Dịch giả: Trần Đình Hiến
Chương 11

Huyện Thiên Đường từng xuất hiện anh hùng hảo hán
Sao giờ đây chỉ là đồ giẻ rách
Người người mặt ủ mày chau
Ôm tỏi thối mà than dài thở ngắn!
- Khấu mù hát động viên dân trồng tỏi xông vào huyện đường. Trích đoạn.
Cao Mã tuột xuống đất thì đầu tường hai tiếng súng nổ, bụi tung mù mịt, đất văng rào rào. Anh rơi trúng chuồng lợn của một gia đình, phân lợn bắn tung toé. Hai con lợn giật mình kinh hoảng hộc lên, chạy thục mạng quanh chuồng. Anh không kịp suy tính, đâm bổ vào chuồng trong, đầu va phải cái gì đó, tiếp đến là mặt mũi và đầu buốt như kim châm. Mở mắt nhìn, anh thấy treo lủng lẳng dưới gác chứa củi một tổ ong vò vẽ to bằng cái bát, hàng trăm con ong vỡ tổ xông ra như một đám mây màu vàng. Anh sợ quá, nằm úp mặt xuống đất, không dám ngẩng đầu lên. Chợt nghĩ có thể cảnh sát sục tới, anh ôm đầu chạy khỏi chuồng lợn, nhảy qua bức tường vây cao bằng nửa thân người, sang phía sau một đống rơm rạ, quành ra sân định chạy về phía đông thì cánh tay bị giữ lại. Nhìn lại, thấy một khuôn mặt trắng trẻo, anh chợt nhớ đây là nhà thầy giáo Chu, giáo viên tiểu học nông thôn. Thầy Chu từng bị Hồng vệ binh đánh gãy xương sống, không đứng thẳng được, hai gọng chiếc kính cận đều quấn băng dính.
Cao Mã không chủ định mà tự nhiên quì xuống xin thầy cứu mạng, rằng cảnh sát đang truy bắt anh về chuyện tỏi.
Thầy Chu dắt anh vào gian buồng tối như hũ nút, chứa toàn những hứ linh tinh, chổi cùn xế rách, xó buồng có một cái anh lớn ủ thức ăn cho lợn.
- Nhảy vào đi! – Thầy Chu bảo.
Cao Mã bất chấp cái mùi thum thủ của cám bã lên men, nhảy đại vào trong ang, ngồi thụp xuống, thức ăn của lợn dềnh lên mấp mé miệng ang. Thầy Chu ấn đầu anh, ra hiệu xuống thấp hơn nữa. Anh cố nhún thấp thêm, miệng đã lút trong cám. Thầy Chu dặn: “Không được lên tiếng, phải nín thở!” Thuận tay, thầy vớ cái gáo múc cám úp lên đầu Cao Mã, rồi lại kiếm đâu cái nắp ang vỡ, nửa đậy nửa không miệng ang.
Ngoài sân vang lên tiếng chân bước nặng nề, Cao Mã ló đầu lên một chút, hở tai ra để nghe. Anh thấy tiếng chân đi ra chuồng lợn, liền sau đó vọng lại tiếng cảnh sát:
- Mày… mày… mày nấp trong chuồng lợn, tưởng… tưởng… tưởng chúng tao không trông thấy hẳn? Ra… ra… ra mau!
- Không ra tao bắn!
- Đồng chí, các đồng chí làm gì đấy? – Thầy Chu hỏi.
- Bắt… bắt phản Cách mạng!
- Bắt phản cách mạng mà sao bắt tai chuồng lợn nhà tui?
- Ông đừng rắc rối! Bắt được rồi sẽ giải thích cho ông – Cảnh sát quát to – Ra ngay không tao bắn! Luật tố tụng hình sự qui định, phạm tội mà chống lại, được phép dùng biện pháp cưỡng chế, bắn chết mi cũng không phạm pháp.
- Các đồng chí cứ đùa!
- Ai… ai đùa với ông? – Cảnh sát Cà Lăm nói – Để tôi vào xem!
Cà Lăm tì tay lên mặt tường, lấy đà nhảy vào chuồng lợn ngó ngang ngó dọc, mấy con ong suýt đốt trúng miệng anh ta.
Thầy Chu nói: “Các đồng chí, đây không phải đối phó với lính Quốc Dân Đảng mà đánh lừa các đồng chí. Vừa nãy nghe tiếng súng nổ và lợn kêu, tôi chạy ra thấy một bóng đen nhảy ra ngoài bức tường phía nam.”
Cảnh sát nói: “Che giấu tội phạm là phạm tội, ông hiểu chứ?”
Thầy Chu nói: “Tôi hiểu.”
Cà Lăm hỏi: “Ông tên là gì?”
Thầy Chu nói: “Tôi tên Chu Tam Thiên.”
Cà Lăm hỏi: “Ông… ông… ông trông thấy bóng đen nhảy… nhảy qua tường phía nam?”
- Ông làm nghề gì? – Cảnh sát không nói lắp, hỏi.
- Tôi dạy học.
- Đảng viên không?
- Trước giải phóng tôi là đảng viên Quốc Dân Đảng.
- Quốc Dân Đảng? Giờ thì Quốc Dân Đảng bở hơn Cộng sản Đảng, ông… ông… ông mà đánh lừa bọn tôi, bọn tôi sẽ kết tội ông, bất kể ông là Quốc Dân Đảng hay Cộng sản Đảng!
- Tôi hiểu.
Hai viên cảnh sát nhảy vào chuồng lợn rồi nhảy qua tường phía nam, đuổi theo bóng đen. Cao Ma biết, bên ngoài tường nam là ngõ cụt, có xưởng cán mì. Một bên ngõ cụt là mương nước tù, mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
Thầy Chu bỏ cái gáo trên đầu Cao Mã, giục: “Chạy mau, chạy về hướng đông, dọc theo ngõ!”
Anh tì tay lên miệng ang, co người lên. Người anh đầy cám bã nhớp nhúa, một thứ nước màu hồng xỉn chảy tong tỏng từ khuỷu tay xuống đất. Anh lại không kím được, định sụp lạy thầy Chu như trong Kinh kịch, để cảm ơn thầy cứu mạng. Thầy Chu nói: “Anh đừng làm thế! Mau chạy đi!”
Cao Mã chạy vào sân. gió lùa vào quần áo ướt, anh cảm thấy mát lạnh. Anh chạy ra cổng nhà thầy, men theo một ngách hẹp, nhằm hướng đông chạy khoảng năm chục bước rẽ vào một ngõ lớn dọc theo hướng nam bắc. Đến đầu ngách, anh thoáng do dự, chỉ sợ hai bên đường bay vụt ra những đôi giày da, đá anh ngã quay lơ. đầu ngách là một hàng rào cao bằng nửa thân người – nhảy qua hàng rào, rơi trên vạt đất trồng rau mùi. Rau mùi cao hơn gang tay, xanh mượt, thơm ngát, đáng yêu vô cùng. Anh không kịp thưởng thức, vùng dậy chạy như bay về phía đông. Anh trông thấy ông già Cao Bình Xuyên tóc bạc phơ đang bón phân cho rau cải bẹ. Phía đông lại có một hàng rào chắn đường, anh nhảy qua nhưng lần này thì không gọn, chiếc còng trên tay anh vướng cây cao lương. Anh giật mạnh, cây cao lương gãy đôi, nghe thấy ông Cao Bình Xuyên hỏi: “Ai đấy?”
Lại một ngõ thông từ nam lên bắc, đầu phía nam có một đám phụ nữ đang lớn tiếng nói gì đó, đông và tây toàn là nhà cửa và tường rào, anh chạy về hướng bắc, chỉ mấy chục giây anh đã vượt con đê bằng cát, loạng choạng chui vào rừng liễu bên sông. Anh chạy về phía đông theo bản năng. Những cây liễu không được cắt tỉa, cành lá rậm rì, đan chen rối rắm, bám đầy những con bọ nét có gai độc, chạm phải chúng là những gai đâm vào da thịt, sưng buốt và ngứa không chịu nổi. Sau khi thoát hiểm, Cao Mã phát hiện người anh đầy gai độc. Anh chạy thục mạng, dẫm bừa lên những dâytật lê, gai cắm đầy chân mà không cảm thấy đau.
Trong rừng, mấy con thỏ rừng hoảng sợ chạy cùng chiều với anh, chỉ lát sau, chúng đã bị rớt lại phía sau. Một cây cầu xiêu vẹo, trụ gỗ, mặt lát đá xuất hiện bên trái anh. Rừng liễu đến đây là hết, anh đã về đến thôn – cây cầu nối đầu đông của thôn với cánh đồng và đường lớn. Anh không muốn có người nhìn thấy anh, bèn chạy trên đoạn phía nam con đường tính từ cây cầu, vượt qua những hố sâu do đào cát trộm, chui vào khu rừng tạp gồm những cây dâu và cây hoè. Hoa hoè đang nở rộ, mùi thơm gắt nghẹt thở. Anh chạy, chạy mãi, hai chân ngày càng nặng nề, hai mắt ngày càng mờ đi, toàn thân đau nhức, hơi thở tắc nghẹn, những thân cây dâu màu trắng, những thân cây hoè màu cánh gián đan vào nhau như mắt lưới khi mau khi thưa khiến bước chân khó khăn, anh tả xung hữu đột cũng khó tìm đường ra, anh ngã sóng soài trên cát.
