- 2 -

Bodh Gaya
Những người hành hương thường viếng những nơi liên quan đến cuộc đời và tịch diệt của Đức Phật, và Bodh Gaya nằm trong lòng chảo/lưu vực Ganges là một trong những nơi thiêng liêng nhất của Đạo Phật. Chính tại chỗ này, vào đêm trăng tròn tháng Vesakha (tháng 5), Bồ Tát ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, “cây Giác Ngộ”, đạt đến niết bàn, thoát khỏi vòng tái sinh bất tận và thành Phật. Ngài tĩnh tọa dưới cây Bồ Đề suốt 49 ngày, chiêm nghiệm sự thức tỉnh ủa Ngài, trước khi nhập thế dạy chúng sinh về những khám phá của Ngài. Người ta nói rằng Bodh Gaya là nơi độc nhất trên trái đất có thể được chứng kiến sức mạnh của kinh nghiệm giác ngộ.
Giáo lý của Đức Phật
Về một vài khía cạnh, sự giác ngộ của Đức Phật là đỉnh cao trong sự đắc đạo của Ngài, nhưng chính “Pháp” (sự thật) mà Ngài giảng dạy đã đặt nền móng cho di sản đầy thử thách của Ngài. Cộng đồng tăng ni do Ngài tạo dựng đã bảo đảm được việc truyền đi giáo lý của Ngài cho những thế hệ tương lai và trong thế kỷ thứ ba trước công nguyên, triều đại hoàng đế A Dục là một công cụ truyền bá Phật giáo ở Ấn Độ.
Sau khi đạt niết bàn, Đức Phật ở lại chỗ cây bồ đề 7 tuần lễ và thụ hưởng niềm cực lạc. Suốt thời gian này, Ngài nhận thức rằng điều Ngài đã hiểu là một chân lý sâu sắc, mà những người khác - những người mê luyến trần thế - khó lòng nắm bắt được. Ngài kết luận rằng việc dạy dỗ người khác về sự giác ngộ của Ngài là vô ích, nhưng Thần Brahma Sahampati can thiệp, khẩn nài Đức Phật chia sẻ những khám phá của Ngài đối với loài người. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài quyết định xem xét cõi ta bà. Ngài thấy rằng con người thuộc nhiều loại, giống như sen ở trong ao: số mọc chìm dưới nước, số khác mọc tới mặt ao và nghỉ ngơi trên đó, và số khác mọc cao hơn mặt ao và đứng trong không khí trong lành. Tuy vậy, có người tốt, kẻ xấu; người dễ giáo hóa, người khó dạy. Vì tính cách đa dạng này và vì lòng thương chúng sinh, Đức Phật đổi ý và quyết định truyền giáo pháp.
Đức Phật thuyết pháp đầu tiên cho 5 người tu khổ hạnh cùng Ngài khi trước. Tại vườn Lộc Uyển (vườn nai) ở Sarnath (sau gọi là Isipatana), gần Varanasi ngày nay. Ngài giảng cho họ nghe về sự giác ngộ của Ngài, dưới hình thức Tứ Diệu Đế. Họ xúc động về sự sâu sắc trong nội kiến của Ngài và về điều mới lạ trong thông điệp của Ngài đến nỗi một người tức khắc đạt quả La hán ("người xứng đáng:”, tức là đạt tới niết bàn nhờ bài thuyết pháp của Phật. 4 người kia theo là đệ tử Phật trong những ngày sau. Bài thuyết giảng tức thì đầu tiên, sau trở thành một trong những bài nổi tiếng trong giáo lý của Đức Phật nói riêng và của Đạo Phật nói chung, được gọi là “Chuyển Pháp Luân”. Ở những nước theo Phật giáo nguyên thủy Theravada, người ta vẫn còn làm lễ Asalha Puja kỷ niệm việc này vào ngày rằm tháng 7.
