Dịch giả: Cung Vũ
Hồi 30
Bướm Đông

A Kế Mỹ tung chăn ngồi dậy. Phòng trọ vắng vẻ, ánh chiều nhạt dần. Bóng một cành thông thấp thoáng lay động in lên khugn giấy vàng úa trên song cửa, và con chim gáy sau nhà cũng thôi không còn buông những tiếng kêu cúc cu đều đều buồn bã.
Một mình trong phòng, A Kế Mỹ cảm thấy cô đơn tràn ngập. Vết thương Sĩ Khánh để lại trong lòng nàng thật sâu đậm, A Kế Mỹ càng nghĩ càng tủi thân, khóc rấm rứt.
Thôi thế là hết. Tấm thân giữ gìn bấy lâu nay, giờ đây hoen ố, nàng biết làm sao giải thích cho người yêu trong mộng.
Vừa thoát chết, A Kế Mỹ mất hết can đảm, không dám nghĩ đến chuyện ra bãi biển lần nữa. Với tay lấy cái lược chải sơ mái tóc, thắt lại chiếc “obi” rồi bò ra khỏi chiếu nằm, nàng kéo cửa lùa rón rén bước khỏi phòng trọ.
Gió lạnh bên ngoài làm A Kế Mỹ dễ chịu. Cơn nóng trong người đột nhiên giảm bớt, nàng có cảm tưởng như vừa được uống một chén nước lạnh.
Như con chim mới sổ lồng còn e sợ không dám vỗ cánh bay cao, A Kế Mỹ dựa lưng vào hàng hiên, ngồi suy nghĩ. Đi đâu? Về đâu? Mẹ nàng đã bỏ đi theo Hồ Định, nàng chẳng tìm làm gì, mà ví dù có tìm được, nàng cũng quyết không để cho mẹ bán mình lần nữa. Tứ cố vô thân, cánh bướm mong manh lạc giữa mùa đông, biết nơi nào an toàn mà nương tựa. A Kế Mỹ kéo vạt áo lau nước mắt, đứng dậy:
Thôi thì cũng liều! Và men theo hàng giậu thấp, lẻn ra cửa sau trốn.
Ở bến đò, người đi lại tấp nập, gồng gánh chen đẩy. A Kế Mỹ nhìn đám đông, trông ai cũng thẹn, tưởng như họ đều đã biết rõ cảnh ngộ mình. Giống như chim bị tên sợ cây cong, nàng né tránh hết mọi người và ngồi ẩn trong một bụi rậm chờ trời tối.
Những ngày cuối năm, tại bến đò chỗ nào cũng đông nghẹt khách vãng lai thuộc đủ mọi giai tầng xã hội:
tăng lữ, kiếm sĩ, thương nhân, kẻ chợ người quê, chen nhau mua sắm hoặc đáp thuyền về quê quán.
A Kế Mỹ chẳng biết đi đâu. Bầu trời xám nặng như chì, nước sông cuồn cuộn chảy.
Lòng nàng còn nặng gấp mấy bầu trời, mà khối nước của dòng sông kia giá đem rửa những vết nhơ trên thân thể nàng thì cũng khó mà sạch. Mối tình u uẩn của nàng, tuy Thạch Đạt Lang không hay biết, nhưng đã ăn sâu vào tâm khảm người thiếu nữ. Nó là bông hoa dại, khi ở đồi Ibuki mới còn là nụ, theo năm tháng nay đã đến độ mãn khai, được chăm bón bằng thương yêu, mong nhớ và cảm phục. Thân nàng dù bị dày xéo, bông hoa yêu đương vẫn nguyên vẹn. Nàng chỉ tiếc nó chẳng được hoàn toàn như lòng mong ước.
Nghĩ đến Thạch Đạt Lang, A Kế Mỹ sực nhớ đến lời chàng nhắn Mãn Hà Chí qua miệng tên tiểu đồ:
chân đại kiều đường Gojo, ngày nguyên đán. Một tia hy vọng lóe lên, A Kế Mỹ lau vội nước mắt. Tay run run, nàng lấy trong bọc ra cái túi đựng số bạc vụn dành dụm bấy lâu nay, lẩm nhẩm tính, rồi cả quyết theo chân bọn khách thương bước xuống thuyền đi Kyoto.
Đối với A Kế Mỹ, Kyoto chẳng xa lạ gì. Ở bến tàu bước lên, trời đã chạng vạng tối.
