Tới chiều tối Bét-xô-nốp đã trông thấy rõ ràng rằng dù đã đưa ra trậng trung đoàn xe tăng độc lập và sư đoàn bộ binh dự bị “305”, dù lữ đoàn chống tăng độc lập đã hoạt động nhanh chóng và quên mình, dù hai trung đoàn súng cối bắn đạn tên lửa đã bắn rất mãnh liệt cũng vẫn không đẩy được bọn Đức ra khỏi bàn đạp chúng đã chiếm được vào cuối ngày trên bờ sông phía Bắc, không đánh bật được xe tăng của chúng ra khỏi phía Bắc khu làng, nhưng tuy vậy, dù vô cùng chật vật ta cũng đã làm giãn được gọng kìm của địch, kẹp chặt cứng lấy các cánh quân bên sườn của sư đoàn Đê-ép, chọc thủng được một hành lang hẹp dẫn tới trung đoàn của thiếu tá Trê-rê-pa-nốp bị bao vây, đã kiệt sức vì cuộc phòng ngự vòng tròn. Đến nửa đêm, trên giải phòng ngự của tập đoàn quân các trận đánh dần dần lặng đi ở khắp nơi. Vào giờ ấy Bét-xô-nốp tuy còn nghi hoặc đối với sự lắng dịu đó nhưng ông vẫn thấy có phần hài lòng sau khi nghe báo cáo về hoạt động của sư đoàn “305” đã chọc thủng được hành lang dẫn tới trung đoàn Trê-rê-pa-nốp. Ông ngồi trong hầm ngầm của mình, mệt mỏi lắng nghe báo cáo về tình hình của thiếu tá Gla-đi-lin, phó trưởng phòng tác chiến. Bản báo cáo khô khan, kiểu hành chính. Bét-xô-nốp không ngắt lời Gla-đi-lin lần nào. Vì thần kinh căng thẳng quá, chân ông lên cơn đau: những cơn đau đó lặp đi lặp lại suốt chiều tối, đặc biệt là sau khi ông bị ngã mấy giờ trước đó trong đường hào, chân bị gấp lại không thoải mái, lúc địch pháo kích bằng súng cối sáu nòng. Vì những cơn đau đó, khuôn mặt Bét-xô-nốp vốn đã khô khan càng khô khan hơn, trông hốc hác, sạm lại; thỉnh thoảng ông lại dùng khăn tay lau mồ hôi ở cổ, thái dương, cố tránh đôi mắt chăm chú của thiếu tá Bô-gi-scô chằm chằm nhìn ông, từ lâu anh ta đã nhận ra rằng tư lệnh không được khỏe lắm. -Không rõ ràng, thiếu tá ạ,-sau khi nghe báo cáo Bét-xô-nốp nói rồi ông duỗi chân dưới gầm bàn, tìm một tư thế thích hợp. Lời nhận xét “không rõ ràng” không liên quan đến báo cáo, cũng không liên quan tới tình hình trong các đơn vị, tuy nhiên Gla-đi-lin-con người đứng tuổi có vóc dáng xương xẩu, tác phong dân sự, vốn điềm tĩnh, lặng lẽ, đã báo cáo các số liệu chính xác, cố gắng không chen xúc động vào-tỏ ra hơi bối rối y như thể ông đã quên lưu ý tư lệnh điều cơ bản mà ông không có quyền không để ý, không biết tới. -Xin đồng chí thứ lỗi cho, thưa đồng chí tư lệnh, tôi không hiểu rõ.-Vầng trán cao của Gla-đi-lin đỏ hồng lên, càng làm nổi bật mái tóc bạc như cước chải mượt ở sau gáy. -Chiều tối hôm qua,-Bét-xô-nốp nói tiếp bằng cái giọng rin rít của mình,-địch không ngừng hoạt động một giờ nào. Hôm nay, theo tin tức của chúng ta, sau khi đưa lực lượng dự bị ra trận và thậm chí sau khi đã chiếm được một bàn đạp thuận lợi, hoạt động của chúng lắng dịu đi, Thiếu tá có thấy điều đó dường như phi lô-gích không? Có phải là không triệt để không? -Tôi nghĩ rằng điều đó gắn với hoạt động của các đơn vị láng giềng của chúng ta ở trung lưu sông Đông, thưa đồng chí tư lệnh. Gắn với hoạt động của các phương diện quân Tây Nam và Vô-rô-ne-giơ. Quả thật màn mở đầu cuộc tiến công hôm nay của chúng ta không thành công lắm nhưng dẫu sao… -Có thể thế,-Bét-xô-nốp thốt lên. Sau suốt một ngày đêm, gây sức ép có kết quả, gia tăng vội vã đòn công kích,-cảm thấy rất rõ rằng chúng nôn nóng muốn đạt mục đích ngay,-bọn Đức đã ngừng tiến công trong dải phòng ngự của tập đoàn quân, cố nhiên như thế không phải vì đêm tối, không phải cì chúng cần nghỉ để cho bọn lính xe tăng đó lả uống cà phê nóng và ăn bánh lương khô, không phải vì tướng Gốt, tư lệnh đạo quân xung kích sổ mũi tại sở chỉ huy của hắn (Bét-xô-nốp cười khẩy khi nghĩ tới điều đó), mà nhất định là vì những nguyên nhân khác, không lường trước được, mới mẻ, cơ bản. Thời gian phản công đã thỏa thuận với tư lệnh phương diện quân phụ thuộc vào chính cái thực tế mới mẻ này, cuộc phản công đó phải được tung ra không sớm và không