Chương 9

Dịch giả: NGUYỄN VĂN QUANG
Chương II
Ở NHÀ PHLORĂNGTANH

    
àng cảm thấy lối thoát của cuộc phiêu lưu trong đại tùy thuộc vào mình, tôi càng thấy mình là một em bé đau khổ vừa mơ mộng vừa ngốc nghếch, tôi càng cương quyết, như hay cha mẹ tôi nói, càng “quyết tâm”.
Từ đêm ấy, tôi rất tin vậy, đầu gối tôi khỏi hẳn, không khiến tôi đau đớn gì nữa.
Sinh sống ở Viơ Năngxay, nơi có lâu đài Xablonie, có toàn bộ đại gia đình ông Xơren, đặc biệt là nhà bác Phlorăngtanh, một nhà buôn, mà thỉnh thoảng chúng tôi đến nghỉ cuối tháng chín. Được giải phóng khỏi thi cử, tôi không muốn chờ đợi nữa, và được cha mẹ cho tôi tới thăm bác ngay. Nhưng tôi quyết định không báo gì cho Môn, chừng nào còn chưa chắc chắn sẽ mang đến cho anh tin mừng. Thực vậy, ích gì việc lôi anh ra khỏi thất vọng, để rồi có thể đẩy anh sâu hơn nữa vào chính nỗi thất vọng đó?
Một thời gian dài, Viơ Năngxay là mảnh đất tôi thích nhất trên đời, xứ sở của thời gian cuối các cuộc nghỉ hè của chúng tôi, nơi chúng tôi mới đến, khi có xe để thuê mà đi. Ngày xưa, có chuyện bất hòa giữa gia đình tôi với nghành họ sốn gở đó, chắc chắn do vậy mà mỗi lần leo lên xe, Mili lại cầu nguyện rất lâu. Riêng tôi, tôi rất băn khoăn về những việc ỉ eo ấy!... Nhưng vừa đến nơi, tôi liền như mê đi và nhảy nhót giữa các bác các chú, các anh chị em họ gái và trai, trong một cuộc sống bận rộn với bao trò vui ngộ nghĩnh và thú vị khiến tôi ngây ngất…
Chúng tôi xuống xe ở nhà bác trai Phlorăngtanh, và bác gái Giuyli. Hai bác có một con trai cùng tuổi tôi, anh Phiêcmanh, và tám con gái, mà hai người lớn tuổi nhất, chị Mari Lui và Sáclốt, có lẽ 17 và 15 tuổi. Hai bác mở một cửa hàng rất lớn ở môt trong những lối vào làng Xôlônhơ, ngay trước nhà thờ - một cửa hàng tổng hợp, ở đó, tất cả các chủ lâu đài cổ kiêm thợ săn của cái vùn ghẻo lánh cách nhà ga ba mươi kilomet mua được mọi thứ hàng cần thiết dùng ngay hay dự trữ. Với những quầy hàng lương thực khô cùng gia vị và vải vóc, cửa hàng hướng ra đường bởi nhiều cửa sổ, và hướng ra quảng trường nhà thờ mênh mông bởi cái cửa ra vào lắp kính. Nhưng, nền nhà vẫn là đất nện, đó là chuyện bình thường ở nên nghèo khổ này, vậy mà chúng tôi vẫn lấy làm lạ.
Phía sau là sáu phòng, mỗi phòng chất đầy một loại hàng: phòng chứa mũ, phòng chứa đồ làm vườn, phòng chứa đèn… còn gì nữa nhỉ? Thời còn là một đứa trẻ và đi qua cái mê cung hàng hóa này, tôi có cảm giác không bao giờ chán mắt với tất cả những vật kỳ diệu ấy. và cũng chính thời đó, tôi thấy rằng chỉ nghỉ ở đó mới là nghỉ hè thật sự.
