ấm chớp tiếp tục nổ rền.... Nhưng là ở Hoa-thiịnh-đốn. Và trong ngôi nhà đầy nhóc con cái của đại ta Pít, phụ tá thân tín của ông Sì-mít, tổng giám đốc C.I.A.. Và là bạn nối khố của Văn Bình z.28 (1). Tiếng là phụ tá hành động, chức vụ cao cấp từng làm mọi người thèm rỏ giải và kẻ thù xanh máu mặt, Pít chỉ giữ một chân cạo giấy, đuổi mạng nhện và xua ruồi trong tổng hành doanh Lan-gờ-li bên cạnh buya-rô của ông tổng. Chàng được miễn công việc nặng nề, đầu sóng ngọn gió, là do hảo tâm và sự thông cảm của ông Sì-mít. Thấy chàng quá nặng gánh gia đình, ông bèn kiếm cho chàng một chỗ ngồi nhàn hạ. Gần như đại tá Pít được trao một phần vụ duy nhất: khi cần, liên lạc với z.28. Hôm ấy vì bị ông tổng lưu lại sở bàn về việc gặp z.28, đại tá Pít về trình diện sư tử Hà Đông hơi muộn. Tối mịt mù chàng mới xong việc. Từ sở ở Lan-gờ-li về nhà đường xa 50 cây số, bị kẹt cứng bởi thiên hạ lũ lượt ra ngoại ô đổi gíó cuối tuần. Pít đến nhà đúng 9 giờ. Bà xã là vô địch ghen ẩu, chàng chưa kịp phân bua, giải thích, năn nỉ thì sấm chớp gia đmh nổ rền, bát đĩa rủ nhau bay rớt loảng xoảng. Đến khi giông tố tạm yên thì bữa cơm chiều ngon lành đầy chất bổ dưỡng đã văng tứ tán, hai vợ chồng phải hì hục vào bếp. Nấu nướng xong đến hầu bọn trẻ ăn uống. Thay đồ cho chúng. Rửa ráy. Giặt dũ. Dọn dẹp. Vân vân... Vân vân.... Hơn 2 giờ sáng đại tá Pít đặt cái lưng muốn gẫy đôi vì mệt xuống nệm mút. Đã kiệt sức, chàng còn phải làm tròn bổn phận đối với bà xã. Vợ muốn là Trời muốn. Thì điện thoại từ tổng hành doanh gọi tới. Mắt nhắm mắt mở chàng trèo lên trực thăng riêng của ông Sì-mít đậu chềnh ềnh ngay trong sân nhà, tất tưởi vào thang máy lên văn phòng ông tổng. Đèn điện sáng trưng, văn võ bá quan của triều đình Xịa trung ương không thiếu một ai. Chàng chưa kịp hoàn hồn thì ông tổng đã hỏi lia lịa về vụ điệp viên Giắc Tati. Lệ thường tôi không bao giờ kêu anh vào giờ này vì biết anh bận vợ con. Đêm nay là chuyện chẳng đặng đừng. Lúc đại diện giám đốc G-2 Cuba gặp tôi, anh đang có mặt ở sở, và anh đã rõ ý muốn của họ. Tôi xin 48 giờ để suy nghĩ, họ đồng ý, nhưng khi anh về, họ gọi dây nói lại yêu cầu tôi dứt khoát nội đêm nay. Chắc họ bị Vakin lôi kéo. Thưa, Vakin, đại diện toàn quyền K.G.B. tại châu Mỹ? Ừ. Hắn ra mặt với một số điều kiện làm tôi ớn lạnh. Đại diện G-2 chỉ mới nghi ngờ, nghi ngờ một nước nào chơi xỏ ta, hoặc nghi ngờ ta âm thầm chơi xỏ G-2, còn Vakin thì hoàn toàn minh bạch. Hắn một mực đổ riệt cho ta. Ta đưa Giắc vào Cuba, ta gây ra mọi chuyện móc họng từ A đến z. Oan tôi lắm, anh ơi, anh dư biết là tôi vô can. Liên Sô làm trung gian cho mình thương thuyết với Cuba mới mệt chứ! Mình và Cuba sắp ký một số mật ước. Nếu không bị trục trặc, trọng vòng 2 tuần, ta sẽ ký mật ước hàng không tay đôi, từ rày xấp đi, ngăn chặn mọi kẻ cưỡng đoạt máy bay đáp xuống Cuba. Vakin thấy mình thèm nên lớn giọng hăm dọa "ông bạn Sì-mít khả kính ơi, G-2 nói riêng với tôi là họ sẽ không ký như đã hứa". Khó người khó ta, cần gì thưa ông.... Lôi thôi lắm, anh đừng tưởng. Nạn cưỡng đoạt máy bay bắt đầu từ năm 1961 làm tốn cơ man