Chương 13

Chưa bao giờ bà Nhã Trân lại thấy phiền muộn hơn bây giờ. Lời thú của Khâm làm bà tuyệt vọng. Thời đại bây giờ đã đổi khác, đâu còn giống như thuở bà ngày trước. Bà hiểu lắm, việc hôn nhân của con cái hoàn toàn do chúng quyết định, cha mẹ chỉ còn đóng vai trò cố vấn mà thôị Nhưng cuộc tình này rồi sẽ đưa Khâm đến bến nàỏ Khâm càng ngày càng gầy, càng xanh. Bà muốn cứu vãn cuộc hôn nhân đã vỡ.
- Khâm, con nghe mẹ, hãy quên thằng Viễn đi, nó không xứng đáng hơn Văn đâu con ạ.
Khâm cười eo xèo:
- Mẹ, mẹ nói chi với con những điều ấy, vô ích lắm! Mẹ cũng đừng luu ý đến Viễn, vì không bao giờ anh ấy yêu con, anh ấy cũng đâu có tán tỉnh con. Mẹ cũng biết điều đó rồi, anh ấy lánh mặt con như tránh xa loài thú dữ, mẹ đừng lo Viễn không cướp được con của mẹ đâụ
- Nhưng sao con lại cự tuyệt lời cầu hôn của Văn?
- Con có thể nhận lời anh Văn, nhưng như thế mẹ không thấy rằng đó chỉ là một sự lường gạt hay saỏ
- Chỉ cần con dấu kín chuyện lòng mình thì làm sao người ta biết. Có mấy cặp vợ chồng sống bên nhau suốt quãng đời dài mà tránh khỏi trường hợp đó đâu con.
- Mẹ muốn con sống lường gạt như thiên hạ sao mẹ. Sống bên nhau trong cảnh đồng sàng dị mộng như cha với mẹ thì còn gì buồn hơn nữạ
Bà Nhã Trân đau khổ trách móc:
- Khâm!
- Con xin lỗi mẹ, con không cố ý muốn nói như vậỵ
Nàng ăn năn chỉ muốn trốn về phòng riêng của mình để suy tưởng.
Vâng, bà Nhã Trân, bà không thể để Khâm đem cả hạnh phúc đời mình mà làm chuyện mặc cả. Cuộc hôn nhân ép buộc bi đát biết chừng nàọ Bao thế hệ phải chôn vùi hạnh phúc đời mình trong cảnh đồng sàng dị mộng, thì không thể để cho thế hệ này phải lâm vào cảnh khốn nạn trên. Nhưng, nhưng tai sao có sự biến đổi đột ngột như vậỷ
Khâm nó yêu Văn trong bao năm dài, sao vỏn vẹn trong mấy tháng mà lại có chuyện đổi dời to tát thế? Nắm lấy tay Khâm, bà Nhã Trân vẫn còn nuôi hy vọng:
- Tình của con với Văn vun bồi trong mười mấy năm nay, trong khi Viễn đến với con chỉ có mấy tháng thì làm sao con dám cả quyết rằng con chỉ yêu Viễn? Biết đâu qua một thời gian, sự bồng bột của con lắng xuống và lúc đó con lại nghĩ rằng đó chẳng qua vì một sự lầm lẫn thì đã muộn con ạ.
Nụ cười khô héo trên môi, Khâm đáp:
- Nhưng chẳng may mẹ ơi, con đã tỉnh giấc sau cơn mê dàị Viễn là kẻ đã đánh thức con dậỵ Mấy năm nay con bị mê hoặc, tưởng rằng đấy là tình yêu nhưng thật ra bây giờ con mới hiểu rằng tình của con đối với Văn lúc trước chẳng qua là thứ tình bạn thuần túy chứ không là tình yêu, không phải bây giờ con mới nghĩ như thế mà con biết mình lầm lẫn khi vừa gặp Viễn.
Bà Nhã Trân vẫn không chịu thua, dưới mắt bà Văn là thằng con trai dễ thương đáng mến hơn bất cứ thằng con trai nào khác.
- Viễn nó hơn Văn chỗ nào đâu mà con yêu nó chứ?