Gia đình bác sống trong một căn bếp rộng rãi mà lối vào thông với cửa hàng – căn bếp mà năm nào khoảng cuối tháng chín cũng bừng bừng những ngọn lửa lớn trên lò sưởi, mà cánh thợ săn được phép và thợ săn trộm vốn bán con thịt săn được cho bác Phlorăngtanh thường đến từ mờ sáng để uống rượu, trong khi các con gái nhỏ của bác đã dậy, vừa chạy nhảy vừa hò reo, vừa vẩy lên tóc nhau chất nước “thơm lắm này”. Trên tường treo những bức ảnh cũ, những nhóm thầy trò xưa đã ố vàng, trong đó có cha tôi – khá lâu chúng tôi mới nhận ra, vì cha mặc đồng phục giáo sinh đứng giữa các bạn của cha ở trường sư phạm…
Đó là nơi chúng tôi thường chơi qua buổi sáng, chúng tôi cũng chơi buổi sáng ở mảnh sân, nơi bác Phlorăngtanh trồng thược dược và nuôi gà Nhật; nơi những người nhà bác ngồi lên các hòm rỗng vốn đựng xà phòng để rang cà phê, nơi chúng tôi dỡ những kiện hàng đựng đầy các thứ khác nhau mà chúng tôi không biết tên, được đóng gói cẩn thận.
Suốt ngày, cửa hàng đầy khách, ấy là nông dân hay phu đánh xe ở các lâu đài lân cận. Trước cửa ra vào lắp kính, dừng lại và biến dần vào sương mù tháng chín là những cỗ xe ngựa từ các vùng quê xa. Từ trong bếp, chúng tôi lắng nghe các bác nông dân trò chuyện, tò mò không bỏ sót chuyện nào.
Chị Mari Lui, con cả nhưng thuộc loại thấp bé nhất nhà, phải cuộn cho xong vải da thành súc, rồi xếp ngăn nắp trong cửa hàng. Chị khuyến khích chúng tôi vào chơi để giải khuây nỗi đơn điệu của chị. Thế là anh Phiêcmanh, các chị họ và tôi ùa vào cửa hiệu mênh mông, quay các cối xay cà phê, nhoài lên nhoài xuống các quầy hàng, và vì nền đất nện như mời chúng tôi nhảy, thỉnh thoảng anh Phiêcmanh lại lên nhà kho đựng thóc lấy xuống mấy cái kèn tơromban cũ đầy gỉ đồng.
Giờ đây, tôi vẫn đỏ mặt khi nhớ lại rằng mấy năm trước, tiểu thư Gale đã có thể đến vào giờ này và bắt gặp chúng tôi với những trò con trẻ kia… Một buổi chiều tháng tám như bây giờ, trước khi trời tối một lát, tôi đang mải trò chuyện với Mari Lui và Phiêmanh, thì được trông thấy cô lần đầu tiên.
Ngay từ tối hôm đến Viơ Năngxay, tôi đã hỏi anh Phiêcmanh về lâu đài Xabloniê.
- làm gì òn là Lâu đài – anh đáp – Người ta đã bán tất tật, và kẻ mua được, cánh thợ săn, đã triệt hạ các ngôi nhà cũ để mở rộng đất săn. Sân chính bây giờ chỉ còn là một cái trường mọc đầy thanh thảo và kim tước. các chủ cũ chỉ giữ lại trang trại và một ngôi nhà hai tầng. Cậu sẽ có dịp gặp tiểu thư Gale ở đây. Tiểu thư đích thân đến mua đồ ăn thức uống, khi cưỡi ngựa, khi ngồi xe, nhưng lần nào cũng một con ngựa, con Bêlide lụ khụ… Người với ngựa đi với nhau nom ngộ vô cùng!
Tôi hồi hộp đến không biết nên hỏi tiếp thế nào để có thể rõ thêm.
- Dù sao, họ cũng giàu chứ anh?
