Từ mùa thu năm 1949 đến tháng 7 năm 1953, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã tiến hành 71 lần hoạt động xâm phạm quấy rối đại lục với quy mô vừa và nhỏ từ trên 100 tên đến trên 1 vạn tên địch, tổng binh lực đã điều động đạt tới trên 47700 tên, đã bị quân dân đại lục tiêu diệt trên 7900 tên. Sau cuộc chiến đấu ở đảo Đông Sơn và cuộc chiến đấu ở đảo Nhất Giang Sơn, tập đoàn Tưởng Giới Thạch bị bức phải thay đổi chiến lược, chủ yếu là dùng đội vũ trang nhỏ, lẻ tẻ tiến hành tập kích quấy rối đại lục.Mùa Xuân năm 1962, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã đánh giá tình hình một cách sai lầm, chúng cho rằng đại lục đang ở vào thời kỳ khó khăn về kinh tế, đó là thời cơ tốt để chúng thực thi việc phản công, liền tích cực chuẩn bị tiến hành xâm phạm quân sự với quy mô lớn đối với khu vực ven biển đông nam đại lục, chúng gào thét om xòm phản công đại lục. Ngày mồng 10 tháng 6, Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc phát ra bản chỉ thị chuẩn bị đập tan cuộc xâm phạm quấy rối của quân Quốc dân đảng vào khu vực ven biển đông nam, yêu cầu toàn Đảng, toàn quân, nhân dân toàn quốc nâng cao cảnh giác, chuẩn bị tốt về mọi phương diện, nếu quân đội Quốc dân đảng cả gan dám tới xâm phạm, thì sẽ kiên quyết, triệt để, tiêu diệt chúng toàn bộ và sạch sẽ. Giải phóng quân tuân theo tinh thần chỉ thị của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, lập tức lao vào công tác chuẩn bị khẩn trương, nhanh chóng điều chỉnh sự bố trí sắp xếp, tăng cường binh lực vùng ven biển Đông Nam, dấy lên cao trào luyện binh trước khi tác chiến mang tính chất quần chúng, hơn thế, về mặt trang bị vật tư cũng đã có sự chuẩn bị đầy đủ. Quần chúng nhân dân và dân quân vùng ven biển Đông Nam cũng đã tích cực tiến hành, chuẩn bị sẵn sàng chi viện và phối hợp tác chiến với quân giải phóng. Ngày 23 tháng 6, Tân Hoa Xã đã công khai vạch trần mưu đồ của nhà đương cục Đài Loan. Do vì nghiêm trận đang chờ đợi của quân dân đại lục và sự vạch trần công khai của Tân Hoa Xã, tập đoàn Tưởng Giới Thạch bị bức phải vứt bỏ kế hoạch mạo hiểm quân sự với quy mô lớn đó. Thế nhưng xuất phát từ yêu cầu nội chính và ngoại giao, nhà đương cục Quốc dân đảng Đài Loan đã nêu ra Đường lối chung phục hưng đại lục trong giai đoạn hiện tại là dấy lên một cao trào chống cộng của nhân dân đại lục, cần phải vạch kế hoạch tiến hành hành động thực tế trong cuộc cách mạng chống cộng ở đại lục làm cuộc tác chiến trước tiên của cuộc phản công quân sự ở trong Hội nghị toàn thể Trung ương khóa 8 của chúng. Xuất phát từ loại sách lược này, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã thay đổi phương thức phản công quấy rối tập kích đối với đại lục, không thể tiến hành biến động lớn mà phải biến động nhỏ, tiến hành xâm phạm quy mô lớn không được nữa mà phải lén vượt biển leo lên đất liền. Xuất phát từ nhu cầu trên mặt chiến lược và sách lược, nước Mỹ đối với nhà đương cục Đài Loan cũng biểu thị sự ủng hộ đối với kế hoạch dùng đội đặc vụ vũ trang nhỏ thẩm thấu và tập kích quấy rối vào đại lục.Sau đó, cơ quan tình báo tối cao của Đài Loan đã thành lập Tổ hành động đặc chủng, tăng cường huấn luyện đặc vụ vũ trang, tích cực vạch kế hoạch thực thi đội vũ trang cỡ nhỏ hoạt động thẩm thấu đối với đại lục. Kỳ thực, quân đội Quốc dân đảng dùng hoạt động đội vũ trang cỡ nhỏ tập kích quấy rối đại lục, từ ngay sau khi tập đoàn Tưởng Giới Thạch chạy trốn ra chiếm đảo Đài Loan cũng đã bắt đầu rồi.Trong thời gian chúng tiến hành hoạt động xâm phạm quấy rối đại lục với quy mô vừa và nhỏ cũng chưa bao giờ ngừng trệ. Thế nhưng từ cuối năm 1962 đến tháng 8 năm 1965 tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã liên tục cử hàng loạt các đội đặc vụ võ trang cỡ nhỏ, có kế hoạch, có tổ chức thẩm thấu và tập kích quấy rối đại lục.Thoạt đầu, những đội đặc vụ vũ trang cỡ nhỏ được tập đoàn Tưởng Giới Thạch cử đi thường lợi dụng đêm tối từ trên biển lẻn trộm lên đất liền hoặc từ trên trời nhẩy xuống, hòng ẩn trốn vào vùng núi nội địa, xây dựng Căn cứ du kích, phát triển vũ trang phản động, chờ thời cơ phối hợp phản công. Chiêu này không thành, chúng lại thay đổi thủ pháp, tiến hành tập kích quấy nhiễu đối với đại lục, hòng bắt bớ những sĩ quan và binh lính giải phóng, cán bộ địa phương và dân quân làm nhiệm vụ phân tán, phá hoại những công trình xây dựng về quân sự, kinh tế và giao thông quan trọng, cướp đoạt súng ống đạn dược cùng những văn kiện cơ mật, tập kích vào những chiếc thuyền của đại lục đang đánh cá ở trên biển và những con tàu đang neo đậu ở bờ biển, để khuyếch