VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN THẾ GIA

1. Tổ tiên của Việt Vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời nhà Hạ, được phong ở đất Cối Kê để lo việc phụng thờ vua Vũ, xăm mình, cắt tóc, phát cỏ mà lập ấp. Truyền được hai mươi đời đến Doãn Thường. Trong thời Doãn Thường, đánh nhau với vua Ngô là Hạp Lư và hai bên căm nghét nhau. Doãn Thường chết, con là Câu Tiễn được lập làm Việt Vương (Đoạn 1 - nguồn gốc Câu Tiễn).
2. Năm thứ nhất (490 trước công nguyên), vua Ngô là Hạp Lư nghe tin Doãn Thường đã chết, bèn đem quân đánh Việt. Vua Việt là Câu Tiễn sai những kẻ sĩ quyết liều chết ra khiêu chiến, họ dàn thành ba hàng tiến đến trận tuyến quân Ngô, thét lên rồi tự đâm vào cổ. Quân Ngô đang mãi nhìn thì quân Việt thừa cơ đánh úp. Quân Ngô bị thua ở thành Huề Lý, vua Ngô là Hạp Lư bị tên bắn trúng, Hạp Lư sắp chết, bảo con là Phù Sai:
- Thế nào cũng đừng quên đánh Việt.
Ba năm sau, Câu Tiễn được tin vua Ngô là Phù Sai ngày đêm tập luyện quân sĩ, sắp sửa đánh Việt để trả thù. Vua Việt muốn đến đánh trước khi Ngô xuất trận. Phạm Lãi can:
- Không nên. Tôi nghe nói việc binh là điều gỡ, đánh nhau là việc trái với đức, tranh nhau là việc thấp nhất. Lo âm mưu, làm trái đức, thích dùng điều gỡ, lấy thân mình làm việc thấp hèn nhất, là việc thượng đế cấm. Nếu làm là bất lợi.
Vua Việt nói:
- Ta đã quyết định rồi.
Bèn cất quân. Vua Ngô nghe tin đem tất cả tinh binh đánh quân Việt thua to ở Phù Tiêu. Vua Việt bèn đem năm nghìn quân còn lại giữ và trốn tránh ở núi Cối Kê. Vua Ngô đuổi đến, bao vây Cối Kê. Vua Việt bảo Phạm Lãi:
- Ta vì không nghe lời ngươi, cho nên đến nông nỗi này. Bây giờ làm thế nào?
Phạm Lãi nói:
- Kẻ nào giữ gìn được trọn vẹn cái cảnh ngộ của mình khi đầy đủ (Ý nói vật trọn vẹn thì sẽ giảm. Nếu ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đầy đủ thì phải giết giữ gìn, khiêm tốn) là tuân theo trời; bình định được tình hình nguy ngập là tuân theo người; sử dụng sự vật tiết kiệm là tuân theo đất. Nhà vua hãy dùng lời lẽ khiêm nhượng, lấy lễ hậu để đưa cho người ta. Nếu người ta không nghe thì thân hành đến thờ người ta.
Câu Tiễn nói:
- Được.
Bèn sai đại phu tên là Chủng đến cầu hoà với Ngô. Chủng đi bằng đầu gối, đập đầu nói:
- Kẻ bầy tôi trốn tránh của bệ hạ là Câu Tiễn, sai “bồi thần” là Chủng (Vì Câu Tiễn là tôi của Phù Sai, mà Chủng lại là bầy tôi của Câu Tiễn. Bồi thần tức là bầy tôi hai lần) mạo muội nói với các quan rằng Câu Tiễn xin làm bầy tôi, vợ xin làm thiếp của bệ hạ.
Vua Ngô sắp ưng thuận, Tử Tư nói với vua Ngô:
- Trời đem nước Việt cho nước Ngô, xin bệ hạ đừng nghe.
Chủng trở về báo với Câu Tiễn. Câu Tiễn muốn giết vợ con, đốt của cải châu báu, xông ra đánh để chịu chết. Chủng ngăn Câu Tiễn nói:
- Quan Thái Tế của Ngô tên là Phỉ, là người tham lam có thể dùng lợi để dụ dỗ. Xin nhà vua cho tôi lẻn đến nói với ông ta.
Câu Tiễn bèn sai Chủng đem gái đẹp, của quý lẻn đến đưa cho Thái Tế nước Ngô là Phỉ. Phỉ nhận rồi giúp cho đại phu Chủng được yết kiến vua Ngô. Chủng đập đầu nói:
- Xin đại vương tha tội cho Câu Tiễn, mà lấy tất cả của cải châu báu. Nếu đại vương không tha thì Câu Tiễn sẽ giết vợ con, đốt tất cả châu báu, năm nghìn người liều chết xông ra thì cũng là một sức mạnh đáng kể.
Phỉ nhân đấy nói với vua Ngô:
- Vua Việt đã xin làm tôi, nếu bệ hạ tha cho họ, thì đó là có lợi cho nước.
Vua Ngô sắp ưng thuận. Tử Tư tiến ra can:
- Nếu nay nhà vua không tiêu diệt nước Việt, thì sau này thế nào cũng sẽ hối hận đấy! Câu Tiễn là ông vua hiền, Văn Chủng và Phạm Lãi là những bầy tôi giỏi. Nếu họ trở về nước thì sẽ làm loạn.
Vua Ngô không nghe, cuối cùng tha cho vua Việt, bãi binh và quay về (Đoạn 2 – Câu Tiễn bị Phù Sai đánh bại, nhờ mưu của Phạm Lãi, Văn Chủng mà nước khỏi mất).
3. Khi bị nguy khốn ở Cối Kê, Câu Tiễn thở dài than rằng:
- Ta thế này là hết hay sao!
Chủng nói:
- Vua Thang bị trói ở Hạ Đài, vua Văn Vương bị tù ở Dĩu Lý, Trùng Nhĩ nước Tấn bỏ chạy đến Địch, Tiểu Bạch nước Tề bỏ chạy đến Cử (Trùng Nhĩ là tên của Tấn Văn Công, Tiểu Bạch là tên của Tề Hoàn Công. Hai người đều làm bá trong thời Xuân Thu), nhưng cuối cùng đều làm vương làm bá. Cứ xem như vậy, biết đâu thế này chẳng là phúc!
