LÃNH CHÚA RỪNG XANH
Chương 38
VỤ PHÁN HUỀ LỘ MẶT BẢY VIỄN
BỊ PHÒNG NHÌ XỎ MŨI TỪ LÂU

Hai Vĩnh đang dự Hội nghị Quân khu ủy tại Bình Hòa bàn kế hoạch thành lập Vệ Quốc Đoàn (phiên chế các chi đội thành trung đoàn) thì được mật điện của chi đội phó Chi đội 7 là Trịnh Văn Tài báo tin bắt được Phán Huề. Khi Tây chiếm tỉnh lỵ, Phán Huề rút lên núi Dinh “trú ẩn” trên chùa Cào Đài. Tây lên núi bắt ông đưa về Sài Gòn. Nay không hiểu vì lý do gì, Phán Huề lại bí mật trở vô khu. Hai Vĩnh nghĩ ngay tới khả năng Pháp và Phán Huề móc nối với nhau.
Ngược lại, nguồn tin Công an Nam Bộ về một cuộc gặp gỡ gần đây giữa bọn 2B (do Lâm Ngọc Đường đại diện) với Bảy Viễn có Tư Sang và Năm Tài cặp kỳ, đã dẫn tới một thỏa thuận kỳ quặc là: “Bình Xuyên sẽ giữ thái độ an binh bất động trong khu Rừng Sác để đổi lấy sự tiếp tế về vũ khí và quân nhu của Pháp”… Nói cách khác là: Pháp đang dùng vũ khí và vật chất để biến dần khu Rừng Sác từ một căn cứ đề kháng thành một vùng đệm, để rồi nâng nó lên thành một chiến khu của chúng cắm sâu vào chúng ta!... Các đồng chí lãnh đạo ngành Công an phát hiện âm mưu thâm độc của địch gây dựng những chiến khu như vậy trong hậu phương ta, nuôi dưỡng chúng lơn mạnh, tạo điều kiện cho chúng mở rộng, liên hoàn được với nhau… Ở Bắc Bộ, chúng đã thực hiện thành công ở Phát Diệm, Bùi Chu… Ở Nam Bộ này, chúng đã dòm ngó vùng Cao Đài, gây men ở vùng Hòa Hảo và đang ráo riết xâm nhập Rừng Sác bằng mọi thủ đoạn thích hợp: tiền, gái, xa xỉ phẩm… và bây giờ là vũ khí, quân nhu….
Nguyễn Bình nhất trí với Hai Vĩnh phải hết sức bí mật và bất ngờ thì mới mong thành công vì hai người đều như đang đi vào hang cọp.
Vì vậy khi hay tin trung tướng Nguyễn Bình đi Bà Rịa, anh Ngọt và Việt Hồng mời Nguyễn Bình ghé Tiều thắm trung đoàn 300 thì Nguyễn Bình không ghé Tiều. Ông không muốn Bảy Viễn biết chuyện này. Biết đâu Bảy Viễn có liên hệ tới Phán Huề? Ngay khi được điện của Trịnh Văn Tài, Hai Vĩnh điện về dặn giữ Phán Huề tại văn phòng, đối xử tử tế chờ anh về.
Lúc thuyền cặp bến, chi đội phó Trịnh Văn Tài thấy Hai Vĩnh và Nguyễn Bình lên bờ luýnh quýnh hô “nghiêm”. Nhưng Hai Vĩnh khoát tay bảo:
- Không có gì! Cứ như bình thường! Đừng cho Phán Huề biết có trung tướng đi với tôi. Anh đưa trung tướng qua nhà khách. Đừng cho Phán Huề thấy…
Phán Huề trông thấy Hai Vĩnh reo lên:
- Chào ông chi đội trưởng. Ông mới về?
Hai Vĩnh bắt tay Phán Huề bảo:
- Ông ngồi đây đợi tôi một chút. Đi đường cả ngày bụi bặm quá. Xin phép xuống nhà dưới rửa mặt cho khỏe…
Hai Vĩnh hội ý chớp nhoáng với Nguyễn Bình, đề nghị để anh khai thác Phán Huề cách nào tùy ý, Nguyễn Bình giữ bí mật sự có mặt của mình, tuyệt đối không cho Phán Huề biết.
