Ngày 18 tháng 11 năm 1964 là một ngày hửng nắng nhiều mây ở khu vực duyên hải Đông nam Trung Quốc, một loại thời tiết râm mát ẩm thấp trong mùa đông. Trên đảo Kim Môn kề gần đại lục, hơn mười vạn sĩ quan và binh lính Quốc dân đảng, mỗi người chiếm giữ một vị trí chiến đấu, phòng bị nghiêm ngặt. Các cư dân ở trên đảo với số lượng có hạn cũng được báo cho biết đóng chặt cửa ngõ, không được ra ngoài.Đúng 10 giờ sáng, một chiếc xe Jeep kiểu Mỹ bóng loáng từ Bộ tư lệnh Phòng vệ Kim Môn, lái về phía đông bắc Đảo, leo lên con đưòng núi ngoằn ngoèo, gấp khúc, lái thẳng tới đỉnh núi Thái Vũ ở phía bắc. Xé tới chùa Hải ấn, Tưởng Giới Thạch chui ra cửa xe, một mặt mỉm cười ra hiệu với mấy tên sĩ quan Quốc dân đảng đã chờ đợi từ lâu, một mặt cứ lao về phía trước, Tưởng Kinh Quốc và một số nhân viên quan trọng trong Chính quyền Quốc dân đảng đi sát theo sau. Chùa Hải ấn đặt ở trên ngọn chính nơi cao nhất trên núi Thái Vũ Sơn trên đảo Kim Môn, cách mặt biển hơn 230 mét, không những có thể từ trên cao nhìn xuống toàn đảo Kim Môn, hơn thế còn có thể phóng tầm mắt nhìn vào đại lục, và còn có thể đem bán đảo Hạ Môn, Tập Mỹ cùng với Đại Đăng, Tiểu Đăng thu hết vào trong tầm mắt. Chỉ có điều là ngày hôm nay thời tiết không đẹp lắm, phía đại lục mây phủ mịt mù, tuy đã chần chừ tiêu phí khá nhiều thời gian, mà vẫn không nhìn thấy ánh nắng, Tưởng Giới Thạch đành phải căn dặn xuống núi.Sau khi chạy trốn ra Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã từng nhiều lần tới quan sát ở Kim Môn. Một là vì trèo lên Thái Vũ mà nhìn đại lục có thể giải được nỗi buồn phiền sầu nhớ quê hương. Hai là tới bốt gác đầu cầu của cuộc phản công đại lục này khích lệ sĩ khí. Mấy năm gần đây, theo sự trôi qua của năm tháng, sự tăng cao của tuổi tác, Tưởng Giới Thạch đã có một loại cảm giác những ngày khổ sở trước mặt sẽ được ngắn dần. Tưởng cảm thấy tuổi mình đã già tới 77 rồi, đã dần dần bước vào những năm cuối, leo lét như ngọn nến trước cơn gió thổi, như sắp bước quan tài, thế mà cuộc phản công đại lục vẫn còn mờ xa tít tắp. Tháng 5 năm 1959, Tưởng đã nói nếu lại trôi qua 10 năm nữa mà vẫn chưa thể phản công được đại lục, thế thì bất kỳ hy vọng nào cũng đều sẽ bị phá diệt hết. Vậy mà bấm đốt ngón tay đã năm năm trôi qua rồi, còn năm năm nữa lại sẽ như thế nào đây? Từ mùa xuân năm 1962 đến nay Tưởng đã ra lệnh cho quân đội Đài Loan đánh lén đại lục từ nhiều mặt bằng lục hải không quân. Thế nhưng đại đa số có đi mà chẳng có về. ở đại lục trước đây không lâu lại đã thí nghiệm thử thành công bom nguyên tử, càng khiến cho Tưởng buồn da diết, trời lạnh lẽo suốt cả mùa thu.Từ chùa Hải ấn men theo các bậc đá xuống núi, rất nhanh chóng, đã bước tới vách đá có khắc dòng chữ Mẹ quên ở Cử. Bốn chữ đại tự mang phong cách liễu thể này do Tưởng Giới Thạch viết tháng giêng năm 1952 còn được tính là có lực, không những có thể biểu hiện được tri thức thư pháp của Tưởng, mà còn có thể toát ra được tâm tình của Tưởng lúc đó.Ngày 25 tháng 6 năm 1950 cuộc chiến tranh ở Triều Tiên bùng nổ, nước Mỹ thay đổi chính sách bỏ Đài Loan chuyển sang bảo vệ Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã vượt qua được cửa ải khó khăn này. Đầu năm 1952, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên vẫn đang tiến