Trong tập Trường Thiên cả thảy gồm 499 câu trong đó bao gồm mọi sự diễn biến hệ trọng của xã hội, từng giai đoạn, nó có tính cách đảo lộn và hầu như do sự xếp đặt bí hiểm của Hóa công, nên bị khám phá để tìm thấy “chân lý” là một điểm rất khó khăn. Cho nên chúng tôi tự thấy các điều giải luận đều là tự ý, nhưng không thiên lệch, không chủ quan bất cứ vấn đề nào để có ghi trong tập Sấm Ký này. Suy luôn câu kết “Đông tây vô sự nam thành quốc gia” Tam chữ này đã báo trước cho chúng tôi mừng rằng: Chủ nghĩa quốc gia dân tộc sẽ hùng cường tràng cửu Truy cứu các lời sấm đã ứng nghiệm ở các thời quá khứ, mà chúng tôi sơ giải sau, để giúp niềm tin tưởng và cũng là để chứng minh cho Sấm Ký là điều chân sắc, hữu hiệu nó không mơ hồ nhảm nhí như một số quá u mê hoặc lợi dụng nó để làm một lợi khí phá hoại lẽ nhiệm mầu cao quý. Đây các lời sấm đã ứng nghiệm Chúa Nguyễn Hoàng sợ anh rễ là Trịnh Kiểm ám hại sau khi thấy anh là Nguyễn Uông bị đầu độc chết. Cho người lẻn về Hải Dương cầu mưu của cụ. Cụ bảo:_ _ Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân Nhà Nguyễn cường thịnh từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Nghệ An Trịnh Tùng muốn cướp ngôi vua Lê Cho sứ lại hỏi cụ Năm Cụ nói: năm nay nên mang thóc cũ mà gieo Giữ chùa thờ phật thì được ăn oản Nhà Trịnh ở ngôi chúa và khi nhà Lê mất nhà Trịnh cũng tàn Nhà Tây sơn được 14 năm ở ngôi vua. Vậy mà thử thời (lúc đó) thiên hạ đã đọc câu đồng dao rằng: Đầu cha lộn xuống chân con Mười bốn năm tròn hết số thì thôi Vì chữ Toản có chữ Trung ở dưới (nên gọi là lộn xuống) Tuy còn nhiều điển tích và các câu đồng dao kỳ lạ, nhưng ở đây chúng tôi muốn phụ thêm lời giáng bút của chúa Liễu Hạnh, ở thời Đức Thành Thái có kiếu xin giáng được bài thơ như sau: Năm 1905 Đức vua Thành Thái ra khánh thành cầu Long Biên (Doumer) Hà nội Ngài dừng tại đền Song Sơn (Thanh Hóa) sửa lễ cầu Chúa liễu, hỏi về vận độ thịnh suy của nước nhà mai sau để biết chừng. Đức Thành Thái ôm một uất hận vì mất quyền tự chủ Cũng như tất cả dân tộc đều mong biết tiền đồ tổ quốc sẽ thịnh cường, về mai hậu Xin các bạn đọc qua bài giáng bút của chúa Liễu 1_Hoành sơn dấp nối ra vào 2_Quốc kêu vọng đế cáo gào giả vương 3_Cung mây đã sẵn trời dương 4_Non sông muốn sửa một trường Xuân Thu Trước sau ba mũi phục thù 5_Nào hay Khắc Dụng bày trò cho con 6_Ngọn cờ lấp ló đầu non 7_Thạch thành mèo nọ bon bon chạy về 8_Dặm trường lai láng máu dê 9_Cái quay ngã trắng ba que cuộc tàn 10_Cõi nam lại dựng đế vương 11_Chân nhân đâu phải là phường thày tăng Đồng dao đã có câu rằng: 12_Non xanh mà mọc trắng răng cũng kỳ 13_Bây giờ bẻ ngọn thử ly 14_Xin ai nhớ lấy sấm ky kẻo lầm 15_Rồi đây sấm chớp ầm ầm 16_Mới hay khí vận để chăm trị bình 17_Vũ phu mà dáng thư sinh 