Hai Vĩnh tiếp chuyện riêng với Phán Huề suốt buổi chiều. Anh cho làm gà đãi Phán Huề và tiếp tục nói chuyện đến tối. Anh xin lỗi Phán Huề về cách đối xử của Trịnh Văn Tài trong thời gian anh đi hội nghị ở Quân khu và xin Phán Huề bỏ qua cho. Trước thái độ nhã nhặn, lịch sự của Hai Vĩnh, Phán Huề lên tinh thần. Sau khi nói xa nói gần, Phán Huề thú nhận là người của Thủ tướng Nam phần Việt Nam Nguyễn Văn Xuân về đây có nhiệm vụ lập “chiến khu quốc gia”. Ngoài ra Phán Huề còn muốn gặp Ngài khu bộ phó Lê Văn Viễn để trao bản kiến nghị do Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân soạn, nếu tán thành thì ký vào. Hai Vĩnh xin được xem bản kiến nghị. Phán Huề cho Hai Vĩnh xem. Đại khái Nguyễn Văn Xuân đề nghị Pháp ngừng bắn để Thủ tướng Xuân kêu gọi anh chiến binh sĩ quốc gia trở về thành. Hai Vĩnh mừng rỡ lấy giấy bút ra soạn thảo một bản kiến nghị theo mẫu Phán Huề đưa ra. Đại ý như sau:
Kính gửi ngài Thủ tướng Nam phần Việt Nam.
Tôi, Mai Văn Vĩnh chi đội trưởng Chi đội 7, trong Liên khu Bình Xuyên, đã nghiên cứu kỹ và hoàn toàn nhất trí với kiến nghị của Ngài do ông Lê Văn Huề chuyển tới. Dưới đây, xin góp một số ý kiến:
1. Cám ơn Ngài Thủ tướng đã lo cho anh em Bình Xuyên.
2. Đề nghị Ngài Thủ tướng bàn với Pháp dành một nơi bất khả xâm phạm để chúng tôi về đóng quân. Xin NgàiThủ tướng gởi cho một bản quy ước để chúng tôi nghiên cứu. Trân trọng kính chào Ngài Thủ tướng.
Ký tên, đóng dấu.
Hai Vĩnh làm hai bản, một trao cho Phán Huề, một trao Nguyễn Bình ký vào, chứng nhận Hai Vĩnh soạn công văn trên với sự giám thị của mình.
Nắm được bức thư của Hai Vĩnh, Phán Huề vững bụng kể hết các cuộc hội nghị bí mật ở Chợ Lớn nhằm kêu gọi các phần tử quốc gia trong hàng ngũ kháng chiến bỏ Việt Minh trở về thành ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Bảy Viễn đã ủy quyền cho Lại Hữu Tài dự các cuộc hội nghị này.
Kết quả hết sức mong đợi, Hai Vĩnh đề nghị Phán Huề ghi rõ ngày tháng các cuộc hội nghị nói trên để anh còn “thuyết phục các chi đội trưởng khác trong Liên khu Bình Xuyên”. Phán Huề vui vẻ ghi rõ hết tất cả. Hai Vĩnh và Phán Huề thức nói chuyện đến bốn giờ sáng mới đi ngủ.

°

*

Trung tướng Nguyễn Bình cho tiến hành việc chấn chỉnh bộ máy hành chính và quân sự trong tỉnh Bà Rịa. Chi đội 7 và Chi đội 16 được phiên chế thành trung đoàn 307, làm lực lượng hộ công đắc lực cho các ngành hành chính, công an, quân sự trong tỉnh, Hứa Văn Yến đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Nguyễn Đăng Khoa, chính trị viên Chi đội 7 làm Chủ tịch Vũng Tàu, Trịnh Văn Tài, Chi đội đội phó phụ trách tòa án nhân dân.
Hai Vĩnh được đề bạt lên trung đoàn trưởng Trung đoàn 307 kiêm ủy viên quân sự tỉnh.
