A Liệt ngần ngừ một lúc, bỗng chàng buột miệng hỏi: - Tiểu tử có thể khai đao được không? Lão Ngôn lộ vẻ cảm động đáp: - Ngưoi quả là người có nghĩa khí. Có lý đâu ta lại cô phụ tấm lòng tốt của ngươi. A Liệt lúc này không thể hối hận được nữa, vỉ chàng rất sợ phải cầm đao mổ bụng lão Ngôn. Chàng lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan muốn chết ngay mà không được. Lão Ngôn mở rương gỗ ra thì thấy những dũng cụ toàn chế bằng thép nguyên chất. Nguyên dao sắc đã đến mười con lớn nhỏ đủ cỡ, ngoài ra nào kìm, nào cặp, nào kim khâu, hàn quang chói mắt. Lão Ngôn giải thích cách dùng từng thứ một, miệng nói thao thao bất tuyệt. A Liệt sợ quá mà không biết nói thế nào, đứng ngẩn ngưòi ra. Lúc chàng tỉnh táo thì trong phòng chỉ còn có một mình, không hiểu lảo Ngôn đã bỏ đi từ hồi nào. Dao kéo kìm cặp còn bày đầy ra trước mắt, A Liệt vội đưa mắt nhìn ra chỗ khác. Chàng không dám nghĩ đến chuyện khai đao, liền mở cuốn sách trong tay ra coi để giết thì giờ. Chàng mở đúng tới chỗ bí lục về chim Thái Vân bỗng giật nẩy mình. Bất giác chàng ngưng thần đọc sách. Sau khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm, đột nhiên tiếng ho hen làm chàng kinh động. Cơn ho kịch liệt từ phía ngoài vọng vào. A Liệt đặt sách xuống ra bên cửa nhìn thì thấy lão Ngôn đang đứng ngoài sân cúi xuông ho rũ đi không ngớt. A Liệt vội chạy ra đấm lưng cho lão một hồi, lão mới dừng lại. Chàng đỡ lão vào thềm nhà đặt ngồi xuống rồi hỏi: - Lão bá làm sao thế? Lão Ngôn đáp: - Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm. Nếu nổi cơn ho lần nữa là phải chết đứt. Thanh âm lão lúc này rất yếu ớt khác nào ngọn đèn tàn trước gió. Lão ngừng lại một chút rồi tiếp: - Cứ tình hình hiện tai thì lúc này mà mổ bụng là ta phải chết ngay không còn nghi ngờ gì nữa. Vậy vụ mổ bụng đành bỏ không nghĩ tới nữa. A Liệt lớn tiếng: - Ngôn lão bá! Lão bá phấn khởi lên! May còn có thể cứu được. Lão Ngôn thều thào hỏi: - Ngươi nói vậy có nghĩa làm sao? A Liệt đáp: - Tiểu tử vừa được coi bản thảo của lão bá mới biết là nếu nghe được tiếng chim Thái Vân hót thì đó là triệu chứng nó đã ra phân. Lão Ngôn phấn khởi tinh thần ngửng đầu lên hỏi: - Phải rồí! Có phải lúc nãy nó đã hót một tiếng không? A Liệt đáp: - Con chim hót đó dường như là lãnh tụ, cứ đứng trên bờ tường để phòng bị. Sau nó sà xuống sân ăn một trái cỏ rồi lại vọt lên tường đứng nghĩ một lúc. Cuối cùng nó vỗ cánh bay lên đồng thời khát ra tiếng kêu. Lão Ngôn nói: - Không chừng nó đã ỉa cục phân trên đầu tường. Ngươi thử ra coi, nếu thấy cục phân ngũ sắc là của nó đó. A Liệt liền chạy ra trèo lên bờ tường dòm. Bỗng chàng lớn tiếng gọi: - Ngôn lão bá! Ở đây quả có cục phân. Lão bá có