- Anh ấy mới thực sự là người đàn ông, là người đã trưởng thành.
- Con nói gì lạ vậỷ không lẽ Văn là đàn bà ử
Khâm thở dài:
- ý con không phải nói thế, nhưng anh Văn chỉ là đứa trẻ con, anh ấy cần sự che chở, cần tình thương của một người mẹ, hay một người chị. Mẹ cũng hiểu là người đàn bà đâu thể nào suốt đời đóng vai trò làm mẹ, làm chị mãi đâủ Con cần được che chở, vuốt ve, an ủi, đó là bản năng phải không mẹ?
Bà Nhã Trân sững sờ. Bỗng nhiên bà cảm thấy rằng nếu nói thêm thì chỉ là thừa thãị Khâm đã lớn rồi, không phải chỉ lớn trên phương diện thể xác, mà còn trưởng thành trên phương diện tinh thần nữạ Dù không chấp nhân hoàn toàn sự phân tích người đàn ông chưa trưởng thành và đó là nguyên nhân chinh của sự chia ly nàỵ
- Rồi sẽ có một ngày Văn nó phải trưởng thành con ạ.
- Không, không bao giờ mẹ ạ. Anh Văn sẽ không bao giờ trưởng thành được, anh ấy cần người che chở bảo bọc, giúp đỡ và không bao giờ tự lực cánh sinh được.
- Tai sao lai cả quyết thế?
- Mười mấy năm gần nhau đâu phải là ngắn ngủi để con có thể hiểu được một ngườị Nhưng mẹ ơi, con vẫn quý Văn, có điều đó không phải là tình yêụ
Bà Nhã Trân buông xuôi:
- Như thế nghĩa là con đã quyết định không lấy Văn?
- Vâng, mẹ đừng trách con, con khổ lắm.
- Vậy con muốn mẹ phảin nói sao với nhà họ Đỗ chứ?
- Thà cho họ biết sự thật còn hơn phải nói dối suốt đờị
Bà Nhã Trân thở dài, tuyệt vọng đứng lên:
- Biết đâu họ lại chẳng muốn thà suốt đời dối nhau còn hơn biết được sự thật bi đát? Khâm con, mẹ không muốn ép buộc con, con đã lớn, con đã có thể tự quyết định đời mình. Thuở mẹ còn nhỏ thì tất cả những cái gì liên hệ đến đời mẹ đều do ông bà quyết định, mẹ không có quyền gì cả, nhưng nay thì đã khác rồi, tất cả con cái quyết định không cần đến người lớn nữạ Được rồi, con có quyền chọn lựa, có điều, con phải đến nhà họ Đỗ để trình bày thẳng cho họ biết ý định của con. Nhưng con cũng nên biết là làm cho chính mình đau khổ vẫn không khốn nạn bằng làm cho kẻ khác phải khổ đaụ Dù sao thằng Văn nó cũng hiền lành nó thương con, con đừng để nó đau đớn lắm
- Đó chính là nỗi khổ tâm của con đó mẹ ơi! Con phải nói thế nào cho chàng đâỷ
- Thằng Viễn thì sao con có can đảm yêu, còn nói chuyện với Văn con lại không có can đảm nói chứ?
Khâm đau khổ:
- Tự lòng con phát sinh tình yêu chớ nào con có lòng nào đâu mẹ.
Bà Nhã Trân lắc đầu:
- Đó chỉ là một cách biện hộ.
Khâm cười gượng:
- Có thể con biện hộ. Đóng vai trò lường gạt đã là một điều bi thảm lắm rồi nhưng nếu bị đặt ở vai trò phải lường gạt mà chính lòng mình không muốn thế lại càng bi thảm hơn
Con bà đã trưởng thành, tư tưởng, kiến thức, sự phán đoán đều xa bà, quyền lực làm mẹ không còn hiệu nghiệm nữa, nó đã là một cá thể riêng biệt không còn nhờ cậy đến bàn tay của bà. Bà bỏ đi, lòng rối rắm như rơi vào trạng thái mông lung suy tưởng, tiếng nói van xin của ai ngày nào như vẫn còn vang vang bên tai:
- Nhã Trân, đi em, chúng ta đến Tây Sơn ngắm hồng điệp, đến Bắc Hải chèo thuyền nhé em.