trương ảnh hưởng chính trị của nó, từ đó đã hình thành cao trào quấy rối lần thứ hai phản công đại lục của tập đoàn Tưởng Giới Thạch.Mùa thu năm 1962, Trung tâm tình báo liên hợp Trung Mỹ cơ quan đặc vụ của nước Mỹ và nhà đương Cục Đài Loan với Cục tình báo Bộ quốc phòng của nhà đương cục Đài Loan, cùng đặt ra kế hoạch tập kích quấy rối mang tên là Oai biển và Siêu ban, mưu đồ dùng các đội đặc vụ vũ trang cỡ nhỏ tập kích quấy rối Quảng Đông, mở ra Hành lang du kích. Chúng tuyển lựa các sĩ quan đặc vụ chuyên nghiệp, phản động, thu thập những thủ lĩnh thổ phỉ, những tên địa chủ chạy trốn và những phần tử phản cách mạng, biên chế thành chống cộng cứu quốc quân, còn ra lệnh cho chúng tăng cường tốc độ tiến hành huấn luyện đặc vụ, nhằm thời cơ cử chúng làm quân tiên phong trong việc phản công đại lục. Những cuộc quấy rối cỡ nhỏ trong thời kỳ này có thể chia làm ba giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất từ mồng 1 tháng 10 năm 1962 đến 6 tháng 12, 9 đội đặc vụ vũ trang là loạt đầu tiên chấp hành kế hoạch Oai biển và Siêu ban, ngồi thuyền xuất phát từ Cao Hùng và Đông Sa Đài Loan, trong đó 8 đội lần lượt trốn lên đại lục thuộc khu vực ven biển các huyện Hải Phong, Huệ Dương, Huệ Lai, Điện Bạch, Đài Sơn v.v... tỉnh Quảng Đông; còn một đội vốn kế hoạch là lên bờ đại lục ở Huệ Dương, thế nhưng sau khi đến mặt biển Huệ Dương chúng không dám lên bờ mà lại chạy trốn lên Đảo Hỏa Đầu bồn Hồng Công. Ngày mồng 4 tháng 12 Trung tâm thông tấn phụ trợ hải quân cơ quan đặc vụ của nước Mỹ, còn cử một chiếc máy bay gián điệp P-2V xâm nhập bầu trời khu vực Dương Giang tỉnh Quảng Đông, thả dù xuống đại lục một toán đặc vụ vũ trang quốc dân đảng đã được huấn luyện chuyên môn ở trên đảo Xung Thằng.Toán đặc vụ vũ trang này trước khi xuất phát, cơ quan đặc vụ Đài Loan đã lần lượt phong quân hàm trao ấn tín, thăng quan ủy chức cho chúng, hy vọng rằng chúng sẽ có thể trở thành tiền đồ phát triển. Thế nhưng, sau khi chúng hóa trang thành giải phóng quân bước lên đại lục hoặc chạm chân xuống mặt đất đều không thể chạy thoát vận mệnh bị quân dân đại lục tiêu diệt.Vào lúc 0 giờ ngày mồng 1 tháng 10 đội quân độc lập thứ hai gồm 14 người của Quân cứu quốc chống cộng tỉnh Quảng Đông, tại đảo Triết Lãng huyện Hải Phong lẻn trộm lên bờ. Sau hai giờ, lập tức bị các dân quân đi tuần tra phát hiện. Trời vừa sáng tên tư lệnh Trần Chính Quang cùng ba tên đặc vụ võ trang, đã bị các dân quân bao vây truy kích phải bó tay chịu trói, đã trở thành tù binh. Tiếp đó, giải phóng quân và dân quân đã căn cứ vào khẩu cung của chúng tiến hành lùng bắt, đúng 7 giờ sáng lại bắt thêm được 11 tên khác. Cánh quân thứ hai đã bị tiêu diệt.0 giờ 5 phút ngày 28 tháng 10, hai cánh quân độc lập thứ 5 và thứ 6 tổng cộng 22 tên của Chống Cộng cứu quốc quân Tỉnh Quảng Đông đã lẻn trốn lên trên đất liền ở làng Công xã hạ Tước Sơn huyện Điện Bạch, lập tức dã bị đội Canh gác trên biển phát hiện. Trong sự bao vây lùng sục của hai đại đội bộ binh giải phóng quân và dân quân, chúng đã phải kéo cờ trắng, toàn bộ ra đầu hàng vào lúc 18 giờ ngày hôm đó.Vào lúc 23 giờ ngày mồng 6 tháng 12, 10 tên đặc vụ vũ trang của cánh quân độc lập thứ 23 Chống cộng cứu quốc quân tỉnh Quảng Đông đã lên bờ công xã Tiền Chiêm huyện Huệ lâm. Trên thân chúng mặc phục trang giải phóng quân, trong tay cầm giấy giới thiệu của bộ đội, hỏi thăm đường trước quần chúng nơi đó, được dẫn tới nghỉ ở tiểu đoàn bộ tiểu đoàn dân quân. Thế nhưng khi chúng vừa bưng tách trà lên uống thì phát hiện thấy xung quanh dày đặc dân quân. Dưới sự uy hiếp của hơn 50 khẩu súng trong tay dân quân, 10 tên đặc vụ vũ trang này đành phải hạ vũ khí. 29 tên đặc vụ vũ trang khác của cánh quân này đang lướt nhanh trên mặt biển trên chiếc thuyền Tường Thuận số 1 cũng chuẩn bị lên đất liền tại xã Tiền chiêm Công. Thế nhưng vào lúc 23 giờ 56 phút ngày hôm đó đã bị chiến hạm hộ vệ của quân giải phóng bắn chìm. Số đặc vụ vũ trang ở trên thuyền có 19 tên đều bị bắt sống, 10 tên đã chôn thân dưới đáy biển.Ngoài ba toán đặc vụ vũ trang kể trên, cánh quân số 3 có 12 tên là Chống cộng cứu quốc quân tỉnh Quảng Đông đã lên bờ vào núi Tiểu Tinh huyện Huệ Dương; cánh quân số 1 có 14 tên Chống Cộng Cứu quốc quân tỉnh Quảng Đông lên bờ vào Thần Tuyên huyện Huệ Lai; Đội tiên phong 33 người Chống Cộng cứu quốc quân tỉnh Quảng Đông lên bờ vào Xà Tí Loan Xích Khê Công xã huyện Đài Sơn; Cánh quân thứ bẩy 35 người Chống Cộng cứu quốc quân tỉnh Quảng Đông đã lên bờ vào đảo Hà Bao huyện Đài Sơn, Đội đặc vụ vũ trang 3 tên đã thả dù xuống đại lục vào ở núi Thạch Lối