Một sự ngẫu nhiên, Hoàng Kiến Nghiệp trở thành Tổng đốc Hải Đông. Nguyên do là thế này: Ngày ấy, triều đình xếp Hải Đông vào vùng đất dữ "bất trị". Suốt một dải ngập mặn ven bể dài bảy tám chục dậm chỉ có sú, vẹt ngút tầm mắt. Nơi hoang vu đó, gió như ngựa hoang lồng lộn, sóng thét gào như đàn cá kình vùng vẫy. Bể xa sôi ù ù tựa xay lúa. Trên trời, chạng vạng tối, muỗi vo ve kết thành váng như mây. Dưới đất, rắn nước lổn nhổn bện vào gối sú, gốc vẹt. Đêm đêm, cáo hú rợn da, cú kêu xởn gáy. Cả một vùng mênh mông không tiếng chó sủa trăng, không tiếng gà gáy sáng. Dải đất này cách kinh thành hơn ba ngày ngựa chạy chồn chân, lại còn bị ngăn cách bởi hai con sông lớn. Bởi vậy, những kẻ coi trời bằng vung thả sức tung hoành. Hễ kẻ nào có máu mặt tạo được chút thế lực là chiếm đất xưng hùng xưng bá. Những cuộc chạm đao trừ khử nhau thường xuyên xảy ra. Cuộc sống chính của các vị anh hùng ngoài vòng cương toả ấy là cướp bóc dân lành. Manh lệ vùng Hải Đông khốn đốn bởi các hảo hán đó. Giá mỗi nhà như một con thuyền, chắc chắn nhà nhà sẽ sẽ đẩy thuyền đi nơi khác. Nhưng nhà không như thuyền dù nó chỉ như cái lều vó vẫn đủ cột cái, cột con găm xuống đất. Nó gắn rất chặt với âm gian có mồ mả cha mẹ, tổ tiên của từng gia đình thiêng liêng như sự sống vậy. Bởi thế, trẻ già dễ gì bỏ mồ mả cha ông mà đi. Vả lại, lạc thổ ở nơi nào? Nơi đó đã chắc gì hơn mảnh đất khốn khổ mà họ đang sống. Vì ở đâu cũng ông Vua ấy và những quan lớn, quan bé phải đội chữ trung lên đầu. Vua ấy, quan ấy tất phải có những kẻ triều đình riêng một góc trời… Thôi thì dân làng cứ phải cắn răng mà chịu. Chư vị hảo hán cướp của dân mãi đến một ngày dân không còn cái khố rách để mà cướp. Lúc ấy, các hảo hán chắc cũng sẽ chán.Miền đất dữ ấy như cái gai đâm vào mắt triều đình. Mấy vị Tổng đốc tiền nhiệm phải nuốt hận chuyển đi nơi khác. Là vì các vị ấy đã lấy "dĩ cương chế cương" làm thượng sách. Nhưng những kẻ ăn thịt người không biết tanh, coi lao tù là chỗ ngủ trưa thì chúng có ngán gì búa rìu. Bởi vậy, các vị ấy chưa bạo tay thì loạn một, các vị ấy bạo tay thì loạn mười. Đến khi ấy, gia quyến của Tổng đốc, Tri huyện không bao giờ có giấc ngủ yên. Rồi đến một ngày, chuyện gì phải xảy ra nó đã xảy ra: Tuần phủ Đà Châu là viên quan khét tiếng tàn bạo. Cứ vùng nào nghịch nhất là triều đình điều ông ta tới. Hải Đông đã làm cho không ít quan nhỏ, quan to mất mặt. Triều đình bèn điều Tuần phủ Đà Châu về làm Tổng đốc Hải Đông. Ông ta hùng hùng hổ hổ về Hải Đông nhậm chức. Về tới "đất nghịch" hôm trước, ngay ngày hôm sau, ông ta đã xuống tay đàn áp giang hồ. Nhiều vị hảo hán đã núng chí nhưng Ba Hổ một hảo hán đứng vào hàng nhất vùng cứ cười hoài. Một vị hảo hán bực mình hỏi: - Anh em thất điên bát đảo chưa biết phải đối phó với tên tân Tổng đốc này như thế nào. Vậy mà ông cứ nhe răng ra cười. Thật là đồ vô lo. Ba Hổ đáp ráo hoảnh: - Các ông ngán lão ta thì các ông đứng sang một bên, để tên tàn ác đó cho tôi. Mọi người không biết Ba Hổ dở ngón gì nên cứ im lặng chờ đợi. Cuộc đời Ba Hổ có rất nhiều chuyện. Đầu tiên là cái tên. Thuở bé, Ba Hổ có tên là Đủ. Đủ là no đủ. Bố mẹ đặt cho con cái tên như thế những mong sau này con được no cơm, lành áo. Năm Đủ 17 tuổi, vùng bể Hải