợi ích chung - thương mại tự do - loại trừ những lợi ích khác. Chúng ta phải tìm ra một cách để thúc đẩy các lợi ích chung khác mà chúng ta coi là quan trọng. Liên Hiệp Quốc có thể giúp? Liên Hiệp Quốc Thật quan trọng để hiểu Liên Hiệp Quốc có thể và không thể làm điều gì. Nó là một định chế có thiếu sót căn bản, vì nó là một hiệp hội của các quốc gia, và như thế, bị nhiễm thiếu hụt dân chủ. Cho dù là nhân dân có thể kiểm soát đại diện của riêng nước họ tại Liên Hiệp Quốc, họ không có quyền kiểm soát nào đối với bản thân tổ chức Liên Hiệp Quốc cả. Thiếu hụt dân chủ được củng cố khi một số quốc gia thành viên còn chưa là dân chủ. Các quốc gia thành viên thực hiện quyền bổ nhiệm cho mọi bổ nhiệm nhân sự. Thiếu sót chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là các mục tiêu của nó được nêu trong Lời nói đầu của Hiến chương được diễn đạt dưới dạng “nhân dân” trong khi bản thân tổ chức lại được cấu trúc dưới dạng các quốc gia; kết quả là, Liên Hiệp Quốc có lẽ không thể hoàn thành các hứa hẹn chứa trong Lời nói đầu. Đáng tiếc, đó là sự thực, nhưng một khi chúng ta thừa nhận nó và hạ thấp các kì vọng của chúng ta một cách tương ứng, Liên Hiệp Quốc có thể rất có ích. Khi các định chế quốc tế yếu đi, Liên Hiệp Quốc có tiềm năng to lớn. Nó có bốn thành phần chính: Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng, Ban Thư kí, và một loạt các cơ quan đặc biệt. Hãy xem từng cái một. Hội đồng Bảo an là một cấu trúc được nghĩ ra khéo và có thể có hiệu lực trong việc áp đặt ý chí của nó lên thế giới nếu các thành viên thường trực có thể thống nhất với nhau. Kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã tạo một cơ hội để Hội đồng Bảo an hoạt động như nó được dự kiến ban đầu, nhưng cơ hội đã bị phí phạm mất khi ba thành viên thường trực phương Tây - Hoa Kì, Vương quốc Anh, và Pháp - đã không thống nhất được với nhau về giải quyết khủng hoảng ở Bosnia ra sao. Họ đã gửi các đội quân giữ gìn hoà bình đến nơi chẳng có hoà bình để giữ. Uy tín của các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc bị tổn hại không sao sửa chữa được. Cơ hội đó chắc không tái diễn trong tương lai gần, vì cả Nga lẫn Trung Quốc đều chắc không dễ sai bảo như vào năm 1992. Hội đồng Bảo an có thể hữu ích trong các trường hợp đặc thù, nhưng sẽ không khôn ngoan nếu đi dựa vào nó như công cụ duy trì hoà bình chủ yếu. Đại Hội đồng hiện nay là diễn đàn suông (talking-shop), nhưng nó có thể trở thành giống một cơ quan lập pháp hơn cho xã hội mở của chúng ta, nếu Liên minh Xã hội Mở để ý đến nó. Một hội đồng các quốc gia có chủ quyền có thể không phù hợp cho việc thực hiện các chức năng chấp hành, nhưng nó rất đủ tư cách như một cơ quan lập pháp quốc tế, với điều kiện là thiếu hụt dân chủ có thể được khắc phục. Đáng tiếc, có ít thiên hướng hiện nay để sử dụng Đại Hội đồng vào bất cứ việc gì, ngoài việc giống như một diễn đàn suông. Ban thư kí cũng có thể đóng một vai trò quan