huyện Dương Giang đều lần lượt nhanh chóng bị tiêu diệt sau khi bước chân lên đại lục hoặc thả dù xuống chỉ trong vòng 4, 5 giờ hoặc 2, 3 ngày. Quân và dân ven biển Quảng Đông trải qua 8 trận chiến đấu, 9 đội đặc vụ vũ trang vào xâm phạm quấy rối đại lục đều hoàn toàn bị tiêu diệt, tổng cộng 172 tên (Trong đó có 7 tên tư lệnh đặc vụ, 14 tên phó tư lệnh).Giai đoạn thứ 2 từ tháng 6 năm 1963 đến tháng 10. Sau khi 9 toán đặc vụ vũ trang hoàn toàn bị tiêu diệt vào mùa đông năm 1962, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã thay đổi cách làm, chúng đã thực thi các cuộc tập kích quấy rối đại lục từ nhiều hướng, nhiều khu vực. Chúng đã cho các toán đặc vụ vũ trang hóa trang thành dân đánh cá, trà trộn vào trong các thuyền đánh cá, chờ thời cơ xâm nhập đại lục. Chúng đã ra lệnh cho bọn đặc vụ lén vượt biển trong đêm sau khi lên bờ phải xóa mọi dấu tích, che khuất hành động, cho nên đã có mấy lần đạt được kết quả. Vì vậy tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã đưa phạm vi lén vượt biển và thẩm thấu vào đại lục của các đội đặc vụ vũ trang cỡ nhỏ, dần dần từ một tỉnh Quảng Đông mở rộng ra các tỉnh ở Hoa Đông như Sơn Đông, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến v.v...Từ ngày 21 đến 28 tháng 6 năm 1963, cơ quan đặc vụ của nhà đương cục Đài Loan liên tục phái cử 6 đội đặc vụ vũ trang tổng cộng 69 người lần lượt lén lên đại lục khu vực ven biển các huyện Trung Sơn, Hải Phong, Điện Bạch tỉnh Quảng Đông; huyện Chương Phố, Chiếu An tỉnh Phúc Kiến; huyện Bình Dương tỉnh Triết Giang v.v.. Số tên đặc vụ vũ trang này ngoài 12 tên trước khi lên đất liền đã chuyển hướng chạy về áo Môn ra, số còn lại đều hoàn toàn bị tiêu diệt.Từ ngày 23 tháng 6 đến 24 tháng 10, nhà đương cục Đài Loan lại cử 15 toán đặc vụ vũ trang ngầm trốn lên đại lục. Trong đó có 6 toán 47 tên, chuẩn bị lẩn trốn tới hoạt động ở khu vực Thập Vạn đại sơn phía tây tỉnh Quảng Đông, kết quả là chúng đã lầm lỡ lên bờ vùng ven biển tỉnh Hải Ninh cũ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, kết quả đã bị nhân dân Việt Nam tiêu diệt hết. 9 tốp khác tổng cộng 90 tên lần lượt lên đất liền hoặc thả dù xuống đất liền ở vùng ven biển Sơn Đông, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông.Sáng sớm ngày 24 tháng 7, chi đội số 11 Quân xung kích chống Cộng gồm 12 tên đã lên đất liền leo tới Lão Hổ Nham huyện Vĩ Hạ tỉnh Triết Giang, đúng 8 giờ sáng thì bị một đại đội quân giải phóng và dân quân tổng cộng hơn 1000 người bao vây chặt nhiều vòng, đúng 11 giờ thì bị tiêu diệt hoàn toàn.Đêm ngày mồng 6 tháng 10, cánh quân độc lập số 12 chống cộng cứu quốc quân tỉnh Sơn Đông gồm 16 tên, đã leo lên bờ tại Công xã Đại Tân Gia huyện Hải Dương tỉnh Sơn Đông. Trước khi chúng xuất phát, Tưởng Kinh Quốc vừa đi thăm nước Mỹ trở về Đài Loan đã đích thân huấn thị và tiễn biệt, còn chúc chúng thắng lợi thành công. Toán đặc vụ này xuất phát từ Đài Loan, vòng qua đảo Hươu ở phía nam Triều Tiên. Sau ba ngày nghỉ ngơi chỉnh đốn chúng đã lẻn vào vùng ven biển Sơn Đông. Buổi chiều ngày mồng 7 tháng 10, toàn bộ số đặc vụ của cánh quân độc lập số 12 đã bị 8 đại đội quân giải phóng và hơn 5000 dân quân bao vây chặt 8 tàu chiến hải quân của quân giải phóng cũng đã phong tỏa mặt biển. Vào lúc hoàng hôn, hai tên đặc vụ vũ trang đã bị bắn chết, số còn lại bị bức phải nộp khí giới đầu hàng.Sáng sớm ngày mồng 8 tháng 10, tốp đặc vụ vũ trang độc lập số 18 Chống cộng cứu quốc quân tỉnh Giang Tô gồm 10 tên đã lên bờ vào huyện Xạ Dương tỉnh Giang Tô, buổi trưa đã bị quân và dân Xạ Dương bao vây, chúng hoàn toàn bị tiêu diệt ngay trong ngày hôm đó.Sáu toán đặc vụ vũ trang còn lại cũng không một tên nào lọt lưới!Sau khi các đội đặc vụ vũ trang tập kích quấy rối đại lục đã liên tục bị tiêu diệt, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã đem vượt biển trộm thẩm thấu vào đại lục đổi thành tập kích quấy rối. Chúng tăng cường huấn luyện Bộ đội đột kích thủy lục, sử dụng cách đánh đi nhanh về nhanh, vồ một miếng liền đi ngay, tiến hành tập kích quấy rối phá hoại đối với đại lục. Do đó đã bắt đầu giai đoạn thứ ba.Từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 6 năm 1964, tập đoàn Tưởng Giới Thạch lại liên tục phái cử 14 tốp đặc vụ vũ trang, đột kích quấy rối miền duyên hải Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang. Giải phóng quân và dân quân đã căn cứ vào phương châm đánh nhanh thắng nhanh và Cố gắng tiêu diệt địch ngay trên mặt biển hoặc ở bãi biển do bộ Tổng tham mưu đề ra, giáng cho các tốp đặc vụ vũ trang nhỏ tới tập kích phá rối những đòn chí