Nàng không muốn về xóm cũ, nơi có quán Vân Nghê của mẹ nàng khi trước, sợ gặp người quen, nên theo đường nhỏ vòng ra phía cổ thành đến khu Teramachi. Ở đó nhiều đền miếu, A Kế Mỹ hy vọng tìm được ngôi chùa nào có vị trụ trì nhân từ cho nàng tá túc qua đêm, rồi sáng hôm sau hãy tính.
Giữa hàng liễu úa, cành rủ lưa thưa, A Kế Mỹ lủi thủi đi. Gió sông thổi lạnh căm, nàng xuýt xoa run rẩy kéo vạt áo giữ hơi ấm.
- Cô em! Này cô em, đi đâu vội thế?
A Kế Mỹ giật mình quay lại. Một người vừa gầy vừa cao, không đoán được tuổi, quần áo rách rưới bẩn thỉu, theo chân nàng từ bao giờ. Râu tóc gã lởm chởm gớm ghiếc, bên hông đeo song kiếm, dáng điệu nửa hành khất, nửa giang hồ lãng tử. A Kế Mỹ hơi sợ, cắm cúi đi, chân bước nhanh hơn.
- Cô em! Giải “obi” của cô tuột rồi đó, có muốn thắt lại, ta giúp!
Nàng không nói gì, chỉ rảo bước. Qua mấy năm sống ở Cổ thành, nàng nghe đồn có nhiều tên du đãng nghèo đói thường hay la cà ở các quán rượu, hoặc núp tại các khu đường vắng chờ khách cô thế đi qua xông ra ăn cướp. A Kế Mỹ đoán tên này chắc cũng thuộc vào loại ấy.
- Xinh đẹp như vậy sao không bới tóc cho cao, đến những nơi thanh lịch chứ ở chỗ hoang vắng này làm gì? Hay chán cảnh gia đình rồi bỏ nhà đi hoang đấy? Để ta đưa về...
-...
- Em nên cẩn thận, đêm khuya thân gái, thiếu gì đứa vô lại rình mò, nó bắt đem bán cho lái buôn, gái Kyoto có giá lắm! Ở Edo bây giờ nhiều thanh lâu, hay em về ở với ta, mình tính kế làm ăn...
Gã cười hô hố, lúc đe dọa lúc dụ dỗ. A Kế Mỹ bực mình vì những lời lải nhải, gắt:
- Ngươi là ai? Đi đi, ta không dễ gì dụ dỗ.
- Á à! Nói thật đó. Ta thương cô em, thật tình muốn giúp...
- Cút đi!
Bị mắng, gã chỉ cười, hàm răng khấp khểnh cáu bẩn trông gớm chết.
- Cút đi! Không ta ném hòn đá này thì bỏ mạng.
Tuy bên ngoài nói cứng nhưng trong lòng A Kế Mỹ sợ lắm. Ven đường cây cỏ um tùm. Thấy lẩn trong những bụi cây cỏ ấy, vài gốc tùng trắc mọc hoang, lùn tè, trong bóng tối, mới dâng, có thể tạm làm chỗ ẩn thân được, A Kế Mỹ cúi xuống vờ nhặt hòn đá, vung tay ném, gã kia né tránh. Thừa dịp tốt, A Kế Mỹ lẩn ngay vào bụi rậm. Trên cao, nền trời sẫm xuống dần. Vài ngôi sao mới mọc lấp lánh. Tiếng ễnh ương lẻ loi kêu trong đám cỏ. Con đường mòn ven sông vắng vẻ mờ mờ sau màn sương mỏng xanh lam, nhẹ như khói.
A Kế Mỹ cúi rạp người, như một con chồn, lủi giữa c:10px;'>
Thạch Đạt Lang lau khô mình, sắp sửa mặc quần áo thì vừa hay nhìn lên lũng cao, thấy bóng một bà già bên đống lửa. Bà đó không ai khác hơn là bà Hồ Điểu.
Hồ Điểu lão bà trông thấy hắn cũng không khỏi kinh ngạc:
- Đúng rồi! Đúng hắn rồi!
Mới kêu được có thế, bà đã hụt hơi vì xúc động, hai tay giữ ngực rồi sụp xuống.
Chân tay run rẩy, bà thều thào:
- Lạy Trời lạy Phật, vong hồn cậu sống khôn thác thiêng run rủi cho ta gặp thằng ác tặc đây rồi!
