---~~~mucluc~~~---


Tiền Biên-Quyển thứ II

Năm Canh Ngọ (111 tr.c.ng.) (Triệu vương Kiến Đức năm thứ 1; Hán, năm Nguyên Đỉnh thứ 6).
Mùa đông. Bọn Lộ Bác Đức tiến quân đánh phá Phiên Ngung, đuổi bắt được Triệu vương Kiến Đức và Lữ Gia.
Dương Bộc nhà Hán đem quân tinh nhuệ trước tiến đánh hãm Tầm Hiệp, phá Thạch Môn, bắt được thuyền chở lương của nước [Nam] Việt67. Nhân thế, tiến quân đánh tràn, làm nhụt được uy lực sắc bén của đất Việt68, rồi dùng mấy vạn người Việt69, chờ Bác Đức. Bác Đức vì đường xa, nên sau kỳ hạn mới đến. Khi gặp Dương Bộc, có hơn một nghìn người, rồi hai bên đều tiến. Quân Dương Bộc tiến thẳng đến thành Phiên Ngung. Vua Kiến Đức và thái phó Lữ Gia đóng giữ ở trong thành. Dương Bộc tự chọn lấy chỗ tiện lợi đóng ở mặt Đông Nam; Bác Đức đóng ở mặt Tây Bắc. Giời sẩm tối, Dương Bộc đánh bại quân địch, phóng lửa đốt thành. Trong thành vẫn nghe đồn uy danh Bác Đức, lại nhân trời tối, không biết Bác Đức có bao nhiêu quân. Bác Đức đóng doanh trại, rồi sai sứ chiêu dụ những người ra đầu hàng và đều cho họ ấn có thao. Sau lại cho về để họ chiêu dụ lẫn nhau. Một mặt Dương Bộc lại cứ cố sức đánh, đến tang tảng sáng, người trong thành đều ra hàng cả. Kiến Đức và Lữ Gia, nhân đêm tối, cùng với mấy trăm người trốn ra, đi về mạn biển. Bác Đức dò hỏi những người đã đầu hàng, biết được chỗ Lữ Gia ở, sai người đuổi theo. Quan hiệu tư mã Tô Hoằng bắt được vua Kiến Đức, chức lang nước [Nam] Việt, Đô Kê, bắt được Lữ Gia. Thương Ngô vương Triệu Quang, người cùng họ với vua [Nam] Việt, nghe tin quân Hán đến, ra đầu hàng. Quan giám quận Quế Lâm của Nam Việt là Cư Ông khuyên dụ Âu Việt và Lạc Việt đều đầu hàng cả70. Lúc bấy giờ quân của hai tướng Hạ Lại và Qua Thuền, với quân Dạ Lang do Trì Nghĩa hầu chỉ huy, chưa đến nơi, nước Việt đã bị Bác Đức và Dương Bộc dẹp yên rồi. Khi ấy hai quan sứ trong nước [Nam] Việt đem trâu một trăm con, rượu một nghìn chung và thân mang sổ hộ hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ đến đón hàng. Bác Đức phong cho hai quan sứ ấy làm thái phú quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân, vẫn được cai trị dân như trước. Từ đây Nam Việt thuộc Hán.
Lời cẩn án - Trước kia, nhà Triệu khi diệt được nhà Thục, sai hai quan sứ trông coi hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, thế mà, về đoạn này, Sử cũ lại chép là "ba quan sứ đem sổ hộ tịch ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam ra hàng", thì thực trái ngược nhau. Nay tra sách Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên71 có chép: "Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 tr.c.ng.), Vũ đế nhà Hán đặt lỵ sở chức đô úy. Sách Giao Chỉ thành ký72 chép rằng:
Vua Triệu [Đà] sai hai quan sứ trông coi dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Về sau, nhà Hán sai Lộ Bác Đức sang đánh vua [Nam] Việt, quân Lộ Bác Đức đến quận Hợp Phố, vua Việt sai hai quan sứ đem trâu một trăm con, rượu một nghìn chung và sổ hộ tịch hai quận ra hàng. Lộ Bác Đức phong cho hai quan sứ làm thái thú Giao Chỉ và Cửu Chân, làm chủ các quan Lạc tướng là những người cai trị nhân dân như trước73 ". Nay cải chính mấy điều sai ấy của Sử cũ. Lời chua - Tầm Hiệp: Tên đất. Sách Sử ký chép là "Hiệp". Đất này ở phía Tây huyện Thủy Hưng (thuộc tỉnh Quảng Đông).
Thạch Môn: Cách huyện Phiên Ngung 20 dặm về phía Bắc. Xưa kia, Lữ Gia xếp đá ở sông để chống nhà Hán, vì thế gọi là Thạch môn.
Đóng doanh trại (Vi doanh): Theo Nhan Sư Cổ, nghĩa là đóng doanh trại để chờ đón người đến đầu hàng.
Hiệu Tư Mã: Theo Nhan Sư Cổ, chức Tư Mã trong một hiệu quân, cũng như chức Tổng Quản Tư Mã của một tướng quân đời Đường.
Lang Đô Kê: Theo Mạnh Khang, lang: tên chức quan, do nước Nam Việt tự đặt ra. Theo Bách Việt tiên hiền chỉ, Đô Kê là họ và tên người.
Giám Cư Ông: Quan giám quận Quế Lâm; Cư Ông: họ và tên người.
Nhà Hán diệt nhà Triệu rồi, chia đất đặt làm chín quận, liệt làm bộ Giao Chỉ.
Nhà Hán đã bình được nhà Triệu, mới lấy đất đặt làm chín quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ. Mỗi quận đặt một thái thú để cai trị. Tên gọi "Giao Chỉ bộ" có từ đấy.
Lời phê - Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc. Lời bàn của Ngô Thì Sĩ - Từ khi Vũ đế nhà Hán diệt nhà Triệu, lấy đất của nhà Triệu, đặt ra chín quận: Châu Nhai, Đam Nhĩ ở trong biển. Hai quận ấy hợp với các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm và Hợp Phố đều liệt làm bộ Giao Chỉ. (Theo Quận quốc chí trong Hậu Hán thư, kể từ Giao Chỉ trở xuống, 7 quận gồm 55 huyện đều thuộc bộ Giao Chỉ). Sau đó chưa từng chia sẻ, mãi đến nhà Ngô mới chia Giao Châu, đặt thêm Quảng Châu. Nhà Đường mới đặt An Nam đô hộ, lỵ sở ở quận Giao Chỉ, do đó ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam mới riêng hẳn là An Nam. Về đời Hán, chín quận này đều thuộc về Nam Việt, Triệu Đà chuyên giữ quyền hành trong các đất này; duy có ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (theo các sử sách đã trình bày, chỉ có hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân thôi, còn Nhật Nam mãi đến đời Hán mới tách ra. Đây chép làm 3 quận là lầm) thì dùng ba (đáng phải nói là hai) quan điển sứ quản lĩnh cai trị. Khi nhà Triệu bị nhà Hán diệt, ba (nên nói là hai) quan điển sứ đem sổ đinh ra đầu hàng. Nhân thế, nhà Hán đặt ra các chức thú và úy gọi cả đất Nam Việt là Giao Chỉ. Có lẽ trong chín quận ấy ba quận thuộc Giao Châu, còn sáu quận thuộc Quảng Châu. Lời chua - Chín quận: Theo Địa lý chí trong Tiền Hán thư, chín quận ấy như sau:
quận. Lộ Bác Đức phong hai sứ giả làm thái thú Giao Chỉ và Cửu Chân. Các Lạc tướng lại làm chủ, cai trị nhân dân như cũ". (Thủy kinh chú, quyển 37, tr. 62).
Quận Nam Hải thống trị 6 huyện: Phiên Ngung, Bác La, Trung Túc, Long Xuyên, Tứ Hội, Yết Dương.
Quận Thương Ngô thống trị 10 huyện: Quảng Tín, Tạ Mộc, Cao Yếu, Phong Dương, Lâm Hạ, Đoan Khê, Phùng Thặng, Phú Xuyên, Lệ Phố, Mãnh Lăng.
Quận Uất Lâm thống trị 12 huyện: Bồ Sơn, An Quảng, A Lâm, Quảng Uất, Trung Lưu, Quế Lâm, Đàm Trung, Lâm Trần, Định Chu, Tăng Thực, Lĩnh Phương, Ung Kê.
Quận Hợp Phố thống trị 5 huyện: Từ Văn, Cao Lương, Hợp Phố, Lâm Doãn, Chu Lư.
Quận Giao Chỉ thống trị 10 huyện: Liên Thụ1, An Định, Cẩu Lậu, Mi Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên.
Quận Cửu Chân thống trị 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Bàng, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên.
Quận Nhật Nam thống trị 5 huyện: Chu Ngô, Tị Ảnh, Lư Dung, Tây Quyển, Tượng Lâm.
Nam Hải: Quận cũ của Tần. Xem thêm An Dương vương, năm thứ 44 (Tb.I, 11).
Thương Ngô: Đời Tần, thuộc đất quận Quế Lâm, nay là Ngô Châu.
Uất Lâm: Đời Tần, thuộc đất quận Quế Lâm nay thuộc đất Quảng Tây.
Hợp Phố: Đời Tần, thuộc đất Tượng quận, nay là đất Liêm Châu.
Giao Chỉ, Cửu Chân: Đều xem Triệu Vũ vương năm thứ 10 (Tb.I, 12).
Nhật Nam: Xưa kia là bộ Việt Thường. Đời Tần, là đất Tượng quận. Đời Triệu, thuộc quận Cửu Chân. Đầu đời Hán, tách ra đặt làm Nhật Nam. Các đời Ngô, Tấn, Tống vẫn để nguyên thế. Sau đó bị Lâm Ấp chiếm mất. Đời Tùy bình Lâm Ấp, lấy đất ấy đặt làm Đãng Châu, rồi đổi làm quận Tị Ảnh. Sau nữa mất vào đất Chiêm Thành, bây giờ là đất Quảng Bình và Quảng Trị. Theo Nhan Sư Cổ, Nhật Nam nghĩa là ở về phía Nam mặt trời, tức gọi là mở cửa về phương Bắc để hướng về chiều mặt trời. Như Thuần nói: Đương lúc giữa trưa, mặt trời tròn bóng, đúng giữa đầu mình, nên gọi là Tỵ Ảnh.
Châu Nhai: Ở trong biển lớn, gần bên bờ biển. Đời Đường đổi Châu Nhai làm Nhai Châu; bây giờ là đất Nhai Châu thuộc phủ Quỳnh Châu nhà Thanh.
Đam Nhĩ: Cũng là một bãi nổi ở trong biển lớn. Đời Đường đổi gọi Đam Châu; nay là đất Đam Châu thuộc phủ Quỳnh Châu nhà Thanh.
Nhà Triệu đến đây mất. Kể từ Triệu Vũ vương năm Giáp Ngọ lên làm vua, đến Thuật Dương vương năm Canh Ngọ mất nước, tất cả được chín mươi bảy năm (207 đến 111 tr.c.ng.).
Năm Tân Mùi (110 tr.c.ng.) (Hán, năm Nguyên Phong thứ 1).
Triều Hán dùng Thạch Đái làm thứ sử bộ75 Giao Chỉ.
Theo chế độ nhà Hán, viên quan giữ chức ở châu có quyền thống lĩnh cả các quận thuộc châu mình. Chín quận của Giao Chỉ, trừ hai quận Châu Nhai và Đam Nhĩ ở trong biển không kể, còn 7 quận thuộc Giao Chỉ, do Thạch Đái làm thứ sử trong cả bộ. Về thời Tây Hán, trị sở của thứ sử ở Long Uyên; thời Đông Hán, trị sở ở Mi Linh.