thể sống được rồi. Dưới sư chỉ huy của lão Ngôn. A Liệt gắp cục phân của con Thái Vân đem bỏ vào chậu vàng, trát lên góc cây Ngũ Sắc Tiên Đàm. Bây giờ hai người chỉ còn việc yên lặng ngồi chờ Ngũ Sắc Tiên Đàm nở hoa. Theo sách vở ghi chép thì trường hợp này chỉ trong vòng hai giờ là thấy hiệu quả. Lão Ngôn lấy trong rương gỗ ra hai cái ống nhỏ bằng bạc. Lão giữ một cái còn một cái đưa cho A Liệt nói: - Lúc hoa nở sẽ tiết ra một thứ sương. Sương này là tinh hoa của trời đất. Mụn nhọt trong phổi ta tuy đáng sợ, nhưng chỉ uống nước sương hoa Tiên Đàm là có thể khỏi ngay tức khắc. A Liệt nói: - Chỉ mong sao chữa bệnh được cho lão bá, còn tiểu diệt thì không cần. Lão Ngôn cười nói: - Hoa Đàm hai lần tiết ra tiên lộ. Ta hút một lần rồi ngủ say liền. Tiên lộ tiết ra lần thứ hai thì ta không biết gì nữa, ngươi không hút lấy tiên lộ cũng uổng. A Liệt gật đầu đáp: - Nếu vậy tiểu diệt xin nghe lời lão bá. Lão Ngôn nói: - Sau khi ngươi uống nước sương hoa Tiên Đàm là lập tức thoát thai hoán cốt, chẳng những sức mạnh vô cùng mà ngươi lại nhẹ như chim ém có thể lướt nhanh trên không. Hơn nữa cánh hoa Tiên Đàm lại có công hiệu trừ mọi độc. Trong mình người mang báu vật này có thể thành tấm thân bất tử. A Liệt trong lòng sung sướng nghĩ thầm: - Sau khi ta có sức mạnh và tấm thân nhẹ nhàng thì còn sợ gì những người ở bảy phái lớn. Đột nhiên một mùi hương kỳ dị tỏa ra khắp gian phòng. Lá Đàm bật lên tiếng ve ve nhỏ nhẹ. Lão Ngôn cùng A Liêt nhìn cây Tiên Đàm thì thấy mép lá nẩy mầm non màu hông. Chiếc mầm non này sinh trưởng rất mau lẹ. Người ta trông thấy nó phá kẽ lá trồi ra. Tiếng vo ve tức là mần non phá kẽ lá chui lên. Cảnh tượng kỳ dị này khiến cho A Liệt đem lòng rất tin tưởng vào cây Tiên Đàm. Lão Ngôn vùa quan sát, vừa khẽ bảo A Liệt: - Hài tử! Đây là một kỳ cảnh ngàn năm một thưở. Chúng ta được hưởng một phần hạnh phúc này là chuyện hiếm có ở đời. Lão nói bằng một gidiv>Vòm trời xanh ngắt cao xa muôn dặm, lão Ngôn đoái trông bốn phía mà bầy chim sặc sỡ đã biệt tích. Lão quay lại ngó A Liệt bằng cặp mắt hằn học. A Liệt tuy rất đỗi băn khoăn, nhưng chàng chẳng thể im tiếng liền nghiêng mình thi lễ nói: - Tiểu tử thấy trong viện này trồng toàn cỏ lạ và đã kết trái. Tiểu tử nghĩ rằng đó là vật trân quý vô cùng của lão bá, chỉ sợ bầy chim sà xuống ăn hết, nên vượt tường vào đây. Lão Ngôn tức quá chỉ lắc đầu quầy quậy. A Liệt lại nói tiếp: - Giả tỷ tiểu tử biết lão bá mong bầy chim này đến ăn trái cỏ thì dù lớn mật đến đâu cũng không dám quấy nhiễu. Nét mặt chàng lộ vẻ vừa khiếp sợ vừ a thành thực hối hận. Lão Ngôn thấy vậy cũng bớt giận được vài phần, gục gặt cái đầu buông tiếng thở dài, hồi lâu mới lên tiếng: - Bầy chim