Suốt 45 năm kể từ lúc đắc đạo, Đức Phật dạy giáo pháp. Số người theo đông dần và tăng đoàn, sangha, bắt đầu hình thành. Bản thân Đức Phật tiếp tục đi khất thực. Ngài dạy pháp không phân biệt giai cấp, vua và cùng đinh cũng giống nhau và chỉ nghỉ trong 3 tháng mùa mưa (mùa an cư).
Phật không chỉ định người kế thừa. Khi các đệ tử bạch Ngài xem ai sẽ lãnh đạo họ sau khi Ngài tịch diệt, Ngài đã trả lời rằng họ phải quay lại với chính mình về để giáo pháp hướng dẫn như Ngài đã dạy. Nhiệm vụ của tăng đoàn sẽ là duy trì Pháp sau khi Ngài vĩnh biệt.
Khi gần chết, Đức Phật hỏi những vị sư đang quây quần là họ có hỏi gì không, nhưng họ im lặng. Di ngôn của Phật cho các sư là: “Tất cả những gì hợp thì sẽ tan. Bây giờ, hãy cố gắng cần cù”. Nằm nghiêng bên phải giữa hai cây sal, Ngài suy tư về những giai đoạn tịch diệt cuối cùng và hoàn tất, mà sau đó Ngài không còn tái sinh nữa. Thân Ngài được hỏa thiêu và theo ý muốn của Ngài, xá lợi được chia cho người và thần thánh. Tháp được dựng lên chứa xá lợi. Ngày nay người ta còn thấy những bảo tháp như vậy tại Sanchi và Amaravati ở Ấn Độ, tại Anuradhapura ở Sri Lanka, và tại Borobudur ở Indonesia.
. A Dục, vị hoàng đế Phật tử
Phật giáo bắt đầu hưng thịnh vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên, dưới sự bảo trợ của hoàng đế A Dục, vua đế quốc Magadhan bao phủ gần hết miền Bắc Ấn Độ. A Dục bỏ lối cai trị bằng quyền lực mà thiết lập một vương quốc cai trị theo Phật pháp. Bị ảnh hưởng bởi thuyết giảng của Tăng Đoàn, Ngài bày tỏ ý muốn bảo vệ và làm cho dân sung sướng; thúc đẩy và tưởng thưởng cho hành vi nhân từ (từ bi). A Dục khánh thành nhiều công trình công cộng kỷ niệm Đức Phật và chủ trương tăng số bảo tháp lên và hết lòng sùng bái những tháp xá lợi này. Những quan điểm và lễ nghi mà qua đó Ngài cố thực hiện tư tưởng Phật giáo, ghi trong những chiếu chỉ nổi tiếng của Ngài, được khắc lên những bia đá và những trụ khắp lãnh thổ của Ngài.
Thế giới Phật giáo: “Tất cả đều đau khổ”
Phật pháp, trên tất cả, đưa ra một giải pháp cho vấn đề cơ bản của con người. Theo Phật giáo, sự hiện hữu của con người hàm chứa sự kiện vô thường: không có hạnh phúc nào, và cũng chẳng có gì khác, kéo dài mãi mãi, mà luôn luôn là đau khổ và cái chết. Bước đầu tiên trên Phật đạo dẫn đến thức tỉnh là phải nhận thức điều này là vấn đề trước hết trong sự sống của con người, phải thấy rằng tất cả đều khổ đau. Đây không phải là quan sát tiêu cực, vì trong khi ý thức tính phổ biến của khổ, Phật giáo đưa ra một giải pháp là Con Đường Chấm Dứt Khổ. Chính Đức Phật đã mô tả đặc điểm giáo lý của Ngài: “Ta chỉ dạy về khổ và cách dứt khổ”.
