Trong những hoàn cảnh nhất định, có lúc mọi người sẽ gặp phải vấn đề khó ngoài ý muốn và rơi vào cảnh khó xử. Với những vấn đề khó trả lời này bạn nhất định không được buông xuôi, phải hiểu bản chất vấn đề, suy rộng vấn đề và nên tìm cách giải quyết. Ví dụ như, làm cách nào để chuyển vấn đề khó này cho đối phương trả lời, để đối phương khó ứng phó, từ đó khiến mình khéo léo thoát hiểm. Sách lược như vậy trong quân sự cũng thường dùng, đó là cách chuyển công thành thủ. Chúng ta đều biết, các câu hỏi của vua chúa rất khó trả lời, chỉ có chút không phù hợp với tâm ý của các ngài thì cũng có thể rơi đầu. Do đó, ngày xưa có câu nói: “Thân vua như thân với hổ“. Những cận thần của nhà vua chỉ có ứng đối linh hoạt mới có thể tránh được tai hoạ. Tuy trả lời những câu hỏi của nhà vua là việc vô cùng khó nhưng trong lịch sử đã có không ít người trả lời một cách khéo léo câu hỏi của các ngài, bởi vì họ đã khéo léo xin gán tội vấn đề khó. Xin đơn cử một vài ví dụ: Lưu Dung khéo léo trả lời Càn Long Đại thần đời Thanh là Lưu Dung rất đa tài, giỏi ứng biến bằng lời, là một người tài giỏi nổi tiếng thời vua Càn Long. Hoàng đế Càn Long rất phục tài của ông, nhưng có lúc cũng đưa vấn đề khó để “thử“ ông. Một hôm, Càn Long hỏi Lưu Dung: “Ái khanh, 'Trung hiếu’, hai từ này giải thích như thế nào?” “Cái gọi là “trung“ cũng chính là vua muốn thần chết, thần không thể không chết; cái gọi là “hiếu” chính là cha muốn con chết, con không thể cãi lời.“ Lưu Dưng lập tức trả lời. Hoàng đế Càn Long mỉm cười, lập tức nói: “Ta với tư cách là vua, lệnh cho khanh lập tức đi chết!“ Vừa nghe, Lưu Dung trong lòng thầm kêu khổ, biết mình đã rơi vào tròng của đấng vạn tuế. Đầu mày ông khẽ nhíu lại, trả lời với chút miễn cưỡng: “Thần tuân chỉ.“ Nói rồi quay người đi. “Khanh định đi chết thế nào!“ Càn Long gọi với theo Lưu Dung. “Nhảy sông!“ Lưu Dung đáp. “Được, khanh đi đi?“. Sau khi Lưu Dung đi, Càn Long dõi theo bóng dáng của Lưu Dung xa dần, trong lòng thầm cười tự đắc và muốn xem Lưu Dung sẽ thốt ra lời nói vui nào. Lưu Dung cũng biết hoàng đế hoàn toàn không có ý muốn mình chết, chẳng qua chỉ muốn đem mình ra làm trò cười khiến mình khó xử mà thôi. Làm thế nào giải quyết vấn đề khó này đây, nhảy sông sẽ làm cả mình ướt sũng, trông sẽ khốn đốn vô cùng, há chẳng phải khiến hoàng đế vui cười đó sao? Nếu không nhảy sông thì là kháng chỉ. Làm sao có thể nghĩ ra cách vẹn toàn đây? Vừa có thể không nhảy sông mà không để Càn Long cảm thấy Lưu Dung kháng chỉ? Khi đến bờ sông, bỗng nhiên một kế sách hiện ra trong đầu ông. Chỉ nhìn ông ở bên bờ sông làm một động tác muốn nhảy sông, tuy nhiên ông hoàn toàn không nhảy xuống sông. Thoắt một cái đã chạy trở lại. Hoàng đế Càn Long đều nhìn thấy toàn bộ, đợi Lưu Dung quay trở lại, Càn Long hỏi ông: “Lưu Dung. trẫm nói là khanh đi chết, tại sao vẫn chưa đi chết, phải chăng là chữ “trung“ trong khanh không còn nữa?