Lời cẩn án - Chế độ nhà Hán, ở châu thì đặt thứ sử, ở quận thì đặt thái thú. Sử cũ chép: "Thạch Đái làm thái thú chín quận". Có lẽ nào một người mà làm việc cai trị cả chín quận? Nay theo bản sử của Ngô [Thì] Sĩ, cải chính lại. Lại còn việc: khi nhà Hán đặt bộ Giao Chỉ, lỵ sở ở Liên Thụ, năm Nguyên Phong thứ 5 (106 tr.c.ng.) dời trị sở sang huyện Quảng Tín ở quận Thương Ngô. Đến năm Kiến An thứ 15 (210), đóng lỵ sở ở huyện Phiên Ngung. Nhà Ngô lại dời lỵ sở sang Long Biên, còn ở lỵ sở cũ (chỉ Phiên Ngung) đặt làm Quảng Châu. Như thế thì về đời Tây Hán chưa hề đóng lỵ sở ở Long Uyên; đời Đông Hán chưa hề đóng lỵ sở ở Mi Linh. Việc này e rằng Sử cũ chép lầm, nhưng cũng hãy ghi lại để tra xét. Lời chua - Liên Thụ: Tên huyện, thuộc quận Giao Chỉ; nay ở xã Lũng Khê, huyện Siêu Loại, Bắc Ninh, còn có vết cũ thành xưa.
Long Uyên: Tức là Long Biên, tên hiệu về đời Hán, thuộc quận Giao Chỉ, trị sở của quận về thời Đông Hán. Theo sách Thủy kinh chú, nhà Hán, năm Kiến An thứ 13 (208), khi mới đắp thành, có giống giao long lượn đi lượn lại ở hai bên bờ sông; nhân thế đổi gọi là Long Uyên. Nhà Lý đóng kinh đô ở đấy, đổi tên là Thăng Long; nhà Trần, nhà Lê cũng đóng kinh đô ở đấy cả. Bây giờ là tỉnh thành Hà Nội.
Mi Linh: Sử cũ chua là An Lãng thuộc Sơn Tây. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép rằng: Mi Linh tức là huyện Phúc Thọ (xưa là Phúc Lộc). Trong sách Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn chép: Mi Linh tức là đất Phong Châu. Lại nói: Mi Linh tức là An Lãng. Theo Địa lý chí trong Đường thư, Mi Linh ở địa phận hai huyện Phúc Lộc và Đường Lâm. Sách Văn hiến thông khảo chua rằng: "Các đất Gia Ninh, Thừa Hóa và Tân Xương đều là đất huyện Mi Linh đời Hán. Lại còn Đường thư chép: Phong Châu thống trị năm huyện: Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương, Cao Thượng, Châu Lục. Vậy thì Mi Linh tức là Phong Châu mới phải.
Huyện Quảng Tín - Theo sách Phương dư kỷ yếu, Quảng Tín thuộc quận Thương Ngô; nay đổi làm huyện Thương Ngô thuộc phủ Ngô Châu.
Năm Kỷ Sửu (29 s.c.ng.) (Hán, Quang Vũ, năm Kiến Vũ thứ 5).
Quan mục76 Giao Chỉ là Đặng Nhượng sai sứ sang cống hiến triều Hán.
Cuối đời Vương Mãng, quan mục Giao Chỉ, Đặng Nhượng, cũng như các quận khác, đóng biên giới, giữ lấy đất quận của mình. Tướng nhà Hán, là Sầm Bành, vốn quan thân Đặng Nhượng, gửi thư cho Đặng Nhượng kể rõ uy đức nhà Hán, bấy giờ Đặng Nhượng mới bảo thái thú Giao Chỉ là Tích Quang và các thái thú các quận khác như là bọn Đỗ Mục, v.v... sai sứ sang cống hiến nhà Hán. Vua Hán phong cả cho mọi người ấy tước hầu.
Lời chua - Giao Chỉ: Xem Triệu Vũ vương năm thứ 10 (Tb.I, 20).
Nhà Hán dùng Nhâm Diên77 làm thái thú78 Ninh, bộ Phúc Lộc, bộ Việt Thường, bộ Ninh Hải, bộ Dương Tuyền, bộ Lục Hải, bộ Vũ Định, bộ Hoài Hoan, bộ Cửu Châu, bộ Bình Văn, bộ Tân Hưng, bộ Cửu Đức, còn bộ Văn Lang là chỗ nhà vua đóng đô. Địa giới nước Văn Lang bấy giờ phía đông giáp biển Nam, phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn.
Lời cẩn án - Địa giới nước ta từ Trần (1225-1399), Lê (1428-1527) về trước, phía đông giáp biển, phía tây giáp Vân Nam, phía nam giáp Chiêm Thành, phía bắc giáp Quảng Tây, phía đông bắc giáp Quảng Đông, phía tây nam giáp Lão Qua. So sánh với các sách dư địa quận quốc thiên hạ chép nước An Nam phía đông giáp biển, phía tây giáp tỉnh Vân Nam và nước Lão Qua, phía nam giáp nước Chiêm Thành, phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây thì đại lược cũng giống nhau. Đến Quốc triều11 ta, liệt thánh12 gây dựng cơ sở ở miền Nam, rồi Thế tổ Cao hoàng đế13 ta đại định đất nước, thống nhất cả nước Việt: đông giáp biển cả, tây giáp Vân Nam, nam giáp Cao Miên, bắc giáp Quảng Đông và Quảng Tây: bờ cõi rộng rãi, chưa có đời nào được thế. Nhưng cách hồ Động Đình và đất Ba Thục còn xa lắm, thế mà Sử cũ chép nước Văn Lang phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp Động Đình, chẳng cũng xa sự thực lắm dư! Này, Động Đình giáp hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc, thực ra ở về phía bắc Bách Việt; mà Ba Thục với Văn Lang còn cách Tuấn Điền (nay thuộc Vân Nam) không liền đất nhau. Chẳng qua Sử cũ chép quá khoa trương. Việc này với việc Thục Vương sau đây đều là hư truyền cả, mà chưa khảo cứu được. Vả lại, mười lăm bộ đã chia đó đều ở trong địa hạt Giao Chỉ và Chu Diên, chứ không có bộ nào ở về phương Bắc (Trung Quốc). Như thể đủ chứng tỏ là không đúng sự thực. Lời phê - Theo sách Đại Thanh nhất thống chí ngày nay, Quảng Tây với Hồ Nam, Hồ Bắc, Vân Nam và Tứ Xuyên, tức là đất Sở và Thục xưa đó. Nào biết giáp giới những đâu! Đại để nhiều sự việc trong Việt sử thất truyền đã lâu, không còn dựa vào đâu mà khảo đính được nữa. Mọi việc khác cũng đại loại như thế đấy.
Lời chua - Mười lăm bộ: Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng có chua: Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên)14 xưa là bộ Giao Chỉ;
Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc;
Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh)15 xưa là bộ Vũ Ninh;
Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam)16 xưa là bộ Việt Thường;
An Bang (bây giờ là Quảng Yên)17 xưa là bộ Ninh Hải;
Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền;
Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải;
Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ định nội ngoại;
Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan;
Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân;
Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng;
Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh.
Hồ tôn, Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định.
Đặt danh hiệu quan chức.
Bắt đầu đặt quan chức: tướng văn gọi là Lạc Hầu; tướng võ gọi là Lạc tướng; hữu tư18 gọi là Bồ chính; con trai của vua gọi là Quan Lang, con gái của vua gọi là Mị Nương. Cứ đời nọ đến đời kia, cha truyền con nối, gọi là phụ đạo.
Đế Nghiêu nhà Đường19 sai Hi Thúc20 giữ việc suy trắc khí hậu ở Nam Giao, lý hội thời tiết mùa hè (lý nam ngoa).
Kinh Thư, thiên "Nghiêu điển" chép: vua Nghiêu lại sai Hi Thúc giữ việc suy trắc khí hậu ở Nam Giao, điều hoà mọi việc theo thời tiết sớm muộn về mùa hè, kính cẩn ghi bóng mặt trời lúc đến giữa trưa, theo như thời tiết hạ chí21, ban ngày thì ngày dài, ban đêm thì lúc chập tối sao trung tinh là đại hỏa, suy
trắc lại cẩn thận, để cho tháng trọng hạ22 được đúng với thời tiết; lại phải xem xét đến việc thay đổi của người và vật: lúc ấy dân ở phân tán, chim muông lông thưa thớt và thay đổi.
Lời chua - Theo tập truyện của họ Thái23:
Nam Giao: Đất Giao Chỉ ở phương Nam.
Nam Ngoa24: Mùa hè là mùa mọi vật sinh sản phồn thịnh, cần suy trắc kỹ để thay đổi những việc nên làm. - Theo sách Thông chí của Trịnh Tiều25, Hi Thúc đóng ở Nam Giao, lý hội thời tiết về mùa hè, để cho đúng tiết hạ chí.
Lần đầu tiên sai sứ sang nhà Đường (2357-2258 tr.c.ng.) dâng con rùa thần.
Sách Cương mục Tiền biên của Kim Lý Tường chép rằng: Năm Mậu Thân thứ năm đời Đường Nghiêu, Việt Thường thị sang chầu, dâng con rùa thần.
Lời chua - Rùa thần: Theo Thông chí của Trịnh Tiều, về đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước26, trên lưng có văn khoa đẩu27 ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Quy lịch (lịch Rùa).
Sai sứ sang nhà Chu, dâng chim trĩ trắng.
Sử ký (Trung Quốc) chép: Năm Tân Mão thứ sáu (1110 tr.c.ng.) đời Thành Vương nhà Chu, phía Nam bộ Giao Chỉ có Việt Thường thị qua ba lần sứ dịch, sang dâng chim trĩ trắng. Chu công nói: "Đức trạch chưa thấm khắp đến phương xa, người quân tử không nhận đồ lễ ra mắt; chính lệnh chưa ban ra tới, người quân tử không bắt người ta thần phục". Theo lời thông dịch, sứ giả muốn nói: "Ông già trong nước chúng tôi có nói: "Trời mưa không dầm gió dữ và biển không nổi sóng đã ba năm nay, ý chừng Trung Quốc có thánh nhân chăng?". Vì thế, chúng tôi sang chầu". Chu Công đem dâng lễ vật lên nhà tôn miếu. Sứ giả không thuộc đường về, Chu Công cho năm cỗ xe biền28 đều làm theo lối chỉ nam. Sứ giả đi xe ấy theo ven biển nước Phù Nam và nước Lâm Ấp, vừa một năm mới về đến nước.
Lời chua - Phù Nam: Theo Phương dư kỷ yếu, nước Phù Nam ở trong cù lao lớn về phía tây Nam Hải thuộc quận Nhật Nam và ở về phía Tây Nam nước Lâm Ấp, cách quận Nhật Nam bảy nghìn dặm về phía Bắc, cách nước Lâm Ấp hơn ba nghìn dặm về phía Tây, diện tích được hơn ba nghìn dặm.
Lâm Ấp: Tên nước. Xem năm Vĩnh Hòa thứ 9 khi thuộc Tấn, Mục đế (Tb 3, 20- 21)
Thục vương Phán đem quân sang xâm. Hùng Vương nhảy xuống giếng chết. Nước Văn Lang mất.
Trước kia, Hùng Vương có con gái gọi là Mị Nương. Thục vương nghe tin, sai sứ đến cầu hôn. Hùng Vương muốn gả cho, nhưng Lạc Hầu can rằng: "Ý nó muốn toan tính ta đây, chẳng qua mượn tiếng cầu hôn đó thôi". Thành thử việc đó thôi hẳn. Thục vương căm giận lắm, dặn con cháu sau thế nào
cũng phải diệt nước Văn Lang. Đến bấy giờ, cháu là Thục Phán có sức mạnh và mưu lược, nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương quân giỏi, tướng mạnh, hễ ra đánh, quân Thục thua liền. Hùng Vương nói: "Ta đây có thần lực, Thục không sợ ư?". Rồi cứ lề mề chè chén để mua vui, không lo đến việc vũ bị. Quân Thục kéo đến, Hùng Vương hãy còn say mềm chưa tỉnh. Kịp khi giặc đến gần, bức bách gấp rồi, nhà vua thổ ra huyết, gieo mình xuống giếng; còn quân thì quay giáo đầu hàng. Nước Văn Lang mất.