muộn-vào lúc có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ rằng đối phương đã dùng hết lực lượng dự trữ và đã tỏ ra mệt mỏi trong quá trình tiến công. Nhưng còn nhiều điều chỉ có thể làm sáng dứt khoát trong một vài giờ tới, có thể là cho tới sáng: bọn Đức sẽ lại bắt đầu hay chung sẽ không bắt đầu tiến công tiếp? Nhằm vội vã nôn nóng vươn tới mục đích, liệu địch có công kích lần thứ hai vào cánh trái của tập đoàn quân, nơi buổi trưa một tốp xe tăng Đức đã đẩy lùi được đội cảnh giới chiến đấu và tới chiều đã tới được bờ sông phía Nam và cũng đã thọc sâu được vào trận địa phòng ngự của quân ta hay không? Tuy nhiên, theo trực giác, Bét-xô-nốp không tin vào sự thay đổi hướng công kích chủ yếu đó, ngoài ra, không có một căn cứ gì để cho rằng địch đang sắp xếp lại lực lượng đối diện cánh trái của tập đoàn quân. Sự thật là thế nào trong toàn bộ tình hình đó? Đâu là sự thật đanh thép? -Thưa đồng chí tư lệnh, đồng chí đã gọi nước chè. Xin lỗi, cho mấy thìa đường đây ạ? -À phải rồi… hai thìa. Cám ơn. Thiếu tá Bô-gi-scô nhấc ấm nước sôi trên chiếc lò sắt, rót đầy một ca nước chè bốc khói, thơm ngát. Sau khi suy nghĩ, anh xúc ba thìa đường vào ca rồi đặt lên bàn trước mặt Bét-xô-nốp. Xung quanh ông, trong hầm ngầm, tiếng các chiến sĩ thông tin khi thì vang lên rào rào như tiếng chuồn chuồn đập cánh, gọi sư “305”, trung đoàn xe tăng Khô-khơ-lốp, lữ đoàn pháo độc lập, khi thì chút chít như tiếng chuột trong bầu không khí ẩm ướt đã được sưởi nóng đến ngột ngạt, lớn tiếng nhắc lại những tin điện báo cuối cùng từ các sư đoàn, các quân đoàn nói về tổn thất, vng xóa từ đầu đến chân nhưng mặt họ đen nhẻm vì khói súng, họ ngồi trên càng pháo, đặt những khẩu tiểu liên còn nóng hổi trên đùi, chừng như họ đặc những ngón tay không rút khỏi bao tay lên đó để sưởi và cả hai không rời mắt khỏi Cu-dơ-nét-xốp. Tên tù binh Đức nằm nghiêng trên mặt bằng đặt pháo cách họ hai bước, tay bị trói giật cánh khuỷu bằng dây lưng, toàn thân cũng đẫm tuyết. Nó vươn đầu ra, than vãn giọng khàn khàn, hình như nó cầu xin gì đó nhưng không ai cởi trói cho nó. Không ai để ý nghe nó nói. Tựa như không có nó. Những âm thanh khàn khàn đó của tên Đức, nỗi sợ hãi của nó, những đau khổ của nó chẳng có ý nghĩa gì lúc này, chẳng có giá trị gì. Và chẳng hiểu sao Cu-dơ-nét-xốp thoáng ngạc nhiên không biết vì sao hắn còn sống, vì sao hắn vẫn còn nói giọng khàn khàn và vẫn còn vườn đầu được ở đây, bên cạnh hốc đất nơi Dôi-a nằm dưới tấm vải bạt. “Người ta đã giữ gìn hắn!-Anh nghĩ và bất ngờ nổi cơn điên khùng.-Giá mình biết thì mọi việc đã không như thế! Đrô-dơ-đốp-xki có trông thấy cô ấy bị thương không?...”. -Đại đội trưởng!...-Cu-dơ-nét-xốp gọi rồi anh bước đi không vững, đi tới căn hầm.-Anh có nghe thấy không, đại đội trưởng? Đrô-dơ-đốp-xki ngồi ở cuối hầm xoay lưng lại phía anh, không ngửng đầu lên; cuộn băng do anh chiến sĩ thông tin quấn vôi lúc ở bãi đất thấp trắng lạ lùng trên cổ anh ta, làm cho cổ to xù ra, che lấp đôi vai; xương quai xanh của anh ta cong lại và nhô ra nhòn nhọn dưới lần áo choàng, đôi cánh tay lủng lẳng không tự giác. -Cậu muốn gì ở tôi?-Anh ta hỏi khẽ. -Chỉ có thế này thôi… Anh đi cùng với Dôi-a phải không? -Mình đã đi cùng với cô ấy. -Anh có trông thấy cô ấy bị thương không? -Bọn mình cùng bị một lúc. -Thế khi cô ấy rút khẩu “Van-te” ra? Cô ấy đã bắn chứ, đại đội trưởng? -“Van-te” à? Khẩu “Van-te” nào? Cậu hỏi gì thế?-Anh ta quay người lại, cặp mắt xanh ướt tròn xoe trên khuôn mặt trái xoan trắng trẻo.