“ “Thần không dám.“ Lưu Dung bình tĩnh trả lời, “thần đến bên sông, khi đang muốn nhảy xuống sông, không ngờ có một người từ dòng sông xuất hiện, thần vừa nhìn chợt thấy người đó chẳng phải là Khuất Nguyên đại phu nước Sở hay sao? Khuất Nguyên nói với thần. “Lưu Dung, ngươi sai rồi! Năm đó Sở vương là hôn quân. Ta không thể không chết, ta lấy cái chết để báo quốc? Nhưng ngày nay hoàng thượng thánh minh như vậy, ngươi nhảy sông tự tử, cốt để vớt danh là trung thần há chẳng phải khiến hoàng thượng giống như tội danh “hôn quân“ sao? Thần nghĩ cặn kẽ thấy lời nói của Khuất đại phu rất có đạo lý, thần cam chịu là kẻ bất trung chứ không thể để hoàng thượng mắc vào tội danh bức tử trung thần? Bây giờ thần đành quay trở lại nghe hoàng thượng xử tội.“ Càn Long nghe rồi cười thật lớn: “Đúng là miệng lưỡi sắc nhọn của kẻ lừa bịp, trẫm phục khanh rồi.“ Sau khi Lưu Dung chuyển vấn đề khó xử sang cho Càn Long, bản thân ông đã thoát hiểm, bởi vì hoàng đế chỉ muốn thử ông chứ không muốn thành hôn quân. Do đó Lưu Dung đã thoát khỏi một cửa ải. Đông Phương Sóc nói đùa rượu trường sinh Đông Phương Sóc thời Tây Hán trong lúc sinh tử đã thông qua chuyển đổi vấn đề khó xử mà thoát hiểm. Duyên cớ của câu chuyện là như thế này: Hán Vũ Đế hy vọng được trường sinh bất tử, vì vậy đã hoang phí tiền của để tìm thuốc tiên đan kì diệu. Một hôm có một vị phương sĩ (người cầu tiên luyện đan) dâng cho Hán Vũ Đế một hũ rượu và hàm hồ nói là 'rượu tiên', còn nói xằng xiên là nếu uống rượu này vào sẽ có thể trường sinh bất tử. Hán Vũ Đế liền đem loại “rượu tiên“ có thể khiến con người trường sinh bất tử này cất giấu kỹ. Còn Đông Phương Sóc tìm cách lấy rượu vui vẻ uống. Sau khi Hán Vũ Đế biết chuyện đã nổi cơn thịnh nộ và quát tháo ra lệnh tả hữu các quan quân đem Đông Phương Sóc ra chém đầu. Đông Phương Sóc chỉ cười lớn không ngớt. Hán Vũ Đế quát hỏi: “Đông Phương Sóc, ngươi chết đến nơi rồi mà vẫn còn cười nỗi gì?“ Đông Phương Sóc trả lời: “Người phương sỹ nói rượu này có thể khiến con người trường sinh bất tử, nếu loại rượu này thật sự khiến con người trường sinh bất tử, hoàng thượng sẽ chẳng có cách nào giết nổi thần, nếu như bệ hạ giết thần rồi thì rượu này là giả, nếu hoàng thượng vì rượu tiên này mà giết thần thì chẳng phải người trong thiên hạ sẽ khinh bỉ và cười chê sao?“ Vũ Hán Đế ngừng hỏi, cảm thấy lời nói của Đông Phương Sóc có lý. Nếu rượu này là thật thì cũng không giết được Đông Phương Sóc, và nếu ngược lại là rượu giả thi quả thật vì hũ rượu giả mà giết hắn thì người trong thiên hạ sẽ khinh bỉ chê cười. Do đó, hoàng đế đã miễn tội cho Đông Phương Sóc. Trác Hoàng khéo léo cứu Nhâm Toạ Du Hoàng thời Chiến Quốc vận dụng cách gán ghép vấn đề khó xử giúp Nhâm Toạ thoát hiểm. Vào thời Chiến Quốc, nước Nguỵ đã thôn tính Trung Sơn, Nguỵ Văn Hầu phong phần đất mới cướp đoạt được này cho con trai mình. Một hôm, Nguỵ Văn Hầu hỏi quần thần: “Ta là một vị vua như thế nào?