Lời cẩn án - Sử cũ phần Ngoại kỷ chép Hồng Bàng thị bắt đầu từ Kinh Dương Vương thụ phong năm Nhâm Tuất (2879 tr.c.ng.?) cùng thời với Đế Nghi, truyền đến Hùng Vương đời cuối cùng là năm Quý Mão (258 tr.c.ng.?), tức năm thứ năm mươi bảy đời Noãn Vương nhà Chu thì mất nước, tất cả là hai nghìn sáu trăm hai mươi hai năm. Sự đó không biết Sử cũ khảo cứu ở đâu, bây giờ cũng hãy cứ chép lại để phòng khi tra xét. Năm Giáp Thìn (267 tr.c.ng.) (Thục An Dương Vương năm thứ 1; Chu Noãn vương năm thứ 58).
Thục Vương đã lấy được nước Văn Lang, đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.
Sử cũ chép: vua, họ Thục, húy Phán, người đất Ba Thục. Bấy giờ nhà vua đã lấy được Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.
Lời cẩn án - Nước Thục, từ năm thứ 5 đời Thận Tĩnh Vương nhà Chu (316 tr.c.ng.), đã bị nhà Tần diệt rồi, làm gì còn có vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang, còn có đất Kiện Vi (nay thuộc Vân Nam), đất Dạ Lang, đất Cùng, đất Tác và đất Nhiễm Mang (những đất này xưa là đất rợ mọi ở về phía tây và nam, nay thuộc Vân Nam), cách nhau hàng hai ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy nước Văn Lang? Sử cũ đã chép "cháu Thục Vương là Phán", lại chép "An Dương Vương họ Thục, húy Phán, người đất Ba Thục", hoặc giả ngoài cõi Tây Bắc giáp với nước Văn Lang, còn có họ Thục khác mà Sử cũ liền nhận là Thục Vương chăng? chứ nếu bảo Thục Vương đây lại là người ở Ba Thục thì không phải. Lời chua - Phong Khê: Bây giờ là thành Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh29.
Âu Lạc: Theo Dư địa chí của Cổ Hi Phùng, Giao Chỉ về đời Chu gọi là Lạc Việt, về đời Tần gọi là Tây Âu, thế thì đất Tây Âu Lạc lại ở về phía tây Phiên Ngô. Theo Giao Quảng ký của Hoàng Sâm, Giao Chỉ có ruộng Lạc Điền, khai khẩn theo nước triều lên xuống. Người "ăn" hoa lợi ruộng ấy là Lạc Hầu. Các huyện30 tự gọi là Lạc tướng. Sau này con Thục Vương đem quân đánh Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, lỵ sở ở đất Phong Khê.
Năm Bính Ngọ (255 tr.c.ng.) (Thục An Dương Vương năm thứ 3; Chu Đông - chu quân năm thứ 1).
Tháng ba, mùa xuân, đắp xong Loa thành.
Vua Thục đắp thành ở Phong Khê, rộng đến nghìn trượng, xoáy tròn như hình trôn ốc, nên gọi là Loa thành, lại gọi là thành Tư Long.
Lời chua - Loa thành: Theo An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng, Loa thành, ở huyện Đông Ngàn, xoáy tròn chín vòng như hình trôn ốc, kiểu làm do An Dương Vương sáng tạo, lại gọi là thành Khả Lũ31. Trong thành còn nền cung vua An Dương ngày trước.
Thành Tư Long: Người Đường32 gọi là thành Côn Luân, ý nói thành ấy cao lắm.
Năm Đinh Hợi (214 tr.c.ng.) (Thục An Dương Vương năm thứ 44; Tần Thủy Hoàng năm thứ 33).
Nhà Tần sai Đồ Thư và Sử Lộc sang lấy đất Lĩnh Nam, đặt ra Tượng quận.
Bấy giờ nhà Tần hám đất Việt có nhiều ngọc trai và ngọc cơ33, muốn chiếm lấy đặt làm quận huyện34, mới bắt kẻ trốn tránh, người gửi rể và lái buôn ở các đạo đi làm lính, sai hiệu úy là Đồ Thư làm tướng, Sử Lộc thì khơi cừ lấy lối tải lương, đi sâu vào cõi Lĩnh Nam, cướp lấy đất Lục Lương, đặt ra Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đày những kẻ phải đi thú35. Người Việt bấy giờ đều rủ nhau núp vào trong rừng rậm, không ai chịu để cho người Tần dùng. Lại ngầm bầu những người tài giỏi lên làm tướng, đánh nhau với người Tần, giết được hiệu úy Đồ Thư.
Lời chua - Việc Sử Lộc khai cừ lấy lối tải lương: Theo Lĩnh Nam di thư của Âu Đại Nhâm, tiên tổ Sử Lộc là người nước Việt. Khi nhà Tần sang đánh Bách Việt, sai hiệu úy Đồ Thư chia binh sĩ làm năm quân, cắt Lộc tải lương, khai cừ để tiện lối chở lương thực. Lộc bèn khơi nguồn nước từ núi Dương Sơn (thuộc Phiên Ngung) xuôi xuống, thấy rằng theo sông Tương chảy về phía Bắc, đổ vào sông Sở Dung, là hạ lưu sông Tường Kha chảy về phía nam đổ ra biển mà vận tải lương thực thì thật vất vả. Lộc bấy giờ mới lượng tính làm ra cái đập để nước sói mạnh vào trong bãi cát sỏi, rồi xếp đá làm vũng, lái nước sông Tương đổ ra. Nước chảy xói đi hàng 60 dặm. Lại đặt ra 36 cửa đập, hễ thuyền qua một cửa đập thì đóng cửa đập ấy lại, khiến cho nước tụ lại, đầy lên dần dần. Vì thế thuyền có thể lần theo sườn núi mà lên, dễ dàng mà xuống. Không những thuyền bè đi lại được, mà lấy nước vào ruộng cày cấy cũng tiện. Người ta gọi cừ ấy là Linh Cừ. Theo Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử nhà Tống, nhà Tần có đào cái cừ ở về phía Nam huyện Hưng An (nay thuộc Quế Châu) hai mươi dặm. Gốc tận sông Ly, từ phía Bắc núi Thác Sơn, chảy về Tây Bắc, đến phía Tây Nam huyện Hưng An, hợp với Linh Cừ năm dặm mới chia ra hai dòng. Xưa, nhà Tần sai ngự sử giám, tên là Lộc, từ huyện Linh Lăng đào cừ đến Quế Lâm tức là đấy.
Lục lương: Như Thuấn có nói: "Ở miền Giang Nam, bài Chính nghĩa về Sử ký (Trung Quốc) cho rằng người Lĩnh Nam phần nhiều ở về đất núi, tính mạnh tợn, nên gọi là "Lục lương"36.
Quế Lâm, Nam Hải, Tượng quận: Theo sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi nhà Tống, ba quận ấy là đất Bách Việt ngày trước, từ Tần Thủy Hoàng lấy được thiên hạ, mở núi dọn đường, cướp lấy đất Dương, Việt, đặt ra Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Bây giờ tỉnh Quảng Tây tức là Quế Lâm, tỉnh Quảng Đông tức là Nam Hải, đất Giao Chỉ tức là Tượng Quận đời Tần. Đến Hán Vũ đế bình định được Nam Hải mới tách Quế Lâm đời Tần làm hai là Uất Lâm và Thương Ngô; tách Tượng Quận làm ba là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Lại xắn bớt đất Nam Hải và Tượng Quận đặt ra quận Hợp Phố. Rồi, từ huyện Từ Văn, vượt biển sang lấy hai quận Chu Nhai và Đam Nhĩ ở phía Nam biển, đặt thứ sử tại Giao Châu. Tiếng rằng nhà Hán chia ra chín quận, nhiều hơn nhà Tần, nhưng cầm quyền thống trị thì chỉ có một thứ sử ở Giao Châu thôi. Đến nhà Ngô chia ra
làm đôi, tên gọi Giao Châu, Quảng Châu mới có từ đó. Bây giờ Giao Châu thì lỵ sở ở Long Biên, Quảng Châu thì lỵ sở ở Phiên Ngung, quy mô cũng như nhà Hán trước, duy có tòa súy phủ khác chỗ thôi. Đường Cao Tông bắt đầu đặt An Nam đô hộ phụ ở Giao Châu. Giữa niên hiệu Hoàng Hựu (1049-1053) bản triều (triều Tống) đặt chức An Phủ và chức Kinh Lược ở Quế Lâm. Tòa súy phủ ở Tây Đạo lập lên là trước từ đấy. Đến bây giờ, Bát Quế37, Phiên Ngung và Long Biên đứng đối nhau như ba chân vạc là theo kiểu cũ của Tần.
Phụ lục - Sử cũ chép: bấy giờ (đời Thục) Lý Ông Trọng, người huyện Từ Liêm2, Giao Chỉ nước ta, mình dài hai trượng ba thước3, sang làm quan nhà Tần, đến chức Ty Lệ hiệu úy, đem quân giữ huyện Lâm Thao4, danh tiếng lừng khắp Hung Nô. Khi tuổi già, thôi làm quan về, mất ở quê nhà. Tần Thủy Hoàng cho là một sự lạ, mới đúc tượng đồng để ở cửa Tư Mã cung Hàm Dương. Tượng ấy ruột rỗng, trong chứa được vài mươi người, có máy rung động được. Hung Nô tưởng là Hiệu Úy sống, không dám đến xâm phạm. Về sau, đến đời Đường, Triệu Xương sang làm đô hộ Giao Châu, thường có đêm nằm chiêm bao cùng ông Lý Ông Trọng giảng sách Xuân thu Tả truyện, nhân thế mới hỏi thăm đến chỗ nhà cũ Ông Trọng, lập đền để thờ. Kịp khi Cao Biền đi đánh Nam Chiếu, Ông Trọng thường hiển linh giúp cho thắng trận. Cao Biền lại tu sửa đền miếu, tạc tượng gỗ, gọi là đền Lý Hiệu Úy.
Lời chua - Lý Ông Trọng: theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng, Lý Ông Trọng, mình dài hai trượng ba thước, khí lượng nghiêm trang, thể chất trọng hậu, khác hẳn người thường. Thủa trẻ, làm chức huyện lại, bị viên Đốc Bưu41 đánh đòn, Ông Trọng than rằng: "Người ta ở đời mà phải chịu như thế dư!". Bấy giờ mới sang Trung Quốc, học sử sách, rồi làm quan với nhà Tần. Tần Thủy Hoàng sai Ông Trọng đem quân giữ Lâm Thao: danh tiếng ông rung động cả Hung Nô. Nhà Tần cho đó là việc tốt lành. Kịp khi ông mất, nhà Tần đúc đồng làm tượng, đem đặt ở ngoài cửa Tư Mã cung Hàm Dương. Trong ruột pho tượng ấy có thể chứa được vài mươi người. Hung Nô vào đất Tần, trông thấy pho tượng, tưởng Ông Trọng hãy còn sống. Sách Đại Thanh nhất thống chí và sách Quảng dư ký (của Lục Bá Sinh) đều chép là Nguyễn Ông Trọng.
Đền Lý Hiệu Úy: Ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nay hãy còn.
Lâm Thao: Tên huyện. Đời Tần thuộc quận Lũng Tây; đời Thanh là đất phủ Lâm Thao tỉnh Thiếm Tây42 (Trung Quốc).
Nam Chiếu; Xem thuộc Đường, Vũ Tông, năm Hội Xương thứ 6. (Tb. 4, 35-36).
Nhà Tần dùng Nhâm Hiêu43 làm chức úy44 quận Nam Hải và Triệu Đà làm chức lệnh45 huyện Long Xuyên.
Nhà Tần sai Nhâm Hiêu và Triệu Đà đem năm mươi vạn dân bị tội đày sang thú ở đất Ngũ Lĩnh. Hiêu và Đà mới âm mưu làm việc cát cứ kiêm tính.
Lời chua - Long Xuyên: Tên huyện, thuộc quận Nam Hải; nay là đất Tuần Châu (Trung Quốc).
