Trong cái ngày cuối cùng đó, em cảm thấy với một niềm quả quyết đọt ngột, rằng em ko thể sống xa anh được. Em ko thấy cứu tinh nào khác ngoài anh. Em ko thể giải thích được làm sao cái ý nghĩ đó lại đến trong đầu em và đúng ra liệu em có khả năng suy nghĩ tình tường trong những giờ tuyệt vọng đó hay ko, những đột nhiên- lúc ấy mẹ em vắng nhà- em đứng dậy và cứ mặc nguyên quần áo học sinh như thế, em đi về phía anh. Hay nói cho cùng thì ko phải thế, chữ " đi" ko chính xác, đúng hơn, một sức mạnh nam châm hút em về phía cửa phòng anh, hai chân cứng đờ, các khớp xương run rẩy. Em vừa nói với anh rằng em ko biết rõ em muốn gì nữa; phủ phục dưới chân anh, và xin anh giữ em lại làm con hầu, làm nữ tỳ, và em rất sợ là anh cười cái cuồng tín ngây thơ của một con bé 15, nhưng anh yêu của em, hẳn anh sẽ ko cười nếu anh biết lúc bấy giờ em ở tình trạng như thế nào, đứng ngoài hành lang lạnh giá, sợ cứng người và mặc dầu thế vẫn bị một sức mạnh ko thể tưởng tượng nổi thúc đẩy về phía trước, nếu anh biết em đã rứt cánh tay - có thể nói thế đấy- đã rứt cánh tay run rẩy ra khỏi mình thế nào để giơ nó lên và - đây là một cuộc đấy tranh kéo dài trong những giay kinh khủng tưởng như đằng đẵng một thiên thu- ấn vào cái nút trên cánh cửa. Đến tận ngày hôm nay, em vẫn thấy vẳng trong tai tiếng chioong rền rồi phút im lặng tiếp theo, trong khi tim em chững lại, máu em thôi ko tuần hoàn nữa và em chỉ còn ngong ngóng xem anh có ra ko.Nhưng anh đã không ra. Không có ai ra cả. Hẳn là chiều hôm ấy anh đi chơi và bác Jăng cũng chạy quanh có việc; và thế là em loạng choạng trở về — với trong đôi tai ong ong, tiếng chuông rền — quay vào căn phòng đảo lộn và trống tuếch, em kiệt sức gieo mình xuống một tấm chăn du lịch, đi có mấy bước ấy thôi mà mệt như vừa lặn lội hàng giờ qua một lớp tuyết dày. Nhưng bên dưới cơn mệt ấy, cháy bỏng cái quyết tâm vẫn còn cuồng nhiệt là phải gặp anh và nói chuyện với anh trước khi bị giằng đi khỏi nơi này. Em thề với anh rằng trong đó không hề có mảy may ý nghĩ nhục dục nào; dạo ấy em còn chưa biết gì chính bởi em không nghĩ đến gì khác ngoài anh ra; em chỉ muốn trông thấy anh, trông thấy anh lần nữa, níu chặt lấy anh. Suốt đêm, suốt cái đêm dài khủng khiếp ấy, anh yêu thương của em ạ, em đã chờ anh. Mẹ em vừa nằm vào giường và ngủ thiếp đi là em lẻn ngay ra phòng chờ để ngóng tiếng anh trở về. Em đợi suốt đêm và và đó là một đêm tháng giêng giá buốt. Em mệt nhoài, chân tay đau như giần, không có cái ghế nào mà ngồi: em bèn nằm luôn ra sàn lạnh có gió lùa từ cửa ra vào. Em cứ nằm như thế, rét cóng, thân mình ê ẩm, trên người chỉ có bộ quần áo mỏng vì em không mang chăn ra theo; em không muốn ấm quá sợ ngủ quên đi mất, không nghe thấy tiếng chân anh. Ôi! cái nỗi đau đớn em cảm thấy! Em co ro ép hai bàn chân vào nhau, hai cánh tay em run lên và em bắt buộc phải đứng dậy luôn luôn vì quá lạnh trong cái bóng tối gớm ghiếc này. Nhưng em vẫn đợi