“ “Nhân quân“(bậc quân tử). Rất nhiều người đều trả lời như vậy. Duy có đại thần Nhâm Toạ tỏ ý khác: “Sau khi bệ hạ có được Trung Sơn, bệ hạ đã không phong đất cho tiểu đệ của bệ hạ mà lại phong đất cho con trai mình, như vậy có thể nói là “nhân quân“ sao?” Nguỵ vương nghe rồi giận tím mặt, Nhâm Toạ thấy thế vội vàng đi ra. Nguỵ vương càng không vừa ý, lúc đó không khí cả đại điện thật căng thẳng, trầm hẳn xuống. Một lát sau, Nguỵ vương chỉ Trác Hoàng hãy trả lời xem rốt cục thì vua là một vị hoàng đế như thế nào. Trác Hoàng trả lời: “Thần nghe nói, nếu bệ hạ nhân hậu, thì có đại thần bộc trực. Vừa rồi Nhâm Toạ nói rất thẳng thắn, dựa vào điều này thần cho rằng bệ hạ là vị vua nhân hậu.“ Nguỵ Văn Hầu nghe xong vừa thẹn vừa vui, vội vàng gọi Trác Hoàng mời Nhâm Toạ đến và đích thân hạ đường đến tiếp. Câu trả lời của Trác Hoàng thật khéo léo, khiến Nguỵ vương khó xử. Suy tính sự thẳng thắn của Nhâm Toạ, thì mình sẽ không xứng là vị vua nhân hậu còn nếu bỏ qua thì thực tế có áy náy không cam lòng. Cuối cùng tự nhiên chỉ có thể là “hai cái lợi chọn cái lợi nhiều hơn, hai cái hại chọn cái hại ít nhất“, và tha thứ cho việc của Nhâm Toạ. Còn có một người thông minh thế này, anh ta sử dụng cách chuyển biến vấn đề khó khiến mọi người ngơ ngác, mắt mở to nhìn tiền đánh bạc của mình bị người khác cầm đi mất. Đây là câu chuyện thông minh của ông Sitners. Sitners thông minh Ông Sitners là người Thái Lan, đã từng làm quan chức trong cung điện Thái Lan. Bởi vì ông thông minh giỏi ứng biến, đa mưu túc trí nên được vua sủng ái, điều này đã khiến các quan viên khác rất bất mãn. Có một ngày, trước khi lên triều, một vị quan hỏi ông: “Nghe nói, ông rất thông minh, có thể nhìn thấu tâm tư người khác, tôi hỏi ông, ông có thể đoán lòng tôi đang nghĩ gì nào?“ Sitners mỉm cười nói với viên quan: “Tôi có thể quan sát thấy được nội tâm của mỗi người các vị, bất luận mọi người suy nghĩ tính toán gì tôi đều biết được.“ Các đại thần trong điện đều cảm thấy ông nói lời không có giới hạn, nên toàn tâm hợp lực trừng phạt ông một trận. Thế là họ thương lượng đánh cuộc với ông, nếu như ông đoán được chính xác tâm tư của mỗi người thì mỗi người thua sẽ đưa ông một thỏi bạc; còn nếu ngược lại thì thua và phải đưa cho mỗi người một thỏi bạc. Đồng thời việc đánh cuộc này phải mời hoàng thượng làm chứng, họ muốn để ông xấu hổ trước mặt hoàng thượng và nhờ vậy muốn hoàng thượng không còn tín nhiệm và coi trọng ông. Người thông minh như ông sao lại không biết ý đồ của họ, nhưng ông đã chấp nhận điều kiện của họ. Việc đánh cuộc này được sự ân chuẩn của hoàng thượng. Lúc đánh cuộc bắt đầu, tất cả các vị đại thần đều giục ông mau nói ra tâm tư của họ. Ông liếc nhìn các đại thần một lượt rồi bình thản nói: “Điều nghĩ trong lòng của các vị đang ngồi là gì tôi đã rõ. Lúc này các vị đều nghĩ: Tư tưởng của tôi rất kiên định, cả đời của đời tôi đều phải trung thành với hoàng thượng, mãi mãi sẽ không phản bội, không mưu phản. Từ sâu thẳm trong lòng mọi người phải chăng là có tâm tư và tâm niệm như vậy? Vị nào không có tâm tư và tâm niệm như vậy xin lập tức đứng ra, tôi nguyện nhận thua và bị trừng phạt!