Khổ được thể hiện qua ba hình thức. Hình thức thứ nhất đơn giản là khổ “thường”, gây cho con người khi thân xác bị đau đớn. Nó cũng là nỗi đau tinh thần: sầu buồn vì không được điều mong muốn; buồn khi xa cách người yêu mến hoặc mất đi những hoàn cảnh sung sướng. Nó cũng là nhiều tình huống đau đớn mà rõ ràng người ta phải gặp: sinh, già, và chết. Nền tảng của hạnh phúc là ý thức rằng không có thú vui hoặc khoái lạc nào thường hằng. Sớm hoặc muộn, sự thăng trầm của cuộc đời sẽ đem lại sự thay đổi. Có một câu trong Phật giáo nói rằng ngay trong tiếng cười cũng có tiếng khóc, vì rằng tất cả tiếng cười đều vô thường. Tính chất bất ổn này nằm trong loại khổ thứ hai, là sự bất mãn vì thay đổi.
Có thể hình như chỉ cái chết mới chấm dứt đau khổ, nhưng thực ra chết cũng là một hình thái của khổ. Theo Phật giáo, vũ trụ vô cùng rộng lớn so với cái thế giới vật lý trước mắt có thể nhận thức được bằng giác quan, và chết chỉ là một phần trong chu trình tái sinh bất tận (samsara). Chết tự nó không đem đến sự nghỉ ngơi nào cả vì những hành vi lúc sinh thời để lại những hậu quả cho những kiếp sau, xa cách cái chết nhiều - giống như những hành động có ý thức trong những kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại.
Loại thứ ba của khổ là sự tương tác di truyền của hành động và nghiệp, vượt quá tầm nhìn và kinh nghiệm của con người. Trong ý nghĩa này, khổ áp dụng cho vũ trụ với tổng thể của nó và không một sinh linh có tư duy nào - con người, thần linh, quỉ, thú vật hoặc sinh vật trong địa ngục - thoát khỏi nó. Như vậy khổ không những nói đến sự đau khổ hàng ngày mà còn nói về thế giới cụ thể với những hình thái đau khổ có thể có và hình như vô tận. Không có sự diễn dịch đơn giản nào có thể lột tả đầy đủ ý nghĩa.
Mục tiêu của Đạo Phật là sự chấm dứt chung cuộc và hoàn toàn mọi hình thức khổ và nhờ vậy đạt được niết bàn, nghĩa là, diệt hết tham, sân, và si là những thứ trói buộc con người vào vòng sinh tử. Theo đó, Đức Phật và những ai đã giác ngộ không chịu khổ, mà cũng không “lăn lộn” trong vòng luân hồi, vì họ không bao giờ còn tái sinh nữa.
“Khổ” là tính chất tổng quát của vũ trụ, nhưng sự nổi trội của nó biến thiên theo “cảnh giới tồn tại” khác nhau. Ở Cõi Giới Tịnh Độ nơi các đại thánh cư ngụ, ít đau khổ hơn Dục Sắc Giới (World of Sense-Desize) nơi cư ngụ của các thần thấp hơn, con người và các sinh vật khác. Giống như Đức Phật, khi quán thế là Ngài đã vào Dục Sắc Giới; cũng thế, con người có thể vào Tịnh Độ Giới. Điều này thường đuộc thực hiện bằng thiền định, qua những mức độ thâm nhập khác nhau. Hình thức đặc thù của khổ trong tình huống này là không trường tồn do thiền gia không có khả năng duy trì trạng thái nhập định lâu. Để đạt được hạnh phúc lâu dài, mỗi cá nhân phải cố gắng hiểu được những quá trình vận hành tổng thể vũ trụ, tức là, tái sinh và và nghiệp, và chúng có thể bị ảnh hưởng như thế nào.