Đó là âm vang của Đỗ Cân, quả là một chuyện tình vì lễ nghĩa cổ xưa ràng buộc mà uyên thúy phải chia lỵ Ngày xưa nếu bà cũng có thái độ phản kháng định mệnh như Khâm ngày nay, thì chuyện sẽ đi đến đâủ Khâm còn có quyền chọn lựa, có quyền từ chối cuộc hôn nhân với Văn. Bao nhiêu năm hy vọng, giờ đã thành bọt nước, hai gia đình vẫn không thể kết hợp. Khâm con của bà vần không chiu nằm trong vòng tay con nhà họ Đỗ, mà lại nằm trong vòng tay một thằng lãng tử khác. Bi thảm thật, nhưng Nhã Trân vẫn không làm sao cứu vãn được tình thế.
Còn Khâm? Nàng vẫn ngồi trong phòng, nỗi niềm riêng đang đè nặng tim nàng, nàng thấy mình chới với như kẻ bị đắm tàu ngoài biển cả. Quyết định kia đã mang đi mất tình yêu của nàng. không khí nặng nề như trời sắp đổ mưạ
o0o
Văn nhìn vào kính, chăm chú cạo râu, xong xuôi, chàng thay chiếc áo sơ mi trắng, mọi khi đến thăm người yêu Văn đều diện rất kỹ. Đêm nay trời rất trong, trong như bao đêm mùa hạ khác. Những ánh sao lấp lánh trên trời cao, thinh thoảng lại có một con gió nhẹ thoảng qua lùa đi những oi bức của ngày dài còn lạị Khâm đang làm gì nhỉ? Dầu sao cũng hy vong rằng đêm nay sẽ thuyết phục được nàng đi ra ngoàị Chèo thuyền trên bờ hồ Bích, ra Doanh Kiều ngồi ngắm trăng. Đài Bắc tuy không phải là nơi thich hợp cho những cuộc hẹn hò, nhưng mong rằng tối nay Khâm có thể vui hơn để cho chàng có thể trút hết mọi đau khổ, buồn rầu, thương nhớ trong bao tháng ngày hờn dỗị Văn ra đi với một lòng chan chứa hy vọng.
Ra khỏi phòng, Văn chạm ngay Gia Linh. Linh đang ngồi khoanh tròn trong ghế sa lông như con mèo con, tay cầm ly nước lọc, quyển tiểu thuyết đặt trên đùị Diã nhac trên máy bên cạnh quay tròn. Văn không hiểu bỗng nhiên lúc gần đây sao Gia Linh lại thích nghe nhạc Stravinsky quá thế?
Văn chùng chân vì vẻ yên tĩnh chẳng bình thường của cô em gái, Văn lên tiếng:
- Saỏ Thế nào rồi Gia Linh?
Gia Linh nhướng mắt nhìn lên, tia nhìn buồn man mác:
- Sao là sao hở anh? Anh làm sao thế?
- Tao à? Chẳng có gì cả.
Gia Linh xoay xoay ly nước, tiếng đá chạm trong ly kêu leng keng:
- Chị Khâm lúc này khoẻ không anh? Chị ấy với anh ra sao rồỉ Bao giờ hai người làm lễ đính hôn đâỷ
Văn nhìn sâu vào mắt Gia Linh một chập, hỏi:
- Linh, em đã nghe đã biết điều gì nói cho anh đi em?
Gia Linh uể oải, đặt ly nước xuống bàn. Tiếng hát trong đĩa trầm hẳn xuống. Gia Linh đứng dậy:
- Em biết điều gì đâu! Nhưng... anh Văn, anh yêu chị Khâm nhiều lắm phải không?