Phấn khởi trước tình hình, nhiệm vụ mới, Hai Vĩnh đi lên sở cao su Cuốc-tơ nây (Courteney) – lúc này bọn chủ Tây bỏ chạy – lập thêm một công binh xưởng thứ hai cho tỉnh. Với máy móc đầy đủ, cơ sở này có thể chế súng lục, mìn, lựu đạn, địa lôi, ba-dô-ka, moóc-chê…
Còn binh công xưởng của Chi đội 7 ở Bà Trao, anh giao cho Quân khu. Đích thân Vũ Thùy Nhân tứ Kiều Đắc Thắng đến tiếp quản. Vũ Thùy Nhân không ngờ quy mô to lớn của binh công xưởng Chi đội 7. Nhưng điều làm họ Vũ không ngờ nhất là thiện chí của Hai Vĩnh. Tâm lý các chỉ huy trưởng là “nắm” chớ không “buông”. Đầu óc địa phương cục bộ những năm đầu kháng chiến là hiện tượng phổ biến.
Củng cố bộ mày hành chính tỉnh Bà Rịa xong, Nguyễn Bình cấp tốc về Quân khu điều tra thêm Phán Huề, để đánh gia lập trường quan điểm của Bảy Viễn, Hai Vĩnh lại lãnh nhiệm vụ đưa Nguyễn Bình về Quân khu. Cùng trong chuyến đi này, anh có trọng trách áp giải Phán Huề. Khi nghe nói lên Quân khu để tiếp xúc một số chỉ huy quân sự khác, Phán Huề phấn khởi hy vọng làm được một cú lớn ngon lành. Huề đề nghị để hắn vận động cho cả hai phái đoàn đi ngã công khai hợp pháp. Hắn xòe từ “lét-xê-pát-xê” (Laissez-passer) của Tây cấp cho khoe với Hai Vĩnh. Cố nhiên không ai để hắn đi ngã công khai.

Truyện Người Bình Xuyên Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Đã xem 1049725 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 4
TỚI HỐ BẦN, BẢY TRÂN THUYẾT KHÁCH
GẶP QUỚI NHÂN, TÁM MẠNH DẤN THÂN

--!!tach_noi_dung!!--
- Anh Hai!- Thằng Mười chưa tới cửa đã kêu lên:
Hai Vĩnh buông quyển Thủy Hử chạy ra mừng rỡ.
- Mười! Có tin vui hả em?
- Có! Ba em mời anh chiều nay qua nhà chơi.
Hai Vĩnh ngẩn ngơ:
- Ba em mời anh? Chớ không phải chị Tư em?... Có việc gì?
- Em không biết, nhưng quan trọng lắm. Ở nhà đang làm heo.
- Làm heo? Hay là đám cưới của...
Cậu bé lắc đầu:
- Không phải đám cưới đâu! Anh Hai qua thì biết ngay. Đi ngay bây giờ kẻo trễ...
Hai Vĩnh lật đật thay đồ. Trên đường anh không ngớt phân vân. Cậu bé đưa Hai Vĩnh đi ngã sau. Cảnh làm heo diễn ra nhộn nhịp. Kẻ cạo lông, người xả thịt. Tất cả các chị em con ông Tám đều có mặt. Lên nhà trên, Hai Vĩnh gặp các anh Ba Mãi, Năm Hồi, Bảy Hải là con trai của ông Tám. Ngoài ra còn có ba anh em Tư Phương, Chín Mập và Mười Nhỏ là em bà Tám. Năm Hồi đang bắt Mười Nhỏ kể lại vụ thằng Tây lại bót Ba-tít-ta ở cầu Chữ Y bao “săn chê” (1) Nhật, bắt bọn Mười Nhỏ. Mười Nhỏ bị bắn trúng vai nhưng vẫn lặn sông Rạch Ong lớn trốn thoát.
Anh kể chuyện chết sống hết sức thản nhiên như chuyện đùa giỡn không đáng quan tâm.