Từ khi cậu Ngô gặp nạn chết đi, bà luôn luôn đem theo trong mình một cái túi nhỏ đựng vài sợi tóc và lóng xương của người em bạc mệnh như một giải bùa để những khi trái gió trở trời, hoặc gặp chuyện gì phiền não, bà mang ra cầu nguyện. Tuy cậu mới chết chẳng bao lâu, nhưng không ngày nào bà không khấn vái vong linh cậu. Bà nguyền sẽ trả mối thù cho dòng họ đến hơi thở cuối cùng, giết cho bằng được tên đại gian đại ác, cho dù có phải tan xương nát thịt cũng cam lòng.
Nghe đồn có bảng cáo thị dưới chân đường Gojo của Hoa Sơn phái hẹn Thạch Đạt Lang tỉ võ ngày nguyên tiêu, bà Hồ Điểu không ngần ngại, vội vàng đến Kyoto xem hư thực. Bà chỉ sợ trễ, Thạch Đạt Lang mà chết dưới tay Hoa Sơn rồi thì còn đâu để bả trả hận. May sao Trời Phật và đức Quan Âm bồ tát đã chứng giám lời cầu xin thành khẩn của bà, lại nhờ vong hồn cậu Ngô linh thiêng, bà bắt gặp nó ở đây.
Thấy ánh lửa ven sông, bà đinh ninh cho là lửa của kẻ ăn xin nào đó đốt lên sưởi ấm, không ngờ lại chính là Thạch Đạt Lang. Khi nhìn dáng dấp cao lớn của người dưới nước bước lên, dám khinh thường cái lạnh, tắm sông về mùa này, bà không còn hồ nghi gì nữa.
Thạch Đạt Lang trần truồng là một dịp rất tốt cho bà tấn công, chờ lúc hắn đang mãi bận quần áo, xuất kỳ bất ý xông ra đâm cho một nhát, tất hắn tránh không kịp.
Nhưng bộ Óc già nua của bà không cho thế là phải. Bà nhắm mắt chắp tay cảm ơn Thần Phật, tin rằng Thần Phật sẽ phù hộ bà cho đến lúc chết. Mà có Thần Phật phù hộ thì lo gì bà không giết được nó?
Khi bà Hồ Điểu mở mắt ra, Thạch Đạt Lang đã mặc xong quần áo. Túi hành trang trên vai, song kiếm giắt lưng, thoắt cái hắn đã nhảy qua vũng nước lớn, rảo bướ c đi về phía đại kiều đường Gojo.
Bà Hồ Điểu há hốc miệng, không ngờ hắn nhanh quá đến thế. Rút kiếm ra rồi, bà lại tra kiếm vào vỏ, chạy theo. Bà cũng khôn ngoan không lên tiếng thách thức, chỉ men theo hàng liễu và lẩn sau những bụi lau sậy, dõi bước chân hắn.
Bóng chiếc cầu gỗ đã bắt đầu hiện ra lờ mờ trong sương sớm cùng với những mái nhà rêu màu xám nhạt. Còn một thôi nữa thì đến chân cầu, Thạch Đạt Lang bước nhanh. Hắn dư biết bà Hồ Điểu đang đuổi theo nhưng hắn không quay lại. Vì quay lại, tất nhiên phải đối đầu với bà. Hắn phải tự vệ nhưng lại không muốn làm bà lão bị thương. “Thật là khó xử!”. Hắn tự nhủ thầm, và mỉm cười:
“Thật là một đối thủ lợi hại!”.
Nếu như hắn vẫn là thằng Thạch Kinh Tử xưa kia, khi còn ở Miyamoto thì dễ quá:
hắn chỉ đấm cho một quả, bà sẽ nằm liệt giường hàng tháng. Nhưng nay hắn là người khác rồi.
Thực ra Thạch Đạt Lang chẳng ưa gì bà Hồ Điểu, nhưng hắn không căm thù bà như bà căm thù hắn. Hắn cho rằng lòng căm thù của bà sinh ra từ một điều ngộ nhận.
Hắn muốn trần tình, nhưng cái thế không cho phép. Chắc chắn hắn nói thế nào bà cũng chẳng nghe, bà vẫn nổi tiếng là người bướng nhất làng. Chỉ Mãn Hà Chí nói, may ra bà mới để vào tai, vì thực ra ngoài Mãn Hà Chí, còn ai có thể chứng minh chính con bà đã viết thư từ hôn với Oa Tử?
