Chương 2
Quần tiên đại hội

    
hường lệ, ông Hoàng đóng đô ở Sài gòn. Ông thay đổi văn phòng và nhà ở luôn luôn, nhưng từ ngày tòa bin-đinh nhiều tầng, được trang bị đầy đủ tiện nghi tân tiến được hoàn thành tại đại lộ Nguyễn Huệ, không xa sông Sài gòn và tòa Đô chánh là bao, và được dùng làm trụ sở, thì ông tổng giám đốc không còn "di cư" như trước nữa. Ngày cũng như đêm, ông làm việc, ăn, ngủ trong khu nhà dành riêng cho cái được gọi là Công ty Điện tử.
Phải là có việc quan trọng lắm ông mới chịu rời trụ sở Nguyễn Huệ. Các yếu nhân chính phủ liên lạc với ông bằng đường dây điện thoại riêng, không sợ bị ghi âm, hoặc bị nghe trộm. Nếu muốn thảo luận hoặc tìm hiểu chi tiết thì họ phải tìm đến văn phòng, chứ ông không chịu đi.
Ông Hoàng ở lì giữa bốn bức tường không chịu "hạ sơn" không phải vì ông tự cao, tự đại sau khi đã gặt hái nhiều thành công vĩ đại trên địa hạt điệp báo. Sở dĩ ông không muốn ra ngoài vì trong thời gian gần đây hàng chục âm mưu ám sát ông đã bị lần lượt khám phá. Bằng súng lục, súng tiểu liên, bằng đạn đum-đum, đạn chống chiến xa, tên tẩm thuốc độc curare của bộ lạc ăn thịt người Nam Mỹ, bằng hơi ngạt chế tạo tại công binh xưởng Tiếp khắc, bằng tia sáng laser, bom đồng hồ, hỏa tiễn xách tay... thôi thì đủ loại khí giới, đủ hình thức bố trí.
Vì vận hên chưa dứt, và cũng vì hệ thống phòng vệ hữu hiệu, vô cùng hữu hiệu, nên lần nào ông cũng thoát hiểm. Sau lần suýt chết trong đường tơ kẽ tóc, ông Hoàng được Thủ tướng đích thân đến thăm, và ân cần dặn ông "bế môn tỏa cảng" một thời gian.
Một lý do khác khiến ông không chịu "hạ sơn" là vì ông bị công việc tràn ngập. Công việc mỗi ngày một nhiều, nhiều đến nỗi ông cặm cụi trên bàn giấy 20 giờ đồng hồ mỗi ngày cũng không xuể. Dường như ông cảm thấy chẳng còn sống bao lâu nữa nên còn ngày nào, giờ nào khỏe mạnh là ông vùi dầu vào hoạt động lãnh đạo điệp báo.
Vậy mà hôm ấy ông Hoàng ngưng làm việc từ chập tối, bấm chuông gọi nữ bí thư Nguyên Hương lấy bộ com-lê mới hấp cho ông thay, đồng thời dặn Triệu Dung tạm quyền điều khiển sở Mật vụ.
Thì ra ông đi họp.
Họp trên một hàng không mẫu hạm khổng lồ buông neo trên vùng biển thuộc hải phận quốc tế giữa Đà Nắng và Phi luật Tân.
Đúng 12 giờ đêm, phi cơ chở ông tổng giám đốc Mật vụ hạ cánh xuống boọng mẫu hạm đèn thắp sáng chưng, ông Hoàng được đưa ngay xuống phòng họp, một ca-bin lớn, các lối ra vào đều được thủy thủ võ trang canh gác cẩn mật, con muỗi cũng không chui lọt.
Cử tọa đã có mặt đông đủ quanh cái bàn bầu dục bằng gỗ trắng, trên mặt có hàng chục cái máy điện thoại đủ cỡ, đủ màu. Những điện thoại đặc biệt này có thể liên lạc với mọi dinh tổng thống hoặc thủ tướng trên thế giới mà không phải chờ đợi.
Thấy ông Hoàng, mọi người đều xô ghế đứng dậy. Sự đón tiếp trịnh trọng này chứng tỏ ông Hoàng được kinh nể. Dĩ nhiên, ai cũng kính nể ông Hoàng, nhưng sự kính nể của những ông già trong phòng họp mẫu hạm đêm ấy đã có một ý nghĩa vô tiền khoáng hậu. Vì họ không phải công dân thường.
Họ chính là linh hồn của nền điệp báo tự do trên hoàn vũ. Hầu hết đều trên ngũ tuần. Đoán tuổi các lãnh tụ điệp báo là việc rất khó, càng khó không kém (có lẽ còn hơn nữa là khác) việc đoán tuổi đàn bà đẹp: có người còn thanh niên mà tóc đã bạc phơ vì đêm ngày chúi mũi vào hồ sơ không có thời giờ tập dượt thể dục hoặc tận hưởng tứ khoá[; lại có những cụ già 6, 7 mươi nhưng mặt lại trẻ măng như người trung niên, nhờ giỏi cải trang hoặc vì nếp sống ẩn sĩ và tu hành đã làm da không răn, tóc không bạc, mắt không có đuôi, và vai không còng.
Ông Hoàng cúi chào toàn thể rồi kéo ghế, rón rén ngồi xuống, ông rón rén như thể cô gái mới ra trường lần đầu đi xin việc được vinh dự ông giám đốc tiếp kiến.
Đối diện ông Hoàng, ở cuối cái bàn bầu dục, là ông tổng giám đốc Trung ương Tình báo Mỹ, giới trong nghề thường gọi là ông Sì-mít. Hoặc gọi tắt là ông s.
Theo giấy tờ hộ tịch, ông s. mới 55 tuổi. Nhưng bề ngoài ông già hơn nhiều. Trái ngược vời ông Hoàng, ông s. phục sức khá chững chạc, hầu như sang trọng vả hợp thời trang VỚỊ bộ com-lê màu vàng nhạt, màu được xã hội híp-py và bit-tơn tôn là màu lý tưởng trong năm, ve áo to tướng choán gần nửa ngực, sơ-mi sọc cộ khuy gài cồ, và cà vạt vàng thẫm, mù-soa giắt nơi túi trên cũng vàng, nhưng là màu vàng pát-ten, màu vàng mới nhất.
ông mới được bồ nhiệm tổng giám đốc C.I.A. nên chỉ nghe danh chứ chưa được gặp mặt ông Hoàng. Bởi vậy, từ khi ông Hoàng vào ông s. nhìn hoài không biết mỏi mắt. Và dường như sợ kiếng cận thị bắt bụi nhìn không rõ ông s. đã hai ba lần rút mục kính ra khỏi mắt, lấy miếng da trừu lau đi lau lại rồi đeo lên nhìn tiếp.
Sau khi ông Hoàng ngồi xuống ghế, ông S. lẩm bẩm một mình:
 Lạ thật! Lạ thật!
Ông S. cho là lạ vì ông Hoàng không hợp với mẫu lãnh tụ điệp báo hữu danh. Dáng đi, lối ăn mặc của ông có vẻ già nua và... cù lần. Cù lần... mặc dầu Nguyên Hương đã cho ủi lại bộ com-lê và chọn cho ông một cái cà-vạt đen sọc kim tuyến óng ánh.
Ông M. cũng dán mắt vào thân hình khẳng khiu gió nhẹ thổi ngã của ông Hoàng, ông M. là tổng giám đốc điệp báo Anh quốc, Military Intehigence 6, viết tắt là MI-6, dân đi khuya về tắt từ đông sang tây gọi là ông M. cho tiện.
Ông M. đã nổi tiếng từ đại chiến thứ hai tuy ông luôn luôn ở trong hậu trường, ông là vị chỉ huy điệp báo nhiều tuổi nhất của phiên họp quần anh đại hội. Có người bảo ông đã gần 80. Nhưng nhiều người lại quả quyết rằng tuổi thật của ông mới trên 70.
Cho dẫu ông trên thất tuần, dung mạo ông vẫn trẻ hơn tuổi ông M. quen ông Hoàng đã lâu - từ thưở ông Hoàng còn lênh đên trên ngũ đại dương, hành nghề điệp báo cho các cường quốc tây phương nên ông Hoàng đã biết lý do khiến ông M. luôn luôn trẻ.
Vì MI-6 là cơ quan điệp báo đầu tiên trên hoàn vũ có một "ban giải phẫu cải lão hoàn đồng". Nhờ sự cải tiến sinh hoạt, và sự phát minh thuốc trụ sinh và sinh tố, đời sống con người trong hậu bán thế kỷ 20 đã dài hơn trước, ông già bà cả sống 80, 90 tuổi ngày nay không còn là chuyện lạ nữa. Gần đây, giới y sĩ đã áp dụng nghệ thuật giải phẫu cấp ráp bộ phận mới vào cơ thể người già, khiến cho tuổi thọ càng tăng. Một trong các y sĩ lỗi lạc quan tâm đến người gìà này là Broca, phục vụ trong một bệnh viện dưỡng lão tại Pháp (1).