. Mandalas (Những vòng tròn)
Mandalas vừa là sự miêu tả có tính biểu tượng của thế giới Phật giáo vừa là trợ cụ thiền chứng nhận sự kiện rằng trong Đạo Phật không có sự phân chia rạch ròi giữa vũ trụ học và tâm lý học. Là vũ trụ đồ, chúng thể hiện bản đồ vũ trụ; là trợ cụ thiền, chúng thể hiện những dụng cụ tâm lý, giúp thiền giả rút kinh nghiệm về những trạng thái khác nhau của tinh thần. Bằng cách tập trung vào một mandalas, mỗi người có thể tiến đến hiểu biết thực thể của thế giới như nhà Phật nhận thức.
Mandalas, có những hình dạng khác nhau, thường là hình hai và hình ba chiều. Thúy biến thiên từ những hình ảnh tạm thời trên cát, đến những bức tranh và những kiến trúc khổng lồ bằng đá. Những cái đĩa màu đơn giản cũng có thể làm trợ cụ thiền.
. Tái sinh và nghiệp
Ý niệm tái sinh không phải là duy nhất đối với Đạo Phật, nhưng nó có vai trò quan trọng trong cả lý thuyết lẫn thực hành của đạo này. Được biết chính Đức Phật đạt tới niết bàn sau một chuỗi dài tái sinh, và trong đêm giác ngộ theo Kinh Điển Pali, Ngài nhớ lại hơn 100.000 tiền kiếp.
Tất cả sinh linh đều bị tái sinh liên tục trong vòng luân hồi bất tận. Sinh ra không phải là khởi đầu thì chết đi cũng chưa phải chấm dứt, vì tất cả chúng sinh “lang thang” qua chuỗi nhập thể tiếp nối nhau: các đấng phạm thiên có thể trở thành người, người có thể trở thành phạm thiên; súc sinh có thể trở thành người hoặc ngạ quỷ, v.v... Những loài tiến cao hơn, như Bồ Tát, có thể né tránh những lần tái sinh không thuận lợi; chỉ có Phật hoặc La hán là đã thoát hẳn vòng luân hồi, vì sau kiếp cuối cùng, họ không còn tái sinh nữa.
Vô số loài có tri giác phải qua vòng luân hồi ở hệ thế giới mà số lượng “nhiều như cát trên bờ sông Ganges”. Mỗi hệ thế giới lại chia làm ba “cõi giới spheres of existence”. Thô lậu nhất trong những cõi giới này là cõi giới Dục Sắc, được cảm nhận bởi 5 giác quan và là nơi cư ngụ của thần cấp thấp, người, thú vật và ma quỷ. Tinh truyền hơn là Cõi Giới Thanh Tịnh (Tịnh Độ) nơi các thần lớn hơn cư ngụ. Cõi này thương ứng với tứ thiền và thần ở đây không có xúc giác, vị giác và khứu giác. Tinh tuyền nhất là cõi Vô Sắc Giới, cõi hoàn toàn tri giác, cõi của “hư không”. Những thành thánh đạt đạo cao hơn được sinh vào cõi này, là cõi mà sự tái sinh đã chấm dứt. Nhưng dù như vậy, sinh linh ở đây cũng mới chỉ đến được “đỉnh tối cao của sinh tồn” chứ chưa đạt niết bàn. Mỗi hệ thế giới kéo dài vô lượng kiếp (aeon). Quyển Samyutta Nikaya trong Kinh Tạng Pali, thuộc một phần của những bài thuyết pháp của Đức Phật, giảng rằng một núi đá hoa cương cao 11,25 km, khi nào được mài mòn hết bằng một mảnh vải lụa thì một “vô lượng kiếp” mới qua đi.
Không phải mọi giáo phái Phật giáo đều đồng ý với sự tính toán về vũ trụ học này, nhưng tất cả nhất trí rằng tái sinh không phải là việc ngẫu nhiên. Một vật thể vật chất bị định luật nhân quả vật lý chi phối, cũng vậy, sự phát triển “tâm linh” cũng bị chi phối bởi luật “thiên nhiên”, nghiệp, vốn hiện hữu trong vũ trụ. Theo luật nhân quả, mỗi hành động sẽ “chín mùi” thành kết quả. Luật nhân quả tự nó không là luân lý, cũng không là báo thù, báo ân, mà chỉ là một khía cạnh của những yếu tố cấu thành Luân Hồi. Không phải luật nhân quả, bất cứ cuộc nói chuyện về giác ngộ nào đều vô nghĩa: một người có thể không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển (tâm linh) của y.
