Robert Langdon đứng dưới vòm mái cao vút của Nhà Nguyện vắng vẻ, nhìn chằm chằm vào nòng súng của Leigh Teabing. Robert, anh ủng hộ tôi hay chống lại tôi? Những lời của nhà sử học Hoàng gia âm vang trong tịch lặng của tâm trí Langdon. Không thể có câu trả lời, Langdon biết vậy. Trả lời ủng hộ tức là bán đứng Sophie. Trả lời chống, thì Teabing sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giết cả hai. Những năm theo học ở nhà trường không dạy cho Langdon thấm nhuần kỹ năng nào phù hợp với việc xử lý tình huống đối đầu với ngọn súng, song nhà trường có dạy ông một điều gì đó về việc trả lời những câu hỏi nghịch lý. Khi một câu hỏi không có câu trả lời chính xác, chỉ có duy nhất một câu trả lời trung thực. Vùng mù mờ giữa có và không. Im lặng. Nhìn chằm chằm vào hộp mật mã trong tay, Langdon chọn giải pháp đơn giản là thoát ra. Không hề ngước mắt lên, Langdon lùi lại, đi vào khoảng trống rộng của căn phòng. Vùng trung lập. Ông hy vọng sự tập trung của mình vào hộp mật mã là tín hiệu cho Teabing rằng khả năng cộng tác có thể là một lựa chọn, còn sự im lặng là tín hiệu cho Sophie là ông không bỏ mặc cô. Trong khi đó tranh thủ thời gian để suy nghĩ. Hành động suy nghĩ, Langdon ngờ rằng đó đích thị là điều mà Teabing muốn ông làm. Đó là lý do tại sao lão ta lại đưa hộp mật mã cho mình. Để mình có thể cảm thấy sức nặng quyết định của mình. Nhà sử học người Anh hy vọng việc chạm tay vào hộp mật mã của vị Đại Sư sẽ làm cho Langdon nắm được đầy đủ tầm lớn lao của những gì chứa đựng trong đó, dụ dỗ trí tò mò học thuật trong ông đến chỗ áp đảo mọi cái khác, buộc ông nhận thức được rằng không mở được viên đá đỉnh vòm cũng có nghĩa là mất luôn cả lịch sử. Với Sophie bị đe dọa trước mũi súng ở đầu phòng đằng kia, Langdon sợ rằng việc tìm ra cái mật khẩu khó bề nắm bắt của hộp mật mã sẽ là hy vọng duy nhất còn lại ngõ hầu giải thoát Sophie. Nếu mình mở được bản đồ, Teabing sẽ phải thương lượng. Vắt óc để làm nhiệm vụ cấp bách này, Langdon chậm rãi tiến về những cửa sổ phía xa… để tâm trí tràn đầy những hình ảnh chiêm tinh về ngôi mộ của Newton. Ngươi kiếm tìm trái cầu lẽ ra phải ở trên mộ chàng. Nó nói về da thịt Hồng và tử cung mang hạt giống. Quay lưng lại với những người khác, ông bước về phía những khung của sổ cao vút, tìm cảm hứng trong trang trí môzaic trên những ô kính màu. Chẳng thấy gì hết. Hãy tự đặt mình vào tâm thế của Saunière, ông tự nhắc nhở, mắt đăm đăm nhìn ra Vườn Đại học. Cái mà Saumère tin là hình cầu lẽ ra phải ở trên mộ Newton là gì nhỉ? Những hình ảnh nhấp nháy trong mưa rơi - sao, sao chổi, hành tinh, nhưng Langdon bỏ qua. Saunière không phải là một nhà khoa học. Ông ta là một con người nhân văn, con người của nghệ thuật, lịch sử. Nữ tính thiêng liêng… chiếc ly… Hoa Hồng… Nàng Mary Magdalene bị xua đuổi… sự suy tàn của nữ thần…Chén Thánh. Truyền thuyết luôn miêu tả Chén Thánh như là một người nữ độc ác, nhảy múa trong bóng tối vừa vặn ngoài tầm nhìn, thì thầm vào tai ta, nhử ta bước thêm một bước nữa rồi tan biến trong sương mù. Nhìn ra hàng cây xào xạc trong Vườn Đại học, Langdon cảm thấy sự hiện diện đùa bỡn của Chén Thánh. Chỗ nào cũng thấy dấu hiệu. Như một bóng dáng