Phần thứ nhất
Bí mật về gia thế
Phần 1 - Chương 2
Tại sao Tưởng Giới Thạch lại biến thành Trịnh Tam Phát và người con của sư trụ trì chì chùa Tuyết Đậu ?

Như phần trên đã nói, mấy chục năm nay Đường Thuyết rùm beng một thời rằng Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử. Các sách báo tạp chí như Dân quốc Xuân Thu, Hứa Xương sư chuyên học báo v.v... mấy năm nay vẫn không ngừng đăng tải các bài văn tương tự như kiểu Đường Thuyết. Các báo chí trong nước cũng chuyển tải không ít các bài tương tự. Ngoài ra, còn có một thuyết cũng lưu truyền rộng rãi mà Đường Nhân Tiên sinh đã từng phê phán qua cách nói: Tưởng Giới Thạch là con của người chủ trì chùa Tuyết Đậu. Thuyết này cũng truyền đi tương đối sớm, tuy đã từng bị Đường Nhân tiên sinh phê phán thế nhưng vẫn có người tuyệt đối tin tưởng không chút nghi ngờ. Vào đầu những năm 80, bí thư trưởng viện lập pháp (lúc đó Tôn Khoa giữ chức Viện Trưởng) nguyên ủy viên Trung ương Quốc dân đảng lưu cư ở nước Mỹ là Ngô Thượng Ưng, đã phát biểu bài Bàn về con người Tưởng Giới Thạch trên một tờ báo Trung văn ở nước Mỹ. Ông nói: Tôi quen biết Tưởng Giới Thạch đã hơn năm mươi năm. Ông Tưởng là người nông thôn làng Khê Khẩu Ninh Ba Triết Giang, có lai lịch rất không rõ ràng. Tôi đã từng tới Khê Khẩu, theo nhân dân ở nơi đó nói, người mẹ của Tưởng Giới Thạch xuất thân nghèo hèn, từng ở trước cửa chùa Tuyết Đậu cách Khê Khẩu vài dặm, may vá cho hòa thượng, kiếm từng đấu thưng. Do có nhiễm với người chủ trì chùa này, bà đã phải nuôi một đưa bé tức là Tưởng Giới Thạch, nhưng không thể công khai, vẫn nhận một lão bán thịt làm chồng. Ông Tưởng không đủ vĩ đại, vẫn giấu kín không dám nói. Cho nên người đời đối với lai lịch của ông còn có rất nhiều điều đồn đại. Sau khi Tưởng phát đạt, ông đã xây một ngôi nhà ở chùa Tuyết Đậu, mỗi lần tới đây đều mật đàm với hòa thượng Thái Hư có quen biết với cha đẻ của ông...
Vậy thì, điều đầu tiên, Tưởng Giới Thạch có thực sự là Trịnh Tam Phát Tử hay không? Muốn biện giải nhận rõ nghi án này, cần phải tìm hiểu ba điểm dưới đây:
1- Bà Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc cuối cùng là người quê quán ở đâu? Có thật bà đã có đoạn từng trải từ Trung Châu tới Triết Giang hay không?
2- Ông Tưởng phụ Tưởng Túc Am có đúng như Kim Lăng Xuân mộng nói đã từng buôn bán muối hoặc làm sư gia ở phủ Khai Phong hay không?
3- Tưởng Giới Thạch cuối cùng là sinh ra ở đâu? Lớn lên ở đâu?
