Một buổi chiều tháng giêng u ám... Đứng tỳ tay vào bạo cửa, Chi trông đăm đăm ra ngoài đường, cặp mắt buồn rầu, mơ mộng. Cũng như xuân năm ngoái, xuân này nàng cũng ủ rũ buồn rầu... Một năm qua!... Cuộc đời vô định vẫn hoàn vô định. Cảnh sao cũng tiêu điềụ Mây sầu u ám, mưa bụi bay nghiêng làm cho lòng người đau khổ càng vẩn vương những nỗi buồn tê táị Ngoài đường, một người đàn bà còn trẻ, tay phải cầm ô, tay trái dắt con, thong thả đi như không để ý đến mưạ Thằng bé, tuy con đường trơn mà cũng nhảy nhót vui cườị Ngắm người thiếu phụ, Chi cặp mắt long lanh ngấn lệ: nàng chợt nhớ đến em Quý thân yêụ., đến cậu em kháu khỉnh mà đã lâu, lâu lắm, nàng thường dắt đi rong chơi trong các phố. Những khi đêm khuya, canh vắng, nằm trên chiếc giường tây êm ấm, nàng lại nhớ đến chiếc phản mọt cứng nhắc mà trên đó hai chị em thường ôm nhau mà ngủ... Nàng nhớ em... Nhớ từ dáng đi cho đến những cử chỉ thơ ngây và cảm động. Câu em nói, tiếng em cười như còn rủ rỉ bên taị Nàng lại nghĩ đến Lương... Trên cặp môi tươi thắm, bỗng nở một nụ cười khô héo, khô héo như trái tim nàng. Là vì từ bấy nhẫn nay, Lương vẫn kính trọng nàng như một người tiên nữ, vẫn yêu nàng như một đóa hoa tươi mà than ôi! Nàng nào có thể đáp lại lòng quân tử: trông con người như Lương thực không có vẻ gì là đáng yêu: cái mũi gồ, cặp môi dày và bộ lông mày rậm của chàng đều là những vật thù địch đối với con mắt ưa "mỹ thuật" của bạn má hồng. Nghĩ đến Lương, trong óc Chi quay cuồng biết bao ý tưởng: thương cảm, nhớ nhung, hối hận... Tiếng con khóc bỗng làm cho Chi tỉnh giấc mơ màng. Chạnh nghĩ đến sự đau đớn gớm ghê trong khi sinh nở, nàng lại nhớ đến ơn cứu mệnh của Lương. Trong mấy tháng nay lúc nào Lương cũng săn sóc đến mẹ con nàng như đối với vợ hiền con thảọ Xem ra chàng đã không ghét thằng Ân mà lại có phần yêu mến như con mình. Nhưng lòng đại lượng của Lương càng rõ rệt bao nhiêu thì nàng lại đau đớn bấy nhiêu... Nàng biết lấy gì báo đáp? Tiếng Ân khóc càng to... Chi thở dài quay gót đi vào buồng ngủ rồi bế nó rạ Tuy miệng "ợi ơi ơi" nhưng tâm trí nàng thì để cả vào kẻ bạc tình. Nghĩ đến người xưa, nàng hơi có ý ghét đứa con nó đã làm cho mình khổ sở, nhưng nào có thể được... Lòng ích kỷ tự nhiên khi xô xát với tình mẫu tử chỉ như hòn sỏi ném xuống ao, cái sóng giận dữ chỉ thoáng một cái lại tan ngay... Bế con vào lòng, nàng vẫn cảm thấy một sự khoan khoái nhẹ nhàng. Có tiếng giầy lên thang gác. Quay lại thấy Lương đi lên, Chi bẽn lẽn vờ rỡn với con cho đỡ ngượng. Lương cũng đứng thẳng người trên cầu thang mà nhìn nàng, cười nụ: - Trông em có vẻ một bà mẹ lắm. Nói xong, chàng đến gần cúi xuống rỡn với thằng bé trên tay người yêu, nhưng vì không quen nên chỉ lắp đi lắp lại mãi câu: - Ê bé con! Ê bé con! Rồi ngượng nghịu chàng nói lảng: - Trông em bé kháu quá, ở nhà có trẻ con thực cũng vui, em nhỉ! Chi e lệ: - Cái giống bạc như vôi này thì đến nhớn lại cũng chỉ giỏi nghề đi lừa gái chứ làm gì! Bao giờ cũng vậy, hễ Lương động khen thằng bé là Chi lại thốt ra những lời chua xót. Chàng ái ngại thương Chi quá, tình yêu vì thế càng thêm sâu nặng. Chàng