Dịch giả: Nguyễn Kim Dân
Elizabeth I
GÁI TRINH HIẾN THÂN CHO VƯƠNG QUỐC

Trong lịch sử hơn 2000 năm của nước Anh có ghi lại bằng văn tự, trước sau xuất hiện chín vị Nữ hoàng. Vận mệnh chìm nổi của họ có liên quan mật thiết với sự thịnh suy của lịch sử nước Anh. Trong chín vị Nữ hoàng này, có hai vị nổi tiếng nhất, chính là Nữ hoàng Elizabeth I và Nữ hoàng Victoria. Thời gian tại vị của họ khá dài (Elizabeth I tại vị 45 năm, Victoria tại vị 63 năm), vả lại thời kỳ tại vị của họ được mọi người khen là “thời đại hoàng kim” và “thời đại huy hoàng xán lạn” của nước Anh. Thời kỳ Nữ hoàng Victoria tại vị là thời kỳ hưng thịnh nhất của nước Anh. Móng vuốt xâm lược của nó duỗi thẳng đến từng hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Nhưng nền tảng vững mạnh của nó lại là sự thu hoạch của Elizabeth I. Năm 1900, Huân tước Salisbury khi ca tụng Nữ hoàng Victoria, nói rằng bà “có tinh thần của Elizabeth I”.
Elizabeth I không chỉ là người thống trị có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử nước Anh, mà còn là nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử thế giới. Bà có tài năng chính trị, ngoại giao và quân sự, có phương pháp trị nước; một lòng dồn sức lên sự nghiệp Quốc vương, trọn đời không lập gia đình. Theo truyền thuyết, Nữ hoàng Elizabeth I tự mình nói rằng: “Nếu như sau khi tôi chết, trên bia mộ tôi khắc lên “Vị nữ hoàng này o đang trị thế thời đại này, mãi đến khi chết vẫn là gái trinh”, thì tôi không có điều gì nuối tiếc cả”. Có thể nói: cuộc đời bà rực rỡ mà cô độc.
Dưới đây, chúng ta cùng nhau hồi tưởng lại những sự việc đã trải qua của vị Nữ hoàng này.
Vận mệnh không may và vận may vương miện
Trong bốn vị Nữ hoàng trong lịch sử nước Anh, trước Elizabeth I, không có vị Nữ hoàng nào ở thời kỳ thanh thiếu niên trải qua sóng gió hãi hùng như Elizabeth I; không có vận mệnh của vị Nữ hoàng nào kỳ lạ và không may như Elizabeth I; cũng không có vị Nữ hoàng nào lên ngôi vị giống như Elizabeth I, vận may đơn giản là tạo ra kỳ tích.
Enjoy VIII – cha của Elizabeth, là Quốc vương vì phổ biến cải cách tôn giáo mà nổi tiếng trong lịch sử nước Anh. Ông phản đối Giáo hoàng La Mã lấy Thiên Chúa giáo làm trung tâm, phổ biến phản ánh Tân giáo của giai cấp tư sản mới nổi lên, thời gian nay là hành vi tiến bộ. Enjoy VIII có sáu Hoàng hậu, Hoàng phi, Hoàng hậu thứ I sinh một trưởng nữ tên là Mary; Hoàng hậu thứ II tên là Anni Burlin, sinh ra người con gái thứ, lấy tên là Elizabeth; Hoàng hậu thứ III sinh ra một Hoàng tử, tên là Edward; ba Hoàng hậu, Hoàng phi sau đều không có con.
Trong di chúc của Enjoy VIII trước khi qua đời, qui định theo thứ tự kế thừa Vương vị: sau khi ông qua đời, Edward làm người kế thừa; sau khi Edward chết, nếu như không có con cái, Vương vị do trưởng nữ Mary hoặc con cái của Mary kế thừa; sau khi Mary chết, nếu như cũng không có con cái kế thừa, thì Vương vị sẽ do Elizabeth kế thừa. Nhìn thứ tự kế thừa Vương vị qui định theo di chúc này, khả năng kế thừa Vương vị của Elizabeth dường như là rất nhỏ. Chỉ có Edward em trai của bà chết trước bà, và không có con cái; chị gái của bà cũng phải chết trước bà, đồng thời cũng không có con cái, bà mới có thể đoạt lấy vương miện. Thông thường, Hoàng hâu, Hoàng phi của Quốc vương nhiều hơn, con cái đều là thịnh vượng hơn. Do đó, trừ phi xuất hiện kỳ tích, Elizabeth mới có thể đội vương miện, trở thành Nữ hoàng. Việc này chỉ có thể tùi vào sự an bài của định mệnh. Vận mệnh thời đại tuổi trẻ của Elizabeth là rất không may, rất thê thảm.
Anni – Burlin mẹ của Elizabeth, vốn là cung nữ của Hoàng hậu thứ nhất của phụ vương, dáng người thướt tha, hoạt bát nhiệt tình, được Enjoy VIII sủng ái. Do năm đứa con của Hoàng hậu thứ nhất, ba đứa đẻ non, một sẩy thai, chỉ còn sống sót Mary trưởng nữ, Enjoy vì muốn có một Hoàng tử, nên ly hôn với Hoàng hậu thứ nhất, cuộc ly hôn kéo dài hơn sáu năm. Cuối cùng, ông đối kháng với Giáo đình La Mã, thực hành cải cách tôn giáo, tuyên bố hôn nhân với Hoàng hậu thứ nhất vô hiệu, tuyên bố hôn nhân hợp pháp với Anni (đã sống chung và mang thai), phong cho bà làm Hoàng hậu. Một nhà biên niên sử học lúc bấy giờ viết Hoàng hậu Anni mang thai cầu nguyện: “Tôi hướng đến Kitô cầu nguyện, đây là ý nguyện Thượng đế, tặng cho chúng tôi một vị Hoàng tử”. Nhưng cuối cùng, hy vọng và dự đoán đều tan thành mây khói, Hoàng hậu Anni sinh ra một vị công chúa. Khi làm lễ rửa tội cho đứa trẻ, tuyên cáo phong hiệu là: “Thượng đế chí cao cho chúng ta Công chúa Elizabeth quyền lực chí cao vô thượng để phồn vinh trường kỳ nước Anh!” Hôm ấy là ngày 7 tháng 9 năm 1533.
Trong hai năm sau, Thượng đế hoàn toàn không tặng cho Hoàng hậu Anni một vị Hoàng tử. Tình cảm của Enjoy VIII nhất thời bị một cung nữ đẹp trong cung hấp dẫn. Địa vị của Hoàng hậu Anni ngày càng dao động, ngày 29 tháng giêng năm 1536, bà sinh ra một bé trai. Đây thật là một vị cứu tinh! Ai ngờ, cứu tinh trở thành tai tinh, tai nạn nhanh chóng giáng xuống bà, bi kịch liên tiếp xảy ra. Ngày 2 tháng 5, Hoàng hậu Anni bị đưa đến giam lỏng ở London. Bà bị vu khống thông gian với năm người đàn ông, một người trong đó là anh trai của bà. Trong lần xét xử đó, Anni bị xử chết vào ngày 19 tháng 5. Lúc này, Công chúa Elizabeth mới 2 tuổi 8 tháng, theo hôn nhân giữa mẫu thân và phụ vương bị tuyên bố là vô hiệu, bà vô tình bị hạ xuống địa vị con sinh riêng. Sau đó, mẹ kế của Elizabeth sinh ra Hoàng tử Edward cho phụ vương, Enjoy xem như năm trong tay viên minh châu, càng thêm lạnh nhạt đối với Elizabeth. Thậm chí Elizabeth ít có cơ hội gặp mặt Enjoy VIII, nhưng bà lại trung thành với phụ vương.
Năm 1543, Enjoy VIII kết hôn cùng Catherine Parr nữ học giả 33 tuổi. Dưới kiến nghị của Hoàng hậu mới, Mary, Elizabeth và Edward, 3 đứa con của những vị Hoàng hậu trước được đón tiếp trở về cung. Do Elizabeth không lớn tuổi bằng Mary, vì thế hoàn toàn chưa gặp phải sự cư xử lạnh nhạt quá nhiều, hoàn toàn không thiếu tình yêu thương cần phải có của trẻ thơ. Đặc biệt là Catherine Parr, người mẹ kế mới, yêu thương vỗ về bà như mẹ ruột. Lúc này, Elizabeth bắt đầu tiếp nhận thời kỳ giáo dục chính qui, đúng vào thời kỳ hưng thịnh nhất phục hưng văn nghệ cuồng nhiệt. Hoàng hậu Parr chọn cho Elizabeth người thầy tốt nhất, khiến bà nhận được sự bồi dưỡng tinh thần của các học giả đời thứ 2 vĩ đại. Từ trong các học giả Cambridge trẻ tuổi, Elizabeth kế thừa rất nhiều di sản quí báu, từ đó mà nhanh chóng trưởng thành và thành thực.
Năm 1547, Enjoy VIII qua đời. Edward em trai của Elizabeth kế thừa Vương vị, năm ấy mới 10 tuổi. Trước khi Enjoy qua đời qui định, Edward kế thừa Vương vị trước khi tròn 19 tuổi, do Hội ủy viên nhiếp chính phụ tá; nhưng không lâu, quyền lực nhiếp chính bị Edward Seymour – cậu của Edward soán đoạt. Huân tước Thoms Seymour – Đại thần Hải quan, em trai của Nhiếp chính vương cũng là một người có dã tâm, ông sử dụng thủ đoạn lừa dối kết hôn cùng Thái hậu Parr, có ý đồ đoạt lấy quyền nhiếp chính. Ông còn lợi dụng điều kiện thuận lợi đến gần Vương cung, thường xuyên chọc ghẹo Elizabeth, vọng tưởng kết hôn cùng bà. Thái hậu Parr biết được, cũng vì bảo vệ Công chúa, bèn đem Elizabeth đưa đến chỗ ông ta, và sắp đặt ở chung với gia đình giáo sư Ashri Ket. Năm 1548, Parr vì sinh khó đã qua đời, Thoms-Seymour càng thêm trắng trợn theo đuổi, Elizabeth mất đi sự bảo vệ của người mẹ kế. Ý của Seymour tính toán là muốn thông qua ký kết hơn ước với Elizabeth, đưa bà lên Vương vị, chính mình làm Nhiếp chính vương. Sau đó, ông lại có ý đồ thông qua chính biến lật đổ Nhiếp chính vương Edward Seymour – anh trai của ông, nhưng kế hoạch thất bại, ông bị đưa vào tháp London, tháng 5 năm 1549 ông bị xử tử. Vì thế, Elizabeth cũng lâm vào xoáy lốc chính trị, nữ gia đình giáo sư và quản gia của bà liên tiếp bị đưa vào tháp London thẩm vấn, bản thân bà cũng bị tra hỏi. Sự việc này, khiến Elizabeth rất đau khổ, tinh thần suy sụp.