Sau khi nước Ngô đã tha tội cho nước Việt, vua Việt Câu Tiễn trở về nước, khổ mình nhọc sức, đặt mật ở chỗ ngồi, khi ngồi hay khi nằm đều nhìn mật, khi uống hay khi ăn đều nếm mật. Câu Tiễn nói:
- Mày quên cái nhục ở Cối Kê rồi hay sao?
Câu Tiễn tự mình lo cày bừa, vợ lo dệt vải, ăn uống không thêm thịt, mặc không hai màu, khiêm tốn đối với người hiền, hậu đãi tân khách, cứu giúp người nghèo, thăm viếng người chết, cùng chịu khó nhọc với trăm họ.
Câu Tiễn muốn sai Phạm Lãi cai quản chính trị trong nước. Phạm Lãi đáp:
- Việc chiến tranh thì Chủng không bằng Lãi, nhưng việc cai trị, vỗ về nước nhà khiến cho trăm họ thân và theo mình thì Lãi này không bằng Chủng.
Nhà vua bèn giao chính trị trong nước cho đại phu Chủng, còn sai Phạm Lãi cùng đại phu Gía Kê đi cầu hoà và làm con tin ở nước Ngô. Được hai năm, vua Ngô cho Phạm Lãi trở về.
Từ khi Câu Tiễn trở về Cối Kê, trong bảy năm vỗ về binh sĩ và dân chúng. Binh sĩ muốn đánh để rửa thù đối với nước Ngô. Đại phu Phùng Đồng can:
- Nước ta vừa mới tan tác, nay mới được phồn thịnh no đủ. Nếu mình chuẩn bị và lo việc binh thì thế nào Ngô cũng sợ. Ngô sợ thì tai nạn sẽ đến. Vả chăng, con chim ưng đánh thì nó phải giấu mình. Nay quân Ngô đánh nước Tề và Tấn, bị Sở và Việt căm thù. Tuy có nổi danh trong thiên hạ, nhưng thực chỉ cốt hại nhà Chu. Đức ít mà công nhiều, thì thế nào cũng tự mãn, khoe khoang. Hiện nay đối với nước Việt thì không gì bằng liên kết với Tề, thân với Sở, theo Tấn để hậu đãi Ngô. Chí của Ngô huênh hoang thì thế nào cũng khinh suất trong việc chiến đấu. Thế là ta nắm được cơ hội. Ba nước đánh Ngô, Việt nhân lúc Ngô khốn đốn thì có thể đánh thắng được.
Câu Tiễn nói:
- Phải đấy.
Được hai năm, vua Ngô sắp đem quân đánh Tề, Tử Tư can:
- Chưa nên! Tôi nghe Câu Tiễn ăn không hai món, cùng vui cùng khổ với trăm họ. Con người này chưa chết là còn mối lo cho nước. Nước Ngô có nước Việt, đó là cái bệnh trong tim trong ruột, chứ Tề chẳng qua là ghẻ lở ở ngoài da. Xin nhà vua bỏ Tề mà trước tiên hãy đánh Việt.
Vua Ngô không nghe, cứ đánh Tề, Tề bị thua ở Ngãi Lăng, vua Ngô cầm tù Cao Chiêu Tử và Quốc Huệ Tử của nước Tề, rồi trở về trách Tử Tư. Tử Tư nói:
- Xin nhà vua chớ mừng.
Nhà vua nổi giận, Tử Tư muốn tự sát, nhà vua nghe tin ấy ngăn lại.
Quan đại phu nước Việt là Chủng nói:
- Tôi thấy chính trị của vua Ngô kiêu căng. Xin nhà vua thử vay thóc để bói xem sự tình thế nào?
Vua Việt xin vay thóc. Vua Ngô muốn cho vay. Tử Tư can đừng cho, nhưng nhà vua cuối cùng vẫn cho. Việt bèn mừng thầm. Tử Tư nói:
- Nếu nhà vua không nghe lời can, thì sau ba năm nước Ngô sẽ biến thành gò mất.
Quan Thái Tế là Phỉ nghe nói thế, bèn trách Tử Tư, cãi nhau với Tử Tư về vấn đề Việt. Nhân đấy Phỉ gièm Tử Tư, nói:
- Ngũ Viên bên ngoài có vẻ trung, nhưng trong thâm tâm là con người tàn nhẫn, con người đã chẳng đoái thương gì đến cha và anh, thì còn thương gì đến vua (Xem Ngũ Tử Tư liệt truyện)? Trước đây nhà vua muốn đánh nước Tề, Ngũ Viên ra sức can ngăn, kết quả việc đánh thành công. Do đó sinh ra oán giận. Nếu nhà vua không đề phòng thì Ngũ Viên sẽ làm loạn.
Phỉ âm mưu với Phùng Đồng gièm Ngũ Tử Tư với nhà vua. Lúc đầu nhà vua không nghe, nên sai Tử Tư sang Tề. Đến khi nghe Tử Tư gửi con ở nhà họ Bảo (Tử Tư sợ nước Ngô mất nên gửi con ở nhà họ Bảo nước Tề), nhà vua cả giận, nói:
- Quả thực Ngũ Viên lừa dối quả nhân, muốn làm phản.
Bèn sai người trao cho Tử Tư thanh kiếm Chúc Lân để tự sát. Tử Tư cười mà rằng:
- Ta làm cho nhà ngươi nên nghiệp bá, ta lại lập nhà ngươi lên ngôi, lúc đầu nhà ngươi muốn chia một nửa nước Ngô cho ta, nhưng ta không nhận. Bây giờ ngươi lại nghe lời gièm pha mà giết ta. Than ôi, con người cô độc một mình, không thể nào đứng được!
Tử Tư nói với sứ giả:
- Thế nào nhà ngươi cũng phải móc mắt ta để ở cửa Đông Môn nước Ngô để xem quân Việt tiến vào.