- Em còn phải hỏỉ
- Nếu... Em bảo nếu đó nhé... Nếu chi Khâm yêu người khác thì saỏ
Văn mở to mắt nghi ngờ:
- Em nói thế là saỏ
- Không có gì cả. Gia Linh đáp, bước về phía cuối phòng, bật quạt lên, những ngọn gió lật mấy trang sách trên bàn nghe sột soạt. Gia Linh bỗng hỏi - Anh Văn, khi mình yêu mà chẳng được yêu thì thật bi đát, đúng không anh?
Văn thương hại nhìn em, thân mật đặt tay trên vai cô bé, chàng nói:
- Có phải em đã yêu Viễn rồi không? Hắn là thằng phóng đãng không yêu ai chân thật bao giờ, em nên quên hắn đị
Gia Linh xúc động:
- Sao anh biết Viễn chẳng bao giờ có tình yêu chân thật? Tội cho ông anh tôi quá, anh chẳng khôn hơn em gái anh tí nào cả. Nhưng có lẽ đó là định mệnh mà tất cả người trong gia đình họ Đỗ này phải chấp nhận.
Văn không hiểu:
- Em nói gì thế? Tai sao bày chuyện lý luận này nọ vậỷ
Gia Linh bực mình:
- Em lý luận gì? Anh ngu thật là ngu! Em dám đánh cá với anh là chị Khâm sẽ không bao giờ chọn anh làm chồng!
Văn chau mày gắt:
- Em nói gì?
- Em nói chị Khâm không bao giờ lấy anh, anh hiểu chưả Anh thật hồ đồ, thật ngu, ngu hơn em nữa! Người ta đã yêu người khác, người khác cũng yêu người ta, chỉ có anh là ngu, ngu thật ngu! Bày đặt tổ chức đi săn với bạn làm gì để cô vợ của anh cũng bị người ta săn mất luôn!
Văn nắm chặt vai Gia Linh lắc mạnh, mắt đỏ ngầu, chàng tức giận vô cùng:
- Linh! Bộ em điên rồi saỏ Sao lai ăn nói bậy bạ như vậy, nếu còn nói năng lôi thôi nữa hãy coi chừng anh!
- Ha ha! Em nói bậy, em nói bậy à! Khâm của anh đâu bao giờ thay đổi, được rồi! ông anh quí của tôi ơi, cứ đi hỏi chị Khâm xem, đi đi! Đi nhanh lên! Cho anh biết, chính miệng anh Viễn đã nói cho tôi biết...
Vừa nói đến đây, Gia Linh phải ngưng lại vì mặt Văn tái xanh, Gia Linh lùi người về phía sau ngả người trên ghế, thì thào:
- Em đã hứa với Viễn là không nói với bất kỳ ai, thế mà... Đầu tôi nhức quá, có lẽ tôi điên mất. Hôm nay sao nóng thế nàỷ Tôi đã nói gì? Tôi đã hứa không nói gì cả mà.
Văn chết sững nhìn trân trối cô em gáị Không khí nặng nề vây chặt căn phòng. rồi đột nhiên Văn bật người bước nhanh ra cổng. Gia Linh sợ sệt chạy theo hỏi:
- Anh Văn, anh đi đâu đó? Viễn đã cho em biết là chẳng bao giờ anh ấy phá hoại mối tình của anh và chị Khâm. Anh Văn, anh hãy nghe em, anh Văn!
Văn bất kể lời phân trần của Linh, vì tất cả những điều Linh vừa nói ban nãy đã làm chàng cảm thấy như vừa va phải điện, máu cứ tuôn lên óc làm dây thần kinh căng cứng. Đầu óc rối mò, tình cảm như cơn sóng trong gió dậy bãọ Văn không cần biết gì hết, không cần phải nghe gì cả, chàng phải đến nhà Khâm hỏi cho ra lẽ.
Văn đến nơi với gương mặt nhễ nhại mồ hôi, hơi thở dồn dập như con tuấn mã sau cuộc đua dàị Chàng vào đề ngay:
- Khâm, em hãy nói với anh, nói với anh là những lời của Linh nói đều láo khoét, nói đi em!
Khâm giật mình trước thái độ hớt hải của Văn, bản năng đã làm nàng vồn vã:
- Cái gì? Linh nó nói sao hở anh? Điềm tĩnh một chút anh Văn, chuyện gì, Linh nó nói với anh điều gì?