“ Các quan đại thần nghe thế đều nhìn nhau, cứng họng không có lời nào để đối đáp lại, không ai dám đứng ra, đành nhận thua. Sitners đã rất thông minh chuyển vấn đề khó xử khiến các đại thần có miệng mà chẳng biện bạch được, lẽ nào họ có gan nói ông đoán sai, tức là họ muốn phản bội hoàng thượng, có mưu đồ tạo phản? Tuy lúc này họ không nghĩ việc gì trung thành với hoàng thượng nhưng họ càng không dám trước mặt hoàng thượng nói ra mưu đồ tạo phản. Do đó họ đành nhận thua, rốt cục là thua một thỏi bạc, nếu không thì mất mạng và tính mệnh của cả nhà cũng rất nguy hiểm, chỉ có kẻ ngu ngốc mới muốn làm như vậy đúng không? Cách chuyển việc khó xử này sang một người trái ngược khác thì ở trong cuộc thi hùng biện cũng thường vận dụng, sau này sẽ phải nói đến. Người dân lao động trí óc cần cù cũng có rất nhiều câu chuyện về vận dụng cách gán vấn đề khó xử này. Xin hãy xem câu chuyện được kể ra dưới đây. Nông phu và quốc vương Trước đây có vị quốc vương khoác loác rằng đã nghe tất cả các câu chuyện trên khắp thế gian này. Để phô trương mình “biết nhiều hiểu rộng“, quốc vương đã ban ra một đạo chiếu thị, nếu như ngày thường có thể kể một câu chuyện mà quốc vương chưa từng nghe qua thì sẽ được lấy công chúa độc nhất của ngài và còn thưởng nghìn lượng vàng. Tin tức truyền đi, ngày ngày thường có rất nhiều người kể câu chuyện cho quốc vương, nhưng quốc vương mỗi khi nghe xong một câu chuyện đều lắc đầu và nói: “Ồ, đã nghe qua lâu rồi.“, mọi người đều chẳng biết làm cách nào. Quốc vương nhìn người nông phu ăn mặc rách rưới thì không muốn để ý, nhưng không thể không tỏ vẻ nhẫn nại để nghe. Người nông phu bình tĩnh kể: Ngày xửa ngày xưa đã lâu rồi, tổ tiên của bệ hạ nợ tổ tiên của tiểu nhân một túi tiền lớn, đến tay cha của bệ hạ thì tiền lãi của túi tiền này tăng lên rất nhiều và nợ càng nhiều thêm, đến bệ hạ, bệ hạ không những nợ tiền tiểu nhân nhiều hơn cha của ngài mà còn nợ tiểu nhân một người con gái?“ Người nông phu kể xong, vẻ mặt rạng rỡ hỏi: “Bệ hạ, câu chuyện này ngài đã nghe chưa? Quốc vương mặt biến sắc tức giận. Nhưng lời hứa của quốc vương thì nhà nhà đều biết rõ, và để duy trì “Uy vong và chữ tín“ của mình, quốc vương đành phải gả con gái độc nhất cho người nông phu và thưởng cho anh một ngàn lượng vàng. Người nông phu khéo léo vận dụng cách gán vấn đề khó xử khiến quốc vương ngậm bồ hòn chẳng dám kêu ca, có nỗi khổ mà chẳng dám nói. Người nông phu biết trước đây ai cũng kể những câu chuyện mà quốc vương chưa từng nghe qua, nhưng vì uy quyền của quốc vương nên khi quốc vương phủ nhận thì chẳng dám phản bác. Cách duy nhất là phải khiến quốc