Bệnh tật và cái chết của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam Bài dưới đây là một chương trích trong cuốn sách nhan đề Bệnh tật và cái chết của các văn gia thi gia… Sách thuộc loại “lịch sử y học”, một môn học mới được công nhận tại Y khoa Đại học Sài Gòn, mà tác giả là giảng sư. I. Thân thế và sự nghiệp văn chương
- Thân thế: Sinh ngày 25 tháng 7 năm Bính Ngọ (1906) tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Bắc Việt. Ông bà nội gốc người Cẩm Phổ, Quảng Nam, ông bà ngoại người gốc Huế. Vì làm tri huyện ở Cẩm Giàng, Hải Dương nên dời gia đình ra đấy. Chết ngày 7-7-1963, tại Sài Gòn.
- Văn nghiệp: Chúng ta có thể chia các tác phẩm của Nhất Linh ra các loại:
- Tiểu thuyết lý tưởng: Nho phong (1924), Quay tơ (1925).
- Tiểu thuyết tranh đấu xã hội: Đoạn tuyệt (1935), Lạnh lùng (1937), Đôi bạn (1938).
- Tiểu thuyết tâm lý: Bướm trắng (1941), Nắng thu (1942), Dòng sông Thanh Thuỷ, Ba người lữ hành (1960), Chi bộ hai người (1960-1961), Vọng quốc (1961), Sống dở dang, Hai buổi chiều vàng, Đi Tây (du ký vui).
- Viết chung với Khái Hưng: Anh phải sống, Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió (1934); và một số tác phẩm đang soạn chưa xuất bản.
- Một là mục đích chính trị, ông định tự tử vào ngày “song thất” [1] để gây một tiếng vang trên thế giới và đánh một đòn nặng vào chính thể Ngô Đình Diệm.
- Mục đích thứ hai là để thoả mãn cái sở cầu thiên tính nghệ sĩ của ông. Ông vừa uống rượu Whisky vừa uống thuốc ngủ. Phải chăng ông muốn một cái chết say sưa, êm đềm và cũng vui như một giấc mơ của Thanh trong Dòng sông Thanh Thuỷ vậy.