Đối với vấn đề thứ nhất, Cát Trúc Vương Thị Tông phả trùng tu năm 1933 đã nói cho chúng ta biết, vào năm Hồng Vũ triều Minh, Phụng Hóa Liên Sơn có một người thanh niên tên gọi Vương Sảng tới thôn Cát Trúc Phụng Hóa làm nhà ở. Người đó lấy vợ đẻ con. Con cháu đời thứ 22 của người đó là Vương Dục sinh được ba trai hai gái. Con cả là Vương Hữu Tắc, lấy con gái Diêu Chấn Xương ở Hoan Đàm làm vợ, sinh được ba con trai, sau lại lấy tiếp một người họ Diêu khác, lại sinh được hai trai một gái, theo thứ tự sắp xếp, con trai thứ tư là Hiền Cự, con trai thứ năm là Hiền Dụ, con gái tức là Thái Ngọc. Vương Thái Ngọc lúc đầu gả làm vợ Điền Du Mộ họ Tào, chồng chết sớm, lại lấy làm lẽ Tưởng Triệu Thông ở Khê Khẩu. Bà chính là mẹ đẻ ra Tưởng Giới Thạch. Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc là người Cát Khê, Phụng Hóa. Điều này được coi là chứng cứ trong bài viết Tiên tỉ Vương Thái phu nhân sự lược do Tưởng Giới Thạch soạn viết về mẹ của mình vào năm 1921 khi chưa phát tích: Tiên tỉ Vương Thái phu nhân húy là Thái Ngọc, con gái của Vương Hữu Tắc tiên sinh ở ấp Cát Khê.Năm 23, về với phủ quân tiên khảo Túc Am... Điều này cũng có thể được chứng thực bởi những hoạt động của Tưởng Giới Thạch ở Cát Khê. Ngôi mộ của Vương hữu Tắc ở Đổng Gia Khanh Cát Khê là do Tưởng Giới Thạch bỏ tiền ra xây dựng, mộ xây chỉnh tề hùng vĩ, văn bia do Tưởng đề viết, tới nay nguyên mạo vàn như xưa. Năm đó, vợ chồng, cha con, dâu cháu nhà họ Tương đã nhiều lần tới tế lễ. Năm 1949 đêm hôm trước khi đi Đài Loan, ba đời tổ tôn đều tới tế tảo, rất nhớ thương quyến luyến. Trong nhật ký viết ngày 1 tháng 11 năm 1921 tại Phụng Hóa, Tưởng Giới Thạch ghi rằng: Chập tối trưng bày lễ mộ bà ngoại. Nếu mẹ Tưởng là người Hứa Xương, thì ở Phụng Hóa lấy đâu ra một bà ngoại nữa? Tưởng Giới Thạch cũng làm gì phải vét tiền trong túi ra vì một tấm thân đã chết của Vương Lão tiên sinh chẳng có liên quan. Căn cứ vào hồi ức của các nhân sĩ hiểu biết tình tiết sự việc của Phụng Hóa và Khê Khẩu thì cha con nhà họ Tưởng đối với hai anh em Hiền Cự, Hiền Dụ của Vương Thái Ngọc càng thêm cung kính gấp bội. Trước kháng chiến, cứ mỗi cuối năm Tưởng Giới Thạch đều biếu họ hàng hàng trăm đồng bạc. Khi Tưởng Kinh Quốc từ Liên Xô về nước thường trú ở Khê Khẩu từng nói với người quản lý nhà cửa chi thu của họ Tưởng là Đường Thụy Phúc rằng: Tôi đi vắng, người khác tới nhà làm khách có thể không cần phải chiêu đãi. Chỉ khi nào có hai ông cậu ở Cát Trúc tới Khê Khẩu, thì phải mời các vị nghỉ lại. Làm các món ăn thịnh soạn chiêu đãi các vị. Theo thời theo tiết phải biếu tiền cho các vị chi tiêu thường ngày. Bình thường cần gạo, cần hàng hóa thường dùng hàng ngày thì đều lên phố Khê Khẩu lĩnh theo sổ gửi tiền.Căn cứ theo điều tra của ủy ban văn sử chính trị hiệp thương huyện Phụng Hóa, ngày 26 tháng 12 nông lịch (1936), ngôi nhà mới của nhà họ Vương ở Cát Trúc dựng đài môn, Tưởng Giới Thạch vì bị thương ở bụng trong sự biến Tây An vừa hay đang chữa trị ở Phụng Hóa, cùng đích thân tới chúc mừng. Tháng 3 năm 1937, Vương Hiền Cự làm lễ đại thọ 70, Tưởng Giới Thạch đặc biệt cử Tống Mỹ Linh làm đại biểu, tới Cát Trúc chúc thọ anh trai của mẹ. Con cháu nhà họ Vương ở Cát Trúc công nhận được sự dìu dắt của Tưởng Giới Thạch. Cháu cả của Hiền Cự là Trung Trạch đã từng làm huyện trưởng Phố Thành Phúc Kiến, huyện trưởng Tân Xương Triết Giang. Con thứ của Hiền Cự là Lương Mục đã theo Tưởng Giới Thạch làm phó quan thị tòng và chủ nhiệm phân hiệu Vũ Lĩnh. Những người khác trong dòng họ Vương ở Cát Trúc, phàm những người có quan hệ mật thiết với Tưởng lại có tài năng nhất định, sau khi Tưởng phát tích, không ai là không có quyền thế, lên cao như diều gặp gió, không ai là không quan cao lộc hậu. Con trai của Vương hiền Gia người anh em họ của Vương Thái Ngọc là Vương Chấn Nam từng làm Vụ trưởng Vụ Quân pháp Bộ Quân chính của Chính phủ quốc dân. Cháu họ của Vương Hiền Đông, một người anh họ khác, tên là Vương Thế Hoa từng giữ chức Trung tướng Thị vệ trưởng, ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch. Vương Hiền Đông là người làm mối dắt Tưởng mẫu về nhà họ Tưởng, do đó năm ấy Vương Thế Hoa khi muốn ra ngoài làm việc theo Tưởng Giới Thạch, bèn nhờ ông chú là Vương Hiền Đông xin hộ cho, Vương nói với Thái Ngọc. Thế nhưng Tưởng Giới Thạch lại muốn thử thách người bạn thông gia nhỏ này. Tưởng sai Vương Thế Hòa đưa một làn hàng mặn tới, rồi sai Vương treo chiếc làn lên trên một chiếc đinh ở cột nhà. Bởi Vương người thấp, phải lấy chiếc ghế đứng lên để treo, sau khi treo làn xong, lập tức dùng giẻ mềm lau sạch dấu chân trên ở ghế, rồi đem ghế đặt về đúng chỗ cũ. Tưởng cho rằng Vương làm việc cẩn thận, liền dẫn Vương đi Quảng Đông với mình. Nói tóm lại, gia đình họ Vương ở Cát Trúc đích thực là nhà mẹ của Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc. Vương Thái Ngọc không phải là người Hứa Xương Hà Nam, cũng chưa hề tới Hứa Xương bao giờ, càng không bao giờ nói tới việc chạy đói đi xin ăn từ Dự đến Triết cả.
