Chúng ta nhận được cái mà mình mong đợiChúng ta có xu hướng nhận được cái mà mình mong trong cuộc sống. Những người chơi tennis nói "Chân tôi run như cầy sấy, tôi sẽ không thắng được". Khi anh ta tự nhủ mình điều đó, anh ta đúng. Nhưng không phải là cái chân run mà là tinh thần của người chơi run. Nó cũng không phải là do con mèo đen, do những ngày 13 hay do bạn đi ngang qua dưới cầu thang.Nếu Mary nói "Người ta chỉ đến thăm tôi khi nhà tôi lộn xộn" thì cô ta quả sẽ thấy việc này lặp lại. Nếu Fred nói là anh ta bị cảm nhiều lần mỗi năm thì tôi cá là anh ta sẽ như thế thật. Nếu Fred nói "Bất kỳ khi nào tôi có tiền, tôi liền có việc phải tiêu sạch". Fred sẽ tiếp tục sạch túi hoài.Các bác sĩ cho rằng các bệnh nhân có xu hướng lành bệnh theo mong đợi của họ hơn là theo chẩn đoán. Tiến sĩ Carl Simonton khi làm việc với những người mắc bệnh ung thư ở Mỹ đã kết luận là việc lành bệnh của bệnh nhân liên tục phản ánh mong muốn được lành bệnh của họ.Một người nói: "Người ta luôn luôn lờ tôi đi, đối xử tệ với tôi, bòn rút của tôi" và liền thấy là cuộc đời đối với anh ta như thế thật. Người khác nói "Mọi người đối xử tốt với tôi", và thế là họ được đối xử tốt.Đúc kếtTất cả những cái này nói gì với chúng ta? Nó cho thấy là bạn nắm quyền kiểm soát cái bạn nghĩ. Bạn quyết định suy nghĩ của mình và quyết định cái bạn sẽ thu gặt được.Hãy thử tìm người thật sự hạnh phúc. Khó lắm bạn ạ! Hãy thử tìm người sống cuộc đời buồn khổ nhất nhưng luôn mong đợi một cuộc sống tuyệt vời. Cũng khó không kém. Chúng ta nhận được từ cuộc sống phần lớn cái chúng ta mong đợi.Quy luật hấp dẫnBạn có bao giờ nghĩ đến một người mà bạn chưa hề gặp trong nhiều tháng và ngay sáng hôm đó anh ta xuất hiện trước cửa nhà bạn? Hay bạn viết thư cho bạn cũ sau nhiều năm không thư từ thì lại nhận ngay được thư của anh ta? Hay bạn hát một bài hát cũ nào đó trong đầu và khi bật radio lên thì nghe đúng bài hát đó?Bạn có bao giờ quyết tìm một quyển sách hay đĩa nhạc nào đó và lại thấy nó nằm đó ngay một lúc sao? Bạn có thấy mình đang làm việc hay sống trong căn nhà mà bạn đã từng tưởng tượng là mình sẽ có, và thắc mắc là có phải chỉ nhờ nỗ lực có ý thức của mình mà bạn đạt được mục tiêu đó không?Những biến cố này được nhiều người gom thành một nhóm và đặt tên là sự trùng hợp. Nhưng có cái gì đó tuyệt hơn thế. Trí óc bạn là thỏi nam châm và nó hút về phía mình cái mà nó nghĩ đến.Khi lần đầu tiên tôi chú ý đến điều này, tôi nghĩ "Thật nhảm nhí quá! Làm sao đầu óc tôi lại có thể hấp dẫn, sinh ra hay biểu hiện cái gì được?" Thế nhưng tôi cho là phải nghiên cứu sâu hơn lý luận cho rằng những người điên cũng góp phần vào lý thuyết này. Nếu đầu óc con người có thể hấp dẫn sự vật thật thì tôi sẽ không làm thằng ngu phí cả đời không biết gì!Tôi đi ra ngoài và mua vài quyển sách nói về trí óc, một số có vẻ khoa học, số khác là siêu hình, rồi về tinh thần nữa, về cách làm giàu. Thật ngạc nhiên, sách nào cũng có kết luận tương tự về khả năng hấp dẫn của đầu óc người. Thật trùng hợp, tôi nghĩ! Tôi mua thêm mấy cuốn khác và mua nữa. Tôi đọc khoảng 200 cuốn. Sách được viết bởi những