hành. Quân đội Quốc dân đảng Đài Loan đã thay đổi phương pháp tập kích quấy rối quy mô nhỏ của hai năm trước, chuẩn bị sử dụng chiến thuật lấy lớn nuốt bé, tốc tiến tốc thoái, mở ra cục diện mới phản công đại lục. Vì vậy, Tưởng Giới Thạch lại tới Kim Môn tuần sát, nhận lời mời đã viết ra bốn chữ Mẹ quên ở Cử, về sau bốn chữ này được khắc ở trên vách đá núi Thái Vũ.Cử là huyện Cử ở Sơn Đông ngày nay, thời kỳ chiến quốc, đó là thành trì cố thủ chật vật sau cùng của nước Tề.Tướng Tề là Điền Đang đã dùng thành trì này làm căn cứ địa phản công, kiên ttrì giữ được vài năm, sau đó đã thu phục thành công những đất đai đã mất. Tưởng Giới Thạch đã dùng Cử Thành để ví với Đài Loan, mộng tưởng câu chuyện Điền Đan thu phục nước Tề sẽ được diễn lại. Sau khi khắc đá ở Kim Môn, mỗi lần Tưởng Giới Thạch tới thăm đảo, đều phải tới chỗ này tham quan một lượt. Hôm nay lại tới đây, Tưởng Giới Thạch liền gọi mấy tên tùy tùng chủ yếu cùng với Tưởng chụp ảnh lưu niệm chung ở trước vách đá.Xuống núi Thái Vũ, Tưởng Giới Thạch lại dẫn tùy tùng tới thăm quán kỷ niệm đại thắng Cổ Ninh Đầu. Đây cũng là một nơi mỗi lần tới Tưởng Giới Thạch đều phải đến thăm. Cổ Ninh Đầu ở đầu tây bắc Đảo Đại Kim Môn, bao gồm ba làng Bắc Sơn. Nam Sơn và Lâm Thổ. Hạ tuần tháng 10 năm 1949, ba trung đoàn và bốn đại đội tổng cộng 9086 người quân giải phóng (trong đó quân đội 8736 người, dân công lái đò 350 người) tại đây đã leo lên đất liền[1], sau đó do vì các loại nguyên nhân, quyết chiến mấy ngày liền rồi bị thất lợi, liền dần dần trở thành đại thắng Cổ Ninh Đầu mà nhà đương cục Quốc dân đảng Đài Loan thổi phồng rùm beng đem ra so sánh với chiến dịch Côn Lôn Quan, chiến dịch Ngõa Lồ Ban trong cái gọi là chiến tranh kháng Nhật, nào là điểm chuyển biến. bước ngoặt v.v... Về sau. Nhà đương Cục Đài Loan đã tung ra một khoản tiền dành riêng để xây dựng quán kỷ niệm theo kiểu pháo đài.Từ Cổ Ninh Đầu trở về, theo thường lệ, Tưởng Giới Thạch đã phát biểu một bài diễn thuyết. Tưởng nói, phản công phục quốc là một trận chiến đấu thần thánh. Từ năm 1962 đến nay, các nhân viên vũ trang đã tiến hành đột kích thẩm thấu vào đại lục, đã trở thành tiếng vang đầu tiên phản công toàn diện vào đại lục, thu được kết quả to lớn. Tưởng còn nói, ngày trước đây Trung Cộng đã nỗ lực vũ khí hạt nhân tuy có thể dùng vào chiến tranh, nhưng thời gian vẫn còn rất xa. Nếu muốn tránh khỏi sự uy hiếp của bom nguyên tử, thì phải tăng cường chuẩn bị phản công đại lục, cần phải hoàn thành đại nghiệp phản công phục quốc, trước khi Trung cộng hoàn thành vũ khí hạt nhân. Trước mắt, quân dân Bành, Kim, Mã, Đài rất cần phải phát huy tinh thần kiên nhẫn dẻo dai, nhẫn nhục chịu đựng, hy sinh phấn đấu, khó khăn không sờn, đánh đuổi quân thù, khôi phục nước Tề của Đan Điền, phấn đấu vì sự nghiệp Quang phục đại lục. Tiếp đó, Tưởng lại nói, ngoảnh lại nhìn năm 1924, cái nôi của quân Cách mạng quốc dân - nơi mà trường quân sự Hoàng Phố vừa mới ra đời, chỉ có điều là dựng lên ở trên một hòn đảo nhỏ trên Châu Giang gần thành phố Quảng Châu, diện tích chưa đầy 5 kilô mét vuông, toàn trường chưa đầy 500 người, hơn thế ngày hôm nay không có lương ăn cho ngày mai, cộng thêm hoàn cảnh bốn mặt đều là địch, thế nhưng cuối cùng vẫn có thể quét sạch được bọn quân phiệt, thống