Để cho Tưởng Kinh Quốc bước vào trung tâm chính trị của Đài Loan là dự kiến vốn có từ lâu của Tưởng Giới Thạch. Sau khi binh bại ở đại lục trốn ra Đài Loan, Tưởng Giới Thạch càng tăng cường công tác bồi dưỡng và dìu dắt về phương diện này. Đầu năm 1950, Tưởng Kinh Quốc được cử giữ chức Thượng tướng chủ nhiệm Tổng bộ chính trị Bộ Quốc phòng, chủ nhiệm Đoàn thanh niên chống cộng cứu nước Trung Quốc cùng với chủ nhiệm Phòng tư liệu phủ tổng thống lãnh đạo ủy ban công tác tình báo Đài Loan. Cuối năm 1950, Tưởng Kinh Quốc là ủy viên quốc vụ viện kiêm Chủ nhiệm ủy ban phụ đạo thoái trừ binh dịch quân đội nhà nước Viện Hành chính, chính thức nhập vào nội các, là quan chức cấp bộ quan trọng. Đầu năm 1960, Tưởng Kinh Quốc làm chủ Bộ quốc phòng, trở thành nhân vật gần chính yếu. Cuối năm 1960, ông đã là Phó viện trưởng Viện hành chính, mà Viện trưởng do phó tổng thống Nghiêm Gia Cán kiêm nhiệm. Trên thực tế, lúc này Tổng thống là lão Tưởng, Viện hành chính là Tiểu Tưởng quản giữ. Ngày 20 tháng 2 năm 1972, sau khi Tưởng Giới Thạch một lần nữa trúng cử Tổng thống, ngày 1 tháng 6 lập tức ủy nhiệm Tưởng Kinh Quốc làm Viện trưởng viện hành chính, hoàn thành được một bước quan trọng nhất trong việc chuyển giao quyền lực. Do vậy, Tưởng Giới Thạch vừa chết, ngày 28 tháng 4, Hội nghị ủy ban Trung ương Quốc dân đảng liền suy cử Tưởng Kinh Quốc làm Chủ tịch Trung ương Quốc dân đảng, từ nhân vật gần chính yếu biến thành nhân vật trung tâm. Ba năm sau, ông thay thế Nghiêm Gia Cán lên làm Tổng thống, thực hiện được di nguyện của Tưởng Giới Thạch. Khi Tưởng Giới Thạch vừa bệnh ốm qua đời, Đài Bắc đã phát biểu hai cuốn trước thuật quan trọng của Tưởng Kinh Quốc, một là cuốn ông viết về Người cha của tôi năm 1956, hai là cuốn Ghi chép một tháng bên linh cữu cha viết từ ngày 5-4 đến 5-5-1975. Cuốn thứ nhất đăng tải liên tục trên Trung ương nhật báo bắt đầu từ ngày 10 tháng 4, trong đó có lời tựa nói rằng khi sinh nhật Tưởng 70 tuổi, Tưởng Kinh Quốc đã viết văn hiến dâng cha làm lễ thọ. Thế nhưng số lượng in có hạn, chưa phát hành rộng rãi được ra ngoài, rất nhiều người muốn được đọc cuốn sách này, đến nay vẫn chưa có cơ hội. Kể từ hôm nay trở đi bản báo cáo sẽ đăng lại.Người cha của tôi dài tới hơn tám vạn chữ chủ yếu miêu tả những phong công vĩ tích của Tưởng Giới Thạch đối với quốc gia, đối với dân tộc, thế nhưng cũng đã bộc lộ ra rất nhiều những tình tiết đáng quan tâm của các sự kiện trọng đại, như ẩn cư ở Khê Khẩu, ăn cắp vàng chuyển đi, chạy trốn khỏi Trùng Khánh Thành Đô v.v..Người cha của tôi còn tập hợp ghi chép rất nhiều bài nói chuyện và nhật ký của Tưởng Giới Thạch, Tưởng Giới Thạch thường xuyên kể mình đã học tập Ông Tằng Văn Chính như thế nào, yêu cầu Tưởng Kinh Quốc nghiên cứu học tập Tằng Quốc Phiên.Ghi chép một tháng coi giữ linh cữu cha là ghi chép nhật ký của 31 ngày sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời. Trong 31 ngày đó, đúng là lúc hai tập đoàn ở Đông Dương - Nguyễn văn Thiệu ở Sài Gòn và Lon Nol ở Căm pu chia, trải qua những