LỜI NHÀ XUẤT BẢNTình dục là bộ môn thuộc, chi phối và bao trùm ngũ dục, nhất là khi đã nhận thức rằng trong mọi bộ môn thuộc khoa học nhân văn, nó luôn hiện diện, ẩn hiện lung linh... càng làm chúng ta thêm khoan dung, tăng thêm hiểu biết. Mà biết thêm rằng cùng tột của tính dục lại là nghệ thuật kềm chế, thì đó là sự hành dâm cao thượng hơn hết thảy. Các cảm quan đủ vẻ do ngũ dục đem lại, nếu hiểu là đáng buồn rầu, thì là buồn rầu thanh bai. Nếu hiểu (cuốn này) chỉ cốt viết ra để khuyến khích sự đắm đuối dục lạc thì đấy là loại dục lạc thô trọc. Tính dục được loài người nghiên cứu, viết ra, đã từng lưu hành ở khắp nơi, qua mọi thời đại như Kama-Sutra (Ấn Độ), Nhục Bồ Đoàn, Đạo Ma Mật Truyền, Ngọc Phòng Bí Kiếp (Trung Hoa),... thì độc giả sẽ không coi bản dịch này chỉ chứa hậu ý khuyến dâm. Bản chất của tính dục thì chỉ có một. Cảm quan tính dục thì khác nhau, tuỳ cách tuỳ người, tuỳ thời: Nếu ăn ngon chả là điều nhân loại luôn tán thưởng, phải chăng nghệ thuật nấu nướng đã chẳng luôn luôn được đề cao?. Tình dục cũng có điểm chung như thế. Xưa Tố Nữ Bí Truyền được coi là pho sách phải cấm, dành riêng cho tầng lớp thuợng lưu, Trưởng giả phong kiến của Trung Hoa, nay chúng tôi cố thực hiện qua Việt ngữ với thiện ý và cẩn trọng. Cách thế tương quan giữa nhân loại ngày nay ngày càng mật thiết hơn: Đúng, sai, xấu, tốt... không hoàn toàn bị ai độc quyền giải thích, tách bạch giản dị như xưa. Những tàng ẩn, bí truyền cấm kỵ, phải tránh né của một thời, ngày càng được bạch hóa. Tính dục, lâu nay đã là một đề tài nghiêm cẩn, đúng đắn... đến với bất cứ ai muốn tìm hiểu, suy ngẫm...
Nhà xuất bản Xuân Thu
LỜI DỊCH GIẢ Trung Hoa có nhiều chuyện gợi trí tò mò của thiên hạ, ngoài pho dịch lý - kho tàng vô giá của Đông Phương - Trung Hoa còn có "TỐ NỮ KINH", pho sách nói lên cái tuyệt vời của chuyện lứa đôi vượt hẳn Kama Sutra-pho kinh điển về nghệ thuật yêu đương của xứ Aán Độ. Tiếc thay, người xưa cố chấp, mang nặng tinh thần bảo thủ, khăng khăng cho rằng thố lộ chuyện ái ân là hành động làm đồi phong bại tục, phạm điều răn cấm của thánh hiền! Bởi quan niệm hẹp hòi như vậy mà Tố Nữ Kinh bị giấu kín ở Viện Bảo Tàng đến cả hàng ngàn năm chẳng mấy ai biết đến. (Ngoại trừ các bậc vua chúa, hàng Vương tôn và các quyền thần ở triều nội dành độc quyền hưởng thụ). Trong khi đó thì thế giới Tây phương quan niệm ngược lại, cho rằng sinh lý cũng là một trong những nhu cầu cần thiết như đói ăn, khát uống, như không khí và sự sống hàng ngày không thể thiếu được. Thế thì mang vấn đề sinh lý ra luận bàn ngoài đại chúng cũng như đưa vào học đường đâu phải là sự xấu? Nếu có xấu chăng là bởi ta lạm dụng quá đáng, vượt cả vòng kỷ cương làm thương tổn đến luân thường đạo lý... Nhiều người khắt khe cho rằng Tố Nữ Kinh là tập sách trăng hoa dâm dật, hướng dẫn con người đi đến hành động bất chính. Thật là một điều lầm lẫn đáng tiếc, họ có biết đâu rằng chính vì sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật ái ân mà bao nhiêu gia đình phải tan vỡ. Tố Nữ Kinh không phải là một pho kinh " bướm lả ong lơi" mà chính là một hướng đi, một lẽ sống, là kim chỉ nam, là vị lương y lỗi lạc, một nhà cố vấn tuyệt vời đời sống lứa đôi đến răng long đầu bạc.Bác sĩ Huệ Hồng Anh.