Lúc chiều tà, Cao Mã tỉnh dậy, đầu tiên thấy bụng nóng như lửa, rồi sau đó là đau rát vì ngứa khắp người, ngón tay chạm vào da như có làn khí lạnh xuyên qua lỗ chân lông vào bên trong. Mắt sưng húp, chỉ còn như một sợi chỉ. Anh sờ mặt, khi thấy hai mắt chỉ như hai kẽ hở, anh giật mình nhớ lại anh đã bị ong vò vẽ đốt khi chui vào chuồng lợn nhà thầy giáo Chu.
Anh vươn tay hái một lá dâu, toàn thân kêu răng rắc. Anh đứng lên, chân sưng, đùi sưng, hốc mũi như muốn nổ tung, anh khát ghê gớm. Anh cố chứng minh, rằng sự việc xảy ra ban sáng chỉ là giấc mộng, nhưng cám lợn bám trên người anh, chiếc còng sắt trên cổ tay anh, xác nhận anh là tên tội phạm đang chạy trốn. Anh biết anh bị tội gì, hơn một tháng nay, anh phấp phỏng chờ đợi, chốt cửa sổ không bao giờ gài. Cơn khát cháy họng và đau rát trên da trở ngại cho sự suy nghĩ bình thường của anh. Anh luồn rừng đi lên phía bắc, nơi đó là lòng sông. Anh nhớ hồi mùa xuân, bố con nhà Cao Quần có đào một giếng nước.
Những gai góc của tật lê cắm vào gan bàn chân, anh lựa bước đi tránh. Cỏ mao đâm mũi nhọn vào bàn chân, anh dò dẫm mà đi. Nắng chiều đỏ như máu chiếu trên tấm thân trần, anh trông thấy trên người, đặc biệt trên hai tay và ngực nổi lên những cục. Anh đoán, đó là quà tặng của đám bọ nét ở rừng liễu.
Ra khỏi rừng dâu – hoè, lòng sông cát trắng lốp, mặt trời to đùng đang lặn nốt nửa còn lại, nghe rõ tiếng tích tích khi lặn, nửa trời phía tây mây hồng từng đám như những bông hoa nở rộ. Anh không còn lòng dạ ngắm cảnh kì thú, giương cặp mắt sưng húp tìm cái giếng.
Anh trông thấy có mấy đám đất màu nâu nhô lên phía xa bèn thất thểu chạy tới.
Nước, nước! Anh quì bên giếng vươn cổ ra như lừa ngựa, môi vừa chạm liền hối hả rít từng hơi, một phút sau, anh cảm thấy nước giếng đã kích thích sự khoái cảm vô bờ từ vòm miệng, yết hầu đến dạ dày. Có thể khoái cảm hơi quá, nên cảm thấy dạ dày tưng tức. Anh nghe thấy tiếng nước róc rách tưới mát cho cơ quan phủ tạng khô héo, anh uống liền một phút nữa, ngửa mặt lên thở trong mười giây, rồi lại cắm đầu uống tiếp. Lúc này anh mới cảm nhận được mùi vị và sự dịu dàng của nước.
Nước có mùi tanh, nước có vị mặn, nước nóng hôi hổi. Anh dìm đầu trong nước rồi từ từ đứng lên. Nước chảy xuống cổ, xuống ngực, xuống lưng và bụng, thấm ướt những nơi có gai độc của bọ nét, nọc độc khuyếch tán khiến anh đau thắt hậu môn.
Ối mẹ ơi! – Anh mệt bã, rên rỉ. Cúi nhìn giếng nước, thành giếng sạt lở, nước đầy rêu, trong rêu từng đám bọ gậy bơi lội, ba con chẫu chuộc to bằng nắm tay ngồi khấut bên mép giếng, cằm dưới trắng như tuyết, phập phồng đánh nhịp. Anh tựa lưng vào cây dâu, sáu con mắt xanh biếc nhìn anh, anh nhảy dựng lên chỉ chực nôn oẹ, cảm thấy hàng trăm con nỏng nọc bơi trong dạ dày, giãy giụa trong ruột. Một tia nước bật ra khỏi họng, vọt qua miệng ra ngoài. Anh không giám nhìn cái giếng nữa, ngật ngưỡng quay lại, trở về rừng hoè – dâu.
Mặt trời đã lặn hết nhưng vẫn chưa tối hẳn, trong rừng sương giăng mờ ảo, loài tằm dại ngóc cái đầu quái dị như đúc bằng kim loại, ngốn những lá dâu như mảnh kim loại, tiếng roàn roạt như xẻ gỗ cứa vào tim anh. Cục phân tằm to bằng hạt đậu xanh rớt trên cặp chân duỗi thẳng của anh. Anh tựa lưng vào cây dâu, thẫn thờ nhìn hoa hoè rơi dập dềnh như sóng trong sương mù. Hoa hoè lúc hoàng hôn càng thơm gắt, không khí như rắc đầy phấn hoa vàng.
Sau đó trăng lên, những ngôi sao lưa thưa vàng vọt, điểm xuyết cho màn đêm xanh thẳm. Những giọt sương lớn cùng rơi với phân tằm, y như đó là cặn bã từ các ngôi sao thải ra. Anh ngồi đó, có lúc một ý tưởng dữ dội thôi thúc anh bật dậy, nhưng chỉ cần gập chân lại, ý tưởng đó lại biến mất. Có lúc anh muốn đập gãy chiếc còng, nhưng vừa giơ tay lên, lại thôi.
Trên trời có tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Mắt anh gần như nhìn thấy vệt sáng như lửa lân tinh của đường bay, nhưng định thần nhìn kỹ, lại chẳng có gì cả, ngay những con chim chưa chắc đã có.
Nửa đêm về sáng anh cảm thấy rất lạnh, bụng sôi ùng ục như có thể đánh hàng tràng rắm, nhưng mtộ cái cũng không rặn ra. Anh trông thấy Kim Cúc khoác tay nải màu đỏ, cái bụng to tướng tránh cây hoè, vòng cây dâu, rụt dè đi tới,cách năm bước thì dừng lại, một tay vịn cây đay, dùng móng tay tước vỏ, cây đay run bần bật. Anh bảo: “Kim Cúc, lại đây!” Nét mặt Kim Cúc từ màu hồng chuyển sang màu vàng, từ vàng chuyển sang lục, từ lục chuyển sang xanh, cuối cùng là màu xám kinh khủng. Cô nói: “Anh Mã, em đi đây! Em đến chào anh một tiếng!”… Anh chợt tỉnh, thấy đó là điềm gở, cố nhích lên nhưng hai chân đã bị trói vào cây, không nhúc nhích được, đành vươn dài tay ra, tay dài đến mức sờ được vào mặt cô, nhưng đầu ngón tay vừa chạm mặt cô lạnh ngắt, đúng tầm ấy, tay anh không dài ra nữa. Anh cuống quít gào lên: “Kim Cúc, em đừng đi, chúng mình chưa có lấy một ngày yên lành bên nhau, đợi bán xong tỏi, anh sẽ cưới em về, anh đảm bảo, sẽ không bắt em dãi dầu sương gió, không để em sớm nắng chiều mưa, chỉ ở nhà trông con, nấu nướng…”
“Anh Mã, anh đừng mơ tưởng hão, tỏi của anh không bán được đâu, thối hết rồi! Anh đập phá cơ quan huyện, xuất phạm luật pháp, Công an dán cáo thị, vẽ hình tróc nã anh… Em chỉ còn cách đưa con đi trước anh…”
Kim Cúc giở tay đãy, lấy ra chiếc cátsét, nói: “Cátsét của anh đây, em lấy trộm ở chỗ anh Hai. Em đi rồi, anh một mình lẻ bóng, nghe cho đỡ buồn!...”
Cô quay đi, quần áo màu hồng biến thành màu trắng như tuyết.
“Kim Cúc!...” Cao Mã thét lên một tiếng, tỉnh ngủ.
Anh ngó đăm đăm vầng trăng nhợt nhạt đã nhô lên phía đông nam, trong lòng như bị hẫng, nhớ lại chuyện vừa xảy ra, tim đau thắt. Anh đã tính đi tính lại: Kim Cúc không hôm nay thì ngày mai ở cữ.
Rồi thì anh đứng dậy, như năm ngoái anh đã đứng dậy tại chỗ giáp ranh giữa cánh đồng đay và cánh đồng ớt của huyện Thương Mã, khi ấy là hoàng hôn, anh nôn ra đến hơn chục bụm máu. Anh em nhà Phương thực tàn nhẫn, gần như đẩy anh xuống âm phủ gặp Diêm vương! May mà có viên “Cứu mệnh đan” của trợ lý Dương, may mà được chị hàng xóm chăm sóc, anh mới không chết, may mà ba hôm sau, chị Vu chuyển lời nhắn của nhà họ Phương: Chỉ cần đem đến một vạn đồng là gả Kim Cúc cho, tiền trao cháo múc. Anh nhớ khi ấy mừng quá, anh khóc tu tu. Chị Vu nói: Nhà Phương bán con gái như bán súc vật! Anh nhớ anh đã nói: Chị ơi, em khóc vì sung sướng, em sẽ kiếm đủ một vạn đồng, em trồng tỏi bán ngồng, chậm nhất là hai năm, em lấy được kim Cúc!...
