Còn không đầy nữa tuần trăng là mùa xuân lại đến. Ở khuôn viên Châu Gia Trang, dường như rộn rịp hẳn lên. Bác Tư già sửa sang lại mấy bồn hoa và chăm chút hai cây mai vàng trẩy lá đã đơm đầy nụ, nếu nhìn kỷ một chút người ta sẽ thấy những chồi li ti bắt đầu ló dạng. Không chỉ ở ngôi biệt thự mà dãy phòng trọ cũng nhiều dấu hiệu chuẫn bị đón xuân. Không khí se lạnh nhưng khô ráo hơn. Châu Ngyễn nghĩ như vậy khi anh đứng ở cửa sổ nhìn xuống dãy nhà trọ có hình chữ u bao bọc sau lưng. Anh chuẩn bị mang giày để chạy ra biển, với không khí trong lành sẽ cho anh cảm thấy thoải mái hơn, chạy đến bên thành đá anh ngã người xuống, nằm đưa mắt nhìn lên bầu trời chưa vội sáng. Ngôi sao mai cứ nhấp nháy như đùa với anh. Khi biển đã đông người anh bật dậy ngồi ngắm những bà lão tập dưỡng sinh bằng động tác múa kiếm, anh mỉm cười khi thấy họ làm không đều. Vặn người rồi cúi gập xuống. Châu Nguyễn biết hôm nay anh lười nên kết thúc công việc một ngày mới đang chờ anh bắt đầu. Bước đi qua khoảng sân rộng, con Pop nghe hơi người chạy ra vẫy đuôi mừng. − Nào Pop, để yên nào. Nhưng nó cứ chồm lên chân Châu Nguyễn, anh phải bế lên, nó mới chịu im. Vào đến phòng nó phóng đến ghế ngồi đưa mắt theo dỏi chủ, sau khi tắm sạch sẽ Châu Nguyễn đứng trước gương để chải tóc. Vừa cài nút áo, anh vừa nghe tiếng người dỗ dành: − Con cứ hư như thế mẹ sẽ không cưng con đâu. − Nào ăn nhanh lên, mẹ đã trể giờ rồi đó Na ơi. Tò mò anh bước đến bên cửa sổ hé một cánh nhìn, một bé gái cứ đi đi lại lại, còn bà mẹ với chén cháo trên tay vừa đút ăn vừa dỗ dành. Bé Na cứ ăn một muỗng rồi lại đi, miệng cười như không hề nghe lời mẹ nói, Châu Nguyễn biết ngay mẹ con cô ta là người mới dọn đến vì cả tuần nay căn phòng được khóa không có ai ra vào. Nhìn đứa bé gái xinh xắn trong chiếc đầm trắng, cót được cột hai chùm có tết nơ hình con bướm, mái tóc đen lòa xòa trước trán làm nổi bật gương mặt trắng hồng. Quay lại nhìn mình đang trong gương, lần nữa Châu Nguyễn mới hài lòng xách cặp bước ra khỏi phòng. Bà Châu Nghị đón con ở chân cầu thang âu yếm bảo: − Ăn sáng đi con. Châu Nghyệt đang chờ con đó. − Dạ. Món trứng chiên với bánh mì được Châu Nguyễn ăn thường xuyên hơn. Anh hỏi: − Đêm qua mẹ ngủ có ngon không? − Cũng nhắm mắt được một lát. Châu Nguyệt nhẹ nhàng: − Tụi con đã lớn cả rồi mẹ còn lo lắng gì nữa. Bà Châu Nghị cười: − Mẹ chẳng lo lắng gì cả chỉ buồn vì cô đơn, ở tuổi mẹ thích có trẻ con trong nhà. Châu Nguyệt đùn đẩy cho anh trai: − Cái đó mẹ phải hỏi anh Hai. Châu Nguyễn trợ mắt: − Đừng đổ qua cho anh để chạy tội nha, em là người đã lập gia đình còn anh là người độc thân mà. − Nhưng anh là con trai, cháu nội sẽ quý hơn cháu ngoại. − Nội ngoại gì mẹ cũng đều quý cả, nhưng ngặt nổi có đứa nào đâu. Mẹ cho thằng Châu Nguyễn từ giờ đến cuối năm sau là hết hạn, nếu chưa có vợ thì mẹ sẽ trục phế đấy. Châu Nguyễn cười: − Bẫm lão gia con xin tuân lệnh. Nói xong anh đứng dậy đến bên bồn nước rữa tay: − Con đi nha mẹ. − Ờ, con đi. Tiễn con trai ra tận cổng bà ngồi xuống xích đu. Gió xuân dìu dịu phản phất hương hoa trong vườn làm bà thích thú, cuộc sống êm đềm cứ dần trôi tháng qua năm lại tuổi đời chất chồng, bà thấy chưa mãn nguyện dù cuộc sống giàu sang hạnh phúc bên hai con. Châu Nguyễn đã tròn ba mươi công tác ở bệnh viện đa khoa, còn Châu Nguyệt có gia đình gần ba năm nhưng chưa có con, điều mà bà vẫn hằng mong. Châu Nguyễn có dáng cao to với nước da trắng hồng cho người ta biết anh có sức khỏe tốt. Một bác sĩ gầy như Hải Đăng dẽ cho bệnh nhân nghi ngờ về sức khỏe lẫn chuyện môn. Anh là mẫu người lý tưởng cho các cô y tá, bác sĩ ở bệnh viện, trong số đó có Ngọc Hà, cô nha sĩ có phải lòng anh từ lâu nhưng chưa có cơ hội, vì cô biết anh yêu công việc hơn chuyện tình cảm. Vẻ cứng nhắc có phần khô khan với phái yếu cũng không ít nhiều chê trách. − Có lẽ bác sĩ là con nhà giàu nên việc chọn ý trung nhân đâu dễ dàng. Lại có lời: − Ở đây không có bóng hồng nào tác động mạnh vào trái tim của vị bác sĩ suốt ngày đối đầu với bệnh tật. − Mẫu người ấy chọn chắc phải có điều kiện cao. − Tại chưa hạp nhãn chứ đã vừa ý rồi dù cô ta chẳng ra gì anh ta cũng yêu mê mệt. Khen có, chê có nhưng đạo đức tác phong của Châu Nguyễn thì không chê vào đâu được. Sau khi kiểm tra bệnh án, Châu Nguyễn chuẩn bị đi khám các phòng. Kim Hồng đẩy cửa vào: − Bác sĩ Nguyễn ơi, có hai ca cấp cứu. Châu Nguyễn đáp: − Tôi sẽ đến ngay. oOo Giữa trưa im vắng. Dù đang ngủ say Châu Nguyễn phải mở bừng mắt vì tiếng đàn ai đó khi trầm khi bỗng thật khẽ, nhưng không gian êm ả đã đưa lén vào phòng làm Châu Nguyễn bực mình càu nhàu: − Sao cứ làm phiền người khác. Tiếng hát nho nhỏ vẫn vang, anh ngồi dậy nhìn xuống nơi phát ra âm thanh đó, rồi ném cái nhìn bực dọc xuống căn phòng mang số mười ba. Anh lầm bầm: − Đi tong giấc ngủ trưa. Thấy vẻ mặt không vui của con trai bà, bà Châu Nghị hỏi: − Có chuyện gì không vui hả Nguyễn? − Phòng số mười ba mới dọn đến phải không mẹ? Bà Châu Nghị ngạc nhiên: − Sao hôm nay con lại để ý đến ba cái chyuện không đâu đó. − Người thuê phòng có đọc rõ nộu quy chưa mà buổi trưa lại đàn địch ồn ào không ai chịu nỏi. − Vậy à, để mẹ nhắc nhở cô ta. Nhìn bước chân của Châu Nguyễn nặng nề bà hiểu được nó đang bực, vì đã bao lần nó không đồng ý cách làm của bà, nhưng xét cho cùng nhà thừa đất xây phòng trọ cho thuê cũng có lợi, nên bà vẫn làm theo ý mình. Người đến trọ phải là công nhân viên nhàn nước hẳn hoi, đó là điều kiện trước tiên để bước chân vào phòng trọ mang tính chất gia đình. Tuân thủ sạch sẽ, không ồn ào là điều kiện cần thiết nhất. Bước xuống dãy phòng còn đóng kín bà vẫn nghe tiếng gõ cửa, có tiếng hỏi rồi tiếng đàn cũng ngưng. − Ai đó? − Là tôi đây. Lâm Anh ngạc nhiên nhìn bà chủ: − Thưa bác... − Có chút chuyện tôi muốn nhắc nhở cô về nội qui có ghi rõ ràng ở trước cổng, không nên ồn ào trong giờ nghĩ trưa của mọi người. Lâm Anh gật mình hiểu rằng mình đã làm phiền khiến bà chủ phải thân chinh xuống đây. − Xin lỗi bác...con vô tâm quá nên quên mất, con sẽ lưu ý hơn để không làm phiền bác và mọi người. Bà Châu Nghị cười dễ dãi: − Tôi chỉ nhắc nhở cô thôi chứ không có ý gì khác đâu. Rồi bà hỏi khi không thấy đứa bé: − Cháu đi nhà trẻ rồi à? − Vâng. − Có quá trẻ đã góa bụa rồi. Lâm Anh cười vì sự thương hại đó. − Số phận mà bác...biết làm sao. − Gặp cảnh trái ngang như vậy chắc khó khăn lắm hở cô Lâm Anh? Lâm Anh không muốn phân trần: − Cũng cố để tồn tại thôi bác. Trước khi đi bà còn nói thêm: − Cố gắng vì mọi người nhé cô. − Vâng! Cháu hiểu. Bước đi mà trong lòng bà có chút băn khoăn, cô ấy chỉ độ đôi mươi sao lấy chồng sớm khi ở tuổi đang thời thanh xuân. oOo Sau khi hôn từ giã bé Na, Lâm Anh chạy xe ra hướng bãi sau cô chọn một nơi thích hợp để nhìn cảnh bình minh. Khuấy đều ly nước rồi uống một ngụm nhỏ, chiều qua khi chạy về hướng này bắt gặp nắng chiều pha sắc tím, Lâm Anh đã nhẩn ngơ và hôm nay cô trở lại dù là buổi sáng. Hình như cái gì cô yêu thích đều đi ngược lại cả, hôm qua đang dợt lại ca khúc mới đã bị chủ nhà nhắc nhở. Đành ôm đàn tìm chỗ vắng vẻ không làm phiền ai. Cuộc sống dối trá đầy lừa lọc phải cố gắng để tồn tại, đã làm một cô gái vô tư phải rơi vào vòng xoáy của cuộc đời, Lâm Anh đã bỏ cả ước mơ về một tương lai tươi sáng để sống vì bé Na, đứa con vô thừa nhận. Lâm Anh mỉm cười một mình vì cô đã khoác lên người cái danh góa phụ. Đưa mắt nhìn ra khơi một chiếc ghe nhỏ đang chòng chành vi cơn sóng, cô bấm máy. Bộ sưu tập ảnh lại có thêm một cảnh buồn lẽ loi. Hải Đăng không rời mắt khỏi cô gái ngồi đằng kia. Một chút tinh nghịch và sự đăm chiêu pha lẫn vào nhau ở nét mặt khiến anh chú ý. Trong lòng anh thôi thúc phải làm quen, nghĩ xong là anh đứng dậy ngay: − Chào cô. Lâm Anh quay lại với nụ cười dù anh chàng trước mặt còn quá lạ: − Chào anh. Hải Đăng không ngờ nụ cười đó làm anh lúng túng, phải mất giây sau anh mới trả lời: − Tôi nghĩ cô đang ghi lại cảnh bình minh phải không? − Vâng! − Cho tôi ké một kiểu với nhé. − Nếu anh không chê tôi nghiệp dư, xin mời. Hải Đăng chọn cảnh hướng về núi. − Biết gặp cô ở đâu để lấy hình nhỉ? − Ba ngày sau anh cứ đến sẽ có tôi ở đây. Hải Đăng giới thiệu: − Tôi là Hải Đăng. Lâm Anh không muốn nói về mình: − Tôi sẽ đúng hẹn, xin phép anh nhé anh Đăng. Thấy cô gái đứng dậy, Hải Đăng vội nói: − Tôi chưa biết tên cô. − Khi gặp lần nữa anh sẽ biết. Cô gái đi rồi Hải Đăng còn nhìn theo, cô ta có nụ cười làm Hải Đăng chao đảo. Đầu giờ chiều khi vào ca trực, Hải Đăng luôn miệng huýt sáo khiến cho ai cũng phải ngạc nhiên. − Hôm nay bác sĩ Đăng có gì vui mà khởi sắc quá? Hải Đăng cũng tự thấy mình bất thường: − Vậy à! − Không phải trúng độc đắc chứ? Hải Đăng cười: − Được anh ủi cũng là may. Châu Nguyễn vờ nghiêm đùa: − Hãy tự an ủi mình bằng cách tiếp nhận, mấy ca nnặng cấp cứu đang chuyễn qua kìa. Hải Đăng lắc đầu than: − Lại mệt nữa rồi. Anh sửa soạn dụng cụ để khám, trẻ em từ vùng sâu vùng xa nhập viện hơi nhiều. Vừa làm anh vừa nói: − Hồi sáng này mình gặp một cô gái rất dễ thương. − Có theo tán tỉnh không? − Làm quen thôi, nếu gặp cậu cũng ngẫn ngơ như mình. Châu Nguyễn trêu: − Đẹp liêu trai hay đẹp bốc lửa? − Cả hai nét đó đều tầm thường. − Giống Tây Thì hay Hằng Nga? − Nét đẹp dễ thương đó mình không diễn tả được, trừ khi cậu gặp, cậu sẽ có lời phê bình đúng nhất. Mình đã chiáng ngộp vì cái nhìn đầu tiên. − Cậu lãng mạn quá đó nghe. − Cũng có thể, chứ đạo mạo khô khan mãi tụi mình sẽ ế đó Nguyễn. Cậu cũng nên thoáng một chút đi. Châu Nguyễn nhún vai: − Thà mình không có còn hơn phải chọn một người đẹp mà tâm hồn trống rỗng, dẹp chuyện đó qua một bên đi xem mấy ca nhập viện lúc sáng thế nào? Hải Đăng không nói nữa anh đi làm công việc của mình, trong lòng anh đang rộn lên khúc nhạc vui dù biết mình thật vô lý. "Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không? Hải Đăng đi rồi, Châu Nguyễn ngồi một mình kiểm tra lại số hồ sơ vừa nhập viện. Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi và anh đã gắn liền nơi đây sáu bảy năm rồi, quen thuộc từng ghế đá, từng gốc cây sau nhà vườn mình trong khoảng sân rộng. Tự dưng anh cảm thấy buồn trước nỗi vui của Hải Đăng. − Sao thế nhỉ? Châu Nguyễn chợt nhận ra mình đã sống quá tẻ nhạt khi không có chút niềm vui riêng tư ngoài công việc. Trái tim anh giá băng bù bao mùa hè đi qua cũng không làm tan đi tảng băng chai lỳ trong anh, bở nỗi chức nhối của một mối tình đã làm anh tuyệt vọng trở nên lạnh lùng với tất cả. Trong không khí chuyển mùa anh không náo nức nhưng vẫn cảm nhận được quang cảnh chung quanh, rồi thấy mình già dặn hơn cả suy nghĩ lẫn tuổi đời. Những ngày cuối năm làm cho tâm trạng anh man mác buồn, anh không hiểu vì lẽ gì nữa. Không bao lâu mùa xuân về mang theo cuộc sống mới, sinh lực mới và nó đã thể hiện ở các đường phố và ngay cả căn phòng nhỏ của anh cũng sinh động hơn vì hàng chữ Happy Nequ Year. Hải Đăng đã trở lại: − Nguyễn đi chuẫn bị tinh thần đi nhé. Long Sơn nhập viện hơi đông. − Mình biết rồi. − Dân trí ở những vùng xa quá kém nên các bé luôn ở trình trạng khuẩn cấp. Châu Nguyễn không trả lời, anh đứng dậy biết mình đang làm gì. Đứa bé sốt cao với gương mặt đỏ nhừ được mẹ quấn chặt trong chiếc khăn dài. Châu Nguyễn phải kêu lên: − Chị nên mở chiếc khăn ra khỏi người thằng bé ngay, đang sốt cao phải chờm mát cho nó. − Vâng. Khám xong một loạt anh ghi vào bệnh án, phần còn lại là của y tá. Châu Nguyễn trở lại phòng rót cho mình một ít nước mát. Ngọc Hà vừa đi ngang qua thấy Châu Nguyễn bên bàn giấy cô ghé vào: − Hôm nay bác sĩ Ngyuễn rảnh rang nhỉ? − Tôi vừa nhận bệnh xong đấy chứ, còn Hà chắc cũng đang rảnh. − Ờ không, em vừa họp công đoàn xong, bàn về việc tất niên ấy mà. Ngâc Hà vui vẻ nói tiếp vì mấy khi cô được một mình với Châu Nguyễn: − Có cả mục văn nghệ nữa. Khoa của bác sĩ cũng phải đăng ký đấy nhé. − Vâng, ai sao mình vậy mà. − Ngày mai đã có bảng phân công ca trực, mong sao không rơi vào ba ngày tết. − Hà thích đi chơi lắm sao? Ngọc Hà phân trần: − Xã hơi mấy ngày tết thôi, còn bác sĩ không định đi đâu sao?? − Thời gian nghĩ của tôi đã được mẹ lên lịch cả rồi. − Bác sĩ sướng thật khi còn mẹ. − Hà đang tủi thân hay ganh tỵ? Ngọc hà chúm chím: − Cả hai được không? − Đùa cho vui thôi, dù sao còn mẹ là niềm hạnh phúc lớn. Hải Đăng trở lại với chai dịch truyền: − Ôi bác Hà cũng ở đây à, bàn gì sôi nổi thế cho mình tham gia với. − Có bàn gì đâu. Hải Đăng trêu vì anh biết Ngọc Hà từng yêu thầm Châu Nguyễn. − Sao mình thấy gương mặt bác sĩ Hà vui vẻ thế?? Ngọc Hà bước đi: − Thôi tôi đi đây, giao bác sĩ Nguyễn lại cho bác sĩ Đăng đấy. oOo Vũ trường đã khá đông người, Hải Đăng đưa Châu Nguyễn đến bàn trống bên trái. Ngồi xuống Châu Nguyễn không hài lòng: − Ngại quá Đăng ơi, không hay chút nào. Hải Đăng nhướng mắt: − Cậu nghĩ cũng hay là vì danh phận hay vì khách? − Bệnh nhân nhìn thấy sẽ có cái nhìn lệch lạc. Hải Đăng khoát tay: − Dẹp cái ý nghĩ cổ hủ của cậu đi, mình phải có chút tự do riêng tư chứ? Người dẫn chương trình bắt đầu khởi xướng, cả hai không nói gì nữa hướng mắt lên sân khấu. Hải Đăng nói: − Ca sĩ không tên tuổi cũng đâu có tệ, đôi khi họ còn hay hơn ca sĩ đang lên chỉ vì không gặp thời thôi. Gần cuối chương trình nhạc dạo điệu tăng go, Châu Nguyễn thích thú gỏ tay theo. Cứ mỗi lần nghe điệu nhạc như chạm vào từng làm da thớ thịt một nỗi trống vắng. Cô ca sĩ với bộ váy đen cúi chào. Người dẫn chương trình giới thiệu: − Hôm nay Lâm Anh sẽ trình diễn ca khúc mới bài tango cho em, xin mời quý vị cùng thưởng thức. Giọng hát được cất lên, Châu Nguyễn rợn người vì biết rằng trái tim ngủ đông của anh chợt thức giấc, một điều mơ hồ anh chưa cảm nhận dược bao giờ. Bài nhạc vừa dứt Hải Đăng buột miệng: − Trời ơi hay quá Nguyễn, hát thật có hồn. − Lời ca thật buồn khiến người nghe xúc động. Tâm hồn của Châu Nguyễn như vấn vít đâu đó nếu như đèn không kịp bật sáng. − Thế nào có tiếc đi với mình đêm nay không? Châu Nguyễn bật cười: − Rất tiếc...nhưng tiếc vi chương trình kết thúc hết sớm. − Cậu có thấy cô Lâm Anh có lối trình diễn độc đáo không? − Ừ. Cô ấy mới hiện khoảng tuần nay thôi, ai cũng ngưỡng mộ cả. − Vậy à! Cẫu rành quá ha. Hải Đăng cười: − Có hẹn lần sau nữa không? Châu Nguyễn chưa trả lời anh đã quẹo sang con đường khác. Về đến nhà anh đã thấy ở cổng nhỏ hai mẹ con bé Na. − Con hư quá lần sau mẹ sẽ không cho con đi theo nữa đâu. Trong tranh tối tranh sáng anh vẫn nhận ra khuôn mặt bầu bĩnh đang hờn dỗi. Mỡ được chốt cửa hai mẹ con bé Na đã khuất mà anh còn tần ngần chưa dợm bước. Cho xe vào sân Châu Nguyễn nhảy vội lên mấy bậc thang về phòng mình, anh tung cửa sổ để nhìn sang