Đối với vấn đề thứ hai. Những tài liệu của Chính phủ hiệp thương tỉnh Triết Giang nói, nhà họ Tưởng ở Khê Khẩu, từ Tưởng Ngọc Biểu đã bắt đầu bỏ nghề nông kinh doanh thương nghiệp. Ngọc Biểu đã mở một cửa hiệu kinh doanh buôn bán muối, rượu, vôi là chính ở trên phố Khê Khẩu lấy tên là Hiệu muối Ngọc Thái. Đến nay, tại góc tường của cửa lớn chiêu đãi sở thứ ba ở Phụng Hóa vẫn còn giữ được tấm bia đá Ngọc Thái Diên phố Nguyên chỉ do đích tay Trung Chính đề. Đây chính là nền của cửa hiệu lúc dó. Hiệu muối của Ngọc Biểu là cửa hiệu kinh doanh Muối nhà nước duy nhất ở trên phố Khê Khẩu. Muối từ Ninh Ba bán buôn vận chuyển đến, vôi từ Phú Dương chuyển về, về sau còn kinh doanh tiêu thụ gạo, tới tận Vu Hồ An Huy bán gạo, phạm vi kinh doanh rất rộng lớn. Tưởng Ngọc Biểu sinh được hai con trai. Người con cả cho nhận làm con thừa kế của người anh thứ hai. Con thứ là Triệu Thông (tự là Túc Am). Khi Túc Am hai mươi hai tuổi bắt đầu kinh doanh hiệu muối. Do vì ông tanh nhanh tài cán, chẳng mấy năm buôn bán đã phát đạt, được mọi người gọi là Lươn ở đầu bến sông. Bởi vì lươn ở trong hang thì đã dễ bắt, nếu chờ nó bơi ra bến sông rồi muốn bắt thì khó lắm, có ý muốn nói rằng, người khác không thể chiếm được lợi thế bằng ông. Đầu tiên Túc Am lấy Từ Thị, lúc ông 41 tuổi thì Từ Thị bị ốm chết, Túc Am lấy vợ kế là Tôn Thị, không lâu Tôn Thị cũng qua đời. Năm thứ 12 Quang Tự đời Thanh, do người làm thuê cho Hiệu Muối Ngọc Thái tên là Vương Hiền Đông người làng Cát Trúc làm muối, ông lại lấy người em họ của Vương Hiền Đông ta Vương Thái Ngọc làm vợ kế. Ông Tưởng Túc Am này chính là cha đẻ ra Tưởng Giới Thạch. Từ những năm còn trẻ, ông đã kế thừa nghiệp cha, kinh doanh cửa hiệu muối Ngọc Thái ở Thế Khẩu, chưa hề đi tới Hà Nam, cũng chưa hề làm qua sư gia, càng không thể đưa bà quả phụ chạy nạn ở Hứa Xương đem về Triết Giang bao giờ. Nếu nói ở Hứa Xương Hà Nam đích thực có một nàng quả phụ chạy nạn lấy một ông Tưởng Túc Am buôn muối hoặc một sư gia Tưởng Túc Am quê ở Triết Giang, thì điều đó chỉ có thể cắt nghĩa đó là một hoặc hai Tưởng Túc Am khác, chứ không phải là Tưởng Túc Am, Tưởng Triệu Thông cha đẻ của Tưởng Giới Thạch.