Điệp báo MI-6 gửi một số y sĩ trẻ qua Pháp đễ nghiên cứu hoạt động của Broca. Trở về nước, số y sĩ này thiết lập "ban giải phẫu cải lão hoàn đồng", xử dụng lưỡi dao mỗ xẻ, kèm với các sinh tố, để giữ cho điệp viên khỏi già.
Ông M. đã qua tay ban giải phẫu nhiều lần nên mỗi năm ông một trẻ thêm. Vì tình bạn, và cũng vì quý mến một siêu tài điệp báo sắp bị mai một trước thời gian, ông M. nhiều lần gửi thư hoặc gọi dây nói khẩn khoản mời ông tổng giám đốc Mật vụ Nam Việt sang Luân đôn để dự cuộc giải phẩu cải lão hoàn đồng. Nhưng ông Hoàng không chịu đi.
Ngồi cạnh ông M. là một người vạm vỡ, răng luôn luôn cắn ống điếu. Mặt người này vuông chử điền, lông mày rậm chạy thẳng hình chử nhật, tỏ ra giàu nghị lực và cương trực, ông ta là tổng giám đốc tình báo Úc Đại Lợi, thường được gọi là ông P.
Nếu ông Hoàng chuyên hút xì-gà, và là thứ xì- gà thửa riêng tại ngoại quốc ông P. lại dùng ống vố bằng bọt biển meershaum. Cái ống vố lắc lư trên miệng ông nặng đến gần nửa kí-lô, luôn luôn phun khói phì phì như ống sáp- măng xe đua trên vòng chảo, ông già như vậy mà hàm răng còn đủ sức cắn vững ống điếu nặng 500 gờ-ram, thì không biết hồi thanh xuân ông còn khỏe đến đâu nữa.
Giới tình báo tây phương đồn đãi là năm lên 20 tuổi ông P. đã là một trong những lực sĩ có sức mạnh vô địch ở Úc châu. Bò Úc nỗi tiếng to lớn - có những con vĩ đại như xe thiết giáp - đạn bắn trúng chỗ hiểm cũng chưa chết, vậy mà ông P. chỉ cần vung nắm tay là ngã rụp. Tài thôi sơn độc nhất vô nhị này đã giúp ông thoát chết nhiều phen trong đại chiến thứ hai, Úc tham chiến bên cạnh Anh quốc.
Hồi ấy, ông là đại tá biệt kích. Đơn vị do ông chỉ huy được lệnh đổ bộ lên một bãi biển của đảo Saipan đang bị quân Nhật chiếm giữ, với nhiệm vụ phá hủy các tiện nghi liên lạc vô tuyến và giàn súng cao xạ. Binh sĩ hai bên đánh sát lá cà trong đêm tối nên không dám dùng súng, mà chỉ dùng dao găm, lưỡi lè, hoặc lựu đạn. Gần sáng, đơn vị ông thắng thế, song đồng đội lại bị thương gần hết. Bên địch còn lại một số thanh niên giỏi nhu đạo. Họ vây kín lấy ông, quyết hạ thủ. Trái đấm độc nhất vô nhị của ông đã giải quyết chiến trường trong chớp mắt. ông vừa kéo các bạn bị thương vào hang đá thì đại bác của địch nổ rền, cầy nát nơi đấu quyền hồi nãy. Nếu cuộc đọ sức kéo dài thì ông đã bỏ mạng trên hải đảo san hô.
Ông P. cũng là bạn của ông Hoàng. Không phải sau khi lên chức tổng giám đốc điệp báo hai người mới quen nhau. Họ quen nhau từ thuở ông P. còn là đại úy và ông Hoàng còn là nhà báo trá hình.
Ít ra là họ thân nhau vì ý hợp tâm đầu trên một điểm: điểm nghiền thuốc lá. ông Hoàng mê xì-gà (mà phải là xì-gà Ha-van chính cống, xì-gà Cuba của nhà độc tài râu xồm thân Cộng Castro kia, chứ không phái xì-gà Ha-van giả hiệu, quấn tại Phi luật Tân hoặc Hoa kỳ), ông P, lại mê thuốc tẩu Dunhill, thứ Dunhill thái to sợi thơm mùi cam thảo.
Cả hai đều hút suốt ngày đêm. Chỉ ngừng hút khi ngủ. Lên giường vẫn còn hút, thậm chí mùng mền bị cháy lỗ chỗ như bị ăn đạn ghém, cả hai đều trịnh trọng khi hút, tưởng như hút thuốc là nghi lễ tôn giáo thiêng liêng, chứ không phải hút bình thường.
Các vị tổng giám đốc điệp báo khác đều ghét hút thuốc. Họ quan niệm rằng hút nhựa nicôtin vào phổi và bao tử là tự sát từ từ. Nhưng hai ông P. và Hoàng lại quan niệm rằng nhựa nicôtin là chất cần thiết cho cơ thể. Dĩ nhiên các nhà khoa học phục vụ dưới quyền không đồng ý với lập luận ấy. Song hai ông vẫn tiếp tục hút... hút liên miên, và tiếp tục sống dai.
Quanh bàn bầu dục, ngoài các ông tổng giám đốc điệp báo Hoa kỳ, Anh quốc và Úc Đại Lợi ra còn có 3 vị khác trẻ hơn, cử chỉ cứng cát, mắt luôn luôn nhìn thẳng, có vẻ là cựu tướng lĩnh. Họ là chỉ huy trưởng điệp báo Thái lan, Đài loan và Phi luật tân.
Sau khi ông Hoàng an vị, phiên họp bắt đầu. Chủ tọa là ông M. tổng giám đốc điệp báo Anh quốc.
Bằng giọng sang sảng, ông M. loan bảo thủ tục khai mạc:
 Nhân danh hội viên cao niên nhất của Hội đồng cảnh giác Quốc tê, tôi xin khai mạc phiên họp bất thường hôm nay. Như quý vị đã biết. Hội đồng cảnh giác Quốc tế được thành lập cách đây 18 tháng, quy tụ các lãnh tụ điệp báo trong thế giới tự do. Phiên họp hôm nay chỉ duyệt xét tình hình Nam-Á và Thái bình dương nên một số đồng nghiệp vắng mặt.
Trước ngày Hội đồng ra đời, giữa các chính phủ đồng minh đã có nhiều hình thức ký kết song phương hoặc đa phương về các vấn đề điệp báo, đặc biệt về vấn đề trao đổi tin tức và hợp tác hoạt động. Mối liên hệ thân tình này đã mang lại nhiều kết quả khả quan ; tuy nhiên trong thời gian gần đây chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa vì đối phương đã lập một số cơ sở thống nhất. Tại Âu châu phản gián Smerch đại diện Liên sô thành lập ủy ban Điều hợp Tối cao, đặt tổ chức dọ thám các quốc gia minh ước Varsovie như Đông Đức, Ba lan, Tiệp khắc, Hung và Bảo Gia Lợi dưới quyền trực tiếp của ủy ban. Trên một vài phạm vi, tình báo Nam tư cũng hợp tác với ủy ban mặc dầu về phương diện chính trị Nam tự đứng ngoài sự chi phối của Liên sô. Tại Viễn đông, Bắc kinh thành lập Viện Thống nhất, gồm các sở gián điệp Bắc
Hàn, Bắc Việt, Đông Lào, Lỗ ma ni và Anhani.
Cảnh giác trước hiểm họa mới, các cơ quan tình báo bạn đã đốt cháy giai đoạn, xóa bỏ mặc cảm quá khứ, để ngồi lại với nhau. Theo quy ước, Hội đồng cảnh giác quốc tế chỉ cứu xét những vấn đề liên quan đến an ninh chung.
Từ ngày khai sinh đến nay, Hội đồng nhóm cả thảy 3 lần, cứ 6 tháng một lần. Lần trước, chúng ta đã gặp nhau cách đây 5 tuần lể, lẽ ra còn gần 5 tháng nữa thì mới tái nhóm.
Vì có một vấn đề quan trọng nên chúng ta phải họp phiên bất thường. Sau đây, tôi xin mạn phép nhường lời cho ông S., thuyết trình viên của buổi họp.
Ông S., tổng giám đốc C.I.A. rút kiếng cận thị ra lau lần nữa. Trong vòng nửa giờ qua không biết ông đã lau mục kính đến lần thứ mấy.