phòng số mười ba. Châu Nguyễn không biết mình làm như vậy để làm gì, căn phòng được bật sáng. Bé Na phụng phịu: − Con đói bụng mẹ ơi. − Mẹ pha sữa cho con nhé? Lần đầu tiên Châu Nguyễn thấy mình tò mò về chuyện của người khác. Anh không còn nhìn thấy gì nữa ngoài cánh cửa đóng kín. Khi bé Na đã ngũ say Lâm Anh trở dậy sắp xếp lại sách vở còn nằm ngổn ngang khi chiều về vội cô chưa có kịp thu dọn. Chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc cuộc thi mà Lâm Anh chưa chọn cho tấm ảnh nào ưng ý cả, dù vậy cô không nản chí vẫn hướng sự đam mê và hy vọng dù có chút lo lắng. Lâm Anh đang cố hết sức để tạo cho mình cuộc sống mới có ý nghĩa nhưng cố gắng của cô không dễ dàng chút nào từ khi bỏ ước mơ. Nhìn đôi mi dài cong vút của bé Na mà chợt buồn, con bé giống cho như đúc, người ta thường nói những đứa con vô thừa nhận hay là bản sao của cha, và Lâm Anh nghĩ nó đúng với trường hợp của bé Na. − Trong cô không gợi hay nhắc nhở đến người đàn ông đó chút nào, mộ người bạc tình đã quay đi khi biết mình có một đứa con. Nhưng nhắc nhở đến làm gì khi cô đã an phận và hy sinh cho bé Na tất cả, hãy quên và đừng gợi nhớ dĩ vãng đã bỏ lại sau lưng. Hiện tại hãy sống và vui và ẩn thân nơi đây là thượng sách, cô dẹp bỏ tất cả để trở thành góa phụ. Cô vốn sống sôi nổi mà nay phải khoát bộ mặt lạnh lùng thật không đơn giản tí nào. oOo Phương Anh đặt ly nước cam thật nhẹ xuống mặt bàn, dù cố gắng lắm nhưng cũng nghe tiếng chạm khô khan xuống mặt kiếng. Bà Duy Khiêm nhíu mày tỏ vẻ khó chịu. Phương Anh cất tiếng với vẻ dè dặt: − Thưa mẹ, mời mẹ dùng nước. Cái nhìn sắc lạnh không chút thiện cảm làm Phương Anh lúng túng: − Hôm nay chị đi chợ nhớ mua cho tôi bó hoa hồng nhé. Phương Anh nhỏ nhẹ: − Hoa hồng đỏ hả mẹ? − Thường ngày chị thấy tôi cắm hoa hồng gì mà hỏi. Phương Anh ngắc ngứ lặng đi mấy giây: − Dạ, con biết rồi. Thưa mẹ con đi. Bước chân ra khỏi nhà với tâm hồn trĩu buồn. Những ngày không có Duy Khương, đối với cô thời gian ảm đạm như ngục tù. Cô chẳng có quyền tư do riêng cho mình, mà cứ sống căng thẳng khi đối diện với mẹ chồng. Nửa tháng ở nhà, nửa tháng lênh đênh ngoài biển khơi. Duy Khương đã cho nỗi nhớ nhung của những ngày vắng anh. Với chân tình của anh, cô lấy đó làm niềm an ủi để mà sống. Duy Khương như chiếc phao cho cô giữa biển đời. Hiện tại cô không mong gì ngoài sự thông cảm và yêu thương mẹ chồng, làm dâu đã sáu tháng mà cô chưa thể hiện thành ý để bà hiểu cô luôn muốn phục tùng bà. Chọn xong chục hoa hồng, Phương Anh rẽ vào quán, sáng chủ nhật nào cũng đến, nếu ai tinh ý sẽ thấy được cuộc gặp gỡ thường xuyên như đã giao hẹn. − Ôi Bé Na, dì nhớ con quá. Trong vòng tay yêu thương và những nụ hôn ngập đầy bé Na tươi cười. Lâm Anh hỏi: − Chị đã đi chợ xong chưa? − Xong rồi, ở đó có thoải mái không em? − Cũng được, rất yên tĩnh. Mấy ngày tết chị có đến chơi với em không? − Chị không hứa nhưng sẽ cố gắng, em đừng có trông nghe, còn chuyện ca hát ở vũ trường như thế nào? − Anh Trường Văn cũng ưu ái cho em lắm, về mặt tiền bạc chị không cần phải lo cho mẹ con em. Phương Anh nghiêm giọng: − Chị phải có trách nhiệm chứ? − Em đã vắt kiệt tuổi thanh xuân của chị rồi, trách nhiệm trước mắt là chị phải lo cho tổ ấm của mình, đừng để hạnh phúc xấu đi khi nó vốn mong manh. Bây giờ em có thể tự lo cho mình và bé Na. − Vất vả cho em quá, còn chuyện dự thi ảnh đẹp như thế nào rồi? − Em còn đang chọn, cũng chưa hài lòng lắm những cái mà em đang có. Bé Na mãi mê với những viên kẹo không màng đến chuyện của người lớn. − Em không định về nhà ăn tết sao? Lâm Anh lắc đầu: − Đâu có vui vẻ gì trở lại đó hở chị. Không cần phải làm chú thiếm bực bội. Nghĩ lại thân phận của hai chị em pa muốn khóc: − Đừng trách chú thiếm làm gì, dù sao họ cũng là người thân nhất của mình. − Chị xem họ là người thân nhưng ngược lại họ xem mình là nợ, là oan gia. − Phải cưu mang chị em mình trong khi chú thím mình lại nghèo, thì phát sinh chuyện bực bội là lẽ đương nhiên. − Nhưng chị đã công cho họ rồi. Giọng pa trầm xuống: − Em à, đừng có giọng điệu như thế nữa, có ăn có học phải nghĩ đến ân nghĩa cứ, đừng phản phúc. Lâm Anh xụ mặt: − Em thì khác, không như chị, cái gì cũng giải quyết sòng phẳng cả rồi. Mình không nợ họ cái gì cả, họ đã bán rẽ đời con gái chị rồi đó. Câu nói của Lâm Anh làm giòng lệ của pa tuôn dài: − Em đừng đem chuyện đã qua nhắc lại nữa có được không, chị muốn quên và sẽ quên nếu đừng nghe em nói đến. Nhìn gương mặt đầm đìa nước mắt của chị Lâm Anh hối lỗi: − Em xin lỗi chị, em đã làm chị rơi nước mắt. Bắt đầu từ bây giờ chị em mình phải quên đi quá khứ mà sống cho hiện tại để có một tương lai tốt đẹp hả chị? Phương Anh gật đầu: − Em hiểu như thế là chị yên tâm rồi, bây giờ chị về đây. − Vâng, chị về.Phương Anh lại hôn bé Na lần nữa: − Na có ngoan không? − Dạ ngoan. − Na ngoan không quấy mẹ, lần sau dì sẽ mua cho Na búp bê tóc vàng nhé. Phương Anh bước đi còn ngoảnh lại, cứ mỗi lần gặp mẹ con họ là mỗi lần cô khóc rồi suy nghĩ vẩn vơ. Về nhà chạm mặt mẹ chồng, giọng bà Duy Khiêm lạnh lùng: − Chịu về rồi đó à, tôi tưởng chị đi mua hết cả chợ đem về nhà rồi chứ. Phương Anh nhỏ nhẹ: − Xin lỗi mẹ vì xe bể bánh nên con phải chờ vá. − Chị có trăm ngàn lí đàn ông để biện minh mà, nào đưa hoa cho tôi. Bó hoa được trao tay, bà ngắm nghía, rồi bà chì chiết. − Cả một chợ bán hoa mà chị chọn một bó hoa tồn của tuần trước mang về nhà cho tôi sao? Phương Anh giật thót người, cô nhìn lại từng cánh hoa đã được lựa chọn rất kỹ. − Dạ, thưa mẹ... − Dạ thưa cái gì, miệng cứ lễ phép nhưng thật ra chị luôn chọc tức để tôi mau chết sớm để chị toàn quyền làm chủ gia sản này phải không? − Không phải thế mẹ à. − Còn cãi nữa hả, không biết cha mẹ cô khéo dạy con cái đến cỡ nào mà cứ cãi tay đôi với mẹ chồng như thế. − Dạ, thưa mẹ... − Cô không lên tiếng tôi cũng biết cô không câm mà. Dứt lời bó hoa được vứt mạnh xuống nền gạch, những cánh hoa được văng ra rơi vãi. Phương Anh cắn chặt môi để kềm tiếng nấc rồi cúi xuống nhặt, mặc cho gai đâm vào tay tứa máu. Như thế sẽ dễ chịu hơn khi cô nén lòng. Cơn bão vừa bay qua phòng khách rồi cũng tan nhanh khi Phương Anh đi xuống bếp, chị Mười dù không chứng kiến nhưng cũng hiểu tường tận câu chuyện, chị đón lấy giỏ thức ăn rồi không dám mở lời dù là an ủi. Chị đã quá quen cảnh này mấy tháng nay rồi, ngày trước bà chủ của chị đâu có hẹp hòi, chỉ từ khi Phương Anh bước chân vào làm dâu nhà này mọi việc cứ đảo lộn, nhưng chỉ có mình chị là hiểu rõ tại sao. Nhìn Phương Anh đang nhặt rau chị thấy thương xót vì không hiểu tại sao bà chủ lại có thành kiến với con dâu, xem ra cậu Duy Khương không hề biết có những chuyện xảy ra. Lát sau chị Mười cũng lên tiếng: − Hôm nay mua hoa tươi quá hả mợ? − Vâng! − Cuối tuần là cậu đã về rồi được nghỉ qua tết, thích hả mợ? − Vâng! − Cậu mợ có về thăm nhà không? Biết chị Mười lên tiếng cho không khí bớt nặng nề thôi: Chị Mười tò mò: − Trước khi cưới nhau hình như bà không bằng lòng mợ. phải hỏi ngẩng lên vì sự thắc mắc đó: − Tôi... không biết nữa. − Bởi vậy mợ đừng buồn khi biết bà không có thiện cảm với mợ, người bà chọn là cô Hương Quế đấy. Một tiết lộ mới đến bây giờ Phương Anh mới hiểu, chị Mười lại tiếp: − Trước ngày cưới bà chủ và cậu đã có một cuộc tranh cãi, nhưng cuối cùng bà phải nhượng bộ. Biết rồi mợ đừng buồn nữa nghe dần dà bà sẽ hiểu ra thôi. Được sự an ủi của chị Mười, Phương Anh nở nụ cười: − Tôi hiểu cậu yêu mợ lắm. − Vâng, nhờ tình yêu của anh Khương nên em phải cố vượt qua. oOo Hải Đăng với gương mặt rạng rỡ khi cầm xấp hình trên tay, anh khoe khoang với mọi người: − Xem nè, tay nghề cô gái này đâu có tệ, nhìn tôi trong ảnh còn đẹp hơn cả người thật nữa đó. Mấy tấm hình được chuyền tay nhau, Châu Nguyễn cũng ghé mắt: − Cô ta lấy bao nhiêu tiền? − Xem đằng sau ảnh kìa. Châu Nguyễn lướt qua dòng chữ có nét mềm mại "mến tặng ". Châu Nguyễn hiểu được sự hân hoan trên gương mặt của Hải Đăng. − Thế là cậu gặp may rồi đó, được chụp và tặng ảnh bởi một cô gái quá dễ thương. − Nhưng mình nghĩ thương không dễ đâu nghe, bởi cô ta đã nhờ chủ quán trao hình lại cho mình, cô ta đoạn tuyệt ngay lần đầu gặp gỡ. − Tại sao cậu không thể hy vọng, diện tích thành phố mình đâu có lớn nếu cậu có duyên. − Dĩ nhiên có thể gặp lại nhưng lý lẽ về con tim chắc là đơn phương thôi. − Chà, dạo này cậu ủy mị vậy. − Mình cũng không biết tại sao nữa, chỉ biết rằng cô đơn cần sưởi ấm. − Còn mình đã chán ngấy chuyện yêu đương, xin nhường lại cho cậu đó nhưng đừng dở hơi để rồi tương tư nghe.Nói xong Châu Nguyễn bỏ đi mặc cho Hải Đăng lẩm bẩm. − Tương tư ư? − Sao anh đâm ra ngớ ngẩn chỉ vì một lần gặp gỡ, phải thoát ra cảnh đó thôi, và anh sẽ đến vũ trường để tìm chút thư giản cho quên buồn. Châu Nguyễn bị cuốn hút ngay bởi phong cách giản dị trong bộ dài tím Huế, một chút phấn son nhạt cũng đủ tả nét duyên dáng pha lẫn sự trầm buồn của Lâm Anh. Châu Nguyễn chợt ngẩn ngơ và nghe lòng bâng khuâng chi lạ, từ từ hôm theo Hải Đăng đến đây anh thật sự ngưỡng mộ giọng ca lẫn phong cách của Lâm Anh. − Đường xa em đêm nay khi bóng trăng qua hàng cây... Lời ca tha thiết sâu lắng giao vào lòng anh niềm thương cảm. Anh đã bị choáng ngợp bởi cái nhìn đầu tiên. Khi bản nhạc chấm dứt anh cũng đứng dậy ra về vì không còn hứng thú ở lại. Bước chân ra bải đậu xe anh nhận ra bé Na đang đứng ở bậc thềm. Châu Nguyễn nghĩ: − Mẹ con cô ta cũng đi xem nữa sao? Anh bước đi luôn không muốn dừng lại để nựng cằm con bé, cuối cùng anh phải mở to mắt hết cở để nhìn mẹ của bé Na, Châu Nguyễn thật không ngờ ca sĩ Lâm Anh đang ở rất gần. Châu Nguyễn cho xe chạy theo sau. Trời đêm nay rất lạnh. Có chút hụt hẫng len vào trái tim. Cho xe dừng lại anh nhìn theo dáng hai mẹ con bé Na, hối hận vì sự bồng bột ủy mị của mình. Nhìn lên cao những ánh sao trời lấp lánh, anh và cô ta cách nhau một khoảng sân ngắn. Không hiểu sao anh lại quay xe vào bệnh viện, nơi ấy là chốn bình yên cho anh với không gian đầy dẫy bệnh tật và chết chóc. Đã hơn mười giờ rồi còn gì, mọi người gần như ngủ say Sự vắng vẻ, tĩnh mịch của đêm làm Châu Nguyễn chợt thấy sợ ánh sáng anh đứng lặng dưới gốc cây me già rồi đưa mắt nhìn bao quát khuôn viên bệnh viện. Tại sao cảm giác không yên ổn ấy lại bủa vây ngập lòng anh, anh chợt thèm mái ấm gia đình với một người anh hết lòng thương yêu. Tiếng nói nhẹ nhàng cất lên: − Đâu phải ca trực, sao giờ này cậu còn lang thang ở đây? Châu Nguyễn nhận ra Hải Đăng: − Còn cậu cũng ca lúc chiều mà. − Mình vừa ở vũ trường về, buồn quá nên tạt vào đây. − Thế à? Hải Đăng cũng giống như anh: − Thấy cậu có vẻ buồn, có gì lo lắng sao? − Mình cũng chẳng hiểu sao nữa,chỉ biết đang có tâm trạng nữa vời... Hải Đăng tò mò: − Đang yêu ai đó phải không? Châu Nguyễn nhíu mắt: − Yêu à. Làm gì có. − Nếu không sao cậu thấy tâm hồn mình trống rỗng để lang thang nơi này. Châu Nguyễn hỏi lại: − Thế còn cậu cũng đâu khác mình. Hải Đăng vụt cười to: − Đúng vậy, chắc chẳng còn ai điên như hai đứa mình. − Mình về, cậu ở lại à ' − Đành ngã lưng ở đây thôi. oOo Châu Nguyễn ngạc nhiên khi thấy bé Na đang ngồi trong lòng Châu Nguyệt. − Muốn gì mà dụ dỗ trẻ con thế kia. Châu Nguyệt mỉm cười: − Anh thấy con bé dể thương không, nó giống mẹ. − Em có biết mẹ nó làm nghề gì không? − Anh biết sao? − Dĩ nhiên. Lạ nghe, tò mò là chuyện không bao giờ có ở anh mà. Hay anh thấy cô ta quá đẹp. − Cứ nói bậy không hà, nhờ anh đi vũ trường nên mới biết cô ta hát ở đó. Châu Nguyệt kêu lên: − Hèn gì... − Hèn gì là sao không nói ra luôn. − Cứ thấy mẹ con cô ấy về khuya, thì ra là hát ở vũ trường, nhưng em thấy cô ấy sống đàng hoàng lắm, không bạn bè còn phong cách thì khỏi chê. − Dù sao thi thành phần ca hát cũng có thế giới riêng của họ. − Anh nói về chuyện tình cảm yêu đương nhăng nhít chứ gì? Châu Nguyễn gật gù: − Bằng chứng là em thấy đó, ba bé Na chưa chắc đã chết...và nó có thể là jết quả của sự nhăng nhít, anh đoán cô ta còn quá trẻ dại gì ràng buộc chuyện hôn nhân. − Đừng vội đánh giá người ta anh à. − Anh không đánh giá mà chắc chắn như vậy. − Anh có thành kiến với người ta nặng nề vậy sao, đôi khi họ vì miếng cơm manh áo. Bà Châu Nghị nghe rõ cuộc đối đáp của hai con, lên tiếng: − Bỗng dưng nói xấu sau lưng người ta là không hay đâu đó. − Mẹ! − Tụi con chỉ nói thôi mà. Bé Na vòng tay cúi đầu khi thấy bà Châu Nghị. − Ạ bà! − Ờ, bé ngoan quá. Bà Châu Nghị ngồi xưống bên cạnh đưa tay bế nó qua ngồi trong lòng. − Bé Na ngoan quá, con thích ăn gì bà lấy cho. Đôi môi hồng chúm chím, nó không sợ khi gặp người lạ. − Con thích ăn kẹo. − Được rồi bà sẽ lấy cho con ăn. Châu Nguyễn ngồi ngắm đứa bé, anh chợt thấy tội nó khi đêm đêm phải theo mẹ đi hát tận khuya mới về. Anh hỏi: − Buổi tối mẹ thường Na đi đâu thế Na? − Mẹ đi hát để có tiền cho con đi nhà trẻ. Châu Nguyễn biết đó là lời giải thích của mẹ nó. − Lúc mẹ hát, con ngồi ở đâu? − Con chơi với chú Văn. Nhưng người ái mộ Lâm Anh nên biết cô là góa phụ có một đứa con chắc chẳng còn ai đeo đuổi. Bỗng dưng anh thấy buồn rồi tự cho mình lẩm cẩm khi cứ để tâm trí về người đàn bà ấy. oOo Hôm nay Lâm Anh xin đổi lại lịch hát để được về sớm hơn vì bé Na đã hâm hấp nóng từ lúc chiều. Chưa kịp trẩy trang cô đã vội vàng ra cửa sau cùng bé Na ra về, gương mặt nó bừng đỏ vì cơn sốt, Lâm Anh cho uống thuốc rồi chườm mát lát sau nó thiêm thiếp ngủ. Tuy có bản lĩnh nhưng một mình với cơn sốt của bé Na, cô thấy lo lắng: Nằm cạnh bên con, lát lát cô đưa tay sờ trán, cơn sốt không giảm chút nào, đôi môi nó bắt đầu khô. Liệu có chờ cho đến sáng trong tình trạng này được không, cô lấy phon bấm số. Đồng hồ gần ba giờ sáng rồi, tại sao phải làm phiền chị trong đêm khuya khoắt. Đang ngủ nghe tiếng chuông reo Phương Anh bật dậy: − Alô! Đầu giây im lặng: − Anh Khương hả? −... Phương Anh hiểu Duy Khương không có nhà, cuối cùng cô đặt máy xuống. Soạn mấy thứ vật dụng cá nhân cho bé Na vào túi xách. Lâm Anh bế con ra khỏi nhà. Vào giờ này đường xá vắng vẻ cô bước nhanh về bệnh viện cũng không xa. Ở phòng cấp cứu. Gương mặt bé Na như say nắng. Lâm Anh cắn chặt môi để kềm tiếng khóc và cô lo sợ phải nhìn cảnh biệt ly. − Sao để em bé sốt cao quá vậy, rất may là không bị động kinh. Chị vào chăm sóc phải nhớ canh chừng nhé, phòng trực của tôi ở đằng kia. − Dạ, cám ơn cô. Đến sáng nhiệt độ trên người bé Na giảm dần, Lâm Anh vui mừng khôn xiết. Lát sau nó mở mắt rồi gọi: − Mẹ...con khát nước. − Chờ mẹ một lát. Uống cạn ly nước, nó mỉm cười: − Con làm mẹ sợ quá. Bé Na cầm lấy tay mẹ dường nhưu để được che chở rồi thiếp dần. Châu Nguyễn ngạc nhiên khi thấy mẹ con bé Na ở phòng cấp cứu. Lâm Anh gật đầu chào: − Ủa, bé