Nữ bá vương Truyền thuyết trên thế giới có một “di chúc của Đại đế Peter”, được dịch thành văn bản bằng nhiều loại văn tự Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung. Theo truyền thuyết Peter I tuyên bố người kế thừa Hoàng vị nước Nga trong “di chúng”: “Dân tộc Russia có sứ mạng gánh vác, phải trở thành dân tộc thống trị châu Âu.” Di chúc này có 14 điểm quan trọng là: “chia xẻ Ba Lan”, “đem hết khả năng chiếm lĩnh nhiều lãnh thổ của Thụy Điển”, “chiếm lĩnh quân sĩ Tandinbal”, “nhanh chóng làm sụp đổ Ba Tư”, “xông lên hướng Ấn Độ”, “không ngừng mở rộng phía Bắc ven biển Baltic”, “mở rộng phía Nam ven biển Đen” v.v… Di chúc này thật hay giả? Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận trên thế giới. Cho dù di chúc này đúng sai thế nào, vẫn có một điểm cực kỳ chân thật, là Sa hoàng các triều đại nước Nga sau Peter I, đều trung thực chấp hành kế hoạch mở rộng này. Nữ hoàng Catherine chính là một trong những người đó, là người chấp hành tốt nhất, kết quả chiến thắng lớn nhất. Sau khi Catherine II lên ngôi, không chỉ trấn áp cuộc khởi nghĩa nông dân, quan trọng là để mở rộng đối ngoại, bà rất xem trọng việc xây dựng quân đội nước Nga. Bà tại vị 34 năm, cầm binh đánh giặc 32 lần, quân số vượt quá 125 vạn. Lục quân từ 33 vạn tăng lên 50 vạn, phân làm các loại binh: Bộ binh, Kỵ binh, Công trình binh, trở thành Lục quân lớn mạnh nhất châu Âu. Bà còn ra sức mở rộng Hải quân, khiến cho hạm đội trên biển Baltic có 37 hạm chủ lực, 13 hạm tuần duwong 3 cột buồm và 30 hạm đội trên biển Đen, khiến nó có 22 hạm chủ lực, sáu hạm pháo, 12 hạm tuần dương ba cột buồm và lượng lớn thuyền nhỏ. Đồng thời, phát triển công nghiệp vũ khí đạn dược, xây dựng ba xưởng công binh, 15 công xưởng đại pháo, 60 xưởng đạn dược, mỗi năm sản xuất ba vạn súng trường, hàng trăm các loại pháo lớn và đạn dược lượng lớn. Quân nhu có rồi, Catherine II liền xác định mục tiêu mở rộng xâm lược đối ngoại, rõ ràng, mục tiêu này hoàn toàn thống nhất với di chúc của Đại đế Peter. Đây chính là: thôn tính phía Tây Ukraine và toàn bộ Russia, chia xẻ Ba Lan; đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ và nước Kremhan thuộc thẩm quyền của nó, đoạt lấy cửa biển ra biển Đen; đánh bại Thụy Điển, mở rộng hướng Bắc, củng cố địa vị ở biển Baltic của nước Nga. Từ 1764 – 1766, phái cách Ba Lan thúc đẩy Hội nghị thông qua án pháp công thương nghiệp phát triển, tăng cường thêm quân đội, quyền phủ quyết hạn chế tự do, tăng mạnh chính quyền trung ương, bảo vệ độc lập của quốc gia. Cải cách này dẫn đến sự bất an của Catherine, bà liên hợp Prussia tiến hành can thiệp, và năm 1767, phái quân Nga xâm nhập Ba Lan, cưỡng chiếm 9.2 vạn km2 phía Đông Ba Lan (Prissia đoạt được đất đai 3.6 vạn km2), tại Hội nghị xuống lưỡi lê uy bức Ba Lan phê chuẩn điều ước phân chia. Hành vị mở rộng này, kích thích sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ và Austria, vì thế lại bộc phất chiến tranh Nga – Thổ. Nữ hoàng Catherine phái quân đội lớn mạnh, ở ba chiến trường Danube, Krem và phía Nam Caucasus, phát động tấn công quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Do