tác giả khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau với những niềm tin tôn giáo và triết học khác nhau. Tất cả đều nói đến cùng một điều "Bạn thu hút cái mà bạn nghĩ trong đầu. Trí óc bạn là một nam châm". Tôi đang bắt đầu nghĩ là có cái gì đó ở đây.Tôi đã sử dụng đầu óc của mình theo cách được hướng dẫn trong sách và đó là lúc mà tôi bị thuyết phục! Bây giờ tôi đang đi giảng cho mọi người về cách sử dụng trí óc để làm tốt hơn mọi việc.Lắng nghe những người đang sống đúng cáchMột trong những điều đầu tiên tôi biết về luật hấp dẫn và sự mầu nhiệm của trí óc là tất cả những người thành công đều đã sử dụng những nguyên tắc này! Tôi nghĩ sẽ nói cho họ nghe về khám phá mới nhất của mình nhưng sợ họ sẽ trả lời là "Tôi đã xài nó cả chục năm nay rồi".Tôi cũng phát hiện ra rằng những người đau khổ nhất mà tôi từng gặp sẽ cãi rằng cái nguyên tắc đó không thể làm theo ý chúng ta được. Tôi muốn nghe lời khuyên của người hạnh phúc hơn là của những người hay than vãn!Có hàng trăm điều trong các sách nói về khả năng sáng tạo của trí óc, nhưng để cho ngắn gọn tôi sẽ trích một vài chỗ thôi.Trong sách bán chạy nhất của mình "Hãy suy nghĩ và trở nên giàu có" Napoleon Hill đã viết "....trí não chúng ta tạo ra từ trường từ những ý nghĩ chủ đạo mà chúng ta giữ trong óc và vì không ai giống ai, những "nam châm" này sẽ hấp dẫn lực, người hay hoàn cảnh sống về phía chúng ta đúng với bản chất của những ý nghĩ đó".James Allen đã viết trong "Khi một người suy nghĩ" là "........một người sẽ sớm phát hiện ra anh ta là tay làm vườn thiện nghệ của tâm hồn mình, là lãnh đạo của chính đời mình. Anh ta cũng sẽ sớm thấy được những quy luật tư duy và hiểu được rằng với sự chính xác ngày càng cao, những yếu tố tinh thần và tư tưởng hoạt động để tạo nên tính cách của bạn, tạo nên hoàn cảnh và định mệnh của bạn". Ông ta còn nói thêm "Hoàn cảnh đó hình thành từ suy nghĩ mà con người đã mất thời gian để thực hành tự kiểm soát nó...."Trong quyển "Ma thuật của niềm tin", Claude Bristol cũng nói lại về khả năng hấp dẫn của trí óc con người. "Những ý nghĩ sợ hãi của chúng ta hấp dẫn những rắc rối đến với ta cũng như những ý nghĩ tích cực và tốt đẹp hấp dẫn những kết quả tốt đẹp. Vì thế không cần biết tính chất của suy nghĩ, nó tạo ra kết quả cùng loại với nó. Khi điều này trôi vào ý thức con người thì họ bắt đầu hiểu được cái khả năng to lớn mà họ có thể sử dụng. Rồi họ nói "Có vẻ là ngẫu nhiên nhưng không ngẫu nhiên chút nào vì nó chỉ là kết quả của công việc tỉ mẩn mà bạn đã làm"Giải thích thêm về sức mạnh hấp dẫn của trí óc. Bristol đã nói rằng sóng radio có thể xuyên dễ dàng qua gỗ và gạch hay thép cứng thì chúng ta cũng có thể thấy được sự xung động của tư duy theo cách đó. Ông đặt câu hỏi "Nếu sóng tư duy, hay cái gì đó, có thể chuyển thành dao động cao hơn thì tại sao không thể ảnh hưởng đến phân tử của các vật thể rắn?"Shakti Gawain, tác giả cuốn "Hình dung sáng tạo"cũng bàn về vấn đề này. Bà nói "Tư duy và cảm xúc có năng lượng nam châm của chúng và có thể hút năng lượng cùng loại. Đây chính là quy luật gởi gì vào vũ trụ sẽ nhận lại được