Trời mưa tầm tã trút xuống mái nhà, tạo ra những âm thanh trầm đục,làm cho Hoàng cảm thấy một nỗi buồn mang mác. Trong sâu kín tâm hồn của Hoàng cảm giác xa vắng và nỗi nhớ nhung khó tã. Nhớ gì đây? Hoàng cũng không biết, có lẻ là nỗi buồn của một người cô đơn. Từ ngày đến xứ Cờ Hoa này Hoàng chỉ biết đến hai vợ chồng ông Joe là người bảo trợ và cũng là cha mẹ nuôi, rồi tìm việc làm trong một hãng điện tử nhỏ bé, chung quanh chỉ toàn Mỹ mà thôi, vả lại Hoàng là một cô nhi từ nhỏ đã mất mẹ, còn cha mình là ai Hoàng cũng không biết.Số phận không cho Hoàng cuộc sống toàn vẹn, cha mẹ nuôi của Hoàng lần lượt qua đời, bởi vì không có con cái nên để lại cho Hoàng toàn bộ tài sản gồm căn nhà Hoàng đang ở và hơn 100 mẫu đất hoa mầu nhưng Hoàng không muốn làm nên đã cho thuê. Hoàng đi làm không vì kiếm tiền như một số người khác, mà chỉ vì sợ sự cô đơn.Nhìn những giọt mưa thu làm nhạt nhòa khung cửa sổ làm Hoàng nhớ đến mái tranh nghèo tại nơi tận cùng của Việt Nam, cái cửa biển nhỏ bé mang một cái tên thật hiền hòa Mỹ Bình. Một buổi tối định mệnh đã kéo Hoàng ra khỏi cuộc sống và tuổi thơ nghèo khó. Một chiếc thuyền vượt biên đã đem Hoàng lên thuyền khi Hoàng đang bán đậu phộng rang vì sợ bị lộ, rồi mười hai ngày trên biển và cái mốc điểm cuối cùng là ngôi làng nhỏ bé này. Hai mươi sáu tuổi đầu mà chưa có một mảnh tình vắt vai, nơi chốn xã hội đầy bon chen này, chỉ có làm việc, từ nhà đến hãng rồi ngược lại, cộng với tính nhút nhát nên Hoàng gần như không có bạn.-Ðìng.. Ðong.. Tiếng chuông cửa làm Hoàng giật mình, chân vừa bước về phía cửa miệng vừa lẩm bẩm:-Quái lạ thật, đã gần mười giờ đêm rồi ai lại gọi ta?Cánh cửa vừa mở ra, đứng trước mặt Hoàng là một người đàn ông lớn tuổi tóc hoa râm, có lẽ là người Việt. Người đó ngập ngừng và có lẽ hơi ngỡ ngàng khi thấy mái đầu đen á đông, rồi lên tiếng:-Xin lỗi. Cậu có phải là người Việt không?-Vâng, bác có việc gì cần không ạ?.-Thật là quí hóa quá, chiếc xe của tôi bị chết máy mà tôi lại không có phone, hơn nữa gần đây không có điện thoại công cộng nên tính vào xin gọi nhờ, may gặp người đồng hương.-Ồ bác cứ tự nhiên không có gì ngại cả, mà chiếc xe bác nằm đâu?Người đàn ông liền chỉ về phía trước nhà Hoàng, chiếc xe nằm dọc trên bãi hoang đối diện nhà Hoàng. Hoàng bước lui nhường đường cho ông ta vào nhà, vừa đi ông vừa nói:-Tôi tên An, cậu cứ gọi chú An là được rồi, cậu tên là gì? Thật cám ơn cậu... chà..-Cháu tên Hoàng, chỉ sống ở đây có một mình, mà xe chú hư gì vậy? cháu có thể giúp gì cho chú được không?-Tôi ở Texas đi thăm người bạn trên tiểu ban Main, khi trở về ngang đây thì xe bị over heat. À này, ở đây có tiệm sửa xe nào gần không? với lại tôi cũng muốn tìm phòng trọ qua đêm.-Cái làng này nhỏ lắm làm gì có phòng trọ, thôi thì chú An cứ ở nhà cháu đêm nay rồi mai hãy tính, ngày mai là thứ bảy cháu sẽ nhờ ông Mỹ cạnh nhà sửa cho.Hoàng giúp chú An mang xách tay vào nhà, rồi vào bếp nấu ấm nước pha trà. Chú An đảo mắt nhìn quanh một vòng khắp phòng khách, căn nhà Hoàng được bài trí một cách mỹ thuật và có vẻ cổ kính, với những chiếc tủ gỗ chạm trổ tinh vi, bên trong chưng bày nhiều món đồ bằng sứ thật hòa hợp với bộ salon theo kiểu châu Âu, tạo nên khung cảnh của những căn nhà vào đầu thế kỷ cộng thêm màu đỏ ngả sang tím của những bức tường làm cho người ngồi trong phòng đó cảm thấy dịu mắt.