quân Nga vượt trội quân đội Thổ Nhĩ Kỳ về trang bị và kinh nghiệm tác chiến, quân Nga nhanh chóng chiếm lĩnh Azufu và Teganrog; khống chế biển Azu; hoàn toàn khống chế hai Quốc công Rumania; tiếp theo chiếm lĩnh toàn bộ bán đảo Krem; ở khu vực Caucasus, quân Nga chiếm lĩnh vùng Cabalda, Oseitia và Dacistein, và tiến đóng Georgia. Catherine II còn phái một hạm đội ra biển Baltic, qua Đại Tây Dương tiến vào Địa Trung Hải và phối hợp với Lục quân đánh Thổ Nhĩ Kỳ, ý đồ chiếm lĩnh quân sĩ Tandinbal, cuối cùng bức bách khiến Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hòa ước. Căn cứ theo hòa ước, nước Nga chiếm lĩnh khu vực rộng lớn bờ phía Bắc biển Đen, đoạt lấy giấc mộng mở cửa biển ra biển Đen của Peter I đã cầu mà không thực hiện được; khiến nước Kremhan thoát ly khỏi đế quốc Uthman và độc lập, trở thành bước mở đầu thôn tính của nước Nga; còn lấy quyền lực tự do thông hành qua eo biển Bothpres và biển Đen; v.v… Đối với việc phân chia Ba Lan và kết thúc chiến tranh Nga – Thổ lần thứ nhất, danh tiếng quốc tế của Catherine được nâng cao. Năm 1778, hai nước Prussia và Austria vì tranh đoạt Badailia mà nảy sinh chiến tranh, Catherine II hòa giải sự tranh chấp giữa hai nước, thúc đẩy khiến hai nước Prussia và Austria ký kết hòa ước, từ đó bà trở thành trọng tài và người hòa giải, thu được quyền lợi can dự vào công việc của nước Đức. Ngày 11 tháng 3 năm 1780, đang lúc chiến tranh độc lập nước Mỹ, Catherine II lại chỉ thị chính phủ nước Nga phát biểu tuyên ngôn trung lập vũ trang nổi tiếng, và các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Prussia tổ chức đồng minh trung lập vũ trang. Những việc này, khiến nước Nga dưới sự thống trị của Nữ hoàng Catherine, vượt ra khu vực châu Âu tiến vào phạm vi thế giới. Catherine đối với việc mở rộng lãnh thổ, tỏ ra tham lam, bà được tấc tiến thước, từng bước lấn chiếm. Năm 1787, hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với hai Quốc công Mordowa và Vallaguia. Đồng thời, Catherine mời Joseph II Hoàng đế nước Austria cùng kiểm duyệt hạm đội biển Đen, hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ khoe khoang vũ lực, tự ý kiếm cớ gây chuyện, khơi mào chiến tranh. Khi nước Nga còn đang mưu kế hoạt động chung quanh Thổ Nhĩ Kỳ, trong Giáo đồ Cơ Đốc tiến hành kích động phản đối Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc vương Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ nhẫn không được, hướng đến chính phủ nước Nga phát ra thông điệp tối hậu, yêu cầu quân Nga phải kéo ra khỏi Krem và Georgia, đồng thời cự tuyệt yêu cầu lãnh thổ của nước Nga. Vì thế, bạo phát chiến tranh Nga – Thổ lần thứ hai đã diễn ra. Lục quân nước Nga thu được thắng lợi lớn, hạm đội nước Nga cũng lại đánh bại hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ. Do sự can thiệp của các nước Anh, Prussia và nước Austria giảng hòa cùng Thổ Nhĩ Kỳ đơn độc, quân Nga mới dần dần bỏ kế hoạch tiến quan vào quân sĩ Tandinbal, và cùng Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hòa ước. Catherine II phát động chiến tranh đối với Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ hai, tuy không thực hiện được toàn bộ mục tiêu, nhưng chiếm đoạt được khu vực rộng lớn từ phía Nam sông Bourge đến sông Denyst, nước Nga tiến vào xây đắp nền móng ở Balkan. Tiếp theo, Catherine II lại hướng đến Thụy Điển nước gần phía Bắc, đưa ra yêu cầu lãnh thổ đoạt lấy phần Lan làm bình phong của Peterple, gặp phải sự cự tuyệt của Quốc vương Thụy Điển. Quốc vương Thụy Điển yêu cầu trả lại lãnh thổ mà Peter I đã đoạt lấy, công khai phản đối chính sách xâm lược của nước Nga ở Thụy Điển, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Cho nên chiến tranh Nga – Thụy lại nổ ra dữ dội. Đánh nhau qua hơn hai năm, thế lực hai bên đều ngang nhau, cuối cùng ký kết hòa giải, nhằm phục hồi trạng thái trước chiến tranh. Từ đầu đến giữa năm 1788, Catherine II mượn cớ cải cách chế độ quốc gia trong nước Ba Lan khởi lên nội loạn, dưới sự “mời” của một nhóm giặc bán nước Ba Lan, Phái ra 10 vạn quân đội, phát động chiến tranh xâm lược Ba Lan lần thứ hai. Cùng với Prussia ký kết hiệp định phân chia Ba Lan lần thứ hai vào năm 1793, nước Nga lại thu được 25 vạn km2 lãnh thổ (Prussia thu được 5.8 vạn km2). Sự phân chia Ba Lan lần thức hai làm dấy lên cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ba Lan, mở ra chiến tranh giải phóng dân tộc chống Nga. Catherine II lệnh cho quân đội nước Nga trấn áp tàn khốc, máu của nhân dân nhuộm đỏ đất Ba Lan. Nữ hoàng nước Nga quyết định tiêu diệt Ba Lan lần cuốc cùng, nước Nga lại thu được 12 vạn km2; hai nước Austria và Prussia mỗi nước cũng thu được hơn 4 vạn km2 đất đai. Đất nước Ba Lan diệt vong, nhân dân Ba Lan bị làm nô dịch đến 123 năm, mãi đến năm 1918 mới phục hồi độc lập. Thông qua ba lần phân chia Ba Lan, hai lần chiến tranh Nga – Thổ, Catherine II tổng cộng mở rộng vạn km2 lãnh thổ, lớn tương đương với nước Anh. Trong tỉnh 50 tỉnh của cả nước thời kỳ bà thống trị, có 11 tỉnh được xây dựng từ đất đai chiếm được của các nước láng giềng. Nhưng Nữ hoàng Catherine II hoàn toàn không vì thế mà thỏa mãn, nghĩ đến mục tiêu vĩ đại được xác định trong di chúc của Đại đế Peter, bà từng nuối tiếc nói: “Nếu tôi có thể sống được 200 tuổi, tôi sẽ lấy toàn bộ châu Âu đặt dưới sụ thống trị của nước Nga”. Trên thực tế, bà luôn có ý đồ xây dựng bá quyền thế giới của nước Nga, thậm chí sủng thần của bà định ra kế hoạch, phải xây dựng một nước Nga Tổng đàn lớn có 6 đô thành (Peterple, Moscow, Berlin, Vienna, Coonstantinople, Astrakhan). Thành tích chính trị thời kỳ thống trị của Nữ hoàng, phải dùng lời nói của chính Catherine II mới diễn tả hết được: thời gian 19 năm xây dựng 29 tỉnh mới, 144 thành phố; ký kết với nước ngoài 30 điều ước và hiệp định có lợi cho nước Nga; giành được 78 thắng lợi chiến dịch đối ngoại… Từ những con số này cho thấy, Nữ hoàng Catherine II quả thật không hổ thẹn là một Nữ Bá Vương. “Ba trăm người hầu đẹp trai” Mọi người khi bàn luận về “văn trị võ công” (sự nghiệp dân sự và chiến công quân sự) của nữ “Đại đế” Prussia, đánh giá “thời đại hoàn kim” thống trị của bà, thường không bàn về cuộc sống riêng tư của bà. Sa hoàng Nicholas I, cháu trai