ngày binh bại như núi lở đất sụp, tan rã tơi bời, cũng đúng là những ngày mà những người đứng đầu nước Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, Lon Nol ôm đầu lủi chạy như chuột. Sự thất bại triệt để và tháo chạy thảm hại của chúng gợi nhớ những hồi ức đau đớn thảm thương của Tưởng Kinh Quốc đối với việc vương triều nhà Tưởng bị tống cổ khỏi đại lục năm nào. Trong Ghi chép coi giữ linh cữu dài hơn vạn chữ đó, Tưởng Kinh Quốc đã ghi lại những cảm tưởng đau khổ của mình nói: Tưởng Giới Thạch sau khi qua đời, cục thế đã phát sinh đại biến, tình thế châu á xấu đi thê thảm nhanh chóng, mặt trận chống cộng ở bán đảo Trung Nam đã bị giải thể, thời cơ chiến đấu ở bán đảo Triều Tiên ngày càng xấu đi nghiêm trọng, điều này thực sự là nỗi đau môi hở răng lạnh. Ông ta lại viết: Trước hết con người ta phải cầu lấy sự sinh tồn và yên định, mới có thể có chỗ xoay xở của vận mệnh. Đông Nam á đã trở thành đại bi kịch, điều tiếp tục đến nữa có thể là còn có không ít bi kịch lớn hơn. Chính phủ Việt Nam đã đầu hàng Việt Cộng, điều này chính là 38 năm trước (năm 1949- người viết chú thích) từ khi chính phủ ta bị đuổi ra khỏi đại lục đến nay là một lần đại bi kịch của nhân loại. Hôm nay nghĩ tới Sài Gòn rơi vào tay Việt Cộng, thật quá đau lòng. Sự việc này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thế cục, tất nhiên ta cần phải kiểm thảo tường tận trên mặt ngoại giao và chính trị của mình. Tưởng Kinh Quốc cần phải: Nghiêm trang kính cẩn tự cường, gặp biến không kinh sợ.Ngày Tưởng Giới Thạch qua đời hôm ấy, Tưởng Kinh Quốc đã từng ba lần tới thăm viếng, đã từng giao đàm với cha, đại để có thể nói là coi sóc hầu hạ ở bên cạnh cha. Thế nhưng trong lúc đó Tưởng Vĩ Quốc đang bận rộn ở khu vực Đài Trung tiến hành diễn tập quân sự, bởi quân lệnh trên hết mà chưa thể trở về vĩnh biệt cha, sau đó, khi ông ta vội vàng trở về Đài Bắc thì Tưởng Giới Thạch đã qua đời từ lâu rồi, việc ký trên di chúc cũng không có phần của ông. Về sau với danh nghĩa của mình ông đã phát biểu một bài văn chương mang tính chất điếu niệm. Bất kể thân thế lai lịch Tưởng Vĩ Quốc như thế nào, thời thơ ấu ông đã từng nhận được sự yêu mến của Tưởng Giới Thạch. Sau này, khi Tưởng Giới Thạch dốc toàn lực thu vén vun trồng cho người con cả, Tưởng Vĩ Quốc là con thứ nhận được sự lạnh nhạt. Đặc biệt là sau Sự kiện binh biến Hồ Khẩu phát sinh ra ngày 21 tháng 1 năm 1964, trong giới quân sự, giới chính trị ông đều không được nắm giữ đại quyền. Bởi vì lúc đó ông là tư lệnh bộ đội thiết giáp, mà nhân vật chính trong vụ binh biến là trợ thủ của ông - phó tư lệnh Triệu Chí Hoa, ông là cấp trên trực tiếp cũng khó thoát khỏi liên lụy.10 giờ sáng ngày hôm đó, phó tư lệnh bộ đội thiết giáp quân Quốc dân đảng Đài Loan Triệu Chí Hoa khi lên đài phát biểu chào mừng về việc tới kiểm tra tình hình chuẩn bị chiến đấu của sư đoàn Thiết giáp thuộc căn cứ Hồ Khẩu, đột nhiên phát biểu diễn thuyết bất ngờ khiến cho người ta không thể tưởng tượng được. Nội dung chủ yếu là: Tình hình quốc tế bất lợi cho