Cô giáo ấy có những lúc thẩn thờ như nhớ ai, học sinh thường nói về Hằng như vậy. Cô tốt nghiệp đại học và trở lại mái trường xưa nhưng với một cương vị khác, người thầy đáng kính chớ không phải cô học trò khờ dại. Bao năm xa trường, thềm đã nhuộm rêu phong, mấy cây phượng già như trầm ngâm, ít nói. Có lẽ do cô không còn đùa giỡn dưới vòm lá me bay bay ấy nữa, cũng như cô không thể nào nhặt cánh phượng hồng để tặng ai như thuở nào. Dù trái tim cô vẫn còn rạo rực, dù bao kỷ niệm sống lại trong từng bàn chân cô bước. NơI nào năm xưa Nguyễn thường đứng, Hằng vẫn còn nhớ rỏ. Nhưng bóng dáng anh bây giờ chỉ còn đứng trong tâm hồn cô, Nguyễn ra trường trước Hằng hai năm. Anh xin về dạy ngôi trường tiểu học gần nhà. Ba Nguyễn đã được thả về nên cuộc sống của anh đỡ vất vả. Ba Hằng đã lên thiếu tá và đổI về làm quận trưởng một quận biên giới cách tỉnh trên hai mươi cây số, nên ông cũng ít về nhà và lơ lỏng một phần nào việc canh chừng cô, sự đi lại của Hằng bây giờ khá tự do, mẹ thường nuông chiều cô hơn ba. Nhưng cô muốn gặp Nguyễn không phải dễ, vì hai người vẫn còn lén lút. Nhân dịp này, Hằng muốn gia đình Nguyễn đến cầu hôn và tranh thủ sự đồng ý của mẹ. Hằng rất sợ cái ngày ông bà Diên đến hỏi cưới cô cho Mẫn nên dù sao Nguyễn cũng phải đến trước. Trong lúc chưa có ai dạm hỏi Hằng hy vọng dễ lung lay được Ba hơn. Một thuận lợi cho họ ông Đạm đồng ý cưới hỏi Hằng cho Nguyễn. Ông có vẻ quý mến Hằng vì vẫn còn nhớ cái buổi cô vào thăm ông trong tù. Chứ thực ra, nghe nói là con của thiếu tá, ông Đạm đã cảm thấy khó chịu. Nhưng ông nghĩ, tụi nó lỡ thương nhau rồI, và mình cưới vợ cho con là vì nó còn hơn là vì mình. Nguyễn phải cậy bà Hoa, chị của người mợ và là vợ của một thiếu tá, cũng là bạn bè của ông Xuân, đến ngỏ lời trước với mẹ Hằng. Lúc đầu, nghe nói tới Nguyễn bà Xuân nghậm ngùi thở dài tiếc rẻ. Bà nói thật là bà rất thương Nguyễn, nhưng ông Xuân thì không thể nào đồng ý đâu, đừng tới hỏi mất công, Bà Hoa lý giải hết lời cùng với nỗi đau sụt sùi của Hằng, bà Xuân siêu lòng và hứa tìm cách thuyết phục ông Xuân. Một buổi chiều thứ bảy, ông Xuân về thăm nhà, tâm trạng vui vẻ, bà Xuân muốn lợi dụng dịp này nói với ông về việc của Nguyễn. Nhưng bà vẫn ngại, lưỡng lự hoài cho đến tối, bà Xuân mới mở lời: - Ông ạ. Tôi có một việc muốn bàn với ông... Nhưng nếu ông không vừa lòng thì thôi chớ đừng nổi giận! Ông Xuân phì cười: - Việc gì bà cứ nói, ở đó mà quanh co. - Vừa rồi chị Hoa, chị Hoa vợ thiếu tá Hòa đó... - Ờ, biết. - Chị đến ngỏ lời với gia đình mình để xin hỏi cưới con Hằng cho thằng Nguyễn. Ông Xuân ngồi nhổm dậy: - Thằng Nguyễn à? Nó còn dám theo con Hằng tới bây giờ sao? Chị Hoa bà con gì với nó? - Cũng bà con gì đó. Tôi thấy con Hằng đã lớn, thằng Nguyễn cũng được người, được nết... - Thằng Nguyễn bây giờ làm gì? - Nó cũng là thầy giáo. - Ý bà tính sao? - Tôi tính dò xét coi nếu gia đình thằng Nguyễn đàng hoàng, có đạo đức thì gả cho rồi. Con đã thương mà mình cứ ngăn cản chỉ làm khổ nó. - Bà khỏi dò xét, tôi đã biết rõ, gia đình Việt Cộng, dứt