"Tụi mày hạnh phúc lắm phải không?". Nhưng thế nào mới gọi là hạnh phúc? Hai chữ hạnh phúc quá trừu tượng, làm sao có thể nắm vững được. Giữ chặt phong thơ trong tay, mơ màng nhìn nắng chảy dài ngoài song cửạ Họ đã lấy nhaụ Khâm Viễn, Khâm Viễn... Từ lâu lắm rồi Tường Vi đã mong mỏi hai cái tên đó dính liền nhaụ "Tụi mày hạnh phúc lắm phải không?" Tường Vi thở dài nhìn chiếc lồng két treo bên ngoài cửạ Một chú két mà Văn đã dùng để bày tỏ tình yêu của chàng với nàng. Con két với cái lồng, két với lồng. Tường Vi không biết mình đang nghĩ gì. Nhưng nếu được như chú két, sung sướng khi được là sở hữu của riêng một người thì hay biết chừng nàọ Nàng đứng lên, xách chiếc bình nước đi tưới hoa, rồi chăm sóc lại mấy cây kiểng. Bao nhiêu công việc cứ thế tiếp diễn ngày qua ngàỵ Trong giờ Văn và ông Cân đi làm, Tường Vi thích trông nom cây cảnh. Nhờ thế mà khu vườn đã thay đổi hẳn bộ mặt, những cành hoa dâu, hoa lài, đinh hương, hoa hồng đua nhau khoe sắc, chiếc bồn cỏ vén khéo xanh mướt. Nhìn hoa nở rồi tàn, lá xanh rồi rụng, nhặt từng chiếc lá vàng, nhổ bao nhiêu cỏ hoang... Nhưng mà, hôm nay làm sao ấy, tâm hồn nàng làm như bay bổng đâu đâụ Bỏ thùng tưới xuống, Tường Vi ngồi tựa gốc đa nhìn cặp bướm vàng bay lượn trên cỏ, trông dễ thương làm saọ Tường Vi nhớ đến hai câu thơ trong "Trường Can Hành". Bướm vàng tháng tám bay trên cỏ Thiếp ngẩn ngơ tình nhớ đến ai Ngẩn ngơ mà ngồi nhớ đến ai, Tường Vi đỏ mặt, nàng có nhớ đến ai đâủ Văn lúc nào cũng bên nàng, có đôi lúc chàng về trễ, buồn thì có buồn chớ đâu đến nỗi ngẩn ngở Nhưng chuyện gì đã làm cho mình mất bình tĩnh thế nàỷ Lá thư của Khâm chăng? Khâm đã lấy Viễn, tin đó là tin vui chớ có gì mà nàng sốt ruột. Nhưng làm thế nào báo tin cho anh Văn biết đâỷ Văn đã lấy nàng rồi, không lẽ vẫn còn buồn khi nghe tin người yêu cũ lập gia đình? Có thể nói thẳng với Văn là: "Anh Văn, Viễn với Khâm vừa lấy nhau". Như thế không được! Tường Vi đưa tay vuốt mặt. Dưới bóng cây rậm mát thế này mà mồ hôi vẫn ướt áọ Không thể nói thẳng với Văn vì chàng dễ xúc động. Tựa đầu vào thân cây, ngước mắt nhìn bầu trời trong xanh, Tường Vi buồn vô hạn. Tội thay cho thân phận nàng. Văn, một người chồng hiền lành, dễ thương nhưng dễ xúc cảm. Một cơn sóng nhỏ, một lời nói không hợp ý cũng đủ làm cho chàng đau khổ khôn cùng. - Chị Vi, chị đang làm gì đấỷ Có tiếng hỏi, Vi ngẩng đầu lên, Gia Linh đứng đấy tự bao giờ, nàng mặc bộ áo xanh đậm, cà vạt trắng với chiếc thắt lưng to bản trông thật duyên dáng. Thế này mà không làm bao nhiêu đàn ông phải say mê sao được. Nhưng Viễn? Tại sao lại từ chốỉ Khâm sống thiên nhiều về nội tâm, Gia Linh