anh, em đợi anh, em đợi anh như đợi số mệnh mình. Cuối cùng — lúc ấy hẳn đã hai, ba giờ sáng — em nghe thấy tiếng cánh cửa dưới nhà mở ra rồi tiếng chân bước lên cầu thang. Cái rét đột nhiên biến mất, một hơi ấm mãnh liệt tràn vào người em và em nhẹ nhàng mở cửa để chạy bổ tới phủ phục dưới chân anh... Ôi! quả thật em không biết là cái con bé điên là em bấy giờ, có thể làm những gì nữa! Tiếng chân lại gần, ánh một ngọn nến lay động trên tường. Em run run nắm lấy then cửa: có phải đúng anh đang đến đấy không? Phải, chính là anh, anh yêu của em, nhưng anh không phải chỉ có một mình. Em nghe thấy một tiếng cười nhẹ lâng và vui tươi, tiếng sột soạt một tà áo lụa và giọng anh thì thầm. Anh trở về phòng anh với một người đàn bà... Làm thế nào em có thể sống sót nổi sau cái đêm đó, em cũng không biết nữa. Tám giờ sáng ngày hôm sau, người ta đem em đi Innsbruck; em chẳng còn hơi sức nào mà kháng cự. Con em chết đêm qua — từ nay em lại chỉ có một mình, nếu như em còn có thể tiếp tục sống. Ngày mai, những người đàn ông không quen biết, thô lỗ, mặc đồ đen sẽ đến, sẽ mang đến một cái quan tài và họ sẽ bỏ đứa con tội nghiệp, đứa con độc nhất của em vào đó. Có thể bạn bè cũng sẽ đến, mang theo những vòng hoa, nhưng hoa thì làm được gì trên một cỗ quan tài? Họ sẽ an ủi em, họ sẽ nói với em lời này lẽ khác, nhưng tất cả những cái đó thì có ích gì cho em? Em biết vậy, và thế là em lại có thể cô đơn. Và không còn gì đáng sợ hơn là cô đơn giữa những con người. Điều đó, em đã hiểu ra trong hai mươi bốn tháng đằng đẵng dài bất tận ở Innsbruck, cái thời gian giữa tuổi mười lăm và tuổi mười tám, trong đó em sống như một tù nhân, một kẻ bị ruồng rẫy trong gia đình em. Bố dượng em là một người rất trầm tĩnh, ít nói, đối với em rất tốt như để sửa chữa một bất công ngoài ý muốn, mẹ em tỏ ra ngoan ngoãn làm theo mọi mong muốn của em, những chàng trai xoắn xuýt quanh em nhưng em một mực lồng lộn cự tuyệt tất cả. Em không muốn sống sung sướng, thoả mãn xa anh và em ngụp vào một cái thế giới u tối tạo nên bởi sự cô đơn và bởi những dằn vặt mà em tự chuốc lấy. Người ta mua cho em những áo mới, đẹp, em không mặc; em từ chối không đi nghe hòa nhạc, xem hát, hoặc tham gia vào các cuộc vui chơi đông đúc, vui vẻ. Họa hoằn lắm em mới ra khỏi nhà: anh yêu, anh có tin rằng trong cái thành phố nhỏ này, nơi em đã sống hai năm trời, em không biết tới mười phố? Em rầu rĩ và em muốn rầu rĩ như thế; em say sưa với mỗi một mất mát và em cộng thêm vào cái mất mát không được thấy anh. Tóm lại em không muốn để mình lãng khỏi nỗi mê cuồng lớn ấy, em chỉ muốn sống trong anh mà thôi. Em cứ ngồi ở nhà hàng giờ liền, hàng ngày liền không làm gì cả ngoài việc nghĩ đến anh, ôn đi ôn lại hoài hàng trăm kỉ niệm em còn giữ được về anh, mỗi một lần gặp, mỗi một lần chờ đợi — và bao giờ cũng mường tượng ra những hồi ngắn ngủi ấy như trên sân khấu. Và chính vì gợi lại không biết bao nhiêu lần mỗi giây phút