Na nhập viện khi nào vậy cô? − Dạ lúc khuya thưa bác sĩ. − Con nít mà đi về khuya quá cảm lạnh là lẽ thường. Lâm Anh ngạc nhiên, sao anh ta biết rõ bé Na và cả giờ giấc. − Lúc tối sao cô không gọi tôi? − Tôi không biết anh là bác sĩ, nếu biết chẳng phải là điều hay cho tôi sao? − Biết rồi có gì cần cô cứ gọi cho tôi. − Vâng! − Mùa này trời lạnh mà cô cứ cho cháu đi khuya hoài làm sao tránh khỏi bệnh, cô phải tìm cách khác, nhờ một người trông giúp bé Na vào buổi tốt. Lâm Anh lặng im nghe nói, có chút tự ái khi anh ta trách. − Cám ơn, tôi hiểu rồi. Khám xong Châu Nguyễn bước đi đã nghe Hải Đăng gọi: − Nguyễn ơi có... Qua bờ vai rộng Hải Đăng tròn mắt: − Ôi, cô phó nhòm. Lâm Anh chào Hải Đăng bằng cái gật đầu: − Cô ở đây làm gì thế? − Con gái tôi bị sốt. Nghe xong Hải Đăng tưởng mình lầm, sắc mặt anh thay đổi. − Thế à? Châu Nguyễn đã rời khỏi phòng nhưng tâm trí anh vẫn nghĩ về Lâm Anh. Hải Đăng gặp ngay nụ cười của Châu Nguyễn. − Thế nào tâm trạng cậu ra sao phát biểu ý kiến coi. Hải Đăng nhún vai: − Thất vọng. − Cô tay là quả phụ đấy. Hải Đăng ngạc nhiên trước tin bất ngờ. − Tại sao cậu biết? − Mình còn biết cô ta là ca sĩ Lâm Anh mà cậu từng ngưỡng mộ. − Cái gì? Sao mình không nhận ra. − Dưới ánh đèn và đời thường rõ ràng là hai bộ mặt khác nhau, mình còn không nhận ra khi cô ta là người ở trọ nhà mình huống chi là cậu. Biết rồi cậu có ngẩn ngơ, có còn thấy cô ta dễ thưong nữa hay không? Hải Đăng gật gù: − Biết được cô ta là góa phụ mình càng thích, vì góa phụ khao khác tình hơn các cô gái...và chuyện tán tỉnh sẽ không khó. Châu Nguyễn đo lường được câu nói của Hải Đăng và cảm thấy bực: − Cậu có cái nhìn hay quá ha, nhưng theo mình thì không đơn giản đâu. Hải Đăng lắc đầu: − Nói đùa thôi chứ mình không còn hứng thú chuyện đeo đuổi này nữa. − Cậu không có lập trường. − Lập trường của mình là người bạn tình phải trong trắng từ tâm hồn đến thể xác. − Ai chẳng muốn được như vậy, nhưng lý lẽ của con tim và duyên nợ sẽ đi ngược lại ý mình, cậu có tin như vậy không? Hải Đăng phản đối. − Hạnh phúc đang ở trong tầm tay nếu không nắm bắt sẽ gặp ê chề, có gì lạ. − Mình cũng mong ý tưởng của cậu được như cậu nghĩ. Hải Đăng cười: − Tại sao mình lại cải nhau vì chuyện không đâu của cô gái ấy, chẳng lẽ cậu đã vấp phải sợ dây tình ái hay sao? − Cậu nói điên khùng gì đó. − Điên khùng không chừng trúng phóc. − Cậu lo cho công việc cùa mình đi cứ cù nhầy hoài. Hải Đăng bỏ đi để lại Châu Nguyễn nỗi băn khoăn, anh tự nhủ: − Sao thế nhỉ? Người phụ nữ sống vì nghệ thuật tình cảm có thể không chung thủy, và Châu Nguyễn thấy sợ khi biết mình nghĩ về Lâm Anh hơi nhiều. Hiện tại cô mặc bồ đồ đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát cao sang, trong tấm thân mảnh mai, cao hài hòa không ai ngờ đó là người phụ nữ một con. Lâm Anh vẫn có cái dáng vẻ thơ ngây pha lẫn chút từng trải khi trên sân khấu, có lẽ điều đó đã làm cho Châu Nguyễn bâng khuâng chăng. Đêm nay trăng mười tám vẫn còn soi sáng xuyên qua khung cửa sổ, Lâm Anh vẫn còn thao thức vì cô không chớp mắt được chút nào, có nỗi sầu tủi mà cô phải hứng chịu một mình. Khi bé Na đang ngủla thấy mình không thể nằm yên để dổ giấc ngủ cô khẽ kháng bước ra sân. Trong đêm lạnh giá, huyền ảo, vầng trăng tròn đang lên cao trải ánh vàng xuống sân. Dãy hành lang hiện rõ dáng dài chập chờn cô đơn, Dưới ánh trăng và hơi lạnh cảnh vật như lắng đọng, vừa êm đềm vừa cô tịch. Ngồi một mình trong khung cảnh này càng làm Lâm Anh buồn thêm. Cô ngước nhìn bầu trời đầy các vì sao nhấp nháy. Cái vô cùng mêng mông và cao rộng của bầu trời làm Lâm Anh thấy mình quá bé nhỏ. Cảm nhận được sự thiêng liêng huyền bí nào đó đang hiện diện nơi đây, Lâm Anh thầm nguyện: − Câu xin cho con được bình an đầy đủ sức khỏe, nghị lực để có thể tiếp tục nuôi dưỡng bé Na. Lâm Anh nghĩ rằng nỗi đau khổ sở gây ra phiền não làm hao mòn sức khỏe, sinh lực và nhan sắc, mà cô thì rất cần sức khỏe, sinh lực và sự dịu dàng tươi mát để cống hiến nghệ thuật. Cứ thế Lâm Anh cảm thấy yên lòng cho đến khi một bóng người to lớn vụt hiện ra, ngồi ở băng đá, Lâm Anh như sực tỉnh cơn mê: − Thưa bác sĩ. − Bé Na đã khỏe chưa cô? − Dạ đỡ, ngày mai có thể xuất viện được không bác sĩ. − Cô muốn về nhà. − Vâng! − Na không thể theo mẹ hằng đêm dù đã bình phục hẳn. Lâm Anh cúi mặt: − Chuyện đó tôi khắc biết không cần bác sĩ phải nhắc nhở. − Cô đang giận? − Chẳng có gì đáng giận cả. − Bởi đó là lương tâm nghề nghiệp của tôi, không muốn đứa bé lại bị viêm phổi nữa, cô lại phiền vì thành ý của tôi sao? − Cám ơn bác sĩ, tôi sẽ ghi nhận thành ý của bác sĩ nếu con tôi có thể về nhà vào ngày mai, gia đình tôi đơn chiếc lắm. Châu Nguyễn khoát tay: − Chyuện xuất viện hãy để ngày mai bàn tiếp, còn bây giờ sao tôi và cô không cùng ngắm trăng khi cảnh vật lung linh huyền ảo như thế. Lâm Anh nổi nóng: − Tôi không có tâm trạng như bác sĩ nên không thể ngắm. Lâm Anh bước đi nhưng cô đã bị Châu Nguyễn giữ lại. − Cô nói dối, không phải trước đây ít phút cô đang ngước mắt nhìn lên bầu trời không chỉ ngắm trăng mà còn thêm lời cầu ngyuện, đúng không? Lâm Anh ngắc ngứ: − Bác sĩ tò mò quá đấy. − Đồng ý, tôi là một người tò mò nhưng chỉ riêng mẹ con cô thôi. − Để làm gì chứ? − Tôi cũng không hiểu nữa, chỉ biết rằng mình cần phải làm thế thôi. Dù sao cô cũng là một thành viên trong Châu Gia Trang. − Cám ơn, bác sĩ có thể buông cánh tay tôi ra, con gái tôi đang khóc đấy. Châu Nguyễn buông lỏng nhưng chưa có ý định cho Lâm Anh đi. − Đừng hiểu lầm ý tốt của tôi nhé, vì tôi là người hâm mộ giọng ca của cô. Lâm Anh bước đi mà nghe có chút gì đó lạnh lùng, cô nhìn thấy đôi mắt sáng ngời nhìn cô vừa thương hại vừa khinh rẽ. oOo Phương Anh dọn dẹp phòng khách để chuẩn bị đón Duy Khương, có anh dù sao cũng vơi buồn và không thấy lẽ loi trong căn nhà rộng lớn. Từ khi quen biết và làm vợ Duy Khương là một thời gian quá ngắn, không đầy năm tháng cô đã bằng lòng kết hôn, làm sao cô từ chối một người tốt như anh. Dù chưa yêu nhưng cô biết mình sẽ yêu thôi vì trái tim cô chưa vấn vương hình bóng ai. Về làm dâu gặp mẹ chồng khắc nghiệt nhưng cô vẫn cố gắng làm tốt vai trò của mình, không lấy đó làm buồn vì cô tin một ngày không xa bà như người mẹ thứ hai của mình. − Vâng, phải có một ngày như thế. Phương Anh cố gắng thoát khỏi bản tính đa sầu, để nhìn đời bằng màu hạnh phúc mà quên đi những nỗi thống khổ. Những ngày không có Duy Khương, cô miệt mài phác họa, tuy chưa hoàn thành nhưng Phương Anh hiểu nó rất cô đơn cũng giống như tâm trạng của mình. Ngồi chống cằm nhìn chiếc màn sáo đong đưa bởi gió từ chiếc quạt máy, giờ phút này cô cũng hiểu mình thật sự hạnh phúc hay chỉ là ảo tưởng. Cuộc đời vốn là chuyện bất ngờ có thể hôm nay trán đầy yêu thương rồi ngày mai lại cay đắng chia xa, Phương Anh chỉ cầu mong được bình an không đòi hỏi gì cao xa nữa, cô an phận muốn làm một người vợ tốt. Dù đang nghĩ vẫn vơ để mà buồn nhưng trong lòng lại nôn nóng cho ngày mai cô và Duy Khương lại có nhau, tình yêu anh dành cho cô thất thắm thiết. Mùa xuân năm nay sẽ đẹp biết bao cô sẽ dành tất cả thời gian để chăm chút cho tổ ấm của mình luôn rộn tiếng cười. Cầm bức vẻ lên cô ngắm, cảnh cô gái ngồi một mình trong chiều vắng mắt ngước nhìn bầu trời nơi màn mây xám ngắt. − Cần thêm cánh én báo mùa tin mùa xuân về không nhỉ? pa biết rằng có thêm cánh én bức tranh không còn vẻ cô đơn, mà đang hy vọng mùa xuân để xóa tan không gian u ám, sự chuyển mình đó sẽ đó sẽ cho cô gái hy vọng không phải một mình ngắm cảnh hoàng hôn. Nghĩ thôi chứ cô chưa vẽ, biết đâu khi hoàn thành rồi cánh én đó không cần thiết nữa cho bức tranh. Có tiếng chị Mười gọi: − Mợ ơi bà gọi đấy. − Vâng. Em nghe rồi. Bà Duy Khiêm ngồi chễm chệ ở phòng khách thấy pa bà bảo: − Tết năm nay nhà mình có khách phương xa về chơi, chị lo dọn dẹp căn phòng trên lầu cho sạch sẽ nhé. − Dạ! − Ngày mai Duy Khương cũng đã về rồi chị cũng phải chuẫn bị thức ăn những món nó thích nhất. − Dạ! − Chuẩn bị trái cây nữa nhé. − Dạ! − Xong rồi đó. Phương Anh cúi xuống chào, kết thúc cuộc truyền lệnh. Vẻ lạnh lùng ngăn cách đó cô biết mình khó làm ấm lại bằng mọi cố gắng để thấy sự yêu thương của bà. Cơm nước xong cô ra sau hè ngắm mấy cây bách tùng, trắc bá diệp. Màu lá xanh biếc nổi bậtg giữa trưa nắng, ngọn gió cuối đông phơi phới lạnh. Cô chợt nhớ về mẹ con bé Na. Chủ nhật vừa rồi cô không đến nơi hẹn nên lòng bồn chồn không yên. Sau khi theo chồng ra Vũng Tàu thì mấy tháng nay Lâm Anh cũng thu xếp đi nhờ lời giới thiệu của bạn bè nên hai mẹ con đã có chỗ ở tốt. Không biết rồi đây mọi việc sẽ đi về đâu? Cô chợt hoài nghi và lo sợ tất cả, cô sợ tình yêu của Duy Khương dành cho mình. Dù đang ẩn trong tổ ấm Phương anh cũng sợ một ngày nào đó cô lại làm cánh chim lẻ loi trong mưa bảo. Được thừa hưởng cuộc sống giàu sang tốt đẹp, hai chị em cô được thời gian cưng chiều của cha mẹ. Chỉ trong nháy mắt số phận đã an bài tất cả đã đổ vở hết rồi. Hai con chim non đó phải cố hết sức mình để tồn tại, bỏ hết những ước mơ để trở thành bẻ bần hàn. Đôi mắt Phương Anh rưng rưng bóng nước, chớp nhẹ để giọt lệ rơi. Chị Mười cất tiếng làm Phương Anh lau vội nước mắt: − Mợ không ngủ trưa sao? Phương Anh mỉm cười: − Em rất ngủ trưa. − Đang nôn về ngày mai phải không? − Vâng! − Thêm một tuần tuổi nữa rồi mợ nhưng tôi chẳng làm gì cho cuộc đời mình có ý nghĩa. − Sao chị lại nói vậy? Mắt nhìn xa xăm: − Ngày xưa tôi cũng từng ước mơ một mái ấm gia đình, nhưng lòng người đã thay đổi và tôi bỏ xứ đi luôn. − Người ấy quên chị hở? − Vâng, người anh ấy chọn giàu có còn tôi chỉ là một cô gái nghèo quê mùa. Giọng Phương Anh buồn thiu: − Đời sống thật còn nhiều thực tế chua chát lắm chị ạ. Cũng như em khi bằng lòng làm vợ Duy Khương là phải vượt qua trở ngại lớn nhất, bởi vì cuộc hôn nhân vội vã nào cũng luôn mang đến một sự ân hận lâu dài. Nhưng em thì cần tình yêu thương đó cho cuộc đời vốn đã bất hạnh. Dù chị chưa hiểu rõ về mợ cả nhưng tôi nghĩ mợ là người đáng thương. Cuộc sống trong nhà này không đơn thuần chỉ toàn thơ với mộng đâu, thấy mợ cứ trầm ngâm thơ thẩn vầy hoài bà càng đâm ghét. Phải sống lừa dối mới yên thân được. − Em hiểu ý chị. − Ngày nào đó mợ sinh cho bà đứa cháu hẳn bà sẽ thay đổi thái độ cư xữ. Phương Anh gật đầu. − Em cũng mong là vậy. oOo Phương Anh ngồi trong quán cà phê gần cảng để chờ Duy Khương. Trời đã tắt nắng và cơn gió chiều lại nhẹ nhàng đưa qua làm bụi hoa dại lao xao, cánh hoa tím mỏng manh lại nở đầy trên những cụm lá xanh. Đôi mắt cô vụt sáng khi thấy Duy Khương đang đi ra cổng, vội vàng bước nhanh cô đến bên chồng. − Anh! Không còn nụ cười nào tươi hơn thế nữa, hai tuần trôi qua đã làm cô nhớ anh quay quắt. Duy Khương ôm choàng vợ vào lòng khi anh đặt chiếc vali xuống đất. − Nhớ em quá, em ơi!− Em cũng vậy. Ngồi sau lưng Duy Khương cô cảm nhận được mùi mồ hôi ngày nào quen thuộc. − Đi dạo một vòng rồi kiếm cái gì ăn nghe em? − Mẹ đang chờ cơm ở nhà. − Nếu thế anh chở em một vòng thôi. − Dạ! Choàng tay qua hông Duy Khương cô ngã đầu vào lưng anh, Duy Khương đưa tay nắm mấy ngón tay mềm mại hỏi: − Có nhớ anh không? − Không! − Xạo, không nhớ anh, em nhớ ai? − Hỏi làm gì chuyện riêng tư của người ta. − Đã là vợ anh rồi sao còn chuyện riêng tư gì nữa hở, muốn anh đánh đoàn không? − Anh đánh thì em bỏ đi luôn. − Dám không? − Thử đi thì biết. − Chứ không phải nhớ nên đem nào em cũng khóc. Phương Anh im lặng: − Anh nói đúng phóc nên không có ý kiến chứ gì? Dụi đầu vào bờ vai rộng Phương Anh nũng nịu: − Còn chọc em nữa. − anh sẽ đền bù lại cho em, những ngày xa em anh cũng nhớ quay quắt, ngủ cứ mơ thấy em, anh muốn chấp cánh bay về liền. Phương Anh cảm nhận lời anh nói thật: − Cám ơn anh. − Sao lại cám ơn anh, tình yêu của vợ chồng mình là cho và nhận không có chữ cám ơn. − Em phải cám ơn vì anh đã yeu em thật lòng, suốt cuộc đời này không ai ngoài anh yêu em chân thành như thế. Bước chân vào nhà Phương Anh đã gặp cái nhíu mày của bà Duy Khiêm: − Thưa mẹ con mới về. − Sa đi lâu vậy? Duy Khương đỡ lời vợ. − Tụi con có đi vòng biển mẹ à, trời chiều đẹp lắm. − Vậy à! Anh chị thì đi vui vẻ, tội cho bà già ở nhà chờ nôn nóng không biết đi đường nó làm, sao. Duy Khương cười giã lã: − Xin lỗi mẹ, tại con có ý thôi. Giọng bà bực bội. − Mười ơi chuẩn bị dọn cơm cho cậu nghe. Phương Anh vội vàng đem vali vào phòng rồi cùng chị Mười bày biện thức ăn. Có tiếng chuông reo ở cổng: − Mợ để tôi ra xem. Người khách không mời mà đến là Hương Quế, cô tự nhiên thân mật với Duy Khương: Biết hôm nay anh về nên em đến ăn cơm khách được không Duy Khương? Duy Khương vỗ tay: − Hoan hô em chứ còn sao nữa. Bà Duy Khiêm ra vẻ hài lòng: − Con ngồi xuống đi Quế. Phương Anh khó chịu vì người khách không mời mà đến nhưng cô phải tỏ ra vồn vả. − Thưa mẹ dùng cơm, mời chị Quế dùng cơm. Duy Khương tinh ý gắp một miếng thức ăn cho mẹ anh mới gắp cho Phương Anh, dù bực bà Duy Khiêm cũng không có cớ gì để giận. Hương Quế mở lời: − Anh được nghĩ bao nhiêeu ngày? − Hai tuần, có gì không Quế? − Em hỏi để biết lịch nghĩ ngơi của anh. − Có thích người yêu làm nghề giống anh không, anh sẽ làm mai cho một người. Hương Quế cười: − Người đó giống anh không còn phải tìm hiểu nữa. − Không ai giống ai cả, em tìm người yêu kiểu đó có nước mà sống già luôn. − Em chấp nhận sống già cô đơn vì ngoài anh ra, em không thấy ai vừa ý cả. Phương Anh hiểu cô ta bắt đầu khiêu chiến, Duy Khương không nói nữa im lặng ăn. Hương Quế không buông tha cô quay sang Phương Anh: − Chị Anh nè, nếu không có chị tôi đã là vợ của Duy Khương rồi đấy. Đáng lẽ ra tôi phải hận chị nhưng ngược lại tôi đã hận tôi, vì không đủ sức quyến rũ anh ấy như chị. Phương Anh tái mặt: − Tôi nghĩ chị đã hiểu lầm, chúng tôi yêu nhau chứ không có sự quyến rũ nào cả. − Chỉ sau năm tháng quen nhau ư?? Duy Khương nổi giận thật sự dù anh cố gắng kiềm lại. − Mục đích của em như thế nào hả Hương Quế? Hương Quế cười nhạt: − Mục đích của em không ngoài chuyện nói cho vợ chồng anh biết chuyện trước kia. − Nhưng giữa anh và em chưa có sự hứa hẹn nào cả. − Chưa chứ không có nghĩa là không khi cha mẹ hai bên đã đồng ý kết hợp. − Chuyện qua rồi em không nói nói ra sẽ tác động cho hạnh phúc cho vợ chồng anh. − Nếu là vậy anh không tin vào hạnh phúc vợ chồng mình sao? Phương Anh không ngờ một người đẹp như Hương Quế lại trăng tráo đến thế, cô nhìn sang chỉ thấy bà Duy Khiêm từ tốn ăn xem như không có chuyện gì xảy ra cả. Phương Anh đã hiểu phần nào về sự có mặt của Hương Quế. − Tự tin anh không cần phải lo, xin lỗi em cứ tự nhiên dùng tiếp nhé. Vợ chồng anh no rồi. Và Duy Khương vùng dậy kéo tay Phương Anh. − Vợ chồng con xin lỗi mẹ. Trong thế giới riêng Duy Khương nhấc bổng vợ trong tay. − Em không cần bận tâm vì những lời ngu ngốc đó. Sau những ngày xa cách tình yêu của Duy Khương nhân lên gấp bội, họ lại lặn ngụp trong tình yêu và không muốn rời nhau nữa. − Ngủ đi cưng, anh sẽ hát cho em nghe để giấc mơ ấy toàn là hoa cỏ thật nên thơ. Phương Anh nũng nịu: − Lỡ em mơ thấy người khác không phải anh thì sao? Duy Khương nghiêm mặt: − Đừng đùa ác chư cưng, trong lòng em duy nhất chỉ có anh, thôi lộn xộn thì biết tay anh. − Anh không thể xử cách nào được, vì anh đâu chen vào trong giấc ngủ của em. − Nếu vậy anh đành làm người chồng trăm năm cô đơn. Phương Anh phá ra cười: − Đùa thôi, anh là duy nhất trong đời em Khương ạ. oOo Châu Nguyệt ngạc nhiên khi thấy anh trai bước qua dãy phòng trọ. − Đi đâu vậy anh Hai? Châu Nguyễn dừng chân: − Anh đi khám lại cho bé Na. − Na nó bệnh hả anh? − Ừ, vừa xuất hiện sáng nay. Châu Nguyệt theo chân anh. Bé Na đang được mẹ cho ăn cháo. Thấy khách cô đứng dậy: − Bác sĩ ngồi tạm ở đây. Hai chiếc ghế nhựa thấp được đặt ra. Lâm Anh quay sang cô gái. − Mời chị. − Cứ để chúng tôi tự nhiên. Châu Nguyễn ngồi cạnh bé Na hỏi. − Na đã khỏe rồi phải không? Na ngoan ngoãn trả lời: − Da con hết rồi- Châu Nguyễn vuốt tóc nó: − Na cứ ngoan nghe lời mẹ uống thuốc thì chú sẽ đưa Na đi chơi. Bé Na võ tay vui mừng: − A! Thích quá... Châu Nguyệt ngồi ngắm đứa bé có nước da trắng mịn, đôi mắt tròn đen nổi bậ tương xứng với cái miệng hồng xinh xinh. Bé Na giống hệt mẹ, cô chợt có cảm tình dù chưa nói với Lâm Anh câu nào cả. Lâm Anh rầy con. − Na! Con không ngoan đấy nhé. Đang vui bị mẹ Lâm Anh con bé rụt cổ cụp mắt xuống. − Cám ơn bác sĩ, cháu đã đở nhiều, làm phiền bác sĩ quá. − Tại sao lại là phiền trong khi đó là trách nhiệm của tôi, không phải riêng bé Na mà với ai tôi cũng thế. Lâm Anh chẳng muốn mang ơn ai cùng sự quan tâm nữa. Châu Nguyệt hỏi: − Bé Na có thích qua chơi nhà cô không? Na định trả lời nhưng lại đưa mắt qua nhìn mẹ: − Cô sẽ xin phép mẹ cho Na nghe. Chị cho phép tôi nhé. − Cháu hay quấy lắm đấy. − Không sao đâu. Chỉ chờ có thế bé Na cho Châu Nguyệt bế ngay, nó không sợ người lạ vì đã theo Nguyệt mộ lần rồi. Bà Châu Nghị thấy con gái bế đưa bé hôm trước. − Con thích nó lắm à? − Vâng. Chẳng những con mà còn anh Hai nữa. Anh Hai thích cả con lẫn mẹ. Châu Nguyễn đi sau với tay cốc lên đầu em gái: − Đùa gì ác thế em. Không khéo mẹ tưởng thật là tiêu anh luôn. − Hai đứa nói năng kỳ cục quá người ta nghe được cười cho thúi mũi. Châu Nguyệt cố nói: − Tại mẹ không biết đó thôi, ánh mắt anh Hai nhìn cô ta lạ lắm. Châu Nguyễn đưa tay dí vào mặt em gái: − Người ta đã có chồng con rồi không phải tiêu chuẩn của anh. Bà Châu Nghị thêm: − Là con trai trong mộ gia đình, địa vị bác sĩ lấy người không ra gì được. Con phải chọn bạn trăm năm cho đàng hoàng từ gia đình đạo đức lẫn tinh thần nữa, người xưa có câu "Mua heo chọn nái, mua gái chọn giòng". − Chyuện có gì đâu mà mẹ xổ ra dữ vậy, có mắng thì mắng Châu Nguyệt nó là người gây chuyện đó. − Sẵn tiện mẹ nhắc nhở con luôn. Châu Nguyễn cười vổ an lòng mẹ. − Con sẽ nghe lời giáo huấn của mẹ. Châu Nguyệt trề môi: − Nghe lời thì phải nhanh chóng tìm dâu cho mẹ đi, không người nối dõ là trục phế đó. − Anh nhường ngôi lại cho em. Bà Châu Nghị lên tiếng: − Hai đứa này lăng nhăng quá, xem con bé ngơ ngác không hiểu hai cô chú đang nói chuyện gì nữa. Châu Nguyệt phì cười vì nhìn đôi mắt tròn xoa đang nhìn. − Xin lỗi bé Na nghe. Châu Nguyễn trở về phòng nhưng tân trạng còn vấn vương về người đàn bà đó. Anh đã từng có cái nhìn khinh thường Lâm Anh. Vì anh nghĩ biết đâu bé Na là con hoang. Đâu có người mẹ trẻ nào lại góa chồng sớm như vậy, anh đâm ra nghi ngờ vì tính cách của Lâm Anh vẫn thơ dại. Một dấu hỏi lớn trong Châu Nguyễn. oOo Theo lời mời của bà Châu Nghị đêm giao thừa tất cả thành viên trong dãy nhà trọ đều được mời dự tiệc tất niên, chờ thời khắc giao thừa bước sang năm mới. Sau lần bé Na bệnh, Lâm Anh phải gởi nó lại cho bác Năm cạnh phòng. Đêm diễn cuối cùng cô lại được sắp cuối chương trình. Châu Nguyễn không tự lừa dối mình vì hằng đêm anh cứ có mặt ở vũ trường, đêm nào nhằm ca trực không đến anh cứ bồn chồn. − Tại sao lạ lùng như thế chứ? Anh cũng cảm thấy bực bội vì luôn cả trong giấc mơ Lâm Anh vẫn hiện diện. Chẳng lẽ anh đã yêu rồi sao. Yêu một góa phụ. Lâm Anh xuất hiện trong bộ dài trắng với mái tóc xõa tự nhiên. − Còn bao lâu nữa thì đến giao thừa Lâm Anh xin hát ca khúc " Đêm Ba Mươi" dành tặng cho các bạn đang yêu nhau mãi mãi. Xin mời các bạn thưởng thức. − Em đến thăm anh đêm ba mươi Không còn gì vui bằng đêm ba mươi... Châu Nguyễn đứng chờ Lâm Anh ở cửa sau, không đầy mười phút cô đã khoát xác trở thành góa phụ. Lâm Anh gật mình vì dáng cao to đang chắn lối. − Anh! Khi nhận ra người khách trước mặt là bác sĩ Nguyễn. Lâm Anh ngạc nhiên khi nghe nói: − Tôi sẽ đưa cô về nhé? − Tôi... − Đừng từ chối. Lâm Anh đành chạy song đôi với anh. − Cô không bực khi tôi chờ chứ? − Tôi không bực nhưng ngạc nhiên. − Ngạc nhiên vì tôi là người hâm mộ cô à? − không, tôi lại nghĩ khác, giữa tôi với anh hai giai cấp cách biệt và anh không nên gần gũi tôi. − Đó là lời cảnh báo chăng? − Tôi muốn được yên thân. − Tôi đã làm gì cô đâu mà lo sợ, tôi chỉ muốn cùng cô khi mình chung đường mà. Lâm Anh không nói nữa vì đã đến nhà, ở bên kia một dãy bàn dài đã kín người. Lâm Anh vào thăm con, bé Na đã ngủ say cô không muốn dự buổi tiệc đó chút nào. Lâm Anh đưa tay vuốt lại mái tóc cho ngay ngắn, cô tảng lờ không để ý đến trái tim mình đang đập nhanh khi thấy Châu Nguyễn. Cô biết mình không thể tránh mặt khi tất cả mọi người đều tham gia. − Tại sao cô chưa qua? − Có cần thiết lắm không? − Dù không cần thiết cô cũng không thể từ chối lời mời của mẹ tôi. − Cáo ơn anh đã nhọc công vì tôi, anh về đi, tôi sẽ sang ngay. Lâm Anh trong áo sơ mi trắng và quần kem, tóc được cao trông cô có dáng nữ sinh hơn. Điều đó không ngăn được sự tò mò của hai anh chàng độc thân. − Nếu cô ta không rung động trước đôi mắt này thì cũng lạ đó. − Mày có công nhận cô ta có thân hình thoan thả mê hồn không, gái một con có khác. − Tao cá nếu thằng nào cưa được cô ta thì thằng kia chịu trả tiền nhà sáu tháng. − Gì mà rẽ vậy mày. Châu Nguyễn buồn cười trước lời lẽ đối đáp đó, anh đưa ánh mắt nhìn Lâm Anh đang e dè ngồi cạnh bác Năm. Lâm Anh không nhìn chung quanh vì cô biết mình đang là trung tâm cho mọi người vì tội đến trễ, không có ai quen biết ngoài bác Năm, cô chạm phải đôi mắt của Châu Nguyễn hối hả quay mặt đi.. Những lời chúc nhau râm ran. Bà Châu Nghị ngồi ở bàn trông bà quả đúng là mộ bà chủ vui vẻ. Lâm Anh muốn quan sát chứ không muốn làm người dóng trào, như thế cô mới làm chủ được cảm xúc, giữ được một khoảng cách với cuộc sống. Cô không muốn và không cần ai quan tâm đến mình cả. Những đêm cuối năm đã làm cô chao đảo khi nhận ra dáng Nguyễn, một chút lãng mạn bay qua tâm hồn thơ của cô. Lâm Anh len lén nhìn và bị anh bắt gặp tại trận. − Ôi sao mình đâm ra vụng về. Hay tại anh ta quá đẹp trai khiến cô phải ngẩn ngơ, nghĩ lại thân phận hiện tại cô chợt buồn nhủ lòng: − Đừng mơ hái hoa trên trời. Lâm Anh là góa phụ, một góa phụ dễ thương lại còn trẻ. Cuối cùng Châu Nguyễn biết có tư cách, không làm bộ làm tịch hay điệu đàng khi cô là một ca sĩ được nhiều người mến mộ. Buổi tiệc tàn thì trời đã vào khuya sắp bước sang ngày mới. Châu Nguyễn nghĩ vậy khi mọi người đứng dậy cáo từ, Lâm Anh lịch sự chào bà Châu Nghị, phải mất đến mười phút mới rời khoảng sân rộng. Châu Nguyễn không còn nhìn thấy Lâm Anh. Thất vọng vi anh chưa kịp chúc cô lời chúc mừng năm mới. Khi nằm dài trên gường anh thấy tiếc khi biết mình không có cơ hội để yêu người phụ nữ ấy. oOo Trên đường nắng dìu dịu làm lòng Lâm Anh chợt ấm, những đám mây trắng trên bầu trời cao khiến cô vui hơn. Mùa xuân vừa đến trải lộc trên khắp thành phốn Vũng Tàu. Cô chạy xe lanh quanh mãi mà chưa đến chỗ tập văn nghệ, dạo này cô thấy mình lơ đễnh không chú tâm vào việc gì cả. Khi thấy cô Trường Vân đã kêu lên: − Sao trễ vậy Lâm Anh, bé Na không khóc à? − Không em bận chút chuyện. − Ca khúc bài tango cho em phải dợt kỷ lưỡng, em sẽ rất thành công đấy. Lâm Anh ngần ngừ: − Anh có thể sắp xếp lại giờ biểu diễn của em được không? − Sao vậy? − Về khuya quá không tiện cho bé Na. − Có một sô mà em không hoàn thành nổi, trong khi các ca sĩ khác một đêm phải chạy đến bốn sô thì sao? − Em khác anh à, em chỉ cần chi phí đủ cho mẹ con em thôi. Đi ca hát là chuyện bấc đắc dĩ. − Đồng ý, nhưng em còn có cơ hội phát triển tài năng của mình. Một ca sĩ được thành công đâu phải dễ. − Em chỉ hoạt động một thờ gian ngắn thôi. Khi có việc làm thích hợp em sẽ không hát nữa. Trường Văn phản đối: − Nhưng hợp đồng của em phải đúng một năm đấy. Lâm Anh cười: − Em không quên đâu mà. − Với số tiền ít ỏi đó mẹ con em có đủ sống không? − Tiện tặn cũng xong thôi. − Anh phục em, một người biết hy sinh cho nhiều người. − Anh không định cho em phồng mũi đến vỡ luôn sao, những gì biết về hoàn cảnh của em, anh phải bảo mật đấy. Trường Văn có vẻ tiếc nuối: − Rất tiếc là anh đã có gia đình. − Liên quan gì đến em? − Sao không, anh chưa có gia đình thì người đầu tiên anh yêu phải là em chứ không ai khác. Lâm Anh cười: Thôi tạm gác chuyện dợt cho em đi, trưa lắm rồi. Đến tối, ca khúc mới đưuợc mọi người vỗ tay tán thưởng, ở sàn nhảy từng đôi hòa quyện theo điệu tango. Châu Nguyễn ngồi đấy thèm được nhảy cùng Lâm Anh. Dù anh biết rằng không thể. Bản nhạc chấm dứt anh đã ngồi trên xe chờ ở cổng sau. Lâm Anh không còn ngạc nhiên khi thấy Châu Nguyễn, cô không biết nên phớt lờ hay hỏi chuyện: − Hôm nay cô về sớm cùng tôi đi uống nước nhé? Lâm Anh chưa biết nên đi hay từ chối thì Châu Nguyễn đã nói: − Đừng từ chối khi tôi thật lòng mời, mình đi nhé. Cuối cùng thi Lâm Anh đồng ý vì không còn cách nào bởi đôi mắt anh tha thiết quá. Châu Nguyễn đưa Lâm Anh vào quá sao biển. Anh kéo ghế mời. − Mình uống ở đây đi Lâm Anh. − Tùy anh cứ gọi theo ý đi. Anh phất tay: − Cho hai cam vắt nhé. Lâm Anh không thể nào quay mặt về phía Châu Nguyễn dù không nhìn cô chăm chăm. Và Châu Nguyễn sẽ nghĩ thế nào khi cô đồng ý đi với anh, Lâm Anh cảm thấy mình trở lại vói cô nữ sinh bị khuôn mặt đẹp trai làm cho ngớ ngẩn. Trong mắt Châu Nguyễn, cô đẹp thật phải gọi như thế nào nhỉ? Bởi vì nét đẹp đó không sáng chói mà thanh thoát, khi tẩy trang trong cô trắng chư không phong trần như trên sân khấu. Châu Nguyễn không thất vọng, dù Lâm Anh không hề nhìn thẳng vào anh, nhưng anh vẫn cảm thấy đã có một sợ giây vô hình nối hai người lại với nhau. − Cô đi hát vì mưu sinh hay mua vui? − Có cần thiết để biết hay không? − Cô không nên bực bội vì tôi quan tâm đến cô. Và chính tôi cũng không hiểu tại sao mình phải làm vậy. − Có lẽ anh tò mò muốn biết đời tư của tôi. − Chyuện đương nhiên thôi, vì trái tim đã bảo tôi phải làm thế. Lâm Anh ngước mắt. Anh có biết mình đang nói gì không, anh có nghĩ đến thân phận tôi và anh rất khập khiểng, và anh đừng đánh giá quá thấp dù tôi là gái đã có chồng. Tôi muốn được sống yên ổn bên cạnh con gái, và nhất là tôi không muốn có lần thứ hai như thế này nữa. − Tôi đã nhận ra sự đồng cảm của hai chúng ta, tôi nghĩ mình sẽ không còn bình yên như xưa vì đã gặp cô. Cô không thể chối bỏ một chân tình như thế chứ? − Anh có nghĩ mình đang nói những lời ngây ngô không. Hiện tại anh là một bác sĩ có gia đình danh giá, cha mẹ anh sẽ không chấp nhận tôi và ngay cả bản thân anh làm sao sánh đôi cùng tôi trên phố chứ, rất cám ơn những tình cảm mà anh đã dành cho tôi, nhưng xin anh hiểu cho hoàn cảnh của tôi vốn đã ngang trái rồi nên không muốn lại trái ngang lần nữa. − Hãy cho tôi chia sẽ những đau đớn đó của cô đi, tại sao không đến với nhau bằng tình cảm thật của mình. − Tôi rất sợ dư luận, có thể chết vì miệng đời đấy. Anh đến với tôi có thể vượt qua trở ngại của gia đình không, đó là điều quan trọng nhất. − Chỉ cần cô cho tôi một lời hứa hẹn, tôi sẽ dũng cảm đối đầu với tất cả. − Tôi nghĩ anh nên rút lại lời nói. Châu Nguyễn nhìn vào cặp mắt có màu đen long lanh, nó như soi rõ dáng anh trong đó. Bất ngờ anh chồm đến nắm lấy bàn tay cô. − Anh. Lâm Anh không thể rút tay lại. − Cứ để nó nằm ngoan trong tay anh đi, tại sao lại phải dấu giếm tình cảm mình. Anh biết em cũng có cảm tinh với anh mà, những ngày qua anh luôn trăn trở vì nghĩ đến em, biết yêu em là chuyện không đơn giản. Đừng phụ lòng anh mà hãy cho anh niềm tin đi Lâm Anh. Lâm Anh cũng không hiểu tại sao mình lại miền lòng. − Anh đừng đặt tôi vào chuyện đã rồi. Tình cảm không xuất phát từ hai phía thì sao tôi có thể dễ dàng chấp nhận. Và anh đâu hiểu rõ gì về tôi, có những cái xấu xa tệ hại lắm mong anh đừng yếu mềm đi yêu một người không ra gì cả. − Trước đây anh chưa từng có tâm trạng như vậy với bất cứ ai, anh thật sự khao khát có em trong đời. Lâm Anh cười buồn: − Tôi về được rồi chứ? − Em phải hứa với tôi... − Vế chuyện gì? − Không được lạnh nhạt và hãy xem anh là người thân thiết nếu như em chưa thể yêu anh. Lâm Anh bật cười khi thấy vẻ mặt căng thẳng của Châu Nguyễn. − Ngay từ giờ phút này vẻ đạo mạo của vị bác sĩ trong anh không còn. − Khi yêu dù là hoàng đế cũng vẫn ngây ngô như thường. − tôi không hứa hẹn gì cả, mong anh hiểu cho. − Anh sẽ rất buồn nếu em cứ cự tuyệt. Lâm Anh đứng dậy: − Anh sẽ hối hận khi biết tôi đấy. Lâm Anh làm vẻ lãnh đạm chứ thật ra trong lòng cô cũng ít nhiều xao động. − Em có nói dối không? Khi cuộc sống buồn chán đầy cô đơn đó, em không thể dối lòng là có chút ít nghĩ đến anh. − Anh đừng nghĩ tôi là góa phụ nên dễ dàng chấp nhận chuyện yêu đương, tôi luôn có lòng tự trọng và không muốn bất cứ ai chà đạp lên nhân cách của mình. Dưới con mắt mọi người thành phần xướng ca vô loại như tôi không thể xánh ngang với anh, mong anh hiểu cho và đừng làm phiền đến tôi nữa. Châu Nguyễn chợt hối hận, đáng ra anh không nên vội vả như thế này, nhưng con tim đã thắng lý trí để rồi cuối cùng đi đến kết quả xấu. Dáng Lâm Anh đã khuất xa. oOo Lâm Anh ngã đầu tựa lưng ghế ngước mắt nhìn lên trần nhà, suy nghĩ về chuyện vừa xảy ra. Nếu trước đây chắc cô đã xiêu lòng với lối tán tỉnh của Châu Nguyễn, còn bây giờ thì không thể. Hoàn cảnh hiện tại nhắc nhở cô không được phiêu lưu về chuyện tình cảm. Đôi mắt và giọng nói ấy đã cám dỗ khiến cô đâu thể làm ngơ mà không nghĩ đến. Tại sao anh ta lại buông ra tiếng yêu đương vội vã mà không cần biết đối phương có chấp nhận hay không? Lâm Anh phấn đấu hết mình để có khuôn mặt mới như nhế này, cô rất sợ chuyện tình cảm nên muốn mọi người xem mình