Quốc vương Edward VI từ nhỏ đã nhiều bệnh, thân thể suy yếu, không làm nên trò trống gì. Nhưng Edward lại giống Ebjoy VIII – phụ vương của ông, là một Giáo đồ mới. Năm Edward 16 tuổi bị bệnh lao phổi. Loại bệnh này lúc bấy giờ rất đáng sợ, không trị được. Căn cứ vào di chúc Enjoy VIII, nếu như Edward qua đời, người kế thừa Vương vị phải là Mary, nhưng Mary lại là một Giáo đồ Thiên Chúa cuồng nhiệt. Edward hy vọng nước Anh tiếp tục bảo vệ sự thống trị của Giáo đồ mới, ông cho rằng địa vị Tân giáo ở England quan trọng nhiều hơn tính chính thống kế thừa Vương vị. Vị thế, trước khi lâm chung, trước 26 vị quí tộc, ông chỉ định Quận chúa Jane-Grey tôn thờ Tân giáo, em họ của Elizabeth, cháu gái của Enjoy VII làm Nữ hoàng. Hành động này gặp phải sự phản đối của công chúng England xem trọng chính thống, trưởng thành phố London tuyên bố Mary-Tudor được quần chúng bảo vệ làm Nữ hoàng. Quận chúa Jane-Grey chỉ làm Nữ hoàng chín ngày bị đưa vào tháp London, và nhanh chóng bị xử tử. Sự việc này, khiến Elizabeth bị liên lụy, lại một lần nữa lâm vào cảnh nguy nan.
Sau khi Mary-Tudor lên Vương vị, Công chúa Elizabeth lâm vào thời kỳ khốn khổ nhất, nguy hiểm nhất trong cuộc đời. Khi mẹ đẻ của Mary (Hoàng hậu thứ nhất của Enjoy VIII) bị phế, Anni-Burlin – mẹ đẻ của Elizabeth (Hoàng hậu thứ hai của Enjoy VIII) chủ trì hậu cung, thì Anni rất căm ghét Mary, tước đoạt danh xưng Công chúa của bà, thường xuyên mắng chửi bà là “đứa con sinh riêng ê mặt”, để cho bà ở trong một cái phòng nhỏ hẹp, thậm chí muốn bà làm thị nữ cho Elizabeth – con gái của mình. Lúc bấy giờ vì để sinh tồn, Mary ngoài mặt tỏ ý thuận theo, trong lòng lại âm thầm nười cừu hận. Nay Mary đang làm Nữ hoàng, Elizabeth bắt đầu phải trả giá rất đắt.
Sau khi Nữ hoàng Mary lên đài, bước trọng đại nhất chính là sử dụng biện pháp xóa bỏ việc cải cách tôn giáo của Edward VI, cưỡng bức England tôn thờ Thiên Chúa giáo, trấn áp không ghê tay sự phản đối của Giáo đồ mới. Bà đem hơn 300 Giáo đồ mới, gồm ba Giáo chủ, Đại giáo chủ đưa lên cột hỏa hình, nhiều Giáo sĩ và nhân dân không muốn lìa bỏ tín ngưỡng, phải chạy ra nước ngoài lánh nạn, mọi người gọi bà là “Mary khát máu”. Elizabeth là một Giáo đồ mới, thêm vào đó khi còn nhỏ có điều vướng mắc với chị, tất nhiên sẽ có quan hệ căng thẳng với Nữ hoàng Mary. Phải phản đối Nữ hoàng cùng rất đông Giáo đồ mới, liền gửi hy vọng tương lai vào Elizabeth. Tuy Công chúa Elizabeth rất cẩn thận từng li từng tí tránh sự hiềm nghi, nhưng vẫn chưa tránh khỏi sự bức hại. Sau một lần sự phản loạn của Giáo đồ mới được dẹp yên, bà bị vu khống là kẻ chủ mưu kế hoạch phản loạn. Nữ hoàng Mary giận dữ, ra lệnh bất Elizabeth. Các cận thần của Nữ hoàng đều chủ trương xử tử Elizabeth, để tuyệt đứt hậu hoạn. Việc này khiến sinh mạng của bà lâm vào cảnh nguy hiểm vô cùng. Sau đó, tuy Wyatt người chủ mưu phản loạn lên trước đoạn đầu đài (máy chém) thừa nhận lời cung cấp của ông ta là hư cấu, nhưng trong lòng của Nữ hoàng Mary vẫn cứ nghi ngờ. Bà đem Elizabeth bỏ vào cung Saint-James, sau đó bỏ vào tháp London. Sau tám tuần lễ, lại bị dời đến Eadstocque quận Oxford, do Huân tước Enjoy – Beninfird ngạo mạn vô lễ giam lỏng quản lý, để ngăn ngừa phát sinh âm mưu có ý lập bà làm vua.
Dưới kiến nghị của Đại sứ Anh đóng tại Tây Ban Nha, tháng 7 năm 1554, Nữ hoàng Mary dược gả cho Philip II Quốc vương Tây Ban Nha theo Thiên Chúa giáo chính thống, Philip II là nhân vật đại biểu cho cựu thế lực châu Âu, ông điên cuồng đả kích, bức hại Tân giáo. Lúc bấy giờ Tây Ban Nha lại là cường quốc, có mâu thuẫn sâu sắc với nước Pháp, mong mỏi thông qua hôn nhân nước Anh để đả kích nước Pháp. Mary thì muốn lợi dụng thế lực Thiên Chúa giáo hùng hậu của Philip để đả kích Tân giáo trong nước Anh, củng cố sự thống trị của mình. Vì thế, hôn nhân của hai người được tiến hành ngay lập tức. Nhưng Philip hoàn toàn không phải vì yêu Mary, mà là yêu vương quyền nước Anh, nhưng quí tộc nước Anh không chịu thừa nhận quyền bính của ông. Sau cùng ông rời bỏ nước Anh, trở về Tây Ban Nha trị vì quốc gia của mình. Nữ hoàng Mary phòng khuê vắng lạnh, hy vọng sinh Hoàng tử để kế thừa Vương vị trở thành mây khói. Chính sách tôn giáo của Mary đã làm phật lòng người, nên nảy sinh âm mưu lật đổ bà, thêm vào đó bị chồng bỏ qua một bên, trong lòng phiền muộn, thân thể ngày càng suy yếu. Sau vài tháng, quan hệ chị em của bà và Elizabeth mới dần dần ôn hòa. Trong một trận bệnh nặng, cuối cùng Nữ hoàng Mary và Đại sứ Tây Ban Nha cùng Hội ủy viên nhiếp chính đi đến hiệp nghị, đồng ý cho Elizabeth kế thừa Vương vị. Bà còn viết thư yêu cầu phải bảo vệ tín ngưỡng Thiên Chúa giáo là điều kiện quyết định trước tiên. Elizabeth ngoài mặt tỏ vẻ đồng ý, mỗi ngày cùng làm lễ Misa, ngụy trang thành kính lừa lấy lòng tin của Mary, nhưng trong lòng vẫn cứ là một Giáo đồ mới.
Ngày 17 tháng 11 năm 1558, Nữ hoàng Mary qua đời, không có con cái. Kỳ tích cuối cùng đã xuất hiện, Công chúa Elizabeth người kế thừa thứ ba trong di chúc của Enjoy VIII, năm bà 25 tuổi, nhờ vận may được đội lên vương miện nước Anh, trở thành Nữ hoàng Elizabeth I.
Bây giờ, cuối cùng chúng ta có thể đánh giá vị Nữ hoàng này đã trải qua muốn vàn khó khăn mới leo lên Vương vị. Chemy – nhà sử học nước Anh miêu tả: “Bà học thức uyên bác, tinh thần hoạt bát, ngoài tiếng Anh ra, còn biết tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Iralia, tiếng Hy Lạp, tri thức rất rộng. Bà có tính tình hài hước, nói cười vui vẻ. Thay đổi kịp thời và năng lực đối đáp của bà giống cho bà; từng lời nói, từng cử động đều mạch lạc rõ ràng không lộn xộn, cẩn thận từng chút, giống như Tổ phụ (ông nội) Enjoy VII. Thời đại thiếu niên của bà ở dưới sự thống trịc của Edward và Mary. Bà gặp nhiều vận nguy, may tránh khỏi nạn, từ đó mà dưỡng thành tính cách không nhẹ dạ tinh người và cẩn thận từng việc”.
Nguy cơ Tôn giáo và sự tranh chấp Quốc giáo
Elizabeth I kế vị trở thành Nữ hoàng, cả nước ngay lập tức nhảy lên vui sướng. Mọi người vui mừng, thời đại lửa cháy Giáo đồ khác đã trở thành quá khứ, hoan hô có một Nữ hoàng Tân giáo. Ngày 24 tháng 11 năm 1558, Nữ hoàng Elizabeth I đi cùng 1000 quân cấm vệ, xuất phát từ Hartferd rời cung, thẳng đến thủ đô London. Bà từ trong cửa sổ xa, nhìn thấy dọc đường trên cửa mọi nhà đếu treo cờ Tổ quốc, hướng đến bà biểu thị tận trung.
Ngày 15 tháng giêng năm 1559, tổ chức lệ đội vương miện Nữ hoàng, toàn thành phố London tổ chức hoạt động khánh chúc rất lớn. Trong đội du hành của thiên hạ, 1000 dân chúng tuấn mã bước cao mà đi, xuyên qua đường phố đến Westminster. Elizabeth I mặc bào phục Hoàng gia, đội lên vương miện Nữ hoàng, tuy rất hào hoa, nhưng dường như vẩn còn chưa tượng trưng quân chủ. Bà ngồi xe vua đi, xe mở ra gấm và đoạn màu vàng từ trên buông rủ xuống đền mặt đất, hai đầu ngựa trắng đóng vào xe cũng trang sức vàng sáng lấp loáng. Phía bên bà, tùy tùng đi bộ thân cao hơn, họ mặc bào phục bằng gấm đoạn đỏ tươi, tay cầm rìu chiến màu vàng. Hai bên Nữ hoàng rất nhiều bộ binh mặc ái giáp bằng lông thiên nga đỏ tươi, trên quân trang của họ viền dây vàng bạc, trước sau còn trang sức hoa hồng và 2 chữ cái E.R trắng đỏ. Hai bên đường làm hàng rào cây, khoác lên vải choàng, trang trí thảm hoa, lông thiên nga, lụa là thêu. Trên cửa sổ mỗi nhà, treo cao cờ màu, lụa mỏng bay bay. Suốt các con đường thành phố, người đông như trẩy hội. Chính đương cục thành phố London, khi Nữ hoàng còn đang đi du lịch tổ chức hoạt động diễn xuất lễ mừng lộ thiên. Ở Quảng trường ngã tư, pháp quan đứng đầu thành phố London hướng đén Nữ hoàng tổ chức hoạt động lễ trao tặng (1000 Mác vàng). Elizabeth cảm tạ nói: “Tôi cảm tạ tình cảm hữu nghị của Trưởng thành phố London và toàn thể mọi người. Tôi hiểu hy vọng hiện tại của quí vị, muốn tôi tiếp tục làm một Công chúa tốt, một Nữ hoàng tốt. Xin quí vị tin tưởng, tôi sẽ làm như thế. Tôi muốn làm Nữ hoàng tốt chân chính của nhân dân nước Anh, giống như Nữ hoàng nào đó đối đãi lương thiện nhân từ với thần dân. Tôi có đầy lý tưởng, cũng tự tin hoàn toàn không thiếu sức lực. Xin quí vị yên tâm, vì để an toàn và an ninh cho tất cả quí vị, tôi quyết không bỏ qua ngày tháng vô ích, tôi nguyện bỏ ra giá vốn bằng máu. Thượng đế cảm tạ tất cả quí vị!” Như những người ở thời đại đó đã nói: “Ở sau lưng nghi thức khánh chúc hào hoa này, bao hàm nhiều bí mật của Chính phủ”. Tình huống chính là như thế.