cái đó. Trên quan điểm thực tế thì điều này có nghĩa là chúng ta thu hút vào cuộc sống của mình cái mà mình hay nghĩ đến nhất, tin tưởng nhất hay mong đợi sâu sắc nhất hoặc tưởng tượng sống động nhất".Richard Bach đã viết "Chúng ta hút vào đời sống của mình cái chúng ta nghĩ trong đầu".Một ý nghĩ không thể "không là gì", mà là "một cái gì đó". Để nghĩ đến nó được thì nó phải tồn tại. Phải là điều gì hay vật gì đó. Vậy là nó sẽ có năng lượng của nó. Một ý nghĩ cũng sẽ tuân theo những quy luật hay nguyên tắc như tất cả những thứ khác trên đời này.Có thể là do nhìn từ góc độ này, dễ xác nhận là quy luật hấp dẫn cũng có thật và mạnh mẽ như điện hay trọng lực vậy.Có thể nói mãi không hết nhưng mục tiêu của tôi là làm cho độc giả rõ đôi chút về quan điểm trí óc có thể tạo ra những kết quả cho bạn. Tôi không mong là các bạn chấp nhận những khái niệm đó một cách mù quáng mà không thử nghiệm gì hết. Tôi cũng muốn nhấn mạnh là tư duy không thể thay thế cho hành động. Hơn nữa, sử dụng trí óc đúng cách sẽ làm cho bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là bằng cách khác.Đúc kếtTrí óc bạn là một thỏi nam châm. Cứ bám suy nghĩ vào cái bạn muốn có, bạn sẽ có nó.Hãy cho rằng những ý nghĩ của bạn giống như một đám mây vô hình có thể bay ra và mang những thành tựu về cho bạn. Bằng cách kiểm soát suy nghĩ của mình, bạn quyết định cái bạn sẽ gặt hái được.Chúng ta thu hút cái chúng ta sợVì điều hay vật mà chúng ta thích nhất và sợ nhất sẽ xâm chiếm suy nghĩ của chúng ta nhiều nhất nên chúng ta sẽ có xu hướng hấp dẫn chính những điều đó. Bạn có bao giờ làm hỏng bộ đồ mới ngay vào lần đầu tiên mang nó không? Ngay khi bạn nghĩ "tôi không muốn làm dơ bộ đồ tuyệt đẹp này của tôi", thì cây bút mực rỉ mực xanh ra trên túi áo bạn.Có người phát biểu "Tôi lái chiếc xe cà tàng của tôi đã 7 năm mà không bao giờ làm trầy nó. Ngay khi tôi mới bắt bộ lốp mới thì người ta bắt đầu hút vào xe tôi, đụng vào hai bên hay hất xe tôi bay khỏi đường".Trong phần trước tôi đã nói đến người phụ nữ bị tai nạn 5 lần trong 4 năm. Cuối cùng cô ta hiểu ra rằng chính vì sợ quá nên cô lại hút về mình điều mà cô không hề muốn.Nếu chúng ta tự nói với mình, "Tôi không muốn "điều A" xảy ra, chúng ta sẽ nghiêng về phía "điều A". Trí óc của chúng ta không thể dịch chuyển khỏi ý nghĩ nào đó, chỉ có thể về phía đó.Điều nàu giải thích tại sao khi còn là một đứa trẻ lúc bạn lẻn vào nhà bếp, ôm một chồng bánh và lén lút bước ra thì BỊ TÓM CỔ! Thình lình, ông bố từ đâu xuất hiện. Ý nghĩ quan trọng nhất của bạn là "Mình chỉ lấy vài cái bánh và hy vọng là mình sẽ không bị bắt quả tang, nếu không thì chết mất", Và rồi bạn bị bắt quả tang!Bạn được mời đi dự tiệc hay sắp dự một dịp đặc biệt nào đó, bạn nghĩ "tôi hy vọng mình sẽ không bị bệnh và bỏ lỡ cơ hội này". Bạn đau và dịp vui trôi đi mất. Đầu óc bạn thật hay phải không nào?Một tạp chí gần đây viết về một người New York có cái tên Pete Torres đã bị đâm 15 lần từ năm 1968. Có thể cho rằng đây không phải là một thống kê chính xác. Dù Pete chối rằng anh ta không làm gì để cho người ta tấn công mình, nhưng anh ta quả