nhà đương cục Đài Loan, chính sách ngoại giao của Quốc dân đảng có nguy hiểm sa vào chỗ bị cô lập. Trước mắt các tướng lĩnh quân sự cao cấp chỉ chăm lo hưởng thụ sinh hoạt của mình, không kể gì đến đời sống bộ đội. Đàn chó mà Châu Chí Nhu Tham quân trưởng phủ tổng thống đang nuôi, tiền tiêu phí mỗi tháng còn nhiều hơn mức ăn của cả một đại đội. Việc tuyển chọn các tiểu thư Đài Loan đã khuyến khích cuộc sống xa xỉ, bản thân các tiểu thư cũng trở thành đối tượng truy cầu của con em các quan chức cao cấp. Bộ đội thiết giáp là quân tinh nhuệ của đất nước, cũng đã từng là Ngự lâm quân trấn giữ Đài Bắc, lý ra nên vươn thẳng mình mà đi. Trong diễn thuyết hơn một tiếng đồng hồ, Triệu Chí Hoa đã rút súng lục ra bắn lên trời hai phát, hiệu triệu Hãy đi theo tôi! Triệu Chí Hoa đã bị bắt, thi hành theo quân pháp, Tưởng Vĩ Quốc cũng đã mất quyền chỉ huy quân sự, chuyển sang hệ thống giáo dục và nghiên cứu quân sự, trước sau đã nhậm chức Hiệu trưởng trường Đại học chỉ huy tham mưu lục quân, Hiệu trường trường Đại học tam quân và Viện trưởng học viện chiến tranh. Tháng 5 năm 1980, Tưởng Vĩ Quốc chuyển sang đảm nhiệm chức Tổng tư lệnh bộ tổng tư lệnh tham mưu liên hợp cần vụ, kết thúc doạn đời giáo dục quân sự trong 18 năm, thế nhưng vẫn không có quyền chỉ huy thực tế. Đối với việc bản thân mình bị đuổi khỏi vị trí chỉ huy, Tưởng Vĩ Quốc rất bất mãn, tuy không có sự đối kháng công khai, thế nhưng ấm ức oán trách thì luôn luôn có. Nghe nói có một lần Tưởng Vĩ Quốc nói với Tưởng Giới Thạch: Trong các tướng lĩnh quân sự của Trung hoa dân quốc có hai người trước sau không đựoc chuyển ngành và lên chức. Người thứ nhất là cha (Tưởng Giới Thạch là thượng tướng đặc cấp năm sao, là quân hàm cao nhất quân đội Quốc dân đảng), người thứ hai là con (từ năm 1961 Tưởng Vĩ Quốc làm trung tướng. Sau đó không hề được thăng chức). Nhìn chung có thể nói, Tưởng Vĩ Quốc ở Đài Loan đã chịu sự bài xích lâu dài của Tưởng Kinh Quốc. Nhưng đến tháng 6 năm 1986, Tưởng Vĩ Quốc được bổ nhiệm làm Bí thư trưởng ủy ban An toàn quốc gia thời kỳ động viên dẹp bạo loạn. Đây là một chức vụ quan trọng có sức mạnh ràng buộc nhất định đối với cả bốn hệ thống Đảng, Chính quyền, Quân sự và kinh tế. Đây là sự sắp xếp công việc chính trị về sau quan trọng của Tưởng Kinh Quốc. Bởi vì bệnh đái đường lâu năm của ông ta lúc này ngày càng có xu hướng nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi nhanh chóng, ông ta có khả năng sẽ chết bất kỳ lúc nào bởi bệnh xuất huyết lớn trong nội tạng, do đó ông cần phải suy nghĩ đến việc sắp xếp nhân sự về sau của ông ta để ổn định cục diện chính trị Đài Loan. Tưởng Kinh Quốc cảm thấy Tưởng Vĩ Quốc lúc này đã là ngọn cờ của phái nguyên lão, lại là hiệu trưởng của rất nhiều tướng lĩnh, ông nhận thấy rằng em trai mình có thể giúp đỡ một số người mới như Lý Đăng Huy, Lý Hoảng, Du Quốc Hoa, Trần Lý An, Tống Sở Du v.v... duy trì củng cố lại chính cuộc Đài Loan. Lập tức, ông ta liền đặt Tưởng Vĩ Quốc lên trên vị trí của Giám quốc. ở thời