Từ trước đến nay, công việc bếp nước, Lương đều giao cả cho người nhà, chẳng bao giờ để ý tới, mà Chi, tuy đến đã ở non nửa năm trời cũng không lúc nào ngó đến bếp. Thế mà nay nàng lại làm việc nội trợ, lẽ nào nàng lại không hồi hộp, hồi hộp như cậu học trò sắp đi thị Còn Lương, tuy đứng bên người bạn gái dịu dàng, trong lòng cũng chứa chan hạnh phúc, tưởng như Chi đã là vợ chàng. Lúc củi đã bùng bùng cháỵ Lương đứng lùi lại mấy bước để ngắm ngọn lửa mà chính tay chàng nhóm lên, trong lòng vui sướng như cậu bé chơi đèn trung thụ - Đấy em coi, anh cũng thạo lắm chứ! Nào, bây giờ ta đi lấy gạọ Đứng tựa lưng vào chiếc bàn gần bếp lửa, Chi nghe nói, mỉm cười, rồi nghe Lương lẩm bẩm: "không biết gạo chúng nó để ở đâu nữa", nàng lại nói đùa: - Chết thật! Việc gì cũng bỏ phóng sinh phóng địa cho người nhà, nó moi mất mề cũng chẳng biết! Lương tủm tỉm cười: - Kệ, chả làm gì cái vặt ấỵ Mới lại, em cũng tệ lắm kia, chẳng đoái hoài gì đến việc nhà cửạ Chả nhẽ anh lại đóng vai ông nội trợ hay saỏ Một lúc sau, chàng bưng cả rá gạo ở buồng ra đến chỗ máy nước để vọ Chi thương hại bảo: - Thôi để đấy em làm cho! Lương vui vẻ đáp: - Được! Dân si cút thế này là thường! Chi ngớ ngẩn hỏi: - Si cút là thế nàỏ - Là hướng đạo sinh. Em không thấy người hướng đạo sinh bao giờ ư? - Hình như có một lần; có phải những người ăn mặc lối nhà binh, quần đùi, áo sơ mi trơn, mũ lối nhà đoan không anh? - Chính thế. Chi cười, chế nhạo: - Họ đeo túi, mang gậy, trông như những anh đi chọc ếch, đến buồn cườị Vai thì đeo những miếng vải xanh đỏ lòe loẹt trông lạ mắt quá! Lương cũng phì cười: - Thoạt trông thì tưởng họ là những người nghịch ngợm, trơ trẽn; nhưng thực ra trong đoàn, luật lệ rất nghiêm. Chủ nghĩa hướng đạo rất cao xa, anh rất mến. Nói xong, Lương đọc 10 điều luật hướng đạo cho Chi nghe; rồi lại nói đén cách tổ chức đoàn, cách chào, cách nhận nhau và việc thủ công v.v... Chàng cũng không quên ca tụng thú vui chơi khoáng đạt của anh em hướng đạọ Sau hết chàng kết luận: nói tóm lại chủ nghĩa hướng đạo cốt để luyện cho anh em thiếu niên thành người hào hiệp, quân tử, có trí phấn đấu và, dù lâm trong cảnh nghèo cũng vẫn vui vẻ mà sống, sống để làm việc nghĩa, vì vậy, ai đã được đeo dấu hiệu hướng đạo cũng đều phải tuyên thệ. Lúc tuyên thệ là lúc long trọng nhất trong đời người hướng đạọ Này, em thử tưởng tượng xem: đứng trước hương trầm nghi ngút, dưới bóng quốc kỳ, anh em đứng im phăng phắc, một hướng đạo sinh thề: "Tôi xin một lòng đem danh dự ra hứa rằng: phải trung thành với tổ quốc, giúp đỡ mọi người và tuân theo luật Hướng đạo", cảnh ấy, ai là không cảm động. Một lời đã hứa là ghi ngay vào óc không bao giờ quên... Nói đến đây, Lương rim rim cặp mắt mơ mộng như sống trong cuộc đời ký vãng. Hồi lâu chàng lại ngậm ngùi: - Tiếc rằng ngày nay anh không được dãi nắng, dầu sương như trước vì công việc bề bộn quá. Nhưng anh vẫn thờ chủ nghĩa cao thâm ấy trong tâm trí. Bây giờ nghĩ đến những lúc năm bảy anh em đóng trại trên đồi, dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại cùng nhau cất tiếng hát bài ca vui vẻ mà tiếc, mà thèm... Giọng chàng nói êm ái, nhẹ nhàng quá, khiến Chi cũng phải cảm động và sực