trêu ngươi đột nhiên từ sương mù, những cành của cây táo già nhất nước Anh bỗng nở ra những bông hoa năm cánh, tất cả sáng long lanh như sao Kim. Nữ thần đang ở trong khu vườn. Nàng đang nhảy múa dưới mưa, hát những bài ca từ bao đời, ngó ra từ sau những cành đầy chồi non như thể nhắc nhở Langdon rằng trái quả tri thức đang mọc ngay ngoài tầm với của ông. Đầu phòng đằng kia, ngài Leigh Teabing theo dõi với lòng tự tin khi Langdon nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ như bị bùa mê. Đúng như ta hi vọng, Teabing nghĩ vậy, hắn sẽ qui thuận. Từ ít lâu nay, Teabing đã ngờ ngợ rằng có thể Langdon đang nắm chiếc chìa khoá dẫn đến Chén Thánh. Không phải ngẫu nhiên trùng hợp mà Teabing khởi sự thực thi kế hoạch của mình vào đúng buổi tối Langdon được sắp xếp để gặp Jacques Saunière. Nghe trộm ông phụ trách bảo tàng, Teabing biết chắc việc ông này tha thiết muốn gặp riêng Langdon chỉ có một ý nghĩa duy nhất. Bản thảo bí mật của Langdon đã chạm đến một diểm nhạy cảm đối với Tu viện Sion. Langdon đã tình cờ tìm thấy một sự thật và Saunière sợ điều này được công bố. Teabing tin chắc vị Đại Sư triệu Langdon đến để tìm cách bịt miệng ông. Sự thật bị bưng bít lâu nhu thế, là đủ rồi. Teabing biết là mình phải hành động nhanh chóng. Đòn tấn công của Silas sẽ hoàn thành hai mục tiêu. Thứ nhất, ngăn chặn việc Saunière thuyết phục Langdon giữ im lặng, và thứ hai, bảo đảm rằng một khi viên đá đỉnh vòm đã nằm trong tay Teabing, Langdon sẽ có mặt ở Paris để chiêu mộ nếu Teabing cần đến ông ta. Sắp đặt cuộc gặp mặt dẫn đến cái chết của Saunière giữa ông ta và Silas là điều quá dễ dàng. Ta đã có những thông tin nội bộ về những nỗi sợ sâu kín nhât của Saunièrc. Chiều hôm qua, Silas đã gọi cho người phụ trách bảo tàng và sắm vai một linh mục quẫn trí. "Ông Saunière, hãy thứ lỗi cho tôi, tôi phải nói chuyện với ông ngay lập tức. Lẽ ra tôi không được vi phạm tính thiêng liêng của việc xưng tội, nhưng trong trường hợp này, tôi cảm thấy phải làm thế. Tôi vừa nghe lời xưng tội của một người tuyên bố là đã ám sát các thành viên trong gia đình ông". Phản ứng của Saunière là giật mình nhưng vẫn rất thận trọng: "Gia đình tôi đã chết trong một vụ tai nạn. Bản tưản đã nhận. Nó sẽ được chi trả làm năm lần". "Ngài đang mua chuộc tôi đấy à?". Aringarosa hỏi. "Trả tiền cho tôi để tôi lặng lẽ ra đi? Khi mà Opus Dei là tiếng nói duy nhất còn lại của lý trí!". Một trong số Hồng Y ngước nhìn: "Tôi xin lỗi, ngài vừa nói lý trí?". Aringarosa ngả người qua mặt bàn, giọng sắc nhọn như một mũi tên: "Ngài có thật sự tự hỏi tại sao các tín đồ Thiên Chúa giáo bỏ nhà thờ không? Hãy nhìn xung quanh ngài, thưa Đức Hồng Y. Người ta đã đánh mất niềm kính trọng. Sự nghiêm ngặt của tín ngưỡng không còn nữa. Học thuyết trở thành một thứ hỗn độn. Sự kiêng khem, xưng tội, lễ thánh thể, lễ rửa tội, lễ chầu - hãy chọn đi - chọn bất kỳ sự kết hợp nào ngài ưng và bỏ qua những gì còn lại. Giáo hội đang đề ra cái kiểu dẫn dắt tâm linh gì vậy?". "Những luật lệ ở thế kỉ III", vị Hồng Y thứ hai nói, "không thể ứng dụng cho những môn đệ hiện đại của Thiên Chúa. Những luật lệ đó không có hiệu quả trong xã hội ngày nay". "Ồ, dường như chúng lại