là một góa phụ. Cô đã chọn Vũng Tàu làm nơi ẩn thân để hòa nhập với mọi người vì chẳng ai biết rõ về cô cả. Câu hỏi Châu Nguyễn làm tự ái cô bị tổn thương, anh đã hiểu gì về cô mà hỏi câu hỏi đó. Tự nhủ sẽ không gặp anh lại lần sau. Bé Na trở mình cắt ngang dòng suy nghĩ. − Mẹ ơi!Bàn tay bé xíu quàng qua cổ mẹ, cô hiểu không có tình thương nào quan trọng hơn bé Na nữa. Dù cha nó là người đáng ghét cô cũng không vì thế mà không thương con. Khi ánh sáng vừa hừng lên bên ô cửa Châu Nguyễn đã thức giấc. Anh thấy cuộc đời mình thay đổi chỉ trong một ngày, năm tháng có thể trở nên vui vẻ, đẹp đẽ như mùa xuân đang đến. Dù bị từ chối anh vẫn tin vào tình yêu của chính mình, nhìn xuống căn phòng còn đóng kín anh thấy lòng dào dạt niềm yêu thương. Tình yêu có một ma lực khiến anh không sao cưỡng lại. oOo Châu Nguyễn ngồi xuống bậc thềm rồi chợt nhận ra dáng Lâm Anh lách người ra cửa. Anh vội vả bước theo: − Lâm Anh! Lâm Anh quay lại: − Em đi đâu sớm vậy? Cô đưa gamèn cho Châu Nguyễn xem. − Tôi đi mua cháo cho bé Na. Châu Nguyễn đi bên cạnh cô. − Em giận anh đấy à? − Tôi đã quên hết chuyện đem qua rồi, anh đừng bận tâm. Châu Nguyễn nghiêm mặt: − Em nghĩ anh đang đùa hay sao? − Vâng! Tôi nghĩ vậy và anh chấm dứt trò đùa tai hại ấy đi, đừng để mọi người chú ý và chuyện không tốt đẹp xảy ra. Châu Nguyễn chủ động kéo Lâm Anh vào lòng mình. − Hãy chấp nhận anh đi. Khoảng đường vắng vẻ của buổi sáng còn lờ mờ làm Lâm Anh sợ hãi: − Anh làm gì vậy? − Một người con trai tỏ tình với con gái mà em không hiểu sao? − Nhưng tôi không còn tự do. − Chồng chết là em đã thoát khỏi hôn nhân còn không tự do sao? − Nhưng... Châu Nguyễn đã khóa môi cô bằng nụ hôn, trong đôi tay rắn chắc Lâm Anh đành buông xuôi. Như có làn điện mạnh chạy rần trong cơ thể khi cô tiếp nhận đôi môi tham lam ấy. Lâm Anh không hiểu tại sao không cố thoát ra tình huống này. − Lâm Anh! Qua giây phút đó cơn giận trong Lâm Anh bùng lên, cô đưa tay tát vào mặt Châu Nguyễn, nhưng cô không thể hành động vì Châu Nguyễn đã đóan trước anh giữ cánh tay Lâm Anh rồi nói: − Anh cứ tưởng em là cô gái mới lớn hơn là một phụ nữ đã có chồng. Lâm Anh đỏ mặt quay đi, nhưng Châu Nguyễn không tha: − Hãy nhớ em là của anh rồi đấy nhé. Lâm Anh tức tối: − Tình yêu không có sự áp đặt và anh không có quyền buộc tôi. − Anh không áp đặt mà van em đấy. − Thật là dai như đĩa. − Đúng đấy em cứ xem anh là đĩa đang cố bám vào em không dứt ra được. − Trong mắt anh tôi có giá trị quá thấp phải không? Tuy tôi nghèo hèn nhưng có lòng tự trọng cao. Anh phải hiểu điều đó. − Anh biết, nhưng em đừng lạnh lùng với anh nữa. Lâm Anh không biết nói sao vì trái tim cô cũng đã nhảy chồm. − Tôi chỉ xem anh là bạn bè. Châu Nguyễn hớn hở: − Anh bằng lòng miễn sao em vui. − Nếu muốn tôi vui, anh hãy để tôi đi mua cháo cho bé Na, có lẽ giờ này nó đã thức và khóc vì không thấy mẹ. − Cho anh xin lỗi. Nhìn theo dáng Lâm Anh vội vả, Châu Nguyễn hiểu dù ít nhiều cô cũng đã nghĩ đến anh. Về đến nhà. Lâm Anh đã nghe tiếng vỗ về. − Nín đi bé, mẹ sẽ về ngay thôi. Tiếng bé Na thút thít bên trong: − Mẹ ơi, mẹ ơi... Thấy cô bà Năm bảo: − Bé Na khóc lâu rồi sao cô đi lâu vậy? − Dạ, cám ơn bác Năm. Cửa mở bé Na với gương mặt ràn rụa nước mắt. − Mẹ xin lỗi con nghe, mẹ đi mua cháo cho con nè. Bá cổ mẹ. Na nói trong tiếng khóc: − Mẹ bỏ Na... − Ngoan nào. Làm sao mẹ bỏ con, bé Na là đời sống của mẹ đấy. Dù không hiểu mẹ nói gì bé Na cũng nín khóc ngay: − Ăn cháo xong mẹ sẽ đưa con đi gặp dì Phương Anh nha. − Dạ! Đứng trên lầu Châu Nguyễn đã nghe rõ lời vỗ về, anh nghĩ mình có cơ hội tiếp cận mẹ con Lâm Anh. Yêu Lâm Anh là anh phải thương luôn bé Na, vì yêu mẹ phải bế con mà, anh tự nhủ lòng như vậy. oOo Những ngày bên nhau sao trôi qua thật nhanh, không ngủ được Phương Anh nằm chống tay nhìn Duy Khương đang say giấc. Cô hiểu ra mìhh rất yêu anh. Trong tim cô đã ngập tràn hình bóng anh, Duy Khương là mộ phần đời là hơi thở là mạch sống của cô không chối cãi. Đêm như không muốn trôi, tiếng tặc lưỡi của thằng lằn trên vách như đồng cảm với Phương Anh. Cô trở dậy khẽ khàng đến bên cửa sổ, mùi hương của giàn thiên lý ngoài sân thoang thoảng trong đêm. Ngước nhìn bầu trời với muôn ngàn vì sao, ngôi sao hôm nhấp nháy như mỉm cười với cô. Hẳn là sao đang cô đơn giữa muôn ngàn vì sao, cũng nhưu đêm nay cô thức một mình để nghe lòng day dứt một nỗi đau nặng trong lòng. Duy Khương cựa mình đưa tay nhìn Phương Anh, trên nệm trống không lạnh lẽo chẳng có chút hơi ấm. Anh mở mắt tìm kiếm và nhận ra Lâm Anh đang ở bên cửa sổ. Anh chợt nhận ra cô thật lẽ loi, Duy Khương khẽ gọi: − Phương Anh! Phương Anh quay lại với đôi mắt long lanh, anh hốt hoảng: − Kìa, sao em khóc? Duy Khương kéo cô vào lòng vỗ về: − Anh xin lỗi nhé, anh ngủ say quá nên bỏ quên em. − Ồ không đâu, anh chẳng có lỗi gì cả chỉ tại em biết ngày mai anh lại đi nên khó ngủ một chút. − Thế à? Anh vô tình quá. Tội nghiệp cho em một mình với những ngày vắng anh. Phương Anh cười trấn an chồng cô không muốn anh lo lắng: − Em đã quen rồi anh đừng nghĩ ngợi mà phân tâm sẽ không tốt cho công việc. − Anh nghĩ một ngày không xa anh sẽ được về công tác ở đất liền, khi đó chúng mình không còn mong nhớ vì xa nhau nữa phải không em. − Vâng? Mân mê những ngón tay thon mền của Phương Anh, Duy Khương hỏi: − Em có yêu anh không? Đưa đôi mắt long lanh nhìn chồng: − Anh nghi ngờ lòng dạ của em? − Không anh không nghi ngờ mà có điều anh chưa hiểu về em khi nghe tiếng thở dài và đôi mắt cứ nhìn xa xăm. Phương Anh gật mình, bối rối nói: − Anh cũng biết trong đời em chỉ còn có hai chị em côi cút sống nương tựa vào nhau, yêu anh theo chồng bỏ lại em gái một mình dĩ nhiên là em sẽ có những giầy phút buồn như thế. Anh hôn vào mái tóc thơm thơm mùi dầu gội. − Cho anh xin lỗi khi không hiểu em vắng anh, em xin phép mẹ về thăm em gái nhé. − Biết mẹ có bằng lòng không anh? − Anh sẽ nói với mẹ, em yên tâm ngủ lại đi, con gái thức đêm da mặt sẽ xấu lắm đó. Phương Anh ngoan ngoãn: − Cám ơn anh. Duy Khương nghiêm mặt: − Tại sao phải cám ơn anh, đó là điều anh cần làm cho em vui, miễn sao em mãi là người vợ thủy chung của anh. Vì anh ghét nhất là sự phản bội, anh vốn có tính xấu và rất ít kỷ trong tình yêu, anh chỉ muốn mình là người duy nhất trong lòng em từ bây giờ cho đến hết đời. Phương Anh không khỏi gật mình với câu nói của anh, anh đã vi6 tha bỏ qua cho chuyện lầm lỡ thời con gái của mình thì làm sao cô có thể phản bội Duy Khương. Vả lại cô muôn mình làm lại cuộc đời nhờ tình yêu của anh, quên đi quá khứ là nhát dao chém rất đau vào trái tim lẫn thân xác. Trong căn phòng ấm áp những cánh tay quấn quít không rời, cả hai đắm chìm vào hương lửa yêu đương nồng nàn. Lâu sau, Phương Anh gối đầu lên tay chồng nhỏ nhẹ. − Em phải làm sao để được mẹ yêu thương hả anh? − Sao em nói thế, mẹ không đang yêu em như anh sao ' Phương Anh muốn bật khóc vì Duy Khương không hiểu tí gì về mẹ mình cả. − Không? Ý em không phải nói thế, em chỉ muốn làm sao để mẹ yêu thương em như con gái của mẹ. Vuốt lên mái tóc mượt mà anh nói: − Đó là thiện ý của em, anh tin rằng càng ngày mẹ càng hiểu em hơn vì em vốn nhu mì, dễ thương kia mà. − Vâng! Em hiểu rồi. Đêm đã trôi qua, Phương Anh soạn lại quần áo cho chồng, cô thấy buồn cứ mỗi lần tiễn anh ra khơi. Bà Duy Khiêm khó chịu khi thấy vẻ bịn rịn của con trai. Duy Khương từ biệt mẹ và không quên nhắc nhở. − Ngày mai mẹ cho Phương Anh về thăm nhà mẹ nhé? − Mẹ biết rồi, sao con cứ nhắc đi nhắc lại mãi, bộ con nghĩ mẹ lẩm cẩm rồi sao. Duy Khương giã lã: − Xin lỗi mẹ con không có ý đó. Cứ mỗi lần tiễn chồng đi là mỗi lần Phương Anh buồn khi cô một mình trở về nhà. Bà Duy Khiêm vẫn còn ngồi ở phòng khách vì bà cố tình đợi cô. Bằng giọng lạnh băng bà hỏi: − Chị định ngày mai đi à? − Dạ! Nếu mẹ cho phép. − Không cho được sao, khi chị đã nhỏ to với Duy Khương rồi. Chị định đi bao lâu. − Dạ! Con chưa biết nữa. − Chưa biết có nghĩa là đi lâu chứ gí? Chỉ về thăm nhà thì vài ngày là cùng. Nhưng nhớ đừng ngang về tắt nhé. − Dạ! Câu nói như gáo nước lạnh tạt vào mặt. Lòng Phương Anh buồn tênh, nhưng rồi cô gạt ngay sự buồn phiền đó vì ngày mai lại được gần gũi mẹ con Lâm Anh. Thái độ phấn khởi của Phương Anh làm bà Duy Khiêm khó chịu. Quét vội tia nhìn nghiêm khắc lên mặt cô, ánh mắt sắc bén đó làm Phương Anh gờn gợn, xốn xang. Chuẩn bị vài bộ đồ cho vào túi xách Phương Anh nôn nao không ngủ, đã sáu tháng qua cô không được yêu chìu bé Na, không có những phút vui đùa tâm sự cùng em gái. Rồi đây cô sẽ có mấy ngày tự do, cô sẽ nấu những thức ăn mà Lâm Anh ưa thích. Lâm Anh với gương mặt còn ngái ngủ đưa tay mở cửa. − Ôi! Chị... Nhìn Phương Anh xuất hiện với cái xách tay, Lâm Anh nghĩ ngay đến tình huống xấu. Khi bước chân vào nhà Phương Anh đã nói ngay. − Đóng cửa lại đi em. Đưa đôi mắt ngạc nhiên nhìn chị: − Có chuyện gì mà chị đến lúc tờ mờ sáng thế này? Khác vói sự lo lắng của em gái, Phương Anh mỉm cười: − Chị được cấp phép về nhà thăm em đây. − Vậy hở? − Đã đóng kịch phải diễn cho tròn vai chứ. − Bà ấy đống ý cho chị đi sao? − Nhờ sự can thiệp của anh Duy Khương, anh đi rồi chị cô đơn lắm. − Còn sớm chị ngã lưng một chút nữa đi. − Lâm Anh nè, những ngày chị ở đây không muốn cho ai biết về sự có mặt của chị cả. − Yên tâm đi buổi sáng ở đây mọi người đi làm cả chị à. Phương Anh an tâm, cô đưa tay vuốt tóc bé Na còn say ngủ, nâng bàn tay nhỏ lên môi: − Na vẫn ngoan hở Lâm Anh? − Dạ, tuần trước nó sốt cao phải nhập viện đấy. − Sao không báo cho chị. − Em thấy không nghiêm trọng nên không nói, biết chị sẽ lo lắng thôi. − Đêm nay chị sẽ đi xem em biểu diễn nhé, Lâm Anh? − Vâng! Nhưng nếu ai bắt gặp thì làm sao hở chị? − Chị sẽ hóa trang để không ai nhận ra mình. oOo Ngồi dưới hàng ghế bên cánh trái nghe tiếng nhạc xập xình Phương Anh thấy lòng mình rộn vui, bao buồn phiền dồn nén u uất như biến mất. Lâm Anh trên sân diễn với điệu cha cha vui nhộn, mỗi đêm cô đổi giai điệu vui buồn lúc sôi động khiến nguời xem thích thú. Những người hâm mộ chưa lần diện kiến được cô hát xong là cô biến mất. Theo lời dặn dò của Lâm Anh, Phương Anh đứng chờ ở cửa sau. Không lâu Lâm Anh đã lột xác không ai có thể nhận ra cô vừa trình diển trên sân khấu, vì lớp hóa trang làm cô già dặn hơn so với lúc này. Phương Anh chưa kịp gọi đã thấy người đàn ông nãy giờ cũng chờ như cô, đứnph dậy chấn lối Lâm Anh. − Anh đưa em về nhé. − Hôm nay tôi có bạn. Châu Nguyễn chưa kịp thắc mắc đã thấy Lâm Anh lên ngồi sau xe với một cô gái. Bé Na chồm ra sau nói: − Chú Nguyễn kìa mẹ! Lâm Anh trả lời con: − Mẹ biết rồi. Phương Anh cho xe nổ máy, Châu Nguyễn chạy theo sau không nói gì. Phương Anh hỏi em gái: − Em quen anh ta à ' − Châu Nguyễn là chủ phòng trọ nơi em ở đấy. − Vậy à? Chờ em hằng đêm sao? − Còn tùy. − Là sao? − Đêm nào trực thì không đến. − Bác sĩ à? − Vâng! − Có tình ý với nhau không ' − Chưa có gì cả. Mình tì gi ăn nha chị. Phương Anh cho xe tấp vào quán, Châu Nguyễn cũng theo sau, anh nói nhỏ với Lâm Anh: − Cho anh đã em chầu này nhé. Giữa chốn đông người Lâm Anh không thể từ chối, Châu Nguyễn chào khi thấy Phương Anh. − Chào chị, chị có nhớ tôi không? Phương Anh còn ngơ ngác, Nguyễn tiếp. − Hôm đám cưới chị và Duy Khương tôi có dự. Ôi! Tôi không biết rõ lắm về bạn bé của anh Khương. − Chắc Khương đi biển nên chị mới có thời gian rãnh rồi. − Vâng! Lâm Anh ái ngại nhìn chị, không khéo sẽ bể chuyện. − Chị là gì của Lâm Anh? − Tôi là chị gái. − Thật là một điều may. Lâm Anh hỏi lại: − May gì cơ? − Sẵn đây có chị tôi mạn phép đăng ký hò hẹn với Lâm Anh. − Anh không ngại về chuyện nó có gia đình sao? Bé Na là sự hiển nhiên trước mắt. Châu Nguyễn cười: − Khi yêu Lâm Anh những chuyện đó không quan trọng. − Dù Lâm Anh có yêu anh đi nữa thì gia đình chẳng ai chấp nhận gái đã một lần đổ vở đâu, anh phải hiểu điều đó chứ. − Vâng! Tôi hiểu nhưng gia đình tôi cũng thoáng lắm, yêu nhau thật lòng sẽ vượt qua tất cả. Rồi anh quay sang Lâm Anh: − Em có đồng ý với anh như vậy không?Lâm Anh không biết trả lời sao trong tình huống này. − To nghĩ anh đã hấp tấp rồi đó, anh đã hứa sẽ là bạn bè mà. Phương Anh rầy em gái: − Lâm Anh à, đừng căng với anh Nguyễn như vậy. Dù sao là bạn bè để tìm hiểu nhau cũng tốt vậy. − Thật ra em rất sợ. Châu Nguyễn tìm lấy bàn tay của Lâm Anh: − Em phải tin anh chứ? Phương Anh hiểu nổi lo sợ của Lâm Anh. − Nếu anh thật lòng yêu Lâm Anh thì hãy cố gắng hiểu nó, tuy đã có gia đình được làm mẹ nhưng Lâm Anh vẫn còn rất trẻ con. Chị tôi có những gút mắt khó giải bày nên chúng tôi như những cánh chim lạc đàn trong mưa giông. − Vâng! Tôi nghe theo lời chị. Qua giây phút trao đổi họ như cảm thông nhau hơn. Lâm Anh ngồi đó im lặng nghe Nguyễn và chị mình đối đáp. Cô biết bắt đầu từ bây giờ cô không được bình yên như xưa mà trái tim đã có sự xao động bởi một người quá nhiệt tình. Khi họ rời khỏi quán, Hương Quế cũng đứng dậy nở nụ cười nham hiểm. Và Phương Anh không bao giờ ngờ giông tố đang chuyển mình tàn nhẫn phũ xuống đời cô. oOo Phương Anh ngồi đó mà tưởng mình đang đứng trước vành móng ngựa, mà người buộc tội cô là bà Duy Khiêm. Chị Mười biết, với cái nhìn nghiêm lạnh đó, Phương Anh sẽ nhận những lời cay đắng cáo buộc của mẹ chồng. Nhưng đành vậy, viìchị làm sao biết mợ chủ ở đâu để báo tin. Ngày hôm kia thấy Hương Quế to nhỏ với bà chủ, chị nghe loáng thoáng có nhắc đến Phương Anh nên hiểu chuyện không đơn giản. Ánh mắt sắc lạnh chiếu thẳng vào Phương Anh: − Chị hãy nói thật mấy ngày qua chị đã đi đâu? − Dạ! Con xin phép mẹ rồi. − Đồng ý, nhưng chị xin phép tôi về Sàigòn chứ không phải đi lang hẹn hò với trai. Phương Anh kinh ngạc: − Thưa mẹ... − Chị không cần phải trả lời mà hãy nghe tôi nói trước đã. Ngay đêm đầu tiên rời khỏi nhà chị đã có mặt ở vũ trường và đi ăn cùng với trai, có sai chút nào không? Phương Anh im lặng, làm sao cô giải thích nổi oan. − Đợi thằng Khương về tôi sẽ tính chuyện với chị, giờ thì đừng để tôi thấy mặt chị nữa. − Con, xin lỗi mẹ. − Hứ, cứ làm ra vẻ đoan trinh nhưng thật ra cô chỉ qua mặt được thằng con ngu muội của tôi mà thôi. Phương Anh lặng người không mở lời được câu bào chửa cho mình, khi đi ngang qua chị Mười cô nhìn được ánh mắt lo ngại của chị. Nỡ nụ cười héo hắt. − Mợ ơi chuyện là sao? Phương Anh lắc đầu chán nản: Ngồi lại căn phòng đã quen thuộc cô chợt sợ hãi khi nghĩ mình sẽ không còn tồn tại nơi đây. Làm sao Duy Khương hiểu và tha thứ cho cô, anh đã từng cảnh cáo cô về sự phản bội. Không thể nào minh oan có lẽ cuộc hôn nhân của cô đến đây sẽ chấm dứt. Nỗi lo làm bàn tay Phương Anh lạnh buốt nó lan dần khắp cơ thể. Hoàn cảnh bất hạnh có thể xảy