tiền của, công lao và thời giờ. Năm 1968, 30 chuyến bay phải đáp xuống Cuba. Riêng trong hai tháng đầu năm 1969, 16 chuyến. Không có cách nào chặn được hữu hiệu vì mỗi ngày có mấy ngàn chuyến, như phi trường Miami gần Cuba chẳng hạn, mỗi ngày 500 lần cất cánh và hạ cánh. Tính mạng của hàng trăm hành khách trên độ cao 9000 mét không phải là trò đùa, bọn cưỡng đoạt đều là du đãng, đào binh, tội phạm nguy hiểm (2) nên bằng mọi điều kiện ta phải thỏa thuận với G-2. Vả lại, muốn hờn mát như anh vừa rồi cũng không được vì là cố vấn an ninh Bạch Cung đã ban lệnh rõ rệt: chấp nhận, chấp nhận và chấp nhận dầu phải thiệt thòi ghê gớm. Do đó tôi cần gặp anh gấp rút. Anh từng là bạn nhỏ của Giắc, anh đỡ đầu cho y vào làm nhân viên ở đây, tất anh hiểu y nhiều. Theo anh, Giắc có thể là nhị-trùng không? Đại tá Pít quả quyết: Thưa ông tổng, không, ngàn lần không. Ba của Giắc từ Cuba tới quê tôi lập nghiệp, ông chơi thân với ba tôi. Giắc và tôi học cùng trường, cùng lớp, từ tiểu học lên đến trung học. Mỗi đứa nhập đại học ở một tiểu bang khác nhau, rồi mỗi đứa theo một ngành khác nhau, tôi đi lính, làm tình báo, y say mê văn chương, báo chí. Lăn lóc qua nhiều tòa soạn, Giắc thất nghiệp, thèm phiêu lưu, tôi bèn bảo lãnh cho y gia nhập sở. Y là con người đàng hoàng, không ưa sự lừa lọc, phản bội. Giắc không thể hoạt động nhị-trùng. Sắc đẹp, rượu chè, cờ bạc, biết đâu đó? Lại càng không thể xảy ra đối với Giắc. Y ghét bê tha. về khoản đàn bà, y không phải là người dễ bị gài bẫy và bị săng-ta. Vậy thì Giắc bị bó buộc rời Thái-Lan đi Cuba... Ai bó buộc? Tôi giao nhiệm vụ này cho anh. Đi Cuba? Phải. Tôi đã hẹn với họ. Thưa ông tổng, ông đã rõ dạo này sức khỏe của tôi không còn cứng cát như ngày xưa. Võ nghệ đã lâu không tập luyện, đã lâu tôi chưa mó đến khẩu súng, tôi e.... Không ai bắt anh đấu quyền và bắn súng... Họ muốn mình đến thì mình đến. Bằng cửa trước. Đại diện cho tôi, anh sẽ hợp tác với G-2, điều tra tại chỗ vụ Giắc Tati. Xong xuôi, anh trở về. Cũng bằng cửa trước. Công khai và chính thức. Vấn đề đánh đấm, xục xạo bí mật để người khác lo. z.28. ừ. Mình đã liên lạc với ông Hoàng chưa? Tôi đã thông báo bằng điện tín. ông phó D.D.A. (3) lên đường qua Sàigòn từ hồi chiều. Trong ít giờ nữa, ông phó sẽ giáp mặt ong tổng giam đốc Hoàng, thảo luận ve việc mượn z.28. z.28 đi cùng với tôi sang Cuba? Đi cùng. Đâu được, thưa ông. Tôi thì không sao, trên mọi phương diện, tôi chỉ là tép riu, vô thưởng vô phạt. Nhưng còn Văn Bình z.28. Theo thời giá, mạng sống của z.28 được ước lượng tối thiểu 50 triệu đô-la. Thưa 50 triệu là chết. Tóm được anh ta còn sống thì giá gấp đôi, một trăm triệu là giá chót. Giám đốc G-2 Nương Nương là đàn em gọi dạ bảo vâng của trùm K.G.B. Vakin. Dầu kính trọng ông tuyệt đối, tôi vẫn dám cá một ngàn ăn một đồng là z.28 sẽ bị Vakin đón bắt ngay sau khi đặt chân xuống Ha-van. A, nếu z.28 đến Ha-van với cái tên z.28 và khuôn mặt thật của z.28. Thưa, z.28 sẽ đổi dạng? Cải trang làm một người hiện có mặt tại Ha-van. Tên người này là Santa. Màn kịch của ta sẽ diễn ra như sau: tôi sẽ cử hai