kỳ Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc, ban an toàn quốc gia chỉ là cái thứ hữu danh vô thực, không mấy tác dụng, thế nhưng sau khi họ qua đời, ủy ban này đã có tác dụng cân bằng, chỉ đạo công tác Đảng Chính Quân Kinh của Quốc dân đảng, giúp đỡ Lý Đăng Huy nhanh chóng đứng vững trên thượng tầng Quốc dân đảng trong lúc rất nhiều thế lực đấu đá nhau, Tưởng Vĩ Quốc đã hoàn thành được sự ủy thác nặng nề Giám quốc mà anh trai mình đã giao phó.Thế nhưng việc đời như một bàn cờ, mỗi nước cờ đều mới cả. Trên thượng tầng Quốc dân đảng Đài Loan mấy năm gần đây đấu tranh kịch liệt, không ngừng tiến hành phân phối lại quyền lực từ đầu, Tưởng Vĩ Quốc đã sắp xếp lịch trình sau cùng của mình như thế nào còn là một câu đố chưa giải được.Kể từ khi Tưởng Giới Thạch cố ý vun trồng xây đắp cho Tưởng Kinh Quốc, khiến cho ông ta từng bước đi vào trung tâm vũ đài chính trị, thì địa vị của Tống Mỹ Linh đã bắt đầu hạ thấp. Cho dù Tống Mỹ Linh cho rằng theo Tưởng Giới Thạch dần dần bước vào cảnh già, bà so với Tưởng Giới Thạch kém hơn mười tuổi phải được làm chủ Đảng làm chủ chính quyền, đối với việc vun trồng bồi dưỡng Tưởng Kinh Quốc thì không nên như vậy. Thế nhưng bà đã không quản nổi gia đình của Tưởng Giới Thạch, bà đã không thể cải biến nổi chủ ý của ông già kiên cường, cương nghị, cố chấp, thậm chí tàn ác giảo trá, độc đoán chuyên quyền, chỉ cho mình là trung tâm này, đành giương mắt nhìn Tưởng Kinh Quốc vây cánh phát triển đầy đủ. Do đó năm tháng sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, bà đã sang Mỹ chữa bệnh, bắt đầu phiêu bạt ở tận chân trời xa lạ. Ngày 17 tháng 9 năm 1975, Tống Mỹ Linh sang Mỹ điều trị bệnh, đã phát biểu một bài viết, giọng điệu bi ai thống thiết, ẩn ý giấu giếm rất nhiều, khiến cho mọi người phải dò xét phán đoán về tâm dạ của bà lúc đó cùng với mối quan hệ của bà với Tưởng Kinh Quốc. Bài phát biểu trên giấy của Tống Mỹ Linh mở đầu đã nói:Mấy năm gần đây, tôi liên tiếp gặp cảnh người thân qua đời. Đầu tiên là người anh của chú dượng (Khổng Tường Hy) qua đời, em Tử An, anh Tử Văn lần lượt cũng qua đời. Năm trước già ái Linh đốc bệnh ở Mỹ, lúc dó Tổng thống mới cảm thấy không dễ chịu, cho nên cứ chần chừ không đi được, chờ khi tới được thì bà đã hấp hối rồi, không kịp quyết biệt nữa. Tình cảm chân tay không thể bù đắp được, điều nuối tiếc sâu xa, quốc nạn nhà buồn đến cùng liên tiếp. Hai năm về trước, tôi cũng dần dần tích bệnh, thế nhưng không thể tự chạy chữa được, bởi vì sức khỏe của Tổng thống chẳng tốt lành, việc chăm sóc chỉ sợ có chút sa sẩy trong lòng chẳng lúc nào được yên. Sức khỏe của Tổng thống có quan hệ tới sự an nguy của quốc gia, sự tiếp tục thay thế của Chủ nghĩa tam dân, tiền đồ của Trung Hoa dân quốc, tất thảy đều gánh vác đè nặng trên vai của người. Tôi đêm ngày hầu hạ thuốc thang chỉ mong sao Tổng thống khôi phục sức khỏe, lãnh đạo quản lý công việc đại sự, có thể lãnh đạo được thêm một năm, thì đất nước có thể đâm chồi nảy rễ thêm được một năm. Thế nhưng vài ba năm nay, người vẫn không có ý bỏ tôi ra đi. Mà