Tôi trở lại Cổng Vòm ngay sau đám tang tràn ngập hoa trắng của nàng để hình dung lại giây phút nàng hóa thân trở về làm trinh nữ vĩnh cửu. Có những biến cố kỳ lạ xảy ra với tôi. Chẳng hạn lần đầu tiên tôi đi qua phố G mà không có cảm giác rờn rợn hoặc lo sợ mình biến thành người khác. Trong một tâm trạng nửa thức nửa ngủ - tôi rất hay có tâm trạng này kể từ sau khi nàng hóa thân - tôi gặp lại cha mẹ tôi, vợ chồng tiến sĩ N, ông gác rừng, gã thợ săn, ông Bân, cô bé bị chôn sống, ả gái điếm trầm mình năm nào và vô số người mà tôi chưa hề gặp mặt nhưng đều nhận là anh em của tôi. Họ sống trong bầu không khí thanh nhẹ, hoan hỉ... đến mức khi tỉnh dậy tôi cứ băn khoăn: Không biết cuộc sống nào là thực? Ðêm nào tôi cũng ngồi nhìn ra phía bên ngoài cửa sổ, nhất là những đêm giông bão nhưng tai lại dỏng về phía cửa chính. Dường như - tôi tin thế - một ngày nào đó, vẫn với tiếng bước chân rất nhẹ nhưng sau đó sẽ là tiếng gõ cửa... Một lá thư được bí mật chuyển đến tay tôi. Nội dung như sau: Chúc mừng ông đã không phải rơi vào tay tôi! Tôi vừa có đủ bằng chứng để kết luận lần cuối cùng: Ông không liên quan gì đến vụ một kẻ hung đồ đã vô cớ dùng dao nhọn đâm vào cổ thằng bé đánh giầy, gây án mạng ở phố G cách đây vài năm. Tuy nhiên lý trí tỉnh táo và chắc chắn là sáng suốt của tôi muốn tôi - do chỗ mến ông - khuyên ông nên tránh xa cô gái mà ông vẫn đem lòng tơ tưởng. Một ngàn lần cô ta không xứng với ông! Tôi chỉ tự cho phép tôi nói được có thế. Dù sao cũng chúc ông hạnh phúc! Chào ông! Tôi muốn cười phá lên, vo tròn tờ giấy ném mạnh xuống đất. Rồi chẳng hiểu sao tôi lại cúi xuống nhặt lên. Chính khi đó tôi nhớ đến cuốn nhật ký của cha tôi và câu nói trước khi người từ giã thế gian mà giờ đây như vẳng xuống từ trời: Can đảm lên con, đừng sợ! Tân Mai - Hà Nội những ngày xa Bá tước, tháng 8/1998 đến tháng 12/1998 Sửa lần cuối tháng 8/1999. Phần phụ lục (4 truyện cổ tích đặc sắc) I - Rùa chạy thi với thỏ (Chuyện này có trong Sách giáo khoa cấp I (?) rất phổ biến những năm 60, 70, nay không sưu tầm được nguyên văn, chỉ xin tóm lược lại) Vì bị thỏ chê mình chậm chạp, rùa quyết thách thỏ chạy thi. Thỏ cầm chắc phần thắng trong tay nên chẳng có gì phải chuẩn bị, lo lắng. Không ngờ rùa khôn lỏi, quyết cho thỏ một phen thất bại. Rùa chọn địa điểm, hẹn thỏ ngày hôm sau rồi suốt đêm ngầm bố trí hàng chục họ hàng giống nhau nấp sẵn trong những mô đá trên suốt quãng đường chạy thi. Vào cuộc thỏ ưỡn ngực chạy như bay nhưng luôn luôn thấy tiếng rùa ở phía trước: Ta ở đây lâu rồi. Cuối cùng gần đến đích thì đã thấy rùa tươi cười bảo: "Sao nhà ngươi chạy chậm thế?" Vốn thật thà, ngờ nghệch, thỏ tin là mình thua thật và nhận thất bại. Cả họ nhà rùa đắc ý lắm. Chú dẫn: truyện ca ngợi sự mưu trí của rùa, biểu tượng cho nhân dân lao động bình thường, cần cù mà thông minh. II - Trí khôn của tao đây Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi: - Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy? Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp: - Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ! Cọp không hiểu, tò mò hỏi: - Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào? Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt: - Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy! Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân ôn tồn nói: - Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không? Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói: - Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít. Cọp nghe nói, mừng lắm. Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói: - Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao? Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp: - Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm. Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói Cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy roi cày quất túi bụi vào đầu, vào lưng Cọp, vừa quát vừa thét: - Trí khôn của tao đây! Trí khôn của tao đây! Cũng chưa hả, anh chất rơm chung quanh Cọp, châm lửa đốt và lại quát: - Ðã thấy trí khôn của tao chưa? Ðã thấy trí khôn của tao chưa? Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm răng trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào. Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng cút thẳng vào rừng không dám ngoảnh nhìn lại. Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả. III - Truyện Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với chúng tôi và ông ta đã có mối thù địch. Tôi loáng thoáng bắt gặp - bằng mắt, bằng trực giác - một vài ý định thủ tiêu ông. Làm sao tôi đưa ra được bằng chứng về những ý nghĩ của người khác? Nhưng quả là có một ý định như thế lởn vởn trước mắt chúng tôi và số phận của ông gác rừng đã được định đoạt từ rất lâu trước khi tôi thi hành trực tiếp. Nói rõ ra thì tuy không ai bộc lộ thành lời nhưng mọi người đều biết họ muốn giết chết kẻ ngáng đường. ý nghĩ này như một đám mây tích điện, cứ mỗi ngày một mạnh dần. Dường như mỗi chúng tôi, dù không định, đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của ông ta mà ai cũng hiểu nó sắp đến. Không thể gọi cụ thể nó là việc gì nhưng mỗi chúng tôi đều thấy rõ nó tiến triển tốt. Vấn đề còn lại chỉ là bao giờ và như thế nào? Và cái ngày ấy đã đến, cái ngày mà tất cả chúng tôi cùng chờ đợi. Khi chúng tôi quyết định đến đón lõng cạnh con suối, tôi - và có lẽ mọi người cũng thế - như nghe thấy một mệnh lệnh: "Không được để hắn sổng mất!" Làm sao ai có thể chấp nhận lý lẽ này của tôi cũng như chính tôi làm cái điều phi lý là thắp đèn ló để rình lợn lòi! Từ nơi vực tối trong tâm hồn tôi, mọi việc diễn ra vì mục đích khác: Tôi biết ông ta sẽ soi đèn đi qua và tôi phải thắp đèn lên để tạo ra trước sự bào chữa? Nhưng tôi không muốn ông bận tâm. Sự việc diễn ra tiếp theo thật đơn giản và hoàn toàn theo kế hoạch (Tôi phải nhắc lại đây là kế hoạch vô hình, không ai vạch ra nhưng rất hoàn hảo về mặt chi tiết). Khi trước mũi súng của tôi hiện ra đốm sáng, tim tôi muốn bật ra khỏi lồng ngực, bởi vì - như có sự sắp đặt từ đâu đó, tôi hoàn toàn không biết - Tôi sẽ là kẻ găm viên đạn vào phía dưới đốm sáng kia 1 cm. Nghĩa là tôi đã bị chỉ định thành tên sát nhân! Vì thế, mặc dù có một ngọn đèn nhưng mắt tôi lại thấy những hai đốm sáng! Tôi phải tạo ra ảo ảnh đủ sức dối tôi rằng đó không phải là ông gác rừng! Ngay lập tức tôi nghe thấy tiếng nói nhất trí, thay cho lời phán quyết, rằng hai đốm sáng chứ không phải một. Hai đốm! Hai đốm! Bắn đi! Hạ nó đi! Ðấy là lời thúc giục tôi mặc dù tất cả cùng nín thở im lặng, sự im lặng chờ đợi thực thi một kế hoạch. Vì thế việc ông gác rừng ngã vật xuống khiến tất cả cùng thở trút ra mặc dù sau đó mọi người đều hết sức kinh sợ kêu lên: Chết rồi, lầm rồi! - Ai lầm? - Gã cười phá lên - Chẳng có ai lầm cả. Nếu có sự lầm lẫn nào ở đây thì chỉ là tôi đã không tính hết khi đi sau cùng, nên khi đến chỗ tập kết thành ngay kẻ nằm ở hàng đầu. Sau đó cả tôi và gã tử tù cùng im lặng, mỗi người hướng về một phía. Tôi không dám nhìn vào mặt gã để chứng kiến hiện thân cho sự thất bại của con người. - Tôi biết nói ra với ông chả để làm gì - Gã hạ giọng nói nhỏ - Ngay cả ông cũng khó mà tin những gì tôi vừa kể. Nhưng nếu có một phiên tòa khác xử tôi sau khi chết, tôi tin là tội của tôi sẽ được giảm nhẹ. Tôi là kẻ ít học, chỉ thạo bắn súng. Nhưng tôi hiểu rõ điều này: Có những điều nằm ngoài sự phán xét của con người. Tôi bảo gã: - Nếu đúng như anh nói thì anh vẫn hoàn toàn có thể hy vọng. - Cảm ơn ông và vĩnh biệt! Tôi không thể nào viết lại lời kể của gã thợ săn bởi vì sẽ chẳng ai tin gã. Nhưng câu chuyện gã kể dường như liên quan một cách mật thiết với câu chuyện của gia đình tôi, mặc dù nội dung hoàn toàn khác. Có thể vẫn là hắn, kẻ tôi truy tìm không mệt mỏi nhưng luôn luôn bị rơi vào tình thế tuyệt vọng. Mỗi khi tôi thất thểu muốn gục xuống, muốn bỏ cuộc, chấp nhận sự thất bại, thì một tiếng nói giục giã lại vang lên, thôi thúc tôi tiếp tục cuộc chiến đấu đầy bi thảm. Có thể vẫn là hắn, dưới bộ mặt khác, đã hạ sát thằng bé đánh giầy. Tất cả hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đối với tôi. Hồi đó hắn xuất hiện trước mặt tôi như một khối đen khổng lồ. Từ cái buổi tối định mệnh ấy, tuổi thơ của tôi vĩnh viễn bị chôn sống. Tôi thấy cha tôi bị cùm giải đi. Ông hoàn toàn cam chịu thất bại. Mẹ tôi đứng nhìn theo, trên tay ôm tôi, như sau này mẹ kể, không vì tôi thì bà đã chọn một cái chết xứng đáng. Tôi không hiểu điều mẹ nói cũng như không khỏi có lúc tôi nghi ngờ tính xác thực của một vài chi tiết mang tính số phận. Tôi thường biểu lộ bằng câu hỏi: "Thật thế ư hả mẹ?". Trong căn nhà bỗng trở nên rộng mênh mông, tôi nhớ nhất màu hiu hắt của bốn bức tường ẩm mốc, nơi từng đàn gián bố, gián mẹ, gián con, gián cháu... thường mở những cuộc vũ hội vào ban đêm. Và tôi thấy trong bộ cánh của mỗi con gián niềm ước vọng sặc mùi hôi hám mà tôi âm thầm gửi vào. Tôi thường nhìn lên bức tường mốc meo, loang lổ - y như sau này tôi nhìn vào cuốn lịch sử - và tự hỏi: Có bao nhiêu lớp sự kiện đã tạo cho nó bộ mặt tàn úa kia? Và tôi có cảm giác mọi bí mật của dòng họ đều đã bị mã hóa trước khi quét lên nó. Tuy nhiên đó là ấn tượng được lưu giữ và thường hé ra khi tôi đã lớn. Còn hồi đó tôi nhìn bốn bức tường là do mẹ tôi luôn luôn nhìn vào đó. Dường như mẹ đang lo sợ - vì thế mà bà luôn luôn chờ đợi - một tai họa nào đó sẽ ập đến từ phía bà ít ngờ nhất. Bà chỉ còn điểm tựa vững chắc nhất là trông chờ vào sự linh thiêng của những người đã chết - tất cả đều bị giết - khi bà nhìn vào từng tấm ảnh một. Nhờ thế mà tôi định hình được khuôn mặt những người thân quá cố của mình. Cụ nội tôi ngồi ở điểm cao nhất, gương mặt như chìm sâu vào nỗi buồn rất khó diễn tả. Trong khi đó, ở vị trí thấp hơn, ông nội tôi thảng thốt nhìn vào một thế giới mờ mịt, như tự hỏi: Vì sao ta lại sinh ra làm người để rồi sẽ có lúc mất hút? Trong màu đen của áo dài, vết nám của khói hương và màu vàng úa của nền giấy, tôi cảm được chiều sâu thăm thẳm của thời gian. Trong đêm tôi nằm khoanh tròn nghe tiếng dịch chuyển của một thế giới vô cùng huyền bí. Dường như có một sợi dây vô hình nào đó vẫn nối tôi với những người thân đã vĩnh viễn thuộc về một thời đại khác. Ðó là sợi dây số phận và nó đang thít chặt vào cuộc đời tôi. Thỉnh thoảng vẳng trong mơ hồ, tôi nghe thấy tiếng những bước chân. Tôi nói với mẹ điều đó thì bà bảo tôi bịt tai lại. Tôi không thể nào quên ngày cha tôi bị dẫn đi. Cha tôi mảnh khảnh như một nho sinh, vì thế tôi có cảm giác cơ thể ông bị bẻ nát vụn dưới sức mạnh của mấy gã dân quân. Ông mỉm cười chua chát và hãnh diện như người không may đành cam chịu thất bại. Cha nói gì đó với mẹ và âu yếm nhìn tôi. Chính nhờ cái nhìn ấy mà sau này tôi luôn luôn được trợ sức để vượt qua những nguy hiểm. Còn lúc ấy, sau khi cha quay đi, tôi gào lên hỏi mẹ vì sao cha chịu để người ta trói một cách dễ dàng rồi dắt đi như dắt trâu, liền bị mẹ bịt miệng lại: "Thôi nào, mẹ xin con. Ðó là bàn tay của số phận, không ai cưỡng được. Con cần phải lớn lên như một đứa trẻ vô tội". "Chả lẽ con có tội?" - Sau này có lần tôi hỏi thì mẹ vẫn chỉ lắc đầu: "Mẹ xin con!". Ðiệp khúc "mẹ xin con" ăn sâu vào ký ức tôi đến nỗi nó thường vang lên như là "khúc dạo đầu bi tráng" mỗi khi tôi thử tìm cách giải những mã số bí mật của quá