18_Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng 19_Nực cười thay gã bàng quan 20_Cờ tàn mà rách hai hàng sang xe 21_Thôi thôi một lũ thằng hề 22_Khói mây rồi lại trả về khói mây 23_Có phật giáng thế đời nay 24_Sẽ chọn được ngày để cứu nhân dân 25_Ấy điềm thụy hỉ thánh quân 26_Ai mà chưa biết thì thân chưa tường Đại ý các câu thơ giảng nghĩa như sau: Câu 1_Có lẽ ứng vào việc Bến Hải bị ngăn đôi Câu 2_Chỉ về việc ông Bảo Đại xuống ngôi, ông Hồ thoái đoạt. Câu 3_Ý nói lòng trời đã sanh ra như vậy Câu 4_Nói nước nhà sẽ có thời kỳ loạn ly lầm than như đời chiến quốc Câu 5_Lấy sự tích Lý Khắc Dụng để ba mũi tên lại cho con dặn báo thù hoặc nước nhà sẽ phải đánh nhau với một cường quốc nào ba lần (đại ý) Câu 6 & 7_Ý nói khi bóng cờ ló dạng thì con mèo con lại về hoặc chủ ý luận về quê hương họ Nguyễn ở làng Gia Miêu (có điều hoài nghi là về(vườn) hay trở lại lần nữa) Câu 8_Máu của ngoại bang chảy nhiều trên đất nước nhà Câu 9_Ý luận một hiệu cờ của phe thắng, nhưng xưa kia Việt Minh gán cho lá cờ Việt Nam Cách mệnh Đồng Minh của cụ Nguyễn Hải Thần, lá cờ ba que (Cờ nền đỏ ba gạch trắng khung xanh) Câu 10_Tả sẽ có lập lại nền Quân Chủ Lập Hiến Câu 11_Ý nói có kẻ cầm quyền không vợ không con hoặc tu dở dang mà không thành công.Có người luận thầy tăng thằng tây, nhưng nếu luận thằng tây thì lẽ tất nhiên không việc gì còn phải thêm chữ chân nhân nữa hoặc để cho xuôi vần câu này thì là một lẽ khác Câu 12_Chỉ về một địa phương nào xuất phát nhân tài Câu13 &14_Khuyên nên tìm hiểu sấm ký cho tường tận Câu15 &16_Ý nói sự loạn ly sẽ là đầu mối cho cảnh thanh bình thịnh trị Câu 17_Chỉ về một người che lấp tài năng hoặc mượn danh nghĩa để mưu đồ công việc riêng tư Câu 18_ Tả một nhân vật cầm quyền tàn nhẫn như Tần Thủy Hoàng, đốt sách chôn kẻ sĩ. Câu 19_Ý nói có kẻ ở ngoài cuộc lại dính vào nội bộ Điều này khiến ta suy nghĩ về hành động của Nga và nước Anh đã đứng trọng tài trong Hiệp Định Giơ neo (Genève) Câu 20_Ý nói lúc sắp kết thúc thì họ chia đôi ra rồi hai bên mang súng đạn xe tăng ra phòng ngự (Bến Hải ngày nay) Câu 21_Ý nói những kẻ chuyên đóng trò hề trên sân khấu chính trị Câu 22_Tựu chung cũng tan ra mây khói Câu 22-25_Bốn câu này không được đăng trong tập khoa học huyền bí của chúng tôi năm 1961 nay xin đăng để đầy đủ một tài liệu của quá khứ Câu 23_Y nói đạo phật phát huy ân đức rộng lớn và sẽ có ngày các tín đồ lãnh nhiệm sứ mạng giữ gìn đất nước và có sự độ trì của đấng thiêng liêng Câu 24_Ý nói có một lãnh tụ đức sáng tài cao Câu 25_ Khuyên người đời nên suy tính kỹ mới mong vẹn toàn Hoàng Hoa Lệ HÊT Phụ Chú: sưu tầm được của nhà xuất bản Đông Nam Á do tác giả Hoàng Hoa Lệ dẫn giải đến đây là hết. Mời độc giả đọc phần sưu tầm bổ sung dưới đây để biết nhiều hơn về Chúa Liễu tức Mẫu Liễu Hạnh. Trước