khoát không gả, con nó cải tôi khổ ráng chịu. Ông suy nghĩ kỷ lại coi, chủ yếu là tâm tình tụi nó, hợp nhau thì xây dựng được hạnh phúc, chứ phân biệt chi Quốc Gia hay Việt Cộng. Bà muốn rước Việt Cộng vô nhà à? Có ngày nó tuyên truyền tôi với bà theo nó luôn. Ông cứ nói vậy thằng Nguyễn nó mới lớn lên có biết gì đâu. Hỡ cái ông chộp mủ Việt Cộng! - Tôi nói không, là không. - Ông Xuân hơi to tiếng. - Tôi không thể làm sui với Việt Cộng, bà nghe chưa? RồI tương lai con Hằng nó về đâu khi bà gả nó vô chổ đó. Bà thương con mà vô tình giết con. - Ông không gả ông theo giữ nó đi rủi co chuyện gì xảy ra, tôi không chịu trách nhiệm. - Bà Xuân trả lời căng thẳng. - Bà là mẹ nó mà nói vậy? Bà gần gũi con thì phải giáo dục cho nó hiểu điều hay lẻ phải. Chuyện vợ chồng hệ trọng, sai lầm một chút là khổ cả trăm năm. Nó là con nít, chỉ thấy gần không hiểu xa, mình phải giải thích cặn kẽ cái lợi cái hại cho nó biết, bà khuyên con Hằng quên thằng Nguyễn đi. Tôi nói không được là không được, đừng nói tới nói lui vô ích. Sau đó vợ chồng thiếu tá Hòa tới thuyết phục một lần nữa, nhưng ông Xuân vẫn cương quyết không đổi ý. Nghe tin ông Xuân không chịu gả con vì lý do không chịu làm sui với mình, ông Đạm tức giận kêu Nguyễn gạt qua một bên, đừng thèm cậy nhờ, năn nỉ nữa, ông lo cưới vợ liền cho anh. Ông Đạm nói là làm thật. Ông gợi ý, dò hỏi bạn bè có nhiều cô gái được giới thiệu với Nguyễn nhưng anh còn tâm trí nào mà đoái hoài tới nữa. Nguyễn đang đau cái nỗi đau, buồn cái nỗi buồn mà không được lộ ra ngoài, anh phải tỉnh táo để an ủi Hằng và hứa với cô tìm cách vượt qua trở ngại. Mặc dù bằng cách nào anh còn chưa nghĩ ra, dẫn Hằng trốn đi là một hạ sách, đó là đường cùng. Hằng tin anh và cô sống với niềm tin đó. Chính Nguyễn cũng tin tưởng rằng mình sẽ phá vỡ mọi ngăn cách để đến với Hằng như ý nguyện của hai người. Đức tin đã giúp họ sống và yêu đời, nhưng bây giờ họ không còn bình tĩnh và không còn kịp chuẩn bị một biện pháp nào nữa. Gia đình ông Diên đã tới và gia đình ông Xuân hoan hỉ đồng ý gả Hằng cho Mẫn. Hằng cố vùng vẫy nhưng vẫn không lay chuyển được tình thế. Hai bên đang bàn tính làm lễ nói và cưới. Hằng căm giận mọi ngườI vì thấy rằng họ đang đẩy mình vào chân tường mà chẳng một ai nghe cô kêu cứu. Hằng không khóc nữa, cô suy tính để có một định đoạt cho cuộc đờI mình. Cô hiểu rằng kể từ đây, đời cô là do cô xây đắp. Hằng ung dung đến nhà Nguyễn báo tin cho Nguyễn hay. Nhưng khi gặp Nguyễn, Cô không cứng rắn được nữa mà òa lên khóc như một đứa trẻ. Cô thổn thức trong tay anh không nói lên lời. Bà Xuân rất ngạc nhiên về sự thay đổi của Hằng, cô không cần kháng cự mà chấp nhận thành hôn với Mẫn và cùng gia đình chuẩn bị cho ngày cưới. Vì đường xá xa xôi nên hai gia đình thống nhât ý kiến nhập chung lễ nói và lễ cưới làm một, nhưng Hằng thừa biết thực tâm của họ là tiến hành lể cưới càng nhanh càng tốt. Bà Xuân vẫn chưa thể tin rằng lời thuyết phục của mình có hiệu quả tốt như vậy. Bà biết đâu đằng sau sự chuẩn bị cho lể cưới, Hằng đang chuẩn bị chuyến đi cho đời