cộng sự viên đến Cuba, người cầm đầu là anh, đại tá Pít, và một người phụ tá, tên là gì, làm chức vụ gì tại trung ương C.I.A., tôi đã ra lệnh cho ban Chuyên Môn soạn thảo giấy tờ. Cuộc điều tra tại chỗ kết thúc, phái đoàn ra về, vẫn đại tá Pít và người phụ tá, kỳ thật Santa tráo chỗ của Văn Bình và Văn Bình ở lại... Thưa, tại saọ ông phải sắp đặt cầu kỳ, rối ren như vậy? Dùng tàu ngầm bỏ túi, đổ z.28 lên bất cứ bãi cát nào trong xứ? Cuba thiếu gì bờ biển thích hợp.... Lâu lắm, tôi chưa có dịp bàn chuyện tâm tình với anh. Người ta báo cáo bà vợ ghen tuông phá kỷ lục về đẻ và đàn con lúc nhúc của anh đã làm óc anh rỉ sét. Anh bận bịu vợ con, quên theo dõi những sự việc xảy ra quanh mình. Vì nếu óc anh chưa rỉ sét, nếu anh chịu khó nghiên cứu, học hỏi, anh đã biết là Liên Sô thiết lập một căn cứ tiềm thủy đỉnh tân tiến tại Ca-ba-riên trong tỉnh Ma-tan-zát, cách Ha-van 240 cây số về phía Đông. Với hơn một trăm tàu tuần duyên, hàng trăm tàu đánh cá trá hình, chưa kể tiềm thủy đĩnh thường và nguyên tử, trực thăng, phi cợ đủ cỡ, đủ loại, họ dư sức chặn bắt một con tôm hùm bò lên bãi chứ đừng nói là tầu ngầm đổ bộ z.28. Nói thật ra, nếu ta muốn, vẫn có thể bố trí một cuộc nhập cảnh lậu kín đáo. Nhưng đây lại khác. Văn Bình cần đến tận nơi, quan sát tận mắt sự việc xảy ra để rút đúc kết luận, và trực tiếp cọ sát với đối phương trước khi hành động. Thôi, anh về sửa soạn hành lý. Ông tổng giám đốc Sì-mít chụp cái bê-rê ấn vào đầu. Mầu mũ nỗi đen làm tăng màu trắng bạc của mái tóc. ông lấy cái túi vải đặt dưới chân khoác vào vai. Một vệ sĩ chực sẵn với những cái cần câu bằng tre và lát-tích mềm. Đại tá Pít hỏi: Ông đi câu? Ông Sì-mít cười, gật đầu. Thưa, trời đang tối. Lát nữa sẽ sáng. Mỗi người có một thú đi câu riêng, tôi thích đi trước khi rạng đông. Lừa cá trong bóng tối khoái hơn. Còn anh, anh khoái đi câu cá không? Thưa... tôi đang tập. Ừ, anh mắc kẹt vợ con. Nhưng tập là vừa. Đàn bà càng về già càng bẳn tính. Làm nghề này bắt buộc phải luyện đức tính của người thợ câu. Vẻ trang nghiêm của chức vụ tổng giám đốc một cơ quan điệp báo hùng mạnh nhất nhì thế giới biến mất trên gương mặt ông Sì-mít. ông trở lại hiền từ, khoan dung như cha già đối với con. ông cất tiếng cười vui vẻ, bỏ mặc đại tá Pít ngơ ngác trước thang máy. ° ° ° Ông Hoàng cũng mê câu cá như ông Sì-mít. Chẳng hiểu công việc bận rộn đến thế, ông tìm đâu ra thời giờ giải trí, chỉ biết là khi máy bay riêng chở ông D.D.A., phó giám đốc hành chính của ông Sì-mít đáp xuống Tân Sơn Nhứt thì ông Hoàng đang ngồi câu trên một khúc sông Biên-Hòa, gần xa lộ. Khúc sông này nằm sau một cái trại lớn, trồng đủ loại cây ăn trái, và nuôi gà vịt. Trang trại này được lũy tre dầy và tường gạch dầy che khuất, không ai nhìn được bên trong. Nó là trang trại duy nhất đứng giữa những thửa ruộng khô rộng mênh mông, người ta bén mảng tới gần là bị vệ sĩ vô hình của ông Hoàng nhận thấy. Họ không treo bảng "cấm người lạ đột nhập", họ cũng không đuổi ai bao giờ. Nhưng coi chừng, kẻ không lương thiện đừng hòng xớ rớ đến ông Hoàng. Ông rời trụ sở Sàigòn đến đây