Đối với vấn đề Tưởng Giới Thạch sinh trưởng ở đâu, sau khi đã hiểu rõ được Vương Thái Ngọc là người ở vùng nào, Tưởng Túc Am có phải là đã đem hiệu muối mở ra tới phủ Khai Phong không, Tưởng Túc Am là cha đẻ hay là cha dượng của Tưởng Giới Thạch, vốn đã rõ hết chân tướng. Thế nhưng do vì trong Đường Thuyết nói, Trịnh Tam Phát Tử chín tuổi mới tới Triết Giang, thế thì, nếu như Tưởng Giới Thạch không phải là Trịnh Tam Phát tử, thì những hoạt động ở Phụng Hóa trước chín tuổi không phải là điểm trống. Điều tra của ẹy ban Văn Sử chính trị hiệp thương huyện Phụng Hóa nói, Tưởng Giới Thạch sinh ở lầu hai phía đông hiệu muối Ngọc Thái. Bà Chiêu Nhan, mẹ của Tưởng Triệu Phú chở bè tre ở Khê Khẩu đã đỡ đẻ cho Tưởng Giới Thạch. Cho nên về sau này phàm nhà họ Tưởng có việc cưới xin ma chay tất phải mời bà Chiêu Nhân. Sau khi Tưởng Giới Thạch đẻ ra, mẹ Tưởng không có sữa, bà nội của Đường Thụy Phúc đã cho Tưởng uống ngụm sữa đầu tiên, do đó về sau này đêm giao thừa mỗi năm, người vợ của Tưởng Giới Thạch là Mao Phúc Mai đều bắt người ở năm là Tưởng Chiếu Minh đem hai mươi đồng bạc tới cho nhà họ Đường. Một đoạn thời gian sau, Tưởng Giới Thạch lại bú sữa của người vợ Tưởng Triệu Tích là Đan Thị. Sau khi Tưởng Giới Thạch phất lên, hai người cháu của Đan Thị là Hằng Đức và Hằng Tường đều đã làm người hầu cận của Tưởng Giới Thạch. Sau khi Đan thị mất, Tưởng Giới Thạch đã tự tay đề trên mộ bia của bà hàng chữ Tưởng Công Triệu Tính Đức phối Đan Thị chi Mộ - Trung Chính đề - (Phần mộ của bà Đan Thị - người vợ hiền đức của ngài Tưởng Triệu Tính - Trung Chính đề) để báo đáp ơn cho bú mớm. Năm Tưởng Giới Thạch lên bẩy tuổi, ông nội của Tưởng là Tưởng Ngọc Biểu đã đem Tưởng tới chùa Pháp Hoa lễ Phật, trên đường trở về chú bé họ Tưởng: nhẩy xuống dốc, quên hết ngọn ngành, trượt chân xuống hố sâu, bị thương ở trán bên phải, máu chảy ròng ròng, ông đau đớn xót xa không biết làm thế nào, liền hái thuốc tươi chữa cho Tưởng, trong phút chốc vết thương đã bình phục[1]. Tưởng Giới Thạch có một người chị cùng cha khác mẹ là Tưởng Thụy Xuân lớn hơn Tưởng trên mười tuổi. Khi Tưởng còn nhỏ chị thường bế đi rong chơi. Tình cảm giữa hai chị em luôn luôn tốt đẹp. Mỗi lần Tưởng Giới Thạch về quê đều phải tới thăm người chị ruột này. Nghe nói có một lần hai chị em gặp nhau ở trên đường, Tưởng Giới Thạch bắt phu dừng kiệu, tự mình nhường kiệu để chị ngồi, còn Tưởng đi bộ theo sau, mọi người qua đường về cùng kinh ngạc. Khi tin Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử ở Hà Nam được truyền tới Phụng Hóa, người cháu gái của Tưởng thụy Xuân (qua đời năm 1946) nói: Khi bà nội tôi còn sống thường nói ông cậu được bà bế lớn lên, tại sao bỗng chốc đã biến thành người Hà Nam được? Nếu Tưởng Giới Thạch lên chín tuổi mới tới Phụng Hóa Triết Giang, thì người chị là bà nội này làm sao có thể bế nổi được.Tóm tắt lại những điều vừa kể, Tưởng Giới Thạch chính là Tưởng Giới Thạch, không phải là Trịnh Tam Phát Tử. Như vậy thì có phải là con của hòa thượng chùa Tuyết Đậu không? Chúng ta tạm thời đem cách nói của Ngô Thượng Ưng tiên sinh gọi là Ngô Thuyết. Từ trong những ghi chép biện luận nhận định Tưởng Giới Thạch không phải là Trịnh Tam Phát Tử trên đây, chúng ta có thể nhìn thấy, Ngô chưa hề nói Tưởng mẫu là người tỉnh ngoài, tự hồ như có thể cho rằng, trong Ngô Thuyết bà là người Phụng Hóa, điều này so với Đường Thuyết