Ngũ Lĩnh: theo sách Nam Khang ký của Đặng Đức Minh, Ngũ Lĩnh có năm quả núi: Đài Lĩnh là quả núi thứ nhất, ở đất Đại Dũ; Kỵ Điền là quả núi thứ hai, ở đất Quế Dương; Đô Bàng là quả núi thứ ba, ở đất Cửu Chân (nay là tỉnh Thanh Hóa); Manh Chử là quả núi thứ tư, ở đất Lâm Hạ; Việt Thành là quả núi thứ năm, ở đất Thủy An. Theo sách Quảng châu ký của Bùi Uyên, Ngũ lĩnh là Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương và Yết Dương, bây giờ trong địa phận tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây. Phương Dĩ Trí có nói: "Kể đến Cửu Chân thì xa quá, nên cho thuyết sau là phải hơn". Sách Lĩnh Ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi chép rằng: "Từ nhà Tần, có vấn đề Ngũ Lĩnh, mọi thuyết đều cho là chỉ vào núi mà gọi tên cả. Bây giờ xét ra, đó là năm đường đi vào Ngũ Lĩnh, chứ không cứ phải là núi đâu: Con đường từ tỉnh Phúc Kiến qua sông Thinh, vào tỉnh Quảng Đông, sang núi Tuần Mai, là một; con đường từ tỉnh Giang Tây đi Nam An, qua núi Đại Dũ, vào Nam Hùng, là hai; con đường từ tỉnh Hồ Nam đi sang đất Thâm rồi vào đất Liên, là ba; con đường từ Đạo Châu vào Quảng Tây rồi đi huyện Lâm Hạ, là bốn; con đường từ Toàn Châu vào Tỉnh Giang, là năm.
Năm Tân Mão (210 tr.c.ng.) (Thục An Dương Vương năm thứ 48; Tần Thủy Hoàng năm thứ 37).
Nhâm Hiêu và Triệu Đà nhà Tần đem quân sang xâm. Thục vương cùng Triệu Đà giảng hòa, rút quân về.
Khi Triệu Đà sang xâm lược, đóng quân ở núi Tiên Du thuộc Bắc Giang46, Thục vương đem quân chống cự Triệu Đà. Bấy giờ Nhâm Hiêu đóng chu sư47 ở tiểu giang, mắc bệnh, trở về, giao cả quân cho Triệu Đà. Triệu Đà dời quân doanh đến núi Vũ Ninh.n đặt ra, thuộc quận Cửu Chân. Đời Tam Quốc, nước Ngô 222-280 đổi làm huyện Di Phong. Từ sau đời Tống (420-479), đời Tề (479-502), đây là lỵ sở của quận Cửu Chân. Nhà Tùy (581-619), bình được triều Trần81, bỏ quận Cửu Chân, lấy huyện ấy cho thuộc Ai Châu. Đầu đời Đường (618-907), đất ấy lệ thuộc Nam Lục Châu. Đầu niên hiệu Thiên Bảo (742-755) bỏ tên đất ấy, cho vào huyện Nhật Nam. Theo sách Giao Châu ký của Tăng Cổn, ở huyện Cư Phong có núi, cứ đến đêm thường thấy trâu vàng hiện ra. Lại nói trên núi ấy có hang gió, cửa hang thường có gió thổi. Bây giờ ở về địa hạt tỉnh Thanh Hóa. Sử cũ chép là ở địa giới châu Vũ Ninh thuộc Bắc Giang là lầm.
Cột đồng: Sách Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên chép rằng: Mã Văn Uyên (Mã Viện, tên tự là Văn Uyên), dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc. Mốc đồng ấy tức là cột đồng. Theo Tùy sử, Lưu Phương khi đi đánh Lâm Ấp, qua cột đồng của Mã Viện, đi về phía naam tám ngày thì đến quốc đô Lâm Ấp. Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (806-820) đời Đường, An Nam đô hộ là Mã Tổng lại lập hai cột đồng ở chỗ Mã Viện dựng cột đồng trước, để tỏ ra mình là dòng dõi con cháu Phục Ba82. Theo sách Thông điển của Đỗ Hữu, từ nước Lâm Ấp đi về phía nam, đi thủy, đi bộ hơn hai nghìn dặm đến đấy có nước Tây Đồ Di là chỗ Mã Viện dựng hai cột đồng để nêu địa giới đấy. Theo Tân Đường thư, ở châu Bôn Đà Lãng của Lâm Ấp, phía Nam là năm bãi lớn, có núi "cột đồng" (đồng trụ sơn), hình núi như cái lọng dựng nghiêng, về phía Tây có nhiều núi đá, phía Đông là biển lớn. Cột đồng đó là do Mã Viện
dựng lên83. Theo sách Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống, Mã Viện đi đánh Lâm Ấp, đi từ Nhật Nam hơn 400 dặm đến Lâm Ấp, lại đi hơn 20 dặm nữa có nước Tây Đồ Di. Viện đến nước ấy rồi lập hai cái cột đồng ở nơi phân giới giữa Tượng Lâm và Tây Đồ Di. Về đường thủy, đi từ Nam Hải hơn 3000 dặm đến Lâm Ấp, rồi đến cột đồng ở Giao Châu phải 5000 dặm nữa. Sách Nhất Thống chí nhà Đại Thanh có chép: Tương truyền (cột đồng) ở về động Cổ Sâm châu Khâm, Mã Viện có thề rằng: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", nghĩa là "Cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt", nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Đó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gẫy.
Nay xét dã sử thấy có chép tỉnh Phú Yên có sông Đà Diễn. Phía Nam sông ấy có bãi lớn. Phía Tây Nam bãi ấy có núi Thạch Bi. Núi này chu vi tới mười dặm; phía Tây tiếp Đại Lĩnh, nhiều rặng trùng điệp, phía đông ra mãi bờ biển. Trên đỉnh núi ấy có một phiến đá trơ trọi cao hình như bị chẻ dọc. Thao lời ghi chép trong các sách Thông điển, Đường thư, ngờ rằng cột đồng có thể ở chỗ ấy. Chỉ có một điều, một phiến đá trơ trọi ở trên đỉnh núi ấy, cao chừng 10 trượng, rộng tới 6,7 trượng. Nhân dân ở quanh núi ấy nói rằng phiến đá ở trên đỉnh núi là một chỏm đá tự nhiên, không phải của ai lập thành cả. Vậy e rằng ta không thể bảo đấy là cột đồng. Sách Thủy kinh chú có nói: núi sông biến đổi, cột đồng bị lở mất vào trong biển. Lẽ ấy có lẽ đúng.
Đền Trưng vương: Ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ84 ngày nay.
Mã Viện nhà Hán đắp thành Kiển Giang.
Vì thấy huyện Tây Vu có đến ba vạn ba nghìn hộ, Mã Viện xin chia ra làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua Hán y cho Mã Viện lại lập thành quách, đặt tỉnh ấp (xóm làng), đắp thành Kiển Giang ở Phong Khê. Thành này hình tròn như cái tổ kén, nên gọi là thành Kiển Giang. Ba năm sau, Mã Viện về nước. Từ đấy về sau, trải qua các đời Minh đế (58-75 s.c.ng.), Chương đế (76-88), Hoa đế (89-105), Thương đế (106), An đế (107-125) gồm 5 đời vua, cộng tám mươi hai năm, mà chỉ thấy về đời Minh đế có Lý Thiện, người huyện Nam Dương, làm thái thú Nhật Nam có lòng yêu dân, làm chính sự có ơn huệ với dân, hấp dẫn được người phương xa. Về sau, Lý Thiện đổi đi làm thái thú Cửu Giang. Các quan lại có tài giỏi của mấy đời vua Hán chỉ thấy nói có một Lý Thiện. Đó có lẽ là những thiếu sót của việc ghi chép sử sách vậy.
Lời chua - Thành Kiển Giang: Theo Đại Thanh Nhất thống chí, thành Kiển Giang, thành Vọng Hải đều ở huyện An Lãng. Khoảng năm Kiến Vũ (25-56), trong khi Mã Viện nhà Hán sang bình Giao Chỉ, đắp hai thành ấy ở huyện Phong Khê và huyện Vọng Hải.
Huyện Tây Vu: Do nhà Hán đặt, thuộc quận Giao Chỉ.
Lý Thiện: Theo Độc hạnh truyện (truyện những người có đức tính đặc biệt) trong Hậu Hán thư, Lý Thiện là người có hạnh có nghĩa. Về thời Quang Vũ (25-57), Lý Thiện được triệu làm chức thái tử Xá Nhân. Về thời Minh đế (58-75), Thiện được cử làm quan ở Công phủ; vì có tài giải quyết việc phiền kịch, được thăng làm thái thú Nhật Nam. Vì làm chính sự theo đường ân huệ, yêu mến nhân dân, hấp dẫn được người phương xa, Thiện được thăng làm thái thú Cửu Giang, nhưng chưa đến nơi thì bị bệnh mất.
Năm Nhâm Dần (102). (Hán, Hòa đế, năm Vĩnh Nguyên thứ 14).
Nhà Hán bắt đầu đặt ra quan tướng binh trưởng sử ở Tượng Lâm.
Theo Hậu Hán thư, trước kia, huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam đem hơn ba nghìn người cướp bóc nhân dân, đốt cả các dinh thự công; các quận huyện đem quân ra đánh, chém được người
đứng đầu, còn dư đảng ra hàng cả. Bấy giờ mới đặt ra quan tướng binh trưởng sử ở Tượng Lâm, để đề phòng mối lo biến loạn.
Lời chua - Tượng Lâm: Tên huyện, nguyên thuộc quận Nhật Nam; cuối đời Hán, là đất nước Lâm Ấp.
Tướng binh Trưởng sử: Tên chức quan đóng ở quận Nhật Nam (theo sách Thập tam châu chí của Hám Nhân).
Năm Giáp Dần (114). (Hán, An đế, năm Nguyên Sơ thứ 1).
Tháng 2, mùa xuân. Quận Nhật Nam đất nứt xé ra.
Sách Cương mục (Trung Quốc) chép rằng: Ở quận Nhật Nam đất nứt xé ra dài hơn trăm dặm.
Năm Bính Tí (136). (Hán, Thuận đế, năm Vĩnh Hòa thứ 1).
Nhà Hán dùng Chu Xưởng làm thứ sử Giao Chỉ.
Sử cũ chép: Triệu Đà sang xâm lược, đóng quân ở núi Tiên Du thuộc Bắc Giang, đánh nhau với vua Thục. Vua Thục đem nỏ thần ra bắn. Đà thua chạy. Khi ấy, Nhâm Hiêu đóng chu sư ở tiểu giang, vì mắc bệnh, phải trở về. Lúc về, Nhâm Hiêu có dặn Triệu Đà rằng: "Nhà Tần mất rồi. Nếu ông biết dùng mưu đánh lấy Thục thì có thể lập được nước đấy". Triệu Đà biết vua Thục có cái nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ đi xin hòa. Vua Thục mừng, chia đất cho Đà từ sông Bình Giang trở về Bắc; còn từ Bình Giang trở về Nam thì vua Thục cai trị. Triệu Đà cho con là Trọng Thủy sang làm con tin, nhân tiện cầu hôn; vua Thục gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy. Sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu cho xem vụng cái nỏ thần, ngầm đổi mất lẫy nỏ, rồi nói thác là về Bắc thăm cha mẹ. Lúc Trọng Thủy từ biệt, dặn Mị Châu "Mai sau ta lại sang, muôn một mà hai nước bất hòa, thì có dấu tích gì để xét nghiệm, khiến chúng ta lại có thể gặp nhau không?". Mị Châu nói: "Thiếp có cái chăn gấm bằng lông ngỗng, đi đâu cũng thường mang theo, nếu đến những chỗ đường rẽ, thiếp sẽ nhổ lông ngỗng ấy mà rắc xuống để làm ghi, thì sẽ biết chỗ thiếp ở". Trọng Thủy trở về, báo với Triệu Đà. Triệu Đà quyết tâm sang xâm lược.