- Ừ. Ông Gale tổ chức hội hè để giải trí cho cậu con, một công tử khác người, có những ý nghĩ kỳ quặc. Làm được gì cho cậu ta vui, ông làm tất. Ông cho mời dân Paris, trai Pari và trai các nơi khác đến… Gia đình Xablonnie phá sản đến nơi, vợ ông sắp lìa đời, ông vẫn tìm cách mua vui cho con, chiều theo mọi thói ngông của công tử. Mùa đông vừa rồi, không, mùa đông trước nữa kia, ông cho tổ chức một hội giả trang linh đình. Một nửa khách được mời là dân Paris, nửa còn lại là dân nông thôn. Ông sai mua hay thuê vô số quần áo sang trọng, đồ chơi, ngựa, tàu thuyền. Vẫn chỉ để mua vui cho Phrăng de Gale. Gia đình bảo công tử sắp lấy vợ, và hôm ấy là lễ đính hôn. Nhưng chàng còn quá trẻ. Đùng một cái, mọi việc lỡ dở, chàng bỏ trốn, từ đấy chẳng ai gặp lại… Bà chủ qua đời, tiểu thư Gale bỗng trơ trọi với người cha, ông đại úy hải quân già.
- Tiểu thư chưa lập gia đình ư? – sau cùng tôi hỏi.
- Chứa, tớ chưa nghe nói gì về chuyện ấy. Cậu sẽ cầu hôn chứ?
Ngớ ra, tôi cố gắng thú nhận thật vắn tắt và thận trọng rằng Ôguyxtanh Môn, người bạn thân nhất của tôi, có thể là một người cầu hôn.
- Chà – anh Phiêcmanh thốt lên, miệng mỉm cười – Nếu cậu ấy không quan tâm đến của cải, thì đây là một đám tuyệt vời… Tớ có phải thưa với ông Gale không? Đôi lần ông vẫn đến tận đây mua đạn súng săn. Lần nào tớ cũng mời ông nếm rượu mạnh nhà trữ lại từ tháng ba.
Tôi liều xin anh đừng hé răng gì hết, hẵng chờ đã. Tôi cũng không gì vội mà báo tin cho Môn. Bao may mắn đến dồn dập khiến tôi hơi lo. Nỗi lo này buộc tôi không lộ cho Môn biết gì hết, ít nhất là cho đến khi tôi gặp tiểu thư Gale.
Tôi không phải chờ lâu. Hôm sau, đêm xuống trước bữa ăn chiều một chút. Cùng buông là một màn sương mù mát mẻ, đây là sương tháng chín, chứ không hẳn là sương tháng tám. Đoán cửa hàng sắp vắng khách một lát, anh Phiêcmanh và tôi đến chỗ Mari-Lui và Sáclôt. Tôi đã tâm sự với hai chị về điều bí mật khiến tôi đến Viơ Năngxay sớm hơn dự định. Đứng chống hai cùi tay trên quầy hàng hai ngồi chống hai bàn tay trên hế gỗ bôi dầu, chúng tôi kể cho nhau nghe những điều mình biết về tiểu thư bí ẩn – mà hiểu biết của ai cũng hạn chế lắm – vừa hay, tiếng bánh xe lăn khiến chúng tôi quay nhìn.
- Tiểu thư đây rồi – mọi người thì thào với tôi.
Vài giây sau, cặp người ngựa kỳ lạ dừng lại trước cửa quầy hàng lắp kính. Một cỗ xe ngựa trang trại cũ kỹ với những tấm thanh xe tròn trị, giá hành lý đúc mà chúng tôi chưa từng thấy trong vùng. Một con ngưa trắng già vừa đi vừa cúi đầu như lúc nào cũng gặm cỏ trên đường. Và trên ghế ngồi, tôi nói điều này với cái đơn giản của lòng tôi, nhưng rất hiểu điều mình nói, là cô gái có lẽ đẹp nhất trên đời từ trước tới nay.
Chưa bao giờ tôi thấy một cô gái duyên dáng và nghiêm nghị đến thế. Trang phục của nàng tôn tấm thân mảnh mai đến như cỏ lá. Một áo măng-tô dài màu hạt dẻ mà nàng cới ra lúc đi vào, khoác hờ trên vai. Đây là cô thiếu nữ nghiêm trang nhất, người đàn bà mỏng manh nhất. Một bộ tóc hoe dày phủ nặng trên trán và khuôn lấy bộ mặt thanh tú như vẽ. Mùa hè đã điểm đôi chấm tàn nhang lên làn da mơn mởn. Ở cái sắc đẹp ngời ngời này, tôi chỉ thấy một chút tì vết thôi. Đó là khi buồn bã, thất vọng, hay chỉ đăm chiêu thôi, khuôn mặt tươi sáng ấy thoán ghằn những nốt đỏ, như mặt một số người ốm nặng mà chính người ấy cũng không biết. Lúc ấy, sự ngưỡng vọng của kẻ nhìn nàng nhường chỗ cho một tình thương càng đau xót hơn, vì nó trỗi dậy bất ngờ.
