ừ sáng sớm ngày rằm tháng, người ta đã thấy nhiều nhân vật đã đổ về Thái Hồ.Có người đến sớm hơn, từ chiều mười bốn.Cảnh Thái Hồ giữa thu thật tuyệt đẹp. Xa xa trên những dãy đồi thoai thoải, lá phong đỏ ối như lửa. Dọc bờ hồ, hàng tơ liễu mềm mại in bóng xuống mặt nước trong veo.Trên mặt hồ mênh mang, đám thuyền câu thả lững lờ theo làn gió nhẹ.Giá trong thời phân này có thể giũ bỏ hết công việc, những nỗi ưu phiền và lo nghĩ để đến đây thưởng thức phong cảnh thì lý thú biết bao!Nhưng những nhân vật đang tề tụ về nơi đây không có vẻ thư thái chút nào. Họ về dự Long Đầu đại hội được triệu tập do những biến động lớn ở võ lâm trong thời gian qua.Nét mặt mọi người không khoáng đạt hoặc tò mò như dạo trước có hư tin “Cự Khuyết kiếm”, mà ai nấy đều trĩu nặng ưu tư.Quả thật những sự kiện vừa qua là thử thách to lớn cho giới võ lâm.Đại hội được tổ chức tại Tân Sơn trang, lễ đài dựng trước cửa tam cấp dẫn vào đại sảnh, nơi mà hồi trước Cảm Cô làm náo động bọn vệ sĩ.Lễ đài nhìn ra con đường đã dẫn đến chiếc cầu bắc qua hồ mà trước đây một tháng, Tân Sơn trang đã tô điểm thật lộng lẫy bằng những ngọn hỏa đăng. Giữa bãi trống rộng đặt nhiều dãy bàn. Vì được những hàng cây cổ thủ che nắng nên người ta không cần căng lều. Phía xa nữa, các biệt thự nằm giữa nhứng tán cây còn rậm rạp hơn.Quá trưa, khách khứa đã tề tập đông đủ. Các vị Chưởng môn, Bảo chủ, Cốc chủ hoặc cầm đầu các môn hộ vừa được mời ăn trưa trong đại sảnh, còn phần lớn, cũng là các cao thủ hoặc Tổng quản thì có gia nhân tự phục dịch.Về quy mô, Long Đầu đại hội kỳ này lớn hơn năm năm trước nhiều.Lễ đài gồm năm chiếc bàn rộng hướng ra cầu, bàn phủ nhiễu hồng, phía sau kê hai mươi cái ghế Thái sư ỷ. Đó là chỗ danh dự của các Chưởng môn.Tiếp theo, trước mặt các vị Chưởng môn đặt mười bộ bàn và trưởng kỷ xếp làm hai dãy, vậy mà vẫn còn một số đông đứng tụ tập bên dưới các tán cây.Trên lễ đài gồm những vị tên tuổi như Huệ Minh đại sư, Chưởng môn Thiếu Lâm, Tử Không đạo trưởng, Chưởng môn Võ Đang, Giang Thiên Thọ Bảo chủ Cửu Cung bảo, Lý Cương Sơn Bảo chủ Thất Tinh bảo, Tuyên Trí đạo trưởng, Chưởng môn Trường Bạch, Linh Hạc thượng nhân, Chưởng môn Cùng Lai phái; Hà Thúc Nhân, trưởng lão Cái bang, Đặng Thiên Ngu Trang chủ Tân Sơn trang và một số Chưởng môn, Bảo chủ, Trang chủ khác.Trước hết, sau khi các vị chủ tọa khẽ thảo luận với nhau, Huệ Minh đại sư lên tiếng:- Thưa các vị huynh đệ tỷ muội và mọi bằng hữu, chư vị đều biết tình hình trên võ lâm hiện nay rất căng thẳng. Theo đề nghị của Võ Đang, Cùng Lai, và Tân Sơn trang, thay mặt các đại môn phái và Bát đại thế gia, chúng