sống nhiều cho cuộc sống bên ngoàị Viễn là một sự tổng hợp, thế mà tại sao lại chọn Khâm mà không là Linh? - Chị Vi, chị làm gì mà thờ thẫn vậỷ Chị bị trúng nắng hả? Tiếng Linh làm Tường Vi giật mình đứng dậy: - Không... thấy cô đẹp quá nên tôi nhìn quên thôị Gia Linh xoay tròn chiếc dù, tia nắng phản chiếu trên nóc vải lấp lánh: - Chắc chị đang buồn cái gì đây, có phải tại anh Văn không? Tường Vi lắc đầu: - Không! Sáng nay tôi mới nhận được thơ Khâm. - Khâm? Chị ấy ra saỏ Tường Vi nhìn Gia Linh bối rốị Nói cho cô ấy biết, biết đâu ta chẳng đoán được phản ứng của anh Văn. Nhưng bản tính hai người hoàn toàn trái ngược, vô ích! Nhưng cứ thử xem đã: - Khâm vừa thành hôn với Viễn. - Sao, Khâm lấy Viễn à? Họ đã lấy nhau! Thế mà tôi cứ tưởng... - Cô tưởng thế nàỏ - Tôi tưởng sẽ không bao giờ có sự kết thúc như thế. Viễn là con người theo chủ nghĩa tự do, chàng không thích bị ràng buộc. - Đôi khi người ta lại tình nguyện để bị tước đoạt tự do đó. - Vâng, nếu người đó là Khâm. Tường Vi giả vờ thản nhiên: - Tóm lại đó là một tin vui, chúng ta cần đến thăm và gởi quà cưới cho họ, sao Linh, chúng ta cùng đi nhé? Đôi mày khẽ chau, giọng nói Linh lạc lõng: - Đến thăm họ à? Tại sao phải đến thăm họ? Chưa chắc họ chấp nhận mình, cũng như chưa chắc mình làm thế với lương tâm tự nguyện. Tôi không tin là sau bao nhiêu chuyện xảy ra mối liên lạc giữa hai gia đình có thể trở lại bình thường như cũ. Gia Linh nói thật nhanh, giọng nói pha lẫn sự phẫn nộ và chua xót. Đến cửa, Gia Linh còn quay lại nói thêm một câu: - Chị Tường Vi, với anh Văn chị nên cẩn thận. Anh ấy bây giờ là chồng của chị, chứ không phải là vị hôn phu của người ta nữa đâụ Gia Linh mất hút bên ngoài, cổng đã đóng sầm lại, để lại một bầu trời xanh xoay tròn. Tường Vi vẫn đứng chết lặng. Đúng thế, lời nói bộc trực của Gia Linh cũng có lý. Linh chưa quên Viễn thì Văn không thể quên được bóng hình Khâm. Viễn với Khâm. Sao họ vẫn là những chiếc bóng ám ảnh gia đình này không thôi vậỷ Mặt trời đã lên cao, cô Châu trong phòng khách thò đầu ra: - Mợ ơi vào nhà đi, phơi nắng nhiều quá bệnh à mợ. Suốt một buổi sáng ngơ ngơ ngẩn ngẩn cho đến khi ông Cân trở về vẫn không thấy bóng Văn. ông Cân nói Văn bảo được mời cơm trưạ Trên bàn ăn, Tường Vi yên lặng, ông Cân nhìn con dâu với nét mặt dịu vợi, con bé này chưa bao giờ tỏ vẻ buồn trước mặt ông, có lẽ Văn đã làm gì khiến nó chịu đựng không nổi chăng? - Saỏ Ở nhà có gì lạ không? Gia Linh đâu rồỉ ông Cân lên tiếng. - Chẳng có chuyện chi cả cha ạ, cô Linh đi phố rồị - Con có vẻ không được khỏe phải không? Tường Vi cười gượng gạo: - Dạ không có gì cả ạ. ông Cân chẳng