Lời chua - Núi Tiên Du: theo An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng, núi Tiên Du còn một tên là núi Lạn Kha, ở huyện Tiên Du, trên núi ấy có hòn đá hình bàn cờ, tương truyền ngày xưa có một người đi kiếm củi, xem hai ông tiên đánh cờ, cán rìu nát ra lúc nào không biết.
Tiểu giang: Tức là con sông nhỏ ở phủ Đô Hộ, sau lầm là bến Đông Hồ. Bây giờ không biết sông này ở đâu.
Núi Vũ Ninh: Theo An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng, núi Vũ Ninh ở châu Vũ Ninh, trên núi ấy có cái sống núi gọi là Tỉnh Thủy Cương, ở sống núi ấy có con rắn đá, tên gọi Ngọc Kinh. Vũ Ninh bây giờ là huyện Vũ Giàng.
Sông Bình Giang: Tức sông Thiên Đức, là phân lưu về phía Đông của sông Lô48, dưới thông với sông Bình Than, lại gọi là sông Đông Ngàn.
Nỏ thần: Sử cũ, phần Ngoại kỷ, chép: Ban đầu, vua Thục đắp Loa Thành, đắp rồi lại lở. Nhà vua mới trai giới cầu khấn. Khi sắp đắp lại, bỗng có thần nhân hiện ở cửa Nam, vua Thục hỏi, thần nhân đáp: "Xin đợi sứ Thanh Giang đến". Sớm hôm sau, thấy có con Kim Quy (Rùa vàng) nổở trên mặt sông, bơi đến, nói được tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang. Vua Thục mừng rỡ, mời vào, hỏi duyên cớ sao thành đắp xong rồi lại đổ. Kim Quy bảo cho vua Thục cái thuật yểm trừ yêu quái. Do đó đắp vừa nửa tháng thì xong thành. Kim Quy từ giã đi. Vua Thục cảm tạ, lại hỏi Kim Quy có cách gì để chống được giặc. Kim Quy trút cái móng lại cho vua. Vua Thục mới sai bầy tôi là Cao Lỗ chế ra cái nỏ, lấy móng rùa làm lẫy, đặt tên nỏ ấy là "Linh quang kim trảo thần nỗ", hễ bắn thì giặc phải lui. Nhưng, xét ra, việc này là chuyện hoang đường, nên nay bỏ đi.
Theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần Nam Việt chí, của Nhạc Sử nhà Tống, An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có thần nhân là Cao Thông giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mị Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu đòi xem nỏ thần, Mị Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục.
Năm Quý Tỵ (208 tr.c.ng.) (Thục An Dương Vương năm thứ 50; Tần Nhị thế năm thứ 2).
Triệu Đà nhà Tần lại sang xâm lược. Vua Thục thua, chạy, chết. Nhà Thục mất.
Trước kia, Nhâm Hiêu mắc bệnh, lúc gần mất, có dặn Triệu Đà: "Nhà Tần vô đạo, thiên hạ phải khổ sở, nghe đâu bọn Trần Thắng đã nổi loạn, lòng dân chưa biết theo về ai. Đất này hẻo lánh xa cách, tôi sợ những đám giặc khác sẽ xâm phạm đến đây. Ý tôi muốn dấy quân cắt đứt các đường sạn đạo49 để tự phòng bị lấy mình, rồi chờ xem sự biến của các chư hầu. Vả lại, Phiên Ngung (nhà Hán gọi là Nam Thành) là chỗ núi sông hiểm trở, đông tây đều vài nghìn dặm, lại có người Trung Quốc giúp đỡ thì có thể lập thành một nước được đấy. Vì các trưởng lại trong quận không có ai đáng để bàn tính việc này, nên tôi đặc biệt mời ông đến để nói chuyện". Hiêu nói xong, lập tức viết thư cử Triệu Đà làm chức úy quận Nam Hải. Khi Hiêu chết rồi, Đà liền truyền hịch đi các cửa quan ải, như Hoàng Phố, Dương Sơn, Hoàng Khê, rằng: "Quân giặc đến nơi rồi, mau mau cắt đứt đường sạn đạo, rồi họp quân lại, tự phòng thủ lấy". Hịch đi đến đâu, các châu các quận đều hưởng ứng cả. Nhân đấy, Triệu Đà dần dà đem pháp lệnh buộc tội để giết các trưởng lại do nhà Tần đã đặt, rồi đem những người họ hàng và bè đảng ra giữ hết chức thú lệnh để cai trị dân. Triệu Đà đem quân sang đánh vua Thục, vua Thục không ngờ lẫy nỏ đã hỏng, vẫn cứ nhơn nhơn đánh cờ, cười rằng: "Triệu Đà không sợ nỏ thần của ta ư?". Kịp khi quân Triệu Đà đã bức bách tận nơi, vua Thục mới giương nỏ, thì lẫy nỏ hỏng rồi, liền thua chạy, cho nàng Mị Châu cưỡi ngựa cùng chạy về phía Nam. Trọng Thủy cứ nhận dấu lông ngỗng mà đuổi theo. Vua Thục đến bãi biển, hết đường chạy, nhảy xuống biển chết. Nhà Thục mất.
Lời phê - Vua Thục trước đây vì hôn nhân mà được thắng lợi, rồi cũng vì hôn nhân mà bại vong, đạo trời báo phục không sai, kể cũng chóng quá!
Lời chua - Đền Thục vương: Ở núi Mộ Dạ, xã Hương Ái, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
Nhà Thục, từ An Dương Vương khởi lên năm Giáp Thìn (257 tr.c.ng.) đến năm Quý Tị (208 tr.c.ng.) mất nước, cộng 50 năm.
, số quân lính đến đấy có thể chết đến bốn năm phần mười. Lặn lội hàng muôn dặm, quân sĩ nhọc mệt, kịp lúc đi đến Lĩnh Nam, không còn hơi sức đâu chiến đấu nữa.
Quân đi mỗi ngày được ba mươi dặm, mà các châu Duyện, Dự cách Nhật Nam hơn chín nghìn dặm, như thế phải đi ba tăm ngày mới đến nơi. Tính đến lương ăn, mỗi người năm thưng, thì phải dùng đến sáu mươi vạn hộc gạo; đó là chưa kể lương ăn của tướng lại và lừa ngựa, chỉ tính số lương của quân sĩ có mang khí giới mà đã tốn đến thế. Nói hẳn ngay quân đã đến nơi rồi, số tử vong hao tổn tất nhiều, đã không đủ chống lại với địch, lẽ tất nhiên rồi lại bắt lính gửi thêm. Như thế có khác gì cắt ruột gan mà vá vào chân tay. Quận Cửu Chân cách Nhật Nam có độ nghìn dặm, đem quan và dân Cửu Chân đi đánh Nhật Nam còn không kham nổi, huống chi lại làm khổ quân sĩ bốn châu89 để đi chịu cái nạn ở nơi muôn dặm hay sao? Trước đây, Trung lang tướng Doãn Tựu sang đánh quân rợ Khương làm phản ở Ích Châu, nhân dân Ích Châu có lời ngạn rằng: "Giặc đến còn khá, nếu Doãn Tựu đến, thì nó giết chúng ta!". Sau đó, Doãn Tựu bị gọi về, đem quân sĩ giao cho thứ sử ( Sử cũ chép "châu phán" là lầm) là Trương Kiều. Trương Kiều dựa vào những tướng lại sẵn có ấy, chỉ trong khoảng hàng tuần (10 ngày), hàng tháng, dẹp yên giặc cướp. Đó là một kinh nghiệm về việc sai tướng đi đánh giặc xa không có ích gì, mà có thể dùng ngay quân ở châu quận ấy. Nay nên chọn lọc những người có dũng lược, nhân huệ, có thể dùng làm tướng được, để cho làm thứ sử thái thú, rồi sai cùng đi sang Giao Chỉ. Hiện nay ở quận Nhật Nam, quân ít, lương không có, giữ thế thủ đã không xong, thế chiến cũng chẳng được; vậy nên đem tất cả lại dân dời ra mặt bắc nương nhờ vào quận Giao Chỉ. Sau khi yên tĩnh rồi, lại cho họ trở về nơi cũ. Một mặt khác chiêu dụ người Man di để cho chúng đánh lẫn nhau; lấy được vàng lụa làm của tiêu dùng; nếu đứa nào biết phản gián chặt được đầu tướng giặc đem nộp thì sẽ được thưởng bằng cách cắt đất và phong cho tước hầu. Thứ sử Tinh châu ngày trước là Chúc Lương có tính dũng cảm quả quyết; Trương Kiều, người quận Nam Dương, trước kia, đã ở Ích Châu, có công đánh được giặc. Cả hai người này đều nên dùng. Vậy nay nên cho ngay bọn Chúc Lương tiện đường phó nhậm làm quan". Các quan trong bốn phủ đều theo như lời bàn của Lý Cố. Vua nhà Hán lập tức bổ Chúc Lương làm thái thú quận Cửu Chân, Trương Kiều làm thứ sử quận Giao Chỉ. Khi Trương Kiều đến nơi, hếu điều vỗ về dẫn dụ. Quân giặc đều ra hàng và giải tán cả. Chúc Lương đến Cửu Chân, một mình đi xe vào trong đám quân giặc, xếp đặt mưu mẹo, lấy uy tín chiêu dụ dân; số người ra hàng có đến mấy vạn. Vì thế những đất ngoài Ngũ Lĩnh lại được yên.
Lời chua - Trương Kiều: Người quận Nam Dương. Chúc Lương người đất Lâm Tương thuộc Trường Sa.
Năm Giáp Tân (144). (Hán, năm Kiến Khang thứ 1).
Tháng 10, mùa đông. Người quận Nhật Nam làm phản. Thứ sử quận Giao Chỉ là Hạ Phương hàng phục được họ.
Sách Hậu Hán thư chép rằng: Hơn một nghìn người ở quận Nhật Nam lại nổi dậy, đánh đốt các huyện ấp, họ cổ động và liên kết với cả người quận Cửu Chân. Thứ sử Giao Chỉ, Hạ Phương, dùng ân nghĩa chiêu dụ; quân giặc đều hàng phục. Lúc đó thái hậu họ Lương nắm quyền triều đình, khen Hạ Phương là người có công, thăng cho làm thái thú Quế Dương; cử Lưu Tảo sang thay.
Lời chua - Hạ Phương: Người quận Cửu Giang nhà Hán.
Năm Canh Tí (160). (Hán, Hoàn đế, năm Duyên Hi thứ 3).
Tháng 11, mùa đông. Nhà Hán lại dùng Hạ Phương làm thứ sử Giao Chỉ. Dư đảng đánh giặc ở Nhật Nam đến doanh trại Hạ Phương xin hàng.
Sách Hậu Hán thư chép rằng: Trước kia, huyện lệnh huyện Cư Phong là người tham lam, tàn bạo, không biết tế nào là chán. Người trong huyện là bọn Chu Đạt họp nhau với quân Man đánh giết huyện lệnh. Họ có đến bốn năm nghìn quân, tấn công vào quận Cửu Chân. Thái thú Cửu Chân, Nghê Thức, ra đánh, bị tử trận. Nhà Hán sai đô úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng đi đánh, phá tan được. Nhưng tướng giặc vẫn còn đóng chiếm Nhật Nam, thế lực ngày càng cường thịnh. Đến đây, triều Hán lại cho Hạ Phương làm thứ sử. Hạ Phương vốn là người có uy tín, khi đến quận, có hơn hai vạn quân giặc kéo nhau đến đầu hàng.
Lời chua - Ngụy Lãng: Người đất Thượng Ngu quận Cối Kê, có tính công bằng, trung thực và trí sáng suốt, sau thăng làm thượng thư, rồi vì đình nghị khép vào vụ bè đảng, phải bãi chức về.
Cư Phong: Tức là huyện Cư Phong. Xem lời chua ở năm Kiến Vũ thứ 19 đời Hán. (Tb.2, 12).
Năm Mậu Ngọ (178). (Hán, Linh đế, năm Quang Hòa thứ 1).