khứ. Ngày đó có vẻ như mẹ biết trước điều gì sẽ đến. Vậy mà khi hắn xuất hiện, bà vẫn ôm chặt lấy tôi, mắt không rời những tấm ảnh đã ngả màu. Trong ký ức tôi thì hắn là một bóng đen khổng lồ, một khối băng giá và trong đêm tối hắn không có hình thù cụ thể. - Cuối cùng thì ông đã toại nguyện rồi chứ? - Mẹ hỏi bằng giọng vừa lo sợ vừa khinh bỉ. Hắn không trả lời ngay mà nhìn lên bàn thờ, nơi cụ nội và ông nội tôi đang im lặng xem tiếp màn kịch số phận. - Tôi thật sự không hài lòng bởi cái kết thúc quá dễ dàng ấy - Hắn xoay lưng lại, để lộ ra chiếc cổ to như cổ trâu, giọng hắn trầm và nhỏ, như vọng lên từ âm ty - Tôi không nghĩ chồng bà lại đớn đến thế. Hắn làm tôi thất vọng. Tôi chờ để được chiến đấu cơ. - Chẳng qua thời thế khốn nạn đã rơi vào tay ông, một bàn tay gớm ghiếc... - Bà đừng tự ái - Hắn ngắt lời mẹ - Anh hùng phải biết tạo ra thời thế hoặc bắt thời thế chiều theo ý mình. - Nhưng một kẻ trượng phu thì không bao giờ đánh người khác từ phía sau. Những đòn tiểu nhân ấy chỉ dành cho rắn độc thôi. Hắn cười mà nghe như hú: - Tôi thật phát ghen lên được. Nếu tôi có một người vợ như bà thì... à không, tôi lại định phỉ báng số phận rồi. Số tôi đã được định đoạt từ khi còn ở trong bụng mẹ là phải đau khổ với đàn bà. Tôi không được quyền nuối tiếc những gì không bao giờ thuộc về mình. - Ông có thể gia ơn, nói cho biết trước đòn tiếp theo của ông. Tôi hy vọng nó ít tiểu nhân hơn. - Cái đó chưa được tôi dự tính. Tôi thích ngẫu hứng, nhiều khi khao khát được ăn đòn. - Ông thật đê tiện - Mẹ tôi rít lên - ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng để hạ thủ chồng tôi bằng những tính toán lạnh lùng. Chỉ tiếc là anh ấy đã đánh giá ông quá cao. - Lâu lắm rồi tôi mới lại được nghe một phụ nữ xinh đẹp như bà mắng mỏ. Ðiều đó làm tôi ấm lòng bởi ý nghĩ, dù sao tôi cũng không phải là người mất trắng. - Ông có tư cách gì để nói chuyện còn, mất với tôi? - Có chứ! - Hắn tỏ ra mệt mỏi - Có đấy bà ạ. Bà đang khoan vào vết thương chưa liền miệng của tôi đấy. Chà, bà biết tôi cũng từng mềm yếu chứ? Khi tôi biết tôi có một công việc phải làm, ấy là thực hiện bản di chúc do cụ nội tôi để lại, được ông tôi và bố tôi tuân thủ nghiêm ngặt, cái bản di chúc khủng khiếp mà rồi đến lượt tôi phải ký tên vào trước khi trao cho con trai tôi, tôi cảm thấy như mình đang bị chơi xỏ. Giá như đừng có bản di chúc ấy, hoặc nó bị hỏa hoạn thiêu cháy đi, bị chuột bọ tha đi... thì mọi chuyện đã khác. Chính tôi thầm oán trách số kiếp. Tôi đã định không vâng lời nếu như chính số phận không chơi khăm tôi - hoặc có thể đó là cách nó bắt tôi phải tuân thủ - khi tôi phải chứng kiến sự thất bại nhục nhã trước chồng bà. Tôi căm ghét hắn cũng như căm ghét tất cả những kẻ nho nhã như hắn. Tại sao bà không chọn tôi mà lại chọn hắn? Ví thử bà chọn tôi thì câu chuyện đã có một kết thúc khác. Bà thử nghĩ xem đó chẳng phải là uy quyền ghê gớm của số phận ư? Và tôi, sau sự nếm trải cay đắng ấy, đã tuân phục nó một cách nghiêm túc. - Cảm ơn ông đã hé cho tôi một chút bí mật... Nhưng chính vì điều đó khiến lần đầu tiên tôi ghê tởm ông mà không sợ mình bất công. Ông là một kẻ vụ lợi cả trong những tình cảm thiêng liêng. - Vậy bà cho tôi cơ hội để sám hối đi - Hắn nhìn nhanh mẹ con tôi. - Ông nghe đây. Tôi phải nhắc lại tôi ghê tởm ông, một con quỷ độc ác. Bây giờ thì ông cút đi! - Tôi cũng nói để bà biết - giọng hắn bất ngờ khô khốc. Tôi không đến đây chỉ để cầu xin bà. Tôi còn có việc nữa là báo cho bà biết, công việc của tôi chưa xong. Tôi thấy mẹ tôi ôm chặt tôi hơn và điều đó không qua được mắt hắn. - Nhưng bà yên tâm - Hắn cười nham hiểm - bà chưa phải lo sớm thế đâu. Nó chỉ được chết sau khi đã thuộc lòng câu chuyện của quá khứ, để hiểu vì sao nó phải chết. Hắn bỏ đi và hòa tan ngay vào đêm tối. Có