Giọng nói của ông S. có vẻ yếu ớt, hậu quả của cơn xuyển kinh niên vừa bắt ông nằm liệt giường gần một tháng. Ông mở tập hồ sơ trước mặt rồi nói:
 Vì thời giờ của quý vị rất eo hẹp nên tôi chỉ đề cập đến đại cương của nội vụ, dành chi tiết cho các chuyên viên sau này. Đề tài tôi thuyết trình hôm nay liên quan đến một loạt nhiều vụ mất tích lạ lùng.
Quý vị hẳn còn nhớ vụ bác sĩ Tôni mất tích một đêm mưa lất phất giữa thành phố Ba lê, ngay trước mũi các vệ sĩ. Gần ba tháng sau đến lượt bác sĩ Lêô mất tích trên đường từ Đông sang Tây Bá Linh. Và gần đây là vụ bác sĩ Phạm Thiên mất tích ở Đông nam Á. Đó là những vụ được loan trên mặt báo vì đương sự là khoa học gia hữu danh hoặc các chính phủ và thân nhân của đương sự làm rùm beng trong công cuộc tìm kiếm.
Nếu kể cả những vụ mất tích bí mật tích khác trong vòng 12 tháng qua thì có gần 50 khoa học gia từ Đông sang Tây đột nhiên ra đi không về nữa. 50 trong một năm, con số này được coi là khác thường, đáng lấy làm lo ngại, vì từ sau đại chiến thứ hai đến nay, chưa kể vụ di cư hoặc bắt ép một số khoa học gia Đức qua Hoa kỳ và Liên sô, thì hàng năm số người bỏ đi như vậy chỉ độ 5, 10 người là cùng, và toàn là chuyên viên hạng hhì.
Dĩ nhiên, con số 50 mà tôi vừa đưa ra không bao gồm số chuyên viên tự ý rời quê hương ra ngoại quốc phục vụ, trong khuôn khổ của phong trào "xuất cảng trí tuệ" (2) được đẩy mạnh từ sau năm 1960 tại Tây phương.
Thoạt đầu, khi Tôni mất tích, và Phòng Nhì Pháp nhờ tìm kiếm, tôi đinh ninh đó chỉ là một thủ đoạn của công ty Careers Inc. đặt trụ sở tại Luân đôn.
Như quý vị đã biết, sáng lập viên kiêm giám đốc công ty Careers Inc. là VVihiam Douglas, và cách đây một năm Douglas lập chi nhánh ở Pháp để tuyển mộ chuyên viên đưa sang Hoa kỳ. Trong vòng ba năm qua, gần 700 kỹ sư và chuyên viên Anh quốc đã xuất dương. Đó là mới tính riêng Anh quốc ; nếu gồm chung các nước Âu châu thì còn nhiều hơn nữa.
Phái viện của tôi có đến gặp Douglas tại Luân đôn. Thì xảy ra vụ Lêô tại Đông Bá Linh. Chính quyền Đông Bá Linh lên tiếng tố cáo C.I.A. bắt cóc Lêô. Nhà đương cục Sô viết chiếm đóng tại Đức cũng buộc tội Hoa kỳ bằng lời lẽ tương tự.
Thật là oan cho C.I.A.. Ngoại trưởng Rusk nổi trận lôi đình, mời tôi đến, la hét rầm rầm, đòi tôi phải trả ngay Lêô lại cho Đông Đức. Tôi nói là C.I.A. không biết ất giáp gì về vụ Lêô thì ngoại trưởng Rusk thở dài, không tin. Đến ngoại trưởng cũng ngờ vực thì người ngoài ngờ vực chỉ là chuyện tất nhiên, vả lại, ngoại trưởng đã đưa ra một số bằng chứng do Nga sô cung cấp tỏ ra C.I.A. có không nhiều thì ít dính líu vào nội vụ.
Một lần nữa, tôi mang danh dự ra bảo đảm với ông Rusk rằng C.I.A. hoàn toàn vô can. Thì ông Rusk trả lời là vô can hay không vô cạn chỉ là điều phụ, trong lúc Liên sô gặp khó khăn với Trung cộng thì thượng sách của Hoa kỳ là đừng làm họ mất lòng, và dầu không bắt cóc Lêô C.I.A. vẫn phải chịu trách nhiệm. Trong một phiên họp sau đó tại Bạch Cung, tôi được Tổng Thống đích thân cho bitết là trong một thời gian thật ngắn C.I.A. phải tìm cho ra Lêô.
Được yêu cầu, Douglas tỏ ra hiểu biết và sẳn sàng hợp tác. Y mở hết hồ sơ mật cho nhân viên của tôi xem xét. Y lại móc nối nhân viên của tôi với nhưng người chuyên sống bằng nghề tuyển mộ khoa học gia ở Pháp.
Sau 8 tuần lể hoạt động tích cực, nhân viên của tôi trở về Hoa thịnh đốn tay không.
Vụ Phạm Thiên xảy ra là một thiệt thòi lớn cho Hoa kỳ song lại giúp chúng tôi dể thở được đôi chút. Vì chúng tôi có cớ để gửi kháng điệp cho Liên sô, trút tội bắt cóc cho họ. Lần này họ giẩy nẩy như bị bỏng nước sôi, họ kêu trời la đất là không hay biết gì về Phạm Thiên.
Bằng được ít lâu, tôi lại đựợc gọi gấp tới Bạch Cung, cố vấn an ninh quốc ngoại của tổng thống cho tôi coi bức thư riêng của thủ tướng Sô viết Kosygine. Trong thư, ông ta nói trắng ra rằng Phạm Thiên chẳng hề biến mất như chúng tôi phàn nàn, mà sự thật là C.I.A. đã giấu Phạm Thiên tại một trung tâm thí nghiệm bí mật nào đó để lấy cớ ngậm máu phun người, vu cáo cho Liên sô, hầu lấp liếm tội bắt cóc khoa học gia Lêô.
Ông cố vấn an ninh của tổng thống cho biết là bang giao Mỹ-Nga đang tới thời kỳ thoải mái nhất kể từ sau chiến tranh Cao ly đến nay, vụ Lêô và Phạm Thiên bị biệt tích làm Kosygine tức giận thì C.I.A. phải chịu hết hậu quả.
Một loạt nhiều vụ mất tích lạ lùng khác xảy ra tiếp theo vụ Phạm Thiên. Liên sô mất 5 người, toàn là chuyên viên lỗi lạc. Hoa kỳ cũng mất 5 người. Rồi đến Anh quốc, Đức. Trung cộng cũng mất 4. Thậm chí Do thái và Ai cập là hai quốc gia nhỏ bé, có ít chuyên viên, cũng bị phỗng 3 nhà khoa học.
Sự lộng hành này đòi hỏi chúng ta phải có phản ứng thích đáng. Vì vậy, tôi đã liên lạc với quý vị để triệu tập phiên nhóm bất thường hôm nay.
Các nha sở C.I.A. và M.l. đã tập trung hồ sơ những vụ mất tích, đúc kết thành một phúc trình tỉ mỉ và rõ ràng. Phúc trình này đang được đặt trước mặt quý vị. Trước khi bước sang phần bàn cãi, tôi xin trân trọng mời quý vị đọc qua bản phúc trình. Xin tạm hết.
Căn phòng lớn chìm trong sự yên lặng. Những mái đầu bạc cùng cúi xuống. Ông Hoàng sửa lại cặp kiếng vừa trễ trên mũi, cặm cụi đọc từng giòng chữ đánh máy mực đen trên giấy dày trắng tinh.
Ông M. tổng giám đốc tình báo Anh quốc, rút bật lửa vàng châm xì-gà cho ông Hoàng rồi hỏi:
 Ông nghĩ sao?
Ông Hoàng thở khói xi-gà xanh um:
 Thường lệ, trong những vụ lớn, chúng ta không dính dáng thì phải là bên họ. Nhưng trong các vụ mất tích này, tôi có thể quả quyết là Liên sô không nhúng tay vào.
Ông M. đáp:
 Vâng, tôi cũng nghĩ như ông. Sau đây là một đoạn trong bản phúc trình kết quả do các chuyên viên C.l. A. và MI-6 soạn thảo.
Cử tọa chăm chú nghe ông M. đọc. Nội dung bản phúc trình như sau:
"15 chuyên viên C.I.A. và 9 chuyên viên MI-6 họp tại Luân đôn trong thời gian 4 tuần lễ, nghiên cứu mọi hồ sơ, tài liệu, tin tức và chứng từ liên quan đến 50 vụ mất tích bí mật, đồng thanh nhận định: "tổng quát: đa số 50 khoa học gia mất tích đều là công dân Tây phương, phần đông là Hoa kỳ và Anh quốc, số còn lại gồm 20 vị, được chia làm hai, ba phần tư số này là công dân các quốc gia cộng sản ; kỳ dư là công dân các nước nhỏ như Do thái và Cộng hòa Á rập Thống nhất. Điều này tạm cho chúng tôi tin rằng các cường quốc Tây phương và cộng sản không dinh dáng vào phong trào mất tích.