Vua Ngô giao cho Phỉ cầm quyền chính trị. Được ba năm, Câu Tiễn mời Phạm Lãi đến nói:
- Vua Ngô đã giết Tử Tư, những kẻ a dua nhà vua rất đông, bây giờ đã đánh được chưa?
Phạm Lãi đáp:
- Chưa được.
Mùa xuân năm sau, vua Ngô đi về hướng bắc để họp chư hầu ở Hoàng Trì. Tinh binh của nước Ngô đều đi theo, chỉ có những người già yếu cùng với thái tử ở lại giữ thành.
Câu Tiễn lại hỏi Phạm Lãi. Phạm Lãi đáp:
- Được rồi đấy!
Nhà vua bèn đem hai nghìn người bị đày, quen chiến trận, cùng với bốn vạn quân lính thường được huấn luyện, sáu nghìn kẻ sĩ, một nghìn người chỉ huy, đánh nước Ngô. Quân Ngô bị thua, quân Việt giết thái tử nước Ngô. Quân Ngô vội vã báo tin với vua Ngô. Bấy giờ vua Ngô đang họp chư hầu ở Hoàng Trì, sợ thiên hạ nghe tin; bèn giấu tin ấy. Sau khi đã ăn thề ở Hoàng Trì xong, vua Ngô bèn đưa hậu lễ để xin giảng hoà với Việt.
Sau đó bốn năm, Việt lại đánh Ngô. Quân sĩ và dân chúng nước Ngô đã mỏi mệt, những người nào mạnh khoẻ hăng hái thì đã chết ở nước Tề, nước Tấn. Quân Việt phá tan quân Ngô, nhân đấy bao vây nước Ngô. Được ba năm, quân Ngô thua to, Việt lại dồn Ngô Vương lên núi Cô Tô. Vua Ngô sai Công Tôn Hùng ở trần, đi bằng đầu gối đến xin giảng hoà với vua Việt và nói:
- Kẻ cô thần của bệ hà là Phù Sai xin phơi bày gan ruột: trước đây thần có tội ở Cối, Phù Sai không dám trái mệnh trời nên được giảng hoà với nhà vua và về, nay nếu nhà vua giơ gót ngọc mà giết cô thần, cô thần cũng xin vâng theo mệnh, vâng theo nhà vua. Nhưng cũng muốn nhà vua tha tội cho cô thần như việc xảy ra trước đây ở Cối. Không biết có được không?
Câu Tiễn không nỡ, muốn bằng lòng. Phạm Lãi nói:
- Việc xảy ra ở Cối Kê trước kia đó là trời đem nước Việt trao cho nước Ngô, nhưng nước Ngô không lấy. Nay trời lại đem nước Ngô trao cho nước Việt. Nước Việt có nên làm trái mệnh trời không? Vả chăng nhà vua ra triều sớm, bãi triều muộn chẳng phải để trả thù nước Ngô đó sao? Việc lo lắng hai mươi năm nay có nên một sớm bỏ đi không? Trời đã cho mà không lấy thì trái lại sẽ bị tội. Người đẽo cái rìu thì mẫu mực không xa (mẫu mực là cái cán rìu cầm trong tay). Nhà vua đã quên tai nạn ở Cối Kê rồi sao?
Câu Tiễn nói:
- Ta muốn nghe lời nhà ngươi, nhưng ta không nỡ từ chối sứ giả.
Phạm Lãi bèn sai đánh trống, cho quân tiến lên nói:
- Nhà vua đã giao quyền cho Lãi này, sứ gỉa về ngay, nếu không sẽ bị tội.
Sứ giả nước Ngô khóc mà về. Câu Tiễn thương hại bèn cho người nói với vua Ngô:
- Ta cho nhà ngươi='height:10px;'>
- Thật đúng lắm! Nếu như vua không theo đúng đạo làm vua, cha không theo đúng đạo làm cha, tôi không theo đúng đạo làm tôi, con không theo đúng đạo làm con thì tuy có thóc đấy, ta có thể ăn được không?
Một hôm khác, Tề Cảnh Công lại hỏi Khổng Tử làm chính trị phải như thế nào. Khổng Tử đáp:
- Muốn làm chính trị thì phải lo tiết kiệm trong việc tiêu dùng.
Tề Cảnh Công bằng lòng, lấy ruộng Ni Khê phong cho Khổng Tử. Án Ánh tiến lên nói:
- Bọn nhà nho chỉ là kẻ ba hoa mà không thể noi gương theo họ được. Họ kiêu ngạo, tự cho mình là phải nên không thể để cho họ làm tôi. Họ chú trọng việc chôn cất, thương xót, làm mất gia sản để chôn cất cho được đầy đủ, không thể cho điều đó thành phong tục. Họ đi du thuyết hết nơi này đến nơi khác để kiếm ăn, không thể cho họ trị nước được. Sau khi các bậc đại hiền ra đời, nhà chu đã suy, lễ nhạc thiếu sót. Nay Khổng Tử bày ra nhiều điều hình thức bên ngoài, ông ta làm cho cái lễ đi lên đi xuống, thành phiền phức, bày chuyện đi rảo bước và đi giơ tay, cứ như thế thì học mấy cũng không biết được lễ. Nếu nhà vua dùng ông ta để thay đổi phong tục nước Tề thì đó không phải là điều lo lắng trước tiên đến dân vậy.
Sau đó, Tề Cảnh Công tiếp Khổng Tử một cách kính cẩn, nhưng không hỏi ý kiến của Khổng Tử về lễ. Một hôm khác, Cảnh Công giữ Khổng Tử lại nói:
- Tôi không thể tôn quý ông như vua Lỗ tôn quý họ Quý mà chỉ được như giữa họ Quý và họ Manh mà thôi (7).
Các quan đại phu nước Tề muốn giết Khổng Tử. Khổng Tử nghe tin ấy. Tề Cảnh Công nói:
- Ta đã già rồi không thể dùng nhà ngươi được.
