KHỔ ĐAU LÀ CHẤT LIỆU NUÔI DƯỠNG TÌNH THƯƠNG

Ở Việt Nam, trong bốn mươi năm qua, đạo Phật đã đi vào cuộc đời.
Trong chiến tranh, chúng tôi không thể chỉ ngồi thực sự thực tập thiền tọa và tụng kinh trong chùa.
Chúng tôi thực tập thiền ở khắp nơi, nhất là những nơi có khổ đau, chết chóc.
Tiếp xúc với những khổ đau trong chiến tranh, ta có thể chữa lành những khổ đau riêng mình, những khổ đau từ một đời sống hời hợt, thiếu ý nghĩa. Khi phải đối diện với chết chóc, với thương tích, với máu chảy, ta nhận ra rằng ta có thể là nguồn an ủi cho những kẻ đang khổ đau, ta có thể giúp họ bằng tình thương, bằng niềm vui, ta không phải là một kẻ vô ích. Cho nên ngay giữa những khổ đau tột cùng, giữa những gian lao nguy hiểm, ta vẫn thấy có một niềm vui lớn khi hiểu được rằng thế nào là thực tập tình thương.
Một mùa đông kia, tôi đã cùng một vài người bạn đi thăm một trại tỵ nạn ở Hồng Kông.
Ở đó chúng tôi chứng kiến rất nhiều điều thương tâm. Có những em bé mới một hay hai tuổi đã phải theo cha mẹ vượt biển ra đi, trong chuyến đi các em đều mất cả cha lẫn mẹ. Thế mà bây giờ người ta sắp sửa trả các em về nước vì người ta cho là các em đã ra đi một cách bất hợp pháp. Khi chính mình tai nghe mắt thấy những cảnh tượng thương tâm này, ta thấy những đau khổ của bạn bè ta ở Âu Châu hay Mỹ Châu thật chẳng đáng kể.
Sau mỗi chuyến cứu trợ về, tôi thấy thành phố Paris thật là xa lạ, như ở trong mơ. Tôi thấy hai thế giới sao mà cách biệt nhau quá, một bên khổ đau tràn ngập, một bên phù phiếm xa hoa. Tôi tự hỏi tại sao ở đây người ta có thể sống được như vậy trong khi tình trạng bên kia quá thê thảm?
Nếu bạn chỉ ở Paris suốt mười năm không tiếp xúc gì hết với thế giới bên ngoài thì bạn sẽ thấy ở Paris người ta sống như vậy là điều tự nhiên.
Thực tập thiền là để tiếp xúc. Đôi khi không cần phải đến tận nơi có khổ đau mới tiếp xúc được. Ta chỉ cần ngồi yên một chỗ, theo dõi tình hình đang xảy ra khắp nơi trên thế giới là ta có thể hiểu và thấy được tất cả. Ta để tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, nên ta có thêm hiểu biết, thêm yêu thương và ta bắt tay hành động ngay tại nơi ta ở mà chẳng cần phải đi đâu xa.

Truyện AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma Lời giới thiệu Hai Mươi Bốn Giờ Tinh Khôi Cây Bồ Công Anh Hơi Thở Ý Thức Hiện tại Bớt Suy Nghĩ Lại. Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền Thiền tọa Chuông Chánh Điện Hiện tại Bớt Suy Nghĩ Lại. Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền Thiền tọa Chuông Chánh Điện Chiếc Bánh Thời Thơ Ấu Bí Tích Thánh Thể Ăn Cơm Chánh Niệm RỬA CHÉN Thiền Hành Thiền Điện Thoại Thiền Lái Xe Quay Về Một Mối Cắt Cỏ Và Thở Vô Nguyện Đời Sống Là Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Hy Vọng Trông Chờ Đôi Khi Là Một Trở Ngại BÔNG HOA VÀ NỤ CƯỜI NGÀI CA DIẾP PHÒNG THỞ CUỘC HÀNH TRÌNH VẪN TIẾP TỤC DÒNG SÔNG CẢM THỌ KHÔNG CẮT BỎ CHUYỂN HÓA NHỮNG CẢM THỌ Ý THỨC VỀ CÁI GIẬN BÀN TAY CỦA BẠN CHA MẸ GIỮ GÌN VÀ NUÔI DƯỠNG NHỮNG HẠT GIỐNG TỐT TIẾP XÚC VỚI NHỮNG GÌ MẦU NHIỆM TRÁCH MÓC KHÔNG GIÚP ĐƯỢC GÌ HIỂU VÀ THƯƠNG TÌNH THƯƠNG CHÂN THẬT TỪ BI QUÁN THIỀN ÔM ĐẦU TƯ VÀO TĂNG THÂN TĂNG THÂN TU HỌC ĐẠO PHẬT ĐI VÀO CUỘC ĐỜI TƯƠNG TỨC HOA VÀ RÁC VỮNG CHÃI THẢNH THƠI TINH THẦN BẤT NHỊ CHỮA TRỊ NHỮNG VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH TRÁI TIM MẶT TRỜI NHÌN SÂU NGHỆ THUẬT SỐNG TỈNH THỨC NUÔI DƯỠNG CHÁNH NIỆM BỨC THƯ TÌNH BỔN PHẬN NGƯỜI CÔNG DÂN BẢO VỆ THÂN TÂM LÀ GIỮ GÌN SINH MÔI MỘT CÁCH RỘNG LỚN. NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH CÂU CHUYỆN CHIẾC LÁ CHÚNG TA CÙNG MỘT NHÂN THỂ HÒA GIẢI HÃY GỌI ĐÚNG TÊN TÔI KHỔ ĐAU LÀ CHẤT LIỆU NUÔI DƯỠNG TÌNH THƯƠNG TÌNH THƯƠNG QUA HÀNH ĐỘNG CÂU CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG XÂY DỰNG THẾ KỶ THỨ HAI MƯƠi MỐT