Thiền tọa

Cánh ngồi thiền vững chãi nhất là ngồi xếp bằng hai chân trên một cái gối dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Tốt nhất là ngồi trong tư thế kiết già hay bán già, chân phải đặt trên bắp vế trái và chân trái trên bắp vế phải.
Nếu ngồi kiết già quá khó thì có thể ngồi xếp hai chân lại cũng được, hoặc muốn ngồi như thế nào cũng được miễn là cảm thấy thoải mái. Bạn cũng có thể ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà và hai tay xếp trên lòng. Bạn cũng có thể nằm dài trên sàn nhà, lưng chạm đất, hai chân duổi thẳng cách nhau vài tấc, hai tay duổi thẳng hai bên thân, lòng bàn tay ngữa lên trời.
Nếu chân bạn bị tê trong khi ngồi, bạn có thể tự động sửa lại thế ngồi cho thoải mái hoặc đổi chân dưới lên trên. bạn vừa làm một cách nhẹ nhàng chậm rãi, vừa theo dỏi hơi thở và từng cử động của thân thể thì tâm bạn vẩn an trú trong định. Nếu chân vẫn không hết đau làm bạn chịu hết nổi thì bạn có thể đứng dậy, đi thiền hành từng bước chậm rãi, đến lúc bạn thấy có thể ngồi lại được thì bạn ngồi xuống.
Tại một vài thiền viện, thiền sinh không được nhúc nhích động đậy trong khi ngồi thiền. Dù chân bị tê nhức thế nào họ cũng phải cố gắng chịu đựng. Tôi thấy điều này hơi quá đáng. Chúng ta ngồi thiền là để có an lạc và hạnh phúc, nếu một phần nào của thân thể bị đau nhức tức là thân thể muốn báo động ta điều gì, ta phải biết lắng nghe, ta không nên bắt nó chịu đựng quá sức, vì làm thế có thể nó bị tổn thương. khi chân bị tê trong khi ngồi, ta có thể thay đổi chân hoặc đứng dậy đi thiền hành, điều này không đến nổi gây trở ngại cho ta mà lại giúp ta rất nhiều.
Đôi khi chúng ta ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình ta, giống như con thỏ chạy về cái hang của nó. Làm như vậy, chúng ta có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang, chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật của chúng ta như thường. Giống như khi chúng ta tu hành xác, chúng ta mệt nhoài và có ảo tưởng là chúng ta chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Nhưng khi cơ thể được phục hồi và sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng trở về theo.
Chúng ta không cần tu rút, chúng ta cần tu cho thảnh thơi, đều đặn, và tinh tấn, mỗi ngày đều quán chiếu nhìn sâu vào lòng mọi sự mọi việc đang xảy ra. Thực tập như thế chúng ta mới có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng và biến đổi vô thường.

Truyện AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma Lời giới thiệu Hai Mươi Bốn Giờ Tinh Khôi Cây Bồ Công Anh Hơi Thở Ý Thức Hiện tại Bớt Suy Nghĩ Lại. Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền Thiền tọa Chuông Chánh Điện Chiếc Bánh Thời Thơ Ấu Bí Tích Thánh Thể Ăn Cơm Chánh Niệm RỬA CHÉN Thiền Hành Thiền Điện Thoại Thiền Lái Xe Quay Về Một Mối Cắt Cỏ Và Thở Vô Nguyện Đời Sống Là Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Hy Vọng Trông Chờ Đôi Khi Là Một Trở Ngại BÔNG HOA VÀ NỤ CƯỜI NGÀI CA DIẾP PHÒNG THỞ CUỘC HÀNH TRÌNH VẪN TIẾP TỤC DÒNG SÔNG CẢM THỌ KHÔNG CẮT BỎ CHUYỂN HÓA NHỮNG CẢM THỌ Ý THỨC VỀ CÁI GIẬN ĐẬP GỐI ĐỂ TRÚT CÁI GIẬN ĐI THIỀN HÀNH KHI ĐANG GIẬN LUỘC KHOAI NGUỒN GỐC CỦA CÁI GIẬN NỘI KẾT SỐNG CHUNG HÒA HỢP BÀN TAY CỦA BẠN CHA MẸ GIỮ GÌN VÀ NUÔI DƯỠNG NHỮNG HẠT GIỐNG TỐT TIẾP XÚC VỚI NHỮNG GÌ MẦU NHIỆM TRÁCH MÓC KHÔNG GIÚP ĐƯỢC GÌ HIỂU VÀ THƯƠNG TÌNH THƯƠNG CHÂN THẬT TỪ BI QUÁN THIỀN ÔM ĐẦU TƯ VÀO TĂNG THÂN TĂNG THÂN TU HỌC ĐẠO PHẬT ĐI VÀO CUỘC ĐỜI TƯƠNG TỨC HOA VÀ RÁC VỮNG CHÃI THẢNH THƠI TINH THẦN BẤT NHỊ CHỮA TRỊ NHỮNG VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH TRÁI TIM MẶT TRỜI NHÌN SÂU NGHỆ THUẬT SỐNG TỈNH THỨC NUÔI DƯỠNG CHÁNH NIỆM BỨC THƯ TÌNH BỔN PHẬN NGƯỜI CÔNG DÂN BẢO VỆ THÂN TÂM LÀ GIỮ GÌN SINH MÔI MỘT CÁCH RỘNG LỚN. NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH CÂU CHUYỆN CHIẾC LÁ CHÚNG TA CÙNG MỘT NHÂN THỂ HÒA GIẢI HÃY GỌI ĐÚNG TÊN TÔI KHỔ ĐAU LÀ CHẤT LIỆU NUÔI DƯỠNG TÌNH THƯƠNG TÌNH THƯƠNG QUA HÀNH ĐỘNG CÂU CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG XÂY DỰNG THẾ KỶ THỨ HAI MƯƠi MỐT