mạng. Mười bốn tốp đặc vụ vũ trang này có hai tốp lần lượt bị tiêu diệt ở trên bờ Đảo Hạ Đại Trần Tỉnh Triết Giang và khu vực ven biển huyện Vạn Ninh đảo Hải Nam, có 7 tốp bị tiêu diệt ở trên biển, 5 tốp còn lại do hoảng sợ uy lực của quân giải phóng và dân quân nên giữa đường đã phải rút về. Từ tháng 7 năm 1964 đến tháng 1 năm 1965, nhà đương cục Đài Loan lại phải cử 7 tốp đặc vụ vũ trang, kết quả là 2 tốp đã bị tiêu diệt toàn bộ ở trên bãi biển 5 tốp đã bị tiêu diệt toàn bộ ở trên biển. Với những đòn đả kích mạnh mẽ và sự canh phòng nghiêm mật của quân và dân đại lục, sự đột kích quấy phá của các tốp đặc vụ vũ trang cỡ nhỏ do bọn Quốc dân đảng Đài Loan cử đi, đã nhiều lần gặp thảm bại, chúng đã bị bức phải chấm dứt.Từ tháng 10 năm 1962 đến tháng 1 năm 1965, quân giải phóng và dân quân đã tiêu diệt ở khu vực ven biển Đông nam 40 tốp đặc vụ vũ trang Quốc dân đảng, tổng Cộng 594 tên, bắn chìm và thu giữ 24 chiếc thuyền tàu các loại, thu giữ hơn 400 khẩu súng trường và súng ngắn, đạn dược nhiều vô kể.Trong cao trào phản công đại lục lần thứ hai, ngoài việc tiến hành sự đột kích quấy phá cỡ nhỏ ở khu vực ven biển Đông Nam ra, tập đoàn Tưởng Giới Thạch còn khích động bọn tàn quân Quốc dân đảng chạy sang Miến điện tiến hành các hoạt động quấy rối phá hoại ở biên giới tỉnh Vân Nam.Bọn tàn quân Quốc dân đảng chạy sang Miến sau khi bị thất bại trong các cuộc quấy rối mùa hạ năm 1951, chúng đã chiếm cứ miền bắc Miến, làm nguy hại tới sự an toàn của Miến Điện và quan hệ Trung Miến. Dưới áp lực bởi những đòn đả kích quân sự của chính phủ Miến Điện và dư luận quốc tế, bắt buộc chúng phải rút về Đài Loan trong hai lần tháng 11 năm 1953 và tháng 3 năm 1961, trên 5000 tên còn lưu lại ở biên giới Miến Điện, Thái Lan và Lào. Năm 1962 tập đoàn Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan đã cử những phái viên quan trọng tới thị sát, an ủi khích lệ bọn tàn quân ở Miến, Thái, Lào, động viên bọn tàn quân trở lại biên giới Trung Miến nhằm mục đích phản công đại lục, tiến hành hoạt động quấy rối phá hoại đối với Vân Nam. Cho nên, từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 9 năm 1966, quân đội Quốc dân đảng chạy trốn ở Miến đã lần lượt tiến hành 8 lượt quấy rối quy mô nhỏ ở khu vực biên giới các huyện Lộ Tây, Trấn khang Thương Nguyên, Mạnh Liên của Điền Tây, trong đó có bốn lần vấp phải sự đánh trả của quân giải phóng, bị tiêu diệt 38 tên. Sau đó, do vì ảnh hưởng của tình hình chính trị trong nước Miến Điện, quân Quốc dân đảng chạy sang Miến bị bức phải rút sang khu vực biên giới Thái Miến, đã phải đình chỉ những hoạt động quấy rối vũ trang đối với vùng biên giới Vân Nam.Trong Cao trào quấy rối phá hoại phản công đại lục lần thứ hai, hải quân và bọn đặc vụ vũ trang trên biển của Quốc dân đảng cũng vấp phải sự đả kích nặng nề của hải quân quân giải phóng, khiến cho chính sách Vũ trang thẩm thấu. Lên đại lục vì mục đích chính trị của tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã bị thất bại. Những hoạt động quấy phá của hải quân và đặc vụ vũ trang trên biển của Quốc dân đảng, từ tháng 10 năm 1962 đến cuối năm 1965 có thể phân ra làm hai giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất, từ tháng 10 năm 1962 đến tháng 7 năm 1965.Ngày mồng 2, ngày 29 tháng 11 năm 1962 và ngày mồng 6 tháng 12, những chiếc thuyền đặc vụ vũ trang trên biển của Quốc dân đảng mang số hiệu M1545F, Hiệp tiến số 8 và Tường Thuận số 1 v.v... chấp hành kế hoạch tập kích quấy rối Siêu ban. Hải Uy, Trường Phong, phối hợp với hoạt động của đặc vụ lên đất liền, xông lên quần đảo Vạn Sơn, khu vực hải phận Thậm Giang. Hạm đội Nam Hải của hải quân quân giải phóng nhanh chóng xuất kích đã bắn chìm 3 chiếc thuyền địch kể trên, bắn chết chìm 49 tên đặc vụ vũ trang, bắt sống tên thương tá đội trưởng Châu Văn Kiệt và 42 tên.Ngày 21 tháng 6 năm 1963, một chiếc thuyền đặc vụ vũ trang Quốc dân đảng chấp hành Kế hoạch Nhất Đức đã lẻn vào mặt biển Đảo Đại Hoành Cầm ngoài bến Châu Giang. Một chi đôi hải quân quân giải phóng vừa hay đang phục kích tại đây, sau khi phát hiện tình hình địch lập tức xuất kích, đã bắn chìm ngay ở mặt biển phía nam đảo Đại Hoành Cầm.Sau khi hải quân Quốc dân đảng vấp phải sự đả kích mang tính chất bị tiêu diệt ở ven biển tỉnh Quảng Đông, chúng đã phải thay đổi sách lược, tiến hành Thủy lục đột kích, lập tức cử những toán đặc vụ trên biển cỡ nhỏ, tiến hành tập kích bất ngờ, lùng sục, bắt bớ, cướp của, phá hoại công trình thi công, đến nhanh rút nhanh đối với những hòn đảo cô độc, những doi đất nhô ra ngoài bờ biển đại lục và những thuyền