Ngoài số bà con còn trên chục người mặt rằn mày rện trông thật hầm hừ. Có người xách theo cả “xà búp” và giáo mác... Nhưng Hai Vĩnh đặc biệt để ý hai người ngồi trên trường kỷ đang uống trà nói chuyện với ông Tám. Thấy cách tiếp đãi đầy kính trọng của ông Tám, anh biết hai người lạ mặt ấy chính là thượng khách của bữa tiệc hôm nay. Một người mặc áo dài trắng, úp cái nón chóp trắng trên đầu gối, giống như một chức sắc Cao Đài. Người kia mặc bộ bà ba mốc cời, đầu trần, chân đi guốc mòn lẻm, có thể làm dao cạo được. Tóc ông hớt cao, kiểu “tiền văn minh, hậu sư cụ”. Tuy giống dân quê, nhưng ông có khuôn mặt thông minh và nhất là đôi mắt sáng như cặp đèn pha.
Khi tất cả đã đến đông đủ, ông Tám đứng lên vỗ tay làm hiệu cho mọi người ngồi xuống và giữa trật tự:
- Hôm nay gặp được quới nhơn, tao làm heo gọi tụi bây về đây chung vui. Tụi bây hãy nghe quới nhơn nói chuyện trước khi nhập tiệc.
Người hớt tóc cao đứng lên cúi đầu chào mọi người. Anh ta lớn hơn Hai Vĩnh một con giáp, mình dây, dong dỏng cao. Với giọng chậm rãi, anh bắt đầu nói:
- Ông Tám gọi tôi là “quới nhơn”. Quả tình tôi không dám nhận vinh dự lớn lao đó. Tôi chỉ là một người làm chính trị, cũng là người trong tổng Tân Phong Hạ này, cha tôi ở An Phú, còn mẹ tôi ở Đa Phước. Tôi tên Bảy Trân, chú Tư Ó trụ trì chùa Cao Đài Phú Lạc đây là em bạn dì ruột của tôi- anh chỉ người mặc áo dài trắng. Có tiếng xì xào trong đám đông. Chờ vài giây, Bảy Trân nói tiếp:
- Tôi kể lai lịch ra đây để anh em thấy rõ tôi là đồng hương với anh em. Tôi với anh em tuy hai mà một, bởi vì chúng ta lò mò ra xóm thì làng lính tóm ngay để đưa về Khám Lớn… thằng Tây rất sợ chúng ta, bởi chúng ta không nhìn nhận ách thống trị của chúng nó. Các anh bất bình trước bao nỗi bất công nên kéo lá cờ Thế Thiên Hành Đạo lên, đánh bọn nhà giàu, cứu giúp đám nhà nghèo.
Những người làm cách mạng chúng tôi cũng nhằm lật đổ ách thống trị ấy, nhưng bằng cách đánh Tây chớ không đi ăn cướp như các anh.
Có tiếng hỏi từ đám đông:
- Thằng Tây có súng, mình tay không, làm sao đánh?
Bảy Trân cười:
- Đánh Tây không khó lắm đâu! Chỉ cần quyết tâm và gan lì là được. Ta cứ kiên nhẫn rình rập, chờ làng lính bén mảng tới nơi vắng vẻ như vùng Hố Bần này là ta từ trong bụi nhảy ra đập đầu như đập đầu cá lóc rồi cướp súng. Xác chúng nó ta vùi xuống hố. Hễ ta có súng là bọn hương quản, cai tuần “xếp ve”, hết dám “cà xóc”. Làng tổng nào cũng đồng lòng như vậy thì thằng Tây hết dám tác oai, tác quái. Về việc này, các anh là thầy của chúng tôi nữa mà!