Việc lớn đầu tiên Nữ hoàng Elizabeth chấp chính là xác định Đại thần bà cử dùng. Để khiến sự thống trị của bà thuận lời từ lúc bắt đầu, bà dựa vào tài thức và nhãn quang sắc bén của mình, dung nạp nhân tài thời đại mới được bồi dưỡng ra từ trường Đại học Cambridge. Bà đề cử Cecil (tức Nam tước Burghley sau đó) làm Quốc vụ Đại thần. Elizabeth nói với ông ta: “Tôi có thể khẳng định, ông sẽ không vì thu mua lễ vật nào đó, sẽ tận trung báo quốc, đồng thời không chịu ảnh hưởng ý chí của cá nhân nào, có thể tiến hành can gián nói thẳng với tôi”. Nữ hoàng còn sử dụng Nicolas-Bacon làm quan Đại thần giữ ấn tín, Thomas-Pari – quan quản lý kho vì trung thực được thăng chức làm Huân tước và đảm trách quan chủ Kế vương thất. Những người này cũng như Nữ hoàng Elizabeth, đều là người chủ nghĩa nhân văn vững vàng, bồi dưỡng văn hóa cao hơn thời đại phục hưng văn nghệ giàu có, làm Đại thần hành chính cũng đều có đủ kinh nghiệm phong phú. Nữ hoàng lựa chọn những người này làm trọng thần cố vấn cho mình, để ổn định chính cục, xử lòng và suy nghĩ sử dụng thái độ ôn hòa con đường triết trung. Elizabeth hy vọng triều đình mới của mình đã không mềm yếu, lại không khinh xuất; đã không khó lèo lái, đội hình chiến đấu hình thức cũ, lại không biểu hiện xa lánh các tầng lớp nhân dân.
Tiếp theo, Nữ hoàng Elizabeth ra tay giải quyết nguy cơ Tôn giáo. Dưới thể chế Quốc giáo thống trị của Enjoy VIII phụ vương của bà, nước Anh bị Tân giáo đồng hóa. Đến thời đại Mary, tình hình lại thay đổi, bị ảnh hưởng cùa Quốc vương Tây Ban Nha đại quốc cựu giáo (tôn giáo cũ) siêu cấp, nước Anh bắt đầu chấp hành chính sách trấn áp tàn khốc Giáo đồ mới. Khi Nữ hoàng Elizabeth kế vị, trong nước chia ra hai phái lớn: Tân giáo và Cựu giáo, coi nhau là thù địch. Lãnh tụ phái Thiên Chúa giáo, đặc biệt trong đó là các Giáo chủ, đang phát ra lời cảnh cáo: Nếu như các Đại thần được trao quyền có thể công chính xử lý quốc gia, thì họ dùng kiếm bảo vệ chính nghĩa; nếu như xử lý không công bằng, thì sẽ phản đối. Và quần chúng phái Tan giáo gặp phải sự trấn áp tàn khốc của “Mary khát máu”, cái chết của Mary và sự lên ngôi của Elizabeth khiến họ vỗ tay vui mừng, hy vọng Nữ hoàng mới vì họ báo thù rửa hận. Nhằm đúng vào nguy cơ thù hận lẫn nhau giữa các giáo phái, Elizabeth trước tiên cử Đại thần đã không phải là Giáo đồ cũ cuồng nhiệt, cũng không phải là Giáo đồ mới chủ lực cách tân; bà thả hàng loạt Giáo đồ mới đang bị bắt giữ, cho phép Giáo đồ mới đang lưu vong ở nước ngoài trở về nước; bà trừ sạch người tín ngưỡng Thiên Chúa giáo trong Viện mật khu, nhưng đồi với người riêng làm lễ Misa Thiên Chúa giáo La Mã hoặc tham gia tập hợp giáo phái không truy cứu họ; bà đưa ra thông báo, cho phép bộ phận nào đó trong nghi thức phúc âm ở lại nước Anh, nhưng cấm tất cả văn bản nội dung giảng phúc âm và thuyết giáo, để ràng buộc sự cuồng nhiệt của thủ lĩnh Giáo đồ mới, cũng giống như khiến cho Đạo sĩ truyền đạo Thiên Chúa im hơi lặng tiếng và mất đi năng lực phạm tội. Năm 1559, Quốc hội thông qua “pháp lệnh chí tôn” và “pháp thống nhất lễ bái”, tuyên bố Nữ hoàng là lãnh tụ cao nhất của nước Anh có Giáo hội và đoàn thể tôn giáo, mục đích triệt để tôn trọng thể chế Quốc giáo thời đại Enjoy VIII. Giáo hội La Mã phản ứng dữ dội đối với việc này, Giáo hoàng ra tuyên bố phế bỏ Elizabeth. Nhưng Elizabeth hết sức tránh đụng đến Giáo đình La Mã, không công khai việc phản đối Thiên Chúa giáo. Vì không kích thích Giáo đồ cũ, pháp lệnh mới lấy xưng hiệu từ “nguyên thủ cao nhất” của Nữ hoang đổi làm “người thống trị cao nhất”; giáo nghĩa của phái Luther (Tân giáo) lại không phải là trung tâm duy nhất của Thánh kinh; Nữ hoàng còn bảo lưu cấp bậc thần chức và nghi thức tôn giáo rất lớn của Cựu giáo. Có thể nói, Nữ hoàng là người ra sức tìm kiếm một con đường trung gian giữa Cựu giáo và Tân giáo. Nhìn trên bề mặt thấy được thái độ mập mờ, chính sách thỏa hiệp, có thể nói Nữ hoàng trẻ tuổi này nắm quyền chẳng bao lâu, thì quyền uy của bà sẽ ảnh hưởng trước nhân dân toàn quốc. Bà gấp gáp giải quyết vấn đề để cho tuyệt đại đa số quốc dân nước Anh tiếp nhận sự thống trị của bà, để ngăn ngừa các Giáo đồ Thiên Chúa giáo nổi lên làn sóng. Quả nhiên, qua thời gian không lâu, Nữ hoàng Elizabeth giành được thắng lợi. Chính như một nhà biên niên sử học đã ghi lại: “Thái độ của bà ôn hòa mà lại uy nghiêm, đối với những người cực đoan, bà tỏ ra khiêm tốn bái phục đãi người, lại không mất sự oai vệ. Bà quá tài hoa, mỗi bước bước tiến nằm dưới sự chỉ đạo hoàn hảo; bà xem kỹ từng sự việc, lắng nghe từng sự việc phán đoán sự việc ba lần, giảng nói sự việc bốn lần. Tinh thần bà nhìn khắp nơi, dường như cái gì bà cũng không bỏ qua”.
Nữ hoàng Elizabeth xử lý tốt hơn nguy cơ đối lập của giáo phái cũ mới trong nước, đối với chiến tranh tôn giáo sinh ra ở các quốc gia lân cận, cũng chẳng phải hoàn toàn không quan tâm. Nước Pháp và Netherlands tiến hành chiến tranh, nếu như Giáo đồ cũ giành được thắng lợi, thì họ có thể chuyển và phát rộng công kích đối với nước Anh. Các đại thần chủ trương thừa cơ chiến tranh còn chưa phân thắng bại, nước Anh phải tích cực tham gia vào chiến sự của các quốc gia này, để giúp đỡ Giáo đồ mới. Elizabeth quyết định một cách sáng suốt là bất luận như thế nào, nước Anh phải tránh trực tiếp tham gia chiến tranh chính diện, lại phải đề phòng liên hợp nước Pháp và Tây Ban Nha cùng với Scotland. Vì thế, bà bí mật phái người đưa tiếp viện và kinh phí cho Giáo đồ mới của những quốc gia này, thông qua sự trợ giúp kéo dài nội loạn để bảo vệ hòa bình nước Anh. Thời kỳ sau thập niên 70 thế kỷ thứ 16, khi Giáo đồ mới của khu vực Netherland rơi vào tình thế xấu, bà lại nghe theo kiến nghị của các Đại thần, nắm lấy thời cơ viện trợ tích cực cho Giáo đồ mới. Năm 1580, khi Tây Ban Nha gồm cả Bồ Đào Nha ở Tây Ban Nha uy hiếp công kích trực tiếp đối với nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth lại nghe theo chủ trương của các Đại thần, đem Netherlands (lúc bấy giờ là vùng thực dân của Tây Ban Nha) đặt dưới sự bảo hộ của mình, và ký điều ước với Netherlands chính thức viện trợ quân sự cho họ. Cuối năm ấy, Nữ hoàng cử Bá tước Leicester làm Tổng tư lệnh quân Anh, thống lĩnh 6000 bộ binh và 1000 kỵ binh, đến Netherlands, trực tiếp chi viện khu vực thống trị của Giáo đồ mới.