đang giúp cho người ta mang đau khổ đến với mình. Anh ta mê phim kinh dị. Anh ta cứ nghĩ đến chém, giết và cướp bóc hoài. Đầu óc anh ta toàn phim kinh dị và vì muốn được "sợ hãi" một lần và không hiểu tại sao những con đường ở New York thì đầy những chuyện kinh dị như vậy.Nguyên tắc này cũng áp dụng cho sự nghèo đói và sức khỏe kém. Nếu chúng ta nói hay đọc, hoặc nghĩ về "cái xấu" thì tiềm thức sẽ dẫn chúng ta đến đó. Những người thành công luôn hướng về thành công. Người thất bạn cố trốn chạy thất bại. Nếu có một nguyên tắc tinh thần nào có thể biến người thua thành kẻ thắng thì đó chính là nguyên tắc "tập trung vào những gì bạn muốn".Thật buồn cười nếu bạn bước vào trong cửa hàng và nói "Tôi không muốn mua sữa, bánh mì và bơ" mà lại mong là sẽ thỏa mãn đi về nhà. Nhiều người cả đời chỉ than van những cái mình không có và nói đến những điều mình không muốn. Đây là một việc làm vô vọng. Chúng ta phải tập trung vào cái mình muốn.Nói thêm về vấn đề này, chúng ta hãy khám phá nguyên tắc "sợ mất". Khi chúng ta sợ mất cái gì đó, chúng ta đặt mình vào cái thế sẽ làm mất nó. Đối với vợ hay chồng, bạn gái hay đồ đạc gì cũng vậy. Chúng ta thường đọc báo viết về những người có nhà bị cướp dù có khóa, có hệ thống an toàn hay chó béc-giê.Trong các mối quan hệ cũng vậy. Khi chúng ta sợ mất tình yêu hay tình cảm của ai đó dành cho mình, chúng ta lập tức có nguy cơ mất nó. Vậy thông điệp ở đây chính là "Hãy tập trung và hài lòng với cái mình có. Đừng nghĩ đến việc mất cái bạn có".Tập trung vào những cái bạn có. Cứ bám vào những điều bạn lo sợ sẽ làm cho chúng xảy ra thật.Nguyên tắc hấp dẫn cái ta sợ thật sự có tác dụng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận thử thách để đối đầu và cải thiện bản thân mình. Làm sao chúng ta phát triển nếu không bao giờ đối đầu với cái mà ta sợ?Nói đến việc sợ mất, quy luật của vũ trị muốn chúng ta phải đứng trên đôi chân của mình. Nếu chúng ta nghĩ mất đi cái gì đó sẽ làm tiêu vong cuộc đời mình và cứ nghĩ hoài như thế thì có thể vũ trụ sẽ chứng minh là bạn có thể sống mà không cần cái đó!Nếu bạn cho là bạn không thể sống nếu không có chiếc Porsche 911 thì vũ trụ sẽ cho bạn cái kinh nghiệm của cuộc sống không có chiếc Porsche 911. Nếu thái độ của bạn là "Tôi thích chiếc xe của tôi nhưng không có nó cũng không sao.", bạn sẽ chỉ lệ thuộc vào nó chừng nào bạn muốn. Hoàn cảnh sẽ giúp chúng ta học được cái này cái kía và làm cho chúng ta mạnh mẽ thêm lên.Chúng ta nên hài lòng với cái mình có ngay lúc này và hãy sống ngay bây giờ. Sợ mất là không sống trong hiện tại mà sống trong tương lai.Khi chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi, chúng biến mấtMột nguyên tắc thú vị là thường khi chúng ta đã đủ dũng cảm để đối mặt với một vấn đề, nó biến mất nên ta không phải xử lý nữa.Ngay khi chúng ta có dư can đảm để thực hiện một cuộc điện thoại khó khăn, đối đầu với một người trái tính hay hy sinh cho cái gì đó thì chúng ta lại thấy không cần phải thế nữa. Chúng ta khổ sở trong nhiều tuần trước khi báo tin cho cô thư ký biết là cô ta phải tìm việc khác và khi nói ra thì cô ta lại nói cô ta đã định bỏ việc trước rồi! Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng vậy và có lúc chúng ta phải ngậm bồ hòn!Tương tự, khi ta quyết định sẽ đối mặt với sự sợ hãi, nó bốc hơi đâu mất. Không nghi ngờ gì là bạn đã từng làm những việc mà lúc đầu bạn cho là rất khó khăn. Khi bạn nhảy vào làm thì nó chỉ bằng nửa mức bạn đã dự tính. Nhất là với việc nói ra sự thật và trả giá cho những lỗi lầm và tội ác. Có ai hiểu rằng suy nghĩ về điều đó còn đau khổ gấp bao nhiêu lần so với việc phải làm nó.Sức mạnh của lời nói"Bạn nói một điều và nó biến thành ba điều"Bạn nhận được cái bạn nói. Vì tư tưởng của chúng ta ảnh hưởng đến hoàn cảnh của chúng ta, vì thế những lời ta nói cũng vậy. Những lời ta nói xây dựng nên thái độ của ta và quyết định cái ta sẽ nhận được và trải qua.Khi chúng ta nghiêm túc với quyết tâm được hạnh phúc thì chúng ta phải coi chừng cái miệng của mình. Chúng ta quyết định nói tốt về bản thân và tránh hạ thấp mình. Không phải là giả vờ rằng mình hoàn hảo, nhưng đó là một phần việc tránh than phiền về bản thân, về công việc và bạn bè, gia đình hay bất kỳ ai khác nếu muốn được hạnh phúc.Một anh chàng từng đến gặp tôi gần đây nói rằng "Tôi chán buồn khổ lắm rồi. Tôi không muốn mình là gánh nặng cho gia đình nữa. Tôi muốn hạnh phúc! Tôi phải làm gì nào?"Tôi trả lời "Điều đầu tiên cần làm là chỉ mở miệng ra nói cái gì đó tốt đẹp. Bạn sẽ thay đổi và cả bạn và gia đình sẽ thích thú điều này!"Tôi gặp anh ta một tuần sau đó và anh ta vẫn nói "Tôi muốn hạnh phúc. Tôi không cảm thấy hạnh phúc. Tôi nên làm gì?" Tôi trả lời, "Tôi đã cho anh lời khuyên tốt nhất tuần trước".Anh ta nói: "Tôi vẫn không hạnh phúc" Tôi đáp "Tôi biết. Vì anh có nghiêm túc đâu. Chừng nào anh thật sự nghiêm túc về chuyện này, anh sẽ hạnh phúc".Tôi không biết anh chàng có nắm được thông điệp không. Anh ta cần biết là chỉ có mình anh ta điều khiển được cái miệng của mình. Ở một giai đoạn nào đó anh ta cần chịu trách nhiệm về tư tưởng của mình. Anh ta cần nghiêm túc với cái ý nghĩ anh ta có trong đầu.Điều này rất đơn giản. Khi ai đó thật sự thấy mình khổ đủ rồi thì họ sẽ thay đổi thái độ của họ. Họ thay đổi cách nói chuyện. Nó phải theo nguyên tắc, đòi hỏi phải nỗ lực nhưng rất đơn giản. Kiểm soát suy nghĩ và lời nói của mình sẽ buộc bạn phải khác với những người khác. Cái gì tuyệt vời cũng khác những cái khác.Nhiều người có thái độ "Tôi sẽ làm bất kỳ điều gì để hạnh phúc chừng nào tôi không phải thay đổi gì về bản thân tôi" Thật không may, chỉ điều đó thôi đã không phải là một thái độ cam kết sẽ tiến bộ!Vấn đề sức khỏe tinh thần luôn tỏ ra phức tạp. Bệnh nhân đến bác sĩ và nhà tâm lý học để hỏi xem tình trạng của họ thế nào. Vậy là họ có cái để vin vào - "tình trạng" của họ. Bây giờ đã có một con quái vật, gần như có đời sống của riêng nó. - "căn bệnh" của họ.Bệnh nhân có thể đã trải qua những cơn đau và khổ sở vô cùng cho đến lúc này. Người này thật đáng để chúng ta thương yêu và thông cảm. Nhưng điều hay ho nhất mà chúng ta nên làm cho anh ta là giúp anh ta nhận biết được trách nhiệm của mình. Những khó khăn vẫn cứ tồn tại. Anh