Đông mở hội vật mùa xuân. Đủ đánh ngã ba đô vật có tiếng trong vùng, đứng nhất hội. Ai đó gọi Đủ là Ba Hổ. Mọi người thấy hay hay cũng gọi Đủ là Ba Hổ. Chẳng bao lâu cái tên Đủ mờ đi, cái tên Ba Hổ mọi người lại nhớ. Đủ trở thành Ba Hổ là như vậy. Rồi Ba Hổ giao du với bè bạn trong vùng, anh ta trở thành một tay trộm đêm nổi tiếng từ lúc nào không ai nhớ nữa. Tuy làm nghề đạo chích nhưng Ba Hổ không khoét ngạch nhà nghèo khó. Ba Hổ luôn nhắm vào nhà bọn phú hào. Dịp tết là dịp Ba Hổ đào khoét dữ nhất. Dẫn đến, các nhà giàu có càng phải cẩn trọng khi tháng cùng, năm tận. Một lần, vào ngày Ba Mươi tháng Chạp, nhà Ba Hổ không còn lấy một đấu gạo. Ban ngày, Ba Hổ bó gối ở nhà. Vì ánh ngày không là đồng minh của Ba Hổ. Chỉ còn một đêm nữa thôi, nếu Ba Hổ không xoáy được gì thì ngày Mùng Một Tết cả nhà đành phèo vậy. Cân nhắc kỹ càng, Ba Hổ quyết định ra tay vào đêm Ba Mươi. Tư dinh của Tri huyện là nơi Ba Hổ lựa chọn để kiếm chác. Nhằm lúc chạng vạng tối, mọi người trong nhà quan sơ hở, Ba Hổ lẻn vào lãnh địa của Tri huyện tìm một chỗ thuận lợi ẩn nấp. Trời tối hẳn. Đêm Ba Mươi Tết tối như đêm ba mươi. Trong nhà Tri huyện, có bao nhiêu đèn đều được chong lên hết. Đèn giăng khắp nơi. Cái kim nằm trên đất cũng hiện lên rõ mồn một. Lính canh, gia nhân trong dinh Tri huyện chia nhau coi các lối ra vào. Ba Hổ nhận thấy không thể hành sự như cách vẫn thường làm. Một tia sáng vụt lên trong đầu Ba Hổ. Như một con mèo rình chuột, Ba Hổ nép mình rình. Lát sau, một ông già uể oải đi tới. Ba Hổ phán đoán: "Có lẽ ông này là người hầu già". Nhẹ nhàng, Ba Hổ băng ra chịt cổ ông già lôi vào một chỗ kín. Ông già run cầm cập. Ba Hổ nói rành rọt đủ nghe: - Tôi là Ba Hổ nhưng ông không phải sợ. Ông nghe tôi, tôi sẽ ơn ông. Ông kêu lên hoặc chống lại, buộc lòng tôi phải xuống tay… Đã biết tiếng Ba Hổ lại thấy ánh dao lấp loáng, ông già run run đáp: - Tôi xin nghe! Tôi xin nghe! - Vậy thì cảm ơn ông. Nhà ông ở đâu? - Nhà tôi ở Bích Cư. - Có Tết chưa? - Đã được về đâu mà Tết với nhất. May lắm, bà nhà tôi cũng chỉ lo được xẻo thịt bụng và vài đấu gạo. - Cởi quần áo ra! Hiểu ý, ông già cởi quân áo. Ba Hổ quẳng quần áo của mình cho ông già rồi vơ lấy qhỏi: - Thế bố mẹ hai cậu đi đâu hở bà? Bà già mếu máo: - Khổ! Bố nó còn đã phúc. Năm kia, bố nó đi làm thuê cho một nhà tốt bụng. Nó chịu khó lại hiền lành, lúc vui chủ nhà cho mấy chén rượu nên nó lơ mơ say. Trên đường về, nó trượt chân ngã dúi vào kiệu của một công tử con quan. Công tử ấy cho rằng nó cố ý gây sự làm nhục nhau nên cho gia nhân đánh cho chín chết một sống. Về nhà, bố nó ngả bệnh, đói cơm, không thuốc nên đã chết.Bà già lấy vạt áo rách tươm lau nước mắt rồi nói tiếp: - Mẹ nó đi làm thuê gặp việc gì làm việc nấy, ngày về sớm, ngày về muộn, có việc thì con có cơm có cháo, không việc thì nhịn. Bố chết, mẹ đi cả ngày, tôi ốm yếu mù loà không bảo ban được nên chúng hỗn láo. Anh không nhường em, em không nhường anh, hễ đói là tranh ăn, đánh chửi nhau luôn. Công tử nhìn bát cháo trên chiếc bàn tre đoán rằng đó là phần của bà giá bèn nói: - Bà ăn cháo đi chứ kẻo nguội. Bà già nói: - Tôi nuốt làm sao được, để cho anh em nó ăn. Có lẽ thằng nhỏ mười hai, mười ba tuổi không muốn người lạ biết được