Trị tội người

Luật pháp đặt ra để trừng trị kẻ có tội. Người quân tử vạn bất đắc dĩ mới dùng đến, về khi dùng đến, tuy giữ lẽ công bằng khép kẻ có tội vào lý, nhưng vẫn có chút tình thương xót mà chẳng nỡ thẳng tay. Kẻ chịu tội gặp được ông quan toà công minh và thân ái, thì chẳng những không oán trách mà còn kích phục và tri ân. Như trường hợp Quí Cao và người dân nước Vệ.
Quí Cao làm quan sĩ sư coi xét việc hình ngục ở nước Vệ, một người thường dân phạm tội, bị Quí Cao làm án chặt chân. Sau đó nước Vệ có loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành thì của thành đã đóng kín. Người giữ thành lại là người đã bị tội chặt chân ngày trước.
Trong thấy Quí Cao, người giữ cửa bảo:
- Nơi kia có chỗ tường đổ.
Quí Cao nói:
- Quân tử không trèo tường.
Người giữ cửa lại bảo:
- Đàng kia có lỗ hỏng.
Quí Cao lại đáp:
- Người quân tử không chui lỗ hỏng.
Người giữ cửa liền giục:
- Phía sau kia có ngôi nhà hư.
Quí Cao vội chạy vào nhà núp. Nhờ vậy mà khỏi bị giặt bắt.
Khi ra đi, Quí Cao hỏi người giữ cửa:
- Trước ta theo phép nước mà chặt chân người. Nay ta gặp nạn, chính là cơ hội để báo thù. Song lại ba lần ngươi chỉ lối cho ta trốn. Thương ta như thế là nghĩa làm sao?
Người giữ cửa đáp:
- Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay xở pháp luật, ý muốn nới tay, tôi biết lắm. Lúc án đã định, đem ra hành hình, nét mặt ông buồn rầu, tôi lại càng biết rõ lắm. Thái độ ông như thế, há phải vị riêng gì tôi. Đó là tâm địa người quân tử tự nhiên như vậy...Thế cho nên tôi mới cứu ông.
Đức Khổng Tử nghe chuyện, nói cùng các đệ tử rằng:
- Cũng thì dùng pháp luật, mà dùng với lòng nhân từ thì gây nên ân, còn dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao thật là người làm quan biết dùng pháp luật vậy.
Trừng trị kẻ có tội là một giáo dục. Kẻ có tội biết ăn năn sẽ hoá ra ngoài lương thiện. Cho nên người quân tử dùng đến pháp luật là mong thâu thập được một kết quả tốt.
Nhiều khi vì độ lượng, bao dung được lỗi của người, thì cái kết quả lại càng tốt đẹp hơn là trừng trị. Như trường hợp vua Sở Trang Vương.
Một hôm Trang Vương thiết tiệc đãi các quan. Tiệc vui từ chiều cho đến tối, có cung phi mỹ nữ hầu hạ ca xướng. Đang lúc vui say thì đèn nến bị gió thổi thình lình tắc cả. Một viên quan thừa cơ kéo áo được người cung nữ. Người cung nữ chụp giật đứt dải mũ, rồi tâu cùng vua:
- Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để xét. Kẻ nào bị đứt dải mũ thì chính là kẻ đã vô lễ làm càn.
Nhà vua nghĩ:
- Cho người ta uống rượu, để say đến quên cả lễ phép, lại vì câu chuyện đàn bà làm sỉ nhục người ta, thì lòng nào nỡ thế. Bèn lập tức ra lệnh:
- Ai uống rượu với Quả Nhân hôm nay mà không say đến giật đứt dải mũ là chưa thật vui.
Các quan theo lệnh, đều giật đứt dải mũ. Khi đèn nến thắp lên thì không còn phân biệt được ai là người phạm tội. Nhờ vậy mà suốt buổi tiệc được vui vầy.
Hai năm sau, nước Sở đánh với nước Tấn. Đánh luôn trăm trận, mà trận nào cũng có viên quan võ trẻ tuổi liều sống chết chiến đấu ở bên cạnh nhà vua. Nhờ vậy mà quân Sở thắng. Trang Vương lấy làm lạ, cho đòi viên quan ấy đến hỏi:
- Quả Nhân đãi nhà người cũng như các quan khác. Cớ sao nhà người hết lòng giúp Quả Nhân khác người như thế?
Viên quan tâu:
- Thần rắp tâm muốn đem thân mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến ngày nay mới gặp dịp báo đền ơn nghĩa, thật là may cho thần lắm. Thần tên là Tưởng Hùng, chính là người đã bị giật đứt dải mũ mà nhà vua không nở làm tội đó.