Nghiệp vận động trên những hành động cố ý và tạo ra ấn tượng hoặc khuynh hướng mà nó có mang theo “quả” sẽ “chín” theo thời gian. Những ảnh hưởng của nó không những giới hạn trong kiếp hiện tại mà còn tác động lâu dài đến sự may mắn hoặc bất hạnh ở những kiếp tái sinh tương lai. Truyện Milindapanha (khoảng thế kỷ 1-2 sau Jesus) là một cuộc đối thoại giữa sư Nagasena và vua Milinda, Nagasena giảng giải rằng tác nghiệp nối kết với hậu quả giống như hột xoài liên kết với quả xoài. Một người ăn trộm quả từ cây của một người khác thì đáng bị đánh đòn dù rằng y không lấy hột của cây, bởi vì đã không có cái quả cho y lấy nếu người kia đã không trồng hột.
Nghiệp báo có thể bị ảnh hưởng bởi hành động tốt hoặc xấu, để rồi có được kết quả đẹp đẽ hoặc tồi tệ. Điều này làm nổi lên những mặt tâm lý và đạo đức của nghiệp. Mọi hành động cố ý đều đi kèm một loại tình trạng tâm lý. Nếu những trạng thái tâm lý này có nguồn gốc tâm từ trí tuệ, và vô cầu, chúng được coi là có luân lý và có lợi về nghiệp quả. Còn nếu không trạng thái tâm lý xuất phát từ tham, sân, si, chúng là vô luân, và có thể đưa đến nghiệp xấu. Thí dụ, mặc dù hành động từ bi là có luân lý mạnh mẽ, nó còn tùy thuộc thái độ đằng sau hành động ấy - chỉ là sự thân thiện thường thường hay là tình thương sâu sắc - mà “nhân nghiệp” sẽ sinh “quả nghiệp” tương xứng. Tóm lại, mục tiêu của Đạo Phật là dạy các loài hữu tình dập tắt dần dần ngọn lửa tham, sân, si, để nhờ đó, chấm dứt gây ra ác nghiệt, rồi cuối cùng dập tắt nó hoàn toàn, chứng nghiệm niết bàn.
Nghiệp quan trọng đối với kiếp người vì đa số hành động tốt, xấu được thực hiện ở cõi giới con người. Thần thánh hưởng kết quả từ thiện hành của họ từ trước. Những sinh linh bị tái sinh ở những cõi giới kém dưới cõi người thì chỉ ở trong phạm vi nhỏ có thể tác nghiệp tốt hoặc xấu. Vì nghiệp vận hành theo đường của nó, những sinh linh kém may mắn này cuối cùng có thể được dịp tái sinh thuận lợi hơn.
Tứ Diệu Đế
Một đoạn nổi tiếng tron sách Majjhima Nikaya thuộc Kinh Tạng Pali, cho biết Đức Phật vì giáo lý của Ngài với chiếc bè, Ngài nói, giả như có một người khách viễn du đến một dòng sông rộng. Bờ anh ta đứng thì đầy nguy hiểm và đe dọa, trong khi bờ bên kia an toàn, bình yên, và an tâm. Không có cầu cũng không có thuyền, nên anh ta làm một cái bè. Khi sang tới bờ bên kia, anh ta nên làm gì? Anh ta có nên mang theo cái bè là vật đã hữu dụng cho anh, để nó thành một thứ trở ngại cho mình hay là anh ta nên vất nó đi sau khi sang sông? Cái bè, Đức Phật nhận xét, chỉ là phương tiện, đừng níu bám lấy nó - cũng vậy đối giáo pháp của Ngài. Nó chỉ là phương tiện để học hỏi và rèn luyện.