đi câu trên chiếc cam-nhông 12 bánh bít bùng, phía sau vuông vức như cái hộp. Trong cái thùng thép này là văn phòng kiêm nhà ở lưu động của ông với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và phương tiện liên lạc tức thời với bất cứ xó xỉnh nào trên trái đất. Phó giám đốc D.D.A. được Lê Diệp chờ đón và đích thân lái xe đến trại nghỉ. Tháp tùng ông phó có 4 vệ sĩ tủ gương, mồ hôi nhễ nhại, mặt mày đỏ gay một cách thảm hại vì trời nắng chang chang, mặt đường bốc khói nghi ngút, toàn thể đều diện vét-tông thời trang chật ních, cổ áo cà-vạt to tướng như cái gông. Ông phó D.D.A. hơi kinh ngạc khi thấy ông Hoàng mặc bà-ba trắng vải thô nhàu nát, rộng thùng thình đang ngồi một mình dưới gốc sung, rễ bò ngoằn ngoèo xuống làn nước trong xanh. Tứ phía vắng tanh, trang trại toàn cây cối và bụi bờ um tùm, ngoài ông Hoàng và các dụng cụ câu cá ra, không thấy ai. ông phó tỏ vẻ lo sợ cho tình trạng an ninh của ông tổng giám đốc sở Mật Vụ thì được đáp lại bằng nụ cười. Chàng "sếu vườn" lỉnh đâu mất. Toán vệ sĩ của ông phó cũng bị đuổi khéo lên nhà trên, cách nơi câu gần hai trăm mét. Hai thủ lãnh điệp báo trao đổi những câu chào hỏi đưa đẩy thường lệ. ông phó D.D.A. sắp nhập đề thì một cô gái có nhan sắc phi thường và khuôn mặt thông minh lịch duyệt từ sau bụi rậm hiện ra. Ông Hoàng giới thiệu: Nguyên Hương, bí thư của tôi. ông phó cứ tự nhiên, khỏi phải e ngại. Mọi cuộc bàn luận đều có Nguyên Hương tham dự. Ông phó tấm tắc khen: Cô đẹp quá, trẻ quá. Nguyên Hương mặc đồ pát ống rộng, áo hở nách khít khao, da nàng trắng hồng, mắt nàng đen láy, miệng nàng tươi như hoa nở. ông phó đã quá tuồi rung động từ lâu mà sắc đẹp của Nguyên Hương vẫn làm mạch máu ông đập mạnh. Cuộc trò chuyện giữa ông Hoàng và ông phó D.D.A. kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ. Ông phó sửa soạn kiếu về thì trời bảng lảng. Dây phao trên mặt nước bỗng giật mạnh, trong chớp mắt, ông Hoàng kéo lên một con cá gáy khá lớn. Ông phó vỗ tay hân hoan: Tuyệt vời, con này nặng trên 5 kí, cụ ơi. Từ nhiều năm nay tôi chưa hề thấy ai câu được cá gáy to hơn thế. Ông Hoàng gầy gò, ốm yếu, tưởng chừng búng nhẹ là ngã, vậy mà ông gỡ con cá 5 ký ra khỏi lưỡi câu và ném vào giỏ đựng nhẹ nhàng, êm ái. ông Hoàng cười: Ông phó cũng ưa câu cá gáy? Dạ. Tôi nhận thấy các ông tổng giám đốc điệp báo trong thế giới tự do hoặc ở phía sau bức màn sắt không ham câu thì thôi, đã đi câu đều thích cá gáy. Ông Sì-mít của tôi lắm bữa ngồi rình từ sáng đến chiều quên ăn. Ông tổng giám đốc G.R.U. Sô Viết sai thuộc viên bưng thức ăn đến tận chỗ câu, ông ta thèm câu cá gáy đến nỗi những khi quá bận việc, phải nuôi cá gáy trong bồn tắm để chốc chốc từ phòng giấy tạt vào câu cho đỡ nhớ. Tại sao chúng tôi thích câu cá gáy? Vì cá gáy thuộc loại lớn, có con nặng đến 10 ký. Tài ba phải tương ứng với đối thủ, phải không cụ? Gần như ông nói. Tuy nhiên, về khoảng nặng, tôi xin cải chính là cá gáy nặng 10 ký chưa được gọi là lớn. Hồi còn trẻ, sống bên Pháp, tôi từng thấy cá gáy từ 10 đến 20 ký. Con cá gáy lớn nhất từ trước đến nay được câu ở Lỗ mã ni