Khổng Tử bèn ra đi, trở về nước Lỗ. Bấy giờ Khổng Tử bốn mươi hai tuổi. Vua Lỗ Chiêu Công chết ở ấp Can Hầu. Lỗ Định Công lên ngôi. Năm thứ năm đời Lỗ Định Công (506), mùa hạ, Quý Bình Tử chết, Hoàn Tử nối nghiệp. Quý Hoàn Tử đào giếng được một cái vại bằng đất, trong đó có một con vật giống như con cừu. Quý Hoàn Tử nói với Trọng Ni:
- Tôi bắt được con chó.
Trọng Ni nói:
- Theo như Khâu này biết thì đó là con cừu. Khâu này nghe nói: quái vật do gỗ và đá sinh ra là con “quỷ” và con “võng lưỡng”, quái vật do nước sinh ra là con “rồng” và con “vọng tượng”, quái vật do đất sinh ra là con “phần dương” (8).
Khi nước Ngô đánh nước Việt, phá hủy Cối Kê, có người lấy được một cái xương, chở đầy một xe. Vua Ngô sai sứ giả hỏi Trọng Ni:
- Tại sao xương lại lớn như vậy?
Trọng Ni nói:
- Vua Hạ Vũ triệu tập những người làm chủ núi sông ở núi Cối Kê. Phòng Phong đến sau bị vua Vũ giết phơi thây, mỗi cái xương của ông ta chở đầy một xe. Xương này là của Phòng Phong cho nên lớn như vậy.
Người khách nước Ngô nói:
- Ai làm thần?
Trọng Ni nói:
- Thần của núi ông có thể làm giường mối cho thiên hạ (9), lo việc thờ cúng thần núi thần sông là những người thầy cúng, những người tế thần đất và thần mùa màng là các công hầu. Họ đều lệ thuộc vào nhà vua.
Người khách nói:
- Phòng Phong cai quản việc gì?
Trọng Ni đáp:
- Ông ta là vua Uông Vọng giữ nước Phong Ngu, họ Ly; trong đời Ngu, đời Hạ đời Thương gọi là Uông Vọng; trong thời Chu gọi là Trưởng Dịch, ngày nay gọi là Đại Nhân.
Người khách nói:
- Con người ta dài hay cao bao nhiêu?
Trọng Ni đáp:
- Họ Tiêu Nghiêu cao ba thước đó là hạng người thấp nhất, người lớn nhất cũng không gấp mười lần ba thước.
Người khách bèn nói:
- Đúng lắm! Đây là một thánh nhân!
Người tôi yêu của Quý Hoàn Tử là Trọng Lương Hoài có hiềm khích với Dương Hổ. Dương Hổ muốn đuổi Trọng Lương Hoài, nhưng Công Sơn Phất Nữu ngăn lại. Mùa thu năm ấy, Trọng Lương Hoài lại càng kiêu ngạo. Dương Hổ bắt Hoài. Quý Hoài Tử nổi giận, Dương Hổ liền bỏ tù Hoài Tử, ăn thề với ông ta, rồi tha ông ta ra. Dương Hổ do đó càng khinh họ Quý. Họ Quý cũng lấn át nhà vua, các bồi thần (10) cầm quyền chính trị trong nước. Do đó, nước Lỗ từ đại phu trở xuống đều vượt quyền và rời khỏi con đường chính đạo. Cho nên Khổng Tử không làm quan mà rút về nhà sửa lại thi, thư, lễ, nhạc. Học trò càng nhiều, có cả những người từ phương xa đến. Năm thứ tám đời Lỗ Định Công (502) Công Sơn Phất Nữu giận họ Quý, bèn theo Dương Hổ làm loạn. Hai người muốn bỏ con trưởng của ba gia đình Hoàn Công để lập những người con thứ từ lâu quen thân với Dương Hổ. Công Sơn Phất Nữu bèn bắt Quý Hoàn Tử. Quý Hoàn Tử lừa trốn được. Năm thứ chín đời Định Công, Dương Hổ thua bỏ chạy sang Tề. Lúc bấy giờ Khổng Tử đã năm mươi tuổi.
Công Sơn Phất Nữu sau khi làm chủ thành Phi thì nổi lên chống lại họ Quý. Y sai người mời Khổng Tử. Khổng Tử tuy từ lâu vẫn noi theo đạo, rất am hiểu việc chính trị nhưng vẫn không có dịp thực hành cái học của mình vì không ai biết dùng mình. Khổng Tử nói:
- Văn Vương, Vũ Vương nhà Chu đều nổi lên từ đất Phong, đẩt Cảo mà làm vua thiên hạ. Nay đất Phi tuy nhỏ, biết đâu cũng sẽ như vậy?
Khổng Tử muốn đi. Tử Lộ không bằng lòng, giữ lại. Khổng Tử nói:
- Người ta mời ta đến có phải là vô cớ đâu? Nếu họ dùng ta, ta sẽ làm cho đất họ thành nhà Đông Chu chăng?
Nhưng rốt cuộc, Khổng Tử cũng không đi (11).
3. Sau đó, Lỗ Định Công cho Khổng Tử làm quan cai trị thành Trung Đô. Được một năm, cả bốn phương đều noi theo xem là mẫu mực. Từ chức quan cai trị thành Trung Đô, Khổng Tử được thăng làm tư không, rồi được làm đại tư khấu (12).
Mùa xuân năm thứ mười đời Lỗ Định Công (500), Lỗ giảng hòa với Tề. Mùa hạ, quan đại phu nước Tề là Lê Sử nói với Tề Cảnh Công:
- Nước Lỗ dùng Khổng Khâu thế nào cũng nguy hại cho nước Tề.
Tề Cảnh Công bèn sai sứ giả mời vua Lỗ lại họp ở Giáp Cốc. Lỗ Định Công sắp sửa lên xe đến họp thân mật, Khổng Tử bây giờ giữ chức tướng quốc nói:
- Tôi nghe nói trong nước có làm việc văn thì thế nào cũng phải lo việc vũ, có việc vũ thì thế nào cũng phải lo chuẩn bị việc văn (13). Ngày xưa các chư hầu ra khỏi biên giới thế nào cũng có các quan võ đi theo. Xin nhà vua mang theo các quan tả tư mã và hữu tư mã.