của Catherine II đã từng đánh gia bà nội của ông là: “Bà là một gái điếm đội mũ vua”. Lời nói này không tránh khỏi sự thô lỗ, nhưng cũng không phải không có lý. Cuộc sống tình cảm của Catherine II, người đời sau nói bà có 300 người hầu đẹp trai. Nhưng trên thực tế có khoảng hơn 21 người tình. Khi Catherine II kết hôn cùng Peter III, quan hệ tương đối căng thẳng. Peter III luôn ở bên ngoài tìm hoa trêu liễu, lạnh nhạt với vợ. Có lẽ do Catherine quá đặc biệt và tài trí thông minh hơn người, khiến Peter III dường như thấy thiếu, Vorontsov – người tình của ông – cử chỉ thô tục, dáng vẻ xấu xí nhưng nhiệt tình khiến ông rất quan tâm. Theo truyền thuyết họ kết hôn nhiều năm, Catherine II vẫn là một “phu nhân đồng trinh”; kết hôn 10 năm, Catherine mãi không sinh con. Năm 1754, bà sinh một người con gái, đặt tên Anne, lúc bấy giờ không ít người cho rằng cha của đứa bé là Baniatovsiz. Trên thực tế, ai là cha của đứa bé này, có thể ngay cả Catherine cũng không biết rõ. Thái độ của Peter III với Catherine, khiến người không thể chịu được. Ông dời vào Hoàng cung mới xây, độc chiếm nhà ngang, đem người tình Vorontsov vào ở phòng bên cạnh mình, còn Hoàng hậu đến ở nhà ngang khác. Peter III muốn phế bỏ Hoàng hậu, để lập Vorontsov, nên thường xuyên vạch lá tìm sâu đối với Catherine. Một lần, ở giữa đám đông ông mắng bà là “đồ ngốc”. thấy hoàng thượng làm nhục mình, Catherine đã khóc. Bị chồng ghẻ lạnh, bà tìm đến an hem Fedorovich – Orlov, vừa phát động chính biến, vừa tìm tình cảm. Tình yêu của Catherine không phải là chuyên nhất. Những người tình khác của bà như Saltykove, Chernyshev, Baniatovsiz v.v… Baniatovsiz nguyên là một người dân Ba Lan, mượn quan hệ thân thích họ hàng xa với Czartoryski quí tộc Ba Lan, hòa vào xa hội giai cấp quí tộc Paris, có sự tu dưỡng về nhiều mặt. Ông đẹp trai, phong độ nhanh nhẹn, có vẻ thân sĩ. Năm 1755, khi Williams – nhà ngoại giao của nước Anh – với tư cách Đại sứ nước Anh sang Peterple, vì biết rõ tình của của Catherine, chủ ý đem chàng thanh niên đẹp trai này làm tùy viên đến Peterple. Lúc này, Catherine kết hôn với Peter III không lâu, đang chịu sự giám sát của Nữ hoàng Yerisavat, thiếu tình yêu nồng ấm của của người chồng kỳ thị, nên rất đau khổ. Khi Đại sứ Anh tiến cử Baniatovsiz với phu nhân Đại công Peter, hai người gặp nhau liền nảy sinh tình cảm. Từng hành động lời nói của Baniatovsiz đều làm cho Catherine điên đảo. Lời nói hành động của phu nhân Đại công tước cũng khiên cho chàng thanh niên đẹp trai người Ba Lan này hâm mộ. Baniatovsiz đã miêu tả hình tượng Catherice lúc bấy giờ ngư sau: “Bà lúc đó 25 tuổi, vừa phục hồi sức khỏe sau khi sinh, quả thật là một dáng vẻ rạng rỡ tuyệt vời đến đỉnh điểm. Tóc bà đen nhánh, nước da trắng ngời, lông mày dài, mũi thanh tú, đôi bờ môi khiêu gơi. Đặc biệt tay chân rất đẹp, eo lưng thon nhỏ, thân hình cân đối, bước đi nhẹ nhàng, âm sắc thánh thót, tiếng cười vui vẻ, hoàn toàn giống như tính cách của bà”. Căn cứ vào đoạn miêu tả này, Catherine quả thật là một sắc đẹp động lòng người, Baniatovsiz yêu bà say đắm. Williams – Đại sứ Anh vì mưu cầu lợi