trước thế chiến thứ hai, nặng 35 ký. Nhưng ông phó ơi, nghề chúng ta là nghề mưu mẹo, ông Sì-mít và tôi thích câu cá gáy vì trong các loại cá nước ngọt, nó là một trong những con lắm thủ đoạn nhất. Những khi bí xị, không tìm ra mưu mẹo, tôi thường xách cần ra đây để học mưu mẹo của cá. Giọng thao thao, say sưa, ông Hoàng nói tiếp: Mưu mẹo điệp báo thiên hình vạn trạng thì câu cá cũng dùng mồi thiên hình vạn trạng, ông thấy hộp mồi của tôi chưa? Chẳng có gì khác thường. Câu cá gáy lớn thì bằng ruột bánh mì viên tròn. Cá gáy cỡ trung bình thì chấm ruột bánh mì vào sữa ngọt. Có người trộn với lòng đỏ trứng gà hoặc với bột bắp. Đủ thứ ông phó ơi, nhiều dân câu thiện nghệ làm mồi bằng mì hũ tíu, bằng thịt vụn, bằng phó mát, bằng tiết heo đóng cục, hoặc thả cá bé cho cá lớn đớp mồi. Chưa kể dùng các mầu vàng, đỏ loạn xị để lừa cá. Này, ông phó, chuyến đi Cuba sắp tới có thể ví với cuộc đi câu cá bống-mú... Cá bống-mú? Phải. Cá bống-mú ở xứ tôi đem kho hoặc tẩm bột chiên dòn thì tuyệt. Người ta không câu cá bống-mú bằng kỹ thuật dùng mồi thông thường mà bằng chiến thuật là lạ. Người ta nhảy tùm xuống nước, chân đạp cát dưới đáy cho nước vẩn đục, là mấy chú bống-mú trồi lên. Hoặc lấy cái sào móc ở đầu một chiếc gậy cũ thọc xuống sông, cá bống- mú bị mắc mưu dễ dàng. Vụ Cuba cũng vậy: G-2 và K.G.B. dùng một chiến thuật là lạ, mời ta đến điều tra chung. Ông Sì-mít đáp lại bằng một chiến thuật cũng là lạ không kém. Xin ông phó chuyển lời tôi khâm phục tài bố trí của ông Sì-mít. Cụ quá nhún nhường. Ông tổng giám đốc cười hồn nhiên như cái cười của chàng trai mới bước chân vào đời: Không đâu. Có những khía cạnh tôi không thể nhún nhường, chẳng hạn như khía cạnh đài thọ tài chính, ông nghĩ coi, Sở tôi xài tiền như nước, số công tác phí ông vừa đề nghị e chưa đủ.... Thưa cụ, tôi chỉ là cấp dưới mặc dầu giữ chức phó. Mọi quyền quyết định đều do ông Sì-mít, tôi xin lãnh ý cụ và xin về trình ngay. Trong thời gian này, cũng xin cụ cho z.28 lên đường.... Chẳng sao. Dầu số tiền quý ông hứa trả còn ở dưới mức chờ đợi của tôi, tôi vẫn sẵn sàng giúp quý ông. Tôi chỉ xin ông trình lên ông Sì-mít 2 điều nhận xét sau đây của tôi: thứ nhất, z.28 là vốn liếng của sở tôi, sản nghiệp đầu tư này mỗi ngày một tăng trưởng, trị giá năm nay gần gấp rưỡi trị giá năm ngoái, ông đã rõ đại công ty LLoyds không chịu bảo kê cho Văn Bình tuy tôi chịu trả cả triệu đô-la. Dạ, tôi hiểu ý cụ. Còn điều thứ hai. ông phó tham dự cuộc thi câu cá nào chưa? Rồi, thưa cụ. Vậy ông đã am tường luật lệ. Mỗi vùng một khác, song đại để các cuộc thi câu quốc tế đều tính một con cá 5 điểm và một gờ-ram cá là một điểm cho những cuộc câu cá nước ngọt dài 90 phút, với một trăm đấu thủ. Các tay câu thường giở trăm phương ngàn kế để gian lận thêm điểm và một trong những mánh lới cồ điển mà thông dụng nhất là.... Nhét những hột chì nhỏ xíu vào họng cá. Đúng, mánh lới nhét chì nặng này xưa như trái đất nhưng thiên hạ vẫn dùng. Tội nghiệp chúng tôi, cụ Hoàng ơi. ông Sì-mít không dám đòn phép cụ đâu. Ông Hoàng tiếp tục cười hồn nhiên: Một vài lần trong quá