-Cậu có chuyện gì với cô ấy thế, Cu-dơ-nét-xốp?... Mình đoán ra rồi… Mình biết cậu muốn gì? Chỉ có điều cậu hy vọng vô ích, vô ích!...Hàm dưới của Đrô-dơ-đốp-xki run bắn, giật nảy lên, anh ta bị choáng và đã thốt ra những lời nhát gừng đó trong trạng thái trầm uất nghen tuông điên cuồng mà lúc này Cu-dơ-nét-xốp đang tựa mình vào vách hầm, mắt nhắm lại, không hiểu nổi; anh không thể chịu được cái nhìn sững sờ, ốm yếu của Đrô-dơ-đốp-xki, dải băng lòng thòng trên cổ và những vết máu trên cổ áo anh ta. Một giây trước đây Cu-dơ-nét-xốp sẵn sàng thông cảm, tha thứ, quên đi nhiều điều xảy ra giữa họ, nhưng vì Đrô-dơ-đốp-xki bị thương cùng với cô, không thấy Dôi-a đã hy sinh như thế nào, vì cơn ghen này của anh ta-giờ đây không ai có quyền ghen như thế-nên Cu-dơ-nét-xốp sực tỉnh. Chờ một lát rồi anh nói giọng khản đặc: -Tốt hơn hết là anh đừng trả lời, đại đội trưởng!-Rồi anh đi khỏi để không hỏi nữa, để dập tắt cơn giận chống lại anh ta ở trong lòng mình, để không nghe, không nhìn thấy anh ta, không tiếp tục chuyện trò. -Tất cả là do cái thứ rắn độc này! Tất cả là do anh ta!... Do cái thứ rắn độc này mà cô ấy bị chết! Bỗng nhiên Đrô-dơ-đốp-xki huých mạnh khuỷu tay gạt Cu-dơ-nét-xốp vào vách hầm, vùng ra khỏi hầm, miệng méo xệch lại như lên cơn điên, vọt tới chỗ tên tù binh Đức nằm dưới chân bờ công sự đang ì ạch rống lên trong cổ áo. Rồi có tiếng thét vang trên trận địa pháo: -A-a, quân súc sinh!... Vai anh ta giật nảy vẹo hẳn đi, lưng đu đưa bằng động tác máy móc, tay anh ta cố rút khẩu T.T ra khỏi bao và Cu-dơ-nét-xốp hiểu ý nghĩa của cử chỉ đó, vội lao đến chỗ anh ta. -Dừng lại! Quay đằng sau!...-Anh vừa kịp túm lấy cổ tay Đrô-dơ-đốp-xki, dùng hết sức đẩy anh ta sang một bên. Đrô-dơ-đốp-xki đập lưng vào thành hầm, vội vã đứng thẳng dậy, khuôn mặt trắng nhợt dăn dúm. -Xéo đi, Cu-dơ-nét-xốp! Xéo đi-i!... Từ hai phía U-kha-nốp và Ru-bin lao tới Đrô-dơ-đốp-xki túm lấy khuỷu tay anh ta và dùng thân mình ép anh ta vào góc hầm, còn đầu anh ta hết toài sang phải lai sang trái, ve vẩy cuộn băng sổ tung rồi không kìm được những giọt nước mắt bất lực anh ta cứ luôn miệng kêu; -Vì nó đấy!... Vì nó mà cô ấy chết!... -Đại đội trưởng xông vào kẻ đã bị tước vũ khí à?-U-kha-nốp nhắc nhở, lay mạnh vai Đrô-dơ-đốp-xki như lay người say rượu,-Việc đó thằng ngốc nào cũng có thể làm được! Thôi, bình tĩnh lại đi, bình tĩnh lại, đại đội trưởng! Anh bị choáng hở? Thằng giặc Đức này thì có nghĩa lý quái gì ở đây? Tỉnh lại đi! Thằng giặc Đức này thì có nghĩa quái gì. Đrô-dơ-đốp-xki chợt xẹp ngay, rũ người ra và mệt mỏi trườn ra khỏi cánh tay U-kha-nốp và Ru-bin, co giật thở dốc mấy cái rồi nói: -Đúng, mình bị choáng. Đầu cứ ong ong. Nuốt cũng đau, nghẹt thở…-Rồi anh yếu ớt nói thêm, giọng rã rời:-RỒi sẽ qua thôi. Mình về đài quan sát… -Băng của anh bị tuột đại đội trưởng ạ,-U-kha-nốp nói.-Ru-bin cậu hãy dẫn đại đội trưởng về đài quan sát và băng bó lại cẩn thận. -Ta đi đi, đồng chí trung úy-Ru-bin mời và mắt nhìn xuống đất, đi theo sau Đrô-dơ-đốp-xki trong hào giao thông. Tên Đức vặn vẹo người dưới chân bờ lũy, thều thào rền rĩ. Còn Nết-trai-ép nét mặt thay đổi đến lạ lùng, không nhận ra được, tựa như nét mặt của người khác, anh ngồi trên lối ra vào hốc đất, nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ nhỏ xíu mạ vàng mắc vào sợ dây chuyền ngoằn ngoèo mỏng manh, chiếc đồng hồ tròn xoe xinh xắn trên bao tay của anh rồi im lặng. -Sao cậu im lặng đi thế?-U-kha-nốp nghiêm khắc hỏi.-Cậu xem giờ à? Để làm gì? Thời gian là cái gì đối với cậu? -Đây là chiếc đồng hồ chiến lợi phẩm… ở trong cái túi sắc, thượng sĩ nhớ không?-Nết-trai-ép đap, cắn ria mép, nhếch miệng cười buồn bã, cay đắng.-Chả biết tặng cho ai. Biết làm gì với chiếc đồng hồ này? Chả là tôi định tặng Dôi-a… và tôi nghĩ thế này: mình thật là đứa vô vị. Sao mình lại cứ ngầm thêu dệt cho cô ấy đủ mọi chuyện, cứ coi cô ấy như mọi người đàn bà mà mình đã gặp. Nói dóc. Toàn là chuyện nói dóc cả, thượng sĩ ạ. Chả có một câu chuyện nào thật cả… -Vứt cái đồng hồ đi, đủ rồi đấy! Vứt ra ngoài công sự kia kìa! Để cho tôi không phải trông thấy cái thứ chiến lợi phẩm ấy nữa! Quay người khỏi Nết-trai-ép, tránh nhìn nụ cười lặng lẽ và cay đắng đó của anh ta, U-kha-nốp rút bao thuốc lá đã nhầu nát của tên Đức, chẳng hiểu để làm gì, anh hít hít bao thuốc, khinh bỉ nhìn nhãn hiệu vẽ một đàn lạc đà đang đi trên cát vàng nóng bỏng ngang qua các kim tự tháp Ai Cập và nói: -Như làm bằng rơm ấy,-anh rút mấy điếu thuốc lên, chìa cho Cu-dơ-nét-xốp:-Này, hút đi… Cu-dơ-nét-xốp lắc đầu từ chối. -Chịu thôi. Mình không muốn hút. U-kha-nốp này, phải giải thằng Đức này về sư đoàn. Ta cử ai đi áp giải hắn nhỉ? U-kha-nốp cúi gập hẳn người xuống dưới chân công sự, dùng tà áo bông phanh ra che chiếc bật lửa, châm thuốc hút rồi nheo mắt nhìn về phía bờ bên kia. -Bọn Đức ở đó ngủ hay thức?