trọng hơn hiện nay, với điều kiện: Phương pháp lựa chọn Tổng thư kí được thay đổi. Hiện tại, các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết (veto), và Hoa Kì, riêng nó, không muốn có một Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc mạnh và độc lập. Các cơ quan đặc biệt, như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và các tổ chức khác tạo thành một yếu tố của Liên Hiệp Quốc để ngỏ cho sự phê phán. Chỉ vài tổ chức trong số đó hoạt động có hiệu quả. Sự bổ nhiệm được tiến hành trên cơ sở bảo trợ quốc gia, không trên cơ sở phẩm chất, tài năng. Khó sa thải các quan chức và còn khó hơn để dẹp bỏ các cơ quan khi chúng không còn sứ mạng. Chính các đặc điểm này là cái gây tiếng xấu cho Liên Hiệp Quốc. Các bộ máy quan liêu quan tâm đến việc tự-duy trì hơn là đến việc thực hiện sứ mạng của mình. Khi một bộ máy quan liêu chịu trách nhiệm, không phải với một chủ nhân mà với toàn bộ các thành viên của Liên Hiệp Quốc, nó nằm ngoài vòng kiểm soát. Một hiệp hội của các quốc gia không phù hợp với việc thực hiện bất kể chức năng thi hành nào. Trong chừng mực, có các chức năng thi hành phải được thực hiện, chúng phải được uỷ thác cho các định chế đặc biệt với các quan chức điều hành, ngân sách, và hội đồng (quản trị) riêng của nó và những người điều hành phải báo cáo cho hội đồng quản trị. Các định chế Bretton Woods, bất chấp tất cả nhược điểm của chúng, hoạt động tốt hơn các cơ quan Liên Hiệp Quốc nhiều, và thậm chí ở đó, hội đồng quản trị nắm quá nhiều quyền lực. Do cách mà các quốc gia thành viên đối xử với nó, đặc biệt là Hoa Kì, Liên Hiệp Quốc đã mất nhiều thiện chí và uy tín mà một thời nó đã có. Bất chấp những khiếm khuyết của nó, Liên Hiệp Quốc thường có một quyền lực đạo đức và sự tôn trọng nào đó. Mũ xanh thường cho quân lính của Liên Hiệp Quốc một mức độ bảo vệ nào đó. Một phần lớn trong số đó nay đã bị mất và sẽ khó lấy lại. Được thừa nhận rộng rãi rằng: Liên Hiệp Quốc cần phải được cải cách. Vô số các nghiên cứu đã được tiến hành, đưa ra hàng loạt kiến nghị cải cách, nhưng chẳng cải cách nào được thực hiện, vì các quốc gia thành viên không thể thống nhất. Do đó, Liên Hiệp Quốc vẫn là một định chế bị hư hại, khó sửa chữa. Liên minh Xã hội Mở, hơn bất kể sáng kiến nào khác, sẽ có cơ hội phải chăng để làm cho Liên Hiệp Quốc sống theo khả năng của nó, nếu các thành viên của Liên minh có thể thống nhất giữa họ với nhau. Liên minh có sự lựa chọn để hoạt động hoặc trong phạm vi hay ngoài Liên Hiệp Quốc, cho nó đòn bẩy mà không cải cách nào khác đã có. Liên minh làm sao có thể cải tổ Liên Hiệp Quốc? Nó có thể đưa ra qui tắc đa số và biến Đại Hội đồng thành một cơ quan lập pháp. Các luật do Đại Hội đồng thông qua chỉ có hiệu lực ở các nước phê chuẩn chúng, nhưng các thành viên của Liên minh Xã hội Mở cam kết sẽ phê chuẩn các luật một cách tự động, miễn là chúng đã được đa số đủ tư cách tự nguyện phê chuẩn. Các nước không tôn trọng quyết định của