thể bản thân hắn là đêm tối. Mẹ tôi ngồi lặng đi, càng ôm chặt tôi hơn. Bà luôn miệng nói thì thầm vào tai tôi: "Con đừng sợ. Cha con sẽ trở về và không ai làm gì được con". Tôi nép vào ngực mẹ, hỏi: - Ông ta là ai hả mẹ? - Con đừng sợ! Mãi sau này, khi tôi dai dẳng nhắc lại câu hỏi, mẹ tôi chỉ đáp: - Là hắn! ° Mặt trời bắt đầu ló ra từ khu nhà nhiều tầng. Tuy là buổi sáng nhưng không khí đã nóng hầm hập. Tôi định vị điểm thằng bé ngã xuống, cắt một đường chéo về phía quang đãng nhất và nó chiếu thẳng vào một cửa hiệu bán đồ lót. Tấm biển xanh đỏ nổi bật hàng chữ bay bướm: Hơn cả sự gợi cảm. Ngay trước cửa hiệu bày hàng loạt ma-nơ-canh, đủ các màu da, đủ tư thế, tất cả đều được mặc đồ lót và trông rất khiêu dâm. Phía sau quầy, cô chủ cửa hàng đang tô son trát phấn và trông cô gợi người ta nghĩ tới bữa tivừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó đã hý vang lên và biến thành ngựa thật. Ðào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội. Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người. Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá cũng vừa tiến đến chỗ lội. Hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đấy tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem; họ nhặt ngay được một chiếc giày thêu của Tấm lúc nãy đánh rơi xuống đó. Vua ngắm nghía giày không chán mắt. Bụng bảo dạ: - "Chà, một chiếc giày thật xinh! Người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc". Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái xem hội ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Ðám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến để thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm một tí cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm, Cám mách mẹ: - Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy! Mụ dì ghẻ của Tấm bĩu môi: - Con nỡm, chuông khánh còn chẳng ăn ai Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre Nhưng khi tấm vừa đặt chân vào giày thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám. Tuy sống sung sướng trong hoàng cung, Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về để soạn cỗ cúng. Mẹ con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng. Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bừng bốc lên. Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm: - Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng cau để cúng bố. Tấm vâng lời trèo lên cây cau: Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới này mụ dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi: - Dì làm gì dưới gốc thế? - Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con. Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ. Tấm ngã lộn cổ xuống ao chết. Mụ dì ghẻ vội vàng lột áo quần của Tấm cho con mình mặc vào rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Vua nghe nói trong bụng không vui, nhưng vẫn không nói gì cả. Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim vàng anh, chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự. Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh dừng lại trên cành cây, bảo nó: - Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao. Rồi chim vàng anh bay thẳng vào cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo: - Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo. Chim vàng anh bèn đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm vua chỉ mê mải với chim, không tưởng đến Cám. Cám vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, Cám nhân lúc vua đi vắng, bắt chim làm thịt nấu ăn, rồi vứt lông chim ở ngoài vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi. Cám đáp: - Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim, nên trộm phép bệ hạ đã giết thịt