-Sau khi rít hơi thuốc đầu tiên, anh trầm ngâm nói và lập tức nhổ nước bọt ngay.-Khiếp, quỷ quái thật, cái thứ cỏ gì ấy! Như thuốc độc ấy! -Ta cử ai áp giải tên Đức đi, U-kha-nốp?-Cu-dơ-nét-xốp nhắc lại.-Ru-bin hay là Nết-trai-ép? Hay là các cậu thông tin này? U-kha-nốp lại phình ngực ra rít thuốc thật mạnh rồi thởi khói qua lỗ mũi. -Chả có vấn đề gì đặc biệt trung úy ạ. Phải giải tên Đức về sư đoàn. Chả làm thế nào khác được. Chúng mình săn sóc nó để làm gì nào? Anh ở lại trận địa pháo cùng với Nết-trai-ép và Ru-bin. Có thể cần phải bắn. Bản thân tôi sẽ liệu tìm cách giải hắn đi. Chỉ có điều thế này trung úy ạ…-U-kha-nốp rít lên mấy hơi, điếu thuốc cháy đến sát móng tay, anh giẫm đầu mẩu thuốc rồi chậm rãi, đau khổ chăm chú nhìn về phía hốc đất.-Thôi, mọi việc thế là xong, trung úy chắc anh khắc hiểu… -Cậu hãy đem Ru-bin theo,-Cu-dơ-nét-xốp khuyên, giọng hơi trầm.-Cậu đi với cậu ta. Sang bên kia phải cẩn thận đấy kẻo vấp phải bọn Đức. Mình ghé vào hầm để thương binh. -Được, tôi không thích đàn ông ôm hôn, ta sẽ không tạm biệt nhau, trung úy ạ!-U-kha-nốp vung tay hất khẩu tiểu liên, lên vai, đôi mắt cười cười.-Chúc may mắn nhé, trung úy! Tôi sẽ lấy Ru-bin đi theo. Nụ cười trấn tĩnh của U-kha-nốp sau khi anh bày tỏ ý kiến cho rằng dẫu sao cũng giải thích “cái lưỡi” về sở chỉ huy sư đoàn, việc U-kha-nốp sẵn sàng giải tên Đức đi về bờ sông bên kia, trong tình hình như thế này, liều mình không biết lần thứ bao nhiêu trong suốt ngày đêm hôm đó, cơn căm thù muốn báo oán bùng lên trong Đrô-dơ-đốp-xki, sự chấn động của Nết-trai-ép khi ngây người ngắm nghía chiếc đồng hồ nữ nhỏ nhắn trên chiếc bao tay to của mình-tất cả những cái đó như đều thuộc về một cuộc đời xa lạ, không thực nhìn thấy trong cơn mê sảng lúc ốm đau còn cuộc đời thật với ông mặt trời bình thường. Và ánh sáng rõ ràng bình thản, với những âm thanh bình thường, thì đã lùi xa tít vào bóng đêm đen hôm đó, cái bóng đem không thể đo được bằng giờ giấc và anh muốn ngồi trên càng pháo hoặc kiệt lực nằm trên tuyết, nhắm mắt lại mà im lặng. “Đúng rồi, mình phải đến chỗ anh em bị thương. Đa-vla-chi-an ở đó… Cậu ấy còn sống không nhỉ? Mình phải ghé tới chỗ những người bị thương. Ghé ngay bây giờ!...”-Cu-dơ-nét-xốp tự nhủ rồi anh nhấc khẩu tiểu liên tưởng chừng như nặng không thể tưởng tượng nổi khỏi mặt đất, tay thõng xuống chúc nòng súng xuống đất và bất giác nhìn vào hốc đất. Cơn gió tuyết thổi làm nhăn nhúm tấm vải bạt phủ mặt Dôi-a, và Cu-dơ-nét-xốp lo ngại cơn gió bất ngờ rứt tấm vải bạt ra, phơi trần một cách tàn nhẫn vóc dáng Dôi-a không còn sinh khí, tội nghiệp, nằm co quắp ở trong đó, trong cái hốc đựng đạn lãnh lẽo đó. Kéo lê nòng súng tiểu liên trên đụn tuyết, anh run bắn người vì ớn lạnh, lưng còng xuống, lê bước trên những bậc trổ vào dốc bờ sông. Trên ngưỡng cửa căn hầm ngầm lờ mờ dưới ánh sáng hai ngọn đèn dầu bốc khói, trái với không khí lạnh giá ở bên ngoài mùi chua loét ngột ngạt, có vị sắt, mùi mồ hôi, mùi những cuộn băng bẩn, mùi áo choàng được sưởi nóng đập vào mũi anh. Đó là mùi mồ hoi bốc ra từ sự bất lực, từ cơn đau của con người nhưng trong đó người ta vẫn còn cảm thấy sự sống và niềm hy vọng sống. Toàn bộ căn hầm ngầm đều chật ních: những người bị thương nằm trên những chiếc sạp bằng đất nện, trên nền, trong các góc-người ta đã đưa tới đây tất cả những ai bị thương trong suốt