Cùng lúc với việc viện trợ Netherlands, Nữ hoàng Elizabeth bắt đầu khiêu chiến với Tây Ban Nha ở ngoài biển. Khi thuyền của Tây Ban Nha vận chuyễn hàng loạt quân phí dùng để trấn áp sự phản loạn của Netherlands, để tránh cướp biển tấn công, chạy nhanh đến cảng Plymouth của nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth ra lệnh không thu quân phí này. Chính phủ Tây Ban Nha phẫn nộ cũng không thu toàn bộ mặt hàng trên thuyền của nước Anh ở cảng biển thuộc lãnh địa của họ và cấm thông thương với nước Anh toàn diện. Để đả kích mậu dịch trên biển của Tây Ban Nha, dưới sự mặc hứa (nói khen ngợi thì đúng hơn) của Nữ hoàng Elizabeth, các “thương nhân mậu dịch” Hawkins, Drake, lấy biển Chabri làm vũ đài chủ yếu, không ngừng tấn công thương thuyền Tây Ban Nha, khiến người Tây Ban Nha lo sợ sẽ trở thành “sói biển”. Drake sau khi trở về nước được nhân dân hoan nghênh, chiến lợi phẩm chiếm được thuộc về Nữ hoàng. Năm 1579, Drake thống lĩnh 4 hạm thuyền thực hiện chuyến đi thuyền vòng quanh trái đất lần đầu, mang theo khoảng 60 vạn tài sản hiến cho Hoàng hậu, Elizabeth còn đích thân leo lên kỳ hạm của Drake, giáp mặt trao cho ông hiệu gọi Huân tước làm Đại sứ Tây Ban Nha. Hàn động này, không chỉ đả kích thế lực Thiên Chúa giáo, làm cho lực lượng Tân giáo lớn mạnh, mà còn trực tiếp đả kích địa vị bá chủ trên biển của Tây Ban Nha, tăng cường thực lực và địa vị quốc tế của nước Anh. Tây Ban Nha kháng nghị biểu thị tuyên chiến với nước Anh, nhưng Nữ hoàng Elizabeth ngược lại, liên minh cùng nước Pháp để uy hiếp. Bà biết rõ, trong chiến tranh Netherlands Tây Ban Nha hết sức lúng túng, đã không có lực lượng lại còn tuyên chiến với nước Anh.
Xử tử Nữ hoàng Scotland
Thời kỳ thống trị của Nữ hoàng Elizabeth, nước Anh chỉ gồm England, Wales và Ireland, lúc đó Scotland chưa hợp vào, còn là một quốc gia độc lập. Người thống trị Scotland là Nữ hoàng Mary-Stuiat, bà là cháu ngoại của Enjoy VIII – Tổ phụ của Elizabeth, là chị em họ với Elizabeth.
Thời kỳ giữa thế kỷ 16, thế lực Thiên Chúa giáo ở châu Âu lớn mạnh, thế lực Tân giáo yếu hơn, tuyệt đại đa số Quốc vương của các quốc gia là Giáo đồ Thiên Chúa, mà Elizabeth là vị vua tín phụng Tân giáo chủ yếu trong các quốc gia châu Âu. Lúc bấy giờ, trong các quốc gia châu Âu lấy thế lực lớn mạnh của Tây Ban Nha và nước Pháp, hai nước trên phương diện phản đối Tân giáo là thống nhất, nhưng ở phương diện khác lại tồn tại mâu thuẫn và đấu tranh dữ dội, đều muốn tranh đoạt bá quyền châu Âu và thế giới. Thời kỳ Mary chị của Nữ hoàng Elizabeth nắm quyền, vì kết hôn với Quốc vương Tây Ban Nha, Thiên Chúa giáo thống trị nước Anh, sự thống trị của Tan giáo dường như không tồn tại. Mary qua đời, sau khi Elizabeth lên ngôi, lại phục hồi sự thống trị của Tân giáo, khiến Giáo hoàng La Mã, Tây Ban Nha, nước Pháp cùng các quốc gia do Thiên Chúa giáo thống trị hận đến tận xương. Vì thế, họ lại thông qua thông gia, đem Mary-Stuiat – Nữ hoàng Scotland gả cho Francis II – Quốc vương của nước Pháp. Như thế, Mary-Stuiat – Nữ hoàng Scotland liền trở thành trung tạm hy vọng của Thiên Chúa giáo. Bởi vì bà có huyết thống Vương thất với nước Anh, có thể trở thành người thừa kế giả định Vương vị nước Anh. Do đó, Scotland dưới sự thống trị của Mary-Stuiat, liền trở thành nơi tập hợp Thiên Chúa giáo của England, thành những người phản đối vùng cơ sở thống trị Tân giáo của Elizabeth.
Hôn nhân của Mary-Stuiat – Nữ hoàng Scotland và Quốc vương nước Pháp, khiến Quốc vương nước Pháp trở thành Quốc vương Scotland, từ đó mở rộng thế lực Thiên Chúa giáo. Đây là việc mà Elizabeth – Nữ hoàng nước Anh không muốn thấy, bà cùng Nữ hoàng Scotland nảy sinh mâu thuẩn. Ở Scotland, tình cảm Tân giáo và dân tộc trở thành lực lượng liên hợp phản đối Thiên Chúa giáo, họ bắt đầu hoạt động phản loạn và phá hoại. Chính phủ Nữ hoàng Elizabeth sử dụng chính sách bảo vệ sự phản loạn của Tân giáo ở Scotland, làm cho nước Pháp bất mãn, chuẩn bị phái quân đội trấn áp sự phản loạn ở Scotland. Nữ hoàng Elizabeth áp đảo trước, phái Hải quân đánh bại đội quân của nước Pháp, khiến quân đội nước Anh tiến vào Scotland trước tiên. Lúc này, Philip II – QUốc vương Tây Ban Nha hy vọng nước Pháp không thôn tính Scotland, liền phái Công sứ chuyển sự mong muốn của họ đến Elizabeth, nhờ bà đem người nước Pháp chạy ra khỏi Scotland, mà hoàn toàn không tổn hại mình, Tây Ban Nha liền giữ nguyên sự im lặng. Chính như thế, ngày 16 tháng 7 năm 1560, ký kết điều ước Edinburgh, nước Anh giành được thắng lợi. Anh, Pháp đều đem quân rời khỏi Scotland, Chính phủ Scotland chuyển giao cho Chính vụ hội quí tộc Scotland (Hội nghị Tân giáo nắm quyền). Đối với việc này, quần chúng Scotland vui mừng, chân thành cảm tạ Elizabeth, bởi vì lúc ấy quyền lực của Giáo hoàng bị phế bỏ; lễ Missa bị ngăn cấm, ai ba lần làm trái sẽ bị xử tử; phổ biến nghi thức sám hối trung thành của Giáo đồ mới; v.v…
Điều ước Edinburgh đối với Nữ hoàng Elizabeth và Francis II – Quốc vương nước Pháp (đồng thời cũng là Quốc vương Scotland) là một khổ nạn khó chịu đựng. Nữ hoàng và Quốc vương tôn thờ Thiên Chúa giáo, vẫn cứ phải tiếp nhận pháp luật của thần dân Tân giáo. Mặc dù Mary và Francis tuân theo điều khoản phê chuẫn này của Quốc vương, nhưng ngoài mặt thì tán thành, trong lòng lại làm phản, khiến cho quan hệ của hai Nữ hoàng Elizabeth và Mary đi đến đường cùng. Ngày 5 tháng 11 năm 1560, Francis II – Quốc vương nước Pháp qua đời, Charles VII em trai của ông kế vị, Nữ hoàng Mary bị đuổi ra khỏi nước Pháp trở về Scotland, nhưng Nữ hoàng Elizabeth lại muốn bà phải phê chuẩn điều ước Edinburgh, mới có thể được quyền thông hành an toàn. Nữ hoàng Mary cự tuyệt yêu cầu này, theo đường biển trở về Scotland, và mâu thuẫn giữa hai vị Nữ hoàng càng thêm sâu sắc.
Khi Nữ hoảng Mary-Stuiat về đến Scotland, liền phái sứ giả yêu cầu Nữ hoàng Elizabeth thừa nhận Mary làm người kế thừa giả định Vương vị của bà. Đối với việc này, Nữ hoàng Elizabeth lại buộc Mary phê chuẩn điều ước Edinburgh trước, bà mới có thể nhượng bộ. Khi vấn đề này còn chưa giải quyết, vấn đề khác lại bày ra trước mặt, đây chính là vấn đề hôn nhân lần nữa của Elizabeth khi còn 22 tuổi. Nữ hoàng Elizabeth kiến nghị Nữ hoàng Mary kết hôn cùng Huân tước Robert-Dudley – sủng thần của bà, nói chỉ cần đồng ý hôn nhân này, thì Elizabeth có thề đề bạt Dudley, vả lại lấy tất cả phương thức có thể được tặng cho Mary phẩm hàm kế thừa Vương vị nước Anh. Nữ hoàng Mary cay cú, phẫn nộ kêu lên đây là Elizabeth làm nhục bà, có ý đồ mượn cơ hội khống chế bà. Bà đã yêu Daenli-người đàn ông đẹp trai của England, muốn kết hôn cùng anh ta, lại gặp phải sự phản đối của Elizabeth. Nữ hoàng Mary cũng là một người phụ nữ rất có cá tính, bà thành công trong việc dùng trí tuệ chiến thắng và phản kháng lại người em họ của mình, đánh bại phái phản đối vấn đề hôn nhân của bà, ngày 29 tháng 7 năm 1565, kết hôn cùng Daenli, giành được quyền tự chủ hôn nhân. Nhưng cái giá phải trả của bà là dẫn đến đối kháng cùng Nữ hoàng Elizabeth, cùng sự bội phản của quí tộc Scotland.
Hôn nhân ngang trái là không mỹ mãn. Nữ hoàng Mary vì bác bỏ sự giám hộ của phái Tân giáo, giam lỏng Đại thần của phái Tân giáo trong Chính phủ, sử dụng lại Rixo con trai của nhà soạn nhạc và quan hệ mờ ám với hắn, dẫn đến sự ghen ghét của Daenli. Một buổi chiều cuối tuàn, Rixo bị Daenli chỉ huy nhân viên vũ trang ở trước mặt Nữ hoàng Mary, kéo đi đánh chết. Mary quyết định tùm cách báo thù.
Ngày 19 tháng 7 năm 1566, Mary Nữ hoàng England sinh hạ Hoàng tử James (tức James VI – Quốc vương England, sau đó trở thành James I vua Anh). Lúc này, Daenli đã sát hại Rixo, nên không được sự tha thứ của Nữ hoàng mà rơi vào cảnh buồn thảm. Ông quyết tâm lên thuyền rời khỏi đất nước, việc này đương nhiên sẽ làm tổn hại danh tiếng của Nữ hoàng. Nữ hoàng Mary cho ông ta biết việc đại nghĩa, ông ta không nghe, Chính vụ hội làm công tác cũng không có lợi gì. Vì thế, Nữ hoàng Mary và quần thần lập mưu kế sát hại Daenli. Việc mưu sát này dẫn đến sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân England. Ngay lập tức, làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng khắp nơi, Nữ hoàng Mary bị đưa vào ngục Edinburgh. Khi xét xử chuẩn bị đem Mary giao cho quí tộc Scotland, vị Nữ hoàng này đã chạy trốn đến England vào tháng 5 năm 1568.
Nữ hoàng Elizabeth quyết không tha thứ và chính mình muốn tranh đoạt Vương vị, bà đem Nữ hoàng Mary bỏ vào tháp London. Do Thái đình La Mã quyết định rằng, Vương vị nước Anh phải do Mary – Nữ hoàng England kế thừa, cho nên các giáo đồ Thiên Chúa lên tiếng phải chấp hành lệnh dạy của Giáo hoàng, sinh ra một loạt ý đồ phản loạn nhằm lật đổ sự thống trị của Elizabeth, để lập Mary làm vua, điển hình là năm 1571 – 1572, nảy sinh âm mưu của Lerdorfei. Lerdorfei cùng Tây Ban Nha và Nữ hoàng Mary ủng hộ bàn bạc quyết định, từ bên ngoài nước Anh phái ra khoảng 6000 – 10000 lính, mang theo tiền và vũ khí phối hợp với sự bạo động của người nước Anh, tiến quân vào London. Công tước Norfolk bị xử quyết, Nữ hoàng Mary hoàn toàn mất đi hy vọng trở về nước. Năm 1583, do sự thao túng sau lưng Tây Ban Nha, lại một lần nữa, nhà quí tộc Slocumd làm kế hoạch đầu tiên sát hại Nữ hoàng Elizabeth, hòng đưa Mary Scotland lên Vương vị nước Anh. Âm mưu lần này cũng bị lộ, những người có liên quan đều bị xử quyết, Đại sứ Tây Ban Nha một lần nữa bị trục xuất. Trước âm mưu này, chỉ là muốn phế bỏ Elizabeth, nhưng lần này rõ ràng lấy việc ám sát Nữ hoàng làm mục tiêu. Sau đó, năm 1586, lại phát hiện Babington quí tộc phái Thiên Chúa giáo ở nước Anh phản đối cải cách tôn giáo, có ý đồ ám sát Nữ hoàng Elizabeth. Phần lớn chứng cứ nắm được, rõ ràng Nữ hoàng Mary có tham gia kế hoạch âm mưu ám sát này, từ đó mà khiến Mary đi đến ngõ cụt.
Việc này, Hội nghị nước Anh mãnh liệt yêu cầu xử quyết Mary. Nhưng Elizabeth lại trì hoãn không phê chuẩn. Bất luận thế nào, xử tử Mary không tránh khỏi ý nghĩa xúc phạm sự tôn nghiêm thần thánh quân chủ không thể xâm phạm. Đồng thời bà cũng không muốn vì việc này càng thêm kích động Tây Ban Nha. Nhưng đến năm 1587, bà ý thức được, nếu Mary không chết, nước Anh sẽ không có ngày yên ổn, liền nghe theo ý kiến của các Đại thần, ra quyết định xử tử Mary.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 8 tháng 2 năm 1587, quan tư pháp và những tùy viên của ông áp giải Mary – Nữ hoàng Scotland đến Quảng trường Château, là chỗ hành hình. Nữ hoàng Mary mặc y phục màu đen, phủ mạng che mặt màu trắng, trên tay cầm thập tự giá, chuỗi tràng hạt từ trên người bà đứt ra rơi xuống. Lúc này bà 44 tuổi, trong những ngày tháng thăng trầm, bà đã ở England trải qua cuộc sống tù nhân tròn 19 năm, khi bà vừa mới chạy đến England, còn lài một cô hgai1 trẻ hoạt bát chỉ mới 25 tuổi, người cao cao, lộ rõ vẻ mặt nhợt nhạt, đôi mắt màu lá cọ đậm, mái tóc màu hạt dẻ đen, bên ngoài tuy không đẹp lắm, nhưng đối với đàn ông lại có sức thu hút mãnh liệt. Ngày nay, tuổi thanh xuân mê người đã qua, thân thể bắt đầu béo phì, đầu chân mày biến tròn, gương mặt tròn húp, mái tóc màu lá cọ vàng già. Khi Nữ hoàng Mary và các nô bộc chia tay lệ chảy lưng tròng, bà khuyên họ không nên đau buồn. Bà thấy đoạn đầu đài hoàn toàn không kinh sợ, ngược lại rất bình tĩnh. Khi Giáo trưởng Tân giáo cầu nguyện cho bà, bà cự tuyệt nói: “Giáo trưởng, đừng làm cho tôi thêm buồn phiền, tôi không muốn nghe ông nói, tôi quyết tâm tôn thờ Thiên Chúa giáo La Mã, trọn đời không thay đổi”. Bà tự cho mình lớn tiếng niệm lời cầu nguyện của Thiên Chúa giáo, nước mắt như mưa. Hai người hành hình giúp bà cởi áo ngoài, bà cười nói: “Tôi không có thói quen để đàn ông cởi áo cho tôi như thế”. Bà rất bình tĩnh đưa đầu lên đoạn đầu đài, sẵn sàng đón tiếp cái chết. Lưỡi dao hạ xuống, máu tươi phún ra. Khi người hành hình nhặt đầu Mary lên, trên đoạn cổ còn dính lại cổ áo, tóc giả từ trên mặt rơi xuống, lộ mái tóc màu xám tro cắt rất ngắn của bà, mỗi bên tai còn lưu lại một túm. “Thượng đế cứu giúp Nữ hoàng!” Người hành hình kêu to một tiếng. Các người ở sân hành hình đều kêu to đáp lại. Con chó nhỏ yêu thương của Nữ hoàng Mary, liếm bên dưới áo bà.
Tin xử tử Mary khiến cho Tân giáo England tổ chức tiệc ăn mừng, Nữ hoàng Elizabeth vô cùng đau thương, Quốc vương James VI – con trai nữ hoàng Mary tôn thờ Tân giáo lâm vào hoàn cảnh khó xử, khiến quần chúng Scotland vô cùng tức giận. Nhưng dù thế nào, vua của một nước ra lệnh xử tử vua của một nước khác lúc bấy giờ cũng là một việc hiếm thấy. Chính như Đại sứ Pháp đóng ở nước Anh nói: “Tôi từ trước đến nay chưa thấy việc như thế, có thể ví dụ cái chết của Nữ hoàng Scotland gặp phải nhân vật nhỏ, nhân vật lớn, người trẻ tuổi, người già càng nhiều và có người chia rẽ bè phái tôn giáo căm giận như thế, đặc biệt trong đó là hình thức xử tử này. Tôi hướng đến Thượng đế, bảo đảm đây là thời đại chưa từng có từ trước đến nay”. Quả thực, sự việc bàn luận nhiều nhất trong một đời Nữ hoàng Elizabeth chính là ra lệnh xử tử Mary-Stuart – Nữ hoàng Scotland. Sau đó Nữ hoàng Elizabeth dường như có hối hận, liền lấy trách nhiệm việc này qui tội cho Davison quan viên của bà, đem ông ra giao phó cho pháp đình xét xử. Ngoài ra còn xử lý một vài quan viên khác nữa, ngay cả William-Cecil – Đại thần thân cận nhất của Nữ hoàng cũng không tránh khỏi.
Đánh bại “hạm đội vô địch”
Trước khi xử tử Nữ hoàng Mary, Elizabeth luôn lo lắng sẽ đối kháng trực tiếp với Tây Ban Nha, làm nước Anh đại quốc Tân giáo với Tây Ban Nha đại quốc Cựu giáo, mãi tồn tại mâu thuẫn và đấu tranh. Khi Tây Ban Nha trấn áp sự phản loạn của Tân giáo Netherlands, người nước Anh vi Netherlands tiến hành mua bán xe sợi len và lông cừu mà ủng hộ phần tử phản loạn, và tiếp quân cho phái Netherlands, còn cổ vũ hành vi cướp biển của Drake. Nhiều lần xảy ra lật đổ, mưu hại Nữ hoàng Elizabeth vì muốn lập Mary, đều là do sứ Tây Ban Nha làm chủ. Xử tử Mary, khiến cho dự tính lấy Mary thay Elizabeth tan thành mây khói. Cuối cùng, Quốc vương Tay Ban Nha quyết định khai chiến với nước Anh, bắt đầu xây dựng “hạm đội vô địch”.
Nước Anh lúc bấy giờ đã tiến bộ. Elizabeth đã 53 tuổi, tại vị chấp chính cũng đã 28 năm. Mặc dù những năm này là những năm triền miên bất lợi, khó khăn không ít, nhưng do Nữ hoàng Elizabeth có ý tức kinh tế, khéo biết dùng người, nên đại thực lực nước Anh vì thế tăng mạnh. Thời kỳ đầu tiếp vị, tài chính thiếu thốn, bà nắm giữ kinh tế chặt chẽ. Bà có phương pháp quản lý tài vụ, phí dụng thường qui mỗi năm tiêu giảm khoảng 13.5 vạn bảng Anh, khiến cho thu hoạch mỗi năm có tiết kiệm được, có trợ giúp cho trái vụ trả hết nợ. Kế hoạch 10 năm lần thứ hai trước khi bà chấp chính, mỗi năm thu nhập đạt 20 vạn bảng, kế hoạch 10 năm lần ba trừ đi sự khai thác của giá trị tiền tệ, còn đạt 30 vạn bảng. Elizabeth còn có ý thức quân sự, chủ ý tăng cường xây dựng Hải quân và Lục quân. Xây dựng quân đội là cần phải xài tiền. Nữ hoàng cho rằng tiền phải xài ở giá trị địa phương xài, trả tiền phải trả ở địa phương thiếu tiền. Khi Elizabeth phát hiện hệ thống quân đội tồn tại lệch hướng thối nát, đã cắt bớt lương thực và đồ cấp phát cho binh sĩ không làm tròn chức trách cọng việc, bà rất giận. Ngay lập tức bà triển khai công tác kiểm tra, xây dựng Hội ủy viên chuyên môn chủ quan khiếu nại, và cấp phí phục viên gửi đi khen thưởng binh sĩ từng địa phương. Hải quân Tây Ban Nha lúc bấy giờ thuộc về hình thức truyền thống, là quân đội mang mái chèo chiến đấu trên biển mà nổi tiếng. Truyền thống thuyền buồm lúc ấy là chỉ để chiến đấu với thuyền của kẻ địch, leo lên hạm dịch, ở trên biển đánh chiến dịch đất liền, mượn chiến thuật kiềm chế hạm dịch. Và việc xây dựng Hải quân của nước Anh so với Tây Ban Nha tương đối mới mẻ. Thời đại Enjoy VIII – phụ vương của Elizabeth, nắm được thời cơ, tiến hành cải cách, gắn thêm pháo bên trên mạn thuyền hạm đội, dần dần chế tạo các loại thuyền khác càng tinh xảo, thay thế cho loại thuyền thao tác không nhanh nhẹn, kiểu dáng sử dụng lúc bấy giờ. Đồng thời, dường như Drakem Hawskin người phụ trách những hạm đội này, thăm dò kỹ thuật hiện đại chiến đấu trên biển, khiến chiến tranh loại hình mới trở nên có khả năng, việc chính là dựa vào tính năng chạy tàu và tầm bắn đại pháo của hạm thuyền, thu được thắng lợi chiến đấu trên biển loại hình mới. Nữ hoàng Elizabeth kế thừa sự tiến bộ kỹ thuật của thời đại phụ vương kéo dài về sau, hoàn toàn tiếp nhận kinh nghiệm xây dựng quân đội và chiến thuật mới chiến đấu trên biển của người Drake, khiến Hải quân Hoàng gia nước Anh nhanh chóng phát triển trở thành một lực lượng trên biển có thể đối địch cùng Hải quân Tây Ban Nha, chẳng qua trên số lượng và qui mô còn chưa bằng Hải quân Tây Ban Nha.