Định Công nói:
- Phải.
Bèn mang theo tả tư mã và hữu tư mã, họp mặt với Tề Hoàn Công ở Giáp Cốc. Ở đấy dựng lên một cái đàn có ba bậc tam cấp bằng đất và hai người gặp nhau theo nghi lễ. Sau khi chào và nhường bước cho nhau, hai người lên đài rót rượu mời nhau theo đúng lễ gặp gỡ, một viên quan nước Tề rảo bước tiến lên nói:
- Xin tấu nhạc bốn phương.
Cảnh Công nói:
- Được.
Và ngay đó, những người cầm cờ lông thú và lông chim mang lông chim, sáo, dáo, kích, kiếm và khiên bước ra trong tiếng trống và tiếng hò hét và bước lên đài (14). Khổng Tử rảo bước tiến ra, bước lên các bậc tam cấp, nhưng không qua bậc trên cùng, giơ ống tay áo lên nói:
- Vua hai nước chúng tôi hội họp nhau thân mật, chơi thứ nhạc Di, Địch làm gì? Xin ra lệnh cho quan đương sự để họ đuổi những người kia đi.
Vì những người múa không chịu đi, các quan hầu nhìn Án Ánh và Cảnh Công. Cảnh Công lấy làm xấu hổ, giơ tay đuổi họ ra.
Một lát sau, có một vị quan nước Tề rảo bước tiến ra nói:
- Xin tấu nhạc trong cung!
Cảnh Công nói:
- Được.
Bọn con hát và bọn lùn nhún nhảy bước ra. Khổng Tử rảo bước tiến ra trước cái bậc tam cấp, nhưng không quá bực trên cùng, nói:
- Bọn thất phu chế nhạo chư hầu, tội đáng giết! Xin ra lệnh cho các quan đương sự trị tội.
Họ bèn bị chặt chân tay. Cảnh Công run sợ, biết mình không làm theo nghĩa. Trở về, Cảnh Công lo sợ nói với các quan:
- Người Lỗ dùng đạo của người quân tử để bênh vực cho nhà vua của họ; trái lại, các người chỉ lấy cái đạo của bọn Di, Địch để dạy quả nhân, làm cho quả nhân có lỗi với vua Lỗ. Bây giờ làm thế nào?
Một viên quan tiến ra nói:
- Người quân tử có lỗi thì dùng việc làm để xin lỗi, kẻ tiểu nhân có lỗi thì dùng lời nói suông để xin lỗi. Nếu bệ hạ buồn về việc đó thì nên dùng việc làm để xin lỗi.
Tề Cảnh Công bèn trả cho nước Lỗ các thửa ruộng Vận, Vấn Dương, Quỳ Âm trước kia đã lấy của Lỗ để xin lỗi.
Mùa hạ năm thứ ba mươi đời Lỗ Định Công, Khổng Tử nói với Định Công:
- Bầy tôi thì không được tàng trữ binh khí, quan đại phu thì không được có cái thành một trăm trĩ (15).
Khổng Tử sai bon Trọng Do (tức Tử Lộ, học trò Khổng Tử N.D) làm quan tể của họ Quý, toan phá hủy ba thành lũy của ba họ. Vì vậy Thúc Tôn trước tiên phá thành Hậu. Họ Quý sắp sửa phá thành Quý. Nhưng Công Sơn Phất Nữu và Thúc Tôn cầm đầu những người thành Phí đánh úp nước Lỗ. Định Công cùng ba người cầm đầu ba họ vào cong Quý Thị, lên đài của Vũ Tử. Người thành Phí đánh họ nhưng không được, tuy có người đã tiến đến gần đài. Khổng Tử sai Thân Câu tu và Nhạc Kỳ xông xuống đài đánh, người đất Phí thua. Người nước Lỗ đuổi đánh họ thua to ở Cô Miệt. Công Sơn Phất Nữu và họ Thúc Tôn chạy trốn sang Tề. Cuối cùng, thành Phí bị phá. Khi sắp phá thành lũy đất Thành, Công Liễm Xử Phụ nói với Mạnh Tôn:
- Nếu thành bị phá thì quân Tề thế nào cũng đến cửa phía bắc. Vả lại thành này che chở cho họ Mạnh, nếu không có nó tức là họ Mạnh không còn. Tôi sẽ không phá.
Tháng 12, Lỗ Định Công vây thành nhưng không lấy được. Năm thứ 14 đời Định Công, Khổng Tử 56 tuổi, rời chức tư khấu, quyền giữ chức tướng quốc. Thấy Khổng Tử có vẻ mừng rỡ, một người học trò nói:
- Tôi nghe thầy nói “người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng”.
Khổng Tử nói:
- Câu nói ấy cũng có đấy. Nhưng chẳng có câu: “vui vì ở địa cị cao quý mà khiêm tốn đối với mọi người” hay sao?
Khổng Tử giết quan đại phu nước Lỗ làm rối loạn chính sự là Thiếu Chính Mão. Sau khi tham dự chính quyền trong nước ba tháng, những người bán cừu bán lợn không dám bán thách, con trai con gái ở trên đường đi theo hai phía khác nhau, trên đường không nhặt của rơi. Những người khách ở bốn phương đến thành ấp không cần phải nhờ đến các quan bởi vì người ta đều xem họ như người trong nhà.
Người Tề nghe vậy sợ hãi nói:
- Khổng Tử cầm đầu chính sự thì thế nào cũng làm bá chủ chư hầu. Nếu Lỗ làm bá thì đất nước ta ở gần, sẽ đầu tiên bị thôn tính. Tại sao ta không đem đất nộp cho Lỗ?
Lê Sử nói:
- Trước tiên xin hãy tìm cách cản trở, nếu không được thì nộp đất cũng chưa muộn.