ngày hom ấy, từ trận ném bom, cuộc tiến công đầu tiên của xe tăng địch hoặc bị thương ngay bên khẩu pháo. Hơi nước từ cửa ra vào tuồn xuống phía dưới, làn không khí lạnh ùa vào căn hầm ngột ngạt, trong cảnh tranh tối tranh sáng những thân người ngọ nguậy dưới những tấm áo choàng, nghe rõ tiếng thở, tiếng rên, tiếng nói yếu ớt, kiệt sức do vật lộn lâu dài với cơn đau. -Ai đến thế? Cô cứu thương à?... Lại đây cô, tôi lại bị ướt, vết thương cứ rỉ máu mãi… Phải buộc cái thắt lưng vào chân, chứ không tôi cứ như bơi trong vũng nước ấy. -Dôi-a, Dôi-a này, ở tiểu đoàn có ai còn sống không? Tình hình ngoài đó như thế nào? Sao tiếng súng rộ lên rồi lặng đi thế? Cu-dơ-nét-xốp đứng trong căn hầm ngột ngạt bởi tiếng người vang lên khắp tứ phía và tựa như anh bị đu đưa trên những làn sóng nóng bỏng: chưa một ai trong những người nằm đây hay biết gì hết. Một tiếng nói khẽ từ xa lan khắp căn hầm ngầm làm ngực anh khẽ nhói lên: -Không phải Dôi-a các cậu ạ, trung úy đến đấy. -Trung úy nào, ở chỗ bọn mình ấy à? -Trung đội trưởng trung đội một. Có lẽ anh ấy bị thương. Đứng không vững. Hình như là người duy nhất còn sống sót hay sao ấy. Thế Dôi-a đâu số xe tăng địch đã hạ được và về việc bổ sung đạn dược. Ngọn lửa ở bốn chiếc đèn thắp bằng bấc lắc lư, sáng rực, soi rõ từng nếp nhăn trên khuôn mặt đã sạm lại vì mất ngủ của các sĩ quan tác chiến đang nghiêng mình trên tấm bản đồ, soi rõ cả tấm lưng tròn của chuẩn uý phụ trách máy vô tuyến điên ở góc hầm và của thiếu tá Bô-gi-scô đang đứng cầm ấm nước. Nhưng Bét-xô-nốp không để ý đến cảnh tượng trong hầm tuy có nghe và nhìn thấy công việc mọi người đang làm, ông lơ đãng dùng thìa quấy ca nước chè. -“Thế ra chúng đã hết hơi và đã lặng đi?-Bét-xô-nốp nghĩ, nhìn ánh đèn sáng rực ở trước mặt.-Hay là dẫu sao chúng cũng vẫn còn sức và lại sẽ bắt đầu?”. Không thể trả lời chính xác câu hỏi đó được, ấy thế nhưng ông biết rằng nếu bọn Đức chưa sử dụng hết lực lượng dự trữ và ngày mai nghĩa là trong buổi sáng chúng bắt đầu đợt tiến công mới vào cánh phải của tập đoàn quân, ở đây, trên bàn đạp này, trên dải phòng ngự của sư đoàn Đê-ép thì ông sẽ buộc phải đưa những đơn vị và phương tiện cuối cùng ra trận, nếu không sẽ không thể chống chọi nổi, nghĩa là phải đưa các lữ đoàn thuộc các quân đoàn xe tăng và cơ giới do Đại bản doanh rút từ lực lượng dự bị ra cho để tiến công, các đơn vị này đã tập kết cách tuyến đầu khoảng mười lăm ki-lô-mét. Kết quả là các lực lượng cơ động nhằm để phản công sẽ bị xé vụn ra, sau khi xé vụn chúng, ông sẽ giáng đòn đánh trả địch không phải bằng một nắm đất siết chặt mà bằng những ngón tay xòe ra, điều này không bao giờ có thể đem lại kết quả tuy cách này đã được áp dụng nhiều lần. Chẳng hạn như ông nhớ lại mùa thu năm ngoái, lúc ông chỉ một quân đoàn ở trước cửa ngõ Mát-xcơ-va: lúc ấydưới sức ép của Gu-đê-ri-an, người ta đã cuống quít xé lẻ các đơn vị của cả một phương diện quân dự bị để lấp lỗ hổng trên mọi hướng, nhưng làm như vậy cũng không chặn đứng được kẻ thù tiến công. Bét-xô-nốp rút cái thìa nóng khỏi ca nước chè đặc, hỏi: -Rốt cuộc khi nào sẽ có liên lạc với ban tham mưu phương diện quân? Chủ nhiệm thông tin đâu? -Hiển nhiên là, thưa đồng chí tư lệnh,-thiếu tá Gla-đi-lin trả lời một cách khá chính xác,-khi vận động vào vị trí tập kết trong đêm tối qua quân đoàn xe tăng đã vấp phải cọc… Việc liên lạc sẽ được nối lại ngay. Chủ nhiệm thông tin đã ra tuyến trước từ lâu. -Tôi không quan tâm đến những nguyên nhân hỏng hóc. Tôi cần liên lạc! Bét-xô-nốp sờ chiếc ca xem có nóng không, uống mấy ngụm-thứ nước chè đặc này vẫn cứ có mùi sắt tây và dường như cả mùi thuốc súng nữa-rồi ông đặt ca xuống, lấy mùi soa lau thái dương và cổ vừa vã mồ hôi. Suốt ngày bận túi bụi với những thông báo bất tận của sở chỉ huy tập đoàn quân, với báo cáo của các quân đoàn, với những mối lo âu về việc dùng các lực lượng của sư đoàn “305” chọc thủng một