đa số đủ tư cách sẽ bị khai trừ khỏi Liên minh. Theo cách đó, nhiều luật quốc tế có thể được phát triển mà không vi phạm nguyên lí chủ quyền quốc gia. Ðiều gì tạo thành đa số đủ tư cách? Tôi thấy ý tưởng về “bộ ba trói buộc” do Richard Hudson đề xuất, liên quan đến Liên Hiệp Quốc là rất hấp dẫn. Nó có thể được chấp nhận cho Liên minh. Một đa số đủ tư cách sẽ được tạo thành bởi hai phần ba các nước thành viên, hai phần ba dân số của họ, và hai phần ba của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ. Nhưng tôi không đủ tư cách để quyết định những chi tiết như vậy; chúng phải được quyết định bởi các thành viên của Liên minh. Nếu Liên minh tìm cách kiểm soát được Liên Hiệp Quốc, nó sẽ chỉ định tổng thư kí, người sẽ chịu trách nhiệm về Ban Thư kí, và Ban Thư kí sẽ hướng dẫn công việc lập pháp của Đại Hội đồng. Vị trí tổng thư kí sẽ đại thể tương đương với thủ lĩnh được bầu của đảng chiếm đa số trong một quốc gia dân chủ. Xét thấy quyền hạn của cơ quan được tăng cường rất nhiều, sẽ đáng mong muốn để tổng thư kí chịu sự bãi miễn, thông qua sự bỏ phiếu bất tín nhiệm của Liên minh. Hội đồng Bảo an có thể vẫn giữ nguyên chức năng, nhưng các thành viên thường trực sẽ mất quyền phủ quyết, và các thành viên nhất thời sẽ do Liên minh lựa chọn hơn là được luân phiên thuần tuý trên cơ sở địa lí. Những thành viên thường trực thuộc Liên minh sẽ từ bỏ quyền phủ quyết bởi đức hạnh là thành viên của Liên minh, vì họ buộc lòng phải tôn trọng các quyết định đa số đủ tư cách của nó. Có thể hỏi vì sao hai thành viên thường trực khác, Nga và Trung Quốc, sẽ sẵn lòng từ bỏ đặc quyền của họ. Câu trả lời là họ có thể thích vẫn là thành viên thường trực mà không có quyền phủ quyết hơn là thấy Hội đồng Bảo an bị thay thế bởi một tổ chức khác mà họ không là thành viên. Đáng nghi ngờ hơn nhiều, là liệu Hoa Kì có sẵn lòng tôn trọng các qui tắc của Liên minh hay không. Nó đòi hỏi sự thay đổi triệt để về thái độ hiện hành. Trên thực tế, Hoa Kì ít sợ việc từ bỏ quyền phủ quyết so với các thành viên thường trực khác, vì hầu như không thể xảy ra chuyện Liên minh sẽ đi chống lại ý muốn của một siêu cường mà lòng trung thành của nó là rất cần thiết để làm cho Liên minh hữu hiệu. Trong Thời đại của Tính Có thể Sai, chúng ta phải từ bỏ giả thiết duy lí. Thế nhưng, có các lí do chính đáng cho biết vì sao một cách tiếp cận đa phương lại có thể thu hút trí tưởng tượng của công chúng Mĩ. Hoa Kì có thể được lợi nhiều từ việc tham gia vào liên minh, vì nó có thể chia sẻ gánh nặng hoạt động như cảnh sát thế giới. Hoa Kì có thể cung cấp hỗ trợ hậu cần và kĩ thuật, dựa vào người khác cung cấp quân bộ. Ngay cả khi không có các cải cách sâu rộng này, chí ít, có một bước quan trọng mà Hoa kì nên ủng hộ ngay bây giờ: Tạo năng lực thường xuyên trong nội bộ Liên Hiệp Quốc để cung cấp cảnh sát dân sự cho các tình huống như Kosovo, Haiti, và Đông Timor. Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, đã yêu cầu một năng lực như vậy, và chính quyền Clinton đã ủng hộ, song Quốc hội lại từ chối phân bổ tiền. Lí lẽ ủng hộ liên minh xã hội mở Lí lẽ ủng hộ Liên minh Xã hội Mở có thể được xây dựng trên hai lập luận. Một khôn ngoan, một mang tính lí tưởng chủ nghĩa. Lí lẽ khôn ngoan là ngày nay Hoa Kì có ưu thế quân sự lớn hơn bất kể thời kì nào trong lịch sử; mối đe doạ chính đối với hoà bình và thịnh vượng đến từ tình hình nội bộ hiện hành ở các nước khác, tình hình có thể bị các nhà lãnh đạo vô liêm sỉ lợi dụng, và Hoa Kì không thể giải quyết các mối đe doạ này riêng một mình; cho nên, nó cần lập một liên minh với các nước có ý kiến giống nhau. Bằng cách dẫn đầu một liên minh như vậy, Hoa Kì có thể lấy lại và giữ được vị trí lãnh đạo của nó trên thế giới, vì sự tham gia của Hoa Kì là không thể thiếu được để làm cho ý tưởng thành công. Bằng cách tham gia vào một liên minh như vậy, các nước dân chủ khác có thể có tiếng nói lớn hơn trong việc cai quản các quan hệ quốc tế. Họ cũng sẽ có lợi ích từ một trật tự thế giới ổn định hơn. Nếu Hoa Kì tiếp tục hành động một cách đơn phương, thì chỉ còn là vấn đề thời gian, trước khi các nước phẫn nộ với sự thống trị của nó đến mức họ lập liên minh của riêng họ để làm đối trọng với quyền lực của nó; vị thế ưu việt của Hoa Kì sẽ mất đi. Vì hệ thống đối trọng quyền lực là còn xa mới chắc chắn để duy trì hoà bình, khả năng về một xung đột lớn thảm khốc sẽ tăng lên đáng kể. Lí lẽ này là hợp lệ, nhưng khó làm cho nó thuyết phục bởi vì nó hoàn toàn mang tính giả thuyết. Phải vẽ ra những viễn cảnh đáng sợ và đợi cho đến khi chúng xảy ra mới có thể nói rằng, “tôi đã bảo mà”. Đó là một bài tập không bõ công, như tôi đã phát hiện ra liên quan đến Nga. Tôi thấy hấp dẫn hơn để trình bầy ý tưởng trên cơ sở lí tưởng chủ nghĩa chân thành. Một xã hội mở sẽ làm cho thế giới thành một chỗ tốt hơn, và Hoa Kì đủ mạnh và đủ giàu để thúc đẩy nó. Đây là một ý nghĩ đơn giản và gây cảm hứng. Điểm yếu của nó là chủ nghĩa lí tưởng được coi là mềm yếu và mập mờ và hay bị thua các nhóm lợi ích đặc biệt. Nó đã luôn luôn thua khi xung đột với các lợi ích cá biệt. Yếu điểm có thể được khắc phục bằng cách làm dịu chủ nghĩa lí tưởng đi, với sự thừa nhận tính có thể sai của chúng ta. Điều này làm dịu bớt các kì vọng của chúng ta, làm cho chúng ta khoan dung hơn với những khuyết điểm của sự can thiệp xây dựng, và bảo vệ chúng ta khỏi một số cạm bẫy của chủ nghĩa tích cực chính trị. Xã hội mở là một lí tưởng lạ kì không hướng tới sự hoàn mĩ. Nó cung cấp một khung dẫn chiếu, trong phạm vi đó, chủ nghĩa lí tưởng có thể thành công. Thật lạ, đúng là xã hội mở lớn nhất trên thế giới - Hoa Kì - đã chẳng bao giờ chấp nhận các hạn chế cố hữu trong khái niệm về xã hội mở. Nó đã đưa ra các tiêu chuẩn cho đời công mà không chính trị gia nào có thể đáp ứng, và nó cho rằng mình có quyền áp đặt các tiêu chuẩn riêng của nó về nhân quyền và các giá trị dân chủ cho các nước