đang có hiệu quả tại Opus Dei!". "Giám mục Aringarosa", vị chánh thư ký nói, giọng dứt khoát, "vì sự kính trọng mối quan hệ giữa tổ chức của ngài với Đức Cựu Giáo hoàng, Đức Đương kim Giáo hoàng sẽ cho Opus Dei sáu tháng để tự nguyện tách ra khỏi Vatican. Tôi đề nghị ngài hãy liệt kê những ý kiến khác biệt của ngài với Tòa Thánh và tự thiết lập tổ chức Cơ đốc giáo cho chính mình". "Tôi từ chối!", Aringarosa tuyên bố. "Và đích thân tôi sẽ nói điều đó với Giáo hoàng!". "Tôi e rằng, Đức Giáo hoàng không cần gặp ngài nữa". Aringarosa đứng dậy: "Ngài sẽ không dám huỷ bỏ một giáo phận được thiết lập bởi Đức Giáo hoàng tiền nhiệm!". "Tôi rất tiếc", vị chánh thư ký nhìn không nao núng, "Chúa Trời ban cho và Chúa Trời cũng lấy đi". Aringarosa lảo đảo rời khỏi cuộc gặp gỡ đó trong tâm trạng hoang mang và hoảng sợ. Trở lại New York, suốt bao ngày, ông cứ thao láo nhìn ra đường chân trời, vỡ mộng, lòng nặng trĩu nỗi buồn cho tương lai của Thiên Chúa giáo. Chính vài tuần sau đó, Aringarosa nhận được cú điện thoại đã làm thay đổi tất cả. Người gọi đến nghe như giọng Pháp và xưng danh là Thầy Giáo - một tước hiệu phổ biến trong Giáo đoàn. Ông ta nói ông ta biết là Vatican dự định rút bỏ sự ủng hộ đối với Opus Dei. Làm thế nào mà ông ta có thề biết được điều đó? Aringarosa tự hỏi. Ông đã hy vọng là chỉ một dúm người trung gian quyền lực của Vatican biết về chủ trương sắp huỷ bỏ Opus Dei. Rõ ràng tin đã lọt ra ngoài. Nói đến việc ngăn chặn lời đồn đại thì không có bất kỳ bức tường nào trên thế giới dễ thẩm thấu như những bức tường quanh thành phố Vatican. "Tôi có tai mắt ở khắp nơi, thưa Giám mục", Thầy Giáo thì thầm. "Và với những tai mắt này tôi đã thu thập được một số thông tin. Với sự giúp đỡ của ngài, tôi có thể khám phá ra nơi ẩn giấu một thánh thể linh thiêng, mà điều đó sẽ mang đến cho ngài quyền lực rất lớn… đủ để bắt Vatican phải cúi đầu trước ngài. Một quyền lực đủ để cứu lấy Niềm tin". Ông ta dừng lại. "Không chỉ cho Opus Dei mà còn cho tất cả chúng ta". Chúa trời lấy đi… và Chúa trời lại ban cho. Aringarosa cảm thấy bừng lên một tia hy vọng huy hoàng. "Hãy nói cho tôi biết kế hoạch của ông". Giám mục Aringarosa đã bất tỉnh khi những cánh cửa của bệnh viện St. Mary kẹt mở. Silas chệnh choạng lao vào, gần như mê sảng vì kiệt sức. Khuỵu gối xuống nền gạch, hắn gào lên cầu cứu. Mọi người trong khu tiếp tân há hốc miệng kinh ngạc trước cảnh gã bạch tạng gần như trần truồng bế một giáo sĩ đầy máu. Người bác sĩ đã giúp Silas đưa vị Giám mục đang mê sảng vào phòng cấp cứu trông có vẻ bi quan khi xem mạch Aringarosa: "Ông ấy mất quá nhiều máu. Tôi không hy vọng lắm". Mắt Aringarosa chớp chớp, và ông tỉnh lại một lúc, cái nhìn đăm đăm hướng về Silas: "Con ta…". Tâm hồn Silas nổi sấm sét hối hận và cuồng giận: "Cha ơi, dù có phải mất cả cuộc đời, con cũng sẽ tìm ra kẻ đã lừa gạt chúng ta và con sẽ giết hắn". Aringarosa lắc đầu, vẻ buồn bã khi người ta chuẩn bị đẩy xe đưa ông đi: "Silas… nếu con chưa học được gì từ cha, thì giờ xin con…hãy học lấy điều này". Ông cầm tay Silas và xiết chặt. "Tha thứ là món quà lớn nhất của Chúa". "'Nhưng Cha ơi…". Aringarosa nhắm mắt lại: "Silas, con hãy cầu nguyện đi".