ích nước nhà, Viện trợ kinh phí cho Catherine, Baniatovsiz trờ thành người bắc cầu giật dây kéo bè cánh mưu lợi riêng cho Catherine. Baniatovsiz không chỉ trở thành người tình, mà còn là trợ thủ đắc lực trong âm mưu chính trị của bà. Baniatovsiz chỉ là tùy viên của Đại sứ nước Anh, không có phẩm hàm gì, hoạt động trong ngoại giao cung đình nước lớn không đạt hiệu quả, từng bị đưa trở về Ba Lan. Lúc này, Nữ hoàng Yerisavat ra lệnh Bestrugeff Đại thần quốc vụ nước Nga theo dõi Catherine, xem ra Hoàng vị tương lại thuộc vì phu nhân Đại công tước này, để làm vui lòng bà, Baniatovsiz liền báo cho Chính phủ Ba Lan lưu ý riêng. Không lâu, Baniatovsiz được cất nhắc làm Đại thần vương quốc Ba Lan, nghênh ngang trở về đến cung đình nước Nga, tình thân lại gặp nhau, ông cùng Catherine chìm đắm trong mối tình vụng trộm. Theo truyền thuyết, người con trai thứ hai của họ. Khi Peter III biết được bà mang thai đã làu bàu nói: “Chỉ có trời mới biết, đây có phải là con tôi hay không?”. Vào một ngày tháng 7 năm 1758, khi Baniatovsiz từ Olanymple hành cung Hoàng gia đi ra, bị đội tuần tra kỵ binh của Đại công tước Peter bắt. Họ đem Baniatovsiz cải trang rồi áp giải đến chỗ của Đại công tước, Peter bắt ông ta cung khai sự thật, Baniatovsiz cự tuyệt không trả lời, Peter phải dùng mưu sắp đặt tội danh của ông ta. Vì thế, Catherine đã ra mặt, thông qua điều kiện Vorontsov tình nhân của Peter, muốn bà van xin Peter. Vorontsov quá lo sợ, hoàn toàn đồng ý. Vorontsov xin không được, ngay lập tức xin Peter không nên truy cứu lại việc này. Ngay đêm đó, Baniatovsiz đến phòng Đại công tước nịnh nọt lấy lòng ông ta. Vị Đại công tước Peter này được người nịnh, nên tinh thần lên cao, nói: “Nếu như chúng ta là bạn, thì trong đây còn thiếu một người”. Nói xong, đi vào phòng Catherine, dắt vợ ra đưa vào bên cạnh Baniatovsiz. Như vậy, Hoàng đế cũng như phu nhân nước Nga u mê hoang dâm vô độ, mỗi người đều có tình nhân riêng. Từ đó, họ còn thường xuyên tụ họp, tận hưởng khoái lạc. Nhưng không lâu, việc này nhanh chóng truyền đến tai Nữ hoàng Yerisavat. Thấy việc liên quan đến vinh dự và thanh danh người kế thừa Hoàng vị, ra lệnh Baniatovsiz trở về nước. Bốn năm sau, Catherine phát động chính biến, lên ngôi Sa hoàng. Baniatovsiz liền gửi thư yêu cầu được đến Peterple gặp mặt Nữ hoàng, hâm nóng mộng cũ. Lúc này, việc Catherine II nghĩ đến trước tiên là củng cố quyền lực, tạo ảnh hưởng chính trị tốt, nên hồi âm cự tuyệt. Trong thư bà nói: “Tình hình trước mắt chưa thuận lợi, phải rất cẩn thận… Anh viết thư cho tôi, thật là nguy hiểm”. Nhưng, Catherine vẫn không quên người tình ngày xưa này của mình. Sau hai năm lên đài, tức năm 1763, Quốc vương Ba Lan qua đời, cần lựa chọn đề cử Quốc vương mới. Nữ hoàng Catherine II – Công sứ Warsaw ở nước Nga, nhất định phải sắp đặt cho Baniatovsiz được chọn làm Quốc vương. Hội nghị Ba Lan quyết liệt phản kháng, Catherine II liền phái 1.5 vạn binh sĩ nước Nga bao vây Hội nghị, bắt nghị trưởng phản khan nước Nga đưa ra ngoài, đưa nghị viên Nga mới leo lên bảo tòa nghị trưởng, và Baniatovsiz được chọn làm Quốc vương Ba Lan. Đồng