Chương 9
THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH

(8 huyệt x 2) (Mériedien de l’instestin grêle)
 
Sự lưu hành của kinh huyệt
 
Kinh này tiếp nối với Thủ thiếu Dương tâm kinh, khởi nguồn từ ngoài đầu ngón tay út huyệt Thiếu trạch, chạy theo phía ngoài ngón tay út đi lên đến các huyệt Tiền cốc, huyệt Hậu Khê, huyệt Uyển Cốt đến huyệt Dương cốc, huyệt Dưỡng lảo, huyệt Chỉ chánh. Sau cùi chỏ huyệt Tiểu hải chạy ra ngoài Kinh Thủ Dương Minh và Kinh Thiếu Dương thẳng lên trên bả vai huyệt Kiên trinh, huyệt Nhu Du đến huyệt Thiên Tôn, huyệt Bỉnh phong chạy vào trong huyệt Khúc viên, huyệt Kiên ngoại du, huyệt Kiên trung du, bên trái bên phải nối nhau trên hai vai huyệt Đại Chùy và Đốc Mạch, đến xương tiêu huyệt Khuyết bồn vào trong liên lạc tâm trạng theo thực quản xuống Hoành cách mạc ra phía ngoài Nhâm mạch nơi ngang rún 2 tấc thuộc Tiểu trường kinh.
 
Tại Huyệt Khuyết bồn chia ra một đường mạch từ trên cổ huyệt Thiên Song, huyệt Thiền dung đến huyệt Quyền giao, bên ngoài mí mắt chạy qua Túc Thiếu Dương Đởm mạch nơi huyệt Đồng Tử giao (Đởm kinh) nhập vào huyệt Thính Cung mới dứt.
 
Ngoài ra còn có một đường chạy từ mặt giáp liền huyệt Địa Xu xuyên bên xương gò má liên lạc với Túc Thái dương kinh từ mí mắt chay ra.
 
I. HUYỆT THIẾU TRẠCH:
Huyệt này có tên riêng là: Tiểu Kiết, Thủ Thái Dương Tiểu trường mạch phát ra, thuộc mộc.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ở phía ngoài ngón tay út cách móng tay 1 phân là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Cũng như huyệt Thiếu thương.
 
c) Chủ trị:
Nhức đầu, cuống họng viêm, nở tim, thần kinh tay nhức, cổ đau không cử động được, xương sườn đau, hơi thở ngắn, hông đau, không sửa (mất sửa), mắt keo mây, nóng lạnh, trúng phong bất tỉnh nhân sự.
 
d) Phương pháp hợp trị:
Hợp với huyệt Thiên tỉnh, huyệt Bá lao, trị trẻ nít kinh phong, đau tràng hạt. Hợp với huyệt Can du trị mắt nóng. Hợp với huyệt Thái dương trị vú sưng.
 
e) Tham khảo các sách:
Theo phương pháp cấp cứu, nếu người nào bị chứng yết hầu nặng, lưỡi cứng không thể nói được có thể chết trong giấy lạt, nên đốt gấp 2 huyệt Thiếu trạch.
 
Sách châm cứu nói: trị bán thân bất toại, đau bên nào châm bên đó.
 
Sách Traité d’acupuncture của Bác sĩ Royer de ka Fuýe nói: huyệt Thiếu Trạch hợp với huyệt Bá Lao trị trẻ nít kinh phong, đau tràng hạt.
 
Sách Châm Pháp Chỉ Nam, ông Hoà Dưởng An nói: huyệt Thiếu Trạch trị đau yết hầu và bướu.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt này có công năng làm cho người nghẹt thở sắp chết được sống lại. Nếu châm huyệt này ra máu thì trong giấy lát cổ hết nhức đau.
 
Huyệt Thiếu Trạch thuộc Tiểu Trường là nơi Lục Dương Kinh vận chuyển nối tiếp với kinh Thủ Thiếu âm tâm mạch trong và ngoài liên lạc nhau. Tâm kinh lại có một đường mạch chạy ra ngoài da, khởi điểm gần huyệt Tiểu Trạch. Vì thế châm huyệt Thiếu Trạch nó rung động và phóng xạ đến gân mạch ở xa nên trị được các chứng bịnh nhiệt độ lên cao.
 
Châm huyệt Thiếu trạch, chứng đau nhức sẽ hết. Nếu châm cho ra máu thì có thể làm cho chứng thần kinh ở mặt bị đau được nhẹ.
 