Vua Tề bèn chọn tám mươi người con gái đẹp ở trong nước Tề, đều cho mặc quần áo đẹp, tập múa điệu “khang nhạc” và ba mươi cổ ngựa, mỗi cổ bốn con rất đẹp để đưa cho vua nước Sở. Vua Tề sai bày bọn con gái và những con ngựa đẹp ở ngoài cửa cao phía nam kinh đô nước Lỗ. Quý Hoàn Tử ăn mặc thường dân đến xem hai ba lần, toàn thu nhận và nói với vua Lỗ đi một vòng để đến xem. Vua Lỗ đến chơi xem đến trọn ngày. Vua Lỗ bỏ việc chính sự. Tử Lộ nói:
- Thầy nên đi thôi.
Khổng Tử nói:
- Vua Lỗ sắp làm lễ tế giao, nếu nhà vua đem thịt tế đến cho các quan đại phu thì ta còn có thể ở lại.
Cuối cùng, Quý Hoàn Tử nhận nữ nhạc của Tề, ba ngày không nghe việc chính sự. Khi làm lễ tế giao cũng không đưa thịt tế đến cho các quan đại phu. Khổng Tử bèn ra đi.
Khổng Tử ở đêm tại đấ. Từ vua Sở trở xuống đều tôn làm bậc thầy. Khi Chu Công đưa vàng, không phải ông ta có ý muốn nhận. Ý ông ta chỉ muốn khi xong việc sẽ đưa trả để làm tin mà thôi.
Cho nên khi vàng đưa đến, Trang Sinh bảo vợ:
- Đây là vàng của ông Chu. Nhỡ tôi không sống được cách đêm thì thế nào cũng phải đưa trả, chớ có động đến!
Nhưng con cả Chu Công không biết ý ông ta, cho ông ta chẳng có thế lực gì.
Trang Sinh thong thả ra mắt vua Sở, nói:
- Có nơi sao… mỗ đóng ở chỗ…mỗ, cái đó hại cho nước Sở …
Vua Sở vốn tin Trang Sinh liền hỏi:
- Giờ biết làm thế nào?
Trang Sinh nói:
- Chỉ có cách dùng đức mới trị được nó.
- Thầy về nghỉ! Qủa nhân sẽ làm theo.
Nhà vua liền sai sứ giả niêm phong ba kho tiền.
Quý nhân nước Sở kinh ngạc bảo người con cả Chu Công:
- Nhà vua sắp đại xá.
Người con cả Chu Công nói:
- Làm sao biết?
- Mỗi lần nhà vua sắp đại xá thường cho niêm phong ba kho tiền. Chiều qua nhà vua sai sứ đi niêm phong.
Người con cả Chu Công nghĩ rằng: nếu đại xá thì em mình thế nào cũng được tha. Anh ta tiếc nghìn vàng đem cho lão Trang Sinh, thật là mất toi, bèn lại ra mắt Trang Sinh. Trang Sinh giật mình nói:
- Anh chưa về ư?
Người con trưởng nói:
- Thưa vẫn chưa ạ! Trước kia vì việc thằng em, nay thằng em may mắn được hưởng lệnh đại xá, cho nên lại đây chào cụ để về.
Trang Sinh biết ý anh ta muốn lấy lại vàng, liền nói:
- Anh vào nhà trong mà lấy vàng.
Người con trưởng tự vào nhà lấy vàng ra. Trang Sinh xấu hổ vì bị đứa trẻ con mua chuộc, bèn vào yết kiến vua Sở, nói:
- Tôi trước kia có nói về ngôi sao…mỗ. Nhà vua có nói sẽ sửa đức để bổ cứu. Nay tôi ra đường đâu cũng thấy đồn rằng: đứa con nhà giàu ở Đào là Chu Công, giết người bị giam ở Sở, nhà nó đem nhiều vàng bạc đút lót cho các quan hầu nhà vua. Nhà vua không phải vì biết thương nước Sở mà xá đâu, chỉ vì chuyện con Chu Công đó thôi.
Vua Sở cả giận, nói:
- Quả nhân tuy có kém đức thật, nhưng lẽ nào lại vì con Chu Công mà phải ra ơn. Liền làm án giết con Chu Công. Hôm sau bèn ra lệnh đại xá.
Con cả Chu Công rốt cuộc lại đưa đám tang em trở về! …
Người mẹ và người làng đều lấy làm thương xót. Chỉ có Chu Công cười một mình mà rằng:
- Ta đã biết thế nào nó cũng giết em nó! Không phải nó không yêu em nó đâu, nhưng có một điều nó không thể chịu nổi. Nó từ nhỏ đã từng chịu khổ cùng ta thấy việc làm ăn khó khăn, cho nên bỏ của thì tiếc! Trái lại, thằng em nó đẻ ra đã thấy ta giàu. Nó chỉ biết cưỡi xe bền, giong ngựa tốt, theo đuổi cầy cáo, nào biết của cải do đâu mà có, cho nên phung phí tiền một cách dễ dàng, chẳng tiếc rẻ gì. Trước đây, sở dĩ ta sai thằng út đi, chỉ là vì nó biết coi thường tiền bạc đó thôi! Thằng cả thì không biết thế, vì vậy mà giết chết em nó. Lẽ đời là thế, có gì đáng thương. Ta ngày đêm vẫn đợi nó đưa đám tang về!
Cho nên Phạm Lãi ba lần đổi chỗ ở mà thành danh trong thiên hạ. Không phải ông ta chỉ bỏ đi một cách dễ dàng, và thế là hết. Ông ta ở đâu, là nổi danh ở đấy. Sau già chết ở Đào, cho nên đời truyền tụng gọi là Đào Chu Công (Đoạn 5 – Câu chuyện về người con Phạm Lãi bị giết).
5. Thái Sử Công nói, “Công lao của vua Vũ thực là to lớn! Dẫn nước cho chín con sông, làm chín châu có thể ở được, đến nay tất cả mọi người đều sống yên ổn. Con cháu của ông là Câu Tiễn nhọc công, khổ xác, cuối cùng tiêu diệt được nước Ngô mạnh, phía bắc cho quân đội vào xem Trung quốc để tôn nhà Chu, được danh hiệu là bá vương. Câu Tiễn chẳng đáng gọi là hiền sao? Đó cũng là cái vinh quang sót lại của vua Vũ vậy. Phạm Lãi ba lần dời chỗ ở, đều nổi tiếng tăm để lại đời sau. Vua và tôi đều như vậy, thế nào mà chẳng vinh hiển?