tôi mời chư vị đến đây hôm nay tổ chức Long Đầu đại hội. Trước hết xin thay mặt đồng đạo có lời cảm tạ Đặng trang chủ có nhiều công lao giúp đỡ. Chương trình nghị sự sẽ được Tử Không đạo trưởng tuyên bố và chư vị sẽ đóng góp ý kiến.Tiếp đến, Tử Không đạo trưởng liền đứng lên nói:- Trong thông báo và tín thiệp gởi đi các nơi đều nêu rõ nguyên nhân triệu tập Long Đầu đại hội này. Vì thế việc cần kíp nhất là tất cả chúng ta cần phải xác định rõ thủ phạm những vụ huyết án vừa qua và tìm cách xử lý, ngõ hầu tránh cho võ lâm một cơn đại họa...Tử Không đạo trưởng vừa nói xong, mọi cặp mắt đều đổ lên Bảo chủ Cửu Cung bảo Giang Thiên Thọ. Lão cúi đầu, sự kiêu hãnh trong các đại hội trước kia biến mất, trong ánh mắt chỉ còn sự già nua và ánh mặt hiện lên nỗi tuyệt vọng.Kim Trượng Truy Hồn Nguyễn Công Lượng ngồi ở dãy bàn cuối nói to:- Kết luận một tội ác phải có các nhân chứng và bị cáo đối chất rõ ràng, không thể làm một cách tùy tiện. Hãy nói rõ tội danh và để cho nhân chứng khai thì mới luận tội được.Trang chủ Tân Sơn trang Đặng Thiên Ngu cười nói:- Thưa các vị, kẻ bị buộc tội là ai, hẳn các vị đều biết rõ...Lão nhìn sang Giang bảo chủ với ánh mắt thông cảm rồi nói tiếp:- Lão hủ đây có thể coi là một nhân chứng... Việc xảy ra dạo cuối tháng trước trong lễ thọ của lão hủ có thể nhiều vị chưa biết..Nhiều tiếng xì xào nổi lên, Võ Đang chưởng môn nói:- Xin Đặng trang chủ kể tiếp.Đặng Thiên Ngu nhìn mọi người khắp lượt, rồi cất giọng:- Khách khứa đến dự mạt lễ của lão hủ hôm đó, ngoài các huynh đệ tỉ muội và bằng hữu mà phần đông có mặt ngày hôm nay, còn một vị thiếu niên lãnh suất mười một người, tự xưng là Giang Ngọc Phàn, Minh chủ “Du Hiệp Đồng Minh” đến khánh thọ và ra mắt võ lâm...Có tiếng ngắt lời:- Trang chủ có mời thiếu niên đó hay không?Đặng Thiên Ngu lắc đầu:- Không! Hơn nữa, Giang thiếu hiệp còn nói rằng Du Hiệp Đồng Minh mới thành lập, giang hồ còn chưa ai biết cả...Tiếng xì xào:- Thật là mạo muội!- Sao lại bất nhã thế?Lại có tiếng hỏi:
Mã Vân Sơn có quen biết Thạch Vân động chủ, nghe tin dữ, sáng mai lão vội đến Thạch Vân động.Tới nơi, lão tuyệt vọng nhìn tiểu điếm bị phá tan hoàng, đồ đạc vứt ngổn ngang. Một ngôi mộ với tấm bia đá sơ sài sau điếm, lão không đọc rõ trên đó viết những gì.Mã Vân Sơn đi sau vào trong động. Cửa động đã bị lấp kín bởi những phiến đá trên trần, không rõ bằng cách nào người ta làm vỡ vụn ra đổ ập xuống. Nếu thủ phạm dùng chưởng lực thì ắt đây là những người có công lực phi phàm.Mã Vân Sơn vốn là người làm việc tới nơi tới chốn, sự hưng thịnh của Cửu Cung bảo một phần có công lao của