khứ, ông Sì-mít thường quên một vài chi tiết nên nhiệm vụ của z.28 khó khăn. Đành rằng khó khăn ông Sì-mít mới nhờ chúng tôi, nhưng.... Ông phó D.D.A. biểu diễn một bộ mặt nhăn như bị: Dạ, tôi hiểu ý cụ. Nhân danh ông Sì-mít, tôi xin bảo đảm lần này có gì chúng tôi nói hết, chúng tôi không dám giấu diếm nữa. Ông tổng giám đốc Hoàng đứng dậy, trao cần câu cho Nguyên Hương, tiễn ông phó D.D.A. ra xe. Giữa lúc ấy, một chiếc ca-nô sơn đỏ rẽ nước chạy phăng phăng đến gần cây sung ông Hoàng ngồi câu thì thắng rộp. Từ ca-nô túa xuống một tiểu đội phụ nữ. Toàn thể điều đẹp như giai nhân trong tranh. Tất cả đều thơm như múi mít. Họ đều mặc đồ ngắn, gọn gàng, hấp dẫn. ông phó D.D.A. ngẩn tò te ngắm từng người đẹp. Ông Hoàng nói: Nhân viên trong ban Biệt Vụ: Thu Thu, Katy, Thúy Liễu, Quỳnh Loan... Mọi ngựời nghiêng đầu chào ông phó. Một thiếu niên trạc 10, 11 tuồi, vóc dáng vạm vỡ,_ nhanh nhẹn vèo đến như trận cuồng phong. Nó nhảy bổ vào người ông Hoàng, ôm chầm lấy ông, hôn lấy hôn để. ông Hoàng cũng ôm nó hôn lấy hôn để. Thằng bé liếng thoắng "cháu nhớ ông quá, cháu nhớ ông quá".... Ông phó hỏi: Thằng bé bô trai kinh khủng. Nó là cháu nội của cụ? Ông Hoàng đáp: Tôi không có con trai. Nó là Văn Hoàng. Té ra đây là Văn Hoàng, con trai của z.28. Tôi nghe đồn từ lâu giờ mới được gặp. Giống cha như đúc cùng khuôn. Sau này chắc chắn nó sẽ khét tiếng năm châu như cha nó. Ông phó đã gặp z.28? Chưa. Thật bất hạnh cho tôi. Nhân di.p tôi ghé Sàigòn, tôi xin phép cụ được... Hôm nay z.28 không có mặt trong trại này. Anh ta đang dạy học trên Sàigòn. Thưa cụ, chắc dậy võ? Ông Hoàng cầm tay ông phó D.D.A dắt qua những luống khoai ngay ngắn lá xanh và mướt đến xe cam-nhông bít bùng, tổng hành doanh lưu động, cửa sau mở rộng, bên trong toàn máy là máy, có ghế ngồi, có giường nằm, bàn làm việc đàng hoàng, không khí điều hòa mát lạnh, âm nhạc ru hồn trầm bồng, ông Hoàng mời: Ông phó lên coi tivi với tôi. Từ xe cam-nhông bít bùng, ông Hoàng có thể theo dõi mọi việc xảy ra ở trụ sở trung ương, đại lộ Nguyễn Huệ Sàigòn, bằng hệ thống truyền hình riêng, ông bấm nút, trên khung tivi 16 inc gắn vào sườn xe, hiện ra quang cảnh một phòng học trang bị dụng cụ thính thị. Học viên gồm nam nữ lẫn lộn, đúng 12 người, số tuổi từ 20 đến 25. Trai cũng như gái đều đẹp. Gái thì đẹp quyến rũ, đẹp như hỏa diệm sơn phun lửa. Trai thì đẹp vạm vỡ, hào hoa, hao hao như tài tử xi-nê. Mọi học viên đang chăm chú nhìn lên bảng đen, nơi đó đã vẽ sẵn nhiều kiểu cặm hoa. Trên buya-rô của thầy giáo cũng có một giãy bình lọ bằng pha lê với nhiều cành hoa cúc, hoa hồng, hoa thược dược, hoa hải đường cặm thật đẹp. Học viên đã đẹp, thầy giáo còn đẹp hơn. vẻ đẹp tráng sĩ mà dịu dàng. Nhu mì mà cương quyết, vẻ đẹp rất đàn ông mà cũng rất đàn bà. ông phó D.D.A. buột miệng: z.28. Ông Hoàng nói: Lát nữa, Văn Bình dạy xong, tôi sẽ bàn bạc về cuộc hành trình, ông phó yên tâm, Văn Bình có thể đến nơi đúng giờ. Ông phó gãi tai: z.28 đang dạy nghệ thuật cắm hoa? Phải. z.28 là giáo sư ikêbana? Phải. z.28 hiện là giáo sư nổi danh nhất của chúng tôi, vì bên Nhật