ra và cô sẽ là kẻ nhận trọn phần đau khổ. Ngoài trời đêm đã tối dần cô cũng chẳng buồn bậ đèn, ngồi lặng trong căn phòng ngập tràn bóng tối. Ôi! Hạnh phúc mong manh cô đã chắt chiu lại bị người ta lần lượt lấy đi, giá mà cô không hề yêu Duy Khương giá mà cô không còn tồn tại. Cuộc đời cứ có những giòng chảy bất ngờ và cô đã bị nhận chìm xuống đáy. Phương Anh thấy đau khổ khi nhìn lại tuổi trẻ của hai chị em. Vẫn có một khoảng cách nào đó giữa sự may mắn và bất hạnh này đến bất hạnh kia. Nỗi đau êm đềm và mảnh liệt cứ đan chéo vào nhau. Bây giờ mọi thứ cảm xúc đều tan biến nhường lại cho nỗi lo. Khi yêu Duy Khương rồi làm vợ anh cô không để tâm hồn mình đi hoang dù một khắc để lướt qua hình bóng cũ. Sự tĩnh mịch xung quanh cho cô ý thức về thời gian, có bước chân thật êm. − Mợ ơi, sao không bật đèn? − Vâng! Đèn được bật sáng Phương Anh phải chớp mắt mấy lần mới quen với ánh sáng. − Tôi nất tô mì cho mợ ăn nghe. − Em không đói. − Từ trưa giờ mợ có ăn gì đâu. − Giờ phút này em còn thiết tha gì ăn nữa sao. Chị Mười ngồi xuống. − Chuyện như thế nào mà bà giận dữ vậy. − Hiểu lầm thôi nhưng em không thể minh oan. − Chuyện tệ hại lắm sao mợ? Phương Anh thở dài: − Biết nói sao bây giờ... có thể em không còn ở đây được nữa, mẹ vốn dĩ đã không thích em nay lại xảy ra chuyện này thì làm sao được tha thứ. − Nhưng cậu Duy Khương phải bênh vực cho mợ chứ? − Chưa chắc đâu chị, có thể anh sẽ hận mà không tha thứ... − Mợ kể cho tôi nghe đi. Phương Anh lắc đầu: − Làm sao đem chuyện riêng tư cần giấu diếm kể cho khác nghe. Chờ anh anh Duy Khương về em sẽ hiểu thân phận của mình ra sao. Chị Mười cũng buồn lây. − Tuy tôi không hiểu ai phải, ai trái có ẩn tình gì nhưng tôi vẫn đứng về phía mợ, là người đàn bà đôi khi có những chuyện xảy ra ngoài ý muốn nhưng mình phải cắn răng chịu đựng. − Cám ơn chị. Trong tâm tư rối bời Phương Anh chợt nghe lòng mình được vuốt ve khi nghe những lời nói chân tình của chị Mười. Dường như Chị nhìn thấu tâm tư của người đàn bà không may mắn trong hạnh phúc. Cô có một niềm mơ ước, một nỗi khát khao dù cứ lo sợ nó mong manh dễ vỡ. Cứ nghĩ đến nó nước mắt cứ tuôn trào, khi phải chia tay với Duy Khương chắc cô không còn chịu đựng nỗi. Không ngăn được tiếng thở dài. Chị Mười phải đứng dậy vì nghe tiếng gọi. − Có gì mợ cứ gọi tôi nghe. − Dạ! Từ khóe mắt nước mắt cứ tuôn trào lặng lẽ. Phương Anh suy sụp tinh thần lẫn thể xác chỉ với mấy ngày khi cô trở về. Cô luôn lẫn tránh để không chạm mặt với mẹ chồng, nhìn vẻ ủ rủ chị Mười cũng xót xa. − Mợ phải cố ăn đi, chuyện gì cũng chờ cậu về không nên căng thẳng mà hại cho sức khỏe. − Em biết chứ, nhưng miện cứ đắng ngắt không làm sao nuốt cơm nổi. Những ngày này sao thời gian trôi qua chậm quá, còn năm ngày nữa anh Khương mới về. − Tôi cũng rất mong dù sao cậu Khương cũng là người hiểu biết mà. − Em cũng mong là vậy. Ngồi thẩn thờ bên khóm hoa cúc đưa mắt nhìn vạt nắng nhấp nháy ở khoảng sân rộng, lẽ nào sự hy sinh của chị em cô trở thành công cốc. Có tiếng chị Mười gọi: − Mợ ơi. Phương Anh vội vã vào nhà gặp ngay Hương Quế ngồi cùng bà Duy Khiêm với nụ cười ngạo mạn: − Chào chị, sao sắc mặt chị không tốt vậy nhớ chàng rồi chăng? Nhìn gương mặt lạnh băng của mẹ chồng Phương Anh lúng túng: − Thưa mẹ gọi con. − Chị làm gùm hai ly nước cam cho tôi đãi khách nhé. − Dạ! Phương Anh dừng lại khi Hương Quế nói theo: − Ly của tôi ngọt một chút nhé. − Vâng! Thấp thoáng trong đầu cô nghĩ Hương Quế không đơn giản đến chơi với lời to nhỏ cùng bà Khiêm. Chỉ có Hương Quế mới đến những nơi đó để nhìn thấy cô, Phương Anh cắn môi mỗi lần cô buồn phiền chỉ biết làm thế. Đặt hai ly nước cam thật nhẹ nhàng xuống bàn. − Mời mẹ và chị dùng nước. − Cám ơn! Phương Anh lẫn đi ngay nhưn cô vẫn nghe câu nói của Hương Quế. − Đẹp người nhưng không đẹp nết chút nào, thế mà anh Khương lại chết mê chết mệt. Phương Anh hiểu Hương Quế cố tình phá vỡ hạnh phúc cô đang có. Nước mắt rơi trên má xanh xao, cô ngồi co ro bên hiên nhà để hiểu mình cần có ai đó an ủi. Chị Mười muốn nói gì đó nhưng lại sợ chạm vào nỗi đau của cô, nên ngồi xuống bên cạnh và giữ im lặng: Chuyện gì đến cũng đến, Duy Khương đã về và anh đã nghe mọi chuyện từ nơi bà Duy Khiêm. Phương Anh ngồi chết lặng trên giường chờ anh mở lời, nhưng Duy Khương cứ trầm ngâm đốt thuốc, hết điếu này sang điếu khác. Không biết sự hiện diện của Phương Anh. Không chịu nỗi sự im lặng đó Phương Anh mở lời: − Anh không hỏi gì em sao Khương? Duy Khương quay lại nhìn vợ: − Anh không hỏi mà dđng chờ em nói đấy chứ. Phải mất mấy giây Phương Anh mới nói. − Những gì qua mẹ anh đều biết cả rồi nên em không thể biện minh gì cho mình cả, em chỉ xin anh hãy tin em là không lừa dối anh điều gì với anh. − Nhưng sao em xin về Sàigòn thăm nhà nhưng ở lại đây và đi chơi với một người đàn ông khác. Dù yêu em anh cũng không thể bảo vệ em khi mọi chuyện đã rõ ràng trước mắt, anh phải nói thế nào để mẹ hiểu mà không có thành kiến với em tự em đào thêm hố sâu với mẹ. − Em hiểu rồi, bây giờ anh định sao đây, em chờ anh phán tội đấy. Gương mặt đăm chiêu Duy Khương nhìn chằm chằm vào gương mặt mà anh hằng yêu thương. − Phải giải quyết thế nào cho an lòng mẹ và vừa lòng em? − Em không muốn anh thiên về em mà mất lòng mẹ, anh cứ thẳng thắn giải quyết em sẵn lòng chấp nhận. Duy Khương ôm Phương Anh vào lòng: − Chẳng lẽ tình yêu của anh cho em không đủ hay sao Phương Anh, em làm cho anh mất hết tự tin và đâm ra nghi ngờ mình đang sống trong lừa dối. Có phải gặp lại người đàn ông đó không? Phương Anh lắc đầu nói nhanh: − Không! Đó là một sự tình cờ thôi và không phải người đàn ông đó. − Em không có hẹn trước sao lại có cuộc gặp tình cờ, phải giải thích thế nào cho người nghe tin được. − Em không thể giải thích. − Nếu vậy là em tự công nhận mình đã sai trái làm sao anh có thể làm gì cho em được nữa. Giọng Phương Anh rụt rè: − Mình phải chia tay sao anh... Câu nói khẽ nhưng nếu tiếng chuông vang mạnh làm cả hai người như chạm phải điện. Duy Khương chau mày: − Em muốn vậy à? Phương Anh lắp bắp: − Không...em không...muốn. − Không muốn nhưng sao em thốt ra câu nói đó? − Vì em tự biết mẹ và anh không thể tha thứ cho em. − Bởi em không nói thật. − Đôi khi muốn bảo vệ mình người ta phải lừa dối, vì sự lừa dối đó đem lại cho mình hạnh phúc. Nếu anh nghĩ mình bị lừa dối thì xin hiểu vì em quá yêu anh, chuyện quá khứ đã đi qua rồi anh không nên biết làm gì cả. Nói như thế không phải để bào chữa cho mình, vì hiện tại em rất hạnh phúc khi làm vợ anh. − Em biết mình đang hạnh phúc thì tại sao không nắm giữ mà cố tình phá bỏ, tại sao em muốn đạp đổ tất cả những gì anh cho em, sống với anh nhưng em luôn hướng về dĩ vãng, bây giờ thì anh đã hiểu tiếng thở dài u uẩn của em rồi. Thật là đau lòng... Khó nhọc lắm Duy Khương mới nuốt được cơn giận, bao nhiêu cay đắn tràn về sau câu hỏi của anh, Phương Anh lịm đi vì biết nói sao cho anh hiểu. Có đưa mắt nhìn Duy Khương bằng tia nhìn đìu hiu, buồn bã: − Xin lỗi anh, em đâu muốnn xảy ra câu chuyện đau lòng này. Nhếch môi, Duy Khương nói: − Anh hiểu rồi, vì đó là chuyện tình cờ thôi phải không. Thế chứ "đức hạnh" của người đàn bà có chồng em để ở đâu? Phương Anh cười mà nước mắt ứa mi: − Anh muốn nói với em lời cay đắng nào cũng được cả, nhưng anh hãy tin em vẫn giữ mình trong sạch. − Làm sao anh còn dám tin em khi còn con gái đã thất thân với người khác. Là đàn ông anh vẫn coi trọng chữ trinh tiết, nhưng yêu em anh sẵn sàng bỏ qua, bởi lúc mới lớn tập tành yêu đương dể bị sa nhã. Nhưng khi làm vợ anh rồi em lại không đoan chính. Câu nói nhẹ nhàng như có ngàn mũi kim châm vào trái tim đang tan nát. − Đã có lúc chúng mình nên kiểm lại con tim xem có thể cùng nhau đi suốt con đường đời hay không? Những lời nói chạm đến nỗi đau sâu thẳm của cô: − Cuộc hôn nhân sẽ đổ vỡ khi mình hiểu về nhau quá ít, em xin rút lui vô điều kiện. − Em nghĩ giải quyết như vậy là ổn sao, hôn nhân phải không trò đùa vui ở, buồn chia tay. − Tại sao không chia tay khi trong mắt anh và mọi người em là người không đoan chính. − Qua những lời em nói nãy giờ anh đã hiểu em không hề thật lòng chút nào. Ngơ ngẫn đến ngỡ ngàng: − Em xin lỗi anh, càng nói em càng làm cho mình tệ hại hơn. Lỗi nhẹ sẽ biến thành lỗi nặng, đoạn đường ngắn sẽ thành khoảng cách dài hơn. Phương Anh mở cửa bước ra khỏi phòng vì không còn chịu đựng nỗi những câu trách móc, nhẹ nhàng mà đau thấu tim của Duy Khương. oOo Bà Duy Khiêm không bằng lòng với giải quyết của Duy Khương. − Mẹ ơi chuyện đã qua rồi không nên đá động tới nữa. Phương Anh sao không xin lỗi mẹ đi. Phương Anh quă xuống trước mặt bà: − Con xin mẹ tha thứ mà bỏ qua cho. Bà Duy Khiêm mát mẻ: − Tôi không có quyền đó đâu, có chăng là anh Khương yêu quý chị đó thôi. − Mẹ! − Con đi rồi vắng nhà ai mà kiểm soát nỗi. Duy Khương quay sang vợ: − Cách tốt nhất là em không rời khỏi nhà. − Vâng. − Đâu phải không ra khỏi nhà là yên chuyện, ngoại tình tư tưởng còn ghê gướm hơn nhiều. Phương Anh quă đó không dám ngước mắt. Bây giờ là nỗi ân hận làm sống mũi cô chợt cay mắt ướt. Cô không hiểu mình làm nên tội gì. Duy Khương kêu lên: − Mẹ ơi! Không nỡ làm con trai buồn hơn trước khi ra đi bà dịu giọng: − Thôi được rồi, tôi sẽ bỏ qua nhưng chờ xem thành ý của người biết lỗi không đã. Chỉ chờ có thế, Duy Khương nói: − Dạ, con cám ơn mẹ. Duy Khương bước đến kéo Phương Anh đứng dậy, anh cũng xót lòng lắm chứ. Lần đầu tiên cô không đưa anh đến cảng. Duy Khương muốn thế, anh không muốn đào sâu thêm sự ghanh ghét trong lòng mẹ. Duy Khương không hôn từ giã vợ, anh bước nhanh để không nhìn giọt nước mắt đang thi nhau rơi. Phương Anh lặng lẽ nhìn bóng Duy Khương xa dần rồi khuất hẳn. Hình ảnh Duy Khương lầm lũi bước cô cũng tội nghiệp. Dường nhu anh cũng đau chứ không gì Phương Anh. Cô chợt nghe lòng mình ray rức khi nghĩ mình có lỗi. − Em yêu anh thật lòng đó Khương ơi. Không biết Phương Anh đứng bao lâu cho đến lúc có tiếng gọi, cô như người sực tỉnh cơn mê. − Chồng vừa đi khỏi chị đang toan tính chuyện gì trong đầu đó. Phương Anh rùng mình vì nhận ra những ngày nơi đây dễ gì yên ổn với mẹ chồng. Duy Khương đi không đầy một tuần cô đong đầy nước mắt, cô nằm trên giường tóc xõa dài dáng vẻ đầy cô đơn với nổi khắc khoải chờ mong. Cô không còn đi chợ nên không có dịp đến nơi hẹn với Lâm Anh, chắc nhỏ sẽ lo lắng lắm. Những đêm nằm lẽ loi cô mới đối diện vớ nỗi thổn thức của chính mình. Tại sao tuổi thơ ngây lại trôi qua nhanh với sự nghiệt ngã. Chị Mười với ly chè sen ướp lạnh. − Mợ ơi ăn chút chè cho mát đi. Cầm lấy ly chè Phương Anh nói: − Cám ơn chị. Nhìn gương mặt vẫn phản phất nỗi buồn của Phương Anh, chị Mười hỏi: − Mợ vẫn còn buồn sao? Chuyện đã vậy rồi thì hơi sức nào buồn rầu cho sinh bệnh, tại mợ không biết chứ tôi nghĩ có bàn tay của Hương Quế. − Ấy chết, chị đừng nói bậy mẹ nghe được rầy ra lắm. − Không sao đâu, cô Hương Quế mới đến đưa bà đi tắm sữa gì đó, đầu tháng này là ngày mừng thọ của bà. − Vậy à, thế mà em có biết gì đâu. − Có ai quan tâm đến mợ. − Em phải làm gì để mừng mẹ em hả chị Mười? − Mợ không được ra khỏi nhà thì làm sao chọn quà tặng. Phương Anh suy nghĩ lát sau cô nói: − Chị có thể mua giúp em những thứ này không? − Em muốn làm cái bánh kem mừng thọ mẹ em được không chị? − Được chứ, mợ giỏi quá ha. Có tiếng chuộng điện thoại reo chị Mười nhắc ống nghe rồi sang bảo. Phương Anh lo sợ: − Là ai vậy chị? − Tiếng con gái mợ à. − Alô! −... − Ừ, không có gì cả, chỉ tại chị bận rộn quá thôi, những ngày tới em đừng chờ chị nghe. −... − Ừ, chị biết rồi anh ta là một người tốt đáng cho em tin tưởng. −.... Thôi nhé hôn bé Na giùm chị đi. Vừa đặt ống nghe xuống Phương Anh đã chạm ngay ánh mắt giận dữ của bà Duy Khiêm. − Thưa mẹ! Bà tru tréo: − Biết ngay mà, không được gặp mặt thì hẹn hò qua điện thoại, chị đâu có biết sữa mình. Hương Quế châm dầu vào lửa: − Con đã nói với anh Duy Khương đã trúng phải bùa mê mà. Lần này bác không nên nhân nhượng nữa mà phải làm thẳng đã vậy nên ly dị thôi. Cơn giận trào lên Phương Anh không nể nang gì nữa. − Xin lỗi chuyện gia đình tôi tự khắc chồng tôi sẽ biết giải quyết, chị có mưu đồ gì muốn chúng tôi ly dị nhau. Phải chăng chị chờ cơ hội để phá bỉnh tôi và đoạt lại Duy Khương? Hương Quế không ngượng còn vênh váo mặt: − Đúng vậy, cô không còn sự lựa chọn nào khác cả. Bà Duy Khiêm lạnh lùng: − Từ lâu tôi đã biết chị là người không đàng hoàng rồi, chỉ tiếc là con trai tôi có mắt như mù nên yêu lầm chị đó. − Mẹ ơi, con cứ mắc sai lầm này đến sai lầm khác nên không thể biện minh gì cho mình cả, nhưng con không thẹn với lương tâm mình vì con chẳng làm gì sai trái cả mạ à? − Tôi không nói tay đôi với chị, xin chị biến đi cho tôi nhờ. − Thưa mẹ! Phương Anh kịp thấy cái nháy mắt của chị Mười, cô cúi đầu rồi bước nhanh. Chị đã vờ mờ hiểu rằng Phương Anh có nỗi oan ức, rõ ràng khi nãy chị bắt máy nghe tiếng con gái. Nhưng xui xẻo làm sao bà chủ tin, không phải là cú điện hẹn hò chị chắc như thế. − Mợ! Phương Anh cười chua chát: − Em không sao đâu, giờ đây em đã cảm nhận được một điều là không còn dung thân được nơi này. − Mợ đừng nghĩ bậy chứ. − Chị đã chứng kiến tận mắt mà, em là đàn bà yếu đuối làm sao chịu đựng nỗi những giông bảo mà họ cố tình đưa em vào vòng xoáy đó. Và Duy Khương nữa, tình cảm đã rạn nức rồi chị ơi. − Tội nghiệp cho mợ. Làm sao bây giờ tôi không biết lảm gì để giúp cho mợ cả. − Cảm ơn chị đã thông cảm cho em, cứ để lễ mừng thọ của mẹ xong em sẽ lặng lẽ ra đi, xin chị giữ bí mật cho em chị nhé. Chị Mười cũng buồn lây trước sự việc: − Mợ làm tôi lo ghê. − Không sao đâu, em đã chịu khổ quen rồi. Chắc không đến nỗi nào đâu mợ. − Tác động mạnh nhất vẫn là mẹ của anh ấy thì em còn mong gì. Nhưng đỗ vỡ lúc này làm em bất ngờ vì em không hề chuẩn bị đoán nhận tình huống xấu như vậy. Lại một ngày nữa trôi qua. Phương Anh bỗng thấy sợ những ngày vô vị đó, nó càng rút ngắn cô hiểu chuyện ra đi của mình càng gần, cô đã quyết định như vậy nên không cần phải suy nghĩ hay cần một lời khuyên nào cả. oOo Buổi trưa im ắng Phương Anh ngồi tỉ mỉ làm nền và bắt bông cho chiếc bánh chúc thọ lục tuần của mẹ chồng. Gì thì gì những ngày còn lại cô cũng cố làm tròn vai trò dâu con. Chiều Duy Khương sẽ về, cô lại phải đối đầu với sự việc. Cô đâu cần giải thích hay bào chữa, nhưng điều đó đâu làm Duy Khương hài lòng. Khi buộc tội phải có đủ chứng cớ họ mới đọc bản án cho người phạm tội được chứ. Phương Anh thấy nhói lòng khi biết anh là tất cả cuộc đời của cô. Khi đã xa rồi cô mới nhận thức mình từng có hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy quá non nớt nên cô cứ mãi đau đớn dằn vặt như thế này. Chị Mười cười đằm thắm: − Mợ đã lấy lại tự tin rồi phải không? Phương Anh dừng tay nhìn lại chị. − Tự tin ư? Em làm gi có tự tin hả chị. − Tôi thấy mợ đã bớt buồn. − Vâng! Những ngày ngắn ngủi này tại sao em phải buồn hở chị. − Mợ quyết định thật sao? Phương Anh cười héo hắt. − Đó là cách tốt nhất cho mọi người. − Dễ gì cậu Duy Khương bỏ mợ. − Anh ấy không thể tha thứ cho em lần nữa đâu. − Tại sao mợ không nói thật ra đi. Phương Anh lắc đầu: − Có những cái không thể nói thật thì sao đây chị, có những cái cần phải giấu giếm trong lòng cho đến chết. − Nghe mợ nói tôi hiểu chuyện đó buồn lắm phải không? − Vâng! Buồn như một mùa đông. Nhưng bông hồng mềm mại được Phương Anh đặt xuống nền bánh. Rồi hàng chữ mừng thọ mẹ được nằm dưới khóm hoa vàng đó. Dù không được bà yêu thương nhưng cô vẫn muốn thể hiện tâm lòng thành của mình, cô vốn đã mồ côi từ thuở nhỏ nên luôn khao khát tình thương. Ngồi ngắm lại tác phẩm của mình rồi hài lòng, cô bảo: − Chị Mười giúp em dọn trống một ngăn trong tủ lạnh đi. − Ừ, xong rồi hả mợ. − Dạ, chị xem có được không? − Sao không làm hoa hồng đỏ mà làm hoa hồng vàng. − Hồng vàng tượng trưng cho sự trường thọ chị à, em cũng mong mẹ khỏe mạnh lâi dài để sống cùng con cháu. Chị Mười thở dài: − Mợ không giận bà sao? − Em là người có lỗi thì làm sao lại giận mẹ, Phải cám ơn bà đã chấp nhận cho em bước chân vào làm dâu nhà này. Những ngày vừa qua tuy không vui vẻ nhưng khi em đi rồi sẽ mang vào lòng mãi mãi. Mắt chị Mười đã ướt. − Mợ vẫn quyết định không thay đổi hay sao? − Thay đổi ư? Trừ khi mọi người hiểu được em.