yên dạ, ăn mấy miếng cơm ông lại bảo: - Con đừng giận Văn, tánh nó còn trẻ con lắm, vợ chồng có gì bảo nhaụ - Con làm sao giận anh Văn được, cha cứ yên tâm, chúng con hòa thuận nhau lắm. Hôm nay con vừa nhận được thư của Khâm, Khâm vừa lấy Viễn. Cha, Khâm cũng có hỏi thăm chạ ông Cân bàng hoàng, cố nuốt miếng cơm trong miệng - Thế à? Nó nói sao con? Tường Vi đưa thơ cho ông Cân - Cha muốn xem không? ông Cân tiếp thư đọc nhanh. Những câu nói thật giản dị, nhưng cũng thật cảm động. Đã lâu lắm rồi, ông cũng đã nghe những lời tương tự, cũng trên đóa hoa trà, nàng đã viết "Một cánh hoa tàn bao nhiêu nước mắt..." Đó là cánh hoa trà mà Nhã Trân đã gửi cho ông khi sắp sửa lên đường đến Thượng Hảị Nhận cánh hoa chẳng bao lâu ông được tin Nhã Trân đã lấy chồng. Đặt lá thư xuống ông đề nghị: - Con đến thăm họ nhé! - Còn chả Đặt chén cơm xuống, đứng dậy, ông Cân nói: - Cha cũng đi, nhưng mấy hôm nữa đã. Tường Vi ấp úng: - Theo cha thấy, con có cần báo tin này cho anh Văn biết không? - Con đã nhẫn nhịn nhiều rồi, cứ cho nó biết, để nó cắt bỏ cái ung nhọt ngăn chận hạnh phúc con đị Tường Vi nhìn vào chén cơm suy nghĩ. Có lẽ Vi đã nhân nhượng chồng quá nhiều, nhưng nàng không đành lòng nhìn chàng khổ sở. Vâng đúng, nàng phải giúp Văn loại bỏ cái ung nhọt đau đớn kia để hạnh phúc không bị đe dọa nữạ Cơm tối xong, Văn và Tường Vi trở về phòng. Hai ngày liền Văn giữ lời hứa về nhà đúng giờ. Chú két trên đà ngang đang ca ngợi đêm trăng đẹp. Văn đứng yên ngắm cảnh, Tường Vi lặng lẽ mang thư rạ - Cái gì đâỷ Văn hỏi - Thơ của Khâm. Văn đón lấy thơ, mặt nhợt nhạt, tay run rẩy, xem một lần, hai lần, rồi Văn chợt hiểụ Khâm Viễn đã lấy nhau! Văn ngồi phịch xuống ghế. Tường Vi đang thay thức ăn cho chim nghe tiếng động quay lại: - Anh xem xong thơ chưả Văn ậm ừ, đôi tay ôm kín mặt, lá thơ và cánh hoa rơi vãi trên mặt đất: - Anh làm gì thế? Văn nói nghẹn ngàọ - Anh... Anh không ngờ đó là sự thật! Tường Vi nhìn thẳng vào Văn tàn nhẫn: - Điều gì? - Chuyện của Khâm... với Viễn! Tường Vi nắm chặt tay lại, mồ hôi toát ra: - Chuyện đó có gì lạ đâủ Đúng ra họ phải lấy nhau sớm hơn nữạ Nhưng tại sao anh lại xúc động? Giọng nói của Tường Vi chua xót hơn: - Thế tại sao anh cưới em làm gì? - Cái gì? Văn mê man, lá thư của Khâm làm đầu óc chàng rối rắm. Giọng Tường Vi vẫn to, vẫn sẵn sàng gây chuyện: - Tôi hỏi anh, tại sao anh lại cưới tôỉ Văn vẫn không hiểu Tường Vi nói gì: - Anh... Anh... - Cái gì mà anh, anh mãị Tôi hỏi anh tại sao lại cưới tôỉ - Em đừng làm dữ. Anh mệt lắm đừng quấy rầy anh. Nhắm chặt mắt, Văn xót xa: - Cho anh ly nước đi em! Tường Vi lạnh lùng: - Anh đi lấy mà uống. Vẻ khác thường của Tường Vi làm Văn chú ý, quay sang nhìn vẻ hờn dỗi của vợ: - Hôm nay sao em làm gì mà lạ thế? Ai làm em buồn? - Hỏi chính anh đấy! Anh bảo anh yêu tôi, muốn cưới tôi, rồi bây giờ cưới tôi về anh vẫn không quên hình bóng của Khâm. Nếu anh yêu Khâm thì cưới tôi làm gì? Anh đã lừa tôi, muốn dùng tôi làm vật hy sinh. Đưa tay lên chùi nước mắt, Tường Vi khổ sở: - Anh đã lừa tôi, chẳng yêu tôi sao anh lại lấy tôỉ Nếu thế này ta ly dị nhau cho rồi, tôi sẽ trở về nhà anh chị tôị Tường Vi mở tủ áo, xắp xếp áo quần như sắp đi thật. Văn hoảng hốt quên cả những chuyện đau khổ, nắm lấy vợ hỏi: - Em... em làm gì đấỷ - Tôi trở về nhà anh tôi, cho anh tự do đi tìm Khâm đị Tôi không muốn làm vợ anh nữa, để tôi về nhà tôị - Sao em lạ vậỷ Anh có nói gì đâủ - Anh không nói gì? Anh không nói ra nhưng cử chỉ anh còn khốn nạn hơn nữạ Tại sao họ lấy nhau mà anh lại chết điếng như vậỷ Nếu anh yêu Khâm thì đừng có lấy tôi, còn nếu đã lấy tôi hãy quên Khâm đị Bằng như anh chẳng quên nổi mối tình xưa, thì tôi về nhà tôi vậỵ Văn bực bội: - Anh... anh không phải là không quên Khâm. Nhưng, nhưng mà... Anh cũng chẳng biết mình ra sao nữa... Ai cũng muốn xa lánh tôi... Được rồi, em muốn đi, thì đi đi, để anh chết cho xong. Tường Vi đứng lại nhìn chồng, đột nhiên nàng thấy mình đã thất bại, chàng không thể chịu đựng nổi những lời tàn nhẫn như thế. Văn lúc nào cũng là Văn, không làm sao có thể sửa đổi được. Tim thắt lại, Tường Vi nhoài mình lên giường khóc ngất. Tiếng khóc của Vi làm lòng Văn rối bờị Bước đến giường, lay vai vợ, Văn kêu: - Tường Vi! Anh đã nghe em rồi đây mà. Tường Vi ngẩng gương mặt đầy lệ lên nhìn chồng, gục đầu trên vai Văn, Vi nghẹn ngào: - Anh Văn! Nếu em chẳng làm anh quên được thì thôi đành vậỵ Em sẽ cố gắng, em sẽ không đợi gì quá nhiều nơi anh nữạ Anh Văn, em yêu anh! Suốt mấy tuần liên tiếp, ông Cân sống trong trạng thái rã rời, đó là vì mấy ngày liền Văn về thật khuyạ Một lần, khi vắng Văn, ông Cân trách Văn thì Vi chỉ cười nói: - Làm một người vợ mong chồng, vẫn hơn là để chồng chán. Dù sao bây giờ Văn cũng là của con, con vẫn còn có chàng, trái lại nếu để chàng giận, chàng chán thì dù anh có đứng cạnh, con vẫn mất anh. Tuy ông Cân có buồn, nhưng trước lời giải thích của con dâu ông nghĩ đành thế chứ biết saỏ Ngoài trời, hoa đã héo, lá úa tàn, cơn gió đầu thu nhẹ thổị ông nhớ đến những ngày dệt mộng cùng Nhã Trân. Nhã Trân thích hoa, thích thổi sáo, hay dạo chơi trong khu vườn rộng. Gió thổi lung linh tình ảo vọng Ngàn thu lạc lối bóng ai về Bao năm ước hẹn thơ cùng lệ. Lệ đã phai rồi ai có hay Đây là bài thơ của Nhã Trân, người con gái