Tháng giêng, mùa xuân. Quận Giao Chỉ, quận Hợp Phố và Mán Ô Hử nổi dậy làm phản. Nhân thế người Giao Châu là Lương Long khởi lên làm loạn, đánh phá, vây hãm các thành ấp.
Năm Tân Dậu (181). (Hán, năm Quang Hòa thứ 4).
Mùa hạ. Nhà Hán dùng Chu Tuấn làm thứ sử, đánh tan được bọn giặc nói trên.
Thời bấy giờ, quận Giao Chỉ, quận Hợp Phố và Mán Ô Hử làm loạn mãi, mục thú là Chu Ngung không chống nổi. Nhân đó bọn Lương Long là người Giao Châu cũng khởi quân đánh phá các quận huyện. Họ có đến mấy vạn quân. Đến nay, nhà Hán sai huyện lệnh huyện Lan Lăng là Chu Tuấn sang cứu Chu Ngung, nhân tiện đường đi qua quận nhà (Cối Kê), Chu Tuấn mộ thêm gia binh, hợp với quân của mình mang đi tất cả được năm nghìn người, chia ra hai đạo kéo vào Giao Châu. Khi đến địa giới Giao Châu, đóng quân lại, không tiến, trước hết sai người đi dò xem hư thực, và tỏ bầy uy đức để làm nao núng quân địch; rồi hợp cùng quân bảy quận kéo sát đến đánh, giết được Lương Long; số người ra hàng có tới mấy vạn. Trong khoảng hàng tuần, hàng tháng, bình định xong cả.
Lời chua - Chu Tuấn: Người quận Cối Kê.
Ô Hử: Theo truyện Tây Mai di trong sách Hậu Hán thư và theo sách Nam châu dị vật chí của Vạn Chấn, Ô Hử, là tên đất, ở về phía nam Quảng Châu, phía bắc Giao Châu, thường hay đón đường rình những hành khách qua lại, ập ra đánh, cốt bời chua - Tây Âu lệ thuộc phục dịch: Theo lời chú giải của Nhan Sư Cổ, Tây Âu tức là Lạc Việt. Tây Âu là một bộ phận trong Lạc Việt. Ý nói lệ thuộc và phục dịch nước Nam Việt.
Năm Nhâm Tất (179 tr.c.ng.) (Triệu Vũ Vương năm thứ 29; Hán Văn đế năm thứ 1).
Nhà Hán lại sai Lục Giả đến. Triệu Vương nhân đưa thư xin cho sứ giả đi lại như trước.
Văn đế nhà Hán đã lên ngôi, liền đặt người thủ ấp trong coi những mồ mả của nhà Triệu ở Chân Định và, hằng năm, theo thời tiết, làm lễ thờ cúng; lại cho những anh em của nhà Triệu làm quan to, ban thưởng ưu hậu. Khi ấy, Hán Văn đế hỏi tể tướng Trần Bình có ai sang sứ bên nước Việt được. Trần Bình nói: "Lục Giả, về đời tiên đế55, thường sang sứ bên ấy". Văn đế mới cho Lục Giả làm thái trung đại phu và một viên yết giả56 làm phó sứ, đưa thư cho Triệu vương. Đại ý bức thư ấy thế này: "Kính thăm Nam Việt vương rất lao tâm khổ ý. Trẫm đây là con vợ thứ vua Cao hoàng, phải xa lánh ở ngoài, vâng mạng triều đình giữ phiên trấn miền Bắc ở đất Đại57, đường sá xa xôi, kiến thức hẹp hòi quê kệch, chưa có dịp nào gửi thư thăm hỏi được. Kịp khi vua Cao Hoàng lìa bỏ quần thần, vua Huệ đế qua đời. Lữ Hậu tự ý lên cầm quyền chính, rồi chẳng may có bệnh, bọn họ Lữ chuyên quyền, làm loạn, không thể chế trị được, bèn đem người khác họ vào làm con thừa tự vua Huệ đế. May nhờ tông miếu khôn thiêng, công thần giúp sức, dẹp yên được loạn. Trẫm, vì cớ vương hầu và các quan trong nước không chịu buông tha, nên buộc phải lên nối ngôi báu. Mới đây, nghe nói vương có gửi thư cho tướng quân Lâm Lư hầu, xin nhờ bảo toàn cho anh em vương và xin bãi bỏ hai tướng quân ở Trường Sa. Theo thư của nhà vương, trẫm đã bãi bỏ tướng quân Bắc đương hầu. Còn anh em nhà vương ở Chân Định thì trẫm cũng đã sai người trông nom chăm hỏi. Lại sai tu sửa phần mộ tiền nhân của nhà vương. Trước kia, nghe nói vương cứ đem quân đi cướp phá ở ngoài biên giới, gieo tai họa mãi, làm cho dân Trường Sa đã đau khổ mà dân Nam quận lại càng khổ hơn. Như thế nước của nhà vương phỏng được lợi ích riêng à? Chắc phải chết nhiều quân lính, hại lắm tướng tài, làm cho vợ người ta phải góa, con người ta phải côi, cha mẹ người ta phải cô độc. Thế là lợi một hại mười: trẫm đây không nỡ làm thế. Trẫm đây chỉ muốn định lại những chỗ địa giới, lồi ra lõm vào, chen kẽ nhau như nanh chó. Đã đem việc này hỏi ý kiến các quan thì họ nói: vua Cao hoàng sở dĩ đặt phân giới ở Trường Sa, là đất của nhà vương đấy, nên trẫm không dám tự tiện thay đổi. Ngày nay, ví bằng lấy được đất đai của vương cũng chẳng rộng là mấy; tước được của cải của vương cũng chẳng giàu thêm vào. Vậy thì từ Hoang Phục và Ngũ Lĩnh58 trở về Nam, cho vương được quyền tự trị. Dẫu vậy, vương tự xưng là hoàng đế, hai hoàng đế cùng đối lập mà lại không sai sứ giả đi lại để thông tình nghị với nhau, thế là có ý tranh nhau đấy. Tranh nhau mà không chịu nhường nhau, điều đó người nhân giả không làm. Bây giờ trẫm nguyện với vương xóa bỏ những hiềm oán cũ, từ nay trở về sau, lại cho trao đổi sứ giả như xưa. Vậy nên sai Lục Giả sang giãi bày bản ý của trẫm cho vương rõ. Vương cũng nên nghe theo, đừng có gây sự giặc cướp tai vạ nữa. Nay xin biếu vương: 50 áo thượng trữ (Sư Cổ giải nghĩa: áo có trang sức bằng bông gọi là "trữ"), 30 áo trung trữ, 20 áo hạ trữ. Vậy mong vương nghe âm nhạc, quên nỗi buồn, thăm hỏi đến nước láng giềng". Khi Lục Giả đến, Triệu Đà cảm tạ, nói: "Tôi kính vâng chiếu chỉ, xin làm phiên thần, giữ mãi lễ cống".
Bấy giờ Triệu Vương mới hạ lệnh cho người trong nước biết: "Trẫm nghe: hai hiền tài không thể cùng ở đời với nhau, hai anh hùng không thể cùng đứng với nhau. Hoàng đế nhà Hán là bậc hiền thiên tử, vậy từ nay ta bỏ đế chế, không dùng xe hoàng ốc, cờ tả đạo nữa". Rồi Triệu Vương viết thư gửi sang nhà Hán, xưng là "Người đại trưởng lão phu ở man di, tên là Đà, mạo muội đành cam tội chết, hai lạy dâng thư lên Hoàng đế bệ hạ: Lão phu là kẻ cố lại59 ở đất Việt, may được vua Cao hoàng ban cho ấn và thao, phong làm Nam Việt vương. Kịp khi Huệ đế lên làm vua, giữ ân nghĩa không nỡ dứt tình, ban tặng lão phu rất hậu. Đến khi Cao Hậu chuyên quyền, chia rẽ Hán với Di, ra lệnh: không bán cho Nam Việt những đồ làm ruộng bằng loài kim, loài sắt. Nếu bán trâu, bò, dê, ngựa thì chỉ bán cho những con đực, chứ không bán cho những con cái - Lão phu ở nơi hẻo lánh, trâu, bò, dê, ngựa đã già cả rồi; tự nghĩ không lấy gì để cúng tế thì tội đáng chết, nên mới sai nội sử Phiên, trung úy Cao và ngự sử Bình, tất cả ba bọn sang dâng thư tạ lỗi, đều không thấy trở về cả. Lại mong manh nghe nói mồ mả cha mẹ của lão phu đều bị bạt phá, anh em họ hàng của lão phu đều bị khép tội chu di. Vì thế, các lại viên của lão phu mới bàn với nhau: Bây giờ, ở trong, ta bị nhà Hán chèn ép; ở ngoài, ta không có gì để đề cao mình cho đặc biệt, cho nên đổi hiệu là hoàng đế, nhưng chẳng qua chỉ xưng đế ở trong nước mình, chứ có dám
làm gì hại đến thiên hạ đâu. Hay tin ấy, Cao Hậu cả giận, xóa bỏ tên nước Nam Việt, làm cho sứ giả không được trao đổi đi lại. Lão phu trộm ngờ việc này là do Trường Sa vương gièm pha, nên có đem quân đi đánh biên giới Trường Sa. Vả lại, phương nam đất thấp, ẩm ướt, trong đám man di như Đông Mân và Tây Âu đều xưng vương cả; lão phu xưng đế, gọi là tạm để vui lòng, đâu dám để lọt đến tai thiên vương? Lão phu ở đất Việt đến nay được 49 năm, đã có cháu ẵm rồi, nhưng vẫn thức khuya, dậy sớm, ăn không ngon, ngủ không yên, mắt không dám nhìn sắc đẹp yểu điệu, tai không dám nghe tiếng vui trống chuông, đó chỉ vì chưa được thần phục nhà Hán. Nay may được bệ hạ rủ lòng thương yêu, cho theo hiệu cũ, lại được trao đổi sứ giả đi lại như trước, thì lão phu dẫu chết cũng không mục xương. Vậy, xin đổi hiệu, không dám xưng là đế nữa. Nhân tiện có sứ giả, xin kính dâng một đôi ngọc bích trắng, nghìn chiếc cánh trả, mười cặp tê giác, năm trăm chiếc tử bối60, một hộp sâu quế61, bốn mươi đôi chim trả sống, hai đôi công. Lão phu mạo muội liều chết, hai lạy, tâu lên Hoàng đế bệ hạ".
Lục Giả đem thư ấy về tâu, vua Hán hài lòng lắm. Từ đó hai bên Nam Bắc giao hảo, thôi việc binh đao, dân được yên nghĩ. Sau đó, Triệu vương hễ sai sứ sang Hán thì xưng là vương, gặp các lễ triều sảnh62 thì sánh hàng với chư hầu; còn ở trong nước vẫn dùng hiệu đế.
Lời chua - Phục Lĩnh: Theo Nhan Sử Cổ, Phục, là ngoài cõi hoang; Lĩnh, là phía Nam Ngũ Lĩnh.
Không sai sứ giả đi lại (vô nhất thặng chi sứ): Ý nói không có một xe sứ giả nào được sai đến.
Sắc đẹp yểu điệu (mĩ man chi sắc): Theo Lâm Hi Dật, mĩ man tức là yểu điệu.
Năm Giáp Thìn (137 tr.c.ng.) (Triệu Vũ Vương năm thứ 71; Hán Vũ đế năm Kiến nguyên thứ 4).
Triệu vương Đà mất, táng ở Ngung Sơn. Đích tôn là Hồ lên nối ngôi.
Hồ là con Trọng Thủy và là đích tôn Vũ Vương, nay lên làm vua, ấy là Văn Vương, truy đặt tên thụy cho Triệu Đà là Vũ đế.
Lời chua - Ngung Sơn: Theo Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống, Ngung Sơn cách huyện Nam Hải một dặm về phía Bắc. Theo sách Ngô Lục, Phiên huyện ở Ngung Sơn, là chỗ táng Úy Đà.