lão vì vậy Mã Vân Sơn rất được Bảo chủ và các vị phu nhân nể trọng.Lão quát hai thủ hạ tránh ra xa, dùng thanh thiết quải quật mạnh. Một tiếng “Bình” vang lên, tiếng đá từ trần hang đổ xuống ầm ầm, cuối cùng để lộ ra một lỗ hổng ngay gần nóc động.Lão cho ngựa ở ngoài rồi cũng một thủ hạ leo vào. Bên trong tối om, nhưng lần đi được một lúc, hang đá mở rộng ra và sáng nhờ nhờ như ánh lê minh.Đó là một ngách hang ăn chéo lên đồi. Từ đây đã thấy những gian thạch thất.Mã Vân Sơn nhanh chóng kiểm tra không sót một tấc đất nào. Chỉ một lát sau, lão nghe tiếng người rên.Lão Tổng quản mừng quýnh nhanh chóng bước nhanh về phía đó. Một thân hình tiều tụy nằm gục bên một vũng nước do một cột thạch nhũ nhỏ xuống tạo thành một cái hố sâu.Mã Vân Sơn vội cúi xuống xem mạch và kiểm tra thương thế. Đó là một thiếu niên. Hai chân bị gãy, xương lồi ra đứt cả da thịt. Nhiều lớp máu khô cứng lại, mạch đập rất yếu.Vết thương rõ ràng là do chưởng lực, không nặng lắm. Nhưng có lẽ vì phải bò nhiều nên mất máu mà thành suy nhược.Mã Vân Sơn sục sạo tìm một hồi nữa, nhưng không thấy gì, lão bế thốc nạn nhân ra khỏi động.Cả ba ngươi mang thiếu niên phóng ngựa tìm đến một tiểu trấn cách đó vài dặm, dùng thuốc mang theo xức vết thương, xong nẹp lại. Thiếu niên chỉ rên rỉ yếu ớt nhưng chưa hồi tỉnh.Mã Vân Sơn bảo gã thuộc hạ giữ nạn nhân ngồi ngay ngắn, truyền nội công của mình vào cho gã, lại sai tên kia nấu vài thìa cháo. Chỉ một lúc sau, đôi môi khô nẻ của thiếu niên khẽ mấp máy, cổ họng đưa lên đưa xuống một cách khó khăn, cuối cùng gã mở mắt ra.Mã Vân Sơn hỏi:- Ngươi nói nhanh, ai tàn sát Thạch Vân động?Thiếu niên nói rất yếu, phải áp tai vào sát miệng mới nghe rõ hai tiếng:-.....ngũ....tàLão Tổng quản lẩm bảm:- Càn Khôn ngũ tà! Ta đã đoán biết, chỉ có chúng mới ra tay tàn độc như vậy thôi. Nhưng lần này còn tàn bạo và táo tợn hơn.Thiếu niên lại ngất đi. Biết tính mạng của gã không còn gì nguy hiểm nữa, nhưng lên đường ngay thì không được. Do đó, tuy sốt ruột, Mã Vân Sơn vẫn quyết định ở lại thêm một đêm nữa cho thật an toàn.Sáng hôm sau đã là ngày mười bốn, sau gần một đêm được chăm sóc và một đêm tĩnh dưỡng, thần sắc gã thiếu niên đã khá hơn nhiều. Gã mở mắt và nói được những mẩu đối thoại ngắn.Lão Tổng quản giục thuộc hạ chuẩn bị lên đường. Lão không ghé Cửu Cung bảo mà ra lệnh phóng thẳng tới Thái Hồ.Hôm đó, họ cho ngựa chạy khá chậm. Thái Hồ còn chừng một ngày nữa, nhưng đã khuya, họ buộc lòng phải dừng lại nghỉ ngơi.Cơm nước xong, Mã Vân Sơn hỏi thiếu niên:- Thái động chủ có bị nạn không?Thiếu niên định quỳ xuống nhưng yếu quá, lão Tổng quản ra hiệu cho gã ngồi yên.