vương không thể nói là “đã từng nghe qua“, bởi thế cần chuyển vấn đề khó xử sang quốc vương khiến ngài không có cách nào trả lời. Câu hỏi khó của người nông phu thật khéo léo, nếu như quốc vương đã từng nghe nói qua câu chuyện này thì tức là thừa nhận nợ người nông phu một túi tiền và một cô con gái, cho dù thừa nhận thì danh tiếng cũng không tốt. Làm sao mà nợ lại không trả, hèn gì người nông dân nghèo như vậy, hoá ra là có một túi tiền ở chỗ quốc vương! Còn nếu như nói “chưa nghe qua“. quốc vương cũng phải gả con gái và phải đưa cho người nông phu một túi vàng lớn bởi vì quốc vương công bố trên cáo thị rất rõ ràng nếu như ai kể một câu chuyện mà quốc vương chưa từng nghe qua thì quốc vương sẽ gả con gái cho và tặng cho một túi vàng lớn. Giấy trắng mực đen không thể thay đổi, dù thế nào thì con gái và tiền vàng phen này cũng mất mà còn mất mặt nữa, nếu nói mình chưa nghe qua thì thuận theo lòng người, hơn nữa chứng minh uy phong và chữ tín của quốc vương nói một là một.“ Xin hãy xem Iso, biểu tượng của trí tuệ Hi Lạp cổ đã chuyển vấn đề khó xử khéo léo như thế nào để giúp chủ của mình thoát hiểm. Iso trí tuệ cứu chủ Iso là một người nô lệ của Hy Lạp cổ, anh ta cực kỳ thông minh, ứng biến linh hoạt, giỏi hùng biện. Có một lần người chủ của Iso say rượu nói ngông cuồng là có thể uống một cái cạn cả nước biển. Lúc đó, rất nhiều người giễu cợt anh ta là loạn ngôn, anh ta nổi giận mang cả gia sản của mình (bao gồm những người nô lệ mà anh ta có) để cá cược nhiều người tự nhiên hi vọng, đây chẳng phải là tự nhiên được hưởng lộc lớn sao? Ai lại có thể uống cạn nước biển cơ chứ? Ngày hôm sau, khi người chủ của Iso tỉnh lại, thấy mình đã lỡ lời, trong lòng rất tức giận, thế là hết rồi, toàn bộ gia tài của mình lập tức thuộc về người khác. Nhưng việc chủ của Iso đánh cuộc với người khác sớm đã đồn ầm cả lên, mọi người trong thành phố đều biết và dồn đến bên bờ biển muốn tận mắt xem anh ta làm thế nào uống cạn nước biển. Lúc này người chủ chịu bó tay không có cách gì, đành phải cầu cứu Iso thông minh cứu giúp. Iso chợt nghĩ ra cho chủ nhân một diệu kế, người chủ vừa mừng vừa lo, vui đến điên cuồng vội vàng lao tới bờ biển, mọi người đã đợi lâu ở bên bờ biển, Iso đã đến từ lúc nào. “Một miệng uống sạch biển lớn; tôi hôm nay đến đây muốn uống cạn nghìn biển lớn. Nhưng nước biển mà tôi uống không phải là nước sông, mọi người xem hiện giờ nước sông không ngừng chảy ra biển lớn, như thế thì không thể uống được. Nếu như ai có thể tách nước sông và nước biển thì tôi đảm bảo có thể uống sạch nước biển!