càng gần với sự thực hơn. Thế nhưng trong Ngô Thuyết, Tưởng phụ là một đồ tể giết lợn, so với việc buôn nước trong Đường Thuyết thì cự ly càng cách xa hơn. Đối với vấn đề Tưởng mầu xuất thân nghèo túng nói trong Đường Thuyết thì đại thể là thực. Những tài liệu của ủy ban chính trị hiệp thường tỉnh Triết Giang nói ông nội của Vương Thái Ngọc buôn bán hàng lâm thổ sản, thu lợi chẳng phải ít, cảnh nhà dồi dào phong phú. Tới tay cha của Vương Thái Ngọc, bởi ông có ý thích với công danh, nhiều lần đi thi không đỗ, cảnh nhà dần dần sa sút. Khi Vương Thái Ngọc 19 tuổi, cha bị ốm nặng, lúc ấy em trai lớn Hiền Cự mới 15 tuổi lại đam mê cờ bạc thành nết, em nhỏ 11 tuổi, lại mắc phải chút bệnh thần kinh. Ngày tháng sống vô cùng khó khăn. Vương Thái Ngọc dựa vào một đôi bàn tay khéo léo, làm các công việc nữ công thêu thua may vá, làm các đồ gia dụng, rất khó duy trì nổi đời sống. Sau khi người chồng trước của Vương Thái Ngọc mất đi bà khổ sở thủ tiết vài năm rồi mới lấy cha của Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian này, tuy cuộc sống của Vương Thái Ngọc rất quẫn bách, nhưng vẫn chưa tới mức độ tương tự giống một dạng ăn mày như trong Ngô Thuyết nói. Ngoài ra, chùa Tuyết Đậu cách Khê Trung 11 cây số, từ Khê Trung tới nhà Vương Thái Ngọc ở Cát Trúc 25 cây số. Vương Thái Ngọc lại có đầu óc thông minh, bàn tay khéo léo, cũng khó có thể bỏ công việc mà chạy tới chỗ của hòa thượng xa mấy chục cây số được. Những tài liệu về các mặt đều đã được chứng thực. Năm thứ hai sau khi Vương Thái Ngọc tới nhà họ Tưởng thì sinh ra Tưởng Giới Thạch. Cho nên nói Vương Thái Ngọc có con trước với hòa thượng sau đó nói gả về nhà họ Tưởng, cũng là một loại đồn đại sai lầm. Thế thì, những tin đồn đại li kỳ về thân thế của Tưởng Giới Thạch từ đâu đến? Đường Nhân tiên sinh dựa vào đâu để phán định Tưởng Giới Thạch chính là Trịnh Tam Phát Tử?Trong một bài văn Đốc ước Kim Lăng Xuân Mông và những điều khác, Đương Nhân nói: Mùa đông năm 1949, có một sĩ quan hộ vệ thực sự ở trong phòng hầu cận Tưởng Giới Thạch sau khi về hưu tới Hương Cảng tìm bạn viếng thăm, mong muốn được lá rụng về cội, hơn thế, đã được phê chuẩn rất nhanh chóng. Trước khi trở về quê hương, ông đã dùng bát hàng tiên viết một số tình hình có liên quan tới Tưởng, nội dung bên trong có năm trang ghi chép quá trình trong thời kỳ kháng chiến, ông nhận lệnh của Tưởng giám thị sự từng trải của người anh cả Tưởng là Trịnh Thiệu Phát. Do vì sự việc cách đây đã 30 năm (nguyên văn như vậy, đã không nhớ được năm trang bát hàng tiên này là do một người bạn đem tới cho tôi như thế nào). May mà lúc đó trong khi vô cùng phiền muộn tôi đã nghĩ tới nó. Thế là cả nhà hợp lực tìm kiếm, tốn mất mấy ngày trời mới tìm được năm trang giấy mỏng manh này. Đường Nhân còn nói, sau khi ông ta tìm được năm trang bát hàng tiên này rồi, đã bắt đầu không tin tưởng vào sự từng trải mà người sĩ quan hộ vệ này viết. Sau này căn cứ vào gia phả họ Tương, Triết Giang địa phương chí, phong tục tập quán và những truyện ký của Tưởng Giới Thạch v.v.., lại đối chiếu với lịch sử phát tích của Tưởng cùng những biểu hiện của các giai đoạn ông mới tin tưởng và cách nói của vệ sĩ quan hộ vệ này. Tức thì đã viết thành Bộ thứ nhất Trịnh Tam Phát Tử trong Kim Lăng Xuân Mộng.Trịnh Tam Phát Tử của Đường Nhân được viết thành là căn cứ vào năm tờ giấy bát hành tiên của một vệ sĩ quan hệ vệ chưa để lộ ra họ tên. Những người chứng kiến hoặc những người chuẩn chứng kiến khác đã thu nhận được các tài liêu tương tự như tài liệu của Đường Thuyết như thế nào? Trương Trọng Lỗ nói tài liệu mà ông viết ra là dựa vào những điều bản thân ông nghe được lúc đó, Quách Hải Trường và Lý Tịnh thì nói là nghe theo lời kể của Diêu Đình Phương chạy sang nước Mỹ trước đêm giải phóng. Tạ Mai Thôn nói từ chỗ Ngô Hiệp Đường chuyên viên Quốc dân đảng ở Hứa Xương mà biết được mối quan hệ giữa Trịnh Phát với Tưởng Giới Thạch. Nói tóm lại, đó đều là những tài liệu đã qua tay thứ hai hoặc thứ ba, khó tránh khỏi thêm dấm thêm ớt, làm cho sai lệch. Lại nói, Kim Lăng Xuân Mộng là lời nói của nhà viết tiểu thuyết, là dựa vào các tiên sinh viết văn nói ra người như thế, việc như thế, thực thực hư hư, làm sao tránh được. Nói như vậy thì, tạo dựng ra một nghi án lịch sử như vậy hoàn toàn là sai lầm của những nhà lập thuyết và những nhà truyền thuyết, hoặc giả nói là bởi vì Tưởng Giới Thạch là kẻ thù chung của nhân dân. Nếu như sự kiện này được nhận thức như là sự đồn đại nhảm hoặc như là một huyền thoại, như thế thì lại quá ư giản đơn hóa. Mặc dù Đường Thuyết điều tra không có chứng cứ thực, thế nhưng bất kể là lập thuyết hay là truyền thuyết thì sự việc xảy ra tất có nguyên nhân.Đầu tiên, Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc 23 tuổi mới vào nhà họ Tưởng, mọi người không biết là quả phụ tái giá, liền dẫn tới một số nghi vấn. Bởi vì ở Phụng Hóa Triết Giang, phụ nữ trong xã hội cũ chỉ 15, 16 tuổi là đã lấy chồng, rất ít người để vượt quá tuổi 17,18. Người chị Tưởng Thụy Xuân của Tưởng Giới Thạch năm 15 tuổi đã đi lấy chồng. Tưởng mẫu 23 tuổi mới về với Túc An là trái với tập tục của địa phương đó đã đem lại nhiều nghi ngờ cho mọi người.Thứ nữa, khi Tưởng mẫu gả về nhà họ Tưởng, người vợ trước của Tưởng phụ đã sinh ra một trai, một gái, gái là Thụy Xuân, trai là Tưởng Giới Khanh. Nghe nói người con cả này tính tình thô bạo, đối với mẹ kế rất không tôn kính. Khi Tưởng phụ mất, Tưởng Giới Thạch mới 9 tuổi, còn là đứa bé thơ ngây, sau hai năm em trai của Tưởng Giới Thạch lại chết yểu. Cuộc sống của Tưởng mẫu thê lương khổ sở, dùng việc chay lâu dài lễ Phật để cầu lấy sự ký thác về tinh thần, bà thường qua lại với chùa miếu. Thế nhưng Tưởng Giới Khanh không tin Phật. Có một lần nó thua bạc mất nhiều, trở về nhà vừa hay gặp phải vị hòa thượng tới nhà họ Tưởng hóa duyên cho rằng nguyên nhân của việc thua bạc là do hòa thượng tới (không môn), bực tức quát mắng, cãi nhau với mẹ kế. Không lâu họ liền ở riêng. Trong bài viết Khóc mẹ, Tưởng Giới Thạch nói: Trong nhà tràn đầy tai họa tranh chấp bất hòa, tức là chỉ anh em chia nhà, mẹ con bất hòa. Rất nhiều người không biết những sự việc tế nhị bên trong, thấy trong bài văn tự viết của Tưởng Giới Thạch có ẩn tình chưa vạch rõ, sự suy đoán mò mẫm cũng theo đó mà phát sinh.Thứ ba, sau khi Tưởng mẫu chết, không hợp táng với Tưởng phụ, lại xây dựng riêng mộ trang khác. Sau năm 1927, mỗi lần Tưởng Giới Thạch về quê, phần lớn đều dùng mộ trang Tưởng mẫu làm nơi nghỉ, giới báo chí thường đưa tin Tưởng Giới Thạch tiếp kiến những nhân vật quan trọng trong chính phủ quân sự Quốc dân đảng ở mộ trang Tưởng mẫu. Giới bình luận liền lầm tưởng cho rằng ông chỉ biết có mẹ mà không biết tới bố. Kỳ thực, cha mẹ Tưởng Giới Thạch an táng phân tán ở hai nơi, có