"Phân tích: Các cơ quan tình báo tây phương đã chính thức xác nhận là không chủ trương bắt cóc 50 khoa học gia kể trên ; chỉ còn lại Liên sô, song chúng tôi cho rằng cả Liên sô cũng vô can, vì:
"a - 10 trong số khoa học gia mất tích là chuyên viên về kỹ thuật FOBS của Liên sô (3) và kỹ thuật MIRV của Hoa kỳ (4).
"b - trong số 40 khoa học gia còn lại thì phần lớn là chuyên viên về tình báo điện tử không gian.
Liên sô đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu lý thuyết, và đã bắt tay vào công cuộc thực hiện chương trình FOBS cũng như chương trình đại quy mô tình báo điện tử không gian nên không có lý do gì để cần tới 50 khoa học gia kể trên. Nếu cần tới thì phải là những quốc gia đang ở vào thời kỳ dò dẫm. Hoặc giả là một tố chức tư nhân nào đó muốn chiếm hữu những bộ óc kỳ tài về FOBS, MIRV và tính báo điện tử không gian, hầu tiến tới thao túng thế giới.
Bác sĩ Tôni, mất tích tại Ba lê, là một trong số rất ít chuyên viên lỗi lạc về MOL (5) ông đang phục vụ tại trung tâm 754 gần sa mạc Nê-va-đa.
Trong khuôn khổ của trương trình MOL hiện còn ở thời kỳ thí nghiệm, hai hoặc ba phi hành gia không gian sẽ bay lên quỹ đạo. và ở lại trên đó 30 ngày mà không cần mặc y phục đặc biệt. Họ được phóng lên bằng hỏa tiễn khổng lồ Titan IIM, trang bị máy chụp hình và máy nghe điện tử. Những thiết bị này ghi âm mọi tín hiệu và âm thanh vô tuyến điện trên mặt đất. Các phi hành gia ước định ngay tại chỗ giá trị của tin tức, rồi báo cáo xuống cho chính quyền địa cầu.
Bác sĩ Lêô mất tích tại Đông Bá Linh, và bác sĩ Phạm Thiên mất tích tại Viễn đông đêu là những kỳ tài về tình báo không gian.
Lêô được liệt vào danh sách 10 nhà khoa học nổi tiếng nhất trong thế giới cộng sản. Ông là linh hồn của trung tâm Sao Đỏ, ở vùng ngoại ô thị trấn Đông Bá Linh. Trung tâm Sao Đỏ do nhà đương cuộc Sô viết và Đông Đức bảo trợ chuyên nghiên cứu những kế hoạch dọ thám không gian tương tự như kế hoạch Vêla của Hoa kỳ.
Tưởng cần nhắc lại Vêla là một vệ tinh viễn thông bí mật. Đầu năm 1963, Hoa kỳ chỉ cần 2 vệ tinh Vêla bay quanh trái đất là đủ theo dõi được các vụ nổ nguyên tử thí nghiệm của Liên sô trên không phận. Vệ tinh Vêla thường được phóng lên từng cặp, năm 1963, năm 1964 và năm 1965 đã có 3 cặp gồm 6 vệ tinh được phóng lên, cặp Vêla tối tân nhất được phóng lên vào năm 1967.. Mỗi cặp vệ tinh Vêla chỉ hoạt động được 18 tháng.
Trung tâm Sao Đỏ dưới quyền điều khiển của bác sĩ Lêô còn nghiên cứu và hoàn bị một loại máy chụp hình mới, dành riêng cho phi thuyền không gian với mục đích gián điệp, đạt tên là máy P-32.
Máy chụp hình không gian của Hoa kỳ có thể chụp hình ở độ cao từ 100 đến 300 dặm, theo sự điều khiển bằng tín hiệu của trung tâm kiểm soát dưới đất. Phim nhựa được đựng trong những cái ống dài nhiều tấc tây, đường kính hơn nửa tấc, nặng từ 100 đến 150 kí-lô. Chụp xong, các ống phim được tự động rớt xuống. Khi chạm bầu khí quyển của địa cầu. Vỏ ngoài của ống phim bị không khí cọ sát làm cháy đỏ rực, và rơi ra ngoài, để lộ lớp vỏ trong, vỏ này phát ra một tín hiệu liên tục giúp cho các phi cơ C-30 bay trong đường kính 300 cây số có thể tìm ra địa điếm ống phim rơi xuống, ở độ cao 12 ngàn thước, một cái dù màu đỏ cam và trắng từ đuôi ống xòe rộng ra, giảm vận tốc của ống phim. Phi cơ C-30 bay tới, dùng câu liêm móc vào dù, kéo ống phim vào thân phi cơ. Trong trường hợp ống phim bi rơi lạc, một bộ phận nổ tự động sẽ làm ống phim cháy rụi.
Ống phim được chở về Caliíornie để rửa ra ảnh. Các chuyên viên không ảnh nghiên cứu kỹ lưỡng rồi báo cáo những tin tức nào được coi là đặc biệt về Hoa thịnh đốn.
Máy chụp hình P-32 của trung tâm Sao Đỏ cũng tối tân không kém máy chụp hình không gian Hoa kỳ được chế tạo và xử dụng tại căn cứ không quân Vandenberg, cách thị trấn Los Angelês 200 cây số về phía tây-bắc, trên miền duyên hải Thái bình dương.
Điều đáng chú ý là bác sĩ Phạm Thiên trước khi mất tích đã phục vụ tại căn cứ Vandenberg. Sự mất tích của Lêô và Phạm Thiên chứng tỏ rằng đối phương muốn nắm các bí mật ghê gớm của Hoa kỳ và Liên sô trên lãnh vực tình báo không gian.
Phạm Thiên là một trong các nhà bác học đã sáng chế ra "máy nghe quỹ đạo", gồm những ống tròn dài khoảng một mét, đường kính một tấc, nặng gần một tấn rưỡi. Máy nghe này bay qua Liên sô và Trung cộng mỗi ngày hai lần, ghi âm mọi tín hiệu vô tuyến bí mật ở dưới đất, đồng thời tiếp vận những mật điện của điệp viên Mỹ hoạt động phía sau bức màn sắt.
Phạm Thiên còn giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc thực hiện kế hoạch phóng vệ tinh gián điệp MIDAS (6). Vệ tinh này dùng máy hồng ngoại tuyến để khám phá những hỏa tiễn Sô viết hoặc Trung cộng vừa được bắn lên không gian. Hiện nay Hoa kỳ có 12 vệ tinh Midas bay trên quỹ đạo Bắc cực, nghĩa là có đủ khả năng "nghe thấy, và nhìn thấy" mọi hỏa tiển Nga, Hoa ngay sau khi rời giàn phóng.
Căn cứ vào ước lượng của Hoa kỳ thì mỗi kỹ sư tốt nghiệp làm thiệt 400 ngàn đô-la cho công quỹ. Mỗi chuyên viên hữu danh như Tôni, Lêô, hoặc Phạm Thiên trị giá gấp 20 lần như vậy, nghĩa là trị giá 8 triệu đô-la. 50 chuyên viên hữu danh từ Đông sang Tây bị mất tích trong 12 tháng qua đã làm thiệt 400 triệu đô-la.
Mặt khác, sự ra đi của các chuyên viên nắm giữ bi mật lớn lao nhất về phòng thủ nguyên tử và đại tấn công hỏa tiển sẽ có thể đảo lộn thế quân binh Mỹ-Nga, và đe dọa hòa bình thế giới.
Trên chiều hướng nguy hiểm này, hai biến cố đã xảy ra trong vòng 3 tuần qua.
Vụ thứ nhất: ngày 22-7, hệ thống vệ tinh phòng thủ của Liên sô đột thiên bị náo loạn, một số bay sang quỹ đạo khác, số còn lại rớt xuống địa cầu và bị cháy rụi khi va chạm bầu khí quyển, sở dĩ có tai nạn hi hữu này là vì một tổ chức bí mật nào đó đã biết được tần số điều khiển, và xen vào những làn sóng phá rối. Chỉ có Lêô và các khoa học gia biệt tích am tường những tần số kể trên.