Giáo lý của Đức Phật được diễn tả súc tích nhất trong Tứ Diệu Đế (4 chân lý quí giá), một “công thức” rất phổ biến trong Đạo Phật.
Những chân lý này, nói về khổ và sự chấm dứt khổ, phản ánh nội dung giác ngộ của Phật. Theo truyền thuyết, Ngài thuyết pháp “Tứ Diệu Đế” cho 5 vị cùng tu khổ hạnh trước kia, ở vườn Lộc Uyển (vườn Nai), gần Sarnath. Bài thuyết pháp này được gọi là “Chuyển Pháp Luân” và tạo nên một trong những giáo lý cơ bản nhất của Đạo Phật.
Chân lý thứ nhất là sự thật về khổ. Đức Phật nói rằng tất cả mọi thứ là khổ: sinh, già, bệnh, chết, chia ly, ước muốn không đạt, hư hoại - trạng thái của tất cả các hiện tượng thay đổi thường xuyên, có nghĩa bất cứ gì trải qua dù thú vị hay đau đớn, là khổ. Khổ là tình trạng tổng quát của vô thường, mà nó ảnh hưởng đến mọi vật. Ngay cả “Tôi” hoặc “Tự Ngã” đều không kéo dài vì trong thực tế, nó là sự lầm lẫn sinh ra từ sự hình thành khái niệm sai lầm. Thuyết “vô ngã” này là một trong ba đặc tính của vật hữu tình - hai đặc tính kia là khổ và vô thường.
Chân Lý Thứ Hai, nguyên nhân khổ, giảng rằng khổ trỗi lên từ sự mê luyến những thứ như khoái lạc nhục thể, có nhiều hơn hoặc ít hơn, sự sống hoặc sự tự hủy. Sự mê đắm, hoặc tham, là một phần trong vòng 12 duyên nghiệp của Lý Duyên Khởi, sinh ra từ cảm giác, cảm giác sinh ra từ tiếp xúc giác quan, tiếp xúc giác quan sinh ra từ 6 cơ quan cảm giác, 6 giác quan sinh ra từ trí óc và hình hài, trí óc và hình hài sinh ra từ ý thức, ý thức sinh ra từ hình thể, hình thể sinh ra từ vô minh, vô minh sinh ra từ khổ, khổ sinh ra do sinh, sinh sinh ra do thành, thành sinh ra từ thu giữ, thu giữ sinh ra từ mê luyến, và cứ thế lại quay vòng vòng. Là một trong những nguyên lý được tán dương nhất của Đạo Phật, Lý Duyên Khởi hàm chứa nhiệp, nhân quả, biến dịch và tự nguyện, và con đường mà tất cả những hiện tượng được sinh ra tồn tại. Nó thường được mô tả là khởi đầu của vô minh.
Chân Lý Thứ Ba, “Diệt Khổ”, nói rằng chấm dứt khổ, sự giải thoát tối cao và cuối cùng, là phải dập tắt lửa tham, sân, si - khi ấy loại trừ được nguyên nhân khổ. Khi hiểu thấu đáo Lý Duyên Khởi và rút ra được những hậu quả của nó, khi vòng xích bị chặt đứt và sự mê đắm dẫn đến luân hồi được loại trừ, thì khi ấy sự chấm dứt hoàn toàn và rốt ráo khổ mới đạt được. Đức Phật gọi Chân Lý Thứ Ba là “Sự Ngừng Lại”. Điều này không giống niết bàn. Niết bàn không phải là tác dụng do một nguyên nhân nào gây ra, vì nếu nó có nguyên nhân, tất sinh hậu quả, thế là lại rơi vào Lý Duyên Khởi, nên không thể là một phương tiện thoát khỏi “bàn tay” của nghiệp và luân hồi.