Ít nhất thì đấy cũng là những cái tôi phát hiện ra, trong khi nàng đĩnh đạc xuống xa và cuối cùng, Mari-Lui giới thiệu tôi với nàng thật tự nhiên thoải mái và gợi cho tôi bắt chuyện với nàng.
Người nhà đẩy cho nàng một cái ghế tựa đáng véc-ni, nàng ngồi xuống, lưng dựa quầy hàng, còn chúng tôi vẫn đứng. Nàng tỏ ra thông thuộc và yêu thích cửa hàng. Vừa được báo tin, bác Gluyli của tôi đã đến ngay. Bác khôn khéo tiếp chuyện nàng, hai tay chắp trên bụng, cái đầu nửa dân quê nửa dân buôn chụp mũ bonne trắng khẽ lúc lắc. Thành ra giờ phút tôi được nói chuyện với nàng tôi hơi run khi nghĩ đến giây phút đó – cứ chậm lại…
Câu chuyện thật là bình thường.
- Vậy là – tiểu thư Gale lên tiếng – anh sắp sửa thành thầy giáo?
Bác gái tôi thắp cây đèn đế sứ trên đầu chúng tôi lên, ánh đèn rọi yếu ớt trong cửa hàng. Tôi nhìn thấy khuôn mặt dịu hiền như mặt trẻ con của cô gái, đôi mắt ngây thơ xanh lạ lùng, tôi cũng ngạc nhiên không kém về giọng nói của nàng: đoang trang, và khúc chiết. Khi nàng ngừng nói, đôi mắt nàng đăm đăm nhìn đi chỗ khác, bất động, và nàng hơi cắn môi.
- Tôi cũng sẽ đi dạy học – nàng bảo – nếu cha tôi muốn. Tôi sẽ dạy các em bé nhất, lớp một, như cụ bà của anh…
Rồi nàng mỉm cười, để lộ rằng các bác, các anh chị tôi đã nói về tôi với nàng.
- Ấy là, vì – nàng nói tiếp – bao giờ bà con nơi thôn dã cũng lịch sự, dịu dàng với tôi và sẵn sàng giúp đỡ. Tôi yêu họ vô cùng. Nhưng thử hỏi làm sao tôi có thể yêu họ?... Trong khi họ kêu ca và keo kiệt với cô giáo? Họ không ngớt than vãn nào bút con họ bị mất, nào giấy vở quá đắt, nào có nhưng đứa trẻ chẳng học được gì?... Không sao, tôi sẽ trao đổi với họ, và thế nào họ cũng sẽ thích tôi. Như thế sẽ khó hơn nhiều…
Không mỉm cười, nàng lấy lại dáng ngồi tư lự và trẻ thơ, cái nhìn xanh lơ bất động.
Cả ba chúng tôi đều lúng túng bởi nàng nói thật dễ dàng và thoải mái về những điều tế nhị, những nỗi niềm thầm kín cao khiết chỉ để bộc bạch trong sách àm thôi. Một lát yên lặng. Một cuộc trao đổi dần dần chớm nở…
Nhưng, tiếc thương và thù hận điều gì đó bí ẩn trong đời mình, tiểu thư nói tiếp:
- Rồi tôi sẽ dạy cho các chàng trai biết khôn ngoan, cái khôn ngoan mà tôi nắm được. Tôi sẽ không để còn trong họ cái thèm khát đi lang thang khắp chốn trên đời, như chắc chắn ông se làm, thưa ông Xơren, khi ông là phụ giáo. Tôi sẽ chỉ cho họ cách tìm thấy hạnh phúc ngay bên họ, niềm hạnh phúc có vẻ xa vời…
Chị Mari-Lui và Phiêcmanh cùng kinh ngạc như tôi. Chúng tôi lặng đi. Hiểu chúng tôi ngượng nghịu, nàng ngừng lời, cắn môi, cúi đầu, rồi mỉm cười như thể chế giễu chúng tôi.