của quá khứ, mà tất cả thời thơ trẻ của em vẫn còn nóng hổi trong trí nhớ, đến nỗi tận hôm nay, mỗi phút của những năm đó vẫn còn sinh động trong em với tất cả cái cuồng nhiệt và xúc động như thể nó mới chỉ làm máu em giần giật hôm qua thôi. Dạo ấy em chỉ duy nhất sống trong anh. Em mua tất cả những sách anh viết; khi thấy báo chí nhắc đến tên anh, đó là một ngày hội đối với em. Anh có tin rằng em đọc đi đọc lại hàng bao nhiêu lần những sách của anh đến nỗi thuộc lòng từng dòng không? Ngay hôm nay, ngay bây giờ đây sau mười ba năm, nếu có ai nửa đêm đánh thức em dậy, đọc trước mặt em một dòng giữa quãng trong bất kỳ cuốn sách nào của anh, em vẫn có thể đọc tiếp luôn được như trong một giấc mơ; bởi vì, mỗi lời, mỗi chữ của anh, đối với em, là một thứ kinh phúc âm và một lời cầu nguyện. Tất cả thế gian chỉ tồn tại đối với em trong chừng mực nó liên quan đến anh; em theo dõi mục thông báo các cuộc hoà nhạc và những buổi công diễn đầu tiên đăng trên báo chí thành Viên chỉ cốt để đoán xem anh thích cuộc nào trong số đó, và tối đến, từ xa thẳm, em đi theo anh từng bước, lòng nhủ lòng: bây giờ anh ấy vào trong rạp, bây giờ anh ấy ngồi xuống ghế. Em mơ thế hàng ngàn lần, bởi đã có lần em trông thấy anh trong một buổi hoà nhạc. Nhưng tại sao em lại kể cho anh những cái đó cái cuồng tín dữ dội lồng lộn chống lại cả bản thân em, cái cuồng tín tuyệt vọng một cách bi thảm đến thế của một con bé bị bỏ rơi? Tại sao lại đi kể cho một người chưa hề mảy may ngờ đến chuyện đó, chưa hề biết đến chuyện đó? Mà bấy giwò em có còn là một con bé nữa ko? Em đã đến tuổi 17, 18, các chàng trai đã bắt đầu ngoảnh lại nhìn em ngoài phố; nhưng họ chỉ làm em bực mình. Bởi lẽ tình yêu, thậm chí chỉ một trò chơi tình yêu đơn thuần, hoàn toàn tưởng tượng, với một người nào khác ko phải là anh, cái đó đối với em là một điều ko thể quan niệm nổi và em ko sao chấp nhânk được ý nghĩ đó, chỉ riêng sự cám dỗ đã là một trọng tội dưới mắt em. Lòng em say mê anh vẫn nguyên vẹn như cũ, có điều, nó biến chuyển cùng với thân hình em, chừng nào những giác quan của em thức dậy, thì nó lại càng nồng nhiệt hơn, cụ thể hơn, đàn bà hơn. Và cái hành dộng mà con bé chưa biết gì ko thể ý thức nổi trong cái ý lực mập mờ hỗn độn khi giật chuông cửa phòng anh giờ đây đã thành ý nghĩ duy nhất của em; trao thân cho anh, hiến trọng cuộc đời cho anh. Những người ở quanh em nghĩ rằng em rụt rè và bảo em là nhút nhát ( em ko hề hé răng lộ ra điều bí mật của mình) Nhưng trong em đã hình thành ý chí sắt đá. Tấ cả ý nghĩ và cố gắng của em vươn vềmột mục đich duy nhất: trở về Viên, trở về bên anh. Và em đã thành công cưỡng đặt ý chí của mình, mặc dầu nó thật rồ dại, khó hiểu đối với những người khác. Bố dượng em giàu, ông coi em như con đẻ. Nhưng với một sự bướng bỉnh hung dữ, em khăng khăng đòi đi làm để tự nuôi thân, và cuối cùng, em đã được trở về Viên ở nhà một người bà con và làm công cho một hãng may lớn.