Tháng 4 năm 1587, ngay lúc Tây Ban Nha bắt đầu ra tay xây dựng “hạm đội vô địch”, Nữ hoàng Elizabeth tiếp thu quan điểm chiến lược “hình thức phòng vệ tiến công là tốt nhất” của Drake, phê chuẩn Drake thống lĩnh một đội thuyền qua lựa chọn qui mô nhỏ, trước tiên đi đến cửa cảng Tây Ban Nha, tìm từng phần hạm đội của đối phương, đem hết khả năng để làm tổn hại thuyền của đối phương, ngăn ngừa từng phần hạm đội đến Lisbon tập kết. Đây là một chiến dịch thiên tài, hoàn toàn không kẻ hở. Drake chuyển nếp cũ thói xưa, đối diện với cứ điểm quan trọng và hạm thuyền thành đoàn, ông thống lĩnh thuyền chiến của mình tiến thẳng vào cửa cảng Cadiz của Tây Ban Nha, phá hoại thuyền địch vài ngàn tấn chuyên chở lượng lớn vật tư. Drake còn biểu diễn làm mẫu, khiến thuyền của nước Anh từ từ dừng trên mặt biển, tầm pháo xa của chúng, cũng khiến hạm thuyền Tây Ban Nha không thể làm gì được. Hạm đội nhỏ của ông còn tiến vào dừng tại cảng Cadiz của Tây Ban Nha, chiếm lĩnh góc đặc biệt Saint-Vinson, lấy đây làm cứ điểm ngăn ngừa hạm đội Tây Ban Nha tập kết ở Lisbon, đánh loạn toàn bộ kế hoạch tác chiến của Tây Ban Nha. Sau đó lại xếp đặt binh ở ngoài quần đảo Azores, bắt hàng hóa khoảng 11.4 vạn bảng Anh và thương thuyền của Tây Ban Nha làm tù binh. Chính vì vậy, người đời sau đã binh thuật. Lần này Drake tiến hành chiến dịch tiến công không chủ ý, “có thể xem là trận đánh điển hình hoàn thiện nhất, một loại hình nhỏ như thế nhưng chỉ huy hạm đội như ý, lại rõ ràng khiến như thế nhưng chỉ huy hạm đội như ý, lại rõ ràng khiến cho một đội quân áp đảo tất cả rơi vào tê liệt rã rời”.
Ngày 19 tháng 7 năm 1588, “hạm đội vô địch” do 130 hạm chiến của Tây Ban Nha hợp thành, vận chuyển 23.000 binh sĩ và 2.500 pháo miệng lớn, cuồn cuộn xuất hiện ở chỗ cửa vào eo biển Pháp – Anh. Một trận đại quyết chiến trên biển sẽ bắt đầu.
Để chuẩn bị chiến tranh, phía nước Anh tiến hành khẩn trương các việc sau: cầm tù Giáo đồ Thiên Chúa, quí tộc phản kháng bỏ vào tư dinh, phần tử loạn động ném vào nhà giam; dân binh tập kết, huấn luyện vũ trang, đề kháng kẻ địch lên đất liền; trưng thu thuế làm thuyền lớn để tăng thêm chi dụng cho thuyền; đồng thời động viên hạm đội, cử nhân viên chỉ huy. Khi hạm đội vô địch vào đến eo biển nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth gạt bỏ tất cả để suy nghĩ đến hòa bình, đem sự kháng chiến bộc phát nhiệt tình của nhân dân đưa đến mức cao độ cần thiết. Tổ chức trong nước đặc biệt là quân đội, luôn đóng ở Giáo đường Saint-James, bảo vệ sự an toàn cho Nữ hoàng; một bộ phận khác đóng ở Dirperi, để ngăn chặn quân địch khi lên đến đất liền tiến về phía trước. Dưới hình thế nguy cấp này, dẫu biết không an toàn cho minh, Elizabeth vẫn quyết tâm đi Dirperi yhi5 sát quân đội, khi Tướng quân Leicester ngăn cản, bà lại kiên trì cho bằng được.
Ngày 29 tháng 7 năm 1588, Nữ hoàng Elizabeth “lòng đầy sự gan dạ và mưu trí của Hoàng gia, kiên cường, dũng cảm, giống như Nữ hoàng toc75 cháu Arma đi kiểm duyệt quân đội sở hữu của bà”. Nữ hoàng đến trân địa, bà nói lớn với các binh sĩ: “Thượng đế ban phúc cho các bạn!” Lúc này, binh sĩ sở hữu đều quỳ xuống cầu nguyện. Nữ hoàng xe cao ngựa đẹp, tay cầm gậy ngắn, kiểm duyệt đội quân, nhìn xem mô thức định diễn tập chiến dịch của quân đội. Bà phát biểu với các binh sĩ, diễn giàng mượn lời khéo léo, kích động lòng người: “Các thần dân đáng yêu của tôi, tôi đến đây không phải là đi nghỉ ngơi và du ngoạn, bởi hiện nay là giai đoạn trung tâm và cao trào của chiến dịch. Tôi đã lấy sức lực quan trọng nhất của mình đưa vào bảo vệ lòng trung thành của thần dân tôi và nguyện vọng lương thiện trong sự nghiệp, vì thế tôi đến với các bạn”. “Thần dan sở hữu của nước Anh sinh tồn hay diệt vong là do Thượng đế, vì vương quốc của chúng ta, vì thần dân của tôi, vinh quang và Vương tộc của tôi mà ngã xuống, thậm chí vùi thân chốn sa trường, vấn đề này đã giải quyết. Tôi biết mình là một người phụ nữ nhỏ bé mềm yếu, nhưng tôi lại có tấm lòng và cai trị nước Anh. Tôi chuẩn bị sống chết cùng mọi người, quyết tâm vì vương quốc, thần dân và danh dự bản thân tôi mà ném đầu rơi máy chảy”. “Tôi muốn đích thân mình khoác lên áo trận, lãnh trách nhiệm Tướng quân của các bạn, ở chiến trận phê bình phán quyết và khen thưởng đức tốt mỗi cá nhân các bạn. Tôi hoàn toàn tin tưởng các bạn, lấy danh nghĩa Quốc vương mà nói một câu: Quốc gia sẽ kịp thời báo đáp các bạn!” Nghe Nữ hoàng diễn giảng cổ vũ lòng người, tình cảm các binh sĩ càng lên cao, dũng khí tăng gấp bội.
Ngay lúc nước Anh tăng cường phòng vệ trên đất liền, hạm đội hai nước Anh – Tây đã triển khai chiến đấu trên biển. Trên số mục qui mô và tàu thuyền của đơn vị tác chiến, hai hạm đội này hoàn toàn không có thể cân sức đối địch, nhưng thuốc nổ của nước Anh có ưu thế áp đảo, chất lượng thuyền cũng vượt xa thuyền của người Tây Ban Nha, tố chất thuyền viên cũng tốt hơn, chiến thuật cũng mới mẻ hơn. Kế hoạch của Tây Ban Nha quyết định bởi hạm đội vô địch dừng lại Netherlands hội họp với hạm đội Parma, sau đó tiến hành hạm đội nước Anh, hoặc xây dựng tác chiến vùng cơ sở. Sứ mạng của hạm đội nước Anh chính là ngăn cản cuộc hội họp của hạm đội vô địch và hạm đội Parma, và ngăn chặn ý đồ của họ có thể ở lại đảo White xây dựng vùng cơ sở. Ngày 21 tháng 7 hai đội gặp nhau trên eo biển Inquili tiến hành tấn công liên tiếp, hạm đội Tây Ban Nha bị đánh tan tác, bị bức bách rời khỏi đảo White. Ngày 27, hạm đội Tây Ban Nha đến eo biển Dover, thả neo trên mặt biển Galais. Men theo hướng Đông eo biển Anh – Pháp, thuyền nước Anh tiến vào trước, vài lần công kích hạm chiến của Tây Ban Nha, tuy có sát thương, nhưng chưa thể làm trọng thương hạm dịch. Tối ngày 28, quân Anh phái 8 thuyền mang theo hỏa pháo, đột nhập vào cảng Galais, nơi hạ đội vô địch đậu, khiến hạm đội vô địch lâm vào hỗn loạn. Sáng sớm hôm sau, thuyền Anh thừa thắng đuổi đánh, triển khai một trận ác chiến, cuối cùng kỹ thuật trác tuyệt cùa người lái hạm quân và sự chính xác mạnh mẽ của hòa pháo đã làm trọng thương hạm đội vô địch, khiến cho giấc mộng hội họp của họ với hạm đội Parma tan thành mây khói. Gần tối, hạm đội vô địch bị truy đuổi đến chỗ biển cạn, lợi dụng gió mạnh bỗng nhiên thổi từ hướng Tây Nam đến, chạy theo hướng biển Bắc, chạy nhanh qua qua đảo Britain trở về nước. Thật là thuyền rỉ chẳng may gặp gió ngược chiều, hạm đội vô địch trên đường trở về nước lại không may gặp sự tấn công bất ngờ của gió mưa dữ dội, khiến thuyền của hạm đội tổn thất hơn một nửa, binh sĩ tổn thất 2/3, còn nước Anh ngay cả một chiếc thuyền nhỏ cũng chưa gặp tổn thất nào. Chính vì thế, nước Anh trở thành người thắng lợi, thành công bài trừ được nguy cơ lớn nhất đã gần kề.