chàng này phải làm gì để ngay ngày mai có thể hạnh phúc?Những lời nói có khả năng ảnh hưởng đến sức mạnh cá nhân của chúng ta.Lời nói mà chúng ta phát ra luôn được lọc vào tiềm thức của chúng ta và trở thành một phần của tính cách chúng ta. Nó nói cho người khác biết chính xác chúng ta nghiêm túc như thế nào và quyết tâm đạt được kết quả tốt đẹp ra sao.Có những từ chỉ nói chung chung đến tiến bộ của chúng ta. Mỗi khi dùng từ "cố gắng", chúng ta chứng tỏ rằng mình không kiểm soát được mình. Nếu bạn "cố gắng" và làm được việc, "cố gắng" và đến đúng giờ, "cố gắng" và hạnh phúc tức là bạn cho rằng mình có thể làm được và có thể không. Thay từ "sẽ" cho từ "cố gắng" nghe có vẻ thách thức và quyết tâm hơn và nó sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt hơn. Nghe có vẻ chi tiết, nhưng nó rất quan trọng trong việc hình thành cách chúng ta và những người khác đánh giá về chúng ta.Sử dụng tử "Tôi không thể" làm yếu đi năng lực của bạn. Hãy nói "tôi sẽ không" thay cho "tôi không thể" thì đúng hơn. Ví dụ bạn nói "ngày mai tôi sẽ không gặp anh", người khác sẽ nhận thấy là bạn có khả năng quyết định và kiểm soát. "Tôi sẽ không học bơi" tức là bạn chưa sẵn sàng cho việc này. Bạn có thể nếu bạn thật sự, thật sự muốn học!Lời nói ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng taNhiều người nỗ lực rất nhiều khi nói cho người khác biết họ có một trí nhớ rất tồi tệ. Và rồi trí nhớ của họ như thế nào? Thật chẳng ra gì! Họ có cái họ muốn. Lời nói của chúng ta ảnh hưởng đến năng lực của chúng ta.Nói đến trí nhớ, những nhà nghiên cứu nói cho chúng ta biết là chúng ta không bao giờ thực sự quên thứ gì. Tất cả thông tin đều ở trong đầu chúng ta. Vấn đề là nhớ lại chúng như thế nào. Điều nàu giải thích tại sao bạn "quên" tên của ai đó nhưng hôm sau thì nhớ lại được. Cái tên không rời bỏ cái đầu của chúng ta và quay trở lại 24 giờ sau. Nó ở nguyên chỗ cũ nhưng chúng ta đã không "nhớ" lại nó được lúc đầu.Lời nói ảnh hưởng tiềm thức và tiềm thức lại nối kết chặt chẽ với trí nhớ của chúng ta. Nếu bạn cứ lập một chương trình cho tiềm thức bảo rằng "tôi nhớ hét mọi cái" thì khả năng nhớ lại của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tiềm thức của bạn sẽ hướng đến việc nhớ hết các con số và những cái tên và ngày càng nhớ được nhiều hơn.Lời khẳng địnhMột lời khẳng định là một ý nghĩ tích cực mà bạn lặp lại với chính mình. Sử dụng lời khẳng định sẽ cho phép bạn chọn lựa những ý nghĩ tốt và gieo chúng vào trong tiềm thức để bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.Hãy giả định là bạn đang lái xe trên xa lộ và bạn bị đau đầu dữ dội. Đây là cơ hội để bạn liên kết sức mạnh của lời nói với sức mạnh của ý nghĩ. Bạn tự lặp lại với mình "Đầu tôi cảm thấy rất tuyệt!" hay "Đầu tôi thư giãn và thoải mái!"Khi bạn bắt đầu nói như vậy, chắc chắn một giọng sẽ cất lên nói rằng "Cậu nói dối như Cuội. Cậu đang đau kinh khủng!"Tuy nhiên, nếu bạn cứ tiếp tục khẳng định điều bạn muốn, ý nghĩ là bạn đang khỏe sẽ bén rễ trong tiềm thức của bạn và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu và nửa tiếng sau thì trong đầu bạn có thể xuất hiện ý nghĩ "Tôi bị đau đầu một lúc nhưng đã hết rồi". Đó có phải là lời khẳng định không, hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?Bạn có thể sử dụng lời khẳng định để có kết quả tương tự trong những tình huống khác.Ví dụ khi ở trên một sân tennis bạn nên nói: "Tôi sẽ chơi rất hay".Trong một quan hệ nào đó phải nói "Ai cũng yêu thương và tôn trọng tôi và tôi cũng yêu thương và tôn trọng họ".