Nhà vua hứa về triều sẽ thưởng công. Tưởng Hùng tâu:
- Thần là người có tội. Nay đã đền được tội rồi, như thế là đủ, đâu còn dám mong ân.
Nói đoạn bái biệt Trang Vương, quất ngựa chạy biệt tích.
Sở Trang Vương cũng như Quí Cao vì có lòng nhân đối với người có tội, nên được người có tội tìm cách báo đền. Lòng tốt của nhà vua nước Sở và quan sĩ sự nước Vệ kia là lòng tốt tự nhiên, chớ không phải vì có tình riêng với người có tội.
Kẻ cầm cân công lý mà để tình riêng chi phối, thì sự xét xử sẽ bất công. Quan tòa đối với kẻ có tội mà đem lòng ghét thì tội nhẹ cũng hoá nặng.
Như xưa kia có một tên lính giữ kho ăn cắp một đồng tiền kho. Viên quan quản khố bắt được đánh mắng thậm tệ. Tên lính xấu hổ qua mới nói:
- Tôi chỉ lấy một đồng tiền mà ông hành hạ tôi đến thế. Ông cậy quyền thế đánh mắng tôi được, chớ ông giỏi thì thử giết tôi xem
Viên quan khố liền kết án:
      Mỗi ngày mỗi tiền,
      Ngàn ngày ngàn tiền.
      Dây kéo gỗ đứt,
      Nước nhỏ đá xuyên
Rồi đem tên lính chém chết! Chém chết vì tội ăn trộm của kho, mỗi ngày một ít, kho sẽ rỗng, nước sẽ nghèo!
Đó là một cách quảng diễn, căn cứ vào một sự lý rồi đem sự lý ấy mà suy rộng ra. Lập luận như thế nghe qua thì rất phải, nhưng xét lại thì không lấy làm vững vàng! Bởi vì trên thực tế có thể nào mà ăn tr!!!7407_21.htm!!! Đã xem 122259 lần.

Đánh máy: Diên Vy
Hiệu đính: Lucern
Nguồn: Duyên Vỹ
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 11 tháng 4 năm 2006

Truyện Những Tấm Gương Xưa Mục Lục Miếng Ăn Lời Nói Lưỡi Không Xương Nói Tỷ Dụ Chữ Trung Chữ Hiếu Chữ Trí Đức Dũng Thanh Liêm Lòng Tham Đức Nhẫn Nhục Lễ Độ Đãi Ngộ Xét Người Vì Nghĩa Công Quên Thù Riêng đây sang Tề, thế nào cũng phải qua Sằng Giã. Mà qua đó thì lành ít dữ nhiều. Chi bằng hãy trốn sang nước khác rồi sẽ lo toan.
Cấp Tử đáp:
- Đạo làm con, nếu không nghe lời cha mẹ sai khiến, thì đâu còn hiếu thảo. Vả lại phụ thân đã muốn ta chết thì ta có còn sống nữa cũng chẳng ích chi.
Công tử Thọ khuyên thế nào Cấp Tử cũng không nghe.
Lệnh Tuyên Công ban xuống, Cấp Tử sửa soạn hành trang, từ biệt công tử Thọ, xuống thuyền.
Công tử Thọ bàn cùng kẻ tâm phúc:
- Anh ta quả là một người chí hiếu. Nếu để anh ta chết, sau này mặt mũi nào mà ta nối ngôi. Âu là phải lấy cái chết của ta để thức tỉnh lòng thương xót của cha mẹ ta mới được.
Liền dọn một chiếc thuyền, đem đủ đồ vật, gọi một ít kẻ tùy tùng bảo chèo theo thuyền Cấp Tử.
Hai thuyền gặp nhau, công tử Thọ gọi lớn:
- Anh đi đường xa, em muốn dâng anh một chén rượu tiễn hành, xin anh vui mà chấp nhận.
Cấp Tử dừng thuyền, bước sang thuyền công tử Thọ. Công Tử Thọ rót một chén rượu đầy dâng cho anh, nhưng chưa kịp nói thì nước mắt tuôn tràn, sa vào chén rượu. Cấp Tử vội vã bưng chén rượu uống cạn một hơi. Công Tử Thọ sụt sùi nói:
- Em khóc làm cho nước mắt rơi vào rượu, thật vô lễ!
Cấp Tử cầm tay em, ứa nước mắt, nói:
- Anh chỉ muốn uống những giọt nước mắt ấy để giữ mãi vào lòng tấm thân tình của em.
Công tử Thọ nghe nói oà khóc. Cấp Tử cũng khóc theo. Những kẻ tùy tùng tuy không biết rõ nỗi thương tâm, nhưng đứng trước mối tình thấm thía của hai anh em, cũng không cầm được nước mắt.