tỉnh giấc mơ. Cái thái độ khiêm nhường, quân tử của Lương mà bấy nay nàng cho là nịnh nọt giả dối ngờ đâu lại là bản tính của người Hướng đạo! Bâng khuâng, nàng sẽ hỏi: - Anh Tuấn cũng vậy phải không? - Chính thế! Hai anh em cùng yêu chủ nghĩa ấy cả. Nhưng sao em biết? - Vì em thấy anh Tuấn cũng quân tử như anh. Lương nghe Chi nói, trong lòng hớn hở như cậu học trò được thầy giáo ban khen, chàng mỉm cười để cảm ơn bạn rồi vui vẻ cúi xuống rá gạo lúi húi vọ Một lúc sau chàng đã bưng vào trong bếp mà hỏi bạn thứ giọng khôi hài: - Giỏi không? Chi nhách mép cười, sẽ đáp: - Khá lắm, nhưng anh chỉ là một nhà tài tử. Thấy Lương không hiểu, nhớn nhác trông mình, nàng lại nói thêm: - Nghĩa là anh chưa phải là tay thiện nghệ. Cứ xem cái ống tay sơ mi đẫm những nước như thế kia cũng đủ biết anh còn vụng lắm. Mà sao anh lại đong nhiều gạo thế? Mấy bơ? - Ba - Khổ! Có hai người ăn mà đong những ba bơ gạo! Lương bẽn lẽn: - Bỏ bớt ra vậỵ Tra gạo vào nồi xong, Lương đứng dựa lưng vào cửa bếp, vẻ mặt đăm đăm như có ý tự phụ. Còn Chi, đứng bên bếp lửa cũng lặng thinh như suy nghĩ, mơ màng. Nàng tự nhủ: "Người ta gặp, đều là những nhân vật kỳ khôi, đáng kính. Nhưng sao ta lại không yêu được? Có phải vì... Nàng lại nghĩ đến Tú nên nghẹn ngào, rưng rưng muốn khóc. Phải, chỉ vì nàng đã yêu Tú nên không thể nào yêu Lương được. Tiếng củi lách tách reo vui, lại như rủ nàng vào cõi mộng tàn. Chi như sống trong cuộc đời lạ lùng mới mẻ. - Em nghĩ gì vậỷ - Không... Hai má Chi lúc ấy đỏ hồng hồng. Lương mê mải nhìn không chớp mắt. Làm cho nàng phải ngượng nghịu quay đi, nói lảng: - Anh gọt khoai đị Lương không biết là Chi giữ gìn ý tứ và nàng chỉ coi mình như bạn nên càng thêm vì nể. Chàng nghĩ thầm: người có lương tâm, có giáo dục mới biết giữ ý tứ như thế, ta cũng chẳng nên oán trách làm gì. Nhưng không chịu được sự yên lặng, chàng vừa gọt khoai vừa nói: - Độ anh đi học, những ngày nghỉ thường đi hạ trại ở trên đồi, núi ở bên Bắc Ninh thực là sung sướng. Đi nắng lắm, người đen như thui, có đêm ngủ giữa trời, sợ kẻ cướp phải lần nhau thức như lính canh thành. Ngừng một lát, chàng lại mơ mộng tiếp: - Những khi đêm khuya thanh vắng mà được ngồi trên đỉnh núi ngắm trăng và nghe tiếng thông reo... trời! Còn gì thú hơn. Lúc ấy thực anh đã biến thành một nhà thi sĩ, dan díu với gió trăng như tình nhân. Chi cười: - Anh là tình nhân của gió trăng thì có lẽ không yêu ai nữa nhỉ? - Chính thế, ngày ấy anh con biết ái tình là cái gì? Hai tiếng ái tình mà người ta thường nhắc đi nhắc lại, anh nghe nó nhạt nhẽo, vô vị quá chừng. Xin thú thực với em: anh trước vốn là người ác cảm với đàn bà... anh chỉ yêu sự sống tự do khoáng đãng, nào ngờ... - Nào ngờ anh đã khổ sở vì Lan, lại đau đớn vì... em... Lương nghe Chi đọc đến tên người vợ khuất, bỗng bồi hồi cảm động. Nhưng thấy tình nhân vui vẻ, chàng cố mỉm cười sung sướng: - Phải, mộng tưởng bao giờ cũng xa sự thực. Độ ấy anh nhiều hy vọng lắm, anh định khi đã đỗ docteur anh sẽ vận y phục hướng đạo mà đi phiêu lưu... đi đến đâu chữa bệnh cho người đến đấỵ Khốn thay! Trời nào có cho ta được toại nguyện; ý mình thì thế, nhưng còn gánh nặng gia đình... Vì thế, anh đành coi sự phiêu