Liên sô đã cấp tốc thay đổi tần số liên lạc giữa vệ tinh bay trên quỹ đạo và trung tâm điều khiển đưới đất, nhưng công việc còn lở dở thì vụ náo loạn xảy ra. Riêng trong vụ này, Liên xô đã thiệt hơn 500 triệu đô-la.
Ngoại trưởng Sô viết Gromyko triệu đại sứ Hoa kỳ và Anh quốc tại Mạc tư khoa tới văn phòng để nhận kháng điệp, ngày 26-7. Mặc dầu chúng ta cực lực cải chính, họ vẫn tiếp tục đồ riệt cho ta.
Vụ thứ hai: ngày 14-9 một tai nạn kỷ thuật xảy ra tại căn cứ thí nghiệm hỏa tiễn FOBS 438, thuộc cộng hỏa xã hội Sô viết Kazahtan ở trung bộ châu Á.
Một hỏa tiển FOBS được phóng lên, theo chương trình dự liệu nó sẽ rớt xuống một mục phiêu cách căn cứ 43 một ngàn cây số. Nơi rớt xuống là một bãi sa mạc rộng mênh mông, không có dân cư, súc vật hoặc cây cối. Nhà chức trách Sô viết đã cấm dân chúng và phi cơ lai vãng đến gần. Trong quá khứ, họ đã thí nghiệm như vậy nhiều lần vả lần nào cũng thu lượm được kết quả khả quan, hỏa- tiên rơi trúng mục phiêu chứ không trật ra ngoài. Nhưng buổi sáng 14-9, hỏa tiễn FOBS đã rơi cách mục phiêu đã định hai ngàn cây số về phía Tây ; kết quả là nhiều xưởng máy bị phá hủy, số thương vong lên rất cao. Chính quyền cũng như báo chí Liên sô không loan tin, nên không rõ số thương vong thật sự là bao nhiên, nhưng theo tin tức điệp báo thì hôm ấy có 46 người chết và hơn 600 người bị thương, thiệt hại vật chất lên tới 800 triệu đô-la.
Cũng may là hỏa tiễn FOBS thí nghiệm không mang đầu đạn nguyên tử, vì trong trường hợp bất hạnh ấy, số thương vong sẽ có thể lên tới hàng triệu, cộng hòa xã hội Sô viết Kazahtan sẽ bị xóa tên trêo bản đồ thế giới.
Sau tai nạn kinh khủng này, đại sứ Liên sô tại Hoa thịnh đốn đã xin gặp Ngoại trưởng Dean Husk để trao một thông điệp miệng của chính phủ Mạc tư khoa. Theo thông điệp này thì Liên sô không thể chờ đợi thêm nữa, và họ đòi hỏi một cuộc điều tra tay đôi phải được tiến hành gấp rút với sự tham dự của các điệp viên Sô viết và Hoa kỳ.
Chính phủ Mỹ nói chung, tình báo C.I.A. nói riêng, không thể bác bỏ đề nghị chính đáng này, tuy rằng kinh nghiệm dĩ văng đã cho biết rằng hợp tác điệp báo với Liên sô cũng như đánh đu với tinh. Vì vậy, Hoa thịnh đốn đã nhận lời.
Hiện nay C.I.A. đang thương thuyết với GRU Sô viết, về cách thức hợp tác. Phái đoàn thương thuyết C.I.A. sẽ tìm cách trì hoãn, trong khi đó chúng ta cần tiến hành cấp tốc những cuộc điều tra riêng. Thời gian hoạt động này là hai tuần lễ. Sau thời gian này, nếu chúng ta chưa đoạt được kết quả cụ thể, bắt buộc chúng ta phải hợp tác với cơ quan GRU Sô viết.
Tuy nhiên, trong trường hợp thành công, chúng ta cũng cứ hợp tác với GRU. Họ định lợi dụng hợp tác để khám phá bí mật của chúng ta thì ngược lại chúng ta giả vờ hợp tác để khám phá bí mật của họ.
Cước chú: Kèm theo đây là một số chi tiết về cuộc điều tra sơ khởi của Hội đồng cảnh giác Quốc tế về các khoa học gìa bị mất tích.
Kinh trình Ký tên
Trưởng đoàn phân tích MI-6 và Trưởng đoàn phân tích C.I.A.
Đọc đến đoạn cuối của bản phúc trình, ông M. tổng giám đốc tình báo Anh quốc, cố tình hạ bớt giọng. Dường như bầu không khí trong ca-bin hàng không mẫu hạm quá im lặng, quá trang nghiêm nên tiếng nói của ông vang ngân, xoắn sâu vào nhĩ tai, làm cử tọa buốt tận óc.
Ông M. gập hồ sơ trước mặt lại, chận hai cùi tay lên trên, rồi nhìn ông Hoàng, tổng giám đốc Mật vụ Nam Việt. Không hiểu sao toàn thể các nhân vật hữu danh điệp báo ngồi quanh bàn họp đều theo gương ông M. chăm chú nhìn ông già ốm o, quê mùa được gọi là ông Hoàng đang tỏ vẻ bâng khuâng sau màn khói thuốc xì-gà xanh xanh.
Ông S., tổng giám đốc C.I.A., nói bằng giọng nhỏ nhẹ nhưng rắn rỏi:
-Trước khi ông đến, anh em chúng tôi đã bàn bạc với nhau. Và tất cả đều đồng ý nhờ ông gỡ rối. Vì phi ông ra, không ai làm nổi. Nhân viên dưới quyền ông đều là sĩ quan điệp báo nổi tiếng nhất trên thế giới. Mặt khác, trong số các khoa học gia bị biệt tích đã có một người Việt nam, bác sĩ Phạm Thiên.
Ông Hoàng gạt tàn xì-gà, giọng từ tốn:
 Vâng, các bạn đã có lòng thương nghĩ đến thì tôi cũng không dám từ khước.
Rồi cười mỉm:
 Trước khi lên đường, tôi đã linh tínb bị các bạn trưng dụng nên đã tập trung các hồ sơ, tài liệu về vụ bác sĩ Phạm Thiên. Tôi nhận thấy vụ này rất phức tạp, song tôi sẽ có gắng hoàn thành nhiệm vụ trong kỳ hạn ấn định.
Tuy nhiên, như các bạn đã biết, tôi có thể tìm ra nhân viên phụ tá đắc lực để tiến hành công tác do Hội đồng cảnh giác giao phó không mấy khó khăn, nhưng đối với một quốc gia đang mở mang lại bị chiến tranh dằng dai thì tìm ra phương tiện vật chất mới là khó khăn bậc nhất.
Ông S. ngắt lời:
 Xin phép ông Hoàng cho tôi được đóng góp ý kiến. Từ nhiều năm nay, chúng ta thường hợp tác mật thiết với nhau trên căn bản "kẻ có của, người có công" cho nên tôi nghĩ rằng phương tiện vật chất không phải là điều đáng lo. Nếu ông không phản đối, tôi xin cam kết là C.I.A. sẽ dành ngân khoản hai triệu đô-la đễ...
 Ông S. quả là người bạn quý, hiểu rõ nội tình chúng tôi hơn ai hết. Như các bạn đã biết C.I.A. hoặc M.l. đều có chương mục hẳn hòi trong ngân sách quốc gia ở Hoa kỳ và Anh quốc, trong khi ấy cái được gọi là sở Mật vụ do tôi có vinh hạnh điều khiển tại Nam Việt vẫn tiếp tục sống trong bóng tối, không được cấp một xu công quỹ, chính phủ hoàn toàn không biết tới. Chính phủ không đài thọ cho sở Mật vụ thì chớ, năm nay lại còn vay khéo nữa...
Từ 6 tháng nay. sở tôi túng tiền kinh khủng, giật gấu vá vai không tài nào đủ nên phải mang công, mắc nợ. Các bạn đều là chỗ thâm tình, từng giúp đỡ tôi vì vậy tôi cũng chẳng giấu làm gì. Tính đến nay, sở tôi đã thiếu của ngân hàng Mỹ quốc ( Banh of America ) gần 8 triệu đô-la. Nẽu trình trạng bi thảm này tiếp diễn thì chỉ một năm nữa, tôi sẽ phải đóng cửa tiệm, hoặc biến sở Mật vụ do chinh quyền Sài gòn gián tiếp chi phối thành công ty trinh thám tư quốc tế.
Vì vậy...
Ông S., tổng giám đốc tình báo C.I.A. lại ngắt lời:
 Hiện ông cần bao nhiêu? 8 triệu đô-la được không?
Ông Hoàng chậm rãi đáp:
 Quý quốc giúp chúng tôi quá nhiều, tôi không dám ngửa tay nhận thêm nữa. Tôi chỉ yêu cầu ông bạn can thiệp với ban giám đốc Mỹ quốc Ngân hàng cho sở tôi chịu lại một thời gian mà không phải trả tiền lời. Trong trường hợp ông bạn dư dật thì xin cho mượn 8 triệu để thanh toán, mai đây làm ăn khấm khú tôi sẽ hoàn trả...