Văn cuống quít:
- Khâm, em đã hết yêu anh rồi phải không?
Khâm tái mặt hoảng hốt:
- Ai nóỉ Ai nói với anh như thế?
- Em nói đi, hãy nói rằng đó chỉ là những lời nói dốị Khâm, chúng ta không cần làm lễ đính hôn nữa, chúng ta sẽ cử hành lễ cưới ngaỵ Không cần đợi ra trường em nhé? Em nói với anh đi!
Văn vừa nói vừa lắc mạnh Khâm. Nhưng Khâm bất động. Nàng đứng đấy thất thần, Văn càng hoảng hốt, mồ hôi lăn xuống trán:
- Tại sao em không nói hở Khâm? Chỉ cần em nói một câu là câu chuyện giữa em và Viễn chỉ là chuyện thêu dệt. Nói đi! Nói là Linh đã đặt điều nói dối, nói đi Khâm! Anh chỉ tin lời em mà thôi! Nói đi, nói đi em!
Khâm vẫn đờ người ra đứng đấy, nàng không biết phải nói gì. Văn vẫn hét to, vẫn lắc mạnh vai người yêu:
- Khâm nói đi! Nói đi! Sao em chẳng chịu nói gì cả vậỷ
Khâm nuốt nước bọt một cách khó khăn, nàng đặt bàn tay lạnh giá lên vai Văn:
- Anh Văn, nghe em này, thật ra em không muốn để anh phải buồn, nhưng em rất ân hận phải nói...
Văn sốt ruột cắt ngang:
- Em nói thế nghĩa là làm saỏ không không? Khâm, em cũng muốn lừa dối anh nữa saỏ Các người định đưa tôi ra để làm trò cười có phải không? không thể được! không... không... Khâm!
Khâm đứng thẳng người, đây là giờ phút phải đối diện với sự thật. Nhìn thẳng vào mắt Văn, Khâm thì thào:
- Anh Văn, đấy là sự thật. Em thật ân hận vì đã làm anh buồn. Nhưng đấy là sự thật đó anh ạ.
- Không! Văn hét to, chàng quay lưng lại như muốn tìm cái gì để bám víu - Anh không tin chuyện đó, các người nói dối, các người muốn gạt tôi!
Ngẩng đầu lên, tia nhìn Văn chạm ngay phải bà Nhã Trân đang đứng nơi cửa phòng. Buồn thảm như kẻ đắm thuyền vớ được phao, Văn lập tức nhào tớị
- Bác, bác hãy cho con biết sự thật của câu chuyện này đi, có phải họ đang dối con, họ đang pha trò, phải không bác?
Bà Nhã Trân mở rộng vòng tay, lắc đầu mắt ứa lệ:
- Văn con, bác biết phải làm thế nào để giúp con bây giờ?
Văn sững sờ người ra, chàng run rẩy đưa mắt nhìn bà Nhã Trân, rồi nhìn Khâm, chàng thụt lùi ra phía cửa miệng lẩm bẩm:
- Tôi hiểu rồi, bây giờ tôi hiểu rồi!
Khâm nói như thét:
- Anh Văn, khoan hãy đi, em có chuyện muốn nói với anh!
Văn bất kể, như không nghe, xông ra ngoài chạy thẳng;
- Không cần, tôi biết, tôi biết, tôi biết cả rồi!
Bà Nhã Trân nói lớn:
- Khâm hãy đuổi theo nó, mẹ chẳng yên tâm tí nào cả!
Văn như con thú dữ ngộp nước, chàng lồng lộn bỏ chạy, lý trí đã mất đi theo biến cố đột ngột vừa qua, chàng bất kể đến phương hướng xe cộ. Chỉ mới qua nửa giờ mà mọi sự đã tan nát.