hành lang hẹp tới chỗ trung đoàn Trê-rê-pa-nốp bị bao vây, Bét-xô-nốp vẫn không ngừng cảm thấy chỗ rát bỏng ở cẳng chân: chân ông đã tê dại, sưng lên một cách phiền toái và lúc ấy để tránh cơn đau, quên đi những dấu hiệu đáng lo ngại của nó, chẳng hiểu sao ông sực nhớ tới phương sách hiệu nghiệm trước đây khi ông nằm bệnh viện-hút thuốc lá thật tợn vào. Sau khi mổ người ta đã nghiêm cấm ông hút thuốc lá, nếu không chừa được cái món ma túy độc hại ấy thì cầm bằng như ông tự nguyện để cho người ta cưa chân mình. Ở bệnh viện người ta đã báo trước cho ông biết rằng vì mạch bên chân phải đập rất yếu cho nên thói quen húy thuốc trong nhiều năm giờ đây đối với ông sẽ trở nên tai hại. Nhưng lúc này khi nhớ tới chất ni-cô-tin vừa êm dịu vừa kích thích đó, Bét-xô-nốp liếc nhìn bao thuốc lá “Cu-dơ-bếch” hấp dẫn màu trắng và xanh da trời: bao thuốc lá do ai đó để quên trên bàn, của trưởng phản gián hoặc là Ve-xnin-thấy ông không hút nên cũng không ai dám đụng tới. Và như thể trầm ngâm ông vươn người về phía hộp thuốc lá, mở ra, lấy một điếu thuốc đầy đặn, chắc chắn, hít hít hương vị khô khan của điếu thuốc với vẻ khoái trá say sưa chưa quên được. “Chỉ một điếu thôi… Trước đây mình không thể chịu được. Thử xem. Một điếu thôi… Nhất là khi Ve-xnin không ở đây”-Bét-xô-nốp tự nhủ, ông tưởng tượng việc này sẽ làm cho uỷ viên Hội đồng quân sự ngạc nhiên thú vị như thế nào, là một người nghiện thuốc hạng nặng, chắc chắn Ve-xnin sẽ bỏ kính ra, dướn mày lên và hỏi: “Ô kìa, chả lẽ anh cũng hút thuốc đấy à, Pi-ốt A-lếch-xan-đrô-vích?”. -Chả lẽ đồng chí cũng hút thuốc, thưa đồng chí tư lệnh?-thiếu tá Gla-đi-lin hỏi có phần hơi thắc mắc một cách rụt rè, ông với lấy bao diêm ở bàn để châm lửa cho Bét-xô-nốp. Cả Bô-gi-scô cũng như các sĩ quan tác chiến và các chiến sĩ thông tin lặng im trong giây lát, tất cả đều nhìn ông chòng chọc. Thấy mọi người đều chú ý đến mình, Bét-xô-nốp bóp chặt đầu lọc của điếu thuốc, không hài lòng, bực bội trước những sự “quan tâm” đó. Có lẽ ở ban tham mưu tập đoàn quân cũng như ở đây, tại sư đoàn của Đê-ép người ta đã biết rõ những thích thú, thói quen và nhược điểm của ông: người ta đã báo trước cho nhau biết rằng nếu như không lâm vào tình thế khó xử thì chớ có để tư lệnh bất bình hoặc đưa ra nhận xét không cần thiết. -Như vậy là… tôi hết sức quan tâm muốn biết: khi nào sẽ liên lạc với ban tham mưu phương diện quân?-Bét-xô-nốp cố nén sực bực bội trong giọng nói lúc này vang lên một cách lịch thiệp quá mức và sau khi thở ì ạch, ông không chỉ hướng về riêng Gla-đi-lin:-Tôi cũng hết sức muốn biết tại sao cho đến nay vẫn không rõ uỷ viên Hội đồng quân sự đã tới được chỗ tập kết các lượng dự bị của tập đoàn quân hay chưa? Đồng chí ấy ở đâu? Anh hãy hỏi lại các quân đoàn xe tăng và cơ giới một lần nữa. Cho tới lúc này đồng chí ấy đã phải có ở đó rồi. Sao lâu thế? Thiếu tá Gla-đi-lin trả lời một cách nhã nhặn: -Tôi được biết, thưa đồng chí tư lệnh, uỷ viên Hội đồng quân sự đã không ghé qua ban tham mưu tập đoàn quân. Có thể là trên đường ch lắm: -Cậu hiểu cho mình, Cô-li-a, lần thứ hai mình không gặp may… Mình là kẻ bất hạnh. Dạo ấy, ở Vô-rô-ne-giơ, mình đã mắc phải cái bệnh quái quỷ ấy còn bây giờ bị thương… Như thế là thế nào? Mình không gặp may, không gặp may! Ấy thế mà mình đã ước mơ được lao ra tiền tuyến, muốn hạ ít nhất là một chiếc xe tăng địch! Mình đã chẳng kịp làm được gì cả. Như cậu đấy, cậu không bị thương, cậu thực rất may mắn. Còn trung đội mình… bắt đầu từ trận ném bom… cậu có hiểu là vô nghĩa, vô nghĩa! Tại sao mình lại không gặp may? Tại sao mình lại xúi quẩy hở Cô-li-a? Cu-dơ-nét-xốp im lặng. Qua cặp mắt ươn ướt, qua giọng nói của Đa-vla-chi-an, anh hiểu rằng cậu ta có vì sự bực tức của mình và anh lờ mờ cảm thấy rằng giữa họ có sự ngăn cách về tuổi tác. Họ vừa gắn bó với nhau, vừa khác biệt nhau vì những năm tháng dài vô tận… Đa-vla-chi-an đã ở lại đâu đó