- Cho nên – nàng nói – có lẽ, có một chàng điên cao lộc ngộc đang đi tìm tôi nơi chân trời góc bể, trong khi tôi ngồi ngay đây, trong cửa hiệu của bác Phlorăngtanh dưới ngọn đèn này, ngựa chờ ngoài cửa. Nhìn thấy tôi, hẳn chàng không muốn tin?
Thấy nàng mỉm cười, tôi bạo lên, biết đã đến lúc nói. Tôi cười cười:
- Chàng trai cao ngồng điên rồ đó, nếu tôi quen thì sao?
Nàng nhìn tôi xởi lởi.
Vừa lúc đó, chuông cửa reo, hai bà hầu bước vào.
- Các cháu đi sang phòng ăn nhé. Ở đấy tĩnh mà – bác gái tôi vừa đẩy cửa phòng ăn vừa bảo chúng tôi.
Tiểu thư Gale từ chối vào và muốn đi ngay, bác bảo:
- Ông Gale hiện ở đây, đang nói chuyện với bác Phlorăngtanh bên lò sưởi.
Bao giờ trong gian bếp rộng cũng có một bó củi thông cháy lép bép, ngay cả trong tháng tám. Ở đấy cũng có một chiếc đèn sứ cháy sáng. Và một ông già mặt hiền khô, tóc bạc, hốc hác, cạo nhẵn, gần như chỉ im lìm như một người bị đè nặng dưới tuổi tác và kỷ niệm, đang ngồi bên ác Phlorăngtanh, trước hai cốc rượu bã.
Bác Phlorăngtanh chào tôi.
- Chào cháu, Phrăngxoa! – bác kêu to như thói quen nói lớn ở chợ, vì bác là nhà buôn. Bác làm như tôi cách bác hẳn một dòng sông hay một cánh đồng – Bác vừa nảy ra ý chiều thứ năm tuần sau tổ chức một buổi vui bên bờ sông Sê. Sẽ có đánh cá, săn bắn, tắm, nhảy… Mời tiểu thư đến nhé, xin tiểu thư đến nhé, xin tiểu thư cứ đi ngựa. Tôi đã bàn với cụ Gale rồi. Mọi việc tôi đã cùng cụ trao đổi kỹ… Còn Phrăngxoa – bác nói thêm, tuồng như chỉ nghĩ đến chuyện này – cháu có thể rủ bạn cháu tới, cậu Môn… Đúng tên cậu ta là Môn không?
 Tiểu thư Gale đứng dậy, mặt đột nhiên tái mét. Mãi lúc này, tôi mới nhớ rằng ở trong bờ ao lâu đài kỳ lạ, trước đây Môn đã xưng tên với nàng…
Khi nàng giơ tay cho tôi bắt để chào tạm biệt, giữa chúng tôi đã có, dứt khoát hơn bao lời nếu nói ra, một sự ăn ý ngầm mà chỉ có cái chết mới có thể phá vỡ, và một tình bạn còn cảm động, hơn một tình yêu lớn.
… Bốn giờ sáng hôm sau, anh Phiêcmanh gõ cửa căn phòng nhỏ mà tôi nghĩ trong sân gà sao, trời vẫn còn tối. Loay hoay mãi tôi mới tìm thấy quần áo mình trên cái bàn lủng củng những chân đèn bằng đồng, và những tượng thánh mới tinh, tất cả được chọn ra trong cửa hàng nhà anh để trang hoàng phòng này trước khi tôi đến. Tôi nghe anh Phiêcmanh bơm cái xe đạp dánh cho tôi ngoài sân, bác gái thì thổi lửa trong bếp. Khi tôi đi ra, trời mới bửng. Chỉ một ngày, tôi phải đi khá nhiều. Trước hết, tôi sẽ về ăn trưa ở Xanhtơ-Agat để giải thích vì sao tôi sẽ vắng mặt lâu. Sau đó, trước khi trời tối, tôi phải đến nhà Ôguyxtanh Môn, bạn tôi ở La Phectê-đănglông.