khác. Không ngạc nhiên là những khát vọng cao thượng của chúng ta phải chịu số phận thất vọng. Chúng ta có thể đạt nhiều hơn bằng cách kì vọng ít hơn. Thay cho việc áp đặt các giá trị của chúng ta, chúng ta phải thừa nhận tính có thể sai của chúng ta. Thay cho hành động đơn phương, chúng ta phải tham gia để tạo ra các qui tắc mà chúng ta sẵn lòng tôn trọng. Liên minh Xã hội Mở sẽ tìm sự tự nguyện phục tùng, nhưng với ý chí tốt nhất trên đời, nó không thể luôn luôn thành công. Vì vậy, sự lựa chọn quân sự không thể bị loại trừ. Nếu Liên minh không kiểm soát được Hội đồng Bảo an, nó vẫn có thể bỏ qua Hội đồng Bảo an và khích hoạt NATO mà không có chuẩn y của Hội đồng Bảo an, như nó đã làm trong cuộc khủng hoảng Kosovo. Sự thực, Liên minh đã vét cạn hết các lựa chọn mang tính xây dựng, sẽ cho các hành động trừng phạt của nó tính chính đáng lớn hơn NATO đã có trong trường hợp Kosovo. Liệu Liên minh Xã hội Mở, bất luận hoạt động trong hay ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, có khả năng tránh những thiếu sót dường như làm đau buồn mọi hiệp hội các quốc gia, cụ thể là thiếu hụt dân chủ và thiếu hụt năng lực ra quyết định hay không? Có lẽ không. Nhưng những tác động có hại như vậy có thể được giảm đi bằng cách nhận ra chúng từ trước. Thí dụ, có thể đưa vào một điều khoản hoàng hôn (sunset clause) sẽ tự động chấm dứt Liên minh, thí dụ, sau hai mươi lăm năm. Mỗi khi một định chế mới được thành lập, nó thường thấm đậm bởi ý thức: Sứ mệnh bị mòn mất đi với thời gian. Điều này đã đúng với Liên Hiệp Quốc. Nó tạo ra sự hăng hái lớn lao khi nó được thành lập, nhưng hầu hết những người cam kết ủng hộ nó bây giờ đã qua tuổi về hưu. Liên Hiệp Quốc có thể chắc chắn được lợi từ một điều khoản hoàng hôn. Không giải pháp nào là hoàn hảo hay có hiệu lực mãi mãi. Bất kể liên minh xã hội mở nào đều phải để ngỏ cho việc xem xét lại và cải thiện. Thiếu hụt dân chủ là một vấn đề cố hữu trong mọi tổ chức quốc tế, nhưng nếu Liên minh Xã hội Mở thật sự thành công trong việc chuyển Đại Hội đồng thành một cơ quan lập pháp, có thể chúng ta chỉ có một liều quá nhiều về dân chủ, với mọi NGO xô đổ cửa với các kiến nghị lập pháp. Xã hội dân sự quốc tế có khả năng đạt các thành tựu to lớn như cấm mìn, nhưng với sự giúp đỡ của Internet, nhiều khi lại trở nên quá đà. Tất cả chúng ta đều thấy điều gì đã xảy ra ở cuộc họp WTO tại Seattle. May thay, có sự bảo vệ vững chắc chống những thái quá về lập pháp. Luật chỉ có hiệu lực ở các nước chuẩn y chúng, và chúng phải được chuẩn y bởi đa số đủ tư cách của Liên minh, trước khi các thành viên khác buộc phải làm vậy. Tất nhiên, các điều luật cũng sẽ phải trải qua sự xem xét tỉ mỉ về mặt tư pháp ở mỗi nước - bao gồm cả Toà án Tối cao Hoa kì. Điều này cho thêm một tập các kiểm tra và cân đối (checks and balances) thiết yếu đối với bất kể xã hội mở nào. Trong khi tôi khá nghi ngờ cảnh giác về các NGO tự bổ nhiệm, tự cho là đúng, tôi có lòng tin lớn