Cái trò láu vặt của tôi khiến mẹ phải chuyển lên phòng đẻ khó. Tại đó đã có một người đang nửa nằm nửa ngồi thở cả nhô cả bả vai. Thỉnh thoảng bà ta lại gào lên: “ Rạch bụng tôi ra đi, tôi van các người đấy”. Bà ta làm sao thế nhỉ. Mẹ đến bên giường của bà ta, sửa lại đầu tóc cho bà ta và nói những lời mà từ hôm vào đây tôi thấy người ta hay nói với nhau.- Cố mà chịu đựng em ạ, sẽ qua ngay thôi.- Chị đẻ lần này là lần thứ mấy? – bà ta hổn hển hỏi. Mẹ có vẻ rất lúng túng, khẽ đáp: - Mỗi lần là mỗi cuộc vượt cạn, cứ gắng lê thì đều vượt được hết.- Em cũng mong thế. Nó ra ngày nào em hết nợ ngày ấy.- Cô nói thế là thế nào?- thằng chó họ Sở nó lừa em. Nó có vợ ở quê rồi mà em thì cả tin. Khi bụng em ễnh ra nó khuyên em đi nạo. Em sợ nó chạy làng, cố giữ để ép nó nên mới ra cơ sự này.- Số nó đã thế, có tránh cũng chả được. Anh ta có quan tâm đến cô không mới là điều quan trọng.- Không dám ra mặt vì đang ngõm cái chân thủ trưởng. Em đoán thế vì có lần anh ta bảo em: “Cái lão sếp của anh cứ ốm quặt ốm quẹo mà chả chết cho. Hắn không chết thì anh còn phải chờ. Em giúp anh nhé”. Em hỏi: “Giúp bằng cách nào”. Anh ta bảo: “Đừng làm gì khiến anh có thêm kẻ thù”. Từ hồi em có thai anh ta đều đặn tài trợ tiền cho em qua một thằng đàn em. Em cho luôn thằng này tráng men để chính cả nó phải cung phụng em.- Khiếp cái cô này, không sợ phải tội à?- Đằng nào em chả bị trời phạt. Nói thật với chị, em nhằm anh ta chủ yếu vì cái khác. Nay em mang con anh ta trong bụng chẳng khác nào mang cục đá, mang cái nghiệp chướng. Em chẳng có tình cảm gì với nó sất. Giá như nó chết ngạt đi thì càng mừng.- Thôi đi cô - mẹ ôm bụng nhăn nhó – Cô đừng làm tôi tưởng mình đang nói chuyện với yêu tinh.Bà ta cười thành tiếng: - Giá em là yêu tinh thì tốt biết mấy. Em sẽ cấu cổ hút máu từng thằng đàn ông. Làm người hoá ra là khốn nạn nhất chị ạ.Bà ta vỗ bụng, nghiến răng: “Ra đi mày. Tao không ăn vạ bố mày thì thôi chứ mày có quyền gì mà ăn vạ tao”.Rồi lại cười. Mẹ ôm đầu về giường của mình. Có lẽ quá căng thẳng nên mẹ thiếp đi. Lát sau có tiếng thở dồn dập, tiếng cào cấu xuống chiếu. Người đàn bà giường bên đang oằn mình lên, răng nghiến ken két có vẻ như bà ta tự xoay sở lấy mọi việc. Có lúc bà ta chống cả hai tay xuống chiếu, nâng hẳn người lên. Rồi một khối đỏ rực tách khỏi cơ thể bà ta. Nó từ từ trôi ra trong khi bà ta gần như kiệt sức, răng cắn chặt vào vành môi khô nứt. Bà ta hằn học nhìn chiếc bọc lùng nhùng, đáng lẽ phải có người đõ, nói rin rít:- Thằng chó, con mày đấy, cái ách của mày đấy, đến mà nhận về. Bà hết việc với mày rồi. Bà xoá nợ cho mày bởi món nợ này mày trả cả đời cũng không hết.Sau khi gói bọc qua loa cái “nghiệp chướng”, bà ta lẹ làng tụt xuống đất. Bà ta mở bọc gì đó ra và sau một lát lúi húi đã thành người khác hẳn. Khi mẹ tôi mở choàng mắt vì tiếng khóc của trẻ con, thì người đàn bà đã biến mất. Mẹ vội kêu lên: - Cứu, cứu, có ai người ấy không?