ở chỗ chân trời mềm mại, trong suốt, thú vị, đã ở lại trong cái dĩ vang trẻ con, thơ ngây trước đây-trong trường pháo binh. Không, cậu ta không được thấy cái chết của trắc thủ Ca-xư-mốp, cái chết của Xec-gu-nen-cốp lẫn sự hy sinh của anh em pháo thủ ở khẩu pháo của Tru-ba-ri-cốp ngay dưới xích xe tăng địch, cậu ta không được thấy cả tên tù binh Đức, anh chiến sĩ trinh sát trong hố bom cũng như Dôi-a nằm co quắp trong tuyết trên bãi đất thấp, có những vết máu lênh láng từ dưới sườn cô và khẩu “Van-te” mạ kền, nhỏ bé như một thứ đồ chơi nằm lăn lóc ở bên cạnh. Chỉ có một ngày một đêm thôi mà tưởng chừng như hai mươi năm vô tận đã ngăn cách họ và hạnh phúc của Đa-vla-chi-an lại là nỗi bất hạnh của Cu-dơ-nét-xốp bởi vì ký ức của anh đã không được giải thoát, nó giữ lại trong mình tất cả. “Cậu ấy bảo: vô nghĩa ư? Vô nghĩa… Nhưng có thể là trong sự vô nghĩa của những gì đã xảy ra vẫn có ý nghĩa thì sao? Sự đời là như vậy đấy và Đa-vla-chi-an không biết tới điều đó. Không, không, không thể nào vô nghĩa được! Tại sao lúc ấy lại xảy ra những việc đó và để làm gì? Tại sao lúc ấy mình đã bắn và thấy ý nghĩa trong việc làm đó? Mình căm thù chúng, mình đã hạ, đã bắn cháy xe tăng địch và mình mong muốn cái ý nghĩa đó! Và khi bọn mình đến chỗ hố bom cũng thế. Đúng vậy, có ý nghĩa chứ, mình biết. Nhưng cái chết của Dôi-a là vô nghĩa, đó là sự vô nghĩa không thể có được! Tại sao lại như vậy? Vừa có ý nghĩa lại vừa vô nghĩa ư?... Đúng, sự đời là như vậy. Chẳng hiểu sao mình không thể nói điều đó với Đa-vla-chi-an được. Giá cậu ta trông thấy cô ấy nằm co quắp ở đó, trên bãi đất thấp, tay thu vào bụng!...”. -Mình ghen tị với cậu đấy, Gô-ga ạ,-Cu-dơ-nét-xốp chật vật nói rồi đứng lên, miệng thoáng mỉm cười lặng lẽ, anh chẳng bao giờ mỉm cười như thế cả.-Có thể là cậu gặp may đấy… bởi chiến tranh chưa kết thúc kia mà, Gô-ga. Người ta sẽ điều trị cho cậu ở quân y rồi tất cả những chiếc xe tăng mà cậu mong ước… Tại sao anh lại nói như vậy và an ủi Đa-vla-chi-an? -Cậu bảo là mình gặp may à?-Đa-vla-chi-an la lên the thé như tiếng gà trống và ngọ nguậy mái đầu quấn băng.-Cậu nói như vậy để làm gì? Để làm gì hả? Thật là trớ trêu, trớ trêu đối với mình… Mình đã bắn được bốn lần!... Mình chẳng kịp làm được gì cả, mình không muốn sự may mắn kiểu đó! Cậu không hiểu mình, mình không muốn sự may mắn kiểu đó! Chẳng qua là cái số mình như thế! -Mau chóng bình phục nhé, Gô-ga… Xin lỗi, mình phải về chỗ khẩu đội đây,-Cu-dơ-nét-xốp nói.-Mình sẽ còn ghé đến nữa. Mình hy vọng rằng tới sáng người ta sẽ chuyển tất cả đến trạm quân y. Chuyển tất cả mọi người!-Anh quả quyết nói thêm để đáp lại phần nào những ánh mắt buồn bã, sốt ruột của anh em thương binh từ các góc hầm hướng về anh, không làm gián đoạn câu chuyện của anh và sau khi nói xong anh dđ ra cửa hầm bởi vì anh không còn đủ lời để nói những câu khích lệ khác làm cho họ hy vọng. -Cô-li-a,-Từ chỗ nằm Đa-vla-chi-an la lên, giọng cầu khẩn.-Mình mong đợi cậu. Rất mong đợi!... Cô-li-a, cậu hiểu cho nhé, có thể mong đợi đến phát điên lên đấy! Ít ra cũng mau chóng đưa bọn mình tới trạm quân y! Và Dôi-a, các cậu để Dôi-a đến chỗ bọn mình. Ở trận địa pháo đằng ấy có ai bị thương không? -Mình sẽ ghé lại, Gô-ga ạ. Đúng thế, mình sẽ ghé lại… sau này.. bọn mình sẽ chuyển tất cả mọi người tới trạm quân y hễ có ô tô. Xvi-a-tốp và Tri-bi-xốp đứng sát cạnh nhau gần cửa ra vào, chừng như một số phận giống nhau đã gắn chặt họ lại. Khuôn mặt trẻ trung không biết giấu giếm điều gì, tràn ngập niềm vui sướng của chiến sĩ thông tin Xvi-a-tốp, cái cổ ngẳng của anh ta vươn dài ra từ cổ áo bông, chẳng hiểu sao gợi nhớ tới Xec-gu-nen-cốp. Phải, mọi cái trong người Xvi-a-tốp đều toát ra niềm hy vọng không che giấu muốn được sống, đều nói lên rằng, lạy Chúa, anh ta chỉ bị thương nhẹ, vì vậy anh sẵn sàng vui lòng, xởi lởi chăm nom, săn sóc mọi người, băng bó cho họ và tận tâm hoàn thành