Ánh mắt chú An chợt ngừng lại nơi những tấm hình trên bức tường dọc theo hành lang vào bếp. Có cái gì đó quen thuộc trong những tấm hình làm ông bước lại gần hơn, phải rồi là những hàng dừa trồng dọc theo bờ đê xa xa lác đác vài mái nhà tranh, trong hình là hai người đàn ông ngoài 30 tuổi đầu đội mũ bêrê với chiếc cánh dù, trên người mặc đồ trận một Mỹ một Việt..-Dạ, mời chú qua uống nước trà.-Hoàng này, cha cậu ngày xưa đi lính hả?-Dạ phải, nhưng là cha nuôi, ngày xưa ông làm cố vấn đại đội cho lữ đoàn hai nhảy dù tại Việt Nam.-Vậy cha mẹ ruột con còn ở lại Việt Nam?-Mẹ con đã mất hồi con lên tám tuổi còn cha thì con chưa bao giờ thấy mặt, theo lời mẹ kể lại cha con là một phi công.Ông An chợt ngừng lại khi nghe cha của Hoàng cũng cùng nghề với ông, và một cảm giác thân thiện đã kéo Hoàng lại với ông tự lúc nào.Sau đó Hoàng kể lại hoàn cảnh của mình cho chú An nghe và kết luận trong ngậm ngùi Hoàng là đứa trẻ lạc loài, bây giờ ngay cả một người thân cũng không có.Chú An thở dài khi nghĩ đến thân phận những đứa trẻ như Hoàng. Chiến tranh đã cướp mất tình thương và cả tuổi thơ trong sáng. Ông cảm nhận từ Hoàng như có sợi dây tình thương gắn chặt vào ông, ông nói:-Chúng ta gặp nhau hôm nay có lẽ là một duyên phận, chú ngày xưa cũng là phi công nên khi nghe con kể về hoàn cảnh của con chú cảm thấy thân thiết vô cùng, từ nay con có thể xem chú như là người thân nếu Hoàng không ngại.-Từ lâu Hoàng đã mong ước có được một người thân để tâm tình, nay được chú mến cho phép Hoàng được xem chú như là người thân thì còn gì bằng.Hai người một già một trẻ trò chuyện với nhau thật tâm đắc, họ nó với nhau từ chuyện xã hội lần đến chuyện máy bay. Thời gian trôi qua thật nhanh và họ cũng thân với nhau tự lúc nào, như có một sợi dây vô hình nào đó kéo họ lại với nhau mãi đến tận khuya mới đi ngủ.Sáng hôm sau Hoàng nhờ người hàng xóm cạnh nhà sửa xe cho chú An. Ðến chiều Hoàng chở chú An đi thăm khắp nơi trong cái thị trấn nhỏ bé này. Càng gần chú An bao nhiêu Hoàng càng cảm thấy có một sức thu hút kỳ lạ từ nơi chú An bấy nhiêu, Hoàng cảm nhận được tình thương từ chú An đối với Hoàng như một người cha đối với đứa con.Sau đêm trò chuyện Hoàng được chú An coi như một người bạn vong niên, mãi đến chiều chủ nhật chú An mới trở về Texas, trước khi đi ông bắt Hoàng phải hứa đến thăm ông khi lấy được ngày phép, ông nói:-Hoàng này, không được hứa cuội với chú nghe, khi nào có ngày nghĩ là phải về thăm..-Dạ, Hoàng nhớ mà chú đừng lo, đi đường cẩn thận..Tuần nào chú An cũng gọi cho Hoàng hỏi thăm ân cần như một người con trong gia đình. Thời gian qua thật mau, lần tính lại đã gần sáu tháng từ khi Hoàng gặp chú An trong đêm mưa ấy. Hoàng quyết định đi,nghĩ là làm. Ðến sở xin nghỉ việc rồi ra xe phóng lên xa lộ trực chỉ về Texas. Hoàng muốn tạo sự ngạc nhiên nên không gọi phone cho chú An trước khi đến nhà