Có một Thiền tăng nguyện suốt đời làm người giữ mộ Đạt Ma sư tổ. Thời Đường Đại Tông, mộ của sư tổ từng được phong hiệu là “Viên Giác đại sư không quán chi tháp”, cho nên người ta gọi vị Thiền tăng giữ mộ là Tháp chủ. Và nơi đây cũng trở thành thánh địa mà tương truyền mỗi Thiền sư đều phải đến tham bái ít nhất một lần trong đời. Một hôm, sư Lâm Tế - truyền nhân thứ 13 của Đạt Ma – đến viếng mộ sư tổ. Tháp chủ hỏi: “Xin hỏi trưởng lão, ngài lễ Phật trước hay bái Tổ trước?”. Sư Lâm Tế: “Mục đích ta đến đây không nhằm để lễ Phật mà cũng không nhằm để lễ Tổ!”. Tháp chủ nghe thấy phật ý, bèn hỏi: “Lại xin hỏi đại đức, Phật và Tổ có oán thù gì ngài không?”. Sư Lâm Tế nghe vậy bèn hỏi ngược lại: “Vậy Phật và Tổ có ơn nghĩa gì với ngài?”. Tháp chủ nghe vậy câm lặng, không biết phải trả lời sao. Lát sau mới hỏi: “Vậy ta phải làm sao?”. Sư Lâm Tế khai thị: “Diệt bỏ ân oán, nhận thức Phật pháp bình đẳng, có vậy mới thấy được bản lai diện mục của tổ sư”. Tháp chủ lại hỏi: “Như thế nào mới là Phật pháp bình đẳng?”. Sư Lâm Tế bèn đọc bài kệ của Tam tổ Tăng Xán thay cho câu trả lời: Chí đạo vô nanDuy hiềm giản trạchĐãn mạc tăng áiĐồng nhiên minh bạch. Đến đạo thực chẳng khóChỉ cần không lựa chọnCũng đừng chấp ghét – yêuNhư vậy, lòng sáng tỏ. (Theo Chan Gushi)