Ngồng tỏi! Tất cả là ở cái ngồng tỏi chết tiệt! Anh vấp phải cây dâu ở phía đông, đụng phải cây hoè ở phía tây, bị cây dâu níu lại ở phía nam, bị cây hoè đẩy lui ở phía bắc, loay hoay trong rừng dâu – hoè, bỗng mây đen ùa tới nuốt chửng vầng trăng, bốn bề dựng lên những bức tường cao vút, ma ám rồi! Con người ta có mười năm vượng, ma quỉ không dám đùa! Cao Mã, từ khi nhà ngươi gặp Kim Cúc, từ khi nhà ngươi nắm tay cô ấy, rủi ro bám riết ngươi từ đó!
Cao Mã loay hoay trong rừng suốt đêm, trời rạng mới trở lại tỉnh táo trong thế giới ma mị. Anh cảm thấy, trừ quả tim là còn âm ấm đôi chút, còn lại toàn thân lạnh như băng. Mắt đã bớt sưng, điều này khiến anh đỡ buồn. Mặt trời đỏ rực, da thịt ấm dần lên, điều này khiến anh vui vui. Bụng réo òng ọc, đánh liên tục mấy chục tiếng rắm lạnh toát, ruột đã thông, phủ tạng không hề hấn gì, anh cảm thấy vẫn còn hi vọng. Sau khi lý trí trở lại, anh cố gạt sang một bên ý muốn đến thăm Kim Cúc. Anh đoán, nhất định là hai viên cảnh sát súng lục cầm tay, phục tại nhà anh, đợi anh sa lưới, chỉ có là thằng đần mới về thôn giữa ban ngày. Kim Cúc hôm nay trở dạ thì đã có mẹ cô chăm nom, chắc không có gì nghiêm trọng, mẹ cô dù dữ đến mấy thì vẫn là mẹ!
Sau đây làm gì? Bình tâm trở lại, anh tự nhủ. Ở huyện Thiên Đường thì không dám lộ mặt rồi, cái còng đang trên tay mình. Đợi đến đêm, mình thăm Cúc rồi chạy ra Quan Đông kiếm tiền đón hai mẹ con.
Khu rừng hoè – dâu có chim bay đến, nhốn nháo hẳn lên. Anh cảm thấy đói, bèn chọn cây hoè to một chẹt tay, cao hơn hai mét, ngọn đầy hoa. Anh nhẩy lên bám cổ cây, chỗ gần ngọn, dùng toàn bộ sức nặng của mình vít ngọn cây xuống. Cây bị uốn cong kêu răng rắc rồi gãy đôi, mộ mảng vỏ lột tới gốc, thân lộ trắng hếu, ứa ra những giọt nhựa vàng vàng. Anh hái vội cả hoa lẫn nụ nhét vào miệng, những bông đầu tiên gần như chui tọt xuống dạ dày, sau đó mới thủng thẳng nahi, nhấm nháp hương vị, hoa hoè ngọt lợ, hoa đã nở có vị đắng, nụ có vị tê, chỉ những bông chưa nở hết là có nhựa, không đắng không tê, vậy là anh chọn toàn những bông bán khai, một buổi sáng, anh ăn hết hoa của ba cây hoè.
Giữa trưa trời nóng bức lại có phát hiện mới. Lúc này, anh đã ngán hoa hoè. Anh ngửi thấy mùi chua chua ngòn ngọt trên cây dâu. Anh trông thấy trên chạc cây đầy những quả có gai màu tím, màu đỏ tươi, màu vàng chanh. Quả dâu! Anh ngạc nhiên, reo lên.
Cũng như hoa hoè, lúc đầu anh nuốt tớm, bất kể chín xanh, nhắm mắt nuốt. Lát sau, anh mới đánh giá mùi vị, màu vàng chanh: cứng, ngọt ít, chua nhiều, hơi chát; màu đỏ tươi: hơi cứng, ngọt, hơi chua; màu tím: mềm, ngọt khắt, gần như không chua, thơm mãi trong miệng. Anh hái những quả màu tím. Anh có kinh nghiệm: rung cây. Những quả chín nẫu hễ rung là rớt xuống. Buổi chiều, chắc hẳn miệng anh tím ngắt, đó là anh suy ra từ ngón tay anh. Buổi chiều, anh còn một phát hiện vĩ đại nữa: quả dâu trắng, vỏ ngoài trong suốt thấp thoáng màu xanh bên trong, trông như những viên ngọc, mùi vị thì khỏi nói, hơn hẳn dâu tím. Đây là giống dâu mới, vỏ cây màu trắng, lá to bằng bàn tay, dày như đồng xu đồng.
Trời gần tối, anh đau bụng dữ dội, lăn lộn trên cát. Khi trên trời có sao, anh đi ngoài nửa tiếng, bụng dần yên. “Nửa tiếng” là anh phỏng đoán, đồng hồ của anh đã bị anh Hai của Kim Cúc giằng mất hồi năm ngoái.
Dù thế nào cũng phải về thăm nhà một tí. Lang thang chẵn một ngày, anh vô cùng đau khổ vì bị tách ra khỏi cuộc đời. Chưa cách biệt hẳn, vì ban ngày anh còn nghe thấy tiếng nói chuyện của đám phụ nữ hái dâu, còn được bò lên mặt đê ngó trộm người lao động ngoài đồng, gió nam đưa tới mùi tiểu mạch chín, tằm chín có giờ, lúa chín có ngày, hình như ngày mai đã được gặt? Anh sốt ruột quá. Anh trồng hai mẫu tiểu mạch, lúa tốt. Toàn bộ ngồng tỏi coi như bỏ, nếu tiểu mạch lại bỏ nốt, từ giờ đến cuối năm lấy gì ăn? Anh vuốt mái tóc rối bù, nhận ra tóc đã muối tiêu, khoé mắt và hai bên mép đã đầy nếp nhăn.
Anh định lợi dụng bóng đêm lẻn về nhà. Anh đoan chắc cảnh sát không tội gì mà phục suốt hai đêm trong nhà anh. Anh tính rồi, trước hết lấy quần áo ra mặc, nhất định phải đi giầy. Anh nhớ còn một đôi giầy bộ đội mới tinh để trong hộp giấy rách gác trên đầu tường – Anh em nhà Phương sơ ý, bỏ sót khi vét nhà anh. Trong kẽ tường phía đông có bốn trăm bảy mươi đồng. Đây là số tiền anh bán ngồng tỏi hôm trạm thu mua khai trương. Hốm ấy coi như anh là người may mắn trong thôn. Anh nghĩ, đưa cho Kim Cúc bốn trăm để mua cái ăn, sắm cho thằng nhỏ vài cái quần áo. Bảy mươi đồng còn lại, mình chạy lên đông bắc, phải tìm chiến hữu cũ là Phó Huyện trưởng, xem có thể viết cho Thiên Đường một thư tình cảm, đề nghị họ xoá tội cho mình.
Chiếc còng trên tay ánh lên màu sáng xỉn, muốn bỏ nó, phải chặt. Anh sờ chiếc còng thép thanh mảnh ăn sâu vào thịt, chỉ cần búa và trạm, chỉ cần nghiến chặt răng là chặt đứt! Dù sao cũng phải về nhà.
Anh không dám đi trên đường lớn, vẫn phải men theo lối nhỏ hôm chạy trốn lần ngược từng bước, nghe ngóng động tĩnh, đi giật lùi mà về. Anh tự an ủi, cảnh sát người ít mà địa bàn thì rộng, quần chúng thì không ưa họ, dù có gặp cảnh sát, mình vẫn chạy thoát. Súng của họ cũng hơi sợ, hôm qua họ nã hai phát, mình chết lăn ra đấy thì số ăn mày! Có điều, trình độ của họ cũng thường, ban ngày còn bắn không trúng, huống hồ ban đêm!
đã về đến ngõ nhà mình mà anh vẫn hồi hộp. Nhà cửa xung quanh và rừng cây quen thuộc. Anh ẩn trong rừng, nín thở quan sát tỉ mỉ sân nhà mình. Sân yên tĩnh. Góc sân giun đất kêu, những con dơi bay ra bay vào qua cửa sổ. Anh nhặt cục đất ném về phía cửa sổ, viên đất rơi trúng chiếc chão vỡ đánh “bụp” một tiếng rất to. Trong nhà ngoài sân vẫn yên lặng. Anh ném một viên đá, vẫn lặng im. Để đảm bảo an toàn, anh lượn một vòng rộng, vòng ra sau nhà, men theo chân tường, lần đến dưới cửa sổ nghe ngóng, trong nhà có tiếng chộut kêu chít chít.
Anh yên tâm. Khi trở lại đầu ngõ, anh trông thấy những con vẹt màu sắc rực rỡ bay đầy ngõ và trong rừng.
Anh ngờ rằng, vẹt nhà Cao Trực Lăng sổ lồng. Con ngựa hồng chẳng bao giờ lớn, chạy như bay trong ngõ, bộ lông mượt toả ra mùi thơm quí phái.
Cửa buồng mở toang, anh sững người, nổi da gà. Vì mắt đã quen với bóng đêm, nên vừa bước qua ngưỡng cửa, anh trông thấy cửa buồng phía đông có một người đang đứng. Anh định bỏ chạy, nhưng anh nhận ra đằng sau mùi máu tanh tanh mà anh ngửi thấy, là cái mùi thân thiết nồng đậm của Kim Cúc. Giấc mơ dữ đêm qua trở lại như chớp, anh bám chặt khung cửa mới không ngã.
Anh tìm thấy diêm chỗ gần cửa bếp, hai tay đều run, anh quẹt đến lần thứ ba mới bén que gỗ. Trong ánh lửa chập chờn, anh trông thấy Kim Cúc treo lơ lửng dưới khung cửa, mặt tím đen, hai mắt lồi ra ngoài, lưỡi thè ra và cái bụng chữa vượt mặt.
Anh giơ hai tay như sắp sửa ôm Kim Cúc nhưng người anh lại đổ vật ra sau như một mảng tường đổ.
 

Truyện Cây Tỏi Nổi Giận Chương 01 Chương 02 Chương 03 Chương 04 Chương 05 Chương 06 Chương 07 Chương 08 Chương 09 Chương 10 Chương 11 Chương 12 anh còn lấy nồi chậu chai lọ để hứng, sau đành bó gối mà nhìn, mặc kệ dột đâu thì dột.
Anh nằm thẳng cẳng trên giường, qua chấn song sắt cửa sổ nhìn mẩu trời đêm u ám, anh nghĩ, đó là giai đoạn rủi ro nhất trong cuộc đời mình: Bố chết, mẹ chết, nhà dột! Nhìn nước bẩn đùn từ xà nhà xuống, nhìn con chuột bị nước xua đuổi, nhảy tót lên bệ bếp ngồi chồm hỗm, anh rất muốn treo cổ tự vẫn, nhưng mãi không quyết được.
Mưa tạnh, một tia nắng rọi vào, anh mặc quần áo ẩm rồi chạy ra sân nhìn nóc nhà bị dột thủng lỗ chỗ mà lòng tê tái. Chủ nhiệm an ninh Cao Cảnh Long dẫn bảy dân quân xách súng trường kiểu 38 xông vào nhà, tất cả đi ủng cao su ống cao, mặc áo mưa tráng nhựa, đội nón bện bằng cây cao lương chóp nhọn, đứng thành một hàng dọc, như một bức tường đáng sợ.
- Cao Dương! – Chủ nhiệm Cao nói – Bí thư Hoàng bảo tôi đến hỏi cậu, cậu chôn giấu con mụ địa chủ là mẹ cậu ở chỗ nào?
Cao Dương ngạc nhiên quá đỗi, anh không ngờ tin tức lan nhanh đến thế, không ngờ đại đội quan tâm đến như thế đối với người chết. Anh nói: “Mưa to quá, không chôn ngay thì thối… Mưa thế này thì chở lên huyện thế nào được?”
Chủ nhiệm an ninh nói: “Tôi không nhiều lời với cậu, muốn cãi lý, đi gặp bí thư Hoàng mà cãi!”
- Bác ơi – Cao Dương chắp tay cúi đầu lạy – Mong bác giơ cao đánh khẽ…!
- Đi, biết điều thì không bị thiệt –Chủ nhiệm Cao Cảnh Long nói.
Một dân quân cao lớn đi tới, dộng một báng súng vào mông Cao Dương, nói: “Đi mau!”
Cao Dương ngoái lại, nói: “An Bình, anh em chúng mình…”
An Bình lại dộng một báng súng nữa: “Đi mau, dâu hư tránh mặt bố chồng sao được?”
Ở đại đội bộ kê một chiếc bàn, Bí thư Hoàng ngồi sau bàn hút thuốc. Bốn bên tường đỏ chói, khiến Cao Dương sợ mất mật. Đứng trước Bí thư Hoàng, anh run cầm cập.
Bí thư Hoàng mỉm cười thân mật: “Cao Dương, anh to gan đấy!”
- Thưa ông lớn… cháu… - Cao Dương quì mọp dưới đất.
Bí thư Hoàng nói: “Đứng dậy, đứng dậy! Ai là ông lớn ở đây?”
Chủ nhiệm an ninh đá anh một đá, nói: “Dậy, dậy!”
Anh đứng dậy.
- Anh có biết qui định của huyện không? Người chết là phải hỏa táng – Bí thư Hoàng hỏi.
- Dạ biết.
- Đã biết sao cố tình vi phạm?
- Thưa ông Bí thư… - Cao Dương nói – Mưa to quá… mà huyện thì lại xa, cháu lại không có tiền nộp hỏa táng phí… cũng không có tiền mua hộp đựng tro… Cháu nghĩ, dù có hỏa táng thì cũng phải có chỗ đất để chôn, vẫn là chiếm đất…
- Giỏi lý lẽ đấy! – Bí thư Hoàng nói – Hình như đảng Cộng sản không giỏi bằng anh?
- Thưa ông Bí thư… cháu không có ý ấy… cháu nói là…
- Anh không được nói gì nữa – Bí thư Hoàng vỗ bàn đứng dậy – Khai quật mẹ anh đưa đi hỏa táng trên huyện!
- Thưa ông Bí thư, xin ông tha cho làm phúc! … Cao Dương lại quì xuống, van xin – Mẹ cháu bị hành hạ cả một đời, chết được đâu có dễ! Đã chôn rồi, đừng hành hạ mẹ cháu nữa…
- Cao Dương, anh nghĩ sai rồi – Bí thư Hoàng nói – Mẹ anh trước giải phóng sống bằng bóc lột, tận hưởng phú quí vinh hoa. Sau giải phóng phải chịu quản thúc, lao động cải tạo là đúng, chết phải hỏa táng cũng đúng, tôi chết cũng hỏa táng mà!
- Thưa ông Bí thư,… cháu nghe mẹ nói trước giải phóng mẹ cháu một bữa sủi cảo cũng không dám ăn, nửa đêm đi nằm canh năm đã dậy, tích cóp được ít tiền mua ruộng…
- Anh định lật án phỏng? – Bí thư Hoàng nổi giận – Anh bảo Cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản là sai phải không?
Cao Dương bị nện một báng súng sau ót, mắt tối sầm, anh ngã sấp, răng bập phải gạch lát nhà. Dân quân túm tóc anh lôi dậy, Chủ nhiệm anh ninh cầm đôi bàn vả vả vào miệng anh bôm bốp.
Bí thư Hoàng nói: “Giam nó vào buồng Tây! Đới Tử Kim loa gọi các Chi ủy viên đến Đại đội họp.”
Cao Dương bị gia trong một căn buồng bỏ không của Đại đội bộ. Hai dân quân ôm súng ngồi gác rtên ghế băng. Sấm động ầm ầm, mưa như trút nước, những hạt mưa dày đặc đập trên lá ngô đồng trong sân Đại đội bộ, trên những viên ngói đỏ nóc nhà, lanh canh rào rào lúc mau lúc thưa.
Loa cao tần ậm oẹ một hồi rồi tiếng nói của Đới Kim Tử cất lên. Cao Dương không lạ gì những tên gọi trong loa.
Một dân quân nói: “Cao Dương, anh gặp đại họa rồi!”
Cao Dương nói: “Tui không chôn mẹ tui trên đất của Đại đội ta!”
- Thiêu hay không thiêu xác mẹ anh không còn là vấn đề lớn nữa.
Cao Dương sợ thất thần, hỏi: “Chuyện gì mới là lớn?”
- Chẳng phải anh lật án cho mẹ anh đấy sao?
- Những điều tui nói đều là sự thực, trong thôn ai cũng biết. Bố tui nổi tiếng keo kiệt, có đồng nào là mua đất, mẹ tui mua củ cải non để ăn, còn bị bố tui đánh cho một trận.
- Anh nói với tui phỏng có ích gì! – Anh dân quân ngán ngẩm.
Tối hôm đó họp toàn thể xã viên, Cao Dương không nhớ được tình hình cuộc họp, anh chỉ nhớ mỗi tiếng mưa hòa với tiếng hô khẩu hiệu từ chập tối đên nửa đêm.
Sáng hôm sau, anh bị mấy dân quân trói trên chiếc ghế băng, cổ đeo bốn viên gạch nối với nhau bằng sợi dây đay mảnh. Anh cảm thấy sợi đay như lưỡi dao sắc cứa trên cổ, có thể lìa đầu bất cứ lúc nào. Buổi chiều, Chủ Nhiệm an ninh dùng dây thép trói hai ngón tay cái treo lên xà nhà thép, vậy mà anh không cảm thấy đau, chỉ lúc thân thể rời mặt đất, mồ hôi anh túa ra ướt đẫm.
Anh lắc đầu. Trong đầu anh lại hiện ra mảnh đất vô chủ và dông sông chảy xiết, những vỡ cỏ trồng lại được nước mưa hàn kín mép, dấu chân anh cũng được nước mưa rửa sạch, chỉ cần anh không khai ra là mẹ anh ngủ yên. Anh thề rằng, dù có bị đánh chết, anh giữ kín bí mật này.
Nhưng quyết tâm của anh không phải không có lúc lung lay. Khi chủ nhiệm an ninh thọc que củi có gai cứng vào hậu môn sâu khỏang hai gang tay, anh rú lên: “ Ông ơi… Cháu chết mất… Cháu đưa các ông đi đào…”
Chủ nhiệm an ninh rút que củi ra, hỏi: “Chôn ở đâu?”
Anh nhìn bộ mặt đen xì của ông Chủ nhiệm an ninh, cúi nhìn thân thể mình, ngó ra cửa sổ nhìn bầu trời u ám, nói: “Mẹ,hôm nay con đi theo mẹ!” Anh lao thật mạnh đầu vào tường, hai dân quân giữ lại được.