Hải quân nước Anh đánh bại hạm đội vô địch Tây Ban Nha, sinh ra ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử văn minh cận đại châu Âu và lịch sử thế giới. Ở nước Anh, địa vị thống trị của Tân giáo càng thêm củng cố, sự suy yếu của lực lượng quân sự Tây Ban Nha dẩn đến thành công cách mạng Netherlands thành lập nước Cộng hòa liên tỉnh, tức Hà Lan). Do đó, nước Anh thay Tây Ban Nha trở thành bá chủ trên biển. Người khai phá nước Anh và các thương nhân liên tiếp ngang qua các biển lớn, phát hiện con đường mậu dịch mới, mở ra vùng đất thị trường và thực dân. Họ ở phía Đông xa xôi, xây dựng lên Công ty Đông Ấn Độ, làm nước Anh nhanh chóng phát triển mậu dịch ngoài biển tạo ra thành tích rất lớn. Ở bờ bên kia Đại Tây dương, Walter-Rolli – nhà thám hiểm thiên tài ở đại địa Bắc Mỹ khai phá vùng thực dân mới, mỗi chổ khai pha ngay lập tức gọi là “Virginia”. Sở dĩ gọi “Virginia” là căn cứ vào nghĩa của từ mà giải thích, chính là ý nghĩa “đất của xử nữ”, đây là vì để kỷ niệm Elizabrth “Nữ hoàng xử nữ”. Đến nay, nước Mỹ còn tồn tại châu Virginia, chính là chứng cứ kỷ niệm này. Tuy nhiên, sau chiến tranh trên biển lần này, chiến tranh giữa nước Anh và Tây Ban Nha vẫn chưa kết thúc, lấy khu vực biển và đất liền làm trung tâm của England, hai bên tiếp tục tranh đoạt, bỏ phí thời gian rất dài; nhưng chiến tranh trên biển lần này làm nước Anh đi đến sự mở đầu cường thịnh, từ đó mở ra màn giáo đầu cho thời đại mới nhất của đế quốc Anh
Câu đố trọn đời không chồng
Nữ hoàng Elizabeth thống trị nước Anh thu được thành tựu vĩ đại, chính trị tiến bộ ổn định, kinh tế tiến bọ nhanh chóng, về quân sự, đặc biệt là Hải quân lên địa vị bá chủ, mà vấn đề hôn nhân cá nhân bà, lại là một vấn nạn lớn buồn khổ trọn đời. Làm vua của một nước tuyệt không thể độc thân thời kỳ dài. Để ngôi vua cường thịnh, Vương vị đời sau có người kế thừa, sau khi bà lên ngôi ở tuổi 25, thì Quốc hội luôn đôn đốc Nữ hoàng kết hôn. Khi Elizabeth nghĩ đến hôn nhân cùa mình, điều suy nghĩ trước tiên chính là nhân tố chính trị. Theo kết cấu chính trị châu Âu lúc bấy giờ, xem ra làm vua của nước Anh, bất luận là kết hôn cùng với Hoàng tộc của một quốc gia nào, không dễ kết liên minh với quốc gia ấy. Churchill sau đó đã nói: “Hôn nhân của Quốc vương có thể là cầu nối cho sự hòa bình giữa các nước lân cận, cũng có thể là sự bảo đảm thắng lợi chiến tranh”. Tranh đoạt bá quyền với châu Âu lúc bấy giờ là Tây Ban Nha và nước Pháp, tránh liên minh với một nước nào đó trong các nước lớn này là phù hợp với lợi ích của nước Anh. Do đó, Elizabeth không những trên phương diện ngoại giao, thậm chí ngay cả hôn nhân của mình, cũng cẩn thận từng li từng tí nhằm cân bằng giữa các nước lớn, lợi dụng mâu thuẫn, làm suy yếu hai nước mạnh nhất để tìm ra sự lớn mạnh và phát triển cho mình.
Sau khi Elizabeth chấp chính, người cầu hôn liên tục. Người cầu hôn trước tiên là Philip II Quốc vương Tây Ban Nha, chồng của chị bà. Philip muốn bảo vệ liên minh Anh – Tây thời Mary chấp chính để đối kháng nước Pháp, sau khi người vợ trước qua đời lại muốn cưới Elizabeth mới lên ngôi làm vợ. Elizabeth rõ ràng rất đắc ý với việc cầu hôn của Philip II, nhưng trong lòng biết rõ: Philip là một nhân vật có sức mạnh, nước Anh phải làm chủ trái tim ông ta; thành hôn cùng ông ta có thể sẽ mắc tội với Giáo đồ mới của đất nước, bà dựa vào giai cấp tư sản mới nổi lên tôn thờ Tân giáo và quí tộc mới của đất nước để củng cố sự thống trị của mình; nếu kết hôn liên minh cùng Tây Ban Nha mà đối kháng Pháp thì không phù hợp với lợi ích của nước Anh, tốt nhất đừng ngoài cuộc Tây – Pháp, để cho họ đấu tranh, còn nước Anh tự mình phát triển. Vì thế, Elizabeth lấy lý do bà cải đạo Thiên Chúa giáo là không được, để khước từ sự cầu hôn của Philip. Bị từ chối cuộc hôn nhân, Philip II cảm thấy không vui, âm thầm ôm hận trong lòng. Sau đó, Elizabeth tích cực bảo vệ sự phản loạn của Tân giáo Netherlands thuộc địa của Tây Ban Nha phản kháng lại nền thống trị của Tây Ban Nha, đả kích và làm suy yếu Philip, tiến vào phát triển đến đối khàng lẫn nhau, không phân thắng bại, mãi phát triển đến trận quyết chiến giữa Hải quân nước Anh và hạm đội vô địch.
Tiếp theo, Hoàng đế đế quốc La Mã thần thánh cũng thay thế Đại công Fednande và Đại công Charles hai người con trai của ông tuyên bố muốn cầu hôn bà. Elizabeth hiểu rõ, hai vị Đại công này đều tôn thờ Thiên Chúa giáo, với việc này không thể không suy nghĩ cẩn thận. Fednande dư biết muốn Elizabeth thay đổi quan điểm tôn giáo là không thể được, bèn chủ động đánh tan ý nghĩ lấy Elizabeth trong đầu. Charles cầu hôn cũng tồn tại chướng ngại giống như thế, vả lại Elizabeth lại lên tiếng: bà không muốn gả mình cho người bà chưa từng gặp mặt. Đế quốc La Mã và Đại sứ Tây Ban Nha nhiệt tình để cho Charles hóa trang đến England gặp mặt Nữ hoàng, nhưng gặp phải sự phản đối của Hoàng đế La Mã. Vì làm như thế sẽ mất đi sự tôn nghiêm, thể thống cầu hôn của Vương thất, nếu như hôn sự không thành, ngược lại sẽ làm trờ cười cho thiên hạ. Điều này hợp với ý nguyện của Elizabeth. Bà biết đế quốc La Mã và Tây Ban Nha là cùng một giuộc, bà không muốn kết hôn cùng họ.
Lúc bấy giờ, cuộc hôn nhân của Elizabeth nếu thành công được xem là một sự việc đẹp nhất châu Âu. Tuy đã có nhiều người cầu hơn bị thất bại, nhưng hy vọng của những người cầu hôn khác vẫn rất nhiệt liệt, trong đó sự đuổi theo của Erik – Hoàng tử Thụy Điển là đạt đến mức độ cuồng nhiệt nhất. Tháng 5 năm 1559, sau khi ông cầu hơn Nữ hoàng và gặp phải sự cự tuyệt, đến tháng 6 ông còn tuyên bố chỉ cần một câu nói của Elizabeth, ông sẽ bất chấp dù biển sục sôi ông vẫn chạy đến bên bà. Sau khi bị cự tuyệt 2, 3 lần rồi lại 4, 5 lần, ông vẫn còn đầy đủ lòng tin. Từ mùa thu năm 1559 đến mùa xuân năm sau, ông phái em trai của ông ở hẳn tại London, làm một sứ giả cầu hôn cũng không thành công, ông còn hai lần đích thân theo thuyền đến nước Anh, gặp gió lớn phải quay trở về, cuối cùng đành bỏ ý nghĩ kết hợp cùng Elizabeth.
Năm 1563, Elizabeth đã 30 tuổi, thấy thời gian đã không còn là bạn của mình nữa. Cuối cùng bà vẫn cứ kiên trì muốn bảo vệ sự đồng trinh xử nữ của bà, nhưng Quốc hội cứ thúc giục không thôi, thức tỉnh Nữ hoàng phải nhanh chóng kết hôn. Đặc biệt là sau khi Nữ hoàng nhiễm bệnh đậu mùa nghiêm trọng, vấn đề người kế thừa đã dẫn đến sự chú ý của cả nước, vấn đề hôn nhân sau khi Nữ hoàng khỏi bệnh, càng trở thành vấn đề trọng đại của Quốc hội thảo luận. Lúc bấy giờ Vương thất nước Pháp thừa trống mã vào, trên đến Quốc vương, dưới đến Công tước, người người nối đuôi nhau hướng đến Elizabeth. Trước tiên là Quốc vương Charles IX, tiếp theo là Công tước An Chang (tức Enjoy III Quốc vương nước Pháp kế thừa Vương vị sau đó). Sau đó là Công tước Arunsn, ba người này là anh em. Lúc bấy giờ thực quyền nước Pháp nắm trong tay Medici-D-Keselring – Hoàng thái hậu tài ba, bà sử dụng biện pháp lôi kéo và chia rẽ ngang dọc trong ngoài. Bà biết rõ, nước Anh nếu lại giống Nữ hoàng Mary kết hôn với Tây Ban Nha, thì nước Pháp sẽ phải đối phó với hai nước mạnh; hiện tại Elizabeth cự tuyệt Philip của Tây Ban Nha, nếu như nước Pháp có thể cùng kết hôn với bà, thì Tây Ban Nha sẽ phải đối phó với hai nước mạnh. Do đó, bà muốn đính hôn với nước Anh để cho một trong ba đứa con trai của minh được hưởng phần vinh dự vương miện nước Anh, việc này cho dù là đối với người con trai hoặc đối với quốc gia dân tộc đều là điều rất tốt. Sự tính toán như ý của Hoàng thái hậu nước Pháp, Nữ hoàng Elizabeth một rõ thành hai. Bà cần tình yêu, cũng khát vọng nuôi dưỡng con cái, nhưng bà yêu vương miện của mình hơn, quyết không muốn chia phần cùng người khác, hoặc bị người khác chế ngự.