Năm Bính Ngọ (135 tr.c.ng.) (Triệu Văn Vương năm thứ 2; Hán, năm Kiến Nguyên thứ 6).
Mân Việt vương Sính sang xâm lấn. Triệu Vương sai sứ đi báo cáo với nhà Hán. Nhà Hán đem quân đi đánh và giết chết Mân Việt vương. Triệu Vương sai thế tử Anh Tề sang Hán làm con tin.
Mùa thu, Mân Việt vương Sính sang xâm lấn những nơi biên ấp nước Việt. Triệu vương giữ điều ước của Hán, không dám tự tiện dấy quân, mới sai người đem thư nói việc này với nhà Hán. Vua Hán khen là người biết giữ nghĩa, bèn vì Triệu vương mà rầm rộ ra quân: sai Vương Khôi đem quân ra huyện Dự Chương; Hàn An Quốc đem quân ra huyện Cối Kê để đánh Mân Việt. Bấy giờ quân Hán chưa vượt qua Ngũ Lĩnh, Sính xuất quân chống cự với nhà Hán. Em Sính, là Dư Thiện, cùng với họ hàng giết Sính, rồi đầu hàng. Vương Khôi đóng quân lại, sai người về báo với nhà Hán. Vua Hán sai Trang Trợ sang bày tỏ ý chỉ cho Triệu vương nghe. Triệu vương khấu đầu, nói: "Thiên tử đã vì quả nhân63 mà dấy quân giết Mân Việt vương, quả nhân dầu phải chết cũng không đủ đền ơn báo đức", bèn cho con là Anh Tề sang làm con tin. Rồi Triệu vương bảo Trang Trợ: "Nước tôi mới bị giặc cướp; sứ thần cứ về trước đi, quả
nhân đang ngày đêm lo sắm sửa đồ hành trang, sẽ vào yết kiến Thiên tử đây!". Trang Trợ về rồi, quần thần đều can Triệu vương: "Nhà Hán đem quân giết Sính, là có ý muốn để cho nước Việt ta phải kinh sợ nao núng. Vả lại, đức tiên đế64 có dặn lại rằng: đối với nhà Hán cốt đừng thất lễ; nhưng rốt lại chớ có nghe lời ngon ngọt mà vào yết kiến vì hễ đã vào thì không về được đâu. Ấy là lâm vào tình thế mất nước". Triệu vương mới cáo bệnh, cuối cùng không vào chầu.
Năm Bính Thìn (125 tr.c.ng.) (Triệu Văn vương năm thứ 12; Hán, năm Nguyên Sóc thứ 4).
Triệu vương Hồ chết, con là Anh Tề lên nối ngôi.
Văn vương đau nặng. Thái tử Anh Tề từ bên Hán về; đến đây, lên nối ngôi, ấy là Minh vương, truy đặt tên thụy cho Triệu vương Hồ là Văn vương.
Năm Đinh Tị (124 tr.c.ng.) (Triệu Minh vương năm thứ 1; Hán, năm Nguyên Sóc thứ 5).
Nhà Triệu dùng Lữ Gia làm thái phó. Năm Mậu Ngọ (123 tr.c.ng.) (Triệu Minh vương năm thứ 2; Hán, năm Nguyên Sóc thứ 6).
Triệu vương lập Cù Thị làm hoàng hậu, con thứ là Hưng làm thế tử.
Trước kia, Minh vương còn là thế tử, vào làm con tin bên Hán, ở đất Trường An, có lấy nàng Cù Thị, người huyện Hàm Đan, sinh con là Hưng. Kịp khi lên ngôi, vương dâng thư sang Hán, xin lập Cù Thị làm hoàng hậu. Hưng làm thế tử. Nhà Hán thường sai sứ sang khuyên bảo vương vào chầu. Vương sợ vào chầu, chắc mình sẽ phải theo phép nhà Hán, bị liệt vào hạng nội chư hầu. Vương cố ý cáo bệnh, không theo lời dụ của vua Hán, chỉ sai con là Thứ Công vào làm con tin.
Năm Mậu Thìn (113 tr.c.ng.) (Triệu Minh vương năm thứ 12; Hán, năm Nguyên Đỉnh thứ 4).
Triệu vương Anh Tề chết. Con là Hưng lên nối ngôi.
Truy đặt tên thụy cho Triệu vương Anh Tề là Minh vương. Hưng là con thứ của Minh vương; mẹ là Cù Thị, người Hán. Hưng trị vì được một năm, bị bầy tôi là Lữ Gia giết chết, tên thụy là Ai vương.
Nhà Hán sai sứ sang dụ Triệu vương vào chầu.
Hưng lên làm vua, tôn mẹ là Cù Thị làm thái hậu. Trước kia, Cù Hậu khi chưa lấy Minh vương, đã từng tư thông với An Quốc Thiếu Quý (An Quốc là họ, Thiếu Quý là tên), người đất Bá Lăng. Đến năm này, nhà Hán sai Thiếu Quý sang dụ bảo vương và thái hậu vào cầu, lại sai bọn biện sĩ gián đại phu là Chung Quân giữ việc du thuyết, dũng sĩ là Ngụy Thần giúp việc quyết định, vệ úy là Lộ Bác Đức đem quân đóng ở Quế Dương để đợi tin sứ giả. Bấy giờ vương còn thơ dại; Cù Hậu lại tư thông với Thiếu Quý. Người nước đều biết rõ chuyện, nên nhiều người không theo về với Cù Hậu. Cù Hậu sợ trong nước nổi loạn, muốn dựa vào uy quyền nhà Hán, khuyên vương và các quan nên phụ thuộc vào Hán. Nhân có Hán sứ đấy, thái hậu liền dâng thư xin liệt vào hàng nội chư hầu: cứ ba năm một lần vào chầu, xóa bỏ cửa quan ải nơi biên giới. Vua Hán ưng thuận, ban ấn bạc cho thừa tướng Lữ Gia và các ấn cho nội sử, trung úy và thái phó; còn các quan chức khác đều được tự ý xếp đặt. Từ bỏ những hình phạt thích chữ vào mặt và xẻo mũi; dùng pháp luật nhà Hán. Về chính tị thì theo như các nội chư hầu; đặt sứ giả đóng ở trong nước để trấn thủ và vỗ về.
Lời phê - Việc làm của Hán Vũ đế so với Hán Văn đế, đằng chính đáng (chỉ Văn đế), đằng quỷ quyệt (chỉ Vũ đế), đã khác hẳn nhau rồi, nhưng đọ với việc nghĩa mà Vũ đế đã làm trong khoảng năm Kiến Nguyên (140-135 tr.c.ng.)2 lại thật trái nhau quá! Thế mà Bắc sử khen Vũ đế là một vua có "tài lớn, mưu cao", vậy ra cho rằng như thế là đủ xứng đáng rồi sao?
Năm Kỷ Tị (112 tr.c.ng.) (Triệu Ai vương năm thứ nhất; Hán, năm Nguyên Đỉnh thứt lấy người ăn thịt, không thiết đến của cải; có khi lấy thịt người ướp làm món ăn. Cho nên lại gọi là Hám nhân quốc (nước ăn thịt người).
Năm Giáp Tí (184). (Hán, năm Trung Bình thứ 1).
Tháng 5, mùa hạ. Binh sĩ quận Giao Chỉ nổi loạn. Nhà Hán dùng Giả Mạnh Kiên ( Sử cũ chép là Giả Tông) làm thứ sử.
Quân đóng ở quận Giao Chỉ bắt giết thứ sử Chu Ngung, rồi sai người sang triều Hán kể tội trạng của Chu Ngung. Vua Hán thấy thế, hạ chiếu kén người tài giỏi sang làm thứ sử. Trong các quan có người tiến cử ngự sử Giả Mạnh Kiên, vua Hán bổ Mạnh Kiên sang làm thứ sử. Trước kia, ai sang làm thứ sử, thấy đất Giao Chỉ có nhiều hạt châu, cánh trả, ngà voi, tê giác, đồi mồi, hương lạ, gỗ quý, đều không giữ được thanh liêm; khi của đầy túi rồi, lại xin đổi đi nơi khác. Cho nên lại và dân đều hay làm phản. Kíp khi Mạnh Kiên đến nơi, dò hỏi tình trạng gây ra phản bội, thì mọi người đều nói: "Chính lệnh trước kia bắt đóng thuế khóa rất hà khắc, nhân dân khốn khó, đường sang kinh đô thì xa, không biết kêu đâu được. Nhân dân không sao sống nổi, cho nên họp nhau để kháng cự lại chính sách ấy, chứ không thực là làm phản". Giả Mạnh Kiên mới sai người chia đi các nơi phủ dụ để cho dân chúng yên nghiệp làm ăn. Lại chiêu tập vỗ về những người lưu vong, tha cả thuế khóa. Rồi giết những quan lại đầu sỏ về tội tham ngược, chọn lấy người quan lại lương thiện cho đi cai trị các quận huyện. Do đấy nhân dân mới được yên ổn. Nơi đường sá họ có làm câu hát, đại ý nói: "Người cha chúng ta là họ Giả đến muộn, khiến ta trước kia làm phản, nay được thanh bình, ai dám còn lòng phản bội?" (Sử Cương mục [của Trung Quốc] chép câu cuối là "... kẻ nha lại không dám hạch sách cơm rượu của dân nữa"). Giả Mạnh Kiên làm việc được ba năm thì triều Hán gọi về, phong làm nghị lang, cho người bản châu (Giao Châu) là Lý Tiến lên thay làm thứ sử.
Lời phê - Xem đây, ta thấy rõ triều Hán có nhiều nhân tài, đời sau không thể sánh kịp được. Thời đó chưa có khoa cử mà được nhiều nhân tài như thế, lại càng thấy rõ khoa mục chỉ vụ cái danh về việc học, chứ có bổ ích gì cho chính trị lắm đâu?
Lời bàn của Ngô [Thì] Sĩ - Xét sách Hán thư có chép đến tên Mạnh Thường là người ở Thượng Ngu quận Cối Kê, cuối đời Hán làm thái thú quận Hợp Phố. Quận này không sản xuất thóc gạo, mà hải phận thì sản châu báu. Quận này giáp giới Giao Chỉ, người trong quận thường sang buôn bán và đong thóc gạo ăn. Trước kia, bọn thú tể ở đấy nhiều người tham tàn, bắt ép nhân dân Hợp Phố đi tìm kiếm hạt châu, không có mức độ nào! Hạt châu do đấy dần dần chuyển sang địa giới Giao Chỉ. Khi Mạnh Thường đến nhậm chức, sửa bỏ những tệ hại trước; hơn một năm, hạt châu đã đi mấy ấy lại trở về chốn cũ. Nhân dân đều yên nghiệp làm ăn, gọi Thường là bậc "thần minh". Than ôi! nếu các thú mục trong mấy quận này, ai cũng được như Mạnh Thường cả, thì dân ta việc gì phải khổ sở làm phản nữa. Lời chua - Mạnh Kiên: Người Liêu thành thuộc Đông quận, đậu Hiếu Liêm, rồi thăng làm Kinh Triệu Doãn, có thành tích chính trị; đến đây, các quan cử sang làm thứ sử quận Giao Chỉ.
Năm Đinh Mão (187). (Hán, năm Trung Bình thứ 4).
Triều Hán dùng Lý Tiến làm thứ sử Giao Chỉ.