Đến đầu cầu đường Gojo, Thạch Đạt Lang chậm bước. Dịp may để bà Hồ Điểu đuổi mau hơn. Trăm thước. Năm chục thước. Ba chục thước. Trông dáng đi của Thạch Đạt Lang, sao bà ghét lạ! Đến những vết chân hắn in trên đất, bà cũng ghét cay ghét đắng. Bà ngoảnh mặt đi, nhổ bọt, rồi không giữ nổi kiên nhẫn, hét lớn:
- Thạch Kinh Tử!
Nhưng Thạch Đạt Lang không chú ý, làm như không nghe tiếng.
- Thạch Kinh Tử! Mày điếc à? Sao không nghe ta gọi?
Thạch Đạt Lang vẫn điềm tĩnh tiến bước.
Bà Hồ Điểu tức uất, hai tay nắm chặt, cổ bạnh ra, chạy lên chặn đường hắn.
- Đứng lại!
Thạch Đạt Lang giả vờ ngạc nhiên:
- Chà! Ai như bà Hồ Điểu? Sao bà lại ở đây?
- Tiểu tặc gian ác, đừng vờ vịt! Sao ta lại ở đây! Đáng lẽ ta phải hỏi mày câu ấy.
Ta đã để mày chạy khỏi tay ta trên sơn đạo chùa Phổ Quang, bây giờ không thể cho mày trốn thoát được. Ta phải lấy đầu mày!
Mặt bà Hồ Điểu đỏ gay, gân cổ nổi lên như chiếc đũa. Giọng bà the thé phun ra từ cái miệng nhăn nheo có hàm răng vổ, thưa làm Thạch Đạt Lang thấy sợ hãi hơn là tiếng thét xung trận của một đối thủ lợi hại.
Sự sợ hãi của hắn bắt nguồn từ hồi nhỏ, khi hắn và Mãn Hà Chí đang mãi hái trộm dâu trong vườn thì bị bà bắt được. Bấy giờ hắn tám chín tuổi gì đó. Tiếng hét của bà làm hắn sợ hãi quá chừng, bỏ chạy mà trống ngực đập thình thịch. Thời gian trôi qua, cường độ của sự sợ hãi giảm bớt nhưng âm hưởng tiếng hét vẫn còn vang dội bên tai làm hắn giật mình khó chịu.
Phần bà Hồ Điểu, tuy bây giờ Thạch Đạt Lang đã thành niên, nhưng ấn tượng một đứa bé hỗn láo và man dại vẫn còn ghi trong ký ức. Khi Mãn Hà Chí đăng lính, rồi Oa Tử, con dâu tương lại của bà bỏ đi, bà đều quy tội cho Thạch Đạt Lang dụ dỗ. Vì những lời đàm tiếu trong làng, sự tức giận của bà mỗi ngày một tăng và nay trở thành thù hận.
Bây giờ, tất cả kỳ vọng của bà trước khi nằm xuống là được cắt đầu Thạch Kinh Tử cáo gia tiên để trả mối hận đó.
Bà Hồ Điểu giơ tay quệt mép, nhổ bọt vào gan bàn tay rồi rút kiếm đánh soạt:
- Thạch Kinh Tử! Thằng vô lại du đãng kia! Rút kiếm ra nếu không đừng trách ta không báo trước.
Tích xưa, chuyện con bọ ngựa đá xe không biết có từ đời nào nhưng so vớ i cảnh này thì thật hợp. Bà Hồ Điểu chân tay khô đét chẳng khác gì càng bọ ngựa, mắt lồi, da mặt nhăn nhúm, chiếc áo chẽn bà mặc ngắn đến lưng, gió thổi phồng lên như hai cái cánh. Còn Thạch Đạt Lang chẳng nói chẳng rằng, lừng lững như cỗ xe vững chãi, đưa mắt nhìn lão bà bọ ngựa múa kiếm chạy quanh. Cảnh tượng thật nực cười, nhưng Thạch Đạt Lang không cười được. Hắn chỉ thấy thương.
Khi bà Hồ Điểu đến gần, giơ kiếm định đâm, hắn không tránh, giơ tay nắm chặt lấy khuỷu tay bà.