Đối với thái độ tinh thần của bạn thì nói: "Mỗi ngày tôi trở nên tốt hơn, tốt hơn và tốt hơn".Để được sự thịnh vượng, bạn nói: "Tôi cảm thấy hạnh phúc và giàu có".Các cơ hội sẽ mở ra không ngừng. Khẳng định không phải là không cần cố gắng gì hết. Nó có nghĩa là bạn đã đặt điều kiện cho trí óc mình về cái mình muốn. Nếu bạn chọn biến nó thành một phần của đời bạn thì bạn sẽ thấy nó là dụng cụ rất đơn giản và hiệu quả. Thật ra nó quá đơn giản.Nó không tinh vi, không phức tạp mà nếu bạn là người phức tạp thì bạn sẽ nghĩ "Tôi không sử dụng thứ ba xu đó!" Kết quả là sau một năm, bạn vẫn là người khó hiểu, bạn cảm thấy đau đầu và vẫn không sử dụng được hết đầu óc của mình. Rõ ràng, ai cũng có quyền lựa chọn.Có một số quy tắc cần nhớ khi sử dụng lời khẳng định. Trước hết, đầu óc bạn luôn hướng đến những gì bạn nghĩ. Vì thế nếu bạn chọn lời khẳng định là "Tôi sẽ không cãi vã với chồng", hay "Tôi không bệnh" thì bạn sẽ không được háo hức lắm với kết quả! Trí óc bạn cũng hướng về điều mà bạn nói bạn không muốn làm. Nếu bạn nghĩ đến cái đó, bạn có thể đã nghe nói đến những người dành cả đời để nói về điều mà họ không muốn và rồi ngạc nhiên khi lại nhận được chính điều đó.Tôi nhớ lại một vài thầy giáo thường bắt tôi và các bạn khác viết những câu như "Tôi sẽ không nói chuyện trong lớp", và "Tôi sẽ không đi trễ"... Không biết họ có nhận ra chút nào là làm thế sẽ vô tình kích thích chính những hành động đó từ học sinh hay không. Và trong lớp của tôi thì kết quả là học sinh làm những việc này thật!Nguyên tắc thứ hai để ghi nhớ những khẳng định trong đầu bạn là chúng sẽ có ảnh hưởng hơn nếu bạn nói ra hay viết chúng ra giấy. Nếu chỉ nghĩ thôi thì bạn sẽ lang thang sang những ý nghĩ khác chẳng hạn: "Mình nên mua gì cho bữa ăn trưa?" hay "Những đứa nhỏ đâu rồi?" Viết hay nói chúng ra làm cho trí óc bạn không bị lệch hướng. Bạn cũng sử dụng những giác quan khác nên hiệu quả chắc chắn sẽ tăng lên.Điều thứ ba cần nhớ về những lời khẳng định là việc lặp đi lặp lại nó rất quan trọng. Nếu bạn muốn kiến trúc lại một niềm tin mà bạn đã có hai mươi năm rồi thì cần phải kiên trì hơn. Đừng mong thay đổi cuộc sống của mình chỉ bằng cách nói "Tôi thực sự hạnh phúc!" có sáu lần.Đúc kếtLời nói ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Suy nghĩ của chúng ta lại ảnh hưởng đến điều ta nói và suy nghĩ. Đây là cái tam giác đều.Nếu chúng ta cảm thấy không thoải mái thì thay đổi điều ta nói dễ hơn điều ta nghĩ và cảm thấy - dễ nhất là nên bắt đầu kiểm soát điều ta sẽ nói ra trước. Rất mau, cái ta nói sẽ ảnh hưởng tích cực đến cái ta nghĩ và cảm thấy. Chúng ta sẽ bẻ gẫy được tam giác này và mọi việc sẽ trở nên tốt hơn.