Sử cũ chép: Lý Tiến dâng thư nói với vua Hán: "Khắp cả thiên hạ, đâu chẳng là bầy tôi của nhà vua, thế mà bây giờ làm quan ở trong triều đều là người Trung Châu90, chưa thấy nhà vua khen thưởng, khuyến khích những người phương xa". Lời lẽ thiết tha cảm động, có viện dẫn nhiều lý do. Vua Hán hạ chiếu cho người Giao Châu ta ai đỗ Hiếu Liêm hay Mậu Tài được bổ làm chức trưởng lại thuộc Giao Châu, chứ không được làm quan ở Trung Châu. Lý Tiến lại dâng sớ "xin cho những người đã đỗ Hiếu Liêm được như các bác sĩ 12 châu: chỉ căn cứ vào nhân tài để nhận xét"91. Nhưng các quan trong triều sợ rằng người phương xa hay nói suông, chê bai bắt bẻ triều đình Trung Quốc, nên không ưng cho. Khi bấy giờ, người Giao Châu ta có Lý Cầm làm túc vệ ở điện đài, mới rủ người đồng hương là bọn Bốc Long năm sáu người, giữa mồng một Tết là ngày các nơi đến triều hội, bọn Lý Cầm phục ở sân điện kêu rằng: "Ơn vua thấm ra chưa khắp". Các quan trong triều hỏi cớ sao. Lý Cầm đáp: "Nước Nam Việt ở lánh về một phương xa, không được trời che đất chở, nên không được hưởng gió mát mưa lành!". Lời lẽ rất là đau khổ, thiết tha. Vua Hán hạ chiếu yên ủi rồi cho nước ta một người đỗ Mậu Tài làm quan lệnh huyện Hạ Dương, một người đỗ Hiếu Liêm làm quan lệnh huyện Lục Hợp. Về sau, Lý Cầm làm đến chức Tư Lệ hiệu úy; Trương Vọng làm đến thái thú Kim Thành. Như thế thì nhân tài nước Việt ta được cùng thăng tiến như người bên Hán là do từ Lý Tiến, Lý Cầm mở đường lối trước.
Lời cẩn án - Theo sách Lĩnh Nam di thư, Trương Trọng người quận Hợp Phố, chăm học, nói giỏi, là một người có danh vọng ở đất Lĩnh Biểu, được thứ sử kén chọn cất lên làm việc cối kế ở quận Nhật Nam, đem dâng sổ sách vào Lạc Kinh. Vua Minh đế (8- 75) thấy vóc người nhỏ bé, lấy làm kỳ dị, hỏi rằng: "Tiểu lại quận nào?". Trương Vọng, với giọng thẳng thắn cứng cáp, thưa rằng: "Tôi là kẻ lại giữ chức cối kế ở quận Nhật Nam, không phải là tiểu lại. Nhà vua muốn được có nhân tài, hay chỉ cân xương đọ thịt thôi?". Vua Hán khen câu trả lời của Trương Trọng là phải. Buổi đại hội ngày mồng một Tết, vua Hán hỏi: "Có phải rằng ở quận Nhật Nam người ta hướng về phía bắc để chầu mặt trời không?". Trương Trọng thưa: "Tên các quận có quận Vân Trung là trong mây, có quận Kim Thành là thành vàng, vị tất phải có sự thức. Như thế ở quận Nhật Nam mặt trời cũng mọc ở phương đông; còn như khí hậu ấm áp, mặt trời đi ngang đỉnh đầu vẫn đứng bóng. Nhà ở của quan dân tùy theo ý muốn đông tây nam bắc muốn hướng chiều nào thì hướng, không có nhất định, vì thế gọi là lĩnh vực mặt trời ở về Nam". Vua Hán thấy Trương Trọng nói thế, lại càng thêm trọng, ban thưởng vàng lụa. Nếu ta xét kỹ lời chép trong Lĩnh Nam di thư, và xét về đời Hoàn đế (147-167), người đất Lệ Phố là Từ Trưng lúc thường vẫn hay so sánh với Trương Trọng, thì biết Trương Trọng là người vtư đồ đời Đường, Ngu, được phong ở đất Thương, tức là tiên tổ nhà Ân Thương. (Lịch sử cương mục bổ 1, 11).
9 Mẹ Phục Hi ở bến Hoa Tư, giẫm vào vết chân của người to lớn, trong bụng thấy cảm động, rồi sinh ra Phục Hi. (Thông giám tập lãm 1, 1).
10 Xem lời chua ở sau.
11 Triều Nguyễn.
12 Chỉ các chúa Nguyễn.
13 Miếu hiệu của Gia Long Nguyễn Ánh.
14 Sơn Nam nay gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình (đến Lê Cảnh Hưng thứ hai (1741) đặt làm Thanh Hoa ngoại trấn) và các huyện Kim Động, Ân Thi, Châu Giang (phần huyện Khoái Châu cũ) thuộc tỉnh Hưng Yên; Thanh Trì (Hà Nội); Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên (Hà Tây).
15 Nay là Bắc Giang, Bắc Ninh;
16 Gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
17 Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.
18 Quan chức nói chung, đời cổ đặt quan chức chia công việc, mỗi người chuyên giữ một nhiệm vụ riêng. Hữu tư đây có lẽ là viên chức hành chính cấp dưới.
19 Một vua trong ngũ đế về thời thượng cổ Trung Quốc (2257-2258 tr.c.ng.), con Đế Khốc, họ là Y Kỳ, hiệu là Phóng Huân, lúc đầu được phong là Đường hầu, khi làm vua đóng đô ở đất Đào, nên gọi là Đào đường thị, trị vì 100 năm, truyền ngôi cho Ngu Thuấn.
20 Một trong bốn viên quan (Hi Trọng, Hi Thúc, Hòa Trọng, Hòa Thúc) giữ việc làm lịch về đời Đế Nghiêu. Khi lịch đã làm xong, Đế Nghiêu sợ suy trắc hoặc có chỗ sai lầm, nên lại phân phối bốn viên quan ấy mỗi người giữ việc suy trắc kỹ lại khí hậu ở một phương, về phần Hi Thúc chịu trách nhiệm ở Nam Giao.
21 Vào giữa tháng 5 âm lịch, ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch, ngày hôm ấy ở Bắc bán cầu ngày rất dài, đêm rất ngắn, ở Nam bán cầu thì trái lại.
22 Âm lịch chia mỗi mùa 3 tháng, theo thứ tự mạnh, trọng, quý; trọng hạ là giữa mùa hè, tức tháng 5 âm lịch.
23 Tên là Trừng, tự là Trọng Mặc, người huyện Kiến Dương, phủ Kiến Ninh, tức đạo Kiến An thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc bây giờ). Thái Trừng là người làm Tập truyện kinh Thư.
24 Phần Cương trong nguyên văn có ba chữ "lý nam ngoa", nên trong Lời chua này mới nói đến.
25 Tên tự là Nghi Trọng, người ở Phủ Điền, tức đạo Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến bây giờ, Trịnh Tiều làm quan Khu mật viện biên tu triều Tống, có làm sách Thông chí 200 quyển.
26 Thước cổ, độ 32 công phân (0m32).
27 Lối chữ cổ đời nhà Chu (1134-250 tr.c.ng.): đầu to, đuôi nhỏ, giống con nòng nọc, nên tục gọi là lối chữ "khoa đẩu" (nòng nọc).
28 Thứ xe dùng cho phụ nữ, có vải che.
29 Hiện nay, Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
30 Huyện đây là một danh từ để gọi chung cho khu vực ở từng địa phương, chứ không phải như tên các quận huyện, châu huyện phủ huyện sau này.
31 Trong An Nam chí nguyên còn thêm: "Chỗ đóng đô của An Dương Vương vốn là đất Việt, nên người sau gọi là Việt vương thành". (tr. 135)
32 Tức người Trung Quốc, nói chung. Thời đại nhà Đường lúc toàn thịnh, uy danh vang dội các nước ở phía Tây phía Nam Trung Quốc, lúc bấy giờ người Trung Quốc ra trú ngụ ở nước ngoài thường tự xưng là "người Đường ___________ ", nay các Hoa Kiều ở Nam Dương vẫn còn giữ tên gọi ấy. Ở Quảng Đông họ gọi người trong nước là người Đường, bữa cơm ăn gọi là bữa cơm Đường.
33 Thứ ngọc trai không tròn gọi là "cơ".
34 Giới hạn khu vực của từng địa phương, Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, chia trong nước ra làm 36 quận, các huyện tùy theo địa thế thông thuộc ào quận, chính trị quận huyện bắt đầu từ đấy.
35 Những người có nhiệm vụ phải giữ biên giới gọi là "lính thú"; người có tội phải đầy đi làm việc ngoài biên giới gọi là "đày đi thú".
36 Đời Tần gọi Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ là đất Lục Lương ( Từ nguyên, tuất tập, tr. 126).
37 Ở phía tây Phiện Ngung; nay là Quảng Tây (Trung Quốc).
38 Làng Chèm, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.
39 Thước cổ, ước chừng 32 công phân (0m32).
40 Xem Lời chua ở sau.
41 Một chức quan, đặt ra từ đời Hán, giúp viên thái thú trong quận, giữ việc xem xét sự lầm lỗi của những người dưới quyền mình.
42 Nay thuộc tỉnh Cam Túc ( Từ Hải, tr. 1107).
43 Có âm nữa là Ngao.
44 Chức quan thời nhà Tần, đứng đầu một quận.
45 Chức quan đứng đầu một huyện.
46 Tiên Du nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
47 Toán quân điều khiển các thuyền chiến mà chiến đấu.
48 Tên gọi một khúc Nhị Hà xưa.
49 Bắc cây làm đường, gọi là sạn đạo. Đời xưa, đường sá chưa thông đồng, những nơi rừng núi hiểm trở xa xôi, người ta phải dựa vào núi bắc cây làm đường để đi lại cho tiện. Những cây bắc đường nếu đã bị phá hủy thì ngoài không có lối vào được.
50 Một dấu hiệu làm bằng chứng để làm tin, chế bằng ngọc, hoặc loài kim, hoặc tre, gỗ, trên mặt có khắc chữ, cắt ra làm đôi, triều đình và viên quan ngoài biên trấn mỗi bên giữ một nửa. Triều đình có việc gì cần trao đổi với viên quan ngoài biên trấn nào thì sai sứ cầm một nửa phù tín của triều đình giữ đến biên trấn ấy, viên quan ngoài biên trấn đem một nửa phù tín của mình giữ kháp hợp với nhau, để phân biệt thật giả; khi viên quan biên trấn có việc sai người vào triều đình cũng dùng cách thức kháp hợp phù tín như trên.
51 Năm vị hoàng đế đời cổ Trung Quốc. Có ba thuyết khác nhau. Thuyết thứ nhất: Thái Hiệu, Thần Nông, Hoàng đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc. Thuyết thứ hai: Hoàng đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn. Thuyết thứ ba: Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn.
52 Các vương có hiền đức ở Tam Đại (Hạ, Thương, Chu).
53 Theo chế độ xưa, xe của thiên tử trong lót lụa vàng gọi là "hoàng ốc xa".
54 Lá cờ lớn làm bằng đuôi con Ly ngưu, vì lông đuôi nó nhỏ mà dài. Cờ này để cắm vào phía tả đầu trục bánh xe thiên tử, nên gọi là "cờ tả đạo".
55 Hán Cao tổ.
56 Chức quan giữ việc giao thiệp ứng đối với các người nước ngoài do nhà Tần đặt ra, nhà Hán noi theo.
57 Hán Văn đế, lúc trước, được phong làm tước vương ở đất Đại.
58 Nguyên văn là "Phục lĩnh _______". Xem lời chua ở sau của Cương mục.
59 Người làm quan lại ngày trước.
60 Một thứ vỏ ốc biển trắng như ngọc, có vân tia tỉa, bóng láng, sạch sẽ, đáng yêu. Cổ nhân dùng làm tiền tệ.
61 Nguyên văn là "quế đố", tức sâu cây quế to bằng ngón tay trỏ, màu tía mà thơm, ngâm mật, dùng làm một món ăn rất quý.
62 Theo luật lệ đời Hán, chư hầu đối với thiên tử, mùa xuân đi chầu gọi là "triều", mùa thu gọi là "sảnh".
63 Lời khiêm tốn của vua thứ hầu đời cổ tự xưng mình, ý nói mình là người ít tài đức.
64 Chỉ Triệu Đà.
65 Chỉ việc Hán Vũ đế giúp Triệu vương đánh Mân Việt vương.
65 Có sách chép là "Vệ dương".
66 Tức là Sử ký sách ẩn, gọi tắt, một bộ sách chú giải Sử ký, gồm 30 quyển, do Tư Mã Trinh, đời Đường, soạn.