hết là bài thơ được Đức Vân Hương một danh hiệu khác của Chúa Liễu giáng bút năm 1936(Trích trong gia phả của gia đình). Đây là nguồn tư liệu riêng nên không có phần phụ giải tùy mọi người ai muốn hiểu sao thì hiểu: Thiên cơ chẳng dám nói ra, Có duyên văn tự thì ta giải cùng Ba màu đến lúc suy vong, Khỉ về gà gáy vừng hồng nổi lên Ngồi vui nhắp chén trà sen, Uống mà xem lũ đảo điên luân thường. Mèo lui cáo nắm mối giường, Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương mọi bề Dân gian mấy độ hợp ly Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ xương phơi Quỷ ma giao chiến đòi nơi, Quỷ ở trên trời ma ở dưới hang. Cỏ cây non nước điêu tàn, Quỷ nọ ra hàng ma nọ mới thôi. Khúc rồng ai chặt làm đôi Hồng Lam nhuộm vết muôn đời nhuốc nhơ. Kể dư nhị ngũ có thừa, Thầy tu mở nước bấy giờ ai hay Chẳng qua cũng giống quỷ tây Ma tàn quỷ hết đến ngày Long Hoa Khỉ vào gà gáy oa oa, Bốn phương lại động can qua ngất trời. Quỷ ma từ đó đi đời, Phụ nguyên trời đã định ngôi sẵn sàng Chó mừng tân chủ rõ ràng Nước non lại thấy huy hoàng một phen Thanh bình muôn thuở rọi truyền Từ đây con cháu Rồng Tiên hùng cường Khuyên ai giữ vững cương thường, Có tu ắt hẳn vinh xương ai bì Còn nhiều duyên nữa lo chi Mai đây anh kiệt đến kỳ gặp nhau Việt nam lừng tiếng năm châu Nói qua mấy chữ để sau suy lường. Sơ Lược về Chúa Liễu Hạnh. Liễu Hạnh là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của truyền thuyết Việt Nam.(Sơn tinh, Chữ Đồng Tử, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu). Vị bất tử thứ tư kể trên đã trở thành tổ của một “Đạo Thờ Mẫu” được coi là một thứ tín ngưỡng mang tính dân gian và tính Việt thuần túy nhất, so với các tôn giáo có nguồn gốc “ngoại nhập” (Phật, Lão,Thiên chúa). Mẫu có một quê hương, có một ngày giỗ, có cả lăng mộ hẳn hoi. Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ Ngày 8 thánh 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Mẹ (Mẫu) Liễu Hạnh, ngày lễ chính của Hội Phủ Giày, một lễ hội đông vui bậc nhất nước ta trước Cách Mạng Tháng Tám mở đầu từ Tết kéo dài đến hết tháng ba. Người ta nói cái tên Phủ giày bát nguồn từ sự tích chúa Liễu sau khi giáng trần làn thứ hai đã tặng nhà vua đương thời (triều Lê) một đôi giày khi vua ghé thăm quê hương trần thế của bà Quê ấy là thôn Vụ Bản (nay thuộc tỉnh Nam Hà). Các truyền thuyết được ghi lại trong “Vân cát thần nữ truyện” (Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm) “Liễu Hạnh công chúa diễn âm” (của Nguyễn công Trứ), “Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm” (khuyết danh), nữ thần Liễu Hạnh” (Ts. Nguyễn Văn Huyên viết bằng tiếng Pháp in năm 1944…(Phần giới thiệu tiểu sử Liễu Hạnh này trích trong Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay trang 33 số 170).