đa sầu, ủy mị đã làm ông phải xao xuyến bao năm trờị Rồi ông chợt nhớ đến một bài thơ cổ cũng tình tự không kém: Hoa hải đường tưng bừng sắc nở Hàng thùy dương ủ rũ xót xả Thương chàng như thể thương hoa Hoa ơi có biết lòng ta ngậm ngùỉ Đó là thơ của ông, thời của những thư sinh khép mình trong thư phòng trau đồi kinh sử, thời của người con gái chờ đợi võng anh đi trước võng nàng theo saụ Một bài thơ, một ánh mắt, một chút thẹn thùng, lén lút trao đổi một vài câu bâng khuâng... Bao nhiêu mùa xuân đã trôi qua, ông vẫn ngậm ngùi với ngút ngàn thương nhớ. Cô độc! Mỗi khi hai chữ đó hiện trong óc là nó cứ ở mãị Cô độc! Phải, cô độc, ông chỉ là một cây cỏ cô đơn. ông Cân bỏ đi ra phố vội vã, để khỏi phải nghĩ ngợi bâng quợ Bước chân này lôi kéo bước chân kia, ông chẳng định sẽ đến đâu, nhưng rồi khát vọng lại đưa đẩy khiến ông đến nhà bà Nhã Trân lúc nào không haỵ Bao lâu rồi hai gia đình không còn qua lại, sự viếng thăm bất ngờ này có vẻ ngượng nghịu làm saọ Ngẫm nghĩ một lúc ông Cân đưa tay lên bấm chuông. Cửa mở, người giúp việc mời ông vào nhà. Trong phòng khách, bà Nhã Trân tiếp ông với ánh mắt ngạc nhiên, hai người yên lặng rất lâu, không biết phải nói với nhau lời gì. ông Cân mở đầu: - Lúc gần đây... chị vẫn khỏe chứ? Bà Nhã Trân với ly trà mời khách, trả lời: - Vâng. - Khâm đâủ - Nó vừa mới đi với thằng Viễn lo thủ tục xuất ngoạị ông Cân ngạc nhiên. - Thế à! - Viễn vừa trúng tuyển vào một hãng thầu của người Mỹ, cuối năm nay phải đi nhận việc, có thể mang cả gia đình theọ - Thế còn... chị? Bà Nhã Trân cười nhạt, những nếp nhăn ở đuôi mắt không làm cho bà mất đi vẻ quyến rũ, mà còn làm tăng thêm vẻ quý phái của bà: - Tôi thì... Tôi muốn ở lại, nhưng chúng nó cứ nằng nặc đòi tôi phải đi theọ - Thế à! ông Cân nghe hai tiếng thế à của mình có vẻ ngớ ngẩn làm sao, ông nói tiếp theo: - Thế... chị đã quyết định chưả - Trên nguyên tắc tôi đã chấp thuận lời yêu cầu của chúng nó, nhưng không chấp thuận cũng được. Nhà này nhà trường sắp lấy lại, anh cũng biết là mấy năm nay tôi chỉ sống nhờ tiền bảo hiểm, tiền trợ cấp và một số ít tiền lời tiết kiệm. Nay Viễn với Khâm muốn tôi cùng đi, bằng không Khâm nó sẽ ở lại, chỉ một mình Viễn đi thôi, thằng Viễn thì... Bà Nhã Trân ngừng lại, bà không muốn tán tụng Viễn trước mặt ông Cân, nhưng thật ra cảm tình trong lòng bà đối với thằng rể quý không biết làm sao tả xiết. Bà rất hài lòng vì con gái bà chọn đúng người xứng đáng. ông Cân hỏi: - Như vậy là chị theo chúng nó? - Vâng! - Thế... Thế thì... ông Cân bối rối không biết phải nói thế nàọ - Thằng Văn lúc này ra sao, còn Tường Vi bao giờ sinh hả anh? Lòng bà Nhã