Cơn giận không đúng lúc trào lên dữ dội, anh gào lên, lạc cả giọng: “Này các anh em, này các ông! Cao Dương tôi không hề làm điều gì xấu, tui với các người không oán không thù, vậy vì lẽ gì các người hành hạ tui?”
Chủ nhiện an ninh có vẽ thương hại anh đôi chút, nhưng vẫn kiên quyết: “Đây là đấu tranh giai
cấp!”
Chủ nhiệm an ninh không đánh anh nữa, dân quân không đánh anh nữa.
Đêm đến, anh tiếp tục bị giam trong phòng bỏ trống. Hai dân quân khênh đến hai cái bàn, nằm lên. Bảo rằng luân phiên, nhưng đến nửa đêm cả hai ngủ như đánh đồng thiếp.
Buồng giam có cửa sổ khung gỗ, định trốn chỉ cần một đạp là vọt ra sân. Anh không dám chạy trốn, cũng không còn sức đá tung cửa. Que củi gai của Chủ nhiệm an ninh chọc rách trực tràng, bụng anh chướng lên nhưng không thoát hơi được, trực tràng sưng rồi, anh vô cùng đau khổ. Xà nhà treo một đèn bão, bóng đèn đen sì vì muội, ánh đèn vàng vọt, in bóng trên nền nhà bằng cái cối xay bột. Anh áy náy khi thấy hai dân quân ôm súng mà ngủ, họ khổ không kém gì mình. Có lúc anh nghĩ, chỉ cần xông tới cướp lấy một khẩu súng khống chế hai dân quân, dùng báng súng đập vỡ cửa sổ là có thể thoát ra vườn. Anh chỉ nghĩ vậy thôi. Tự đáy lòng anh thấy rằng, những hình phạt mà anh hứng chịu là cái giá phải trả cho việc anh thoát khỏi cảnh cháy thành tro. Cắn răng lại, anh chịu đựng được tất.
Hai dân quân ngủ ngon lành, riêng anh không buồn ngủ. Cũng như đêm nay các phạm đều ngủ ngon, anh không buồn ngủ. Ngoài trời, sao nhấp nháy. Trời lại mưa lá ngô đồng và ngói lợp mái nhà vang lên rào rào. Ngoài tiếng mưa rơi, anh còn nghe thấy tiếng ầm ì đầy sức mạnh. Anh biết nước lũ đã về trên sông Thuận Khê và sông Sa. Anh lo cho hoa màu ngoài đồng, đê mà vỡ, đồng ruộng trở thành biển cả, cây cao còn cầm cự vài ngày, cây thấp chìm nghỉm.
Anh ngồi bó gối ở xó nhà, lưng tựa vào tường ẩm ướt. Có bóng người lướt qua cửa sổ, một gói giấy rơi trước mặt anh. Anh cầm cái gói lên mở ra, một mùi thơm xộc vào mũi, thì ra đó là chiếc bánh tráng. Người nóng bừng, anh cố kìm mới không khóc lên thành tiến. Anh ăn từng mảnh nhỏ, cẩn thận nhai kỹ rồi mới nuốt, chỉ sợ đánh động hai quân dân. Lần đầu tiên anh nhận thấy cắn, nhai, nuốt mà lại gây ra tiếng động to đến thế! Đúng là trời thương, hai quân dân không biết.
Chuyện xẩy ra sáng tinh mơ hôm đó có phần nàogiống chuyện xẩy ra tối qua. Sau khi ăn hết miếng bánh của người tốt bụng nào đó, anh cảm thấy mình có thể tiếp tục sống. Anh ngủ khỏang hai tiếng, tỉnh dậy vì mót đái. Hai dân quân vẫn ngủ ngon lành, anh không dám đánh thức, lẳng lặng đi tìm hang chuột. Các phòng ở Đại đội bộ đều lát gạch, nói gì hang chuột, ngay kẽ gạch rộng rộng một tí cũng không. Nhưng bất ngờ anh nhặt được một vỏ chai rượu vang. Anh đái vào chai. Nước rót vào một chai rỗng chẳn khác ném đá trong thung lũng, tiếng dội rất to. Anh cố khống chế, đái nhè nhẹ để khỏi đánh động hai dân quân. Khi chai sắp đầy, bọt sùi lên trước, anh kiên nhẫ đợi bọt rút xuống rồi mới đáy tiếp, ba lần như thế. Anh để cái chai vào xó nhà, dưới ánh trăng dìu dịu của ban mai, anh trông thấy cái thương hiệu rất bắt mắt ở trên chai. Để dân quân nhìn thấy ngay lập tức, anh chuyển cái chai ra góc khác, nó vẫn bắt mắt như thế. Anh đặt nó lên bậu cửa sổ, nó càng bắt mắt hơn.
Dân quân đã dậy. Dân quân hỏi: “Mẹ kiếp, đang làm gì đấy?”
Anh đỏ mặt cảm thấy ngượng.
- Không phải rượu, mà là...
Dân quân cười ồ: “Cái thằng!”
Chủ nhiệm an ninh đẩy cửa vào. Dân quân chỉ vào cái chai báo cáo tình hình.
Chủ nhiệm an ninh cũng cười.
- Mày uống đi!-Chủ nhiệm an ninh bảo.
- Thưa Chủ nhiệm… cháu không dám đánh thức các ông dân quân mới làm như thế… để cháu đi đổ… - Cao Dương luốn cuốn giải thích.
- Theo ta không cần giải thích, nuớc đái đàn ông thanh nhiệt giải độc, uống đi!-Chủ nhiệm an ninh cười vui vẻ.
Một tình cảm kỳ lạ bộc phát khiến anh ta nói: “Thưa ông, đây là rượu vang cao cấp!”
Chủ nhiện an ninh và hai dân quân sáu mắt nhìn nhau, cuời mỉm. Chủ nhiệm nói: “Đù mẹ, uống mau lên!”
Anh cầm chai nước tiểu lên, ngửa cổ uống một ngụm, nước tiểu còn ấm, hơi mặn, ngoài ra không có mùi gì khác. Anh uống tiếp một hơi hết nửa chai. Anh giơ tay chùi miệng, mắt khóe nhưng nét mặt thì cười, miệng nói: “Cao Dương, thằng khốn!Mi nói xem từ đâu mi có được diễm phúc này? Ăn bánh tráng hành hoa, uống rượu vang cao cấp, nói xem nào vì đâu mi có được diễm phúc này?”
Anh uống nốt chỗ “Rượu vang cao cấp” còn lại, rồi nằm sắp xuống nền nhà, khóc rất to.
Bí thư Hoàng tới, nói rằng sông Sa lũ lớn, giao thông ách tắc, đào xác lên bây giờ cũng không còn cách nào đưa lên huyện hỏa táng, vì vậy phạt anh hai trăm đồng, thả anh về.
Anh lội bùn về nhà,sáng sớm tinh mơ đã mưa rào một trận, nước mưa gõ vào đầu, anh cảm thấy dễ chịu, bụng nghĩ: “Mẹ ơi, lúc sinh thời con không báo hiếu được gì cho mẹ. Sau khi mẹ mất, nhập thổ yên lành, tránh được lửa dữ, được đãi ngộ cao hơn cả bần nông và trung nông lớp dưới, con dù có ăn cứt uống đáy trong lòng vẫn vui!”
Vừa về đến sân thì căn nhà ba gian của anh từ từ đổ sụp, tiếp theo là nước dềnh lên, bùn bắn tung tóe. Sau một tiếng “rầm”, cây hòe sau nhà và nước lũ mênh mông phía xa, hiện ra trước mắt anh.
Lúc rạng sáng hình như anh ngủ được một lúc, tỉnh dậy toàn thân đau nhức, mũi, miệng như phun lửa, hơi nóng đốt cháy môi và cánh mũi. Anh run bần bật, đến nỗi giường kêu cót két. Người ta sao lại run nhỉ? Vì sao mà run? Một bầy bé gái chạy nhảy. Reo hò ầm ĩ trên trần. Người chúng mảnh như tờ giấy, gió thổi khiến eo lưng chúng lật đi lật lại. Trong đám trẻ có một đứa cởi trần, tay cầm cây gậy trúc, đứng bơ vơ một mình. Anh ngạc nhiên, hỏi: “Hạnh phải không? Xuống ngay kẻo ngã chết!”
Con Hạnh nói: “Bố ơi, con không xuống được.”
Nó khóc, những giọt nước trong suốt lăn dài theo mớ tóc xõa, lơ lững trên không, mãi không chịu rơi.
Lại một cơn gió giật, đám trẻ bay đi đâu mất, một bà lão tóc bạc phơ, bước liêu xiêu trên con đường lầy lội, đi tới. Bà khoác chiếc chăn rách, một chân không giầy, người và mặt bùn lấm bê bết.
Anh gọi to: “Mẹ...Mẹ ơi!Con tưởng mẹ chết từ lâu, té ra mẹ vẫn chết!”
Anh lao về phía mẹ, cảm thấy mình nhẹ tênh, mỏng manh như đám trẻ con. Gió giằng kéo anh, lôi người anh dài ra gấp mấy lần.
Ghì chặt lan can, anh mới dừng lại được trước mặt mẹ.
Mẹ chớt chớt cặp mắt đầy bùn, nhìn anh đăm đăm.
Anh phấn khởi hỏi mẹ: “Mẹ, những năm qua mẹ đi đâu? Con cứ tưởng mẹ đã chết rồi!”
Mẹ khẽ lắc đầu.