bản thân tôi vẫn trường kỳ kiên nhẫn chống đỡ đón nhận muôn vàn đau thương, tới nay tôi đã thực sự cảm thấy tâm thân mệt mỏi, cảm giác tỉnh táo đã thực sự tật bệnh rồi, rất đòi hỏi phải được chữa chạy. Đoạn trường gặp phải nỗi bất hạnh liên tục của bà trong mấy năm gần đây, nói rõ bà phải sang Mỹ để chữa bệnh. Thế nhưng tiếp sau đó bà lại nói: Phàm khẩu hiệu đoàn kết mà người dân nước ta nên kịp thời vận dụng, tận lực phát huy, kiên trì hò hét không thể hô lên suốt ngày được; thực tiễn không phải là chuyện dễ, hô khẩu hiệu quyết không phải là biện pháp. Lại nói: Lấy hoàn cảnh cụ thể của nước ta mà nói, quả thực người người nên tận dụng khả năng, cùng chia sẻ với nỗi buồn này... Đoạn nghị luận đột nhiên biến điệu này tại sao lại phát ra như thế? phát ra đối với ai? Rất cần được ngoại giới bình luận.Nói chung đều cho rằng: Sau khi tập đoàn Tưởng Giới Thạch rút chạy trốn ra Đài Loan, để gắng gượng chống đỡ nền thống trị lung lay sắp đổ, Tưởng đã tổ chức ẹy ban cải tạo, quyết tâm cải tạo Quốc dân đảng, lôi kéo một số quan chức nguyên lão, khởi dựng một nhóm nhân sĩ trung thanh niên, thế nhưng lại không thể không cho các nguyên lão một ít việc làm, còn cần phải lợi dụng ảnh hưởng của các bậc nguyên lão để ổn định nhân tâm, quân tâm. Bởi vậy, Tưởng Giới Thạch đã xây dựng ra ẹy ban bình nghị Quốc dân đảng. Phía Đài Loan chính thức giải thích rằng, ẹy ban bình nghị tương đương với Viện nguyên lão của nước ngoài, đây là một loại giải thích lố lăng bậy bạ. Bởi vì Viện nguyên lão của nước ngoài là cơ cấu của chính giới, ẹy ban bình nghị Quốc dân đảng là tổ chức của phương diện chính đảng. Điều này không cần phải quản tới nó nữa, vấn đề chủ yếu là, Tống Mỹ Linh là ủy viên thứ nhất của ẹy ban bình nghị, rõ ràng đã thực sự bịt chặt miệng các vị nguyên lão thất sủng mất quyền: Các ngài nhìn xem, ngay cả bà cũng chỉ là một ủy viên bình nghị thôi! Sau khi Tưởng Giới Thạch chết vài ngày, Đài Bắc liền có tin đồn: Vì sự đoàn kết trong Đảng, bà Tống Mỹ Linh có khả năng tiếp nhận chức Tổng tài Quốc dân đảng, để làm chiếc cầu nối giữa các bậc nguyên lão với phái trẻ. Mặc dù nói trên mặt lý luận ủy viên bình nghị không thể lên thẳng Tổng tài(Thủ lĩnh) được. Thế nhưng vẫn lấy đó làm luận điệu. Tưởng Kinh Quốc đột nhiên từ Hội nghị toàn thể ẹy ban thường vụ Trung ương được bầu cử làm Thủ lĩnh của Đảng, hơn thế còn nói, hai chữ Tổng tài này là để truy niêm cụ Tưởng Giới Thạch chuyên dùng, đứng đầu Đảng Quốc dân đảng từ nay gọi là Chủ tịch cũng như sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, đầu não của Đảng không gọi là Thủ tướng nữa mà gọi là Tổng tài vậy. Và như vậy, việc bà Tống Mỹ Linh ra nhậm chức Tổng tài là điều không có khả năng xảy ra, Chủ tịch của Đảng là Tưởng Kinh Quốc, điều này đã khiến cảnh ngộ của bà rất bối rối lúng túng, tức thì cho dù bà không có bệnh cứ ở lại Đài Loan cũng chẳng còn có ý nghĩa gì nữa.Báo chí Hồng Công bình luận nói, nếu như lần này bà ra đi chỉ vì chữa bệnh thì làm gì phải bôn ba vạn dặm như vậy. Với sự giầu có của