- Thôi mà, bà bớt giận để con nói.
Giọng hắn cầu khẩn. Đang đà, bà Hồ Điểu ngã xô vào người hắn. Hắn nhẹ nhàng đẩy ra.
- Bà hiểu lầm con rồi!
- Mày đừng tìm cách lừa gạt. Ta từng này tuổi đầu, ăn hơn mày bốn mươi cái Tết, mày chỉ đáng con cháu ta, chuyện gì ta phải nghe mày nói?
Mặt bà đỏ gay, bọt sùi ra bên mép qua hai hàm răng vổ và thưa. Thạch Đạt Lang lắc đầu:
- Bướng quá sức! Thật chẳng hổ danh dòng Hồ Điểu.
- Tiểu tặc đừng hỗn. Ta không nghe những lời tán tụng của mày đâu. Bỏ tay ta ra!
- Bà hãy nghe con giải thích...
- Không! Không giải thích gì cả. Đọc kinh sám hối đi là vừa, trước khi ta chặt cổ mày!
Bà Hồ Điểu vùng vẫy giằng tay ra, dáng điệu hung hăng như con gà chọi.
- Bà không nghe con nói thì con phải đoạt thanh kiếm này.
- Hứ! Đoạt đi! Nó là đồ gia bảo nhà ta. Mày giết ta mới lấy được. Đừng hòng!
- Xin bà bớt giận. Tuổi bà đã cao, giận dữ không tốt. Hãy để Mãn Hà Chí nói bà rõ.
- Á! Mày nói gì thằng Mãn Hà Chí?
- Con có hẹn hôm nay gặp Mãn Hà Chí ở chân cầu. Nó biết rõ chuyện, bà đợi nó nói hết cho bà nghe.
- Xì! Chỉ láo! Thật xấu hổ, mày có phải con ông Mưu Ni Sai dòng họ Yết Mân không? Ông ấy có dạy mày khì phải chết thì chết cho đĩnh đạt không? Đừng tìm cách gạt ta để rồi trốn như lần trước!
Mắt bà long sòng sọc ngước nhìn Thạch Đạt Lang. Thấy hắn lặng thinh, bèn giật mạnh tay, nhưng vì dùng quá sức, bà bắn ra xa, ngã ngồi xuống. Thạch Đạt Lang định đến nâng dậy song bà đã đứng lên kịp, cầm gươm xông tới:
- Nam mô quan thế âm bồ tát!
Bà Hồ Điểu vừa niệm kinh vừa phóng ra một chiêu. Kiếm chiêu vừa run lại vừa chậm. Thạch Đạt Lang khẽ nghiêng mình né tránh. Bỗng thấy nhói bên mí mắt, hắn đưa tay lên sờ. Không có máu, chỉ thấy cay và hơi ngứa.
Bà Hồ Điểu quay lại tấn công lần nữa. Hắn nheo mắt nhìn. Mắt bên trái hắn cay như xát ớt, nước mắt chảy ra ràn rụa, hắn không hiểu tại sao.
- Nam mô a di đà Phật!
- Nam mô quan thế âm bồ tát!
Mỗi câu niệm Phật lại kèm theo một chiêu kiếm. Lão bà Hồ Điểu Anh điên cuồng chạy xung quanh Thạch Đạt Lang, phóng kiếm đâm chém liên tiếp. Đôi dép da trâu dưới chân bà kêu lép nhép, mà hắn chỉ nghiêng mình tránh né.
Thạch Đạt Lang phiền lòng quá. Nếu muốn, hắn chỉ giơ tay bà sẽ ngã ngay nhưng thấy bà yếu, hắn không nỡ. Mắt hắn bị thương, bây giờ cộm và ngứa. Hắn muốn giải quyết vụ này cho chóng xong mà chưa biết phải làm thế nào.
Đột nhiên, bà Hồ Điểu giả chạy quá đà, quay ngược lại dùng thế hồi mã chém một nhát vào đầu Thạch Đạt Lang. Đạt Lang giơ tay đỡ. Soạt! Lưỡi kiếm cắt đứt miếng áo ngoài và chạm vào cườm tay hắn. Hồ Điểu Anh thấy đã chém trúng địch thủ, mừng rỡ nhảy lên:
- Mô Phật! Phen này mày chết với ta!