Trên sông vắng vẻ.
Công Tử Thọ rót thêm một chén rượu nữa dâng cho anh. Cấp Tử nâng chén uống cạn. Cạn chén này công tử rót chén khác, nài ép anh. Không nở từ, Cấp Tử uống đến say mèm, nằm vật xuống thuyền ngủ thiếp. Công tử Thọ ôm anh khóc một lúc, rồi bảo thủ hạ:
- Lệnh vua phải đi gấp, mà anh ta lại say, e bị trể nải. Vậy ta đi thế mới được.
Nói đoạn viết một bức thư, dặn quân hầu lúc nào Cấp Tử dậy sẽ đưa, rồi lấy cờ trắng bước sang thuyền Cấp Tử, ra lệnh cho thuyền chạy đi ngay.
Thuyền đến Sằng Giã, bọn côn đồ trông thấy cờ trắng, liền kéo nhau chạy ào ra bắt. Công tử Thọ đứng dậy chỉ vào mặt chúng mắng lớn:
- Ta là Cấp Tử, Thế Tử nước Vệ, phụng mệnh sang sứ nước Tề. Sao chúng bay dám cản trở?
Bọn côn đồ nói:
- Chúng ta tuân lệnh Vệ hầu ra đây thực lấy đầu ngươi.
Nói đoạn xông đến chém Công tử Thọ, lấy thủ cấp bỏ vào hộp, và đoạt cờ tiết mang về.
Còn Cấp Tử, khi tỉnh rượu, mở mắt hông thấy em, liền hỏi. Quân hầu liền trao bức thư của Công Tử Thọ. Mở thư ra xem, thấy một hàng chữ " Em đi thay anh, anh hãy tìm nơi lánh nạn", Cấp Tử oà lên khóc:
- Thôi nguy cho em ta rồi!
Đoạn hối kẻ tùy tùng:
- Hãy chèo thuyền đi mau kẻo chúng giết lầm mất!
Không hiểu gì cả, nhưng được lệnh, đoàn chèo thuyền gắng hết sức chèo thuyền đi. Đi được một khúc sông thì gặp thuyền bọn côn đồ phăng phăng rẽ nước lướt tới, gươm giáo sáng lòa. Cấp Tử sanh nghi, vội hỏi:
- Các ngươi phụng mệnh chúa công đã làm xong nhiệm vụ chưa?
Tưởng người của công tử Sóc sai đến tiếp ứng, bọn côn đồ bưng chiếc hộp đựng đầu công tử Thọ đưa sang, và nói:
- Chúng ta đã thành công. Bảo vật đây.
Cấp Tử trông thấy đầu em, hét lên một tiếng, ngã xuống thuyền, bất tỉnh. Kẻ tùy tùng cứu tỉnh lại. Cấp Tử khóc não nùng. Bọn côn đồ nhìn nhau ngơ ngác. Hồi lâu Cấp Tử gạt nước mắt nói lớn:
- Ta là Cấp Tử, vì có tội, nên cha ta sai chúng bay giết. Chớ công tử Thọ là em ta, có tội gì mà bị giết oan?
Bọn côn đồ giật mình, nói với nhau:
- Chúng ta giết lầm rồi!
Một đứa nói:
- Thế này thì phải giết Cấp Tử nữa mới chuộc nổi tội lầm lộn của chúng ta.
Nói xong chúng áp lại chặt đầu Cấp Tử bỏ chung vào hộp, rồi về thành Vệ dâng cho công tử Sóc, và thuật rõ việc giết lầm.
Chẳng những không bắt tội bọn côn đồ, Sóc vỗ tay cười lớn:
- Thật trời đã giúp ta! Trời đã giúp ta!
Đoạn hậu thưởng bọn côn đồ rồi vào cung báo hỷ tín.
Tuyên Khương buồn vui lẫn lộn. Nhưng vì biết Vệ Hầu rất yêu công tử Thọ, nên mẹ con giấu việc công tử bị giết lầm.
Sau Tuyên Công qua đời. Công tử Sóc nối ngôi. Và nước Vệ có biến.
Xem chuyện Vệ Tuyên Công, đố ai khỏi gớm cho lòng dâm dục và bất nhân của nhà vua, và ngán cho lòng ác độc của mẹ con công tử Sóc. Rõ vì dục vọng thúc dục mà bỏ cả thiên luân. Và thật cũng ít ai ngờ rằng một nhà vua dâm loạn như Vệ Tuyên Công mà lại sinh được hai người con như Cấp Tử và công tử Thọ! Thật là cây đắng sanh trái ngọt vậy.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Duyên Vỹ
Nguồn: Duyên Vỹ
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 29 tháng 12 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--