Chân Lý Thứ Tư là Bát Chánh Đạo, đưa ra những yếu tố dẫn đến diệt khổ: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chính tin tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến, và chánh tư duy. Tám yếu tố này xác định ba điều cơ bản trong việc rèn luyện tâm linh Phật giáo gồm tác phong luân lý, định tâm và tuệ giác.
Người ta thường giảng giải Tứ Diệu Đế theo cách dùng một ngụ ngôn y học. Ở Chân Lý 1, con người được chẩn đoán mắc bệnh khổ. Chân Lý 2 cho biết mê luyến là nguyên nhân căn bệnh này. Chân Lý 3 dự báo bệnh, cho biết bệnh có thể chữa khỏi. Cuối cùng, Chân Lý 4 kê toa, dùng thuốc “Bát Chánh Đạo” để hồi phục sức khỏe bệnh nhân.
Cũng có thói quen liên hệ một số hoạt động với Tứ Diệu Đế, Chân Lý 1 đã được “lĩnh hội đầy đủ”. Chân Lý 2 cần được tiêu trù: nó đòi hỏi mê đắm phải được dập tắt. Chân Lý 3 phải được nhận thức và biến thành thực tế. Và Chân Lý 4 là trau dồi, “được chuyển thành hiện thực”, tức là tuân thủ và giữ lấy. Toàn bộ Phật pháp có thể coi như là bản chi tiết của Tứ Diệu Đế.
. Con đường dẫn đến diệt khổ
Một lần, sư Malunkyapuha hỏi Đức Phật những câu rắc rối về bản chất vũ trụ, linh hồn và số phận của một vị Phật sau khi hóa sinh. Đức Phật bảo thầy ấy rằng khi hỏi những câu hỏi này, thầy đã hành động như một người bị mũi tên bắn trúng mà cứ từ chối chữa thương cho đến khi y biết được ai đã bắn y, người ấy thuộc giai cấp nào, từ đâu đến và dùng loại tên gì. Chắc chắn nạn nhân chết trước khi các vấn đề được giải đáp. Một giáo lý thực hành căn bản, tức con đường của Đức Phật, tránh sự suy đoán mà chỉ tập trung vào những vấn đề dẫn đến đời sống thánh thiện và đến sự chấm dứt khổ, còn tất cả những điều khác là không thích hợp.
Bát chánh Đạo nằm Diệt Khổ, được liệt kê trong Tứ Diệu Đế, là phương thuốc của Đức Phật dùng để chữa khổ cho tất cả chúng sinh. Nó thường được phân ra làm ba thành phần là Giới, Định, và Tuệ (Shila, Samadhi, và Prajna). Một phương pháp khác để nhận ra con đường là hạnh bố thí (dana). Dana ở dưới shila, nhưng đổi lại, nó làm cho một người có thể đi vào những ước muốn cao hơn.
Shila, samadhi, và prajna (Giới, Định, Tuệ) là cốt tủy của việc rèn luyện tâm linh Phật giáo và không thể tách biệt. Thúy không những bổ sung cho nhau như những cánh hoa đối với đóa hoa mà còn hòa trộn vào nhau như “muối trong biển” - một sự so sánh nổi tiếng của Phật giáo.
Shila (Giới luật), được mô tả trong Bát Chánh Đạo là “chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng”, liên quan đến những điều luân lý bắt buộc thông thường như cấm nói dối và sát sinh. Trong thực hành Đạo Phật hàng ngày, Shila theo sau bố thí vì bố thí được coi là hành động đạo đức chủ yếu. Dana cao hơn từ thiện hoặc độ lượng (hào phóng) vì nó có ý nghĩa tôn giáo nghiêm túc. Mục tiêu nó nhắm vào là Tăng Đoàn (shanga) và nó là một phúc hạnh lớn cho tín đồ cúng dường tăng ni những nhu yếu phẩm thường ngày như thực phẩm, chỗ ở, quần áo, và thuốc men. Thành viên của Tăng Đoàn cũng thực hành dana bằng cách chia sẻ món quà lớn nhất, đó là dạy giáo pháp.