Ông S. xua tay:
 Không sao... không sao lát nữa tôi sẽ ra lệnh cho phụ tá quản trị của tôi tiếp xúc ngay với ngân hàng. Tại đó, C.I.A. còn ít ra 500 ngàn triệu. Tôi xin trích ra 8 triệu.
Ngừng một phút, ông S. nói tiếp, giọng nhỏ hẳn xuống:
 Một lần nữa tôi xin xác nhận là công cuộc khám phá manh mối các vụ mất tích rất là quan hệ đối với chúng tôi. Nếu thu hoạch được kết quả thực rõ ràng thời gian hai tuần lễ thì 8 trệu chứ gấp đôi 8 triệu đô-la nữa, tôi vẫn có thể cung ứng được. Liệu 2 tuần được không ông Hoàng?
Ông Hoàng ung dung nhả khói xì-gà:
 2 tuần là thời hạn tối thiểu hay tối đa?
Ông S. đáp:
 Khó nói là tối thiểu hay tối đa. Theo, tôi, khó có thể thành công trong kỳ hẹn quá ngắn ngủi 2 tuần. Cộng sự viên của tôi đã hoạt động ráo riết cả tháng trường ròng rã, và đốt của ngân sách hơn 4 triệu đô-la mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng, không nhích khỏi khởi điểm được bước nào... Nhưng tôi hy vọng là ông có thể thành công trong kỳ hẹn ấy.
Ông Hoàng nghiêng đầu sang bên để quan sát vẽ mặt ngạc nhiên của các bạn đồng nghiệp:
 Nếu tôi thành công sớm hơn kỳ hẹn...? Chẳng hạn thành công trong vòng một tuần, vâng một tuần là lâu nhất, kể từ hôm nay.
Ông S. đứng phắt dậy, quơ bàn tay ra phía trước như muốn túm lấy ông Hoàng gầy gò, mảnh khảnh, sợ ông tan ra thành khói xì-gà Ha-van cuộn tròn trên không trước khi chui tọt vào khe máy điều hòa khí hậu:
 Ông nói thật hay nói chơi?
Giọng ông Hoàng trở nên nghiêm nghị:
 Xin hỏi ông bạn, tôi đã nói chơi mấy lần rồi?
Ông S. lắc đầu:
 Ông tha lỗi cho. Tôi thắc mắc như vậy vì sau bao năm lăn lộn trong nghề tôi chưa vấp phải vụ nào hóc búa bằng vụ các nhà bác học mất tích. Thắc mắc nên sinh ra hoài nghi.
Ông Hoàng cười:
 Tôi xin nói rõ lại lần nữa. Nếu sở tôi tìm ra tung tích các nhà bác học trong vòng một tuần, các ông có bằng lòng thưởng công cho cộng sự viên của tôi không?
Ông M., tổng giám đốc tình báo Anh quốc, lên tiếng trước cặp mắt già nua tóe lửa quắc thước:
 Chắc ông đã thừa biết ngân sách của sở tôi so sánh với ngân sách C.I.A. của ông S. chỉ là một vực, một trời. Chúng tôi nghèo, chứ không phải "kẹo". Tôi xin xung phong lập quyển sổ vàng để thưởng công các cộng sự viên của ông nếu họ phăng ra ngọn ngành trong thời gian 7 ngày. Và riêng M.l. Anh quốc sẽ biếu 200 ngàn bảng.
Ông Hoàng cười thầm. 200 ngàn bảng Anh vị chi 400 ngàn đô-la Mỹ. Nghĩa là món tiền khá lớn. Phải là tối quan trọng tối thiết yếu, tối cấp bách, ông M mới chịu xì ra món liền lớn như vậy. Trong quá khứ, ông chỉ buông nhả 5,7 chục ngàn là hết "phông".
Tình báo Anh quốc khét tiếng trên thế giới về truyền thống "kẹo". Dĩ nhiên, họ không phải là nhà trọc phú như C.I.A. Mỹ, nhưng họ đâu đến nỗi nghèo kiệt như tình báo Viễn đông. Chẳng qua họ có máu "vắt cổ chảy ra nước".
Ông M. lại là tay tổ của chủ nghĩa "kẹo". Vì ông sinh trưởng ở miền Bắc nước Anh, ở Tô Cách Lan, nơi sản xuất ra những nhà vô địch hà tiện trên thế giới. Đối với ông thì 200 ngàn bảng Anh đã là món tiền khổng lồ. Đối với ông thì thưởng công 200 ngàn bảng cho một vụ đã là một hành động cách mạng ; nói dại đổ xuống sông xuống biển, giả sử đảng Bảo thủ, đảng đã bổ nhiệm ông M., đảng trung thành tuyệt đối với ngai vàng, có thay đổi lập trường, ủng hộ việc lật đổ chế độ quân chủ thì cũng chưa cách mạng bằng...
Tay tổ của chủ nghĩa "kẹo" quốc tế đã mở đầu quyển sổ vàng. Kế hoạch của ông Hoàng đã thành công, ông vua rán sành ra mỡ còn thưởng được 400 ngàn đô-la thì ông nhà giàu nứt đá, đổ vách tình báo Trung ương Hoa kỳ sẽ phải rút bót-phơi ra lần nữa, và biếu một số tiền gấp ba, gấp bốn.
Sở Mật vụ nước Nam Việt nhỏ bé - bé hạt tiêu, luôn luôn cần tiền. Hiện nay, lại cần tiền hơn bao giờ hết. ông tổng giám đốc già nua cất công rời Sài gòn là để dự phiên họp bất thường do các đại đồng nghiệp triệu tập ngoài khơi Thái bình dương, nhưng một công, đôi việc, mục đích chính của ông là dùng phiên họp, dùng những tin tức tài liệu mà nhân viên dưới quyền ông thu thập được, để kiếm thêm một mớ đô-la cho cái tủ két rỗng không của Công ty Điện tử...
Ông Hoàng coi tổng giám đốc C.I.A. và M.l. là bạn thân. Song nếu nhiều khi vợ yêu của mình, con người đầu gối tay ấp, chung giường chung chăn, mà mình còn không cho biết hết ẩn tình, thì ông Hoàng thiếu thành thật với đồng nghiệp C.I.A. và M.l. cũng không là chuyện lạ. Nói cho đúng, ông Hoàng rất có thiện cảm với họ. Nếu không có họ, ông sẽ khó đứng vững về mặt tài chánh. Trong cuộc vật lộn cam go với KGB, GRU, Smerch của Liên sô, Quốc tế tình báo Sở của Trung Hoa cộng sản, Trung ương Cục của Bắc Việt, ông Hoàng không thể thắng lợi nếu phải đấu tranh đơn thương độc mã.
Nhưng thiện cảm của ông Hoàng cũng có chỉ có hạn. ông quan niệm rằng điệp báo cộng sản là kẻ thù, điệp báo Anh-Mỹ là người bạn. Song ông bạn Tây phương cũng chẳng lấy gì làm tốt. Họ sẵn sàng trả tiền, và trả nhiều tiền, chưa hẳn vì họ muốn thật tâm giúp đỡ, mà chính vì ông làm thuê cho họ, và làm thuê với giá phải chăng, nếu không muốn nói là rẻ.
Bởi vậy, mỗi khi có dịp "đào mỏ" ông Hoàng đều không quên lợi dụng đến nơi, đến chốn.
Ngay sau khi nhận được khẩn điện của Hội đồng cảnh giác Quốc tế ấn định ngày giờ và địa điểm nhóm họp, ông Hoàng gọi ngay Nguyên Hương và "anh cả" Triệu Dung vào bên bàn giấy.
Ông hỏi Triệu Dung:
 Tình hình tiền nong của sở hiện nay ra sao?
Triệu Dung là phụ tá thân cận nhất, chuyên về tổng quản trị hành chính, ông Hoàng đã chuẩn bị từ lâu cho Triệu Dung lần lượt nắm vững, các nha phòng của sở để thay ông điều khiển trong trường hợp ông rút lui vì bệnh hoạn hoặc vì... trở về với đất.
Triệu Dung là pho tự vị sống nên đáp ngay, không cần suy nghĩ:
 Thưa còn khá. Kể từ 5 năm nay, đây là lúc khá nhất. Tiền mặt còn trong tủ sắt của sở,và đặt trong 12 ngân hàng ở Sài gòn hiện nay là 300 triệu bạc. Trương mục ở Thụy sĩ, Hoa kỳ, Anh, Pháp gồm 43 triệu đô-la. Ngoài ra còn 16 triệu đô-la bỏ trong trương mục ngân hàng các quốc gia Á-Phi, Nam tư, Diến điện, Cam bốt, Năm dương, Ai cập và Cuba nữa.