nhất được Trung quốc. Ngày nay chúng ta còn có các căn cứ rộng lớn như Đài, Bành, Kim, Mã; chỉ lấy riêng tỉnh Đài Loan ra để nói, nhân khẩu và diện tích đã gấp Hoàng Phố hàng ngàn lần! Lại cộng thêm hậu thuẫn ưu việt trên những điều kiện chính trị, kinh tế, quân sự, tại sao chúng ta còn lo lắng hoảng sợ?.Sau hai ngày, ngày 20 tháng 11 năm 1964, quân đội Quốc dân đảng ở Kim Môn đã phát động phong trào Đừng quên ở Cử, Tưởng Giới Thạch nghe tin rất sung sướng. Tưởng cho rằng, thực chất tinh thần của cuộc vận động này, không những đủ để kiên định niềm tin của quân đội Quốc dân đảng Đài Loan đối với việc phản công phục quốc, hơn nữa còn có thể phát khởi tinh thần tích cực phấn đấu của họ. Tưởng Giới Thạch nói:- Gần đây sĩ quan và binh lính ở Mặt trận Kim, Mã đã học tập 2200 năm về trước, theo Đan Điền đã phát động phong trào Đừng quên ở Cử tại Cử Huyện và Túi Mặc... Điều này vào đêm trước cuộc phản công phục quốc hôm nay, phong trào dân tộc phục hưng do các sĩ quan binh lính ngoài mặt trận phát động Đừng quên ở Cử chẳng những thực sự tỏ rõ tinh thần cách mạng và chí khí cách mạng của quân dân ta ở tiền tuyến, hơn nữa, tất nhiên cũng có thể này sinh ra hành động mới và khí thế mới bước vào cuộc chiến đấu của quân đội ta. Kỳ thực đây cũng chính là ý nghĩa của tám chữ Đoàn kết phấn đấu, rửa thù phục quốc mà tôi thường khích lệ mọi người. Tưởng còn nói: Phong trào đừng quên ở Cử chính là một kỷ niệm thiên cổ không thể phai mờ, cùng chung hoạn nạn, sống chết có nhau của quân dân ở Đài, Bành, Kim, Mã ngày nay, dùng nó để giành lấy thắng lợi trong cuộc phản công phục quốc mai sau[2]..Được sự cổ vũ khích lệ của Tưởng Giới Thạch, nhà đương cục Đài Loan đã dấy lên phong trào Đừng quên ở Cử trong quân đội Quốc dân đảng. Bộ tham mưu của họ đã căn cứ vào đây vạch ra Đề cương cuộc vận động Đừng quên ở Cử trong quốc quân, sau khi trình lên Tưởng Giới Thạch thẩm tra và quyết định, lại đặt ra những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh thực hiện trong quân đội Quốc dân đảng. Một thời gian phong trào rất rầm rộ ở trong và ngoài đảo Đài Loan. Kỳ thực, đến tháng 11 năm 1964, cao trào phản công đại lục lần thứ hai của quân đội Quốc dân đảng không những đã thoái trào mà đã tiếp cận với bụng sóng dưới đáy biển. Làm sao biết được điều đó? Cao trào phản công lần thứ hai của quân đội Quốc dân đảng bắt đầu vào tháng 10 năm 1962, đến tháng 1 năm 1965, một nhóm đặc vụ vũ trang trèo lên bờ đột kích quấy rối, vì bị tổn thất nặng nề mà không thể không vội vàng rút quân. Hoạt động quấy rối do hải quân của chúng tiến hành sau cuộc hải chiến mồng 6 tháng 8 năm 1965 và cuộc hải chiến phía đông Sùng Vũ cũng đã giảm bớt đi rất nhiều. Hoạt động quấy rối của không quân đã căn bản hạn chế ở hoạt động trinh sát trên cao của máy bay kiểu U-2 cải tiến của Mỹ, do nhiều lần bị quân giải phóng bắn rơi bắt đầu từ giữa năm 1960 đã dần dần giảm bớt những hoạt động quấy nhiễu trên không đối với đại lục.Đừng quên ở Cử, chính là giấc mộng phản công chưa được trọn vẹn của Tưởng Giới Thạch.------------------------[1] Cuộc chiến Kim Môn của Từ Diện, trang 82, NXB phát thanh truyền hình Trung Quốc tháng 2 năm 1992[2] Đoạn văn này trích trong cuốn Đài Loan đương đại trang 159, NXB nhân dân An Huy tháng 5 năm 1989