Truyện Sử Ký Tư Mã Thiên Lời giới thiệu THÁI SỬ CÔNG TỰ ĐỀ TỰA THƯ TRẢ LỜI NHÂM AN TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tiếp theo) HẠNG VŨ BẢN KỶ HẠNG VŨ BẢN KỶ (tiếp theo) CAO TỔ BẢN KỶ CAO TỔ BẢN KỶ (tiếp theo) LỮ HẬU BẢN KỶ BÌNH CHUẨN (1) THƯ KHỔNG TỬ THẾ GIA KHỔNG TỬ THẾ GIA (tiếp theo) VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN THẾ GIA TRẦN THIỆP THẾ GIA LƯU HẦU THẾ GIA TRẦN THỪA TƯỚNG THẾ GIA TÔN TỬ , NGÔ KHỞI LIỆT TRUYỆN TRUYỆN LÃO TỬ TRUYỆN TRANG TỬ THÂN BẤT HẠI , HÀN PHI LIỆT TRUYỆN TƯ MÃ NHƯƠNG THƯ LIỆT TRUYỆN NGŨ TỬ TƯ LIỆT TRUYỆN THƯƠNG QUÂN LIỆT TRUYỆN Truyện Tô Tần Truyện Trương Nghi Mạnh Tử, Tuấn Khanh liệt truyện Bình Nguyên Quân, Ngu Khanh liệt truyện Ngụy Công Tử Liệt Truyện Phạm Thư, Thái Trạch Liệt Truyện rần ba năm. Lúc bấy giờ, các nước Tần, và Sở tranh cường với nhau và lần lượt đánh bại Trần; nước Ngô cũng đánh Trần. Trần luôn luôn bị đánh phá. Khổng Tử nói:
- Ta về thôi! Ta về thôi! Bọn học trò của ta hăng hái nhưng nông nổi, lo tiến thủ nhưng không quên bản tính của mình.
Khổng Tử bèn rời khỏi đất Trần, đi qua đất Bồ. Vừa lúc ấy họ Công Thúc cầm đầu người đất Bồ nổi loạn. Người đất Bồ giữ Khổng Tử lại. Trong số học trò của Khổng tử có Công Lương Nhu đem năm cỗ xe của mình đi theo Khổng Tử. Ông là người đứng tuổi, tài giỏi, có sức mạnh. Ông ta nói:
- Xưa kia con theo thầy gặp nạn ở đất Khuông, nay lại gặp nạn ở đây, đó là mệnh! Con lại cùng thầy gặp nạn, con quyết chiến đấu mà chết.
Ông ta chiến đấu rất hăng. Người đất Bồ sợ hãi, bảo Khổng Tử:
- Nếu ông không đến nước Vệ thì chúng tôi sẽ cho ông đi.
Khổng Tử cùng họ ăn thề. Họ cho Khổng Tử đi ra phía cửa đông. Khổng Tử liền đến đất Vệ. Tử Cống hỏi:
- Có thể phụ lời thề được sao?
Khổng Tử nói:
- Đó là vì ta bắt buộc phải thề cho nên quỷ thần không nghe.
Vệ Linh Công nghe Khổng Tử đến, mừng rỡ ra ngoại ô đón hỏi:
- Có thể đánh đất Bồ được không?
Khổng Tử nói:
- Được.
Vệ Linh Công nói:
- Các quan đại phu của ta cho là không được. Nay đất Bồ là nơi nước Vệ dùng để chống lại các nước Tần và Sở. Đem nước Vệ mà đánh Bồ có lẽ là không nên chăng?
Khổng Tử nói:
- Đàn ông trong thành có chí quyết chết vì nhà vua. Đàn bà có chí bảo vệ Tây Hà (21). Những người chúng ta phải đánh chẳng qua chỉ bốn năm người.
Vệ Linh Công nói:
- Phải đấy.
Tuy vậy vẫn không đánh Bồ. Vệ Linh Công già, lười biếng việc chính sự, không dùng Khổng Tử. Khổng Tử thở dài than:
- Nếu có người dùng ta thì sau một tháng đã kha khá, sau ba năm thì tốt.
Khổng Tử ra đi. Phật Bật là quan cai trị đất Trung Mâu, Triệu Giản Tử đánh họ Phạm, họ Trung Hàng, và đánh Trung Mâu. Phật Bật làm phản sai người mời Khổng Tử, Khổng Tử muốn đến. Tử Lộ nói:
- Do này nghe thầy nói: “người làm việc không phải thì người quân tử không vào nước của họ”. Nay chính Phật Bật làm quan cai trị đất Trung Mâu làm phản, tại sao thầy lại muốn đến?
Khổng Tử nói:
- Ta có nói như vậy thật đấy. Nhưng chẳng phải ta có nói rằng “cái mà thật cứng thì mài cũng không mòn; cái mà thật trắng thì bỏ vào thuốc nhuộm cũng không đen. Ta không phải vỏ quả bầu, sao chỉ có thể treo lên mà không thể ăn?”
Khổng Tử gõ khánh. Có người mang sọt đi qua cửa nói:
- Con người gõ khánh kia thật là có lòng suy nghĩ. Người sao mà ương ngạnh! Không ai biết mình cả thì nên bỏ mà đi thôi!
Khổng Tử học đánh đàn cầm với thầy dạy nhạc là Tương Tử. Học mười ngày không tiến. Tương Tử nói:
- Ông có thể tiến nữa.
Khổng Tử đáp:
- Khâu đã quen khúc nhạc này rồi, nhưng chưa nắm được cái quan hệ về số.
Được ít lâu, Tương Tử nói:
- Ông đã nắm được quan hệ về số rồi đấy! Có thể tiến hơn nữa.
Khổng Tử đáp:
- Khâu chưa hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó.