 Còn vàng nén và hạt soàn?
 Thưa vẫn như cũ. Từ 18 tháng nay, sở chưa xài đến vàng và kim cương. Tuy nhiên, có lẽ vài ba tuần nữa ta phải đem bán. Hiện tôi đang nhờ cuộc-chê dạm bán tại Hòa Lan và Thụy Sĩ.
 Còn thiếu tiền để thực hiện chương trình phát triển Ngũ niên phải không?
 Thưa phải.
 Thiếu độ bao nhiêu?
 Bao nhiêu cũng vừa. Nhưng ít ra phải có chừng 10 triệu trong vòng vài ba tuần nữa. Vàng và hạt soàn đang xuống giá trên thị trường quốc tế nên lôi sợ bị lỗ to.
 Mấy chục phần trăm?
 Thưa, từ ba chục đến bốn chục. Nếu có thể, ta nên vay tạm ở đâu một chục triệu. Cuối năm nay, giá vàng và hạt soàn nhích lên ta sẽ bán để trả.
 Anh định vay của ai?
 Thưa, cái đó tùy ông. Lệ thường, ta vay của C.I.A. hoặc M.l. Hoặc làm việc trừ nợ.
 Bây giờ họ cũng túng kinh khủng. Lưỡng viện Quốc hội Mỹ thi đua cắt xén ngân sách, nhất là ngân sách trá hình của các cơ quan tình báo nên ông bạn C.I.A. bị thiệt hại nặng nề. Phong trào phản chiến ở Anh quốc cũng ảnh hưởng đến ngân sách dành cho M.l. Tôi đã gián tiếp dò hỏi, và họ đều lần lượt lắc đầu. Họ đang túng song cái túng của họ còn giàu gấp ngàn, gấp vạn lần cái giàu của mình. Tôi nghĩ chỉ có lập mưu thì mấy ông tỉ phú ấy mới chịu nhả liền ra mà thôi.
Triệu Dung ngần ngừ:
 Thưa... sở đang cần tiền gấp lắm.
Ông Hoàng hỏi lại:
 Gấp lắm... là trong bao nhiêu ngày?
 Ba tuần, hoặc bốn tuần. Vâng bốn tuần là tối đa.
 Được, Tôi hy vọng sẽ xoay ra tiền trước kỳ hạn ba, bốn tuần của anh. Dịp may đã tới. Nguyên Hương đã cho anh biết chi tiết chưa?
Mặt Triệu Dung hơi ngượng nghịu:
Ông Hoàng nói:
 Tôi sắp lên đường đi dự phiên họp bất thường của Hội đồng cảnh giác Quốc tế. Phiên họp sẽ thảo luận về phong trào mất tích đang diễn ra. Một tổ chức bí mật đã lần lựợt bắt cóc hàng chục nhà khoa học tên tuổi từ Đông sang Tây. Hoa kỳ và Anh quốc bị thiệt hại khá nặng nề. Chắc chắn họ phải nhờ đến ta. Khi ấy, tôi sẽ ra giá. Họ bị kẹt tứ phía tất không dám hà tiện nữa.
Giọng "anh cả" Triệu Dung có vẽ lo lắng:
 Liệu họ có bằng lòng trả tiền cho mình không, thưa ông?
Ông Hoàng cười:
 Không bằng lòng cũng phải bằng lòng, anh yên tâm.
Rồi quay sang Nguyên Hương:
 Cô lấy hồ sơ "Luân vũ" ra đây cho Triệu Dung nghiên cứu.
Nhìn bộ mặt ngạc nhiên của viên phụ tá tài ba, ông Hoàng nói tiếp:
 Ngay sau khi nhà khoa học đầu tiên bị mất tích, tôi đã cho người theo dõi, thu thập tin tức, tài liệu. Các vụ mất tích xảy ra đến đâu tôi đều cho bổ túc đến đấy. Cho đến vụ xảy ra gần đây nhất, vụ Phạm Thiên, thì tôi gặp hồng vận nên khám phá được một số đầu mối quan trọng.
Đối diện bàn buya-rô của ông Hoàng người ta không thể không nhìn thấy một cái tủ sắt lớn, kê sát tường. Tủ này cao gấp rưỡi đầu người trung bình, dài 5 thước, gần choán hết bề ngang căn phòng, sâu một thước rưỡi.
Tủ này được dùng để chứa đựng toàn bộ tài liệu. Nó không phải là tủ sắt thông thường, có nhiều ngăn kéo, đánh số từ A đến z, hoặc từ số 1 trở đi, hoặc đánh số theo thứ tự thời gian, theo mức quan trọng của từng điệp vụ, như các két sắt tài liệu được dùng trong mọi cơ quan điệp báo trên hoàn vũ.
Nó là kỳ công phát minh và sáng chế của bộ phận kỹ thuật trực thuộc sở Mật vụ Nam Việt, vời sự hợp tác của một số công ty điện tử Tây phương, đặc biệt là công ty IBM của Hoa kỳ.
Tên nó là Kim tinh, ông Hoàng đã tiêu tốn gần 35 triệu đô-la mới sản xuất được Kim tinh. Hiện trên thế giới chỉ có một tủ Kim tinh, cái đầu tiên đang được đặt trong văn phòng ông Hoàng. Tủ Kim tinh là một bộ óc điện tử vô cùng tinh vi và phức tạp mọi tin tức, tài liệu tình báo được chuyển thành ngôn ngữ riêng - bằng những, cái phiếu đục lỗ giống như phiếu ký toán điện cơ IBM - rồi đưa cho bộ óc Kim tinh học thuộc. Nó tự động xếp tin tức tài liệu thành hồ sơ hẳn hòi, khi cần đến chỉ phải bấm một số nút điện, hồ sơ liên quan sẽ từ một kẽ hở trong máy tuột ra.
Hồ sơ là một cái hộp nhỏ như gói thuốc lá 10 điếu, bên trong đựng toàn phim ảnh vi ti. Bỏ cái hộp vào một kẽ hở khác trong máy, phim sẽ được chiếu lên một khung ảnh trước mặt. Khung ảnh này nhỏ xíu, chỉ nhỏ bằng diện tích bao quẹt gỗ, mắt người thường không tài nào nhìn thấy chữ.
Muốn đọc được chữ trên khung ảnh nhỏ xíu, phải đeo một loại kính riêng. Kính này gắn liền với cãi mũ nghe, giống như mũ nghe của vô tuyến điện viên. Người ta chụp mũ nghe vào đầu, hai lỗ kính tròn sẽ là kính lúp làm tăng kích thước chử in và hình vẽ trong phim lên mấy chục lần. Phim chiếu đến đâu, có âm thanh kèm theo đến đấy, nhưng cũng như chữ in, tiếng nói của phim cũng rất khó nghe. Vì tiếng nói này được lọc qua một máy đảo âm (7), tương tự dụng cụ điện tử được gắn vào ống điện thoại của các yếu nhân chính quyền hầu đề phòng bị ghi âm hoặc bị người ngoài nghe trộm.
Nguyên Hương bấm một trong nhiều nút trên tủ Kim tinn. Xẹt một tiếng nhỏ, một ngọn đèn xanh bật lên, rồi hộp phim nhựa từ trong máy rớt ra ngoài, vào một cái chậu hình vuông. Nàng đưa mũ nghe cho Triệu Dung đeo, rồi mở máy chiếu phim và phát tiếng, ông Hoàng ngả đầu trên ghế dựa, thản nhiên hút xì-gà. Ngoài tiếng xè xè của máy chiếu phim, trong phòng không còn tiếng động nào nữa hết.
15 phút sau, cuộn phim được quay đến đoạn cuối. Triệu Dung tháo mũ nghe ra, ngẩng đầu nhìn ông tổng giám đốc. Ông dập điếu xì-gả vào đĩa đựng tàn rồi hỏi:
 Anh còn nhớ bức thư tuyệt mạng của Túy Ngọc, cô vợ ngoại tình của Phạm Thiên không?
Triệu Dung đáp:
 Thưa, nhớ.
 Trong thư, đoạn nào được anh cho là đáng kễ nhất?
 Thưa, đoạn đúng "18 tháng, khi con đã cứng cát, em nhận thấy trách nhiệm của em đã tận lòng, nên giao con cho dì phước và... Em đi đâu em làm gì... anh đã biết. Tại sao em lại xử sự như vậy, chính em cũng không biết nữa. Anh là thần toán, anh thử đặt phương trình để giải quyết giùm em... Em là người mẹ bất hạnh không nuôi được con...