những nguyên nhân khác nhau, đã từng thuật ở những sách khác. Mỗi lần Tưởng Giới Thạch về quê, tuy sống nhiều ở mộ trang mẹ, nhưng không phải như có người đã nói: chỉ biết tảo mộ cho mẹ, mà không thấy ông biểu thị tâm hiếu với cha. Mà thực ra là ông đã tảo mộ mẹ lại tảo mộ cha, lại tế tảo những phần mộ tổ tiên ở Thạch Thiện Diệu nữa.Thứ tư, mỗi lần Tưởng Giới Thạch nhớ tới gia giáo và thân giáo của mình đều hết sức tôn sùng đối với mẹ mình. Trong Tiên từ Vương Thái phu nhân sự lược ông đã truy thuật lại rất nhiều sự việc ngày trước của mẹ, như cảnh nhà khó khăn, chịu khổ đau thương tiết hạnh, quanh năm vất vả, trù liệu lo toan, cùng việc gặp điều vui mừng không lộ ra sắc mặt sung sướng trong cuộc gió mây biến ảo trước va sau cách mạn Tân hợi, gặp loạn vẫn giữ lòng trong trắng... Dưới ngọn bút của Tưởng, người mẹ của ông qủa thực là vị thánh mẫu Maria, là con người hoàn mỹ đệ nhất từ trước tới nay. Điều này thực ra cũng không đáng trách lắm, chỉ có điều là Tưởng Giới Thạch rất ít khi đề cập tới cha mình, ngay cả đến chữ khắc trên bia mộ của cha ông cũng là do một người bạn viết thay. Điều này vốn là bởi vì cha ông mất sớm, chủ yếu ông được người mẹ nuôi dưỡng giáo dục thành người. Hai mẹ con cùng phải trải qua biết bao nhiêu biến cố và tai nạn khổ sở không phải là những đứa con hư hỏng có thể chịu đựng truy thuật lại với những hoạn nạn chất chống sau khi cha mất, có những cảm thụ sâu sắc ghi xương khắc cốt, còn đối với người cha mất sớm thì ấn tượng mờ nhạt. Thế nhưng người ngoài đâu có thể biết được nội tình cặn kẽ đã vội vã suy đoán bừa, tạo ra một sự trừu tượng, suy lí, cộng thêm vào đó là lập trường giai cấp cùng với Đường Thuyết, mà đâu có phải là lới nói của một nhà. Tức thì sự việc đã hoàn toàn biến hình đổi dạng.Vậy thì, tại sao lại lan truyền ầm ỹ các tin Tưởng Giới Thạch là con trai của Sư Chủ trì chùa Tuyết Đậu?Đây tuy là một tin đồn nhảm, thế nhưng sự việc cũng có nguyên nhân.Chùa Tuyết Đậu ở Khê Khẩu được gọi là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Triết Đông, ở đời Đường đây là một trong mười chùa nổi tiếng của Thiền Tông, có thuyết nói là Thiên tặng quá đường. Hàng trăm hàng ngàn năm nay, khói hương vẫn nghi ngút. Họ Tưởng ở Khê Khẩu với chùa miếu của Đạo Phật (bao gồm cả chùa Tuyết Đậu) đã có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Về điểm này sẽ dành riêng một tiết trong chương này để giới thiệu tai đây, điểm cần nói là hòa thượng thì phải đi hóa duyên. Chùa miếu cần phải có thí chủ. Cha của Tưởng Giới Thạch kinh doanh hiệu bán muối, dần dân đã trở thành một trong mười hộ giầu có nhất ở Khê Khẩu, là dĩ nhiên cũng đã trở thành đối tượng khuyến giáo của chùa miếu. Do đó gia đình Tưởng Giới Thạch chẳng những đã sớm có sự qua lại với chùa Tuyết Đậu. Ngay cả Trung tháp viện, Chùa Pháp hoa cũng có liên hệ tương đối nhiều với nhà họ Tưởng. Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc mọt đời gian truân, hai lần guá bụa, hơn nữa lại còn rất trẻ. Đặc biệt là sau hai lần guá bụa, đứa con nhỏ mà bà yêu quý nhất là Tưởng Thụy Thanh đã chết yểu, làm cho bà đớn đau chẳng còn thiết sống nữa. Trong Ai Trạng Tưởng Giới Thạch nói: Từ khi em trai tôi chết yểu, gia đình tôi li tán rệu rã, buồn phiền đau đớn hơn mười năm trời. Còn tôi lại càng cô đơn đau khổ, thê lương hưu quạnh, vui cười gượng gạo, nặng trĩu u buồn cũng suốt hơn mười năm trời. Trong