2. Huyệt Hậu Khê:
 
Thuộc Thủ Thái Dương tiểu trường mạch, vận chuyển về mộc huyệt.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Nắm tay lại, sau ngón tay út có lằn ngang, dùng tay nhận có cảm giác hơi đau đó là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm 5 đến 8 phân. Đốt 3 liều (có thể dùng kim xâm)
 
c) Chủ trị:
Điên khùng, lổ mủi ra máu, tai điếc, khoé mắt nóng, mắt kéo mây trắng, cổ sưng 5 ngón tay đau nhức, phía sau đầu đau, xương sườn nhức vì mạo cảm, gân ở hông đau. Vế đau.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Hoàn khiêu trị cổ chân nhức.
Hợp với huyệt Lao cung trị khát nước và da vàng.
Hiệp với huyệt Liệt Khuyệt trị hông và cổ đau. Hiệp với huyệt Thân mạch trị cổ, tay, lổ tai, lưng hay nhức mỏi.
 
e) Tham khảo các sách:
Quyển pháp Châm cứu nói: Tay chân nhức, ghẻ chốc nhiều, nên dùng huyệt Hậu khê làm chủ, sau tùy theo chứng nặng nhẹ tìm các huyệt khác trị liệu.
 
Phú Thông Huyền nói: Trị đầu và cổ đau nhức.
 
Bulletin de la Socíete d’acupuncture nói: phối hợp với huyệt Thân mạch có thể trị nhức đầu và cổ đau.
 
Sách nghiên cứu Lâm sàn thực nghiệm của Thiệt Hồ Tiên Thái Lang (Nhựt) nói: Huyệt Hậu Khê với huyệt Uyển cốt, huyệt Hiệp cốc trị tay chân nhức.
 
d) Nhận xét chung:
Huyệt Hậu Khê thông với Đốc mạch, phía sau có một đường mạch tuyến chạy vào bàng quang. Nhân đó nó làm cho giảm nóng hết nhiểm độc, nảo được thăng bằng, hơi thở thông hết đau nhức.
 
Bịnh Phong thấp biến chứng làm đau cùi chỏ, vai cổ co rút phía sau đầu đau. Huyệt này trị rất công hiệu.
 
Phối hợp với huyệt Đại Chùy, huyệt Giang sử, huyệt Cưu vi, huyệt Bá Hội, huyệt Phong Long trị bệnh điên, mất trí rất công hiệu.
 
Độc khí lưu hành làm cho nhiều người cảm mạo, phổi viêm châm huyệt này rất hay, Nhức đầu phát nóng, mạch nhảy lớn, mau, mình đau, tức hơi, không mồ hôi, ho hen. Châm vào thấy công hiệu.
 
Thân và Tiểu trường có liên quan mật thiết bởi thế châm cứu huyệt Hậu khê làm cho nội tạng cường tráng, tiểu trường lại hết nóng và thận hết đau.
 
Những người điên cuồng châm huyệt Hậu khê rất công hiệu.
 
3. HUYỆT UYỂN CỐT
 
Huyệt này cũng có tên là Oản cốt. Thủ thái dương Tiểu Trường mạch đi qua.
 
a) Phương pháp tìm huyệt.
Theo huyệt Hậu khê phía ngoài vòng tay, đến gần cườm tay có chỗ trũng xuống giữa hai đầu xương là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân. Đốt 7 liều. (Có thể dùng kim để xâm)
 
c) chủ trị:
Cùi chỏ, năm ngón tay và cánh tay đau nhức, sợ sệt, mắt có mây, ụa mửa, nóng không có mồ hôi, vàng da, nước mắt sống, nhức đầu, lổ tay lùng bùng.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Trung uyển trị đau lá lách, vàng da.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Đồ dựt nói: Phàm khi tim và  ruột non quá nóng, châm huyệt này được mát. Nếu khắp mình đều nóng thì trước bổ sau tả, vai và lưng lạnh nhức thì trước tả sau bổ.
 
Quyển Y học Can Mục nói: Cánh tay yếu và nhức nên châm huyệt Uyển Cốt.
 
Sách Bổ Tả luận tập của Đông Thượng nói: Trị bịnh ra nước mắt sống, năm ngón tay co rút.
 
Sách Traité de l’acupuncture của bác sĩ Royer de la Fuýe nói: Trị vàng da, ụa ra nước đắng.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt Uyển cốt thuộc Kinh tiểu trường có tác dụng đặc biệt làm cho giảm nóng ra mồ hôi, tiêu máu ứ, nóng uất, tan thấp nhiệt.
 
Huyệt Uyển cốt là nguồn gốc huyệt Thủ Thái dương, huyệt Trung Uyển Thủ Thái dương, Dương minh, nơi sanh tiểu trường mạch. Hai huyệt đồng châm một lượt làm cho thượng, hạ, trung bộ khí hóa vận chuyển, tiểu tiện được thông, bệnh thấp nhiệt được dứt và chứng vàng da cũng hết.
 