chia làm 20 trường phái ikêbana thì z.28 học được gần đủ. Tôi với anh ta như nước và lửa, như mặt trăng và mặt trời, ông phó ạ, anh ta là thanh niên tân tiến, cái gì cũng ưa mới mẻ, vậy mà về ikêbana lại xưa đáo để, còn tôi, tuổi già gần kề miệng lỗ, tôi lại có súy trường phái bay bướm Sofu (4)... Té ra ông tổng cũng giỏi ikêbana... Lạ thật... lạ thật.... tôi cứ đinh ninh z.28 chỉ giỏi đấm đá, bắn súng, tôi cứ đinh ninh ikêbana là nghệ thuật trang trí dành riêng cho phụ nữ... Ông Hoàng cười, bao dung: Nhiều người cũng quan niệm như ông phó. Có lẽ vì họ thấy hiện nay hơn 40 triệu phụ nữ Nhật học ikêbana... Thật ra ikêbana là một môn học đặc biệt, nhiều trường công và tư ở Nhật đều dạy, người ta còn dạy cả trên tivi, hàng năm có chừng 8 triệu người Nhật học ở lớp trung cấp. Vì tính chất đặc biệt này, đảng Hắc Long ra lệnh cho đảng viên phải học ikêbana... Ikêbana, môn học đặc biệt... đảng Hắc Long... thú thật với cụ, cụ giải thích cho, tôi như vịt nghe sấm. Môn cắm họa này mang lại sự yên ổn tâm hồn. Làm nghề đao súng, gần cận nguy hiểm cần yên ổn tâm hồn hơn ai khác. Vào thế kỷ 14, một bậc trưởng thượng võ sĩ đạo (5) chán ngấy chém giết, chết chóc, rút lui về Kyôtô, bầu bạn với hoa, nghiên cứu phép trồng hoa, cặm hoa, và đặt nền mống cho nghệ thuật ikêbana. ông phó thấy không, các cộng sự viên của tôi hàng ngày, hàng giờ thách đố với tử thần, tim óc luôn căng nghẹt, nếu không có sự di dưỡng thoải mái thích hợp thì sẽ phát điên. Tôi bắt họ học ikêbana là vì vậy.... Ông phó D.D.A. chỉ những giòng chữ viết bằng phấn trên bảng: Thưa ông tổng... cách xếp hoa và mầu hoa cũng có ý nghĩa riêng ư? Ông Hoàng đáp: Vâng, người giỏi ikêbana có thể phát biểu ý kiến và tâm tình bằng hoa, theo người Nhật thì cẩm chướng, thược dược nở tươi tượng trưng cho tình yêu rào rạt, huệ và cúc niềm vui, nhánh thông, trúc và mận nở hoa là quà chúc thọ trong ngày sinh nhật, cành cây là biểu hiệu nam phái, đóa hoa là biểu hiệu nữ phái, còn 4 cái chập một, 4 hoa hoặc 4 nhánh báo hiệu tin buồn, vận đen... Thưa cụ, người tây phương chúng tôi lại tìm thấy những ý nghĩa khác... Ông phó nói đúng. Theo người tây phương, hoa thược dược vàng khác đỏ, đỏ khác trắng, và trắng khác hồng, cẩm chướng cũng vậy, 5 loại khác nhau, trắng là tình bạn khắng khít, đỏ tươi là chung thủy trong yêu đương, lại có cẩm chướng nói lên tình đam mê hoặc mối tương tư điên loạn. Cũng là tỏ tình, mà bằng huệ trắng thì tình yêu băng tuyết, hoa hải đường chỉ nên đóng khung trong tình bạn, hoa lê-dơn, hò hẹn với nhau, hoa tu-líp, tình yêu thứ nhất, hoa mimosa, tình yêu kính đáo, hoa súng (nénuphar), tình yêu câm lặng, hoa lưu ly (myosotis) tình yêu không bao giờ quên... hàng trăm thứ hoa, hàng trăm ngôn ngữ. Chúng tôi căn cứ vào ngôn ngữ của hoa từ Đông sang Tây để... Ngàn lần kính phục cụ, tôi hiểu rồi. Ikêbana vừa là môn di dưỡng tính tình lại vừa là một kho mật ngữ, và mật mã. Đại tá z.28 đang dạy nhân viên dùng ikêbana để liên lạc thông tin phải không cụ? Ông Hoàng lại cười: Phải. Chẳng giấu gì ông phó. Tiên liệu quý sở sẽ cần giáo sư ikêbana nên