Có tiếng cười thích thú trong đám đông. Bảy Trân hứng chí nói tiếp:
- Sống trong thời buổi này, chúng ta chỉ còn ba con đường. Một là yếm thế đi tu như chú Tư Ó của tôi đây. Cả đời chú lo tụng kinh gõ mõ, khuyên dạy bổn đạo làm lành lánh dữ, nhưng ta càng tu tâm dưỡng tánh kiểu đó thì bọn cường hào ác bá càng mượn hơi Tây để hiếp đáp dân lành. Theo tôi nghĩ con đường đi tu không đưa đến đâu. Kế đến là con đường giang hồ, đánh cướp kẻ giàu giúp đỡ người nghèo. Đây là con đường các anh đang đi. Nhưng rồi con đường này sẽ đưa các anh đến đâu? Nếu không tử vong thì cũng nằm Khám Lớn hay đi đày Côn Lôn, Bà Rá... mà bọn thực dân Pháp vẫn vững như bàn thạch. Bây giờ còn con đường thứ ba: đi làm cách mạng như bọn tôi. Ông Tám đây cũng là một nhà cách mạng. Ông là thống lãnh binh Thiên địa hội tại vùng này. Dù là kèo xanh hay kèo vàng, Thiên Địa Hội vẫn là hội kín đòi Tây trả lại đất nước cho chúng ta.
Cũng như phong trào Cần Vương, Văn Thân, Thiên địa hội không làm suy suyển thằng Tây chút nào. Nhưng kể từ năm 30 đã có Đảng Cộng sản. Đảng sẽ lèo lái cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi đến nơi đến chốn- Bảy Trân ngưng vài giây rồi nhấn mạnh:
- Hôm nay, tôi được Xứ ủy phải đến đây để đề nghị với ông Tám và các anh em, kể từ giờ phút này, chúng ta bắt tay chuẩn bị khởi nghĩa, cướp chính quyền trong tổng Tân Phong Hạ này.
Như có một luồng điện xẹt ngang, không khí trong nhà bỗng nhiên im phăng phắc. Hai Vĩnh nghe được tiếng mấy con muỗi vo ve bên tai.
Có tiếng hỏi từ trong đám đông:
- Đánh Tây khó hơn đi ăn cướp nhiều. Sn chức. Cơ quan cấp Nam Bộ đóng ở xã Nhơn Hòa Lập, trên kinh Dương Văn Dương (trước là kinh Lagrange). Con kinh này chạy song song với kinh Nguyễn Văn Tiếp (trước là kinh Cậu Mười Hai). Kinh Nguyễn Văn Tiếp cắt ngang Đồng Tháp Mười, nối liền sông Vàm Cỏ Tây với sông Tiền. Kinh Dương Văn Dương ngắn hơn, chạy tới Gãy Cờ Đen thì đụng kinh Tháp Mười ăn thông với Nguyễn Văn Tiếp.
Đánh điện cho Bảy Viễn vài ngày, Tám Nghệ mới đi Rừng Sác. Trong khi đó Hai Vĩnh về Cần Đước chuẩn bị vận động tách các Chi đội khỏi ảnh hưởng của Bảy Viễn. Đó là cách “chia lửa” hữu hiệu nhất Hai Vĩnh dành cho Tám Nghệ. Khi mất các Chi đội mạnh, Bảy Viễn như cua gãy càng sẽ không còn hung hăn như trước.
Hai cho con ông Tám Manh, Hai Vĩnh cùng Năm Hà, Mười Lực và Năm Chảng họp bàn một đêm cơ mật, Hai Vĩnh đi thẳng vào đề:
- Tôi vừa đi họp trên Quân khu về. Quân khu quyết định bắt Bảy Viễn vì đã nắm được bằng chứng Phòng Nhì “mua” Bảy Viễn bằng tiền và gái. Năm Tài và Tư Sang là hai tay sai mà Lâm Ngọc Đường và Môrit Thiên “cấy” bên cạnh Bảy Viễn. Hàng tháng chúng đem tiền các sòng bạc xuống cho Bảy Viễn, lại cung cấp rượu và gái cho “Ngài Khu bộ phó” ăn chời phè phỡn. Chưa đủ, chúng còn tiếp tế cả mấy chài gạo, bải, heo, bò và cả súng nữa. Cái mà Bảy Viễn gọi là “chiến công của Tư Sang và Chi đội 9” thật ra là một trận đánh “cuội”, không qua mắt được ai.
Năm Hà gật gù:
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Bây giờ mình tính sao?