Tưởng Tống, đừng nói gì đến chuyện bà có thể dùng tiền mời bất kỳ một bác sĩ nào giỏi nhất nước Mỹ tới Đài Bắc chữa khám cho bà, mà cho dù có mời vị bác sĩ đó chuyển cả toàn bộ một bệnh viện tới cũng chẳng có gì là khó khăn cả. Khi Trần Thành mắc chứng ung thư ở Đài Bắc đã từng có cả một bệnh viện và phòng dược dọn tới trong dinh thự của ông ta, ngay cả đến bác sĩ, hộ sĩ cũng đều đầy đủ cả đêm ngày luân phiên nhau túc trực. Mấy năm cuối cùng của Tưởng Giới Thạch, một số giáo sư của trường đại học Hồng Công, cũng đều bay đi bay lại ở giữa Đài Cảng. Cho nên việc bà Tống Mỹ Linh tới nước Mỹ chữa bệnh, trên cách làm là bỏ gần cầu xa, trong màn tối là sự thất bại trên vấn đề tranh quyền với Tưởng Kinh Quốc, không chịu đựng nổi sự áp bức về tinh thần ở Đài Loan, muốn trở về nhà mẹ đẻ ở nước Mỹ kia để tiêu tán tâm phiền. Trong bài nói chuyện trên giấy, bà phê bình có người kêu gào đoàn kết, quyết không phải là biện pháp, chính là biểu lộ sự bất mãn đối với Tưởng Kinh Quốc. Bài nói chuyện này của bà Tống Mỹ Linh dài hơn ba ngàn chữ, kể lể sự nhớ nhung luyến tiếc đối với Tưởng Giới Thạch, nào là đã kết hôn 48 Xuân thu với Tưởng Giới Thạch, suốt cuộc đời chăm sóc nhau động viên nhau, hiện tại trơ trọi... nhớ thương, trong phòng trần tịch, do vậy cảm thấy thân tâm đều mệt mỏi v.v... trong bài văn không nói gì đến Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Vĩ Quốc, cũng chẳng nói gì đến vị Tân tổng thống Vương Gia Cán, cũng chẳng tán dương và chúc tụng đối với nhà đương cục Quốc dân đảng Đài Loan, cũng chẳng nói đến trong tương lai bà sẽ nhất định lại trở về Đài Loan. Trong bài văn dài với lời lẽ cáo biệt này của Tống Mỹ Linh đã phát biểu với thân phận của Tưởng Giới Thạch phu nhân, ở Đài Bắc bà đã không còn giữ bất kỳ chức vị nào nữa. Giới bình luận ngoại giới cho rằng đây cũng là nguyên nhân quan trọng bộc lộ sự phẫn hận lúc bà sắp ra đi. Ngày 18 tháng 9, sau khi tới Niu Oóc, bà Tống Mỹ Linh do mắc bệnh ung thư tuyến vú phải mổ hai lần, kết quả tương đối tốt. Ngày mồng 2 tháng 4 năm 1976, để kỷ niệm một năm ngày mất của Tưởng Giới Thạch, bà Tống Mỹ Linh đã đặc biệt trở về Đài Loan, sống gần bốn tháng. Vào thời kỳ này tuy bà vẫn tranh quyền đấu thế, thế nhưng ngoài mặt vẫn rất ôn hòa khéo léo. Tống trở về Đài Loan, Tưởng Kinh Quốc và phu nhân đã đích thân ra sân bay nghênh tiếp. Tống Mỹ Linh trên thân khoác kỳ bào sắc đen, tinh thần tình cảm nghiêm túc, Tưởng Kinh Quốc đã ra tận chân thang máy bay đỡ bà bước xuống. Khi bà trở lại nước Mỹ đã ở liền trong 11 năm. Năm 1978, Tưởng Kinh Quốc đã nhậm chức Tổng thống Trung hoa dân quốc nhiệm kỳ thứ 6, các giới Đài Loan cho rằng bà Tống Mỹ Linh có thể trở về Đài Loan tham gia đại lễ nhậm chức này và luôn thể cúng giỗ Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng bà đã không trở về, trong bức điện gửi cho Tưởng Kinh Quốc trả lời về việc mời bà về Đài Loan, bà nói:Kinh Quốc xem: Bức điện gửi tới ngày 7 và ngày 29 tháng 3 đều nhận được cả. Kỷ niệm ba năm ngày mất của cha anh đã tới.Trong ba năm