hơn vào nhân viên của Liên minh và, nếu Liên minh thâu tóm được Liên Hiệp Quốc, vào nhân viên Liên Hiệp Quốc. Dễ tuyển nhân viên chuyên tâm cho các tổ chức quốc tế, miễn là họ được lựa chọn trên cơ sở tài năng phẩm chất chứ không trên cơ sở bảo trợ quốc gia. Có nhiều, rất nhiều người tốt phục vụ cho Liên Hiệp Quốc, bất chấp mọi sự thất vọng. Để cải thiện tình hình, tổng thư kí và những người lãnh đạo các cơ quan khác nhau của Liên Hiệp Quốc phải được trao quyền tuyển và sa thải nhân viên và chịu trách nhiệm về thành tích của tổ chức của mình. Tôi không muốn đi thảo chi tiết các đặc tính của một Liên minh Xã hội Mở, vì tôi càng dấn thêm thì tôi càng thấy mình bị bao phủ trong một bầu không khí hão huyền. Chi tiết phải do những người tham gia vạch ra. Liên minh có thể có nhiều hình thức, từ một liên minh chính thức đến các liên kết tuỳ hứng (ad hoc) đề cập đến các nước hay các vấn đề đặc biệt. Xét theo quan niệm này, ý tưởng còn xa mới hão huyền; thật vậy, nó đã trong quá trình được thực hiện rồi. Mạng lưới quỹ của tôi tham gia vào một loạt các liên kết tuỳ hứng, trải từ Hiệp ước Mìn đến Quỹ Cho vay Phát triển các Phương tiện Truyền thông, chuyên tâm cho việc cổ vũ các phương tiện truyền thông độc lập ở các nước cần đến chúng. Sáng kiến để tạo một xã hội mở toàn cầu không thể kì vọng đến từ các chính phủ; nó phải được sự ủng hộ của các cử tri đoàn. Các chính phủ dân chủ được cho là đáp lại những mong muốn của cử tri; các nguyên lí của xã hội mở sẽ chỉ thắng thế khi nhân dân thật sự quan tâm đến chúng. Có thể hỏi, làm sao có thể dung hoà tuyên bố này với nhận xét tàn nhẫn trước đây của tôi về những người bảo vệ tự bổ nhiệm, tự cho mình là đúng của xã hội dân sự? Rất dễ. Trong khi dùng xung lực để thúc đẩy các nguyên lí của xã hội mở phải đến từ nhân dân, xã hội dân sự không thể tự nó làm được công việc này; nó phải tranh thủ được sự ủng hộ của các chính phủ. Các quỹ của tôi đã thấy rằng: Chúng có thể có ảnh hưởng lớn hơn, nếu chúng hợp tác với hoặc gây áp lực lên các chính phủ. Ảnh hưởng là kép: Chúng gây ra những sự thay đổi trong lĩnh vực đặc thù mà chúng tham gia, thí dụ, cải cách nhà tù, giáo dục, hay bảo vệ những người thiểu năng tinh thần; đồng thời chúng cũng cải thiện chất lượng của chính phủ. Thật quan trọng để diễn đạt rõ ràng tầm nhìn vĩ đại về một xã hội mở toàn cầu; nhưng xã hội mở có thể được tiếp cận chỉ mỗi bước một lúc. Đó là lí do vì sao tôi không muốn trang điểm điều có thể mà thích tập trung vào điều thực tiễn. Xã hội mở đối mặt với một cuộc sát hạch thực tiễn ở Balkan. Một liên minh chính thức của các quốc gia dân chủ đã được cam kết ở đó rồi, và chính là năng lực của họ để thành công. Nếu chúng ta làm tốt bổn phận của mình ở Balkan; nó sẽ đưa chúng ta thêm một bước gần hơn tới lí tưởng của một xã hội mở toàn cầu. Theo cùng cách đó, nếu chúng ta thất bại ở đó, triển vọng cho một xã hội mở toàn cầu sẽ cũng bị thụt lùi. Các quỹ của tôi cam