ăn mất rồi. Vua không nói gì cả. Lông chim vàng anh chôn ở vườn hóa ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng, sai lính hầu võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào. Cám biết chuyện ấy lại về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo, cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp: - Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ. Nhưng khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình: Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra Thấy vậy Cám sợ hãi, vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi, rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó mang tro đã đốt đem đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung. Ðống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xum xuê. Ðến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi. Một bà lão hàng nước ở gần đó một hôm đi qua dưới gốc, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm: - Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn. Bà lão nói vừa dứt lời, thì quả thị rụng xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm. Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay, nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Ðoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng, thì lấy làm lạ. Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa. Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương nhau như hai mẹ con. Hàng ngày, Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nướng, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung. Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ, bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền phán hỏi: - Trầu này ai têm? - Trầu này con gái già têm - bà lão đáp. - Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt. Bà lão gọi Tấm ra. Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà lão hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung. Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu đương như xưa, thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị: - Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế. Tấm không đáp, mà hỏi lại: - Có muốn đẹp không để chị giúp! Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám tưởng thật, lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng: - Ngon ngỏn ngòn ngon! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng. Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng rầm rĩ rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến ngày mắm ăn gần hết, dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì lăn đùng ra chết. IV - Mỵ Châu - Trọng Thủy Sau khi đã giúp An Dương Vương xây Loa Thành, thần Kim Qui cho An Dương Vương một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc. An Dương Vương chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức làm trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. An Dương Vương quý chiếc nỏ vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm. Lúc bấy giờ Triệu Ðà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần Ðà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì do An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Ðà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Ðà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hòa với An Dương Vương, và sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân nhưng chủ ý tìm cách phá chiếc nỏ thần. Trong những ngày đi lại để kết tình hòa hiếu. Trọng Thủy được gặp Mỵ Châu một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương. Trọng Thủy đem lòng yêu Mỵ Châu, Mỵ Châu dần dần cũng xiêu lòng. Hai người trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa Thành là Mỵ Châu không dẫn người yêu mình đến xem. An Dương Vương không nghi ngờ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy. Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao ngất. Gió lạnh thổi, mây ngàn xa bay, đêm mỗi lúc một khuya... Trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi vợ rằng: - Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không đánh được? Mỵ Châu đáp: - Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần, lại bắn một phát chết hàng nghìn quân địch như thế còn ai đánh nổi được. Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu, chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Qui và giảng cho Trọng Thủy nghe biết cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đi. Hôm sau Trọng Thủy xin phép vua về thăm cha và thuật lại cho Triệu Ðà biết về chiếc nỏ thần. Ðà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một cái lẫy giống hệt cái lẫy của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong. Trọng Thủy giấu vào trong áo lại trở sang Âu Lạc. An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu, để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say túy lúy. Trọng Thủy thừa lúc bố vợ và vợ ngủ say, lẻn ngay vào phòng tháo lẫy bằng móng chân thần Kim Qui và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào. Hôm sau thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng: - Chàng như có vẻ lo nghĩ gì, phải không? Trọng Thủy đáp: - Tôi sắp phải đi bây giờ. Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa mãi trên kia. Mỵ Châu buồn rầu, lặng thinh. Trọng Thủy nói tiếp: - Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may giặc dã, có khi nàng không ở chốn này nữa, tôi biết đâu mà tìm? Mỵ Châu nói: - Thiếp có áo lông ngỗng hễ thiếp chạy về phương nào thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm. Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc. Về đến đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa ra cái móng rùa vàng cho cha. Triệu Ðà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: "Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta!" ít lâu sau Triệu Ðà ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Ðến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương mới sai đem nỏ thần ra bắn thì thấy không hiệu nghiệm nữa. Quân Nam Hải phá cửa thành, kéo ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, cho Mỵ Châu ngồi sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỵ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường. Ðường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm, mới đến núi Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã đuổi gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, An Dương Vương hướng ra biển khấn thần Kim Qui phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc bốc cát bụi lên mịt mù làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Qui hiện lên, bảo An Dương Vương rằng: "Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!" An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biển tự tận (2) Quân của Triệu Ðà kéo vào chiếm đóng Loa Thành còn Trọng Thủy một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Ðến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Trọng Thủy khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa Thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết. Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem về rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng. ------------------------------1) Chiếc cổng phụ bị bỏ quên, là nơi quân Thổ tiến vào hạ thành Byzance, trở thành sự kiện ngẫu nhiên mở đầu thời đại Phục hưng. 2) Có sách chép: Thần Kim Qui làm phép rẽ nước đưa An Dương Vương xuống thủy phủ. Ngày nay trên núi Mộ Dạ huyện Diễn Châu, Nghệ An có đền thờ An Dương Vương.