− Muốn họ hiểu thì mợ không cần phải dấu giếm. Cứ nói thật ra đi xem sự thể thế nào mà tìm cách ứnh phó. Kết hợp rồi tan rã cũng đâu dễ dàng gì. Phương Anh thở dài chị Mười tiếp. − Chuyện vợ chồng quan trọng hơn nhiều, đâu cứ mỗi lần có chuyện lại bỏ nhau sao mợ. Một thoáng...trái tim Phương Anh quặn thắt khi nghĩ mai đây có rời khỏi ngôi nhà này, cô sẽ sống lại cho chính mình mà không cần giấu giếm hay sợ sệt bất cứ ai. Tình yêu! Cô vì quá yêu Duy Khương nên sống lừa dối với anh và cả bản thân mình nữa. Phương Anh còn suy nghĩ lan man thì chị Mười đã nhẹ nhàng đặt tay vào tay cô siết nhẹ: − Có cái mình cứ lo lắng nhưng cuối cùng cũng được giải quyết êm thấm thôi, mợ hãy vững tin vào tình yêu của cậu Khương đi. − Vâng! Cám ơn chị đã an ủi và động viên em, cám ơn chị có lời khuyên duy nhấtg cho em lúc này. Tiếng chuông gọi cổng làm Phương Anh giật thoát người vì biết Duy Khương đã về. Những ngày chờ đợi cuối cùng cũng đã đến. Cô chạy nhanh ra, trước mắt Duy Khương với bộ râu chưa được cạo cùng vẻ mặt rất buồn. Điều mà từ khi làm vợ anh đến giờ cố mới thấy, hẳn những ngày qua anh buồn bực lắm. Cô gọi khẽ, âm thanh như từ xa vọng lại. − Anh! Phương Anh muốn ôm chồng cho vơi thương nhớ nhưng cô đã kịp nhìn thấy mẹ chồng và Hương Quế sau lưng. Cô hiểu họ vừa đi đoán Duy Khương, cô đã mất quyền đưa rước anh rồi. Chỉ gọi được có vậy cô với tay lấy chiếc vali của Duy Khương rồi quay đi, cô không muốn họ thấy cô đang tủi lòng ghê gướm. Dường như Duy Khương có xúc động. − Phương Anh! Bà Duy Khiêm chau mày nói: − Con phải thể hiện vai trò làm chồng cho mẹ xem, không để nó muốn làm gì thì làm, coi chừng trên đầu mọc sứng con mới nhận ra sự phản trắc của nó à. Duy Khương lạnh lùng bước lên mấy bậc thang lầu. Dù nhớ mong nhưng vẫn có cay đắng hiện rõ trên gương mặt. Vào đến phòng anh nhìn thấy sự bối rối ngượng ngập của Phương Anh nên càng khẳng định chuyện mẹ và Hương Quế kể lại. Phương Anh nhỏ nhẹ nói: − Em soạn quần áo cho anh tắm nhé? Buông mình xuống ghế Duy Khương nói: − Để anh nghĩ một lát đã, em làm cho anh ly nước mát đi. − Vâng! Em sẽ làm ngay. Nhìn theo dáng Phương Anh, Duy Khương thấy chạnh lòng, cô đúng là mẫu người anh đã chọn, ngoài mặt là thế nhưng bên trong tâm hồn anh chưa hiểu hết bao giờ. Phải làm sao đây để bảo vệ cho Phương Anh và không đỗ vỡ hạnh phúc? Ly nước mát được trao tận tay Duy Khương uống cạn rồi bảo vợ: − Em cứ ngồi xuống đi cứ lóng ngóng như người phạm tội vậy. Cắn môi băn khoăn, Phương Anh hiểu. Duy Khương sắp mở đầu câu chuyện, biết vậy nhưng cô cũng chưa chuẫn bị được câu trả lời để lý giải cho mình. Bấy giờ là không khí ngột ngạt nặng nề, cô chờ đợi Duy Khương cũng không bật ra tiếng nói. Cô cúi mặt nhìn đôi bàn tay thùa thải của mình và trái tim thì run lên bần bật Duy Khương đưa tay vẫy cô. − Hãy lại ngồi gần đây với anh, bao nhiêu ngày xa cách em không còn nhớ mong anh sao mà hờ hững quá vậy. Phương Anh bật khóc, cô cứ tưởng Duy Khương sẽ buông ra những câu hỏi nào ngờ anh lại dịu dàng đến thế. Cô bước đến tựa đầu vào bờ vai rộng: − Em xin lỗi anh. − Tại sao cứ phải xin lỗi anh mà không là lòi tự thú. Phương Anh ngẩng đầu dậy: − Em đã có một quá khứ không tốt đẹp và anh đã biết cả rồi, còn hiện tại em chẳng làm gì sai để phải thú tội với anh. − Thế những chuyện đó mẹ bịa đặt hết sao? − Không! Mẹ không bịa đặt nhưng mẹ chỉ hiểu lầm em thôi. − Hiểu lầm à, thế người gọi điện thoại hẹn hò với em là ai? − Là Lâm Anh, nó hỏi thăm em về chưa? − Sao dì ấy biết khi em không hề về Sàigòn. Phương Anh lại nói dối: − Nó cùng bạn bè ra đây chơi nên hẹn gặp em, và như anh đã nghe rồi đó. − Tạm thời anh tin những lời em nói. Em có biết anh đang rất buồn không? − Vâng! Em biết. − Đừng nên làm tổn thương tình yêu của anh, vì anh rất yêu em. Quá yêu nên anh ích kỷ chỉ muốn em là của riêng anh thôi. Và anh tức tối khi chưa hiểu nỗi đau nào đang cất giầu trong trái tim em. Phương Anh lặng im máu trong cợ thể như động cứng, cô thì thào: − Em chẳng có niềm đau nào cả, hãy tin em đi anh Khương. Anh là duy nhất trong đời em hiện tại và mãi mãi, dù nói thế nào thì anh cũng không hoàn toàn tin em đâu. Một tình yêu của anh, hạnh phúc anh ban cho em sung sướng nhận lấy và chắc chiu từng chút thì làm sao em có thể phản bội anh. Em chỉ xin anh nếu yêu em thật lòng xin đừng nhắc đến quá khứ, em muốn quên và nghĩ nó chưa từng xãy ra trong đời mình. Em rất sợ một ngày nào đó anh sẽ chán ghét và lìa xa em. Có thể em không chìu đựng nỗi nhưng biết làm sao bây giờ hả anh? Phương Anh nói một tràng dài: Hạnh phúc và đau khổ là hai vẻ đối nghịch nhau nhưng nó rất gần gũi phải không anh? Duy Khương lắng nghe và tràn đầy xúc động, phải làm sao đây cho tình hiếu được vẹn tròn. Anh cắt đứt câu chuyện bằng cách nói: − Anh đói rồi em có cái gì cho anh ăn không? − Vâng! Em sẽ dọn cơm cho anh. Phương Anh cúi đầu đi trong nước mắt, Duy Khương là thế vừa đáng yêu vừa độ lượng. Cô có thể xa anh dễ dàng không? Gì thì gì cứ chờ xong lễ mừng thọ xem chuyện tiếp diễn ra sao rồi quyết định. Bà Duy Khiêm vui sướng ra mặt, vì hôm nay là ngày mừng thọ bà tròn sáu mươi tuổi. Hương Quế lúc nào cũng kề kề một bên để chăm sóc cho bà. Phương Anh và chị Mười mệt dừ vì phải thức dậy từ sớm để lo liệu mọi việc. Khách đến đã đông đủ. Duy Khương đứng tiếp và mời họ vào bàn. Đến lúc này Phương Anh mới bê chiếc bánh kem mừng thọ đặt lên bàn bên cạnh những gói quà mà khách vừa mang tới. Hương Quế lầm bầm: − Đã hẹn mà giờ này vẫn chưa chịu đến. Bà Duy Khiêm hỏi: − Cậu ấy có còn nhớ nhà bác không đấy, sao con không ra trước đón đi. − Dạ! Hương Quế tươi trẻ trong bộ đầm ngắn màu cà rốt, với làn da mịn màng trắng hồng nên nỗi bật với màu áo. Phương Anh đến cạnh mẹ chồng: − Thưa mẹ, con xin chúc mừng mẹ mãi mãi trường thọ và nhiều sức khỏe. Con chẳng có gì kính mừng mẹ, ngoài chiếc bánh kem tự con làm lấy, xin mẹ nhận cho. Bà liếc mắt nhìn: − Nó cũng khéo tay đấy chứ? Giữa mặt quan khách bà vui vẻ: − Cám ơn con, mẹ rất vui. Chỉ chờ có thế Phương Anh lẫn đi ngay, nhưng cô phải giật mình quay lại vì nhận ra một giọng nói. Người đàn ông đang cùng Hương Quế bước vào, anh đưa tay ngỏ ý xin lỗi: − Xin lỗi tất cả vì đã đi trễ. Rồi anh tiến đến bên chủ nhân: − Thưa bác, con xin chúc mừng bác mãi mãi trường thọ sống lâuj trăm tuổi, đây là chút quà mọn con kính tặng bác. − Ồ. Bác cám ơn con. Nào hãy đưa cậu Hoàng vào bàn đi Hương Quế. Phương Anh tưởng chừng đất dưới chân cô như sụp xuống, tất cả các mạch máu căng phồng như sắp vỡ. Tại sao oan gia cứ đeo đẳng cô mãi. Phương Anh đi nhanh xuống bếp với gương mặt tái xanh, chị Mười hốt hoảng: − Mợ mệt hay trúng gió mà xanh lét vậy nè? − Em hơi chóng mặt một chút không sao đâu, giờ nhờ chị lên yem dùm khách đã đến đông đủ rồi phải đem thức ăn lên thôi. − Ờ, để tôi lo cho mợ ngồi nghĩ một lát đi. Những lời chúc mừng và chạm ly lanh canh. Hoàng hỏi Duy Khương: − Nghe cậu cưới vợ rồi vì hôm đó mình không về dự được, hôm nay phải gìới thiệu cho mình biết mặt chứ? − Dĩ nhiên rồi. Duy Khương đưa mắt tìm nhưng không thấy Phương Anh đâu cả, anh hỏi chị Mười: − Vợ tôi đâu rồi chị? − Mợ ấy chóng mặt nên ra sau ngồi nghĩ một chút rồi. Nhận ra dáng ngồi của Phương Anh, Duy Khương nâng vợ dậy lo lắng hỏi: − Em sao vậy Phương Anh? Cô ngẩng lên: − Em hơi mệt một chút. − Anh muốn giới thiệu với em người bạn đã lâu không gặp lại, hôm đám cưới Hoàng có gởi quà chư không đi dự. Phương Anh biến sắc: − Anh nói giúp lần sau được không, em không được khỏe. − Lên chào cho phải phép rồi em về phòng nghĩ, chìu anh chút đi. Không thể làm khác được Phương Anh miễn cưởng bước theo Duy Khương, cô biết rồi đây mọi người sẽ lột được mặt nạ của cô hôm nay. Thôi thì phó mặc cho số trời, ông đã định cho cô rồi có chạy đàng trời cũng không thể đổi cuộc đời mình được vận đỏ. "Đỏ tình đen bạc - Đỏ bạc đen tình". Nhưng phía nào cô cũng ôm phải vậy đen. Bước những bước vô hồn chân này đạp ngón chân kia, Duy Khương kéo tay Phương Anh đến bàn có bà Duy Khiêm Hương Quế và người đàn ông đó. − Hoàng à, vợ mình đây, Phương Anh chào đi em. Phương Anh cúi đầu chào nhưng mắt không dám nhìn người đối diện: Trong khaỏng khắc sững sờ Hoàng bừng tĩnh lại ngay. − Chào chị, ôi phu nhân của cậu xinh quá vậy Duy Khương. Nào mời chị Khương uống cạn ly rượu này nhé. Phương Anh đưa mắt cầu cứu chồng: − em nhấp miệng đi. Hoàng đưa ly rượu cho Phương Anh và cố tình chạm vào những ngón tay ấy. Phương Anh run rẩy thay vì nhấp môi cô lại uống cạn. Hoàng vỗ tay khen: − Hoan hô, rất vui và thấy thiện ý của chị Khương, đánh dầu ngày quen biết. Bà Duy Khiêm tỏ ra bực bội khi thấy Phương Anh uống cạn ly rượu, đúng là thứ đàn bà lẳng lơ mà. Duy Khương choàng tay qua vai cô: − Bà xã mình không được khỏe, cho cô ấy xin lỗi nhé. − Sao được phải cùng vào bàn tiếp khách chứ, hay cậu sợ người khác nhìn ngắm vợ mình. Duy Khương cười: − Cậu vẫn đùa như ngày nào? Phương Anh lí nhí: − Xin phép tôi còn công việc một chút, anh thông cảm cho. Hoàng đưa mắt nhìn theo dáng Phương Anh khuất dần, điều ấy không qua được mắt của bà Duy Khiêm. Tiệc mặn đã tàn họ kéo nhau ra khoảng sân rộng để uống trà tán gẫu, Phương Anh và chị Mười nhìn đống chén bát nằm ngổ ngang mà ngán ngẫm. Không hiểu Hoàng có nhận ra cô hay không, hay anh giã vờ không quen biết nhưng đó cũng là điều may mắn cho cô trong lúc này. Có tiếng gọi: − Mưới ơi cho thêm trà đi. Mười vội cho tay vào thau nước để giũ bỏ lớp xà bông rồi bước đi. Trong khoảng tối của bụi rơ ri chợt lay động, và thậ bất ngờ Hoàng xuất hiện gọi: − Phương Anh. Tiếng gọi làm rơi cái ly đánh xoảng xuống nền đất. tay chân cô run rẩy: − Tôi không quen biết anh. Hoàng cười khẩy: − Không quen à? Anh có nghe lầm không đây. Tại sao em lại trốn anh, con chúng mình đâu rồi và tại sao em lại làm vợ Duy Khương. Anh rất muốn biết những chuyện đó. − Tôi van anh đấy Hoàng, chuyện của chúng ta đã kết thúc rồi, tôi xin anh hãy để cho tôi yên, gần ba năm rồi tất cả đã vào dĩ vãng, anh đừng làm cho mọi chuyện rối mù lên nữa. − Tôi cần em trả lời những câu hỏi vừa rồi. − Cho tôi hẹn anh khi khác giờ thì anh hãy lên đi, mẹ chồng tôi khó lắm. Thấy bóng chị Mười, Hoàng nói: − Cô đã nói thì phải giữ lời đấy nhé. Hoàng vừa khuất vào thì thân xác cô như tàu lá rũ. Muốn yên nhưng nào được yên. Phương Anh bỗng ước giá gì thời gian có quay lại cô sẽ không khờ dại để rơi vào bẩy của Hoàng. Duy Khương cởi áo vắt lên thành ghế, anh ngã người xuống chăn đệm phẳng phiu. Hôm nay anh đã quá chén, Phương Anh sữa lại thế nằm cho chồng, Duy Khương chìm vào giấc ngủ ngay hơi thở nồng hơi men phà ra ngây ngây. Cô phải trở xuống để dọn dẹp tiếp, chắc chắn khách đã về hết rồi. Phương Anh phải sựng lại mấy giây khi Hoàng và Hương Quế vẫn còn trò chyuện cùng bà Duy Khiêm, cô tháo lui đâm sầm vào chị Mười. − Ơ! Mợ ơi. − Em xin lỗi... Chị Mười nhìn thẳng vào mặt mợ chủ rồi kéo tay Phương Anh ra phía sau. − Có phải người đàn ông đó không? − Sao chị...hỏiem...như thế? − Mợ không cần phải dấu nữa tôi đã nghe thấy cả rồi. Phương Anh không thể chối cãi. − Giờ mợ tính sao đây, người đàn ông đó không để yên cho mợ đâu. − Cuộc đời em cứ "họa vô đơn chí" không hà chị ơi, em rối rắm quá. − Chưa có sự xuất hiện của ông ta đã phiền phức quá rồi, nay bà biết sự thật mợ dễ gì mà sống trong nhà này. − Chị nghĩ Hoàng có kể cho mẹ tôi nghe không? − Nếu anh ta là người tiểu nhân hoặc...muốn có mợ về. − Ảnh có gia đình êm ấm rồi chị. − Mợ không biết à? Phương Anh lắc đầu: − Em trúng kế nên mới lụy vào thân như thế này đây, em không hề yêu Hoàng. Ảnh dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm đoạt em vì ảnh cần một đứa con. − Thế mợ có... − Vâng! Dù em thù anh ta thấu tận xương tủy nhưng không thể hủa bỏ giọt máu đã hình thành. − Cậu Khương không hề biết chuyện này chứ? − Vâng! − Đó là chuyện mợ giấu giếm bấy lâu nay phải không? − Vâng, em đến thăm con nên mới ra cớ sự. Chị Mười chép miệng xót thương: − Thật là khổ, tôi không biết giúp mợ bằng cách nào nữa. Cảm giác tủi thân cô không dám khóc. Làm sao cô có thể sống trong những ngày tới mà không có Duy Khương, thật là hoang lạnh và sợ hãi. Bầu trời như cao hơn với màn đêm thăm thẳm, giữa không gian bao Lâm Anh đó có một mảnh đời nhỏ nhoi cứ chịu nhiều cay đắng. Ở phòng khách cũng chưa có ý định ra về, Phương Anh đành nói: − Chắc em đi ngủ trước phiền chị làm một mình vậy. − Ờ, mợ đi nghĩ kẻo lại chạm mặt khó bề ăn nói với bà. Duy Khương vẫn nằm ở tư thế cũ, ngồi xuống cạnh giường cô cầm bàn tay của anh áp lên má mình. Gối chăn còn đó đầy xao xuyến Biết đếb lúc nào em xa anh Ra đi không màng ai đưa tiển Chân bước xa xôi dạ chẳng đành. Phương Anh cầu mong trong giấc mơ đó anh không thấy điều gì đau đớn ngoài thảm cỏ xanh hạnh phúc. Phương Anh bất ngờ khi bà Duy Khiêm bảo dọn thêm hai cái chăn. Cô thật sự hoảng sợ khi biết lát nữa đây sẽ chạm mặt Hoàng, tiếng cười nói ồn ào báo cho cô biết họ đã đến. Hôm nay Phương Anh trong bộ gấm màu mỡ gà, tóc được quấn cao lên trông cô thanh thoát