Người ta trau dồi Shila bằng cách tuân theo ngũ (5) hoặc thập (10) giới. Cả tín đồ và Tăng Đoàn thực thi “Ngũ Giới”, nhấn mạnh tất cả đạo đức Phật giáo: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không uống rượu hoặc dùng ma túy. Tăng và ni thực hành thêm 5 giới nữa. Những giới này không chỉ được tuân thủ trong thực hành mà còn được đem vào, như lời thề nguyện, trong lễ tụng.
Thành phần thứ hai của Bát Chánh Đạo, hoàn thiện Định (samadhi), liên quan đến “chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định”. Được trau luyện trong yoya và thiền, samadhi không phải cái thay thế cho đạo đức, cũng không phải điều thêm vào bắt buộc. Giống như các tôn giáo khác ở Ấn Độ, Đạo Phật quan niệm tinh thần như là phương tiện quan trọng cho sự giải thoát và nhấn mạnh vào việc rèn luyện tinh thần đúng đắn. Chánh tinh tấn nhắm vào việc sản sinh ra những trạng thái lành mạnh của tinh thần và ngăn ngừa những trạng thái yếu đuối của tinh thần. Chánh niệm phát triển, nhận thức về những cảm xúc, và về những hoạt động thân, tâm. Việc rèn luyện này dẫn đến chánh định trong thiền, tức là đạt được trạng thái ngây ngất khác nhau của ý thức, đem đến một niềm vui to lớn.
Thành phần cuối của Bát Chánh Đạo, “chánh kiến và chánh tư duy”, làm nên Trí Tuệ (Prajna). Đạt được prajna, và xâm nhập thẳng vào thực thể của sự vật thì tương đương với giải thoát trong Đạo Phật. Prajna phải đi sau shila và samadhi và thường được phát triển từ cách thực hành thiền quán nội tâm độc nhất của Phật giáo. Việc tìm kiếm prajna có thể cũng liên quan đến sự khảo sát thuộc triết học và nhận thức về Pháp và về cách thức thế giới vận động. Trong những ý nghĩa chuyên môn hơn, chánh kiến là sự thấu hiểu Tứ Diệu Đế và chánh tư duy là yêu mến tính nhân từ và lòng trắc ẩn, giải phóng trí óc khỏi tính dâm đãng, ác tâm và ác tính.
Thiền quán tĩnh lặng và thiền quán nội tâm (Calm meditation and insight meditation)
Thiền Phật giáo (bhavana) đặt cơ sở trên hai phương pháp là shamatha (calm: tĩnh lặng) và vipashyana (insight: nội tâm), cả hai đều là những phương tiện cần thiết trên con đường 8 nhánh tiến đến chấm dứt khổ. Thiền quán nội tâm nhằm đạt sự tĩnh lặng và định tâm, và nhằm nâng cao chủ thể thiền đến điểm trừu tượng. Sau khi những chướng ngại đã được dẹp xong, tấm “thấm nhập” vào một ý niệm trừu tượng của chủ thể - sự thấm nhập này gọi là nhập thiền (dhyana), tức là trạng thái vĩnh cửu, bất biến. Các “trợ duyên” khác nhau đưa đến sự nhập tâm khác nhau. Người mới tập có thể định tâm (tập trung) vào một cái dĩa màu, còn người đã biến cao hơn có thể chú tâm vào sự hồi tưởng về Đức Phật.
Thiền quán nội tâm (vipashyana) nhằm thực hiện được Tuệ. Điều này cũng được lĩnh hội dần dần rồi sau cùng mới đạt, qua sự nhập tâm của thiền quán tĩnh lặng. Người thực hành đi thẳng vào ba hiện tượng giới, là vô thường, khổ, và vô ngã.