thời, Catherine II đưa thư cho Baniatovsiz, với lời lẽ vừa mềm mại vừa cứng rắn buộc ông ta làm bù nhìn đảm nhiệm bảo vệ lợi ích nước Nga. Baniatovsiz chỉ là một tiêu biểu trong số tình nhân của Nữ hoàng Catherine II. Nổi tiếng nhất, là người tình Gregory Aleksandrovich-Potemkim. Potemkin là Tướng lĩnh quân Nga nổi tiếng. Khi trẻ tuổi, ông quan hệ mật thiết với Catherine, tình cảm rất sâu nặng. Không chỉ là tình nhân của bà, mà còn là công cụ chính trị cho bà leo lên địa vị thống trị. Sau khi Catherine II lên ngôi, Potemkin luôn là tướng lĩnh cấp cao tín nhiệm của Nữ hoàng, là người thực hiện mục tiêu xâm lược mở rộng của Nữ hoàng, thời kỳ Nam chinh Bắc chiến, tấn công thành đoạt đất, và một thời gian kiêm nhiệm công tác ngoại giao của Nữ hoàng. Khi Potemkin giành được thắng lợi ở cuộc đánh chiếm Krem, lấy nước Kremhan đưa vào bản đồ nước Nga, Catherine II liền lấy bán đảo Krem, bờ phía Bắc biển Đen và khu vực Kuban làm biên khu mới của Russia, và giao cho Potemkin làm Tổng đốc. Potemkin không phụ tình của Nữ hoàng, toàn lực phát triển biên cương, xây dựng thành phố và Hải quan cứ điểm quan trọng Hergs, Catherinolaw-Nicholasyev và Sewatstobour, trở thành vùng cơ sở lớn mạnh của hạm đội biển Đen. Việc xây dựng hạm đội biển Đen, làm mở rộng cương vực đế quốc Russia và tranh đoạt bá quyền thế giới được xây dựng bởi công lao của Hanma, Nữ hoàng Catherine II trao cho Potemkin hiệu gọi Công tước Tafreidsz. Mãi đến khi Potemkin tuổi già, Catherine II đối với vị nguyên lão này – người tình ngày xưa, vẫn quan tâm sâu sắc, xây dựng cho ông cung Tafreidsz ở thủ đô Peterple. Khi ông ta kết hôn với người nữ họ ngoại, Nữ hoàng tặng 1000 vạn rúp Nga. Liên quan về việc phong lưu của Nữ hoàng Catherine II, truyền thuyết rất nhiều. Năm 67 tuổi, bà vẫn có người tình, và không e ngại sự dèm pha của mọi người. Bà từng nói: “Nếu khi tôi còn trẻ, gặp được người chồng yêu thương tôi thật sự, tôi sẽ làm một người vợ hiền suốt cuộc đời”. Ngày 17 tháng 11 năm 1796, Nữ hoàng Catherine II đột ngột qua đời, hưởng thọ 67 tuổi. Trước khi chết, bà đã tự tay viết lời ở bia mộ của mình: “Ở đây, Catherine II – yên giấc ngàn thu Bà sinh ngày 21 tháng 4 năm 1729 ở Schtin. Để kết hôn cùng Peter III, năm 1744 bà đã đến nước Nga. Năm 14 tuổi, bà lập ba quyết tâm lớn: phải quan tâm chồng thật nhiều, làm vui lòng Nữ hoàng Yersavat, và khiến nhân dân cả nước đồng lòng. Để đạt đến mục đích này, bà không bỏ qua cơ hội nào, thận trọng từng hành động, việc làm. Bà đọc nhiều sách, để giết chết thời gian ưu uất, cô độc, hiu quạnh, buồn chán trong 18 năm. Khi lên địa vị Hoàng đế, bà hết lòng vì quốc gia mưu cầu phúc lợi; vì thần dân mưu tìm hạnh phúc, giàu có và tự do. Bà khoan hồng độ lượng, đối đãi với mọi người tử tế, không quá đáng với ai, tính cách vui vẻ, tôn sùng tự do, bản tính lương thiện. Bà rất tuyệt, tha thiết hăng say với công việc, lịch thiệp trong giao tế, yêu thích nghệ thuật.” Vị Nữ hoàng phong lưu này với việc miêu tả, rõ ràng khác xa với sự thật ghi lại của người cùng thời đại. Để đánh giá vị Nữ hoàng này, trong tâm mỗi độc giả tự có lời giải đáp.