chưa kịp an ủi, Chi đã buồn rầu tiếp: - Nó thực là một vết nhơ trong đời em, trông thấy nó em chỉ thêm đau lòng. Sau này nó lại chỉ là tuồng vô ích cho xã hội mà thôị Chi cũng chợt nhớ đến những đứa con đẻ hoang và sự di truyền của cha mẹ nên thở dài: - Thực đáng thương cho em quá. Nhưng sau này dù có thế nào thì đã có bố vờ nó đây chịu trách nhiệm chứ em làm gì phải lọ Rồi chàng tươi cười nói bông lơn: - Ê Ân! Ngày sau lớn lên mày đừng bạc với cậu nhé vì cậu đã là cha em đối với mọi người (đến đấy chàng đứng thẳng lên nhìn Chi). Anh chắc thế nào sau nó cũng giống em! Chi bẽn lẽn hỏi: - Giống thế nàỏ Lương cười nụ: - Nghĩa là cũng gan, cũng bướng như em. Cho là chàng gián tiếp trách mình, Chi buồn rầu bảo bạn: - Không gan thì có lẽ bây giờ đã nằm dưới đất đen rồị Em buồn bực lắm nên đối với anh cũng dở dói đều không phải, xin anh tha thứ chọ Lương mỉm cười, nện giầy xuống sàn se sẽ đáp: - Có gì đâu! Chi nên nhớ rằng Lương đối với Chi lúc nào cũng như thường. ở đời phải thế mới sống được chứ! Rồi nghiêm trang, chàng tiếp: - Có lẽ tại em yếu trong mình nên sinh tư lự. Người em xanh thế kia, em chẳng nên nghĩ nhiềụ Sang hè này em nên đi nghỉ mát ở Đồ Sơn ít lâu cho mạnh; hễ trong người khỏe thì khắc hết buồn. Thì, như đã dự định một việc xa xôi, Chi vơ vẩn đáp: - Có lẽ em không được cái hân hạnh đi Đồ Sơn với anh đâu! Lương không hiểu, trách: - Em cứ dùng những câu khách sáo, anh rất phiền. Chi mỉm cười: - Em nói thực đấy mà! Không có bao giờ hai người nói chuyện với nhau một các thân mật như vậỵ Mà, thấy Chi dịu dàng hơn trước, Lương cũng mừng thầm: chàng tưởng như Chi đã cảm động vì tấm lòng chung thủỵ Say sưa, chàng đặt tay lên vai tình nhân, âu yếm hỏi: - Em, em đáng thương lắm! Chi thở dài: - Anh còn đáng thương hơn! - Chính thế, hai chúng ta đều đáng thương cả... Em coi, tuy em chưa bằng lòng lấy anh... Anh mong rằng một ngày kia... - Ngày ấy xa lắm. - Xa, điều đó anh không ngại, nhưng anh vẫn vui lòng chờ... Anh mong rằng một ngày kia... Mà càng mong mỏi bao nhiêu thì cái ngày ấy càng giá trị bấy nhiêụ Một tia hy vọng cũng đủ an ủi anh trong những lúc anh nghĩ đến em rồị Nghe lời nói thiết tha, Chi cảm động quay mặt trông ra ngoài cửa sổ để che giọt lệ ngập ngừng trong mí mắt. Khốn nạn! Nàng muốn cho Lương phải chán nản nên mới nói dối quanh thì chàng lại cam tâm chịu thiệt thòỉ Ngờ đâu chàng lại nặng lòng yêu đến thế! Mà Chi quả thật cũng đã siêu lòng! Nhưng nàng không dám tin vì hình như tâm linh lúc nào cũng bảo nàng: nếu cùng Lương thành chồng vợ thì sẽ có sự chẳng lành. Hai người yên lặng... Trong cái phút nặng nề ấy hai trái tim cùng tê tái: đau đớn vì hối hận, tê tái vì tình. Thốt nhiên Chi vui vẻ: - Em hết buồn rồi! Từ nay em vui, vui mãị Chi đã quả quyết bỏ Lương mà đi nên muốn trả ơn chàng. Và biết Lương chỉ muốn cho mình vui, nàng mới chiều lòng mà gượng cười, gượng nóị Lương cũng thừa biết sự giả dối, nhưng nghĩ đến cái "lịch sử" đau đớn của tình nhân, chàng lại động lòng thương không nỡ trách. Là vì, bản tính đa cảm, chàng cứ bụng mình suy ra tính tình kẻ khác: Nếu phải khổ sở như Chi, có lẽ chàng không sao chịu được. Có biết đâu, tuy là thân gái mà Chi lại gân guốc hơn chàng! Vậy, ái tình của Lương trở nên bền chặt phải chăng là nhờ ở sự đau đớn của người chàng yêu, ái tình kèm theo lòng nhân đạỏ Lương cũng không hề nghĩ tới điều đó? Đứng lặng giờ lâu, chàng thở ra sẽ nói: - Đáng thương cho em! Anh yêu em quá! Thấy bạn nói đến tiếng "yêu", thốt nhiên Chi rờn rợn... Ngày phải bỏ chàng mà đi thực đã đến nơi rồi! Gượng cười, nàng bảo bạn: - Anh chưa lên bệnh viện à? Nghe lời nhắc, Lương buồn rầu đứng dậy, vì đã lâu nay, hễ gặp tình thế khó khăn nàng lại đuổi khéo mình đi để được ngồi một mình mà tư lự. Thủng thỉnh xuống đến chân thang, chàng sực nhớ là quên mũ nên rón rén quay lên. Vừa tới bực thang đầu, chàng bỗng sửng sốt vì thấy Chi gục đầu xuống giường treo của con mà khóc sụt sùi... Động lòng, chàng lại trở xuống để đầu trần đi lên bệnh viện. Không biết cảm tưởng của chàng lúc bấy giờ ra saỏ Mà giá Chi trông thấy chàng bắt gặp mình khóc thì sẽ ngượng nghịu biết chừng nào! Nhưng khóc một lúc lâu, nàng thấy trong lòng bớt đau bớt khổ. Thằng Ân lại ngủ yên. Muốn được khuây khỏa nàng bỏ con nằm đó rồi rón rén xuống nhà. Từ hôm về ở với Lương đến nay, có lẽ lần này là lần đầu nàng để ý đến cửa nhà: trước cửa ra vào có trồng hai cây thiên tuế mà hôm nay nàng mới nhìn thấy rõ. Chi lại dạo quanh lầu thì những luồng hoa ngũ sắc, những mái cỏ xanh non như mới hiện ra với màu tươi thắm. Tần ngần nhìn mấy bông cúc vàng rực rỡ, Chi thở dài: "Người ta ví người đàn bà đẹp với bông hoa thực cũng không ngoạ Bông cúc kia nếu không có nhị thơm ngào ngạt thì bướm ong nào bén mảng tớỉ Mà giá ta là đứa vô duyên, xấu xí thì đời nào Lương lại yêu ta như thế?" Rồi nàng lại se sẽ nói một mình: - Chỉ có một cách là trốn đi, đến ở một nơi xa lạ, họa chăng mới được yên thân. Bỗng tiếng ai thổn thức văng vẳng lọt vào tai người thiếu phụ. Nàng ngửng lên thì thấy ở cửa bếp, con sen ngồi gục mặt xuống đầu gối mà khóc sụt sùị Ngạc nhiên, Chi rón rén đến gần sẽ hỏi: - Sao chị khóc? Con sen giật mình đứng dậy, đưa tay lên lau nước mắt rồi ấp úng đáp, mặt vẫn cúi gầm: - Da, thưa bà không? - Kìa! Sao chị khóc? Tôi làm gì mà chị phải chối quanh? Con sen nức nở: - Hôm nay là ngày giỗ thày con... con xin phép ông cho con về nhưng ông không cho phép. Nói xong nó lại nấc lên mấy tiếng nghe thực thiểu nãọ Động lòng, Chi hỏi: - Chị muốn về phải không? Con sen vừa lau nước mắt vừa kể lể: - Chim có tổ, người có tông. Người ta đi xa, ai chả nhớ ngày giỗ ông bà cha mẹ. Con không được về, con cực lắm. - Nếu thế tôi cho phép chị về. - Nhưng con còn phải thổi cơm. - Thằng bồi nó đâủ - Dạ, ông con đã cho phép anh ấy về quê hôm quạ Chi ngẫm nghĩ một lúc rồi thở dài: - Được, chị cứ về, sau ông có hỏi tôi nói giúp chọ Nghe lời nói dịu dàng của bà chủ, con sen đang ủ rũ bỗng mừng rú lên, luýnh quýnh đi xếp áo quần. Chi thấy tình cảnh đáng thương của con bé lại càng động lòng trắc ẩn nên căn dặn: - Chị cứ yên lòng mà về, không sợ gì cả! Tôi sẽ nói giúp chọ - Vâng. Nhưng bà đã cho phép thì con chả sợ gì nữa vì ông dặn con: "mợ bảo gì mày cũng phải