này màu sắc khác thường là loại chim sinh sản ở miền Đông Hải, ít khi chúng bay vào cõi nhân hàn. Trong cổ thư chép chúng là thứ Thái Vân, bản tính thông linh, lại hiểu tiếng người. A Liệt ồ lên một tiếng ngắt lời: - Té ra chúng hiểu tiếng người, nên nghe tiểu tử quát mắng mà bay đi. Lão Ngôn nói: - Dĩ nhiên là thế! Chim Thái Vân cực kỳ lợi hại. Bách điểu đều sợ chúng. Ngươi mà vác gạch liệng chúng thì nhất định chúng mổ lòi con mắt ra. Lão ngừng lại một chút rồi tiếp: - Ta đã coi biết bao nhiêu kinh điển mới hiểu giống cỏ Bích Chi có thể khiến cho loài chim Thái Vân từ ngoài ngàn dặm bay vào lấy trái ăn. Đó là nguyên nhân đã khiến ta kiếm cỏ Bích Chi về đây trồng. A Liệt đỏ mặt lên nói: - Xin lỗi lão bá! Xin lỗi lão bá! Chàng biết vụ này nghiêm trọng không phải chỉ nói câu xin lỗi là xong, nhưng chàng không biết làm thế nào đành lên tiếng xin lỗi để tỏ lòng hối hận. Lão Ngôn đột nhiên mỉm cười nói: - Được rồi! Đây là ý trới. Người tính không bằng trời định. Ta chẳng thể trách ngươi được. Lão đảo mắt nhìn đám cỏ rồi tiếp: - Bầy chim Thái Vân thật là rủi quá! Chúng từ cõi xa xăm bay tới mà không kiếm được bữa ăn. A Liệt sợ hãi khép nép hỏi: - Liệu bọn chúng còn trở lại nữa không? Lão Ngôn đáp: - Giống Thái Vân một khi đã bay đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa. Lão vỗ vai A Liệt, an ủi chàng: - Sự thực thì chim Thái Vân bay tới đây, nhưng nguyện vọng của ta vẫn không chắc có đạt được. Vậy ngươi cũng đừng băn khoăn về vụ này. A Liệt hỏi: - Bọn chúng đã bay tới mà sao nguyện vọng của lão bá lại chưa chắc đã đạt được? Lão Ngôn đáp: - Theo chỗ ta biết thì dù chim Thái Vân bay tới đây, nhưng còn trong vào khí vận có tuyệt hảo thì mới đạt nguyện vọng. Người nên biết không phải ta mong chúng bay đến để coi loại chim kỳ di, mà ta mong lợi dung chúng nên mới trồng thứ cỏ lạ này. A Liệt hỏi: - Lão bá muốn lợi dụng chúng điều gì? Lão Ngôn đáp: - Ta có trồng một thứ cây kỳ dị là Ngũ Sắc Tiên Đàm. Mấy trăm năm nay đã nhiều bậc tiền bối trồng thử mà đều thất bại. Vậy lần này ta vẫn năm phần thất bại nhiều hơn là thành công. A Liệt hỏi: - Phải chăng thứ Ngũ Sắc Tiên Đàm cần có chim Thái Vân bay tới mới trồng được? Lão Ngôn đáp: - Không phải thế! Trồng cây thì không phải là một chuyện khó, nhưng muốn cho Ngũ Sắc Tiên Đàm nở hoa, cần phải có một thứ của chim Thái Vân. A Liệt hỏi: - Vậy lão bá cần bắt một con hay sao? Lão Ngôn lắc đầu đáp: - Thái Vân là một thứ chim tinh khôn phi thường. Bất cứ cạm lưới hay tường đồng vách sắt không giữ được nó. Người đời đừng hòng cạm bẫy giống chim này. A Liệt không hiểu lại hỏi: - Nếu lão bá không bắt được thì làm sao lấy được vật gì trong mình nó? Có phải lão bá định bắn