“ Nhưng mà, có ai phân chia được nước biển và nước sông đây? Vậy thì cuộc cá cược này không được rồi. Thực tế, chủ nhân của Iso đang đứng trước tình trạng khuynh gia bại sản, với một câu hỏi gán khéo léo “phân nước sông và nước biển“, kết quả là khiến người chủ hồi sinh, hoá giải nguy hiểm. Điều này thể hiện rõ trí tuệ của người dân lao động Hy Lạp cổ. Trong một số cuộc biện luận cũng đã thông qua vận dụng cách gán vấn đề khó xử sang đối phương khiến mình thoát hiểm. Có một số vấn đề khó quả thật tuyệt diệu, anh chuyển sang tôi, ai cũng không có cách giải quyết, cuối cùng tự nhiên đánh phải bỏ qua. Xin hãy xem ví dụ vụ án kỳ lạ chưa giải quyết hàng ngàn năm nay. Thầy trò đấu trí ở toà án Pudagelas là một người Hy Lạp cổ rất khéo léo ứng biến linh hoạt, giỏi biện luận, người này học có 5 năm mà câu từ sắc nhọn nhiều người không đối đáp nổi. Lúc đó có một vị thanh niên trẻ là Ertiles cũng rất giỏi ăn nói, linh hoạt khéo léo. Ertiles sớm hâm mộ danh tiếng của Pudagelas, thỉnh cầu ông dạy mình học pháp luật. Ertiles vì gia cảnh bần hàn, không đủ học phí để trả nên anh ta đưa ra lời thỉnh cầu thầy, trước tiên hãy cho phép anh ta trả một nửa học phí, nửa còn lại đợi sau khi học thành tài, thắng vụ kiện đầu tiên sẽ trả nốt. Như vậy mới chứng minh anh ta quả thực nhận được thầy giáo có tài dạy học, còn nếu như liên tiếp không thắng các vụ kiện thì tức là thầy đã không tận tâm tận lực, thầy giáo giỏi chỉ là hư danh. Do đó nửa học phí còn lại không chỉ không nên trả mà nửa học phí trước cũng có chút oan uổng. Pudagelas sau khi nghe lý do từ chối của Ertiles trong lòng nghĩ người thanh niên này có tâm ý, vẫn chưa vào cửa nhà mình đã bắt đầu chơi trò bịp, kích mình một lòng dạy anh ta, lại còn mượn cớ nợ học phí. Chẳng qua lời nói ra rồi, tất nhiên đệ tử sống tinh nhanh, tự nhiên cũng sẽ là đứa trẻ đáng dạy dỗ, tu dưỡng rồi cũng sẽ bớt được nhiều. Dựa vào bản lĩnh của ta và sự tinh nhanh của nó, chỉ cần nó có tâm muốn học sao lại lo nó sẽ không thành tài? Sau này nếu nó có thể hùng biện trong giới luật pháp thì mình cũng có chút rạng danh. Do đó Pudagelas bèn đáp ứng lời thỉnh cầu của anh ta. Từ đó về sau, Pu, Er hai người trở thành thầy trò. Một người chuyên tâm dạy, một người học chăm chỉ, không quản sáng tối ngày đêm đều học suốt. Cuối cùng một ngày, thầy gọi trò đến và nói: “Những gì mà ta học đều đã truyền lại cho ngươi. Từ giờ trở đi ngươi đã có thể tung hoành thiên hạ, lập trường dạy học, sau này nếu như có kiện tụng gì hãy cố gắng vận dụng những điều đã học. Chúc ngươi mã đáo thành công.“ Tiễn học trò đi xong, Pudagelas ở nhà đợi học trò báo tin vui, ngồi đợi học trò trở về mang theo nửa học phí còn lại và bái tạ ơn giáo dạy của thầy. Ai ngờ ngày qua ngày, tháng tiếp tháng, chẳng thấy tin tức gì từ học trò. Hoá ra học trò đã sinh tính xảo trá, lại nghĩ mượn cơ hội này để tính toán với thầy, do đó hắn cố ý rút về nhà chẳng tham gia kiện tụng gì cốt để thầy nhìn thấy nhằm từ đó ăn không phần học phí, nhưng vẫn không thể trách cứ học trò. Sau khi người thầy nhìn thấu dụng ý của trò, trong lòng rất tức giận, chuyện học ăn không mấy năm học phí kia chỉ là chuyện nhỏ, tin đồn mà truyền đi thì thật chẳng biết làm cách nào, há chẳng phải là tiếng