---~~~mucluc~~~---


Chương 4

Có ma hay không? Thú thật là tôi không biết. Tôi chưa thấy ma bao giờ. Ở trường, các thầy cô bảo là không có, đó chỉ là chuyện mê tín dị đoan. Ba má tôi cũng nói vậy. Nhưng bà dì Sáu ở dưới quê thỉnh thoảng lên chơi thì bảo là có.
Bà tôi kể là hồi ở dưới quê, có lần cậu Tư tôi bị ma giấu. Cậu đi làm ruộng từ sáng đến tối không thấy về nhà. Cả nhà hoảng hốt đốt đuốc đi tìm. Tìm cả buổi, có người phát hiện ra cậu đang ngồi co rúm trong lùm tre. Bảo cậu chui ra, cậu loay hoay cả tiếng đồng hồ không làm sao chui ra được bởi xung quanh cành nhánh, gai góc dầy đặc. Rốt cuộc mọi người phải lấy rựa phát sạch gai góc cho cậu bò ra. Hỏi cậu chui vô đó làm chi, cậu trả lời không biết. Bà tôi nói là cậu bị ma dắt.
Bà tôi còn kể có lần bà đang ngủ trưa trên võng, tự nhiên thấy cái võng đưa qua đưa lại. Mở mắt ra, bà thấy một thằng nhỏ đang cầm dây võng kéo lấy kéo để. Bà sợ hãi muốn la lên nhưng quai hàm cứng đơ, không làm sao mở miệng ra được. Đến khi bà nhẩm trong đầu "Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, cứu khổ cứu nạn" thì thằng nhỏ mới chịu biến mất.
Dì Sáu tôi kể chuyện còn rùng rợn hơn. Dì nói có lần nửa đêm dượng Sáu lên cơn sốt, dì phải đạp xe đi mời thầy thuốc. Muốn đến nhà thầy thuốc, phải đi ngang qua một cây cầu. Cây cầu này bắc qua một con suối vốn nổi tiếng là có nhiều ma, vì đã có nhiều người bị chết đuối ở đó. Mặc dù là người dạn dĩ, khi đạp xe đến gần cầu, dì cũng đâm ra hồi hộp, trống ngực đập thình thịch. Từ xa, thấy ở hai bên cầu có bốn cây thông cao vút, dì hơi lạ vì ban ngày đâu có mấy cây thông này. Nhưng vì đang nóng lòng lo cho tính mệnh dượng Sáu, dì chỉ ngạc nhiên một chút thôi nhưng vẫn đạp xe tới. Ai dè khi sắp đến cầu, tự nhiên một trong bốn cây thông đó đột ngột... ngồi xuống. Dì xanh ngắt mặt mày, vội vã quay xe lại. Về tới xóm, dì kể lại câu chuyện và nhờ thêm hai người đàn ông đi cùng. Lần này thì ba người chẳng thấy bóng dáng một cây thông nào ở hai bên cầu. Dì kết luận: ở dưới quê, ma nhiều lắm, trên thành phố này cũng có ma, nhưng ít hơn, vì ở trên này nhà cửa đông đúc, xe cộ ồn ào.
Tôi và nhỏ Ái ngồi nghe say sưa, vừa sờ sợ lại vừa thinh thích. Chúng tôi cứ tưởng đó là chuyện thật, đâu có ngờ bà tôi và dì Sáu cũng chưa thấy ma lần nào, toàn là nghe thiên hạ kể, rồi khi kể lại với chúng tôi, bà tôi và dì tôi tự nhận là mình thấy để cho câu chuyện "đậm đà" hơn và có vẻ thật hơn.
Hôm nào nghe kể chuyện ma, tôi và nhỏ Ái chẳng đứa nào dám ra ngoài hè vào buổi tối. Nửa đêm mắc tiểu, tôi đứng vạch quần tè ngay vô góc nhà. Có lần má tôi bắt gặp, mắng tôi một trận nên thân:
- Lớn tồng ngồng rồi mà còn đái bậy, không biết xấu hổ! Sao không bước ra ngoài hè?
- Con sợ...
- Sợ cái gì?
- Sợ ma.
- Hừ, ma với quỷ! Ai nói với con vậy?
- Bà nói.
Bữa đó má tôi cằn nhằn bà:
- Mẹ kể ba cái chuyện bậy bạ đó làm chi cho con nít sợ!
Bà tôi tặc lưỡi:
- Tao nói là nói vậy!
Mặc dù "nói là nói vậy" nhưng bà tôi vẫn dặn tôi đừng bao giờ đi ngang lò thịt một mình.
Thằng An khác với tôi một trời một vực. Nó chẳng sợ gì cả. Nó nói với tôi là nó đi ngang lò thịt vào buổi tối hoài mà chẳng thấy gì. Nó mong được gặp ma một lần cho biết mà chẳng bao giờ gặp. Tôi kể lại với bà tôi, bà tôi bảo là vía nó nặng, ma rất kỵ những người vía nặng.
Lũ bạn trong lớp tôi không phải đứa nào cũng bạo gan như An. Khối đứa không dám đi ngang lò thịt một mình. Tụi nó cũng có những người bà, người dì hệt như bà tôi và dì tôi vậy, cứ ngồi lại là kể chuyện rùng rợn, nghe phát rởn tóc gáy.