“Mẹ không biết, cách đây tám năm, các phần tử địa chủ, phú nông, phản động, bất hảo, phái hữu đã được bỏ “mũ”, ruộng đất giao đến từng hộ. Con đã lấy vợ, cô ấy có khuyết tật ở cánh tay, nhưng bụng dạ thì tốt, cô ấy đã sinh cho mẹ một cháu gái, lại đã sinh cho mẹ một cháu trai, vậy là nhà ta không tuyệt tự. Nhà ta có lương thực dự trữ, năm nay nếu như ngồng tỏi không bị thối thì cũng không thiếu tiền.”
Mặt mẹ bỗng biến đổi. Hai con bọ gậy đuôi dài từ trong hốc mắt mẹ chui ra. Anh hốt hoảng chộp hai con bọ gậy, nhưng tay anh vừa chạm vào da mặt mẹ, một làn khí lạnh xuyên qua từ đầu ngón tay vào thẳng tim anh, đồng thời, người mẹ chảy nước vàng, da thịt lần lượt bay theo gió, chỉ còn lại bộ xương đứng trước mặt anh. Anh kinh hoàng rú lên một tiếng.
Tiếng gọi dường như ở rất xa vọng lại: “Dương... Dương..., tỉnh lại đi! Mày bị ma ám phải không?”
Anh nhìn thấy sáu con mắt xanh lét ngó anh chằm chằm, một cánh tay đầy lông chậm rãi thò về phía anh. Anh sợ rún người lại. Bàn tay lạnh ngắt ấy sờ trán anh lập tức rụt lại như chạm phải lò than.
Toàn bộ bàn tay xanh lại đặt trên trán anh, anh vừa sợ vừa thích thú.
- Chú em, chú ốm rồi! – Phạm đứng tuổi nói to – Trán như lò than, bỏng cả tay!
Phạm đứng tuổi đắp chăn cho anh, nói: “Chú em, ta đoán chú bị cảm, chùm khăn cho mồ hôi là khỏi.”
Anh cảm thấy trong bụng nôn nao, chân tay rung rẩy không cách nào cưỡng lại. Vì sao người ta run nhỉ? Anh cố tìm hiểu. Vì sao người ta lại run? Ba phạm cùng buồng đem hết chăn lại đắp cho anh. Anh vẫn run, cảm thấy bốn chiếc chăn cũng run, một chiếc chùm kín đầu, mắt anh không nhìn thấy gì, mùi hôi của khăn khiến anh nghẹt thở, mồ hôi túa ra, những con rận bò trong mồ hôi. Anh cảm thấy mình sắp chết, không chết vì bệnh thì chết vì bốn cái chăn như da trâu thối đè lên người. Anh dốc toàn lực hất bỏ cái chăn trên đầu. Giờ anh có cảm giác như ló đầu khỏi đầm lầy, la to: “Bà con ơi, cứu tui mấy!”
Anh cố bám lấy cái ý thức vô hình, mà nếu để mất thì lại rơi vào hôn mê, y như chết đuối vớ vào cọc. Trước mắt anh là sự đan xen giữa ánh sáng và bóng tối. Khi là bóng tối, lũ ma quỉ nhảy múa, bà mẹ đã chết nhảy nhót cười đùa cùng lũ trẻ, rồng rắn vây quanh anh, đứa cù nách, đứa kéo tai, đứa ngoạm mông anh. Bố chống cây gậy bằng gỗ liễu đi loanh quanh trên đường rải đầy mảnh thủy tinh, chốc chốc lại vô cớ ngã dúi một cái, có lúc lại như cố tình, có lúc như bị một người khổng lồ đẩy ngã, mỗi lần ngã xuống, lại thêm vài mảnh thủy tinh cắm trên mặt. Mặt bố lấp lánh ánh sáng màu.
Khi anh giơ tay chụp những tinh linh bé nhỏ kia, bóng tối biến mất, tiếng cười của chúng từ trên trần dội xuống. Trời sáng, bên ngoài cửa sổ đã là ban ngày, bên trong buồng giam vẫn còn mờ tối, nhưng đã nhìn rõ hình dáng đồ đạc. Phạm đứng tuổi giơ nắm đấm hộ pháp đấm thình thình vào cửa buồng giam. Phạm già và phạm trẻ vươn cổ phát ra tiếng hú như chó sói.
Tiếng chạy ngoài hành lang thình thịch: Lính gác xách súng xuất hiện chỗ cửa sổ: “Các người định làm loạn hả?”
- Không làm loạn, thưa Chính phủ! Số 9 ốm sắp chết!
- Chỉ mỗi buồng này là lắm chuyện. Đợi phòng trực ban có người sẽ báo.
- Sắp chết rồi!
Lính gác rọi đèn pin vào mặt Cao Dương. Cao Dương nhắm mắt tránh ánh đèn.
- Mặt hồng hào thế kia thì ốm gì?
- Đó là sốt cao!
- Cảm sốt như cơm bữa, có gì lạ!- Nói xong, lính gác bỏ đi.
Anh lại rơi vào cảm giác khi tối khi sáng. Bố mẹ dẫn bọn trẻ đến quấy rầy anh. Anh cảm nhận được cả mùi của chúng. Nhưng chỉ cần giơ tay, là bóng tối với những bóng ma biến mất, và anh lại nhìn thấy những gương mặt thảng thốt của các phạm cùng phòng.
Cơm sáng đưa qua lỗ cửa sắt, anh nghe các phạm nói nhỏ với nhau điều gì đó.
- Chú em ăn cơm! – Phạm đứng tuổi nắm vai anh hỏi.
Anh không còn hơi sức để lắc đầu.
Sau đó, anh nghe có tiếng cửa sắt mở, làn không khí tươi mát ùa vào buồng. Đầu óc anh thoắt cái tỉnh táo hẳn lên. Anh cảm thấy lớp chăn được gỡ ra như lột bỏ từng lớp da trên người anh.
- Anh thấy thế nào? – Một giọng nữ dịu dàng hỏi.
Giọng nói sao mà thân thiết và ấm cúm. Trong cơn ngỡ ngàng, anh lại thấy khuôn mặt một thời rất hiền từ của mẹ. Anh mở mắt, qua lớp sương mù anh nhìn thấy một khuôn mặt vừa to vừa trắng, nhìn thấy chiếc áo khoát vừa trắng vừa dài, anh ngử i thấy mùi i ốt trên áo và hơi của một người phụ nữ cao cấp.
Đây là một phụ nữ cao cấp béo tốt.Cô ta bắt mạch trên cổ tay anh, ngón tay cô mát lạnh. Những ngón tay mát lạnh chuyển lên sờ trán anh, mùi i ốt càng đậm, anh hít lấy hít để, cảm thấy đỡ tức ngực, nhất là cái mùi đàn bà cao cấp khiến anh cảm thấy ấm lòng, sung sướng như lên tiên. Mũi cay xè, anh muốn khóc.
- Cặp lấy!- Anh trong thấy người đàn bà vẩy vẩy cái que thủy tinh lấp loá ánh sáng bạc, nhét vào nách anh, bảo- kẹp chặt!
Đứng sau phụ nữ cao cấp là một cảnh sát vừa gầy vừa đen. Anh ta thập thò phía sau như đứa trẻ sợ gặp người lạ, nét mặt phân vân, thấp thỏm không yên.
- Anh mặc quần áo vào! – Cô ta nói.
Anh định nói nhưng không biết nói sao.
- Khi bị các ông bắt vào đây, anh ta chỉ mặc có vậy, trên không áo dưới không giầy – Phạm đứng tuổi nói.
- Anh đội trưởng, hay là thông báo về gia đình, bảo đem cho anh ta vài chiếc quần áo.
Đội trưởng gật đầu, anh ta đứng hơi khuất phía sau người phụ nữ.
Anh nghe đội trưởng hỏi: “Các anh ở đây thấy như thế nào?”
- Thấy thích ạ – Phạm trẻ trả lời – vừa mát vừ dễ chịu, y như thiên đường! Mẹ kiếp, chỉ mỗi lắm rận.
- Có rận hả?
- Bọn rận không biết kêu đâu ạ!
- Đề nghị Chính phủ chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, phòng Y vụ cho xin ít thuốc diệt rận.
- Có thể xem xét đề nghị của các anh – Đội trưởng nói – Y sĩ Tống, phòng y vụ của đồng chí pha chế ít thuốc diệt rận.
- Chúng tôi chỉ có ba người, làm gì có thì giờ pha chế, bao nhiêu là buồng giam! Y sĩ Tống vừa nói vừa lấy cái đo nhiệt độ, đưa ra chỗ sáng xem, anh nghe thấy cô ta hít hà một tiếng.
Cô y sĩ xách cái tráp lại. Cô mở tráp, lấy ra một dụng cụ ngoắc lên cổ, không, ngoắc vào hai lỗ tai, dụng cụ này nối với cục sắt sáng loáng ở tay bằng hai ống nhựa luôn đung đưa. Cô cúi xuống, khuôn mặt to và trắng trẻo của cô kề sát mặt anh. Anh ngửi thấy cái mùi ngây ngất trên mặt cô. Cục sắt sáng loáng ấn mạnh trên ngực, anh thấy tức thở nhưng dễ chịu. Anh biết suốt đời anh không thể quên giờ phút này.
Dù có chết ngay trong buồng giam này cũng hòa vốn rồi! Một phụ nữ cao cấp sờ trán mình, khuôn mặt cô ta kề sát mặt mình, mình ngửi thấy mùi thơm trên người cô, khi cô cúi xuống, mình nhìn thấy làn da trắng như mâm bột phía dưới cổ. Sống ở trên đời con người ta chỉ sung sướng đến thế là cùng!