cao sang khiến Hoàng phải ngẩn ngơ mất mấy giây. − Chào chị, Duy Khương đâu? − Anh Khương sẽ xuống ngay. Bà Khiêm bảo Hoàng: Ngồi đi Hoàng, Quế. − Dạ, cứ để con tự nhiên. Cả bảy tám năm rồi con mới trở lại mọi thứ đều đã thay đổi, chỉ có bác là không quên con thôi. − Con về chơi khi nào mới đi? − Định vài tuần thôi, nhưng ở đây vui quá nên con định ở lâu hơn. − Vậy à? Còn công việc làm ăn của con ai trông coi. − Đã có cô ấy lo rồi. − Không thích nhưng Phương Anh vẫn phải nghe những lời đối đáp của Hoàng. Duy Khương bắt tay Hoàng. − Sao không dẫn bà xã đến. − Mình về một mình thôi.Hương Quế trêu anh: − Ảnh về một mình để dể bề quậy chứ. Đem theo sư tử Hà Đông làm sao tự do. Nghr nhắc đến sự tử Hà Đông, Phương Anh chợt rùng mình, cô còn nhớ như in lần đó nếu không nhờ những lối xóm tốt bụng có lẽ gương mặt đã bị tàn phế bởi lọ áxít của vợ Hoàng rồi. − Thôi cầm đủa lên đi, mời mẹ. Phương Anh cúi xuống vì vô tình cô ngồi đối diện với Hoàng. Trong bàn ăn chắc chỉ mình cô là ngồi trên mây với những cảm giác bồn chồn lo lắng. Cô mong rằng không ai nhận ra sự việc. Bóng chị Mười cứ thấp thoáng ở cửa, Phương Anh hiểu chị cũng đang lo cho cô, Phương Anh không biết mình ăn sơn hào hải vị hay nhai đá cuội mà không thể nào nuốt cho trôi. Hoàng nói với nụ cười: − Chị Khương ngại vì tôi hay sao mà ăn ít thế anh, nãy giờ chén cơm chẳng vơi đi chút nào. Hương Quế vụt miệng nói: − Ơ, tại sao anh lại quan tâm đến chị Khương thế, không sợ anh Khương nổi trận lôi đình vì quan tâm đến chị ấy hay sao? − Đó là lịch sự tối thiểu của người đàn ông đấy, phải không Khương? Dù không hài lòng nhưng Duy Khương vẫn nói: − Hương Quế em đừng nên để ý đến những chuyện không đâu như thế sẽ làm mất vui đấy. Phương Anh chỉ mong sao buổi cơm mau mau chấm dứt, cô sẽ không thể chịu đựng lâu thêm nữa. Bà Duy Khiêm muốn Phương Anh rời khỏi bàn ăn nên nói: − Phương Anh à, con vào đem trái cây ướp lạnh ra đi. − Dạ! Phương Anh cầm theo chén cơm còn đầy ngập ra sau nhà. Cô có cảm giác cuộc đời mình là con rối mặc cho Hoàng tung hô theo ý mình. − Bữa cơm kéo dài như một cực hình, cô có cảm giác ngồi phải đinh, cứ phải thu ánh mắt trong khoảng hẹp để không nhìn thấy ánh mắt Hoàng. Ánh mắt vẫn nồng nàn tha thiết mà cô hằng ghét cay ghét đắng. Hương Quế hỏi Hoàng: − Anh có còn ý định mời vợ chồng Duy Khương đi vũ trường không? − Có chừ, đồng ý không Khương? − Dĩ nhiên làm sao mình từ chối, từ lâu rồi mình không đến đấy. Hương Quế móc: − Có vợ ở nhà thủ thỉ còn đến những chỗ đó làm gì. − Trời ơi tại sao Hoàng lại bày trò, Duy Khương bảo vợ: − Xong rồi, em chuẩn bị đi nhé. − Em... Biết Phương Anh không thích. − Cũng cần phải giải thích một chút em đừng lo mình về sớm mà. Bà Duy Khiêm cũng khích lệ: − Gọi chị Mười lên dọn dẹp Phương Anh chuẩn bị đi, đừng để mọi người chờ. Mắt Hoàng sáng lên vi chốc nữa đây Hoàng có cơ hội hỏi chuyện Phương Anh, rõ ràng là mục đích của anh mà. − Phương Anh cười gượng để khiếu từ, đứng trước tủ quần áo cô không biết nên chọn đồ gì cho phù hợp với buổi tốt hôm nay mà không làm mất mặt chồng. Phương Anh chọn cho mình chiếc đầm ngắn màu trắng, trang sức chỉ là sợi dây chuyền trắng lóng lánh trên cổ mịn màng đều đặn. Ngắm mình trong gương cô như thấy lại mình của ba năm về trước. Ánh mắt Duy Khương ánh lên vẻ hài lòng, nhưng ngược Hương Quế thì ganh tức. Hai chiếc xe lướt đi gió đêm lạnh, Phương Anh choàng tay qua ôm Duy Khương để cảm nhận đang có anh. Phương Anh bước chân vào vũ trường mà run sợ sự xuất hiện của Lâm Anh, sẽ nói như thế nào với Duy Khương đây. Hoàng mở đầu với Hương Quế bằng điệu nhạc Rock. Duy Khương âu yếm nhìn vợ: − Em không thích phải không? − Dạ không? − Vợ chồng mình cũng nên có những giây phút lãng mạn chứ. Hương Quế hỏi Hoàng: − Hình như anh thích chị Phương Anh? − Tại sao em nói kỳ cục vậy? − Anh không không dấu được ai cả khi mà ánh mắt anh đã tố cáo rõ ràng. Hoàng trừng mắt: − Câu nói của em sẽ phá hạnh phúc của người ta đó. Hương Quế cười nhạt: − Đâu cần em phá vỡ mà nó đã tự phá vỡ rồi, một người vợ không đoan chính thì tiếc gì. − Em nghe gì hay thấy gì mà xúc phạm người ta không nên đâu. − Anh có vẻ bênh vực cho cô ta, không lẽ anh cũng ngu muội như Duy Khương. Ảnh không thấy tình yêu của em mà dâng trái tim mình không đúng chỗ cho người khác. − Em cay cú vì Duy Khương hay ghen tức với Phương Anh. − Có lẽ cả hai. − Đừng nho nhen như thế Quế à! Tình yêu phải có cho và nhận, con mình yêu cứ cho mà không ai thèm nhận thì phải lãng quên thôi. Còn anh tình yêu phỷi dùng thủ đoạn để đoạt được cuối cùng anh chẳng được gì cả, mất trắng. Qua câu nói anh đang buồn về chuyện gì à? − Chỉ có buồn thôi sao, mà anh đang nuối tiếc cho sự lầm lẫn của mình. − Nói cho em nghe đi, đã bao năm rồi anh em mình chưa có lúc nào tâm sự cho cạn tời: − Có lẽ em không cần biết sẽ hay hơn Quế à ' − Anh không muốn chia tay để vơi đi nỗi buồn sao? − Nỗi buồn đã theo anh suốt ba năm qua rồi, và có lẽ nó sẽ đeo đẳng anh suốt cả đời. Bản nhạc châm dứt Hoàng đưa em gái trở lại bàn: − Ủa, sao hai ông bà không đưa nhau ra nhảy đi. Duy Khương dìu vợ trong điệu sloqu. Cô ngã đầu lên vai anh dịu dàng đằm thắm. Hoàng nhìn thầy và biết nỗi xót xa đang cuộn cuồn trong lòng. Tại sao Phương Anh lại quên anh nhanh như vậy, biến mất trong cuộc đời anh lặng lẽ. Ba năm qua anh cất công tìm kiếm lúc anh bỏ cuộc thì bất ngờ gặp lại, và Phương Anh bây giờ là vợ của Duy Khương. Thế là hết, những hy vọng những yêu thương đã đổ vỡ hết rồi. Sự thôi thúc phải hỏi Phương Anh nên anh đành dìa Hương Quế ra sàn. Không lâu anh đổi bạn nhảy, Phương Anh miễn cưỡng đưa mắt nhìn Duy Khương, anh chỉ nở nụ cười động viên: − Em không thể tàn nhẫn với anh như thế chứ Phương Anh. − Hai chữ tàn nhẫn đó phải dành cho tôi nói với anh chứ? − Tại sao em trốn chạy anh chứ, và đứa con đó...em phải biết rõ anh khao khát cần nó mà. − Xin lỗi anh tôi đã bỏ nó rồi, tôi không thể chịu nỗi sự lăng mạ sĩ nhục và sém chút nữa nhan sắc tôi đã bị tàn phá vì sự ghen hờn khi nghĩ rằng tôi đã san sẽ tình yêu của vợ anh. Hoàng ngạc nhiên cực độ: − Sao? Lại có chuyện đó nữa à? − Anh không tin sao, cũng may trời không phụ người ngay nên tôi mới thoát nạn, anh hiểu rồi đó đừng nên đeo đuổi tôi nữa, hãy để cho tôi sống yên phận một người vợ hiền dâu thảo đi. Ước mơ của tôi đơn giản lắm xin anh đừng hủy hoại, tôi van xin anh đó Hoàng. Lời nói làm anh xúc động: − Rất tiếc anh đã mất tình yêu thương của em. − Anh không hề đánh mất. Vì với anh, tôi chưa hề có tình yêu. Thân xác trinh nguyên đã bị anh đánh cắp, nhưng trái tim tôi thì không, nên tôi đã trao trọn cho Duy Khương, anh phải hiểu rõ như thế. Hoàng đưa Phương Anh ra khỏi Duy Khương và Hương Quế. − Em hận anh nhiều đến vậy sao Phương Anh? − Tôi không hận anh chút nào cà, chỉ có điều là tôi mong rằng chưa hề biết anh. Hoàng không nói nữa mà siết tấm thân mỏng manh vào lòng hơn, cảm giác bình yên khi ở bên Phương Anh vẫn cuộn cuồn dâng trào. − Tại sao chúng mình không gặp nhau sớm hơn hả em? Hoàng cảm nhận được bờ ngực run rẩy khi anh siết chặt cô hơn. − Đưa tôi về chỗ đi. − Em tiếc với anh giây phút ít ỏi này sao, làm gi anh có cơ hội gần gũi em như thế này hả Phương Anh? Em có biết ngay giờ phút này anh đang thèm được hôn em không? Phương Anh rùng mình, cô muốn vùng chạy để thoát khỏi sự đam mê đang có củ Hoàng. Trong cánh tay như hai gọng kềm làm cô sợ hãi, đưa mắt tìm Duy Khương nhưng cô đã quá xa anh. Đèn trong khán phòng vụt tắt, nhanh như chớp cô đã nhận một nụ hôn thô bạo nhưng mãnh liệt. − Rốt cuộc rồi anh chỉ là kẻ cắp mà thôi. Phương Anh giận dữ quay lại chỗ ngồi khi đèn bật sáng. Duy Khương ngạc nhiên khi thấy Lâm Anh trên sân khấu, và điều đó cũng làm cho Hoàng hiểu vì trốn anh nên hai chị em họ đã trôi dạt ra tận đây. Phương Anh nhận ra cái nhíu mày của Duy Khương, suốt chặng đường về nhà anh im lặng không hỏi hay nói câu nào cả. oOo Trên đường ánh nắng cứ dìu dịu, và bầu trời chì cứ trong xanh. Hình như cả thành phố Vũng Tàu ai cũng cảm nhận được bầu trời như Lâm Anh. Hai mẹ con Lâm Anh thong thả cho xe chạy qua các phố phường, cô cũng chưa biết mình sẽ đi đâu và làm gì cho hết thời gian của ngày chủ nhật này. Không đầy hai tuần nữa sẽ có kết quả công bố giải thi ảnh đẹp, dù không hy vọng nhưng cô cũng mong mình đạt giải khuyến khích, bao nhiêu đó cũng là niềm vui tó tác đối với cô rồi. Hôm nay là ngày trực của Châu Nguyễn nên cô không có thời gian hẹn hò cùng anh. Với tình yêu mãnh liệt của Châu Nguyễn đã đánh gục ý tưởng che chắn cho tình cảm của mình, vì cô thấy mình chưa cần thiết để nhận tình yêu khi còn mang trọng trách trên vai, bé Na quá nhỏ để chịu đựng san sẽ tình yêu thương bị chia sớt của Châu Nguyễn. Con đường Hạ Long chạy dài ôm quanh chân núi, gió từ biển thổi hắt vào cuốn theo chút vị mặn trên môi. − Mẹ ơi, cho con ăn kem đi. − Con thích vậy à, lát nữa mẹ con mình sẽ ăn kem mùa đông Na nhé. − Dạ! − Giờ thì mẹ phải ghé qua chú Văn một chút. Trường Văn đang so lại dây đàn thấy Lâm Anh, anh hỏi: − Em không dợt lại bài hát hôm qua sao mà còn lang thang nữa. Lâm Anh lắc đầu: − Hôm nay tâm trạng em không vui, khó mà tập trung lắm anh à. − Nè, anh không thể nào chịu đựng nỗi sự giận dữ của phan hâm mộ em đâu, có người thông cảm, có người hằn học bảo rằng em kiêu ngạo, anh phải làm sao cho phải đây? − Nếu gắng quá em sẽ thôi hát và tìm việc khác. − Sao vậy khi giọng ca của em đầy triển vọng. − Cũng vì cơm áo gạo tiền chứ em không đeo nghiệp ca hát đâu anh Văn. − Có những cái luôn đi ngược lại ý mình, muốn tồn tại em hãy làm những gì mà em không hề yêu thích. Trong thành phố du lịch không thân không thế này dễ gì tìm ra công việc thích hợp cho em, ngoài việc ca hát ra anh không thể giúp gì cho em hơn được nữa. Lâm Anh buồn hiu: − Anh buộc em vào cách từ chốu quá khéo léo phải không? − Anh nói thật chứ không ép uổng, để em phải hát cho vũ trường anh đâu. − Cảm ơn anh đã tận tình dìu dắt em. − Định rút lui ra khỏi chiến trận hay sao mà lo cám ơn cám nghĩa đó nhỏ. − Sẽ nhưng bây giờ thì chưa, định ghé qua báo cho anh hay sắp xếp cho em đêm nay về sớm một tí. − Lại hẹn hò. − Không, em muốn nghĩ ngơi thôi. − Được. − Em về đây, chào chú Văn đi Na. oOo Trường Văn rất ngạc nhiên khi người ái mộ Lâm Anh ngày càng nhiều, nhưng với hai khán giả chân tình kia làm anh có sự thắc mắc lạ lùng hơn. Ở một góc tối Hoàng ngồi chờ đợi đến xuất diễn của Lâm Anh, đã ba ngày qua anh chưa tiếp cận được cô. Những gì cần biết về Phương Anh chắc chắn Lâm Anh sẽ hiểu rõ. Cô bé ngày nào vô tư e dè nép bên chị gái hôm nay dưới ánh đèn trông cô rực rỡ và trưỡng thành hơn, có lẽ là nhờ lớp hóa trang trông cô già dặn hơn so với tuổi. Đêm nay anh nhất định phải tìm cho ra nơi cô ở, khi nhạc dạo lại điệp khúc Hoàng đứng dậy bỏ ra về. Và không ngoài dự đoán của Hoàng, Lâm Anh đang tiến ra cổng sau. Cho xe chạy chầm chậm anh nghe lòng hồi hộp như lần đầu tiên hẹn hò cùng bạn gái, phải nói trong đời anh những cuộc tình đã trải qua không một ai làm cho anh khắc khoải đến đau đớn như Phương Anh, và ngay cả người vợ đầu ấp tay gối ngày làm hố sâu ngăn cách trong khi anh rộng lớn thêm ra. Trong đời sống vợ chồng chỉ có sự chịu đựng lẫn nhau thì tổ ấm đó chỉ là địa ngục. Ba năm trôi qua Hoàng một mình gặm nhắm nỗi đau trong tâm trạng hối hận, vì quá yêu Phương Anh mà anh không kềm lòng phải dùng đến thủ đoạn để chiếm lấy cô, anh nghĩ đến gạo nấu thành cơm cô sẽ dễ dàng chấp nhận anh. Nhưng tình yêu anh không chắp cánh để vượt đến ước mơ mà đã tàn lụi khi cô biến mất ra khỏi cuộc đời anh không để lại dấu tích. Và bây giờ anh còn ly do nào để đeo đuổi một người luọn oán ghét mình, anh vẫn hiểu và nhận ra sự thật đó, nhưng con tim và lý trí của anh thì không. Nó vẫn giục giã và cấp bách làm sao để có lại cô trong cuộc đời. Lâm Anh tròn mắt vẻ kinh ngạc khi nhận ra Hoàng đang sừng sững trước mặt. − Anh... Hoàng cười thân thiện. − Em vẫn khỏe chứ Lâm Anh? − Vâng...em vẫn khỏe. − Không định mời anh vào nhà sao? Lâm Anh bối rối trước tình huống bất ngờ này, bé Na hỏi: − Mẹ ơi, chú Nguyễn hả mẹ? − Ở, không... Lâm Anh từ chối: − Đã khuya quá rồi anh Hoàng, em không thể tiếp anh... − Em sợ lời dị nghị hay em sợ anh. − Em sợ cả hai, mong anh hiểu cho em muốn yên thân. − Nhưng anh thì không, anh muốn nói chuyện vì qua em, anh sẽ hiểu rõ về Phương Anh. − Chị ấy còn ở Sàigòn. Hoàng nở nụ cười khi nghe Lâm Anh nói dối: − Từ lúc nào em tập nói dối thế cô em bé bỏng của anh. Dù Lâm Anh đang chắn lối nhưng Hoàng vẫn chui vào vì anh nhìn thấy đôi mắt xoe tròn đang nhìn anh lạ lẫm. Thấy khách bé Na vòng tay: − Thưa chú ạ! Vuốt lên mái tóc đen mượt: − Ồ con ngoan quá. Hoàng kéo nó vào lòng rồi quay sang nhìn Lâm Anh. − Anh đợi em nói với anh đó Lâm Anh? − Có chuyện gì để nói đâu. − Anh không phải đứa bé lên ba để hai chị em bưng bít sự thật. Nó là đứa bé con anh phải không? Lâm Anh nghiêm giọng: − Anh có lầm lẫn không vậy, em đã có chồng và bé Na là con của em đấy. Hoàng nhìn Lâm Anh nhếch môi: − Em có chồng năm mười bảy tuổi ư? Anh nhớ khi đó em đang học lớp mười một, và anh từng đưa đón em. Ngay cả chuyện em nói Phương Anh ở Sàigòn là anh hiểu em cố tình nói dối anh phải không. Em sẽ không bao giờ ngờ anh đã gặp Phương Anh và nhảy với cô ấy trong vũ trường em đang hát đấy. Lâm Anh tái mặt ngắc ngứ không nói ra được câu nào. − Anh nói dối. − Có bằng em đang nói dối không, anh nói ra cô hiểu là anh không hề nói dối, có phải Phương Anh là vợ của Duy Khương? Lâm Anh hiểu sự việc không đơn giản chút nào nữa rồi. − Tại sao anh cứ làm khổ chị em tôi hoài như vậy chứ, trong khi anh có một gia đình êm ấm công ăn việc làm luôn phát đạt. − Nhưng anh thiếu thốn tình cảm và con cái, điều đó đang có ở chị eem, của em. Người tàn nhẫn nhất không phải là anh. Em nói đi bé Na chắc chắn là con của em? − Vâng! Anh ngôi bệt xuống đất đặt bé Na vào lòng rồi hôn lên đôi má phúng phính. Có lẽ nó thiếu tình phụ tử nên ngoan ngoãn ngồi yên mặc cho Hoàng có cử chỉ yêu thương. − Em hãy chứng minh đi. − Anh tin hay không với em chẳng cần thiết, nhưng xin anh đừng lui tới nữa và buông tha cho chị em. − Vẫn điệu ngữ van xin giống như chị của em vậy, chỉ khi nào cả hai nói thật cho anh biết sẽ có cách giải quyết nên rút lui âm thầm hay dành lại những gì đã thuộc về anh. Bé Na đưa mắt nhìn mẹ rồi người đàn ông lạ đang bế nó trên tay. Bỗng nó chồm lên gọi: − Châu Nguyễn. Lâm Anh giật mình quay lại, cô chỉ kịp nhìn thấy dáng anh khuất qua cổng. − Anh Nguyễn. Đêm thêng thang và vắng ngắt. Hoàng ra về với nỗi buồn lan rộng khi nghĩ mình cứ ru mãi giấc mơ hồng đang lịm tắt.