Được ít lâu, Tương Tử nói:
- Ông đã nắm được ý nghĩa sâu sắc của nó rồi đấy! Có thể tiến nữa.
Khổng Tử đáp:
- Khâu chưa biết người làm bản nhạc này là ai?
Được ít lâu, Tương Tử nói:
- Ông có vẻ oai nghiêm, suy nghĩ sâu, có hoài bão lớn và cao xa.
Khổng Tử nói:
- Khâu này đã biết người ấy là ai rồi. Ông ta lặng lẽ mặt đen, người cao. Mắt như con cừu nhìn xa, như con người làm vua bốn phương, nếu không phải là Văn Vương thì ai có thể như vậy được.
Tương Tử rời khỏi chiếu, lạy hai lạy nói:
- Các vị thầy dạy nhạc vẫn nói điệu nhạc này là do Văn Vương làm ra.
Vì không được dùng ở nước Vệ, Khổng Tử định đi về phía tây yết kiến Triệu Giản Tử, nhưng khi đến sông Hoàng Hà thì nghe tin Đậu Minh Độc và Thuấn Hoa đã chết. Khổng Tử đến bờ Hoàng Hà than:
- Nước sông mênh mông đẹp thay! Khâu không qua được con sông này là do mệnh vậy.
Tử Cống rảo bước tiến đến nói:
- Xin hỏi tại sao lại nói như vậy?
Khổng Tử nói:
- Đậu Minh Độc và Thuấn Hoa là những quan đại phu tài giỏi ở nước Tấn. Khi Triệu Giản Tử chưa thỏa mãn được ý chí của mình thì cần hai người này để nắm được quyền chính. Nhưng khi đã đạt được ý nguyện của mình thì giết đi và lên cầm quyền chính. Khâu nghe nói khi người ta mổ thai giết đứa trẻ trong bụng thì kỳ lân không đến bờ cõi; khi người ta làm cho nước ao khô để bắt cá thì con giao long không điều hòa âm dương (22); khi người ta lật đổ tổ chim thì phượng hoàng không bay lượn. Tại sao lại thế? Đó là vì người quân tử tránh những người làm hại đến những kẻ giống mình. Chim chó thú vật kia còn biết tránh những kẻ bất nghĩa huống gì Khâu?
Khổng Tử bèn quay lại, nghĩ ở làng Trâu, làm bài ca “Làng Trâu” để tỏ nỗi buồn của mình. Sau đó trở về đất Vệ, ở tại nhà Cừ Bá Ngọc.
Một hôm Vệ Linh Công hỏi Khổng Tử về cách bài binh bố trận. Khổng Tử nói:
- Việc tế lễ thì tôi thường nghe, còn việc quân thì tôi chưa học.
Hôm sau Vệ Linh Công đang nói chuyện với Khổng Tử, thấy con ngỗng trời bèn ngẩng đầu lên nhìn, sắc mặt có vẻ không để ý gì đến Khổng Tử, Khổng Tử lại đi đến đất Trần.
........................................
1.Thúc Lương Ngột đã quá sáu mươi tư tuổi mới lấy Nhan Thị. Đàn ông quá 64 tuổi lấy vợ, đàn bà quá 48 tuổi lấy chồng là quá tuổi.
2.Phải chôn tạm để sau này biết mộ cha sẽ hợp táng, chôn tạm thì dễ dời.
3.Chỉ Thành Thang, vua đầu tiên nhà Ân.
4.Thời niên thiếu của Khổng Tử.
5.Lão Tử chống lại sự thông minh, trung và hiếu là những nguyên lý của Khổng Tử. Có trí khôn thì dễ nguy, nếu cứ theo trung và hiếu thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào cha vào vua, khó lòng sống.
6.Lúc bấy giờ nước Lỗ có ba gia đình lớn, uy quyền lấn át nhà vua là họ Mạnh, họ Thúc Tôn, họ Quý. Cả ba gia đình này là con cháu Hoàn Công. Ở đây nói gia đình họ Mạnh tức là nói người cầm đầu gia đình họ Mạnh.
7.Ý nói vua Tề hậu đãi Khổng Tử, nhưng không thể trao chính quyền cho ông như vua Lỗ đã làm đối với Quý Thị.
8.Quỷ trong Quốc Ngữ chỉ con vật chỉ có một chân sống trên núi, con võng lưỡng thích bắt chước tiếng người. Vọng tượng là thứ thú vật ăn thịt người. Phần dương hình con cửu do đất tự sinh ra.
9.Vì có thể làm mây và làm mưa.
10.Người bầy tôi hai lần.
11.Đoạn 2 – Những điều Khổng Tử trải qua trước khi làm quan ở nước Lỗ.
12.Tư không coi việc xây dựng, tư khấu coi về pháp luật.
13.Khổng Tử nói trong khi lo việc giao hiếu không thể xao nhãng việc chiến sự. Khổng Tử nghĩ nước Tề không thành thực. Quả nhiên Tề Cảnh Công nhân dịp hội họp để đâm chết Lỗ Định Công.
14.Cảnh Công định nhân dịp ồn ào, huyên náo, giết Lỗ Định Công.
15.Bề cao một trượng dài một trượng là một đổ, ba đổ là một trĩ. Đây nói chu vi thành không được quá 3000 thước, nếu thành rộng quá thì sẽ thành cơ sở để làm loạn.
16.Đoạn 3 – Những việc Khổng Tử làm khi làm quan ở Lỗ.
17.Khổng Tử tin rằng mình có nhiệm vụ thực hiện một sứ mệnh thiêng liêng nên không thể bị nguy khốn.
18.Vì Nam Tử có tiếng dâm loạn.
19.Cao Dao là viên quan giỏi của Thuán, Tử Sản làm tướng quốc ở Trịnh rất có đạo đức.
20.Đại Cơ là con gái đầu của Vũ Vương.
21.Ý nói nhân dân đều theo nhà vua. Tây Hà là miếng đất trong ấy có thành Bồ.
22.Giao Long có thể làm mây làm mưa cho nên điều hòa được âm dương.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VNthuquan
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--