đánh cá.Ngày 24 tháng 10 năm 1963, con thuyền đặc vụ vũ trang mang tên Thành công số 1 lao vào tiến hành phá hoại đoàn thuyền đánh cá ở khu vực Đông Hải Nam Lộc Sơn Ôn châu. Quân canh giữ Ôn Châu thuộc hạm đội Đông Hải của quân giải phóng đã cử ba chiến hạm hộ vệ cao tốc, truy tìm thuyền đặc vụ Thành công số 1. Trong tình trạng con thuyền này lẩn vào trong các con thuyền đánh cá, đã phải thực thi ba lần đột kích với nó, cuối cùng cũng đã bắn chìm được nó.Ngày 22 tháng 11 năm 1963, con thuyền đặc vụ T3166M của quân đội Quốc dân đảng ngụy trang thành thuyền đánh cá lẩn vào khu vực Nam hải Kiệt Thạch Loan tỉnh Quảng Đông. Tàu hộ vệ hạm đội 4 Nam Hải của quân giải phóng lao tới bao vây chặt, vận dụng phương pháp kết hợp giữa áp lực quân sự với tiến công chính trị, quyết không buông súng, đã bức chiếc thuyền này phải treo cờ đầu hàng.Ngày mồng 5 tháng 3 năm 1964, con thuyền đặc vụ Thành công số 4 của quân đội Quốc dân đảng đã tiến vào hải vực Bình Đàm Phúc Kiến, chuẩn bị nhằm thời cơ tập kích đảo Bình Đàm. Nhưng con tàu hộ vệ hạm đội 3 Đông Hải vội vã xông ra khu vực chiến đấu, bắt sống con thuyền đó.Đội đột kích Thủy lục của quân Quốc dân đảng liên tục húc vào tường, lại tổ chức Đội đột kích trên biển để tiến hành hoạt đồng Đột kích trên biển.Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1964, cục tình báo Đài Loan phái cử 7 chiếc Tàu Sói biển của Đội đột kích trên biển, xuất phát từ đảo Đông Dẫn, hòng lần lượt tập kích những thuyền tàu qua lại trên đường biển từ Đảo ứng nổi tới Đảo Rồng bay và những con tàu hộ vệ của giải phóng quân neo đậu ở Đảo Bắc Sương. Chúng đã trà trộn vào trong đoàn thuyền đánh cá của ngư dân, chờ thời cơ phát động tập kích bất ngờ. Sau khi hạm đội Đông Hải của giải phóng quân trinh sát rõ tình hình, đã dùng 9 chiếc tàu hộ vệ lao vào giao chiến. Đúng 7 giờ, hai chiếc tàu hộ vệ của quân giải phóng làm nhiệm vụ cảnh giới đã triển khai cuộc đánh nhau trên biển với bốn chiếc Tàu Sói biển địch, bắn bị thương và bắt giữ một chiếc, số còn lại tháo chạy. Ba chiếc tàu hộ vệ khác của quân giải phóng biết tin vội vàng tới trợ chiến, khi truy kích ba chiếc Tàu Sói biển họ đã triển khai pháo chiến với khu trục hạm Số hiệu Đơn Dương và tàu săn ngầm số hiệu Bắc Giang của bọn Quốc dân đảng. ít lâu sau tàu hộ vệ của quân giải phóng lại bắn chìm hai chiếc Tàu sói biển ở gần đảo Đông Dẫn.Ngày 18 tháng 11 năm 1964, ba chiếc Tàu sói biển của Quốc dân đảng kéo một chiếc tàu bộc phá đựng trên dưới 200 ki lô gam thuốc nổ, lái từ hướng bán đảo Hoàng Kỳ đi Mã Tổ, ý đồ khi gặp phải chiến hạm của giải phóng quân, thì sẽ cho nổ tàu bộc phá, hấp dẫn hỏa lực quân giải phóng, sau đó sẽ thừa cơ tiến hành công kích. Điều mà bọn địch không thể ngờ được là, sau khi đụng độ với quân giải phóng, hai chiếc tàu hộ vệ của hạm đội Đông Hải đã lao thẳng vào bọn địch, cắt đứt đường rút lui của Tàu sói biển. Hải quân Quốc dân đảng kinh hoàng hỗn loạn, vội vàng cho nổ Tàu bộc phá rồi cho hạm đội chạy trốn ra ngoài với tốc độ cao. Hai chiếc tàu bảo hộ của giải phóng quân không hề để ý tới mục tiêu bộc phá, dốc toàn lực truy kích Tàu sói biển, cuối cùng đã bắn chìm một chiếc của chúng.Ngày mồng 8 tháng 7 năm 1964, 5 tên đặc vụ của Cục tình báo bộ quốc phòng nhà đương Cục Đài Loan, chia nhau ngồi trên hai con thuyền đặc vụ nhân hiệu Mãn Khánh Thịnh và Nhãn hiệu Mãn Khánh Thăng ngụy trang thành thuyền đánh cá Nhật Bản, xuất phát từ Cảng nước ngọt Đài Loan, âm mưu thực thi việc đột kích Cảng Lữ Tứ Tỉnh Giang Tô, ngoạm một miếng rồi chuồn thẳng. Hạm đội Đông Hải của quân giải phóng cử ra tàu bảo vệ, tàu quét mìn mỗi loại hai chiếc vội vã tới vùng biển Lữ Tứ đón bắt. 23 giờ ngày 11, tàu hộ vệ mang số hiệu Hoành Dương của quân giải phóng phát hiện thuyền đặc vụ mang số hiệu Mãn Khánh Thịnh ngụy trang thành thuyền đánh cá mang Số hiệu Khánh Thịnh Hoàn của Nhật Bản, đã nã pháo bắn trọng thương, bức nó phải đầu hàng. Tiếp theo đó, tàu quét mìn mang số hiệu Sa Gia Điếm phát hiện mạn thuyền của một chiếc thuyền đánh cá dấu hiệu Khánh Thăng Hoàn mà ở đuôi thuyền lại đánh dấu Mãn Khánh Thăng, do đó đã nhận định đó chính là thuyền đặc vụ mang số hiệu Mãn Khánh Thăng, sau khi khuyên nó đầu hàng vô hiệu đã bắn chìm nó. Trong lần chiến đấu này, hải quân quân giải phóng đã bắn chết tên thiếu tá đại đội trưởng Quốc dân đảng cùng 8 tên lính, bắt sống tên phó đại đội trưởng và 72 tên.Buổi tối ngày 11 tháng 7 năm 1964, những thuyền đặc vụ mang số hiệu Đại Kim số 1, Đại Kim số 2 của cục tình báo Đài Loan, treo quốc kỳ nước Anh, lần lượt đổi tên là Âu Ngư số 1 và Âu Ngư số 2 