 Đúng, đúng. Chìa khóa của nội vụ nằm trong mấy giòng chữ này. Nghe xong, hẳn anh đã đoán là người vợ chưa chết. Nhưng Phạm Thiên lại nghĩ khác. Y lại nghĩ rằng vợ y đã chết. Cho đến ngày có nhiệm vụ qua Viễn đông ghé xuống Sài gòn...
 Thưa ông, tôi cho rằng nguyên nhân khiến Phạm Thiên biệt tích là vì y được tin Túy Ngọc và Túy Vân còn sống.
 Đúng, đúng. Chính vì vậy nên tôi mới tin tưởng là sở sắp có tiền, sắp có thật nhiều tiền do mấy ông nhà giàu bưng đến tận tay và tặng biếu một cách cung kính. Thôi, tôi sửa soạn đi, anh ở nhà tiếp tục theo dõi những biến chuyển của Luân vũ.
Mọi việc đã diễn ra trên hàng không mẫu hạm đúng với dự tính của ông Hoàng. Như ông đã tiên liệu với Triệu Dung tại Sài gòn, sau một giờ họp mấy ông nhà giàu đã bưng thật nhiều tiền đến tận tay và tặng biếu một cách cung kính.
Không lẽ chịu lép vế trước ông tổng giám đốc rán sành ra mỡ của điệp báo Anh Cát Lợi, ông S. của C.I.A., cơ quan điệp báo giàu nứt đá đổ vách, giàu đến nồi không biết tiêu sao cho hết tiền, bèn đằng hắng một cái, cốt cho cử tọa lưu ý rồi dõng dạc:
 Vâng, tiếp theo M., tôi xin ghi thêm 4 triệu đô la vào quyển sổ vàng.
Từ nãy đến giờ ông P tổng giám đốc tình báo Úc Đại Lợi và ba chỉ huy trưởng điệp báo Thải, Phi và Đài loan chỉ ngồi yên. Trừ ông P. là có tiền, còn đều nghèo mạt rệp...
Đại diện Đài loan chờ hai ông tổng giám đốc điệp báo Anh-Mỹ dứt lời mới đứng dậy. ông mặc cổ áo cao bằng hàng tẹt-gan đen, may theo mốt Mao trạch Đông, quần ống chân voi, giày ban mỏng lét. Chẳng cần coi căn cước ông, người ta cũng biết ông là công dân Tàu trăm phần trăm.
Sau khi đứng dậy ngay ngắn, ông nhìn một vòng quanh bàn, vẻ mặt nghiêm trọng như sắp thông báo với cử tọa một tin tức liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới. Mọi người đều ngước nhìn ông. Tuy lớn tuổi ông vẫn phương phi, da trắng xanh, râu mép được gọt tỉa công phu. Lệ thường, tổng giảm đốc điệp báo phải gày nhom cho dầu hàng ngày được tẩm bổ cao lương mỹ vị và sâm nhung đại bổ. Vóc dáng đẫy đà và phong lưu của ông chứng tỏ nghệ thuật ẩm thực Trung hoa đã lên tới trình độ thượng thừa.
Cữ chỉ khoan thai - khoan thai như nhà vua ở nước Tàu cổ xưa đặt bút lông thỏ vào mảnh giấy hoa tiên - ông mở cái cặp da láng bóng mà ông vừa đặt lên bàn, lấy ra một cái hộp hình chử nhật, bề ngoài trông như hộp đựng cà-vạt.
Cái hộp bằng đồng bun mỏng dính, hai đầu chạm rồng uốn khúc, chính giữa đắp nỗi hình nhật nguyệt, ông Hoàng sành chơi đồ cổ nên biết ngay cái bộp đồng hun cũ kỹ này là di vật quý giá của thời Tam quốc. Quân sư Gia cát Lượng đã có một cái tương tự, luôn luôn mang bên mình để đựng kinh thư, và sách thiên văn địa lý. Gần đây trong một cuộc đấu giá đồ cổ ở Luân đôn, có nhà sưu tầm dám ký ngay tấm séc một triệu đô-la để mua cái hộp đồng hun mà vẫn bị người khác trả thêm tiền và phỗng mất.
Ông Hoàng nghe nói hiện nay trên thế giới chỉ còn lại từ 3 đến 5 cái hộp đồng hun từ thời Tam quốc. Thảo nào mà ông đại diện Đài loan có thái độ vô cùng trịnh trọng...
Chắc hẳn ông sắp tặng sở Mật vụ Nam Việt cái hộp đồng hun tối đặc biệt... để đánh dấu đêm hội ngộ lịch sử...
Ông bưng cái hộp lên cao, rồi hạ thấp xuống từ từ cốt cho cử tọa có thời giờ chiêm ngưỡng những nét chạm trổ kỳ lạ. Ông M. buột miệng:
 Trời ơi, cái hộp của Khổng Minh!
Đại diện Đài loan đáp:
 Vâng, đây là cái hộp của quân sư Khổng Minh, nhân vật có một không hai của Trung quốc và toàn thế giới. Nhân danh điệp báo Đài Loan, tôi xin tặng ông bạn Hoàng cái hộp này để nói lên lòng ưu ái và kính nể của chúng tôi đối với một kỳ tài không thua kém Khổng Minh đời tranh hùng Tam quốc.
Cảm động, ông Hoàng cũng đứng dậy. Nhưng đại diện Đài loan đã xua tay:
 Xin toàn thể quý vị nín thở một phút trong khi tôi mở nắp hộp. Quý vị cần nín thở vì mê hồn hương sẽ bốc ra, có thễ làm cho ngây ngất.
Cử tọa ngồi thẳng như pho tượng.
Bùng bùng... Đại diện Đài loan tra chìa khóa vàng vào ồ khỏa. Nắp hộp bật lên, hai tiếng bùng bùng điếc tai được phát ra, và - như ông đã báo trước - một luồng khói đen sì từ trong cái bộp bằng đồng hun hình chữ nhật bay vọt lên trần nhà trước khi tỏa tròn, xòe rộng như cái tán của vụ nổ bom nguyên tử.
Chú thích:
 Y sĩ người Pháp này tên là Philippe Monod-Broca, hành nghề tại bệnh viện dưỡng lão Bicêtre cũng đã viết một cuốn sách về kỹ thuật "giải phẫu người già".
 kỹ sư ngoại quốc. Tính theo tỉ lệ dân số thì Anh quốc đứng đầu các quốc gia tây phương bị Hoa kỳ bòn rút chuyên viên, thứ đến Tây Đức, và Thụy sĩ. Pháp đứng vào hàng cuối.
 FOBS (Fractional Orbital Bombardment System) là kỹ thuật phóng một số vệ tinh lên quỹ đạo trái đất, mỗi vệ tinn chở một trái bom nguyên tử 100 mêgaton trở lên ; những bom này nổ cách mặt đất từ 50 đến 150 dặm sẽ có thể làm một phần lớn địa cầu tan tành.
 MIRV (Multiple Independently-Targeted Re-entry Vehicle) của Hoa kỳ nhằm phóng lên quỹ đạo những phi thuyền chở hàng chục trái bom nguyên tử cơ nhỏ, mỗi trái nhằm vao một mục phiêu địch trên trái đất. Do đó, chi cần một vài hỏa tiển MIRV là đủ tiêu diệt một vùng đất rộng lớn như Liên sô.
 MOL (Manned Orbiting Laboratory - Phòng thí nghiệm bay trên qnỹ đạo do nguời điều khiển) đựợc Hoa kỳ dự phóng vào năm 1968 nhưng vì dành ngân khoản cho chiến tranh Việt nam nên đình hoản đến cuối 1970. Những chuyến bay trong thời gian qua đã giúp Hoa kỳ đạt nền móng cho một hệ thống MOL có thể kiểm soát toàn diện địa cầu.
 MIDAS (Missile Deíẹnss Alarm System). Loại vệ tinh do thám này nắm trong chương trình ngăn chặn mọi vụ tấn công nguyên tử bất thần, một chương trình đại quy mô đã tiêu tốn gần một tỉ đô-la (năm 1966 chỉ riêng một loại vệ tinh gián điệp cũng đã mất hơn 100 triệu đô-la).
 Loại máy này, tiếng Anh gọi là scrambler. Một cái scrambler lập vào điện thoại, cỡ nhỏ, không gồm các bộ phận đảo âm phức tạp, được bán trên thị trường Mỹ vào khoảng ba, bốn trăm đô-la. Loại dành cho yếu nhân chính quyền lên tới cả ngàn đô-la.