này, mỗi ngày ta đều đau buồn khôn xiết. Năm ngoái trở về Sĩ Lâm, bày đặt như cũ, khiến ta có cảm giác nghẹn ngào khi bước lên lầu vắng. Những âm thanh, tiếng bước chân vọng quen thuộc trước đây đều thăm thẳm trang nghiêm, đến ngột ngạt. Ta và cha anh ngoài mấy lần mang trọng trách đi Mỹ, những thời gian còn lại sống ở bên nhau đã được một nửa thế kỷ, đặc biệt có rất nhiều vấn đề, dù to dù nhỏ đều gắn bó thương lượng bàn bạc khiến cho tinh thần hai ta có chỗ gửi gắm nương tựa. Hai người đã động viên lẫn nhau, niềm an ủi có được không bút mực nào có thể tả xiết. Tự đánh giá ta đối với cha đẻ của mình, chỉ chung sống được hơn 9 năm, ngắn ngủi, bởi vì lên 8 tuổi ta đã xa nhà sang Mỹ học, sau khi về nước người đã qua đời rồi. Ta và mẹ ta chung sống tổng cộng được 17 năm thì kết bạn lấy cha anh, có thể nói là bắt đầu từ thuở thay răng, tình bạn thân gần nhất, lâu dài nhất. Cả hai người đã suốt đời dựa vào nhau, là cha của anh đó. Tình cảm thương yêu đùm bọc chỉ có anh và vợ của anh gắn bó đã hơn bốn chục năm, mới có thể hiểu biết được. Ta từ nhỏ được gia đình dạy dỗ, phải chịu đựng đau thương lớn, tai họa lớn, lấy kiên cường trấn tĩnh làm mục đích. Ta tuy không thể nói là mọi việc đều làm được, thế nhưng luôn luôn lấy đó tự rèn rũa mình, bó buộc mình. Với tình cảm mẹ con, lại vì sự quan tâm thiết tha của anh trong bức điện ngày 29, có thể hiểu rõ được tình cảm của ta trong ba năm qua, anh hãy lắng nghe lời này.Trong bức điện trả lời, bà Tống Mỹ Linh nói bà không muốn nhìn lại vật cũ để làm tổn thương đến tình cảm, đó là sự thương xót nhớ nhung vì những di vật của Tưởng Giới Thạch hay là sự xót thương vì đại quyền đã rơi mất, khó có thể hiểu được ngọn nguồn gốc rễ. Thế nhưng bà không trở về tham gia cúng giỗ lần thứ ba của Tưởng Giới Thạch, lẽ đương nhiên cũng không tham gia đại lễ nhậm chức của Tưởng Kinh Quốc. Thế nhưng đến tháng 6 năm 1985, khi đoàn phỏng vấn của Thị trưởng, huyện trưởng phu nhân tới thăm nước Mỹ, trong bữa tiệc tối mà đoàn phỏng vấn tiến hành, bà đã để lộ ra bà có ý năm tới sẽ trở về Đài Loan, bởi vì năm 1986 là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tưởng Giới Thạch, bà muốn trở về Đài Loan để tiến hành chủ tế. Sau khi nhà đương cục Đài Loan được biết tin này, liền chỉnh tu lại hành quán Tưởng Giới Thạch ở nông trường Vũ Lăng và dinh thự Sĩ Lâm cho mới, để đầu năm 1986 gửi thư mời bà trở về Đài Loan tham gia hoạt động kỷ niệm, tất nhiên bà sẽ sung sướng trở về. Ngày 25 tháng 10 năm 1986 Tống Mỹ Linh từ New York đáp máy bay của công ty hàng không Trung Hoa trở về Đài Bắc. Vợ chồng Tưởng Kinh Quốc và cả gia đình cùng với mấy chục thành viên quan trọng trong quân đội Chính phủ Đài Loan đã ra sân bay nghênh tiếp. Ngày 30 tháng 10, Tống Mỹ Linh với sự tháp tùng của vợ chồng Tưởng Kinh Quốc cùng cả nhà đã tới Từ Hồ ở Tây Nam Đài Bắc tế điện Tưởng Giới Thạch. Ngày hôm sau công khai xuất hiện lần đầu tiên trên Đại hội kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tưởng Giới Thạch cử hành tại Trung Chính kỷ niệm