4.- HUYỆT KIÊN TRINH:
 
Nơi phát ra Thủ thái dương tiểu trường mạch.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Phía sau nách lên một tấc là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 1 tấc, ôn cứu nửa giờ. Vai nhức mỏi, nhận huyệt này đau hay đau để kim lâu rất công hiệu.
 
c) Chủ trị;
Lổ tai lùng bùng, tai điếc, nhức đầu, khớp xương hai cánh tay và thần kinh nhức, huyệt Khuyết bồn ở vai nóng nhức. bị chứng phong tê hai tay, hai chân không cử động được.
 
d) Tham khảo các sách:
Phép Lấy Huyệt dạy: Sau nách trên lằn ngang nách chạy lên 1 tấc. Lúc lấy huyệt phải dặn bệnh nhân ngồi ngay thẳng. Nơi đây nhận xuống có lổ hủng.
 
Sách Thọ thế Bảo Nguyên nói: Trị răng nhức đau, châm 1 tấc, đốt 7 liều. Đốt xong nơi vai đau nhiều trong chốc lát thì hết, không đau tái lại.
 
Sách Châm Trị Tân Luận: Huyệt Kiên Trinh chuyên trị phong tê, tay chân không cử động được.
 
Sách Lerisch: La Chirurgie de la Douleur: chuyên trị cổ nóng, vai nhức.
 
g) Nhận xét chung:
Thần kinh ở vai đau gần huyệt Kiên Trinh. Châm huyệt này để kim hơi lâu thì có kết quả.
 
5. HUYỆT NHU DU
Nơi hội các mạch Thủ Thái dương, Dương duy, Dương kiều mạch.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngoài xương bả vai, phía dưới có chỗ hủng, từ huyệt Kiên trinh đi lên 1 tấc 5 là vị trí của huyệt. Khi tìm huyệt bảo người bệnh đưa tay lên.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 8 phân đến 1 tấc. Đốt 3 liều.
 
c) Chủ trị:
Thần kinh trên vai đau nhức, cánh tay mỏi không cử động, các lóng chân nhức và tê, vai nặng không thể cử động, nóng lạnh.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Phối hợp với huyệt Kiên giao, huyệt Kiên Ngung, huyệt Khúc trì, trị những người lớn tuổi hai tay không cử động được.
 
e) Tham khảo các sách:
Kinh Giáp ất nói: phía sau huyệt Kiên giao dưới xương lớn trên bả vai có lổ hủng là vị trí huyệt.
 
Sách Đồng Nhân nói: vai đau không cử động, đau tràng hạt ở cổ làm nóng lạnh nên tìm huyệt này.
 
Sách Tây Dương y học Sử của ông Tiểu Xuyên Chánh Tu nói: Trị cánh tay yếu, thần kinh đau nhức.
 
Sách Théorie et Pratique de l’acupuncture của bác sĩ J.Lavier dạy: Chuyên trị đau tràng hạt, nóng lạnh, tay xụi.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt Nhu du là nơi thần kinh ở tay vận chuyển, nên khi bị phong thấp các lóng xương ở tay bị nhức, châm huyệt nầy rất công hiệu. Lúc áp huyết lên cao nhận nơi huyệt Nhu du có cảm giác đau, châm và đốt huyệt này trị bệnh máu lên, sung huyết ở nảo làm xụi nửa thân mình.
 
Huyệt Nhu du là nơi các thần kinh và động mạch ở tay, cùi chỏ chạy về, nên nó có công năng phát hạn, khi hết bệnh còn dư hơi nóng, não sung huyết, những khớp xương ở vai nhức hoặc thần kinh ở tay chân tê. Nếu huyệt này có cảm giác đau thì các bộ phận sau đầu bị tê nhức hay nặng nề. Sau khi đốt huyệt này những trạng thái trên không còn nữa. Nên ôn cứu huyệt Nhu du có thể trị những chứng phía sau đầu đơ cứng, những người già yếu nhức mỏi rất công hiệu. Trên bả vai bị đơ nhức là do kinh Tiểu trường phát ra, do đó châm huyệt Nhu du huyệt Thiên tôn, huyệt Tiểu trường du là thượng sách.
 