bất kỳ mệnh lệnh gì của Cu-dơ-nét-xốp. Nhưng Cu-dơ-nét-xốp không phát ra mệnh lệnh nào cả, anh bước ra cửa hầm ngầm, dừng lại một lát trước cửa ra vào, như thể nhìn không rõ, anh đưa tay quờ quạng vách hầm, mò mẫm khẩu tiểu liên của mình rồi anh mở cánh cửa kêu cót két bước ra ngoài. -Đồng chí trung úy… Sau lưng anh lại có tiếng cửa cọt kẹt, tiếng bước chân của ai đó như tiếng chân chó đi trên tuyết. -Gì thế? Bác đấy à, Tri-bi-xốp. Trong không khí trắng nhờ nhờ lúc rạng sáng, bóng dáng Tri-bi-xốp đi theo anh trông nhòe nhoẹt, không rõ. Ép cánh tay đeo băng trắng vào ngực, bác lảo đảo bước, khuôn mặt nhỏ lem luốc và cặp lông mày giật nảy lên như thể bác bị nỗi đau khổ hành hạ và không thể chịu đựng được, bác quyết định bộc lộ kín đáo nỗi đau khổ đó với Cu-dơ-nét-xốp ở chính chỗ này chứ không phải ở trong hầm. -Gì thế hả bác Tri-bi-xốp? Bác muốn nói gì nào? -Đồng chí trung úy… Vì Chúa, xin đồng chí hãy tha thứ cho tôi…-Tri-bi-xốp bắt đầu nói, giọng nghẹn ngào vì nước mắt… Tôi xấu hổ lắm… Tôi biết làm gì bây giờ? Đồng chí trung úy, nào tôi có muốn thế đâu. Chắc thượng sĩ đã nói lại tất cả cho đồng chí biết. Tôi đã sợ hãi, sợ hãi, lạy Chúa!... Rồi bác túm lấy ống tay áo Cu-dơ-nét-xốp, ấp môi vào đó, khẽ giật nảy người lên. -Bác sao thế? Bác thôi ngay đi!-Cu-dơ-nét-xốp nói và rút tay ra.-Bác hãy đi vào hầm ngầm và chăm sóc anh em thương binh. Đi đi, Tri-bi-xốp, đi đi… -Tôi thật xấu hổ, xấu hổ. Tôi sẽ nhớ đồng chí suốt đời, đồng chí trung úy ạ. Hãy giết chết tôi đi, giết ngay tại chỗ cũng còn là nhẹ! Tôi đã không tự chủ được… “Bác ấy làm sao thế nhỉ? Mong sao bác ấy đi nhanh nhanh lên cho!”. -Bác về hầm ngầm đi. Đi đi, tôi đã bảo mà… bác sao thế? Lại có tiếng bước chân, tiếng huýt lạo xạo ở liền bên cạnh. Cánh cửa cọt kẹt. Căn hầm ngầm yên tĩnh. Bờ sông yên tĩnh. Không một chỗ nào có tiếng súng. Gió tuyết nhảy nhót, xua những gợn trắng lăn tăn trên mặt sông đã đóng băng màu xanh nhợt nhạt với những lỗ hổng đen ngòm to tướng do bom đạn đào khoét, Cu-dơ-nét-xốp tưởng như anh nghe tiếng những mản băng nhọn sắc cọ sát vào nhau, vang lên tí tách như lúc ấy, lúc Dôi-a từ trong hầm của anh em pháo thủ gọi với theo anh và anh đã đưa tiễn cô trên bờ sông, không đi tới căn hầm ngầm. Chao ôi, đêm tháng Chạp sao mà não ruột và hoang vắng giữa cảnh tĩnh mịch không một phát súng, trên dải bờ tuyết trắng không có bóng dáng một người lính, giữa cơn gió, tiếng băng tí tách, những cành liễu sần sùi, chọc thủng bóng tối trong bầu không khí bất động, xám xịt, chết lặng trước lúc rạng đông và anh cảm thấy khó thở trong cái giá lạnh kìm hãm vạn vật đó. Anh đứng đó, mắt nhắm lại, chúc tiểu liên xuống đất. “Tại sao lúc đó cô ấy lại nói: “Anh hãy hôn tôi đi, như hôn em gái ấy. Anh có em gái chứ?”. Và mình đã trả lời như thế nào nhỉ? ”Tôi không có em gái!...”. Tại sao mình lại nói như vậy?. Anh nghĩ như vậy và anh tưởng chừng như cô đang ở đâu đó cạnh đây, cô vẫn còn sống và đêm nay chẳng xảy ra chuyện gì cả, tất cả đều do anh tưởng tượng ra, cô sắp từ bóng tối nhô ra, chiếc dây lưng sĩ quan siết chặt hầu như đến gẫy eo lưng, vận áo choàng ngắn, cô ngước cặp mắt đen láy lên, sương giá trên lông mi lấp lánh, đôi môi và cặp lông mày lá liễu của cô khẽ rung lên vì nụ cười và cô khẽ thì thào: “Cu-dơ-nét-sích, anh và tôi nằm mê thấy tôi đã chết. Anh sẽ thương tôi chút ít chứ?”. Nhưng xung quanh hoang vắng, im lìm chết lặng. Chân bị vấp, anh leo lên các bậc trổ trên dốc bờ sông, đi vào hào giao thông và đến cách chỗ khẩu pháo mấy mét anh bỗng chúi ngực xuống thành hào. Sau đó trong cơn tuyệt vọng ngây dại anh ép trán vào những chiếc bao tay sần sùi lạnh giá, có cái gì đó đăng đắng, nóng hổi dội lên trong họng anh, anh chau mày, nghiến răng lại. Lần đầu tiên trong đời anh đã khóc một cách đơn độc, một cái khóc tâm tình và tuyệt vọng. Và khi anh lau mặt, tuyết trên tay áo bông đã nóng rực lên vì nước mắt của anh.