Cô vỗ vỗ, giọng thân mật: “Lật sấp lại!”
Anh trông thấy cô cầm một ống thủy tinh có vẽ những vạch ngang màu nâu, trong ống đựng một chút nước màu vàng kim, đầu ống cắm một kim dài. Anh vâng lời, lật sấp người lại. Ngón tay của cô những ngón tay dịu dàng mềm mại, những ngón tay mát rượi, thật tuyệt! Những ngón tay ấy cầm cạp quần anh kéo mạnh xuống dưới, anh cảm thấy mông hở ra, một làn khí lạnh chạy thẳng vào hậu môn, anh cứng người lại. Một làn khí lạnh hơn đang lan ra bên mông trái: Cô đang lau bằng một cục bông.
- Thả lỏng ra! – Cô nghiêm giọng nói. – Thả lỏng cơ bắp ra! Đừng sợ! Chưa tiêm bao giờ à?
Cô vỗ mông anh “bốp” một cái, nói: “Anh cứng người lại như thế thì tiêm sao được?”
Hòa vốn rồi! Đúng là mình hòa vốn rối! Một phụ nữ cao cấp như cô ta không chê mình bẩn, vỗ mông mình bằng bàn tay sạch sẽ đến vậy! Có chết trong tù cũng không oan uổng gì nữa!
Cô dùng hai ngón tay day day mông anh, hỏi: “Chân anh làm sao sưng lên ghê thế?”
Tâm tư anh trở về với cái chân, nhưng anh đang nghẹn ngào vì sung sướng, không còn hơi sức trả lời.
Cô lại vỗ một phát. Mông anh nhói một cái như bị ong châm. Cô đẩy kim vào anh nghe tiếng thở của cô, cảm thấy ngón tay cô đang gãi gãi trên mông anh. Anh chưa bao giờ được hưởng sự dịu dàng từ trên trời rơi xuống như thế này, con tim như mê đi, lịm đi. Anh nức nở khóc.
Anh mong công việc trên đừng bao giờ kết thúc, nhưng cô y sĩ nhà giam đã rút kim ra.
Cô thu nhặt các thứ vào tráp, hỏi: “Sao anh khóc? Chẳng lẽ tiêm đau đến thế?”
Anh không nói gì, nghĩ bụng: Tiêm xong, cô ta sắp đi rồi!
Phạm trẻ nói: “Thưa bác sĩ, tui không ỉa được, bác sĩ khám cho tôi một tí được không?”
Cô y sĩ nhà giam nói: “Không đi ngoài được thì cứ để trong bụng!”
- Bác sĩ nói thế mà nghe được!
- Làm sao nói phải quấy với cái đồ lưu manh như anh?
- Bác sĩ đừng nói tui lưu manh. Tui học cùng lớp với con gái bác sĩ, bọn tui đã từng yêu đương.
- Số 7 xằng bậy hết sức! – Đội trưởng giám thị nói.
Cao Dương rất không vui khi nghe lời qua tiếng lại giữa cô y sĩ nhà giam với phạm trẻ. Anh mong cô nói với anh đôi câu, nhưng cô đã xách tráp đi cùng đội trưởng nhà giám thị.
Nửa tiếng sau, đội trưởng giám thị dán mặt vào cửa sổ, gọi vào trong: “Số 9, cho anh một suất người bệnh, ăn đi!”
Một chiếc bô màu xám được đẩy từ ngoài vào, mùi thơm lập tức tỏa khắp buồng giam. Đám phạm mắt lóe sáng. Phạm đứng tuổi đích thân ra bê cái bô miến. Anh ngó thấy hai cái trứng gà trong bô miến cùng với những cọng hành xanh biếc và váng mỡ.
- Thưa đội trưởng, thưa Chính phủ, tui cũng ốm rồi… tui đau bụng!… Phạm trẻ kêu toáng lên.
- Đồng chí Lý – Đội trưởng gọi người lính gác đang đi lại trên hành lang – Canh chừng, đừng để bọn chúng cướp suất ăn của người bệnh!
Phạm đứng tuổi sững người, thuận tay quăng cái bô lên giường Cao Dương, miệng khẽ chửi, về giường nằm.
Mùi trứng và miến khiến anh thèm ăn. Anh cầm đũa run run khuấy miến trong bô, những sợi miến trắng như bánh phở, anh chưa từng ăn loại miến nào trắng như thế. Anh bê cái bôâ bằng cả hai tay, húp một ngụm nóng bỏng, sướng rợn người. Nước mắt lưng tròng, anh nói với người lính ngoài cửa sổ: “Cảm ơn Chính phủ!”
Cao Dương, anh ăn miến, vừa ăn vừa gọi tên mình, Cao Dương, mày hên rồi, mày được một phụ nữ cao cấp xưa kia chỉ đứng xa mà ngó, sờ trán. Mày tọng vào dạ dày loại miến cao cấp mà xưa kia mày chưa từng trông thấy, thế là mãn nguyện lắm rồi, mày phải biết thế nào là đủ.
Anh ăn hết cả bô miến, húp sạch nước, lão phạm già và tay phạm trẻ trố mắt nhìn cái bô trong tay anh. Anh hơi ngượng. Nhưng bụng anh vẫn đói.
Lính gác đứng ngoài cửa sổ, nói: “Đấy là ốm, không ốm thì xơi cả thùng!”
- Chính phủ, tui cũng ốm… Tui đau bụng… ối mẹ ơi… đau chết mất! – Phạm trẻ gào to.
Giờ đi dạo đã tới. Một hồi còi vang lên chói tay, hai giám thị cầm xâu chìa khoá, mở từng buồng giam. Phạm đứng tuổi và lão phạm già ra khỏi buồng, phạm trẻ mở cánh cửa nhỏ phía dưới cửa sổ lôi thùng đựng phân ra. Hắn chợt đổi ý, chuyển công việc này cho Cao Dương: “Này, anh kia, anh vừa ăn một bát miến to tổ bố, giờ đến lượt anh đổ thùng!”ê
Phạm trẻ chỉ một bước đã vọt ra ngoài hành lang.
Cao Dương vừa được ăn miến, vừa được phụ nữ cấp cao tiêm cho, anh ngượng vì được ưu ái hơn các bạn tù cùng buồng. Anh ngồi dậy, chân trần vừa chạm nền xi măng ẩm ướt, đầu anh đã choáng. Anh đứng xuống, bên chân đau tê buốt, đi trên nền nhà mà loạng choạng như đi trên đệm bông. Anh xách cái thùng lên, thùng không nặng lắm nhưng mùi thối thì kinh khủng. Anh cố sức đưa cái thùng ra xa một chút, nhưng nó cứ đập vào đùi anh, phân và nước tiểu bắn cả vào chân trần của anh.
Nắng gắt, mắt anh đau nhức ghê ngớm, nước mắt cứ trào ra. Lát sau, mắt không nhức nữa, nhưng chân tay thì run lẩy bẩy. Anh đặt thùng phân xuống, bám vào chiếc cột hành lang để dễ thở, lập tức một lính gác tận cuối hành lang quát: “Số 9, không được để thùng phân xuống hành lang!”
Anh vội xách thùng lên, đi theo các phạm xách thùng khác. Rời hành lang đi về phía tây nam, có một căn lều dựng bằng tôn nát và ván gỗ, trên một mảnh ván có viết chữ “nam” bằng sơn dầu màu đỏ. Mấy chục phạm xếp hàng hình chữ nhất chỗ cữa nhà xí, đợi đổ thùng, cứ ra một người lại vào một người.
Đến lượt anh. Chân trần lội bì bõm trong nước phân, anh lợm giọng suýt ngất. Chính giữa nhà xí là hố phân đen ngòm to tướng. Anh choáng đến nỗi suýt nữa không trút được phân vào hố. Những phạm đã đổ phân, lần lượt đến bên vòi nước han rỉ, đợi rửa chân. Nước ít, chảy tí tách như trẻ con đái. Các phạm lấy chiếc chổi cùn cọ quèn quẹt chiếc thùng y như cọ vào ruột gan anh. Anh buồn nôn quá. Anh trông thấy những sợi miến nhỏ như sợi mì nhào lộn, hai lòng đỏ trứng vàng hơm nhào lộn theo thì vội ngậm chặt miệng, nuốt chúng trở lại bụng. Không được nôn, kiên quyết không nôn, miến cao cấp mà nôn ra thì tiếc quá.
Trước khi rửa thùng anh hứng cái chân đau dưới vòi nước. Chân anh dính những thứ anh không dám nhìn.
Phạm xếp hàng phía sau lưng lấy thùng đập vào đít anh, chửi: “Nghiên cứu gì thế? Đây đâu phải chỗ rửa chân?”
Anh ngoảng nhìn, người đập vào mông là một phạm đứng tuổi không có râu. Người này mắt to, con ngươi vàng, mặt đầy vết nhăn chân chim, y như đậu vàng ngâm rồi đem phơi. Cao Dương hơi sợ, xử nhũn: “Thưa anh, tui lính mới, chưa rõ luật... tui bị đau chân...”
Phạm mắt vàng nói: “Mau lên, hết mẹ nó giờ rồi!”
Anh vội rửa chân – chỗ đau, da mủn ra khi gặp nước, rửa vội cái thùng.