Một hôm, lớp tôi đang học đến chuyện Tấm Cám. Trong khi thầy Việt đang giảng bài thì ở dưới lớp nổi lên tiếng xì xào.
Nhỏ Trầm Hương hỏi thằng Hưng nhí:
- Bụt có thật không Hưng?
Hưng nhí bị hỏi đột ngột, nó phân vân một giây rồi đáp:
- Bây giờ không có nhưng hồi xưa chắc có.
- Hồi xưa là hồi nào?
Hưng nhí ấp úng:
- Thì... hồi cô Tấm đó.
Thằng Quyền ngồi bên cạnh chen ngang:
- Mày không biết gì hết! Bây giờ vẫn có Bụt!
Hưng nhí vặc lại:
- Mày có thấy không?
Quyền khăng khăng:
- Không thấy nhưng mà vẫn có!
- Xạo! - Hưng nhí bĩu môi.
 mình to con, thằng Quyền đấm cho Hưng nhí một cú:
- Mày nói ai xạo?
Hưng nhí vừa xuýt xao vừa dẩu môi:
- Tao nói mày đó!
Thấy thằng Quyền định đấm Hưng nhí một cú nữa, tôi vọt miệng:
-  mạnh hiếp yếu, không biết xấu!
Quyền quay lại nhìn tôi:
- Mày nói gì?
Trong khi tôi chưa kịp trả lời thì Nhuận kéo áo Quyền:
- Quay lên! Thầy nhìn kìa!
Nhưng ngay lúc đó thầy Việt đã lên tiếng:
- Các em ở tổ 2 làm gì mà ồn ào thế?
Cả lớp đột nhiên im lặng như tờ. Mấy đứa trong tổ 2 chúng tôi cũng ngồi yên, không nhúc nhích.
- Quyền, có chuyện gì vậy? - Thầy Việt lại hỏi.
Quyền đứng lên:
- Thưa thầy, các bạn kêu em xạo a.
Có tiếng cười rúc rích ở góc lớp.
Thầy Việt bước lại:
Tôi cắt ngang:
- Không được. Mày tính nhầm rồi, 25 đồng người chủ khách sạn giữ nằm trong 27 đồng ba người khách đóng, đâu thể cộng thêm vào đó được.
- Ừ hén, - Nhuận gật gù - Nhưng như vậy thì một đồng kia ở đâu?
Nhỏ Dạ Lan vọt miệng:
- Bây giờ cứ tính mỗi người giữ bao nhiêu tiền thì ra chứ gì!
Sáng kiến của Dạ Lan như một tia chớp lóe lên trong đêm tối. Tôi vỗ tay đôm đốp, tán thưởng một cách lộ liễu:
- Đúng rồi! Đúng rồi!
Còn Nhuận thì reo lên:
- Thật là chí lý! Chúng mình điểm lại coi. Ông chủ khách sạn giữ 25 đồng, người bồi giữ 2 đồng...
- Còn mỗi người khách giữ 1 đồng. Ba người giữ 3 đồng! - Tôi tiếp lời.
Nhuận hắng giọng:
- Như vậy là vừa đủ 30 đồng, đâu có mất đồng nào.
Dạ Lan ngơ ngác:
- Nhưng bài toán lại tính thiếu 1 đồng?
Nhuận nhíu mày:
- Lạ thật!
Tự nhiên tôi chợt hiểu ra:
- Bài toán cộng sai! Bài toán cộng sai!
Nhuận dòm tôi:
- Sai chổ nào?
- Đây nè! Ba người khách đóng 27 đồng, phải chưa? Trong 27 đồng đó, người chủ khách sạn lấy 25 đồng và người bồi lấy 2 đồng. Do đó không thể lấy 27 đồng cộng cho 2 đồng được, vì 2 đồng người bồi giữ đã nằm trong 27 đồng kia rồi. Đúng ra phải lấy 27 đồng cộng với 3 đồng còn lại nơi 3 người khách thì đề toán lại cộng với 2 đồng của người bồi, do đó dẫn đến việc thiếu mất 1 đồng. Đúng không mày?
Tôi quay nhìn An, vẻ đắc thắng.
Từ nãy đến giờ, trong lúc tụi tôi vắt óc suy nghĩ, An ngồi im lặng, không nói một câu. Bây giờ, thấy cái mẹo của bài toán bị phanh phui, nó gãi đầu cười ruồi:
- Có lẽ đúng! Nhưng bài toán giải được là nhờ Dạ Lan chứ không phải nhờ mày đâu!
Giọng của nó cũng không giấu vẻ đắc thắng. Bởi vì lúc ấy Nhuận đã xô ghế đứng lên:
- Thôi tụi mày học tiếp đi! Tao và Dạ Lan còn phải đi kiểm tra mấy cặp khác!
Chỉ chờ có vậy, thằng An đứng dậy tiễn hai vị khách quý ra cửa bằng nụ cười toe toét.
Tôi ngồi trong nhà rụt cổ nhìn theo, miệng lẩm bẩm: Hú vía!