- Sao, đã ra hẳn chưa? – Ai đó dề dà hỏi. Rõ ra là ông ta cũng đang ngái ngủ.- Cô ta, cô ta…đứa bé…Mẹ lắo bắp chỉ tay kêu từng tiếng ngắn. Người đàn ông lập tức hết ngái ngủ:- Khốn nạn rồi! – Ông gắt gỏng hỏi mẹ như cái lối hỏi cung: - Thế lúc ấy chị ngủ à?- Tôi mệt quá.- Chị ngủ hay chị biết mà đồng loã?- Trời đất ơi! Anh đừng làm tôi sợ nữa.- Dậy, dậy! – Ông ta khua mấy bà hộ lý – Nó, cái đồ mèo mả gà đồng ấy trút tội nợ lại rồi. Đã bảo phải canh chừng nó. Đã bảo phải truy bằng được địa chỉ của nó – Quay sang mẹ tôi, ông ta quát – Còn bà nữa, bà có định tử tế hay không thì bảo trước nhé.Mạ nhợt nhạt nhìn anh bạn nhỏ xíu vừa được các bà hộ lý đưa đi. Họ mang cậu ta đi đâu nhỉ? Anh bạn dại chưa, đã biết nếp tẻ sao mà vội chui ra. Đây thì còn xem đã. Còn xem xét chán đã. Cứ như anh bạn đấy, có ai mong mỏi, chờ đợi đâu.Hoá ra nơi mẹ tôi đang nằm chờ ngày tôi chui ra là một cái bệnh viện. Thế mà lúc đầu tôi cứ ngỡ nó là một cái lò mổ gia súc. Thì cũng dao, kéo, máu me, quát tháo, kêu khóc…Có còn thiếu cái gi không làm người ta chết khiếp đâu. Mẹ đã ở đây đúng một buổi chiều và một đêm. Càng ngày bà càng có vẻ ít kêu rên. Bà không thể biết nguyên nhân của nó. Thỉnh thoảng mẹ đi ra hành lang, đến các phòng bệnh khác, trò chuyện với ai đó. Khi ở hành lang mẹ thường ngồi trên chiếc ghế băng luôn có những con rệp vô cùng xảo quyệt. Mẹ mượn của các bệnh nhân khác những tờ báo, đọc những mẫu chuyện vui. Thường cũng có vài người làm như mẹ và sau đây là những lời than phi62n:- Báo chí bây giờ nhạt như nước ốc.- Chỉ toàn chuyện chửa hoang, ngoại tình, giết nhau. Sợ quá thôi mất.- Dạo này người ta giết trẻ con quá.Than phiền nhưng người ta vẫn cứ phải đọc. Không đọc còn buồn nhạt hơn. Mỗi lần sau đó mẹ thường tỏ ra mệt nhọc và suy nghĩ lung tung. Những ý nghĩ thấm qua tôi cứ ít dần sự êm ái.Một lần, mẹ đang ngáp ngắn ngáp dài, tay che tờ báo lên miệng thì có tiếng gì đó rú rít. Sau đó là tiếng chân dậm dịch, tếing ngừoi hỏi lao xao. Mẹ cũng cố lê bước về phía đám đông.- Anh ta làm sao thế nhỉ?- Anh ta đâm nhau vì chia tài sản.- Khốn khổ! - Mẹ chép miệng rồi lại về chổ lúc trước. Người ta khuyên mẹ tránh xa nhưng chuyện giết chóc. Có ai đó hỏi nhau:- Thằng bị đâm là thằng thứ mấy?- Có trời mà biết vì lão bố vugn vãi con ở khắp nơi.- Hình như đám con chính thức của lão nghiện hút cả, thằng nào mặt cũng hầm hố, giọng rặt mùi máu. Trước sau bọn chúng cũng giết bố.- Thật kinh sợ - Mẹ lảo đảo đứng dậy, lần theo bức tường trở lại phòng dành cho những người đẻ khó.