Trân thoáng nhẹ giấc mơ êm đềm của những ngày dạo chơi trong vườn hoa thơ mộng. Phải quên hết, quên hết để chỉ nghĩ đến đàn con thôị - Thằng Văn cũng khỏẹ Tường Vi sắp sinh rồị - Mừng cho anh sắp có cháu đích tôn. ông Cân nhìn người tình xưa, nếp tóc của nàng đã bạc: - Đôi lúc tôi cứ tưởng mình nằm mơ... Còn nhớ ngày xưa chúng mình cứ trốn nhà đi chơi, chỉ mong được gặp mặt nhau, nói một vài câu... Nhanh thật, thế mà cứ tưởng chừng như mới hôm qua thôị ông Cân mơ màng: - Nhã Trân, em còn nhớ lúc em viết hai câu "Thương chàng như thể thương hoa, hoa ơi có biết cho tình ta chăng?". Màu hồng hiện lên má, chuyện cũ trở về trong mắt với nét thẹn thùng, bà cúi xuống, lẩm bẩm: - Chuyện đã qua rồi, anh nhắc lại làm chỉ - Em nói... Em sắp sang Mỹ? - Vâng, ở đấy lạ đất lạ người, chắc... ông Đỗ Cân nuốt nước bọt: - Em... Em có thể không đi được không? - Để làm gì? ông Cân nói nhanh: - Em xem, chúng ta cứ nuôi hy vọng là lớp trẻ sẽ lấy nhau, nhưng chuyện chẳng thành. Bây giờ tôi mới nghĩ ra là chúng ta sao cứ mãi dối lòng mình, sao chẳng nối kết lại chuyện tan vỡ ngày xưạ Có ai ngăn cấm việc đó đâủ - Tôi... Tôi không hiểu anh muốn nói gì cả. - Tôi hỏi em, em có thuận mình lấy nhau không? Chúng ta đã đau khổ quá nhiềụ Bây giờ con trẻ đã nên người, chúng nó đã sống đời chúng nó, chỉ còn hai thân già trơ trọi thì làm gì mà không kết hợp để sống nốt chuỗi ngày còn lạị - Anh... đột ngột quá... Tôi... tôi không biết phải làm thế nàọ - Trân ạ, mấy năm qua lúc nào anh cũng nhớ đến em. Nước mắt lưng tròng, bà Nhã Trân cảm động: - Tôi biết... Không có một lời nào an ủi tôi hơn, nhất là khi đầu đã bạc mà vẫn được nghe... Dù sao, đối với đề nghị của anh, tôi còn phải suy nghĩ lại, tôi còn phải xem phản ứng của con cái thế nào đã. ông Cân cắt ngang: - Em đã sống cho con cái nhiều rồi, bây giờ... ngày xưa phải vâng lời cha mẹ, bây giờ vì con cái, trách nhiệm gì mà lắm thế? Bà Nhã Trân cười buồn: - Người đàn bà nào chả thế? Sinh ra là đã có trách nhiệm với cuộc đời, xã hội, tha nhân và ngay với chính ta nữạ Con người cũng giống như chiếc thuyền trên sông, ngoại trừ lúc chết đi, chứ còn sống là còn chạy mãị - Nhưng đến một lúc nào đó nó cũng phải ghé bến chứ? - Chưa đến lúc, hoặc chưa có bến không biết chừng, nhưng dù sao anh cũng dành cho tôi một ít thì giờ để suy nghĩ. - Anh sẽ đợi Trân ạ, lời đề nghị này sẽ có hiệu lực mãi, dù bây giờ em có từ chối để xuất ngoại, tôi vẫn đợi chờ. - Anh Cân, rồi anh sẽ được trả lời thỏa đáng. - Nhưng đừng lâu quá nhé, chúng ta không sống bao lâu để đợi chờ. - Em biết. Bà Nhã Trân đáp, đôi mắt xa vờị Bên ngoài, ráng chiều đã nhuộm đỏ cảnh vật.