Thạch Đạt Lang cau mặt. Từ trước hắn vẫn coi thường bà lão, không quan tâm điều thắng bại, nhưng bây giờ biết là lầm. Binh thư cũng như kinh nghiệm đều dậy không bao giờ được khinh địch. Theo luật giang hồ, như vậy là hắn bại rồi. Vết thương ở cườm tay tuy nhẹ, nhưng chứng tỏ hắn đã bất cẩn, một điều hết sức tránh trong khi giao đấu.
Thạch Đạt Lang hét một tiếng, chờ cho Hồ Điểu Anh đến gần, vòng tay ra sau lưng bà điểm mạnh một cái. Bà lão ngã sấp, kiếm văng sang bên. Bà không đứng dậy được nữa, mặt nhăn nhó. Thạch Đạt Lang dùng cầm nã thủ pháp khóa tay bà lại, đồng thời móc vào nẹp áo xách bà lên như xách con mèo. Tay kia hắn nhặt thanh gươm, cầm lăm la)m.
Bà Hồ Điểu rên rỉ:
- Thằng này hỗn, thằng này hỗn! Mày làm gì ta vậy? Ối chao, đau! Bỏ ta ra!
Không còn Thần Phật gì nữa hay sao? Thạch Kinh Tử. Thằng súc sinh này, mày hỗn quá!
Bà Hồ Điểu giẫy đạp như điên, mồm la bai bải. Mặc! Thạch Đạt Lang làm như không nghe gì hết. Hắn giơ bà ra xa để bà khỏi đạp vào chân hắn rồi lầm lũi đi về phía đại kiều.
Đang phân vân không biết xử trí ra sao, bỗng xa xa gần bờ sông có chiếc thuyền nhỏ neo bên gốc liễu. Thuyền dường như bỏ trống. Một ý nghĩa thoáng hiện. Hắn xăm xăm xách bà Hồ Điểu đến bên thuyền, tìm dây trói chặt chân tay bà lại.
- Trời ời! Thạch Kinh Tử, mày làm gì ta thế này? Mày định trôi sông ta hay sao?
Ừ giết ta đi, mày làm nhục ta quá rồi!
Thạch Đạt Lang không đáp. Nét mặt hắn đăm chiêu, vẻ buồn và hối hận thoáng lộ trên khóe mắt.
- Qúa lắm rồi! Thật không còn Thần Phật trời đất gì nữa! Thạch Kinh Tử! Sẵn gươm kia sao mày không cho ta một nhát?
Thạch Đạt Lang nhẹ nhàng đặt bà lão lên thuyền.
- Bà nằm tạm đây, con đi tìm Mãn Hà Chí.
Rồi hắn bỏ đi.
Nhưng bà Hồ Điểu không chịu. Bà la hét, gọi tên Thạch Đạt Lang chửi rủa, dùng hai chân bị trói đạp lung tung khiến chiếc thuyền nhỏ chòng chành tưởng sắp lật.
Đi một quãng, nghĩ thế nào, Thạch Đạt Lang quay trở lại. Hắn tìm giây chão buộc chặt hai đầu thuyền vào gốc liễu. Lại nhặt thanh kiếm gia bảo nhà Hồ Điểu tra vào bao rồi cẩn thận đặt lên thuyền bên bà lão.
Lần này hắn bỏ đi hẳn, giữa những tiếng mắng nhiếc và câu nói sau cùng nghe được của bà Hồ Điểu:
- Thạch Kinh Tử! Mày nói theo kiếm đạo mà ngu quá, có biết gì về kiếm đạo. Lại đây ta dạy cho, thằng tiểu tặc...
Thạch Đạt Lang mỉm cười, lẩm bẩm:
- Để rồi sẽ học sau.
oo Mặt trời đã lên cao, đỏ chói trên bầu trời xanh nhạt không vẩn mây. Thạch Đạt Lang tưởng như những tia nắng mới của vầng thái dương xuyên thấu tâm can.
Hắn nghĩ đến điều dân gian thường tin tưởng:
mỗi năm vào ngày mồng một, đúng lúc bình mình, tia sáng đầu tiên của mặt trời sẽ làm tiêu tán con sâu tư kỷ nó đục khoét tâm ta và ràng buộc ta vào những ham muốn ti tiện. Ai bắt gặp tia sáng đó, suốt năm sẽ hưởng hạnh phúc, an vui.
Thạch Đạt Lang phanh ngực áo, hít một hơi dài. Hắn hy vọng.