chết nó chăng? Lão Ngôn đáp: - Cũng không phải. Một là không ai giết chết được giống chim này. Hai là nó chết rồi sẽ thành vô dụng. Ta cho ngươi hay là ta chỉ mong nó ăn trái cỏ Bích Chi rồi là sẽ ra phân. Phân chim này là một thứ đồ bón rất tốt cho Ngũ Sắc Tiên Đàm và có thể khiến cho cây trổ bông. A Liệt gật đầu nói: - Té ra là thế! Thảo nào khi giết chết nó thành vô dụng. Lão Ngôn lại nói tiếp: - Nếu Ngũ Sắc Tiên Đàm trổ bông thì may ra có thể chữa bệnh cho ta khỏi chết và ngươi cũng có thể nhân cơ duyên này mà thoát thai hoán cốt. Hỡi ơi!... A Liệt nhảy lên hỏi: - Lão bá bảo sao? Lão Ngôn đáp: - Ngươi có biết vì lẽ gì ta đã đem hết những điều sở học truyền thụ cho ngươi không? Chính vì lẽ ta tự biết mình không thể sống qua năm nay mà ta không muốn để những điều mình đã học được bị thất truyền, nên ta làm ra sách vở, đồng thời lựa người truyền thụ. Dĩ nhiên khi Ngũ Sắc Tiên Đàm trổ bông cũng cần có người hiểu biết ở bên giúp đõ và ngươi là người hợp tư cách nhất.A Liệt cả kinh hỏi: - Hiện nay thân thể lão bá vẫn bình yên, sao lão bá lại thốt ra những lời bất tường? Lão Ngôn đáp: - Đáng lý ta phải chết trước đây hai chục năm rồi, nhưng nhờ ở tinh thông nghề thuốc và kiếm hàng trăm thứ kỳ hoa dị thảo về trồng mới kéo dài thọ mạng được đến ngày nay. A Liệt hỏi: - Lão bá mắc chứng bịnh gì? Lão Ngôn trầm lặng một lúc rồi đáp: - Hai chục năm trước ta tự chẩn mạch nhận ra trong phổi mọc mụn. Mụn nhọt này bất luận thuốc gì cũng không trừ được. Nếu không biết cách kiềm chế cho nó ở nguyên tình trạng cố định thì phải uổng mạng. Lão thở dài nói tiếp: - Từ ngày ấy ta phải đem hết tinh lực nghiên cứu cách đối phó với mụn nhọt trong phổi rồi một phần nhờ thuốc, một phần nhờ hương vị của các loại kỳ hoa dị thảo mới kéo dài được mạng sống cho tới bây giờ. A Liệt lúc trước mặt đỏ vì hối hận bẽ bàng, bây giờ biến thành xám ngắt. Chàng sợ hãi hỏi: - Lão bá có biết liệu còn thọ được bao lâu nữa không? Lão Ngôn đáp: - Ta đã gần 70 tuổi, kể ra chẳng còn non yểu gì nữa. Vậy ngươi bất tất phải quan tâm đến chuyện bữa naỵ Nhưng ngươi hỏi thì ta cũng nói cho ngươi hay là tánh mạng ta nguy ngập bất thình lình. Bất cứ lúc nào cũng có thể lăn đùng ra chết. Lão nhẹ buông tiếng thở dài cầm tay A Liệt dẫn chàng qua dẫy hành lang, đẩy của gian phòng nói: - Đây là Ngũ Sắc Tiên Đàm. Trong phòng này mùi thơm đua lên sực nức khiến người hít vào tâm thần khoan khoái. A Liệt nhìn lên giá gỗ vuông thấy có đặt một chiếc chậu lớn bằng kim thuộc loại trồng hoa. Chậu này đường kính chừng hai thước. Trong chậu chứa đầy đất cát, trồng một thứ cây mầu xanh biếc, hình dạng giống cây hoa Đàm thông thường, nhưng nhìn kỹ thì cây hoa Đàm này mầu xanh như