kết làm cho Hiệp ước Ổn định thành công, vì chính nó và vì xã hội mở. Tôi tin: Chúng ta có thể tạo ra một xã hội mở toàn cầu từng bước một. Kết luận Khi tôi đưa bản thảo của cuốn sách này cho nhà xuất bản, trong tôi, tràn ngập sự pha trộn của nỗi lo âu và những kì vọng lớn lao. Như tôi đã biểu lộ trong phần dẫn nhập, tôi đã miễn cưỡng rời nó. Tôi đã trình bày các ý tưởng của mình rõ như tôi có thể? Chúng có nhất quán không? Chúng cũng có ý nghĩa nhiều cho những người khác như cho chính tôi? Đây là những câu hỏi làm tôi áy náy. Những lo lắng của tôi được tăng cường, bởi sự thực, tôi đã có thể cải thiện bản thảo cho đến phút cuối cùng. Nhưng tôi đã làm đến chừng mực bản thân tôi có thể làm. Tôi đã học được rất nhiều từ sự phê phán của những người khác, và tôi có thể tiếp tục làm vậy sau khi sách đã được xuất bản. Những kì vọng của tôi tập trung vào Liên minh Xã hội Mở. Tôi không biết đề xuất của mình sẽ gợi lên phản ứng gì, song tôi biết rằng: Chúng ta cần tạo ra tiến bộ theo phương hướng này, nếu chúng ta muốn tận dụng các khả năng mà sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu mở ra cho chúng ta. Liệu tôi có thuyết phục được những người khác hay không, tôi đã tìm cách tự thuyết phục mình. Sau một giai đoạn hoạt động điên rồ, trong đó, tôi đã có một ý tưởng rõ ràng về việc cần làm điều gì, tôi cảm thấy cần phải sắp xếp lại các ý tưởng của tôi về xã hội mở. Tôi đã làm vậy trong cuốn sách này. Một lần nữa, tôi có ý thức rõ ràng về sứ mệnh của mạng lưới quĩ của tôi. Tôi sẽ không nêu rõ nó ra ở đây, vì nó có thể xen vào tính phản thân của tôi trong việc thực hiện nó - có một sự tương tự ở đây với vấn đề đưa ra các tuyên bố công khai khi tôi còn tham gia tích cực vào công việc kiếm tiền - nhưng tôi có thể tuyên bố một cách tổng quát: Ðể cổ vũ thành phần xã hội dân sự của Liên minh Xã hội Mở. George Soros Tháng 8. 2000
(Hết)
[4]Tôi không tán thành lí lẽ này, vì vấn đề không nảy sinh, chừng nào một toà án Hoa Kì sẵn lòng xét xử, thí dụ, vụ tàn sát Mỹ Lai. [5]William Maynes, “America’s Fading Commitments,” World Policy Journal (Summer 1999). [1]Chú thích của dịch giả: Tháng 4-2004 đã kết nạp thêm 7 thành viên mới: Rumani, Slovenia, Slovakia, Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania. Và họ (trừ Bulgaria và Rumani) cùng 3 nước trước sẽ là thành viên của EU từ 1-5-2004. [2]Tổ chức các Quốc gia châu Mĩ (OAS) đã cho một tiền lệ hữu ích. Nghị quyết Santiago năm 1991, yêu cầu tổng thư kí OAS triệu tập một cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên trong vòng mười ngày sau một cuộc đảo chính hay sự gián đoạn của một chính phủ được bầu một cách hợp pháp. Nghị quyết số 1080 đã được dùng bốn lần: Sau đảo chính ở Haiti năm 1991, “tự đảo chính” ở Peru năm 1992 và Guatemala năm 1993, và mối đe doạ chính phủ Paraguay năm 1996. Trong mỗi trường hợp, cơ chế đã giúp việc tập hợp sự ủng hộ chính trị hiệu quả cho sự phục hồi nền dân chủ hiến định.