- Bẩm bá bá, thân phụ, thân mẫu cùng đại tỷ toàn bộ đệ tử đều bị giết cả.- Vậy ngươi là ai?- Bẩm, tiểu bối là Thái Văn Huy, Thiếu động chủ ạ!- Ngươi còn nhớ chuyện xảy ra thế nào không?- Bẩm bá bá, tiểu bối đang ngủ, đột nhiên tỉnh dậy cảm thấy đôi chân tê buốt, lập tức bị ném xuống gầm gường. Xung quanh chỉ nghe thấy tiếng rầm rập, rồi một hồi phụ thân nói to:- “Kim Sát Tiên! Không ngờ hai mươi năm ẩn náu tại Đại Côn sơn, nay Càn Khôn ngũ tà các ngươi lại về tàn sát...”Tiếng một người khàn khàn trả lời:- “Ta và ngươi có một món nợ nhỏ. Nhưng đối với chúng ta nợ to nhỏ gì cũng phải trả bằng tính mạng...”- “Ngươi định nói...”Tiểu bối nghe phụ thân chưa kịp dứt câu thì nghe “Vút” một tiếng, lại “Bình” một tiếng nữa, chắc phụ thân đã dùng Thiết Tâm chưởng đánh lại. Chợt có tiếng người đổ nhào, rồi giọng phụ thân:- “Đồ rắn rết độc...”Tiểu bối định hét lên lao ra, nhưng một bàn tay đã giữ chặt lấy miệng rồi có tấm vải nhét cứng không còn ú ớ được nữa. Rõ ràng người kia từ lúc nãy vẫn canh chừng tiểu bối.Chừng một khắc công phu, tiếng một phụ nữ từ trong vọng ra:- “Xong rồi, các sư huynh, rút thôi!”Người đứng cạnh tiểu bối vội vàng ấn chặt thêm miếng giẻ vào miệng tiểu bối rồi nhảy ra ngoài, đóng cửa lại.Giọng nữ nhân lúc trước hỏi:- “Trong này tiêu cả rồi chứ, Tiểu Hồng?”Tiếng trả lời:- “Tiêu cả”.Rõ ràng là tiếng nữ nhân.Lát sau tiểu bối nghe “Ầm” một tiếng như trời long đất lở, rồi ngất đi.Im lặng một lát, một thuộc hạ của Cửu Cung bảo hỏi:- Từ hôm đó đến nay đã bốn, năm ngày rồi, sao ngươi không tìm cách trốn đi?Tên kia cười hô hô nói:- Tiểu Tam ngươi nói gì vớ vẩn thế? Tiểu tử bị gãy cả hai chân, cửa động lại bị lấp... định độn thổ chắc?Thái Văn Huy nói:- Thực ra trong động có một cửa nữa ăn thông lên sườn núi, nhưng dốc quá, tiểu bối thử trườn lên hai lần đều bị lăn ngược trở xuống, vì vậy càng kiệt sức mau!Mã Văn Sơn lẩm bẩm:- Càn Khôn ngũ tà chỉ có một lão bà là “Thế Cân Sát” mà thôi, sao lại nhảy ra cái tên Tiểu Hồng nào? Và lý do gì thị cố ý để lại nhân chứng vậy chứ?Tiểu Tam chen lời:- Lão gia, hay đó là đệ tử một vị nào đó?Tên kia ngoặc lại:- Ngươi lại linh tinh rồi: sao cái mõm ngươi cứ ngọ nguậy không chịu yên để lão gia suy nghĩ chớ?- Không, bọn chúng không có đệ tử chi cả. Nếu người chúng bắt theo sao chịu để thị tự do chứ? Với lại, mụ sư muội “Thế Cân Sát” chúa ghét đàn bà không bao giờ chừa ai trong cuộc tàn sát...Một hồi lâu, lão nói:- Thật khó hiểu! Nhưng thị lưu lại một nhân chứng cũng là điều hay! Tuyệt hảo.Rồi ra lệnh cho thuộc hạ:- Ngủ đi một lúc, qua canh năm lên đường.