ngọc phí thúy. Lá nó tỏa ra một mùi hương thanh nhã, ai ngửi vào cũng biết ngay là vật trân quý phi thường. A Liệt đảo mắt nhìn bên cửa sổ thấy hai giá sách dài. Ngoài sách vở giấy bút còn có một cái rương trổ chạm rất tinh vi để ở mé tả. - Đây toàn là những sách về y dược. Lão cầm lấy một cuốn ở khoảng giữa nói tiếp: - Cuốn này ta đã sưu tầm thành một bí lục nói về chim Thái Vân và cây Ngũ Sắc Tiên Đàm. Ngươi có cao hứng thì mở mà coi. A Liệt đón lấy sách đang mở coi lão Ngôn lại hỏi: - Chắc ngươi không thể đoán được trong cái rương kia có những vật gì? A Liệt bâng khuâng lắc đầu hỏi lại: - Phải chăng đó là những thứ dược vật trân quý? Lão Ngôn đáp: - Không phải! Đây toàn là dao kéo, kìm móc mà ta đã tốn công chế tạo. A Liệt ngạc nhiên hỏi: - Lão bá lại thích nghề may cắt y phục chăng? Lão Ngôn đáp: - Dĩ nhiên không phải. Những dụng cụ này định dùng vào việc mổ bụng cắt phổi đi trừ bỏ mụn nhọt đi. A Liệt nghe nói, rùng mình hỏi: - Có thể mổ bụng vào đến phế phủ được ư? Lão Ngôn đáp: - Ta nhận ra có thể làm được, nhưng đáng tiếc là mình chưa gặp cơ hội nào để thí nghiệm thử. A Liệt kinh hãi vô cùng nghĩ bụng: - Nếu lão bá không thể chính tay mình động thủ mà bảo ta làm việc này thì thật rắc rối. Chàng run rẩy hỏi: - Lão bá tự cầm dao mổ ngực mình được chăng? Lão Ngôn đáp: - Dỉ nhiên không được. A Liệt trống ngực đánh thình thịch lẩm bẩm: - Bất luân lão bá muốn nói thế nào thì nói, ta quyết không vâng lời lão được. Chàng nhìn lão Ngôn ấp úng hỏi: - Lão bá mà không tự mình ra tay động thủ thì chế tạo món dụng cụ này để làm gì? Lão Ngôn đáp: - Ta mong có người được ta truyền thụ y dược rồi ta sẽ truyền luôn cả bí thuật giải phẩu cho ỵ Như vậy sao lại chẳng có người mổ dùm ta? A Liệt rất sợ lão nói câu này. Chàng giật bắn ngưòi lên, mặt xám như tro tàn. Lão Ngôn thấy vậy không khỏi quan tâm lão hỏi: - A Liệt! Ngươi có việc gì không? Ta coi vẻ mặt người đã thất sắc. A Liệt đáp: - Tiểu tử vẫn bình yên, có điều trong lòng sợ hãi quá mà thôi. Lão Ngôn nói: - Ha Ha! Có phải ngươi sợ ta bảo ngươi động thủ không? Nhưng ta nói cho ngươi hay đó chỉ là ý nghĩ ngày trước của ta mà thôi. Nay ta đã tuổi già mà không sống được khỏe mạnh thì cũng chẳng tiếc gì đời nữa, nên ta quyết không yêu cầu ngươi động thủ đâu. A Liệt nghe lão nói vậy mới thở phào một cái. Mặt chàng bây giờ mới có chút huyết sắc. Nhưng chàng lại rất quan tâm đến sự yên nguy của đối phương liền hỏi: - Nhưng nếu không mổ thì e rằng lão bá không sống thêm được nữa, biết làm thế nào? Lão Ngôn đáp: - Ngoài ra chẳng có biện pháp nào khác, vả lại ta đã nói nay mình đã già rồi thì sống thêm mấy tuổi nữa hay chết trước mươi năm cũng vậy mà thôi, chẳng có gì đáng tiếc.