đường tại Đài Bắc. Có lẽ là Tống Mỹ Linh đã quen thuộc với đời sống đấu tranh để rút ra khỏi quyền lực, có lẽ là bà đã gật đầu cho phép sự tồn tại về chính trị ở Đài Loan của Tưởng Kinh Quốc, lần trở về này, họ đã hợp tác tương đối tốt đẹp. Trên Đại hội kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh đã kéo tay Tưởng Kinh Quốc bước vào hội trường, toàn thể hội trường đã đứng dậy và vỗ tay hồi lâu. Sau đó, Tống Mỹ Linh đã thay mặt gia đình họ Tưởng đọc diễn văn chào mừng. Bà nhấn mạnh Dân tộc Trung Hoa đời đời kiếp kiếp đều phải được hưởng thụ càng nhiều tự do và hạnh phúc, yêu cầu Quốc dân đảng phát huy thêm một bước tinh thần vô tư, quên mình. Ngoài ra, bà còn phát biểu một bài diễn văn kỷ niệm, mượn đó để khích lệ động viên đối với người đời sau, lấy đó để biểu lộ sự tưởng nhớ đối với Tưởng Giới Thạch.Ngày 13 tháng 1 năm 1988, Tưởng Kinh Quốc qua đời, cụ Tống Mỹ Linh tuổi cao 91 ngồi trên ghế có bánh xe lăn từ cửa bên tiến vào linh đường của Tưởng Kinh Quốc, đau buồn thương xót lộ trên nét mặt, điều này không hoàn toàn là bởi vì người tóc bạc đưa tiền người tóc xanh mà có nỗi đớn đau dứt ruột, cụ còn lo lắng âu sầu về sự trống vắng chính trị mà Tưởng Kinh Quốc để lại sau khi qua đời. Cụ không tán thành phương án mà các ủy viên thường vụ Trung ương suy cử Lý Đăng Huy đảm nhiệm chức Chủ tịch thay mặt Quốc dân đảng, thế nhưng lại không đủ sức thay đổi cục diện này. Năm 1990, Đài Loan bắt đầu mở màn cuộc tranh cử Tổng thống lần thứ tám, Lý Đăng Huy thông qua hệ thống Quốc dân đảng đã bị khống chế, khơi thông Quốc dân đại hội, rồi lôi kéo Lý Hoảng Viện trưởng Hành chính, đã giành được đại thắng mà cụ Tống Mỹ Linh không muốn nhìn thấy. Cụ Tống Mỹ Linh tâm trí và sức lực đều mệt mỏi, đành phải lại sống phiêu bạt ở phương trời khác, tới nước Mỹ để Trường kỳ hưu dưỡng. Ngày 21 tháng 9 năm 1991, cụ đã li biệt Đài Loan tới Manhatan New York, ra sân bay Tùng Sơn Đài Bắc tiễn biệt đã không phải là vợ chồng Tưởng Kinh Quốc, mà là vợ chồng Tưởng Vĩ Quốc. So sánh mối quan hệ với Tưởng Kinh Quốc, Tống Mỹ Linh và Tưởng Vĩ Quốc càng hòa hợp hơn nhiều. Tháng 6 năm 1986, tin Tưởng Vĩ Quốc ra nhậm chức Bí thư trưởng ẹy ban an toàn quốc gia, khi tin này truyền tới tai Tống Mỹ Linh, Tống Mỹ Linh dã đặc biệt gửi điện chúc mừng, động viên ông kiên trì giữ vững cương vị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Chính phủ và Nhà nước đã giao phó cho. Nghe nói, đối với việc biến động nhân sự của các quan chức Đài Loan, thì đây là lần đầu tiên, Tưởng Vĩ Quốc vì ốm phải vào nằm trong bệnh viện, cụ Tống Mỹ Linh còn đánh điện vào thăm hỏi tình hình sức khỏe của ông. Sau khi Tưởng Vĩ Quốc nhận được điện, vô cùng cảm động, lập tức đánh điện trả lời. Mặc dù như vậy, mối liên hệ giữa Tống Mỹ Linh và Tưởng Vĩ Quốc càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng của gia tộc họ Tưởng đối với cục diện chính trị và sự phát triển xã hội Đài Loan cũng càng ngày càng nhỏ đi, mà tất thảy những điều này, đều bắt đầu từ cái chết của Tưởng Giới Thạch...
Hết