tính xấu của nó. Nó đứng dậy lừ lừ bước đến bên công tử. Bất ngờ nó tương một cú đấm rất mạnh vào mắt trái công tử khiến công tử ngã ngửa về phía sau. Hai tay ôm lấy mặt, công tử lồm ngồm bò dậy. Mấy đứa trẻ ngoài sân nhảy bổ vào nhà. Một đứa đỡ lấy công tử. Ba, bốn đứa lao tới đánh thằng nhỏ đã đấm công tử. "Không được làm thế!" Mồm nói chân bước, công tử dang tay che cho thằng nhỏ hung hãn. Một đứa đi với công tử hỏi: "Mày có biết mày vừa đánh con ai không?" Công tử nói át đi ngăn bạn: "Con ai cũng thế thôi. Nào chúng ta về." Đợi cho mấy bạn cùng đi bước ra sân, công tử mới bước ra. Vẫn còn cay cú, một đứa quay lại nói: "May cho bà, hôm nay bà gặp con quan Ngự sử chứ gặp con quan khác cháu bà nhừ đòn." Bà già nghe nói đến con quan thì hết cả hồn. Bởi con bà đã mất mạng vì nhỡ có lỗi với con quan. Bà vái lấy vái để. Nhưng vì bà nằm ngửa nên cứ vài lên giời: "Xin công tử tha cho! Xin công tử tha cho!" Công tử không bằng lòng với bạn đã doạ bà già. Nếu cả bọn không vào xin nước thì làm gì có chuyện. Về tới nhà, công tử làm ra vẻ thản nhiên lắm. Nhưng một bên mắt của công tử bị thâm tím dấu sao nổi. Quan Ngự sử bèn hỏi. Biết bố rất ghét nói dối, công tử bèn thuật lại chuyện đã xảy ra. Quan Ngự sử không hề giận con mà còn tỏ vẻ bằng lòng. Vài ngày sau, quan Ngự sử cùng con đến thăm bà già. Thấy quan Ngự sử đến, bà già sợ lắm. Cháu bà liệu có gặp cảnh đau lòng như con trai bà không? Hai đứa trẻ trốn biệt. Nhưng rồi bà già ngạc nhiên. Quan Ngự sử ân cần hỏi thăm và còn tặng quà cho bà. Thì ra vẫn còn có ông quan thương dân. Hai đứa trẻ thấy quan Ngự sử đi rồi chúng mới về nhà. Bà của chúng không hề gì mà chúng còn được ăn quà của quan Ngự sử. Dù hung hãn dốt nát nhưng thằng con trai lớn đã thấy rằng vị công tử con quan Ngự sử không giống gã công tử đã gây ra cái chết cho bố nó. Thằng nhỏ ấy thấy thương thương công tử con quan Ngự sử. Tết năm ấy, quan Ngự sử sai con mang gạo đến cho bà già và ba mẹ con thằng nhỏ nghèo khó ăn tết. Thằng nhỏ hung hãn làm thân với công tử con quan Ngự sử. Nó không bị từ chối. Thỉnh thoảng công tử còn đến chơi với nó. Không biết công tử tốt bụng thuyết phục nó thế nào mà tính hung hãn của hai thằng nhỏ cháu bà già mù đã bớt đi nhiều. Từ ngày sư ông rầy la công tử con quan Ngự sử, lòng cứ thấy áy náy. Ông muốn đến tạ lỗi với quan Ngự sử nhưng lại không dám. Chuyện đã qua cứ để nó qua, đến tạ lỗi có khi lại chui đầu vào rọ. Dịp may đến, tết Nguyên tiêu quan Ngự sử cùng con trai viếng cảnh chùa. Kiệu của ngài vừa dừng trước tam quan, sư ông đã ra quỳ vái nhận tội. Sư ông thuật lại đầu đuôi câu chuyện xảy ra năm ngoái. Quan Ngự sử ôn tồn: - Nhà chùa không có lỗi gì. Cũng may là con tôi biết lỗi nên không gây ra chuyện phiền phức. Sư ông đáp lời: - Cậu nhà hiền từ, chững chạc lắm. Nhiều người lớn tuổi chưa chắc đã suy nghĩ được như cậu nhà. Gặp công tử khác, cửa từ bi này dễ gì đã yên. Quan Ngự sử mừng thầm bởi con trai ngài không biến ngài thành hổ dữ để doạ người. Quả là con trai ngài đã có chữ nhẫn trong lòng. Có lẽ vì thế nên nó đã chững chạc ở cái tuổi mà nhiều đứa trẻ khác còn đang lêu lổng và chơi những trò chơi vô ích. Vậy là, những điều ngài thường ấp ủ đã bắt đầu hình thành trong con trai ngài.