Hai Vĩnh:
- Chúng ta đang ở ngã ba đường, tình thế vô cùng nguy hiểm. Chúng ta phải theo ai đây? Cụ Hồ tiếp tục đánh Pháp hay theo Bảy Viễn kéo quân về đầu Tây? Đặt câu hỏi như vậy nhưng tôi biết anh Năm không thể nào bỏ con đường mà anh Ba đã vạch ra cho bộ độ Bình Xuyên. Chỉ có đánh Tây, giới giang hồ chúng ta mới tạo được thanh danh và gây được cảm tình trong lòng dân. Chúng ta tách ra khỏi thế lực Bảy Viễn, các anh nghĩ sao?
Năm Hà, Năm Chảng và Mười Lực nhìn nhau gật đầu:
- Bây giờ ta nên thảo một bức thư vạch trần tất cả mưu mô của địch đưa tay sai Phòng Nhì vào mua chuộc cấp bộ Bình Xuyên, tạo điều kiện cho họ sống xa hoa, phè phỡn trên xương máu của anh em chiến sĩ. Chúng ta đề nghị Bảy Viễn trở lại con đường cách mạng, chống Pháp giành độc lập.
Năm Hà gật lia:
- Thầy Hai soạn đi, tụi này sẽ ký.
Năm Chảng thắc mắc:
- Nếu Bảy Viễn không nghe thì sao? Mà tôi chắc là Bảy Viễn không nghe. Nó đã quen nếp sống vua chúa rồi…
Mười Lực nhăn mặt:
- Thì đường ai nấy đi chớ có gì mà lo ngại?
Hai Vĩnh soạn ngay bức tâm thư gởi Bảy Viễn. Viết xong anh đọc cho tất cả nghe. Thư đầy đủ lý tình tuy vắn tắt. Tất cả ký tên vào.
Ông Tám Mạnh hỏi:
- Bắt đầu từ giờ phút này, khi bức tâm thư đã gửi đi, hai anh Năm Chảng và Mười Lực bí mật điều các đơn vị của liên chi 2-3 còn kẹt bên kia qua bên này. Đề phòng trước bao giờ cũng hơn…
Thảo xong bức thư thì trời đã hừng đông. Vậy là cuộc họp kéo dài cả đêm. Bức tâm thư tới tay Bảy Viễn một ngày sau. Y hốt hoảng cấp tốc cho người đi tìm Năm Hà và hai anh Năm Chảng, Mười Lực. Nhưng cả ba đã rời qua Ba Doi từ đêm qua. Lâu nay Bảy Viễn nghĩ rằng Năm Hà và hai cánh tay Năm Chảng, Mười Lực phải ngã theo mình. Bây giờ y mới ngã ngửa. Con cá sẩy bao giờ cũng là con cá lớn. Liên chi 2-3 giờ đây đúng là con cá kình mà Bảy Viễn đã để sẩy ra biển Đông. Y như điên như dại, hết đập bàn la hét đến than thở nhăn nhó. Trong bảy chi đội, y chỉ có Chi đội 9. Liên chi 2-3 và Chi đội 7 đã tách hẳn ra. Chi đội 4 của Mưới Trí thì đóng quá xa ở tận Bình Hòa, mà Mưới Trí thì nay vầy mai khác, không biết đâu mà lần. Mới ngày nào Mưới Trí còn đi dự hội nghị giáo phái chống Việt Minh; sau đó gặp Bảy Trấn, Mưới Trí đã trở cờ… Vả lại tính khí Mưới Trí thì Bảy Viễn có lạ gì! Mưới Trí thà đầu gà phụng. Chỉ còn Chi đội 21 của Tư Hoạnh và Chi đội 25 của Tư Tỵ. Tư Hoạnh có lúc theo Hai Vĩnh đóng ở Sơn Long, Bà Trao. Bảy Viễn phạm sai lầm bắt chính trị viên Lê Hiền khiến đại đội của Nghiệp và Dư kéo lên Quân khu thưa với Nguyễn Bình. Còn lại Chi đội 25 của Tư Tỵ. Nhưng Chi đội này không cứu vãn tình thế suy kém của Bảy Viễn.
--!!tach_noi_dung!!--

đánh máy: Nguyễn Chí Hải
Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 1 tháng 4 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--