chở 45 tên đặc vụ vũ trang và 29 thuyền viên, từ Cảng Nghiến Nam Việt Nam lái về Đài Loan, ba chiến hạm xung kích từ căn cứ Du Lâm của Hạm đội Nam Hải quân giải phóng đã nhận lệnh lao ra chiến khu. Chiều ngày 12 đã bắn chìm một chiếc tàu đặc vụ ngụy trang, bắn chết chìm 14 tên, bắt làm tù binh 60 tên.Từ năm 1962 đến tháng 7 năm 1965, hải quân quân giải phóng trước sau đã lần lượt tiêu diệt 47 toán đặc vụ vũ trang trên biển của bọn Quốc dân đảng, tiêu diệt một bộ phận của 13 toán, bắn chết 100 tên Quốc dân đảng bắt sống 316 tên.Giai đoạn thứ hai là từ tháng 8 năm 1965 đến cuối năm. Trong giai đoạn này đã phát sinh hai lần hải chiến quan trọng - Cuộc hải chiến 6-8 và cuộc hải chiến về phía đông Sùng Vũ. Hải quân giải phóng quân trong hai lần hải chiến này lấy tàu nhỏ đánh hạm lớn, đã giành được những chiến tích huy hoàng, đả kích trầm trọng vào hải quân Quốc dân đảng, bắt buộc những hoạt động gây rối trên biển của địch phải dần dần giảm bớt thậm chí có xu hướng đình chỉ.Sau khi những hoạt động tập kích quấy rối quy mô nhỏ do tập đoàn Tưởng Giới Thạch lợi dụng thuyền tàu Cỡ nhỏ tiến hành bị thất bại chúng đã quyết định điều động tàu hạm cỡ trung bình và lớn của hải quân, đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển những tốp đặc vụ vũ trang cỡ nhỏ. Chúng nhận định rằng những tàu hạm cỡ lớn và trung bình trọng tải lớn, hỏa lực mạnh, tốc độ nhanh, có thể đánh có thể chạy, có thể đánh đòn bất ngờ để thắng địch, hai lần hải chiến quan trọng chính là đã phát sinh trong bối cảnh như vậy.5 giờ ngày 5 tháng 8 năm 1965, Kỳ hạm của hạm đội 2 tuần phòng trên biển của Quốc dân đảng - Nhãn hiệu Kiếm Môn tàu săn ngầm cỡ lớn và nhãn hiệu Chương Giang tàu săn ngầm cỡ nhỏ, vận chuyển một tốp đặc vụ vũ trang chấp hành kế hoạch biển gào của Cục tình báo bộ quốc phòng Đài Loan, từ Tả doanh Đài Loan bí mật ra biển, lái tới vùng ven biển Quảng Đông, chuẩn bị thẩm thấu vào Phúc Kiến. Nhãn hiệu Kiếm Môn vốn là hạm quét mìn do Mỹ chế mớn nước là 1250 tấn, tốc độ chạy là 20 tiết, đặt 10 khẩu hỏa pháo có đường kính 76,2 milimét. Nhãn hiệu Chương Giang là tàu săn ngầm cỡ nhỏ do Mỹ chế tạo, lượng mớn nước lày đặc tăng tốc tiếp cận mục tiêu, mãi cho đến khi nhìn rõ cột buồn của tàu địch mới cùng nổ súng. Dưới hỏa lực mạnh bắn gần của hạm đội hải quân giải phóng quân, Nhãn hiệu Kiếm Môn vội vàng chạy trốn, Nhãn hiệu Chương Giang đã bị bốn tàu hộ vệ của quân giải phóng bám chặt trúng đạn liên tục. Khi nó có ý đồ chạy trốn, liền bị công kích mạnh ở cự ly từ 30 đến 50 mét, rất nhanh chóng đã bốc lửa, nổ tung, cuối cùng đã chết rũ chìm xuống đáy biển ở phía đông nam đảo Đông Sơn.Đồng thời với điều này, 8 tàu hộ vệ và 1 chiếc pháo hạm của hải quân giải phóng đã dốc toàn lực truy đuổi Nhãn hiệu Kiếm Môn. Khi cự ly còn cách chiến hạm địch trên dưới một ngàn mét, các tàu cùng nổ súng. Bốn phút kịch chiến, Nhãn hiệu Kiếm Môn trúng đạn bốc cháy, lúc này hạm đội ngư lôi tăng tốc lao tới phân thành 2 tổ, phóng 10 quả ngư lôi vào chiến hạm địch. Con tàu nhãn hiệu Kiếm Môn rất nhanh chóng đã bốc khói mù mịt, vào lúc 5 giờ 22 phút đã chìm xuống phía đông nam đảo Đông Sơn. Trong cuộc chiến này, tên thiếu tướng Quốc dân đảng Hồ Hạ Hằng cùng hơn 170 tên sĩ quan và binh lính địch đã toi mạng, 33 tên bị bắt.Sau Cuộc hải chiên 6-8 không lâu, Kỳ Hạm - tàu săn ngầm cỡ lớn Nhãn hiệu Vĩnh Thái - đội bạn đi tuần tra khu nam của hải quân Quốc dân đảng, đã dẫn hộ vệ hạm đội pháo Nhãn hiệu Vĩnh Xương ngụy trang ra biển từ Cảng Mã Công Bành Hồ vào lúc 13 giờ ngày 13 tháng 11, lái về hướng Ô khâu, dự định kế hoạch sẽ tới Ô Khâu vào lúc 23 giờ ngày hôm ấy.Để giáng trả những hoạt động tập kích quấy rối của hải quân Quốc dân đảng, hạm đội Đông Hải của hải quân giải phóng quân đã quyết định dùng 6 tàu hộ vệ, 6 tàu ngư lôi tổ chức thành biên đội xung kích trên biển để tiêu diệt biên đội Nhãn hiệu Vĩnh Thái trên mặt biển phía nam Ô Khâu.