nghe, dù trái ý tao cũng không được cưỡng." Chi không ngờ Lương lại cẩn thận chu đáo đến thế, một sượng sùng thoáng qua trong tâm hồn nàng tiếp theo một mối buồn ngây ngất. Nàng thẫn thờ như nhớ nhung thương tiếc. Lúc ấy con sen đã thu xếp áo quần xong, nó rón rén đi qua mặt bà chủ, khép nép chào: - Con xin phép bà con về à! - Vâng, mai chị ra ngay nhé! Chi dịu dàng đến nỗi giữ lễ phép với cả con sen mà không biết là quá đáng. Khi nó đã ra đến ngoài đường, nàng gọi giật lại mà cho nó một đồng bạc. Thấy cái dáng điệu hí hửng của một cô gái quê lúc đón tiền, nàng sung sướng như đã làm một việc nghĩạ - Giá ta cũng chất phác ngây thơ như nó. Lòng ích kỷ tự nhiên len vào tâm trí nàng, cũng như những người đa cảm trí thức, Chi coi người quê mùa là hạng người ngây thơ sung sướng; có biết đâu rằng họ ít cái khổ về tinh thần thì phần xác phải chịu thaỵ Tạo hóa bao giờ cũng công bình. Nhưng chợt mơ tưởng đến cuộc đời tư do khoáng đạt mai sau, Chi bỗng quên hết nỗi ưu phiền. ẻo lả nàng đi lẩn vào những luống cây, trong lòng hồi hộp, linh hồn cũng trong sạch lâng lâng. Đến một cây ngọc lan cành lá rườm rà, nàng kiễng chân lên ngắt lấy một bông trắng muốt mà gài lên mái tóc. Cái hương thơm ngát của đóa ngọc lan bỗng như gieo vào tâm hồn nàng một cảm giác say sưa, se sẽ nàng cất tiếng liên miên hát: "Thân em như giải lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay aỉ" Nàng nào có thể biết cái thân mình sẽ trao gửi cho ai được? Còn đang thơ thẩn với câu hỏi khắt khe, Chi bỗng nghe tiếng con khóc nên vội vàng chạy lên gác như để khỏi băn khoăn với những ý tưởng viển vông. Lúc ấy Lương vẫn đứng ở ngoài đường, lặng ngắm người yêụ Chàng mơ mộng cho Chi là một tiên nữ hái hoa, nàng tiên vận áo mầu lam đi trong khóm cây xanh ngắt. Mà khi bóng nàng đã khuất, Lương cũng hớn hở bước vào gọi con sen. Chi thưa: - Sen nó trên này anh ạ. Nhưng lên đến cầu thang, Lương không thấy nó đâu, chàng chưa kịp hỏi thì Chi đã vồn vã: - Kìa anh! Anh về sớm thế? Lương dịu dàng đáp: - Năm giờ rồi mà em còn bảo sớm! Bây giờ anh có một ông bạn giúp việc nên cũng được thư thả hơn. - Thế à? Phải đấy, anh nên tĩnh dưỡng cho khỏe vì độ này anh xanh lắm. Lần này là lần thứ nhất Chi để ý đến sức khỏe của tình nhân. Lần này là lần đầu nàng nghĩ đến công việc của chàng. Mà nghe lời nói dịu dàng, âu yếm của nàng, Lương cũng thấy trong lòng khoan khoáị Lương sung sướng quá nên nóng bừng hai má, muốn che sự sượng sùng chàng hỏi lại: - Con sen nó đâủ - Em cho nó về quê rồị Anh nhẫn tâm quá. Ai lại nhà nó có kỵ mà không cho nó về! Lương nhìn Chi, âu yếm: - Nếu nó về thì ai hầu hạ em? Nhưng thôi, anh chỉ định bắt nó ẵm thằng Ân để chúng mình đi ăn cơm trên hiệu đấy thôị Mà nguy quá! Làm thế nào mà đi ăn cơm được? Chả nhẽ lại mang cả thằng Ân đỉ Chi cười thân mật đáp: - Thôi được, để em thay con sen thổi cơm ăn ở nhà chọ Anh tưởng em không biết nấu nướng đấy hẳn! Đi tập sự con sen mãi đây! Lương cười vang nói đùa: - Lương dễ chịu kém Chi đấy hẳn: tay kiện tướng trong nghề bồi bếp đâỵ Rồi chàng lại bàn thêm: - ừ phải đấy, chúng ta làm lấy mà ăn mới sướng...