đoạn này Tưởng Giới Thạch cũng đã phản ánh cảnh ngộ lúc đó của mẹ nữa. Bà đã từng nói với Tưởng Giới Thạch, bà là một người vị vong, chẳng còn điều gì thiết sống, chỉ có điều là Tưởng Giới Thạch còn chưa trưởng thành, bà đành phải liều sống chờ đợi mà thôi. Với tâm trạng như thế này, bà chỉ có thể hoặc là ở nhà tụng niệm kinh phật, hoặc là đến chùa bái lạy Bồ Tát, đó cũng là lẽ thường tình của con người. Hòa thượng ở trong chùa cũng vui vẻ khi có người tới bố thí tiền tài. Còn việc nói bà có mang với sư chủ trì Chùa Tuyết Đậu, đại khái là xuất phát từ suy đoán bởi nguyên nhân Tưởng Giới Thạch có quan hệ mật thiết với hòa thượng Thái Hư táng thân ở chùa Tuyết Đậu. Thế nhưng mối quan hệ mật thiết giữa họ với nhau thì lại có một nguyên do khác, chẳng có quan hệ gì tới Tưởng mẫu.Căn cứ vào hồi ức của Mật Hy: Cuối năm 1927, do tranh chấp quyền lực địa vị trong nội bộ Quốc dân đảng, Tưởng bị bức phải bắt buộc từ chức, tháng 8 trở về Khê Khẩu. Lúc đó, giới Phật giáo Triết đông, có một vị hòa thượng rất có uy tín danh tiếng lẫy lừng tên gọi là pháp sư Thái Hư, ngài tới các nơi giảng kinh, mở rộng Phật pháp. Tưởng Giới Thạch mến phục đại danh của ngài đã đặc biệt mời hòa thương tới chùa Tuyết Đậu giảng kinh. Ngày hôm đó, Tưởng tới chùa Tuyết Đậu, pháp sư Thái Hư đích thân ra ngoài cửa núi nghênh đón. Ngoài việc giảng kinh, pháp sư còn đoán mệnh cho Tưởng Giới Thạch. Nói rằng lần bắt buộc phải từ chức này là rồng bay về vực thẳm, rắn cuộn trong tầm nhìn, nói rằng trước mắt Tưởng tuy phải buộc từ chức, thế nhưng đang hành vận, chỉ trong một hai năm nữa thì Đông Sơn lại đứng dậy, quyền lực địa vị càng cao hơn, quyết chẳng phải là lời nói đùa. Tưởng nghe xong vô cùng sung sướng. ở Khê Khẩu làng cũ của Tưởng Giới Thạch, có một nơi danh thắng tên gọi là Bính Đàm Quan Ngũ, văn nhân tao khách các triều đại đã đề thơ lưu lại rất nhiều, trong đó có câu thơ mà Tưởng yêu thích nhất là:
Mặt nước xanh gợn sóng
Đàn cá ngẩng nhìn trời
Rồng bay trên đầm rộng
Chỉ nhìn phía trước thôi!
Bấy giờ nghe hòa thượng nói Tưởng là một con rồng, tự nhiên Tưởng Giới Thạch rộn ràng vui sướng. Tưởng lập tức để cho người anh sai người đem hành lý, đồ nấu bếp quẩy tới, ở ngay trong nhà phương trượng mà hòa thượng dành cho, ban đêm nghe Thái Hư giảng tâm kinh. Tưởng còn đem một gói hồng mà người anh đem đến, tặng cho Thái Hư. Tưởng Giới Thạch ở liền trong chùa Tuyết Đậu suốt mười một ngày. Những lời chào đón của hòa thượng Thái Hư, sau này ngẫu nhiên hợp với sự phát đạt của Tưởng, đối với vị hòa thượng này Tưởng càng vô cùng kính trọng. Căn cứ vào Thái Hư tại Triết Giang Đại Bi nói, về sau Thái Hư muốn đi du lịch Âu Mỹ, Tưởng đã cử người đem biếu hòa thượng ba ngàn đồng bạc. Năm 1932, Tưởng Giới Thạch lại mời Thái Hư tới chủ trì ở chùa Tuyết Đậu. Về sau Thái Hư bị bệnh mất tại Thượng Hải, Tưởng còn cho đem tro xương của ngài rước về Tuyết Đậu, xây tháp làm mộ. Nói tóm lại, do vì mối quan hệ giữa Tưởng Giới Thạch với hòa thượng Thái Hư đã vượt quá xa với mối quan hệ giữa hương khách với chùa Phật nói chung, thì cũng đã khó trách khỏi dẫn đến sự đánh giá và suy đoán. Cho nên nói chung lại là: Tưởng Giới Thạch đã không phải là Trịnh Tam Phát Tử mà cũng chẳng phải là con của hòa thượng, Tưởng Giới Thạch vẫn cứ là Tưởng Giới Thạch.
-------------------------------
[1] Tưởng Trung Chính: Hành Trạng của cụ Tiên tổ Ngọc Biểu