tôi nhờ z.28 đào tạo gấp rút. 10 nhân viên này sẽ được gửi sang Mỹ. Trời, ông tổng Sì-mít chưa yêu cầu, chúng tôi chưa hiểu ikênana là gì, tại sao cụ lại... Chẳng có gì bí hiểm cả, ông phó ơi. Chúng tôi sống bằng nghề cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, không đoán biết được sở thích của khách hàng thì đói là cái chắc. G.R.U. Sô Viết vừa bí mật cho người qua Đông Kinh tuyển mộ giáo sư cao đẳng về ikêbana. G.R.U. đã học, tất quý sở không thể làm ngơ, cho nên.... Ông phó D.D.A. chắp tay vái ông Hoàng. Gió chiều thổi phất phơ bộ đồ bà ba bằng vải thô nghèo nàn của ông Hoàng, ông tiễn bạn ra tận xe có vệ sĩ cung kính đứng chờ. Mùi hoa thơm ngào ngạt. Hai người bước qua những hàng hoa khoe sắc rực rỡ. Ông Phó tấm tắc: Hoa đẹp quá, thưa cụ. Ông Hoàng hỏi: Ông thích hoa gì, tôi xin biếu. Ông phó ngần ngừ, ông Hoàng bèn ngắt một bông hoa bạc hà ngay dưới chân, cài vào túi trên của khách, ông phó giựt mình: Hoa bạc hà, à cụ? Tôi quá dốt, xin cụ chỉ bảo cho. À, trai gái thường tặng nhau hoa này sau một thời gian giao du thân mật với nhau, người đời gọi bóng bẩy là "thời gian tìm hiểu". Để tỏ thái độ. Đúng. Khỏi cần dài dòng. Cô gái tặng hoa cho chàng trai là cách chấm dứt đi lại. Nhưng là chấm dứt nên thơ, sòng phẳng. Ngụ ý của hoa là "dầu chúng mình chẳng thể ăn đời ở kiếp bên nhau, cũng đừng giận ghét nhau, vì riêng em, em luôn luôn ghi nhớ kỷ niệm đẹp của chúng mình..." Ông phó D.D.A. bắt tay ông Hoàng, giọng run run, mồ hôi lạnh nhỏ giọt trên vầng trán rộng: Vâng, vâng, tôi xin ghi nhớ. Xin cụ lấy lại cánh hoa bạc hà... tôi xin trình tất cả lên ông Sì-mít... kính chào cụ... Xe rồ máy. Nguyên Hương nắm tay bé Văn Hoàng tung tăng đến bên ông Hoàng. Quỳnh Loan, mẹ của Văn Hoàng đang cười nói vui vẻ với Thúy Liễu và Thu Thu. Đột nhiên, mọi người đều hướng về chiếc xe hòm đen chở ông phó D.D.A. bon bon ra cổng trại. Không ai bảo ai, mọi người đều buồn thiu. Ông Hoàng nói với Nguyên Hương: May quá, sắp hết tiền thì có người đến biếu. Văn Hoàng nắm vạt áo bà ba của ông tổng giám đốc: Bẩm ông, vậy là ba sắp đi... Ông Hoàng vuốt má nó: Ừ, ba sắp đi. Cháu không muốn, mẹ cháu không muốn, ông không muốn, tất cả đều không muốn ba cháu đi. Vì đi là nguy hiểm. Đi không biết đến bao giờ về. Và có về được hay không... Nhưng cháu ơi, ông không còn con đường nào khác. Ba cháu cũng không còn con đường nào khác... Ông Hoàng ngưng bặt, nhìn ra bờ sông, mặt nước mầu tím than nhấp nhô dưới ánh hoàng hôn. Rồi ông lẩm bẩm một mình: Cuba... Cuba... Chú thích: Đại tá Pít đã xuất hiện nhiều lần, chẳng hạn trong Núi đá Tiên Tri (1957-1958) và gần đây "Hạ-uy-di, đáy biển mò kim, "Riô, đảo tình bốc cháy", "Macao, trinh nữ giang hồ". Sự kiện này có thật. D.D.A. tức Deputy Director for Administration, phó giám đốc (C.I.A.) đặc trách Hành Chính. Sofu Toshigahara, con một giáo sư Ikêbana hữu danh, sau đại chiến 2, đã phá lệ, sáng tạo một trường phái tân tiến và đã thành công vẻ vang, Sofu từng được mệnh danh là Picasso Nhật Bản. Hiện bên Nhật có từ 200.000 đến 250.000 giáo sư về ikêbana. Yoshimasa Ashikaga.