Mắt Văn hoa lên với bao hình ảnh chập chờn. Khâm với Viễn, Khâm với Viễn, Khâm với Viễn. Mỗi cái tên là tiếng nổ vang bên taị Khâm với Viễn! Hèn gì Khâm chẳng chịu làm lễ đính hôn. Hèn gì Viễn cứ trốn lánh mình mãị Hèn gì,... Hèn gì... Đất dưới chân Văn như muốn sụp đổ, Văn có cảm giác như ngày tận thế. Bây giờ phải xử trí như thế nào đâỷ
Bước đi lảo đảo như người say rượu, rồi Văn thấy mình đang đứng trước cửa nhà Viễn. Khi đưa tay bấm chuông liên hồi, Văn vẫn chưa hiểu rồi mình sẽ làm gì. Nhưng rồi, khi Viễn xuất hiện trên bực thềm trong bộ đồ lót thì tất cả những mạch máu trong người Văn cuồn cuộn chảy, mặt Văn nóng bừng:
- Mày hả Văn? Có chuyện gì thế? Đứng trên bực thềm, Viễn nhạt nhẽo hỏi:
- Mày lại đây này Viễn. Cổ họng như nghẹn lại, hai nắm tay Văn nắm chặt, bắp thịt chàng căng cứng.
Viễn nhíu mày, chàng đã linh cảm được cái không khí bất thường, cái không khí của một lò thuốc súng sắp nổ, nhưng chàng vẫn không để ý, bước xuống bực thềm đến cạnh bạn hỏi:
- Saỏ mày từ nhà đến à? Có chuyện gì...
Viễn chưa kịp nói hết câu thì Văn đã nhào về phía chàng, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy đến thì cằm Viễn đã bị một quả đấm như trời giáng. Không ngờ gã thư sinh như Văn mà có thể đấm mạnh đến thế, Viễn ngả người ra sau, đầu đập vào chậu hoa đào choáng váng. Vừa mới nương ngồi dậy là qủa đấm thứ hai lại bay đến, Viễn né kịp sang, hét to:
- Văn, mày làm gì thế? có chuyện gì sao chẳng nói năng đàng hoàng?
Văn vẫn chụp tới:
- Với mày tao không còn gì để nói nữa, tao muốn xé nát ruột gan mày ra để xem lòng lang dạ thú của màỵ Tao đã mù nên mới có một thằng như mày làm bạn, làm tri kỷ!
Viễn lách được qủa đấm thứ ba của Văn, lui về phía ngạch cửa, bây giờ chàng đã hiểu được phần nào hành động của Văn. Viễn không đánh trả lại, chàng chỉ cố tránh đòn. Bỗng nhiên, trước mắt chàng, Khâm hổn hển đứng chắn ngang cửa hết nhìn người này đến nhìn người kiạ Viễn vừa sựng lại thì tiếng hét của Khâm:
- Anh Viễn coi chừng!
Viễn quay lưng lại, một chậu hoa nhỏ bay tới va vào đầu Viễn vỡ nát, rồi chậu thứ hai, chậu thứ ba lại bay đến... Khi ném tất cả các chậu hoa vào người Viễn, Văn húc đầu vào ngực Viễn. Viễn không chống trả, vì sự hiện diện của Khâm là một giải đáp thiết thực nhất. để mặc cho Văn đánh, Văn đập, Viễn ngã dài trên nền,, Văn nhảy đến ngồi trên ngực, đấm cho kiệt sức mới ngừng lại lảo đảo đứng lên.
Bà chủ nhà và bé thắt bím nghe to tiếng đã chạy rạ Bé thắt bím thấy Viễn bị đánh khóc òa lên, bà lão hét to:
- Tôi phải kêu cảnh sát đến! Phải gọi cảnh sát đến mới được!
Viễn nằm dưới đất, toàn thân đau nhức, mắt bầm tím, máu trên mí, trong mũi, miệng chảy ra làm ướt cả áo lót, rơi xuống nền gạch. Máu chảy thật nhiều, Viễn không thể nào mở mắt ra được, nhưng đầu óc chàng vẫn tỉnh táọ Viễn nghe tiếng nói như khóc của Văn vang lên:
- Tại sao mày không chống trả. Tại sao mày chẳng đánh lại tao hở Viễn?
Viễn quẹt dòng máu chảy qua mắt, cười buồn, khẽ nói:
- Vì đó là món nợ tao đã thiếu mày, tao đã thiếu mày một trận đòn từ lâu, bây giờ thì hòa nhé!