mình. Cô sẽ ra đi, trốn tránh một nơi nào đó cho đến khi ba mẹ thay đổi ý kiến mới quay về. Nhưng chuyến đi của Hằng bất thành, lễ cướI của cô cũng không tổ chức được. Chỉ trước ngày cưới ba hôm, tình hình chiến sự căng thẳng và cuộc sống của các gia đình sĩ quan có phần hoảng hốt. Đó là ngày 29 tháng 4 năm 1975 và ngay hôm đó, mọi việc bị đảo lộn, quân giải phóng chiến thắng, toàn bộ quân đội Sài Gòn đầu hàng và tan rã. Ông Xuân từ một sĩ quan oai vệ trở về nhà với tư thế người chiến bại trông bèo nhèo đến thảm hại. Không liên lạc được với gia đình ông Diên nên lễ cưới phải đình lại. Hằng tham gia phong trào cách mạng với đồng nghiệp và các em học sinh. Hôm sau, Nguyễn đã đến tìm Hằng ở trường. Cả hai rất mừng cuộc đổi dời này sẽ thay đổi được cuộc đời họ. Khi nghe tin gia đình ông Diên đã trốn ra nước ngoài, Hằng như được thoát xác. Sau đó, Ông Xuân phải đi học tập cải tạo, cuộc sống gia đình Hằng bắt đầu chật vật, bà Xuân sắm xe bán nước mía để nuôi bầy con. Nguyễn được đề bạc làm hiệu trưởng ở trường anh đang dạy. Ông Đạm tham gia tiếp thu chính quyền và sau đó được phân công làm chủ tịch ủy ban xã. Cuộc sống mới ngồn ngộn những công việc, vừa xây dựng chính quyền vừa ổn định trật tự xã hội. Chuyện riêng tư của hai người gần như gác lại vì công việc buổi giao thời luôn cuốn hút họ, không còn thảnh thơi như trước nữa. Nguyễn tất bật với công tác ở trường và địa phương, Hằng bận học tập chính trị và chuẩn bị cho niên học mới. Hai người vẫn thường gặp nhau, không còn lén lút và tâm trạng thoải mái hơn, Nguyễn đến thăm bà Xuân, bà cảm động và ngậm ngùi cảm thông cho sự bất hạnh của hai đứa. Bà nói, may mà giải phóng, không thôi số phận của Hằng đã an bài, bà phải xa con, hai đứa phải đau khổ. Nguyễn không còn oán hận gì ông Xuân, trái lại bây giờ anh cảm thấy thương xót ông hơn. Những lúc rảnh rỗi, Nguyễn đến nhà Hằng, nhịp cầu được bắt lại, bà Xuân vẫn quý mến anh như thuở nào, các em Hằng rất thích Nguyễn. Sau Tết, bà Xuân chuẩn bị đi thăm chồng. Nhân dịp này, Nguyễn nhờ bà thưa lại với ông về việc anh xin hỏi cưới Hằng. Anh mong rằng bây giờ ông sẽ suy nghĩ lại mà chấp thuận cho hai đứa. Bà Xuân lãnh sứ mạng lần này đã thành công. Ông Xuân không còn gì để từ chối. Mẫn đã vượt biên. Cách mạng đã nắm chính quyền. Bà Xuân vô cùng mừng rỡ khi ông Xuân trả lời đồng ý. Nghe bà Xuân kể lại, Hằng và Nguyễn nhìn nhau mắt ánh lên niềm vui rạng rỡ, bức tường ngăn cách đã sụp đổ. Nguyễn muốn nhào lại ôm Hằng quay mòng mòng cho thỏa bao ngày lo âu. Nhưng bà Xuân đang ngồi đó nên họ chỉ cùng nhau một nụ cười. Từ đó, bà Xuân coi Nguyễn như con rể trong nhà, chỉ còn đợi ông Xuân về là làm lể hợp thức hóa mà thôi. Đây là thời hạnh phúc vàng son của hai người, họ tự do bên nhau, bù lại những tháng năm lận đận, Hằng như trẻ lại mặt sáng tựa trăng rằm. Cô được sống với những điều mình mơ ước, được kề cận bên hơi ấm của người yêu. Nét thanh xuân đầy đặn hơn bao giờ hết ở cô gái hai mươi lăm tuổi. Yêu đời, yêu cuộc sống, yêu người mình yêu, đó là thiên đường của tuổi trẻ.