Để cái thùng vào chỗ cũ, anh kiệt sức. Anh không ngờ sáng hôm qua còn là một đàn ông khỏe mạnh, mà sáng hôm nay đã trở thành tàn phế, việc bằng cái móng tay mà đã thở hồng hộc. Từ bên ngoài bước vào mới thấy không khí trong buồng ô nhiễm nặng. Anh nghe thấy tiếng òng ọc trong ngực bỗng nghĩ đến cái chết. Mình không thể chết! Anh nhổm dậy bước ra chỗ có nắng. Đứng ở hành lang, anh nhìn rõ bố trí của nhà giam.
Trước tiên, anh trông thấy cái hành lang chật hẹp, dài hun hút, có hai bốt gác chặn hai đầu, mỗi bốt có một lính bồng súng, lưng thắt bao đạn, đứng gác. Phía nam hành lang có bức tường cao mở hai cửa nhỏ.
Hiện giờ hành lang vắng tanh, không biết các phạm đi đâu. Lính gác ở bốt tây quát: “Số 9, chui cửa sổ mà ra!”
Anh làm theo. Bên ngoài phong cảnh tuyệt đẹp. Nhà giam là một cái lồng sắt kiểu ban công, hành lang dài bằng chiều dài của lồng, rộng mười mét, cao khoảng bốn mét, sàn bê tông. Nguyên liệu làm lồng là sắt thép, lớn bằng cái liềm, nhỏ bằng ngón tay, sắt lớn gỉ đỏ, thép nhỏ không gỉ, ánh lên màu xanh xỉn. Bên ngoài lồng sắt là một khoảng đất rộng trồng rau và hoa màu, có khoai tây, dưa chuột, cà chua, vài Chính phủ nữ hái dưa chuột. Bên ngoài nữa là bức tường cao màu xám, trên tường căn dây thép gai. Anh nhớ hồi nhỏ nghe người ta nói, trên tường nhà giam có điện, nói gì người, ngay cả chim cũng không lọt.
Đa số phạm bám tấm đan thép nhìn ra ngoài. Mắt tấm đan chỉ to bằng miệng bát, đầu người bé đến mấy cũng không chui lọt. Cũng có người dựa chân tường phơi nắng, có người chạy dọc mép lồng như Hoa Tử Lương trong kịch cổ của Khấu mù. Lồng sắt chia làm hai, nửa phía tây phạm nam, nửa phía đông phạm nữ.
Cao Dương thoáng cái đã nhìn thấy thím Tư đang bám tấm đan. Một ngày không gặp, trông thím như biến thành người khác. Anh trông thấy mặt bên phải của thím. Anh không dám chào.
Các Chính phủ nữ xách chiếc sọt tre ra ruộng cà chua. Các phạm bám lồng sắt nhìn theo, không ai nói một câu.
Các Chính phủ nữ cười rút rít, trong đó có một cô đầy tàn nhang, người nhỏ thó, tuổi chưa quá hai mươi, cười to hơn cả.
Cao Dương nghe tiếng cười phạm trẻ cùng phòng với anh: “Chính phủ làm phúc cho xin một quả cà chua!”
Các Chính phủ nữ không cười nữa, ngó đăm đăm về phía lồng sắt.
- Chính phủ làm phúc cho tui một quả cà chua! – Phạm trẻ nói.
Cô Chính phủ mặt tàn nhang nói: “Gọi tôi là Dì, tôi cho!”
- Dì ơi! – Phạm trẻ không do dự, gọi rất to.
Chính phủ mặt tàn nhang ngớ ra, tiếp đó, cười rũ.
Mấy cô Chính phủ trêu: “Kìa Lưu, ném cho cháu mày một quả cà chua!”
Chính phủ mặt tàn nhang cúi nhặt trong sọt một quả cà chua rất to dở chín dở xanh, nhằm phạm trẻ ném mạnh. Quả cà chua mắc dây thép bật trở lại, rơi ngoài lồng.
- Vụng quá đấy, Lưu ơi!- Một Chính phủ nữ gầy như que củi nói.
Chính phủ mặt tàn nhang lại nhặt một quả cà chua chín đỏ, nhằm phạm trẻ mà ném. Quả cà chua bay vào trong lồng, rơi trên sàn bê tông. Đám phạm ùa tới như một bầy ong. Cao Dương không rõ quả cà chua vào tay ai, chỉ nghe thấy tiếng la hét ầm ĩ.
Phạm trẻ chửi: “Mẹ kiếp, đây là dì tui cho tui. Tiên sư nhà nó, cốc mò cò xơi!”
Cũng không rõ quả cà chua rơi vào bụng ai. Các phạm lại bám lưới thép ngó ra ngoài.
- Dì ơi, cho cháu xin một quả – Phạm trẻ nài nỉ.
Các phạm đồng loạt gào lên, có người gọi “Dì”, có người gọi “Chị Hai”. Cao Dương nghe thấy phạm đứng tuổi chửi: “Đ. Dì mày!”
Các Chính phủ nữ ném liên tiếp cà chua về phía phạm. Như các con chó điên, các phạm hò hét chửi bới, giành giựt nhau, lúc dồn đống ở chỗ này, khi vón cục ở chỗ kia.
Lính gác xách súng từ hai đầu hành lang chạy tới, mấy giám thị cũng chạy từ phòng làm việc ra. Lính gác lên đạn rôm rốt, các giám thị đi giầy vải, đá lia lịa vào đám mông và đùi dưới đất.
Tiếng còi gay gắt cất lên.
Giám thị quát: “Cút về buồng! Cút hết về buồng!”
Các phạm nói đuôi nhau chui qua cửa sắt nhỏ. Cao Dương là người chui vào cuối cùng. Anh vừa chui vào, giám thị sập cửa, khóa lại. Hết giờ đi dạo.
Lồng sắt, vườn rau, tường cao, dây thép gai không thấy nữa. Từ nơi rộng rãi trở về, mới thấy hành lang quá chật hẹp.
Anh nghe thấy có tiếng đàn ông cãi nhau với các Chính phủ nữ ở bên ngoài bức tường, Chính phủ mặt tàn nhang giọng the thé, át cả giọng khác, rất dễ nhận ra.
Vào buồng giam như chui vào hang. Bóng tối không chỉ che mắt, bóng tối bịt cả tay, duy mỗi mũi là không, mũi rất nhạy cảm. Cao Dương cảm thấy mùi thối rửa và ẩm mốc không chịu nổi.
Phạm đứng tuổi dằn giọng nói: “Thằng mới đến kia, đứng dậy!”
Anh hốt hoảng đứng lên: “Đại ca… anh cần gì ở tui?”
Phạm đứng tuổi cười nham hiểm: “Miến ngon không?”
Anh ngượng: “Ngon tuyệt!”
- Bọn bay nghe rõ cả chưa? Nó bảo ngon tuyệt! – Phạm đứng tuổi nói.
- Ngon thì khó tiêu! – Phạm trẻ nói.
- Mi ăn một mình! – Lão phạm già túm tóc anh, nói.
Phạm đứng tuổi lôi phạm già sang một bên, bức Cao Dương thoái lui từng bước, kịch chân tường, anh hốt hoảng nhìn lên cửa sổ.
- Mày mà kêu, tao bót chết tươi! – Phạm đứng tuổi nói – Mày là con chó liếm đít!
- Đại ca… tha cho tui!…
- Miến mà mày ăn là từ loại bột nào?
Anh lắc đầu.
- Từ mì ống, tức mì rỗng ruột! Ăn mì rỗng ruột thì phải đấm cho rỗng ruột ra! – Phạm đứng tuổi vẫy tay, nói: “Lại đây! mỗi người thụi ba quả nôn ra thì thôi!”
Phạm trẻ vung nắm đấm, nhằm mỏ ác Cao Dương thụi một quả nhanh như chớp.
Cao Dương đau quá hực lên một tiếng, ộc miến ra, nôn xong, anh nằm vật ra nền nhà.
Phạm đứng tuổi nói: “Thằng trộm vật kia, mi gọi Dì một hồi mà vẫn chưa được ăn cà chua. Ta muốn thưởng cho mi…”
- Bác ơi, cháu không muốn…
- Đừng có gào lên! Mi ăn hết chỗ miến thằng kia nôn ra!…
Phạm trẻ quì xuống, khẽ năn nỉ: “Bác ơi, Bác kính mến, bác yêu quí… từ sau cháu không dám thế nữa!…”
Có tiếng mở cửa, các phạm chạy luôn về giường mình, nằm xuống.
Cửa phòng giam mở ra, ánh sáng tràn vào, có mấy Chính phủ đứng ngoài cửa, lính gác cầm mảnh giấy, gọi: “Số 9 ra!”
Anh bò rất nhanh ra cửa, khóc khóc mếu mếu: “Chính phủ cứu tui mấy!”
Một Chính phủ nam hỏi: “Có chuyện gì thế, số 9?”
Phạm đứng tuổi nói: “Nó ốm, sốt cao, nói năng lảm nhảm, ăn bát miến
bồi dưỡng cũng nôn ra hết!”
- Có lấy đi không? – Một Chính phủ hỏi một Chính phủ khác.
- Cứ trích xuất, sau hẵng hay! – Người kia trả lời.
- Đứng dậy! – Lính gác hô.
Anh đứng dậy, một cảnh sát nam còng ngay tay anh lại bằng chiếc còng vàng chóe.
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: vietmessenger.com
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--