Văn lẩm bẩm:
- Không bao giờ hòa được, Viễn ạ, nếu mày cố tình muốn chiếm đoạt Khâm thì sao lúc ấy mày không để luôn một phát vào tim tao cho rồi!
Văn lảo đảo đi, những câu nói bi thảm của càng làm cho lòng Viễn đau quặn hơn là bị ăn đấm. Bà chủ nhà vẫn không ngừng hét:
- Để tôi kêu cảnh sát, đừng để nó chạy mất. Đừng cho nó chạy!
Viễn nói:
- Hãy để ông ấy đi bà à, tất cả những thiệt hại xảy ra ngày hôm, nay tôi sẽ đền hết.
Vết thương trên mí mắt bị động làm chàng đau đớn, cố chống tay lên đứng dậy thì một cánh tay mềm nắm giữ tay chàng, một chiếc khăn tay bịt chặt vết thương. Viễn nghe có tiếng nói thật quen thuộc, thật ấm lòng:
- Đừng cử động anh Viễn! Bà ơi, bà làm ơn mời bác sĩ đến cho cháu đi!
Viễn cố mở mắt, người con gái mắt mờ lệ đau khổ nhìn chàng, như muốn nói với chàng hàng ngàn hàng vạn câu thật trìu mến. Viễn xúc động, chàng quên đi vết thương đang hành hạ mình. Nhìn gương mặt hốc hác của Khâm, Viễn muốn nói nhưng không biết phải nói gì! Chiếc môi hồng... những lời nói thê thảm của Văn vẫn vang bên tai:
- Không bao giờ hòa được đâu Viễn.
Vâng không bao giờ hòa được. Vết thương lại đau nhói, cắn chặt răng Viễn hét:
- Cô đến đây làm gì?
Khâm kêu lên:
- Anh Viễn!
- Tại sao cô không theo hắn đỉ Đi đi! hắn là vị hôn phu của cô, sao cô chẳng theo hắn mà ở đây làm gì?
- Anh Viễn tôi chưa hề làm lễ đính hôn với anh Văn, anh biết không?
- Vậy thì cô điên mất rồi, được người chồng tốt như thế mà không nhận, cô muốn có một ông chồng như thế nào nữa chứ.
Khâm đứng bật lên, thét:
- Viễn, anh thật là đồ khốn nạn, lưu manh, không có tình cảm.
- Ha ha, đến bây giờ cô mới biết tôi là con vật không tình cảm à? Hôm nay cô mới biết tôi không có lương tâm saỏ Trễ mất rồi cô ạ. Lương tâm với tình cảm chỉ là đồ bỏ mà thôi người nào còn giữ nó trong tim thì càng khốn khổ, bây giờ cô đi đị
Khâm gật đầu quay lưng đi:
- Vâng, tôi đi ngay, tôi không ngu đến đỗi làm cho người ta phải ghét.
Chầm chậm bước ra cửa Khâm chợt đứng lại, chần chờ đôi phút rồi quay lạị Đôi mắt to của Khâm đăm đăm nhìn Viễn, rồi bước đến bên chàng giọng nhỏ nhẹ:
- Thôi bao nhiêu ấy đủ rồi anh ạ, anh đừng đóng kịch nữa, tại sao ta cứ làm khổ nhau mãi thế, càng bi thảm chứ có ích lợi gì đâủ
Viễn bật người dậy, chàng quên cả vết thương đau đớn, nói như thét:
- Tôi đã bảo cô đi đi! Đừng có lẩn quẩn bên tôi mãi, hãy đến với vị hôn phu của cô! đi, đi đi, Tôi không cần, tôi không yêu cô, cô đừng làm điệu làm bộ đừng để tôi phải chán, đi đi đi!
Khâm kêu lên một tiếng rồi ôm mặt chạy đi mà tiếng khóc còn vẳng lạị
Viễn ngã người xuống, rúc đầu trong vai, gào to trong tim.
- Trời ơi trời!
Những hạt nước mắt đọng ra mi, hòa lẫn với máu tươi rơi xuống.