Đúng 23 giờ ngày hôm đó, hai bên đã gặp nhau ở trên mặt biển phía nam Ô Khâu. Bốn chiếc tàu hộ vệ quân giải phóng đã lao vào đánh chiến hạm Vĩnh Thái, hai chiếc tàu hộ vệ lao vào đánh chiến hạm Vĩnh Xương, còn tàu ngư lôi đang đợi thời cơ. Khi hai bên có cự ly cách nhau 1000 mét đã triển khai cuộc pháo chiến ác liệt. Không lâu, người chỉ huy chính của biên đội quân giải phóng là Ngụy Viên Vũ bị thương nặng hôn mê, rất nhiều người trên chiến hạm chỉ huy đã bị thương, cuộc chiến đấu mất chỉ huy, tình thế đã đảo ngược Vĩnh Thái chạy trốn về hướng Ô Khâu. Sau khi Ngụy Viên Vũ tỉnh lại, đã khôi phục lại sự chỉ huy, đã ra lệnh cho đội tàu ngư lôi công kích. Tàu phóng ngư lôi của quân giải phóng đã ba lần phóng ngư lôi vào Vĩnh Xương của địch, nhưng vì chiến hạm địch né tránh chuyển hướng nên chưa tiêu diệt được, vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 14, hạm đội số 145 hải quân giải phóng đã gội làn pháo hỏa dày đặc, bình tĩnh tới gần Vĩnh xương cự ly còn 350 mét, đồng thời phóng hai quả ngư lôi, phần đuôi của nó bị bắn trúng, mất hết năng lực cơ động, bắt đầu chìm xuống đáy biển. Sau khi biên đội xung kích lao vào bắt sống 9 tên địch vào lúc 3 giờ 5 phút ngày 14 họ đã rút về.Trong cao trào tấn công quấy rối lần thứ hai phản công đại lục của tập đoàn Tưởng Giới Thạch, không quân quốc dân đảng cũng rất lồng lộn. Chúng dựa vào những chiếc máy bay có tính năng ưu việt do Mỹ cung cấp, nhiều lần bay sâu vào vùng đất quân giải phóng, chủ yếu là tiến hành chụp ảnh trinh sát. Lính hàng không của không quân giải phóng quân và bộ đội phòng không mặt đất cũng như nhau đều đã đánh trả những đòn nặng nề vào không quân Quốc dân đảng. Do đó, từ trên tổng thể đã đập tan được những hoạt động phản công của tập đoàn Tưởng Giới Thạch.Sau khi tập đoàn Tưởng Giới Thạch chạy trốn ra chiếm cứ Đài Loan, liền sau đó không quân Quốc dân đảng đã tiến hành trinh sát từ trên không đối với đại lục. Từ năm 1951 đến năm 1966, máy bay quân đội Quốc dân đảng đã mò sâu vào đại lục 862 lần.Năm 1959, chúng bắt đầu trang bị máy bay kiểu RF-101 có tính năng tiên tiến. Đây là loại máy bay trinh sát chiến đấu có tốc độ siêu âm, thiết bị trinh sát cũng rất hoàn mỹ. Từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 7 năm 1961, không quân Quốc dân đảng trước sau đã 9 lần điều động loại máy bay này tiến hành trinh sát đối với các vùng Sán Đầu, Tấn Giang, Chương châu, Long Điền, Lộ Kiều v.v... Đồng thời với cái đó, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cũng bắt đầu sử dụng máy bay trinh sát trên cao kiểu U-2, đi sâu vào khu vực tung thâm của đại lục. Đến năm 1962, không quân Quốc dân đảng quấy phá đại lục vẫn dùng hai loại máy bay này là chủ yếu. Không quân và bộ đội phòng không giải phóng quân đánh trả sự tập kích quấy rối trên không của Quốc dân đảng chủ yếu vẫn nhằm vào loại máy bay trinh sát trên cao kiểu U-2 là chính.Máy bay kiểu U-2 là một loại máy bay gián điệp có sứ mệnh đánh cắp tình báo quân sự của nước khác, cánh nó dài, trọng lượng nhẹ, tốc độ nhanh, thời gian bay được dài, thiết bị trinh sát tiên tiến. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1962, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã điều động 15 lần chiếc máy bay kiểu U - 2 tiến hành trinh sát đối với đại lục, phạm vi hoạt động ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Do vì máy bay kiểu U-2 bay với tốc độ rất cao khả năng bay từ hai vạn mét trở lên, lúc đó máy bay tiêm kích Míc - 19 của không quân giải phóng chỉ có thể bay được trên dưới 18000 mét, nên khó có thể ngăn cản có hiệu quả đối với loại Máy bay U-2 này. Không quân giải phóng quân nhân dân đã quyết định sử dụng mấy tiểu đoàn tên lửa đất đối không hữu hạn để đánh máy bay kiểu U-2.Ngày 27 tháng 6 năm 1962, tiểu đoàn 2 tên lửa đất đối không của quân giải phóng đã đều bí mật rời khỏi Bắc Kinh, dùng phương thức vận chuyển bằng đường sắt cơ động tới lắp đặt mai phục ở Trường Sa Hồ Nam, thế nhưng suốt hai tháng không gặp máy bay địch. Cơ quan không quân của quân giải phóng qua phân tích tỉ mỉ đường bay đi sâu vào đại lục của máy bay U-2, phát hiện máy bay địch thường xuyên bay qua bầu trời Nam Xương, hơn thế, hễ phía quân giải phóng có sự điều động quân sự tương đối lớn, máy bay U-2 tất sẽ tới trinh sát, tức thì quyết định đưa hai tiểu đoàn điều tới Nam Xương. Ngày 28 tháng 8, tiểu đoàn 2 tên lửa đất đối không của quân giải phóng từ Trường Sa cơ động tới Nam xương tỉnh Giang Tây, rồi dùng phương thức di chuyển sân bay của binh chủng hàng không để nhử cho máy bay U-2 xuất hiện Khoảng trên dưới 6 giờ ngày 9 tháng 9, một chiếc máy bay trinh sát tầm cao U-2, với tốc độ cao 2 vạn mét qua đảo Bình Đàm Phúc Kiến tiến sâu vào bầu trời đại lục, bay về phía Nam Xương - Tiểu đoàn 2 Rađa với cự ly 379 kilô mét đã phát hiện mục tiêu, thế nhưng máy bay địch đã rẽ quẹo từ một địa phương cách 75 kilômét đã bay xa. Lúc 8 giờ 29 phút, sau khi máy bay địch bay qua Cửu Giang, bỗng nhiên quẹo trái vòng trở lại, bay thẳng tới Nam Xương. Khi cự ly cách máy bay địch 70 kilô mét, ba quả tên lửa của quân giải phóng vọt lẹ lên trời, hai quả đã trúng đích. Xác máy bay địch rơi xuống gần chợ La Gia về phía đông nam thị trấn Nam Xương 15 kilômét, tên thiếu tá phi công Trần Hoài thân trúng mảnh đạn, sau khi nhẩy dù xuống mặt đất qua cấp cứu cũng vô hiệu, hắn đã chết!Sau khi máy bay U-2 của không quân Quốc dân đảng bị bắn rơi một chiếc, chúng đã vội vàng cải tiến thiết bị quấy nhiễu điện tử và hệ thống báo động né tránh của máy bay, tiếp tục sử dụng loại máy bay này quay trở lại quấy rối trinh sát. Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1963, máy bay U-2 khi tiến sâu vào quấy nhiễu Lan châu, Tân An v.v.. đã 3 lần tới gần địa điểm mai phục của quân giải phóng. Sau khi quân giải phóng mở ăng ten điều khiển ra đa, bọn địch liền dựa vào hệ thống báo động nhanh chóng lẩn trốn, đã tránh khỏi đòn đả kích. Sau khi các cuộc mai phục luôn gặp thế bất lợi, qua nghiên cứu bộ đội không quân giải phóng phát hiện, thông thường máy bay U-2 sau khi mở ăng ten điều khiển ra đa dẫn tên lửa đất đối không bay lên 20 giây, chúng mới bắt đầu cơ động. Điều này nói rõ rằng nếu thu ngắn cự ly điều khiển Rađa mở ăng ten, giảm bớt thời gian chuẩn bị phóng tên lửa, thì sẽ có khả năng bắn rơi được máy bay địch.Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1963, một chiếc máy bay U-2 của địch cất cánh bay từ căn cứ Đào viên Đài Loan, 7 giờ 43 phút bay qua Ôn châu thọc sâu vào đại lục. Sau 11 giờ máy bay địch lại bay trở lại quấy rối qua Ngô Trung, Tam môn Hiệp Tín Dương, Cửu Giang tiến vào bầu trời Tiểu đoàn 2 tên lửa đất đối không bố trí trận địa mai phục. Tiểu đoàn 2 đã phát hiện ra mục tiêu từ một nơi cách xa 180 kilô mét. Tại chỗ còn cách 35 kilô mét họ đã mở dây ăng ten điều khiển ra đa, sau đó chỉ dùng thời gian 8 giây phóng lên ba quả tên lửa, có một quả bắt trúng mục tiêu, xác máy bay địch rơi xuống vùng núi Vạn La huyện Quảng Phong tỉnh Giang Tây, tên thiếu tá phi công Diệp Thường Đệ bị bắt sống.Ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung quốc đã cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Quân giải phóng phán đoán nhất định bọn địch sẽ cử máy bay tiến hành hoạt động trinh sát, quấy p tục chiến đấu với máy bay địch vào quấy rối.19 giờ 56 phút ngày mồng 10 tháng 1 năm 1965, một chiếc máy bay trinh sát trên cao U-2 của không quân Quốc dân đảng từ căn cứ địa không quân Đào Nguyên Đài Loan cất cánh, từ Khải Đông Tô Bắc tiến vào Đại Lục, tiểu đoàn 14 tên lửa đất đối không của quân giải phóng, sau khi đã bài trừ được sự quấy nhiễu mang tính chất trả lời của máy bay địch phát ra, đã liên tục phóng lên 3 quả tên lửa, có 1 quả trúng mục tiêu, tên lái máy bay địch bị bắn chết ở trong khoang lái.Với sự đả kích của bộ đội tên lửa đất đối không quân giải phóng từ năm 1962 đến năm 1967, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã liên tục tổn thất mất 5 chiếc máy bay U-2.Đồng thời với việc đánh máy bay U-2 địch của bộ đội tên lửa đất đối không, bộ đội hàng không hải quân và bộ đội hàng không không quân cũng đã nhiều lần bắn rơi các máy bay địch khác tiến vào xâm phạm đại lục.14 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1964, một chiếc máy bay kiểu RF-101 của Quốc dân đảng từ tầm thấp lẻn vào vùng Lộ Kiều Triết Giang, bộ đội hàng không hải quân quân giải phóng tại căn cứ Lộ kiều lập tức bay lên hai chiếc máy bay Tiêm kích - 5 ẩn mình bay vào chiến khu, cuối cùng đã bắn cháy được chiếc máy bay RF - 101 của chúng, rơi xuống đáy biển, bắt sống tên giặc lái.Ngày 18 tháng 3 năm 1965, bộ đội hàng không của không quân giải phóng quân đã bắn rơi một chiếc máy bay kiểu RF - 101 ở khu vực Sán Đầu.Ngày 13 tháng 1 năm 1967, một chiếc máy bay kiểu RF - 104G, được sự yểm hộ của 4 máy bay chiến đấu âm mưu trinh sát sân bay Tấn Giang. Tám chiếc máy bay Tiêm kích - 6 của quân giải phóng đã bay lên nghênh chiến cuối cùng đã bắn rơi một chiếc máy bay chiến đấu kiểu F - 104 của địch.Do vì máy bay vào quấy rối đại lục của không quân Quốc dân đảng nhiều lần bị đả kích trầm trọng, bắt đầu từ cuối năm 1960, chúng liền dần dần giảm bớt những hoạt động quấy rối bằng không quân đối với đại lục.Từ đầu năm 1950 đến cuối năm 1960, trong việc tập kích quấy rối của hai cao trào phản công lục địa, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã tổn thất hơn 44400 tên sĩ quan và binh lính, tổn thất 348 chiếc tàu, xuồng, thuyền các loại, bị bắn rơi 46 chiếc máy bay, mà lại chẳng hề giành được một tấc đất nào của đại lục hoặc trên các hòn đảo ven biển. Giấc mộng phản công phục quốc của Tưởng Giới Thạch đã bị hủy diệt triệt để. Cho nên, sau khi bước vào năm 1970, vô luận là ở lục địa, trên biển hay trên không, những hoạt động tập kích quấy rối quân sự của tập đoàn Tưởng Giới Thạch đều đã đình chỉ về cơ bản.