ùa hè trôi qua, hoa phù dung, cúc lam, hoa cây đen và cúc sao tàn rơi, ếch nhái trong ao im tiếng, lũ cò bay lên cao, chuẩn bị ra đi. Bấy giờ Goldmund lại trở về. Một chiều mù sương, cậu trở về, không vào tu viện mà đi thẳng đến cổng vào gian xưởng của mình. Cậu đi bộ, không có ngựa nữa. Erich hoảng hốt khi thấy thầy bước vào. Chú thợ bạn nhận ra ngay thầy qua cái nhìn đầu tiên, con tim chú nhưng muốn bay ra đón thầy, nhưng dường như đây là một người hoàn toàn khác lạ: Một Goldmund giả, già đi nhiều năm, bộ mặt gần như tàn tạ, đầy phong trần, héo hon, nhăn nheo, bệnh hoạn, đau khổ, nhưng không để lộ mình đang đau đớn mà điểm một nụ cười nhân từ và kiên nhẫn. Goldmund kéo lê bước chân vật vã và dường như rất uể oải, mệt nhọc. Cậu Goldmund biến dạng và không ai nhận ra ấy chăm chăm nhìn chú thợ bạn trẻ với một con mắt kỳ lạ. Chuyến trở về của cậu rất kín đáo; cậu ứng xử như mình vừa ở căn phòng bên cạnh, như thể mới chốc lát vừa rồi, cậu đã ở đây. Chìa bàn tay cho người học trò, cậu không nói gì, không chào hỏi, chỉ bảo: “Ta cần ngủ”, có vẻ rất mệt nhọc. Cậu cho Erich đi nơi khác và sang phòng của mình ở bên cạnh gian xưởng. Nơi đây, cậu dỡ mũ và đánh rơi xuống đất, cởi giày và lại bên chiếc giường. Trong góc phòng, dưới lớp rào che, cậu nhận ra pho tượng Đức Mẹ Đồng Trinh của mình, ra một dấu hiệu tỏ ý bạn bè nhưng không dở lớp vải che và không chào hình ảnh ấy. Ngược lại, cậu xuất hiện ở khung cửa sổ nhỏ, nhìn thấy Erich ở ngoài sân đang bối rối, và cậu lên tiếng réo gọi: - Erich, cháu không cần báo với bất cứ ai là ta đã trở về. Ta đang rất mệt. Từ bây giờ đến mai, còn thời gian. Sau đó, cậu để nguyên quần áo đang mặc, nằm lăn ra giường. Hồi lâu, không ngủ được, cậu ngồi dậy, nặng nề bước lại gần bức tường có treo một chiếc gương soi và đưa mắt nhìn vào đó. Cậu qua sát chăm chú lão Goldmund từ trong gương nhìn cậu: Một bộ mặt quen biết nhưng lại như xa lạ, đối với cậu nó dường như không thực sự hiện hữu, và cậu không hề cảm thấy có chút quan hệ nào. Cậu chỉ nhớ những bộ mặt khác từng quen biết: Một ít vì thầy Niklaus, một chút về vị hiệp sĩ già ngày trước đã ra lệnh may cho cậu một bộ áo quần đung thời trang, cũng có phần thánh Jacques trong ngôi nhà thờ, vị thánh Jacques cao niên, nhiều râu, dưới chiếc mũ khách hành hương có vẻ rất già, rất già và da xạm, tuy vậy vẫn toát ra một ấn tượng vui vẻ và nhân từ. Cậu nhận diện tỉ mỉ những gì bộ mặt trong chiếc gương soi nói với mình, như thể cậu đã biết tường tận về con người lạ lẫm ấy. Đây, cậu nhận ra và làm hiệu bè bạn với hắn: Đúng là bản thân cậu, tương đồng với ý nghĩ của cậu về mình. Đứng săm soi đây là một người già rất mệt mỏi từ chuyến đi xa trở về, một nhân vật lu mờ. Chẳng có gì khiến người ta chú ý đến, tuy vậy cậu không tự phản bác thậm chí bằng lòng với bản thân. Cậu phát hiện thấy trong các nét của mình có những điều mà chàng Goldmund đẹp trai trước đây không có; trong tất cả trạng thái mệt mỏi và sa sút hiện nay, có một vẻ bằng lòng và thản nhiên. Cậu thoáng mỉm cười với ý nghĩ ấy, và bộ mặt trong gương mỉm cười lại với cậu, con người đáng thương cậu đã đưa về với mình sau chuyến đi! Qua những ngày rong chơi trên mình ngựa, cậu trở về mệt lử và không còn một xu dính túi. Không phải chỉ tiêu hết tiền, bán cả ngựa và chiếc túi hành trang, nay cậu cũng chẳng còn gì khác: Tuổi trẻ, sức khỏe, lòng tự tin, vẻ hồng hào trên hai gò má và ánh lửa trong đôi mắt. Dù sao, những gì giữ lại trong trí vẫn khiến cậu vui thích: Cái lão già ốm yếu này vẫn hợp với tạng của cậu hơn anh chàng Goldmund ngày nào. Cậu có tuổi hơn, yếu hơn, trông thảm hại nhưng chất phác hơn, bằng lòng hơn với số phận, người ta không phải nhọc sức dàn xếp ổn thỏa với cậu. Cậu cười một mình, hạ xuống các bờ mi nay đều nhăn nheo. Sau đó, cậu lại đi nằm và lịm đi trong giấc ngủ. Sáng hôm sau, cậu đang ngồi nghiêng đầu trên bàn, thử cầm bút vẽ mấy nét, thì Narcisse đến thăm. Anh bạn dừng chân trước ngưỡng cửa và bảo: - Erich báo với mình bạn đã trở về. Ơn Chúa lòng lành. Mình rất sung sướng. Bạn chưa đến tìm mình, mình lại thăm bạn. Mình không quấy rầy công việc bạn đang làm chứ? Anh bạn lại gần, Goldmund đứng lê!!!14688_3.htm!!!
Đã xem 9266 lần.
http://eTruyen.com