tăm bấy lâu bị bôi nhọ ư? Padagelas nghĩ tới nghĩ lui đột nhiên nhíu lông mày lại, lòng nghĩ, hắn tốt vậy đâu có ngờ lại lấy bản lĩnh của mình để tính toán với thầy, nếu ta không có cách xử lí ngươi thì ta cũng uổng phí là thầy. Ngươi ở nhà mà không kiện cáo giúp người khác thì ta làm thế nào được ngươi. Nhưng nếu như ta tìm đến nhà ngươi kiện tụng thì ngươi trốn nổi không? Nếu ta đến toà án tố cáo ngươi quỵt nợ học phí, xem ngươi còn có thể nói dối để trốn tránh, rồi nói lớn “Được, cái thằng đáng chết này, hãy đợi đấy?“. Và thế là đơn kiệu của Pudagelas đã khiến Ertiles phải ra toà. Ertiles không muốn nhưng chẳng có cách nào đành phải đến quan toà án cùng với thầy giáo đối chứng trước công đường, Putagelas đạt được bước thứ nhất. Phiên toà bắt đầu, hai thầy trò tranh cãi kịch liệt. Người thầy, ông Putagelas bèn triển khai thế công ép người quái gở, thuật lại đầu đuôi tranh chấp giữa thầy và trò, sau đó trình bày một cách hùng hồn luận điểm của mình và thỉnh cầu công tố. Ông nói: “Nếu như toà án phán tôi thắng, Ertiles phải trả cho tôi nửa học phí nếu không thì chính anh là coi thường sự tôn nghiêm của pháp luật. Nếu như toà án phán tôi thua kiện thì có nghĩa là Ertiles theo học tôi, đây là vụ kiện đầu tiên anh ta thắng nên càng phải trả cho tôi nửa học phí kia, bởi vì đây là điều chúng tôi sớm đã giao hẹn. Nói tóm lại, cho dù toà ngày hôm nay phán quyết như thế nào thì Ertiles đều phải trả cho tôi một nửa học phí.“ Pudagelas nói xong, nhất định đợi quan toà đưa ra phán quyết khiến mình hài lòng. Quan toà cũng cảm thấy lời nói của Padagelas có lý bèn nói với Ertiles: “Ngươi còn điều gì muốn kể ra nữa không? “ Đâu ngờ trả lời của Ertiles cũng rất có dũng khí, so với thầy của mình chẳng hề thua kém. Anh ta nói: “Tôi không có ý kiến gì khác đối với sự thật mà thầy tôi vừa nói, nhưng đối với lời bàn cao kiến này thì tôi không tán thành. Tôi cho rằng: nếu như toà phán tôi thắng kiện thì thầy của tôi, ông Pudagelas, không thể đòi học phí của tôi. Nếu không ông ta sẽ là người chống đối lệnh của toà án; nếu như toà án phán tôi thua kiện thì tức là ông ta hoàn toàn không dạy tôi điều gì, có mỗi vụ kiện nho nhỏ này cũng không cãi thắng. Như vậy, tự nhiên tôi không có nghĩa vụ nộp cho ông ta học phí. Điều này cũng là chủ ý trong quy ước trả học phí của chúng tôi, có ghi phải quy định chia học phí ra làm hai lần. Thử nghĩ xem, là thầy giáo nếu như chưa dạy học sinh tài gì thì thậm chí đối với nửa học phí thu lần trước ấy ông cũng nên thấy xấu hổ. Ông sao vẫn muốn học trò trả nửa học phí còn lại chứ? Quan toà đại nhân, đây chính là điều tôi muốn nói, tôi nói đúng hay sai nào?“ Điều này khiến quan toà thật khó xử, quan toà vò đầu bứt tai nghĩ rất lâu, cảm thấy phán ai thắng cũng đều không được, phán ai thua cũng chả đúng. Cuối cùng, không đưa ra được phán quyết chính xác. Do đó vụ án này trở thành vụ án chưa thể giải quyết.