lưu là cái lý tưởng... cũng như nhà văn sĩ B. de Saint Pierre muốn sống cùng vợ hiền con thơ ở một nơi xa nhân loại... Giọng Lương nói dịu dàng, cảm động, khiến Chi như sống trong cảnh mơ màng. Ngậm ngùi, nàng nói: - Em thì em có thực tế hơn. Em chỉ muốn lấy một người chồng xứng đáng để gây dựng cho đứa em thơ. Nếu em gặp anh trong mấy năm về trước thì... - Bây giờ đã muộn quá rồi hay saỏ Anh với Chi lại không lập được gia đình như ý muốn ư? Chi đáp, giọng đầy nước mắt: - Muộn rồi! - Sao vậy em? Vì lẽ gì? - Em cũng không hiểụ Tình thế của hai người đã đến chỗ khó khăn. May sao lúc ấy nồi cơm sủi làm cho cái vung bật lên, nước nóng bắn vào tay Chi khiến nàng giật mình quay lạị Trong khi nàng ghế cơm, Lương cũng muốn đánh trống lảng, nên vội vàng chạy lên nhà lấy vài thứ đồ ăn mang xuống. Cơm sắp xong, trời vừa tốị Lẽ tất nhiên là bữa cơm ấy Lương ăn rất ngon vì tay làm lấy mà ăn thì dù nhạt, mặn, cũng phải khen là ngon. Lương vui vẻ quá, chàng luôn luôn nâng cốc mời Chị Nể lòng, Chi cũng uống hết gần một cốc. Cũng vì cốc rượu ấy mà nhân cách của Lương càng thêm rõ rệt. Chi ăn xong bỗng thấy mắt hoa, đầu váng, nên gục đầu xuống bàn như ngủ thiếp đị Lương phải bế nàng lên giường trên gác. Lúc chàng ôm người bạn gái trên tay thì hình như có cái mãnh lực gì nó cám dỗ chàng. Toàn thân chàng lúc ấy rờn rợn hình như cái hơi mát mẻ của tình nhân đã truyền vào các giây thần kinh, mạch máụ Như say sưa lạc thú, Lương nâng niu nàng như hòn ngọc quý và muốn ẵm nàng mãi trên taỵ Đặt nàng xuống đệm, chàng tiếc thương, như đánh mất vật gì yêu quí. Rồi ngó tình nhân...(1) chàng ham muốn say sưa...............................(2) Nhưng...(3) chàng bỗng nghe thấy tiếng gọi của lương tâm: "Không! Mi không nên thế. Mi phải nghĩ đến danh dự người hướng đạo..." Như đứa trẻ ăn vụng nghe tiếng người quát mắng, Lương vùng chạy xuống dưới nhà mở cửa ra sân. Làn gió đêm mát mẻ phút chốc dập tắt ngọn lửa lòng, chàng thở dài, ngước mắt nhìn mảnh trăng đang bị bóng mây che... Thế mà Chi vẫn ngủ mê, không biết lòng cao thượng của chàng saỏ Không! Chi vẫn biết. Chi có say rượu đâụ Chi định thử lòng bạn: nếu Lương mắc mưu, nàng sẽ mắng cho một trận rồi mẹ con mang nhau đi... Lúc chàng bồng, lòng Chi thực như nung như nấu, mà lúc chàng bỏ xuống, Chi tưởng như đời mình đến đây là hết, các giây thần kinh cũng như tê liệt khiến nàng không sao cử động được. Nghĩ lan man, Chi tự cho là dại dột, vì nếu Lương dùng cường lực thì sẽ ra saỏ... _ (1) Bỏ 7 chữ. (2) Bỏ 10 giòng. (3) bỏ 6 chữ. Một giờ sau, không biết nghĩ thế nào, Chi lại tung chăn trở dậy rón rén xuống dưới nhà. Đèn vẫn chưa tắt. Nàng sẽ mở cửa sau sang phòng khách thì một cảnh thương tâm bỗng khiến nàng cảm động: trên ghế xích đu, Lương đắp áo phủ ngoài nằm ngủ, hai chân gác lên một cái ghế mây, trông có vẻ đau đớn khổ sở như một người ăn năn tội lỗị Chi cảm động quá, nàng không thể đành lòng đứng ngắm cảnh thương tâm. Ra đứng trên bao lơn nhìn ra ngoài, Chi thở dài tự nhủ: "Trời ơi! Anh đối với em như vậy, em còn thể nào lãnh đạm được với anh!" Đáp lại lời than thở, trong bầu không khí tĩnh mịch lúc đêm khuya như có tiếng văng vẳng gọi nàng: ‘"Đi! Ta phải đi".