6.-HUYỆT THIÊN TÔN
Thuộc Thái dương tiểu trường mạch phát ra.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Nhận chính giữa xương bả vai cách huyệt Kiên trinh phía trên 1 tấc 7 ngang qua phía trong 1 tấc là vị trí của huyệt.
 
b) phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân đến 1 tấc, ôn cứu nửa giờ.
 
c) chủ trị:
Thần kinh bả vai tê mỏi, cánh tay nhức không sử dụng được, xương cùi chỏ phía trên đau, vai nặng. Cánh tay không ngay ra được.
 
d) Tham khảo các sách:
Sách Ngoại Đoài nói: huyệt Thiên Tôn chủ trị hông và xương sườn nhức, tim yếu, ho hơi dội lên.
Sách Đại Thành nói: từ huyệt Nhu du đi xuống 2 tấc là vị trí huyệt.
Sách Trị Liệu Phương Dược của Ô độ Biên Tam Lang nói: Chuyên trị thần kinh bả vai đau, vai nặng quằn xuống.
 
Sách Pratique de L’hibernothérapie en chirurgie et en médecine của Laborie et A, nói: trị bịnh tay đưa lên không thẳng. Bả vai đau.
 
e) Nhận xét chung:
Trong lúc châm mũi kim nên hướng về huyệt Kiên ngung. Huyệt này trị hông và xương sườn đau rất hay. Những người bị sửa căng nhức, hay sửa ít trị cũng có công hệiu. Trong lúc châm mủi kím hướng về phía sau ngón tay út. Phương pháp tìm huyệt của ông Tiên Kiên thì chính giữa bả vai ngoài thịt hơi lồi lên tức là vị trí của huyệt.
 
7) HUYỆT KIÊN NGOẠI DU
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngoài huyệt Đào đạo 3 tấc là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 đến 8 phân, ôn cứu nửa giờ.
 
c) Chủ trị:
Thần kinh bả vai đau, co rút, tê cứng, cùi chỏ tay tê rần, phổi nóng, hông và Hoành cách mạc nóng, bại xụi nửa thân mình.
 
d) Tham khải các sách:
Kinh giáp Ất nói: vai nhức và lạnh tới cùi chỏ, nên châm huyệt Kiên ngoại du.
Sách Châm cứu Kinh huyệt Đồ Khảo nói: Huyệt Khúc viên huyệt Kiên ngoại du đều thuộc vào kinh Thủ Thiếu dương.
 
Sách Kiết Hạch Châm cứu của Đồng tượng nói: chuyện trị bả vai tê, hông và Hoành cách mạc nóng.
 
Sách Théorie et Pratique de l’acupuncture của Bác sĩ J.Lavier nói: chuyện trị vai đau nhức, cổ tay rút lại.
 
e) Nhận xét chung:
Huyệt này là phần phụ thuộc của Thượng Bộ Kinh Túc Thái Dương và Bàng quang.
 
8.-HUYỆT HUYỀN GIAO
Huyệt này có tên riêng: Đoài cốt là nơi hội hợp của Kinh Thủ Thái dương và Kinh Thủ thiếu dương.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Từ phía ngoài mí mắt thẳng xuống gò má nơi sủng xuống là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 2 đến 3 phân. Cấm đốt.
 
c) Chủ trị:
Thần kinh ở mặt đau làm cho miệng nhức không nhai được. Thần kinh ở mặt tê, miệng méo, thịt giựt làm hàm trên đau.
 
d) Tham khảo các sách:
Sách đồng Nhơn nói: Huyệt Huyền Giao trị méo miệng mặt đỏ, tròng mắt vàng, khoé mắt giựt không thôi, má sưng răng nhức (châm sâu 2 phân).
 
Phú Bá chứng nói: hợp với huyệt Đại Nghinh trị bệnh đau mắt rất huyền diệu.
 
Sách Châm Cứu Y học thực Nghiệm của ông Cẩu Tỉnh Nhứt Hùng nói: Chuyên trị mắt giựt, hàm sưng, rằng đau.
 
Sách Traité d’acupuncture của Bác sĩ Royer de la Fuýe nói: Hợp với huyệt Đại nghinh trị mắt mờ rất hay.
 
e) Nhận xét chung:
Huyệt Huyền Giao thuộc Kinh Tiểu trường mà lại hợp với kinh tam tiêu. Vì Tiểu trường có một đường mạch chạy ngang qua xương gò má đến ngoài khóe mắt có đường khác chạy dưới vành mắt đến lổ mủi. Ở Tam tiêu cũng có đường mạch chạy đến mí mắt.
 
Theo hệ thống kinh lạc mà luận thì huyệt Huyền giao trị mắt giựt rất hay.
 
Phương Bí truyền dạy: hàm trên bị nhức, bảo bịnh nằm xuống nghiêng phía đau lên trên, dặn bịnh nhân thở ra vô từ từ châm sâu 1 tấc đến 2 tấc mủi kim day xuống, khi sâu 4 hay 5 phân day mũi kim lại. Lúc châm người bệnh có cảm giác khác lạ thì bảo lấy tay ra dấu đặng lấy kim ra.
Chamcuu06.JPG