Nhưng Elizabeth muốn lợi dụng nước Pháp để kiềm chế Tây Ban Nha, do đó bà không cự tuyệt Charles IX – Quốc vương nước Pháp, mà tỏ thái độ vui vẻ nói chuyện với ông giống như bàn hôn sự của mình, ở giữa sứ giả bà nói các điều kiện về phương diện hôn nhân, sau đó lại mềm mỏng uyển chuyển cự tuyệt yêu cầu của Charles IX. Sau khi Charles IX qua đời, Công tước An Chang kế vị làm Quốc vương, lại phái sứ giả đi đến nước Anh cầu thân. Elizabeth không hổ thẹn làm chuyên gia ngoại giao điêu ngoa và người thống trị tinh minh, bà lấy việc hôn nhân của mình làm thành quân bài để chơi, lấy những vị vua hướng đến cầu hôn làm trò chơi ở trên tay. Đối với việc cầu hôn của Enjoy III – tân Quốc vương nước Pháp, Elizabeth nhiều lần tranh luận điều khoản hôn ước, sau đó lại đưa ra yêu cầu phải thấy được Quốc vương mới có thể quyết định kết hôn cùng ông ta hay không, tiếp theo lại tranh luận vấn đề giữ gìn và sửa chửa chỗ ở, cuối cùng mới đưa ra vấn đề tôn giáo, đây là vấn đề cũ quan trọng nhất. Và mọi chuyện cứ kéo dài, thời gian vài năm qua đi, Nữ hoàng cũng đã 40 tuổi. Sau cùng, dưới yêu cầu dữ dội của Quốc hội bà đồng ý đính hôn cùng Chang An, các Tu viện nước Pháp gióng chuông chúc mừng, mọi người dốt pháo khói bay mịt mù. Ngay lúc cử hành hôn lễ, Elizabeth lại bỗng nhiên giở quẻ, tuyên bố muốn tiếp tục sống độc thân. Sau khi biết được, An Chang 25 tuổi nổi nóng lấy nhẫn ấn định hôn nhân đeo ở ngón tay quăng xuống đất, đau khổ mắng Nữ hoàng Elizabeth là một “xử nữ già kỳ quái”.
Keselring – Hoàng thái hậu nước Pháp hoàn toàn không nổi giận, phái sứ thần đi đến nước Anh làm mối vì Arunson – người con trai nhỏ của bà. Việc này xảy ra năm 1579, lúc này Nữ hoàng Elizabeth đã 46 tuổi, quả thật là có thể làm mẹ của Arunson. Có thể nói, đây là lần nỗ lực cuối cùng của Vương thất nước Pháp, cũng là cơ hội cuối cùng việc hôn nhân của Elizabeth. Nữ hoàng tỏ vẻ nhiệt tình, mời Arunson vào Hoàng cung nước Anh làm khách. Mục đích chính của Arunson đến nước Anh là khởi cuộc tiến công với “chị gái già” Elizabeth. Elizabeth cũng cố y tỏ ra phong tình, trang điểm theo phong cách trẻ trung, tỏ vẻ vui thích Arunson. Vị Hoàng tử nước Pháp này dáng mạo xấu xí, nhỏ lùn, mũi như đầu củ tỏi, thêm vào đó mặt rỗ, người gọi là “Hoàng tử ếch”. Nữ hoàng tuy không vui với “nhân vật kỳ quái” này, nhưng vẫn cứ nhiệt tình tiếp đãi, và bà nói cười một cách vui vẻ, đích thân cùng ông nắm tay tản bộ trong ngự hoa viên, tỏ vẻ chứa chan tình cảm. Chính như thế, bà lại vờn “Hoàng tử ếch” này kéo dài 2 năm, mục đích ấy vẫn cứ vì phục vụ chính trị của bà. Bà thành công phổ biến chính sách cân bằng các nước lớn của đại lục châu Âu, ngăn ngừa sự liên minh của nước Pháp và Tây Ban Nha, giành được thời gian hòa bình và phát triển, cuối cùng vẫn không kết hôn.
Nữ hoàng Elizabeth xem xét ở quan hệ lợi hại giữa các quốc gia, mãi chưa thể thành hôn. Trong đó, ngoài nhân tố chính trị ra, còn có một nguyên nhân chính là việc cá nhân bà. Bà yêu sâu sắc một người đàn ông đẹp trai tên là Robert-Dudley. Robert-Dudley là Tổng giám ngự mã của Nữ hoàng, từ năm 1559 đã cùng Nữ hoàng sớm tối bên nhau. Là một người đàn ông nghiêm trang, phong độ. Cha mẹ của Dudley ở thời đại Enjoy VII, Enjoy VIII mất hết thanh danh, sau đó đều lên ghế giảo hình (hình phạt xử giảo). Dudley lại là một người có vợ, năm 1550 đã kết hôn với Army-Robsart. Nhưng tình cảm của họ không mặn nồng, vì không có con cái làm cầu nối, vả lại Robsart ở tại quê nhà, còn Dudley thì ở trong Hoàng cung của Elizabeth. Như thế, cũng tạo thêm điều kiện phát triển tình cảm của Nữ hoàng với Dudley. Dudley bào đáp tình thâm với ân sủng của Nữ hoàng, cẩn thận từng li từng tí bên cạnh Nữ hoàng. Nữ hoàng rất đau khổ, bà yêu thắm thiết đến nỗi ông ta có thể tùy tiện hôn tay bà, có thể vào tẩm cung (phòng ngủ) của Nữ hoàng. Tình hình này luôn bị trong ngoài cung đình gièm pha, thậm chí bị đại sứ nước ngoài nói thành tiếng xấu. Chính những lời truyền tai thâm độc ấy và cái chết bất ngờ của Army-Robsart – vợ của Dudley, dù rất yêu Dudley, nhưng Elizabeth vẫn không thể thành hôn ngay lúc này được vì mọi người sẽ đoán là bà cùng Dudley mưu hại Robsart. Liên tưởng đến công văn đố kỵ của các Đại thần và quí tộc đối với Dudley, để bảo vệ lòng trung thành đoàn kết và hữu nghị của Vương thất, bảo vệ sự thống nhất quốc gia và tín ngưỡng của nhân dân cả nước đối với bà, bà nhận thức rằng kết hôn cùng với Dudley là hoàn toàn không thể được. Chính vì thế, vì lợi ích của vương quốc, bà sẵn sàng chịu đựng sự giày vò đau đớn của tình cảm này trong thời gian dài.
Nữ hoàng Elizabeth tuy quyết ý không kết hôn, nhưng theo câu chuyện lãng mạn truyền ra từ trong Vương cung, hoàn toàn không giảm bớt mà tăng thêm. Tiếp theo sau Dudley, người nhận được sự sủng ái của Nữ hoàng là Christopher-Hatton. Hatton khiêu vũ rất tuyệt vời. Nữ hoàng trong một buổi vũ hội đã chú ý đến anh ta, thu nhận anh ta làm cảnh vệ bên cạnh mình. Năm 1572, đề cử làm đội trưởng cảnh vệ, sau đó lại chuẩn bị cử anh ta làm Đại pháp quan. Khi Hatton đang xem biệt thự cho Giáo chủ Khnichi, Elizabeth lập tức viết thư ra lệnh Giáo chủ a dua nịnh hót, ông từng nói với Nữ hoàng: “Được phục vụ cho Người còn hạnh phúc hôn lên Thiên Đường, mất Người thì còn đau khổ hơn xuống Địa Ngục”. Lại một người nữa nhận được sự yêu thích của Nữ hoàng chính là Walter-Roli, ông là một tài từ, rất phong tình, chuyên môn làm thơ ngâm hầu Nữ hoàng. Dưới ngòi bút của Roli, Nữ hoàng tuổi đã ngoài 50, lại trở thành thiếu nữ đáng yêu trong cảnh điền viên (ruộng vườn). Sau đó, khi nghĩ đến việc kết hôn của Walter-Roli và Bess-Engrockmorton trên thực tế. Nữ hoàng nổi giận, đuổi họ ra khỏi Hoàng cung. Điều này nói rõ Nữ hoàng Elizabeth việc yêu đương đã hiện ra tâm lý bất thường, thấy được hôn nhân của người khác mỹ mãn thì sinh ra tức giận. Chính vì thế, Elizabeth vẫn cứ bỏ phí thời gian, mất đi cuộc đời. Ngày tháng vô tình, quá trung niên liền đến tuổi già, bà vẫn cứ lấy tinh lực dùng để quản lý vương quốc, mở ra đường giao thông trên biển, để ngày sau cung cấp thêm điều kiện cho nước Anh cướp đoạt sự giàu có của vùng thực dân; bà không hề tiếc sức xướng đạo phong trào phục hưng văn nghệ, khiến nước Anh xuất hiện William-Shakespeare – tác gia kịch vĩ đại; bà che chở cho nhà triết học Bacon, giúp ông ấy tránh khỏi sự bức hại; tạo điều kiện khiến Bruno nhà khoa học Italia hoàn thành nhiều kiệt tác quan trọng ở London, khởi lên tác dụng thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nước Anh. Trong việc thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa tư bản nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth cũng sử dụng một vài biện pháp như quyển địa pháp, lao công pháp, học đổ pháp, mang đến khổ nạn cho nhân dân.
Cuối đời, Nữ hoàng Elizabeth trở nên đa nghi khó tính, âu sầu rầu rĩ, tinh thần ủy mị, không tiếp cận với mọi người chung quanh. Trên chính trị cũng không tiến bộ như trước, ngược lại độc đoán chuyên quyền. Thân thể suy yếu mau chóng. Ngày 24 tháng 3 năm 1603, Elizabeth đã sống suốt cuộc đời xử nữ, hưởng thọ 70 tuổi. Do bà không con cháu, các Đại thần và Lãnh tụ Quốc hội nước Anh hội nghị, lập James – Quốc vương England, con trai của Mary – Nữ hoàng England có quan hệ huyết thống với vua Anh làm Quốc vương nước Anh, tên là James I. Đối với việc sắp xếp này của các Đại thần và Quốc hội, Nữ hoàng trước khi lâm chung chỉ cười buồn. Vương miện nước Anh rơi xuống ngay trên đầu con trai của Nữ hoàng Mary – tình địch chính trị trong quá khứ của mình, đây là con đường trái với mong muốn của bà. Nhưng việc này lại ngẫu nhiên tạo ra Vương triều Stuart, để cung cấp một cơ duyên ngẫu nhiên sáp nhập England và Scotland ngày sau, đây cũng là việc mà khi còn sống bà không dự liệu đến. Cho dù thế nào, Elizabeth cũng không hổ thẹn là một vị Quốc vương vĩ đại nhất của nước Anh, ảnh hưởng rất sâu sắc đối với lịch sử nước Anh và thế giới.
Liên quan đến việc sống độc thân của Nữ hoàng Elizabeth, đã có những dư luận không giống nhau. Ngoài nguyên nhân tình cảm, chính trị, còn có vài cách nói khác. Có người cho rằng vì chức năng sinh lý của bà không hoàn toàn khỏe mạnh, có thể là người âm dương (bán năm bán nữ). Cách nói này thuộc về đoán mò, không có căn cứ. Có người cho rằng Enjoy VIII – phụ thân của Nữ hoàng lấy sáu Hoàng hậu, ba lần giết vợ, giáo huấn đau khổ, khiến bà sinh ra tâm lý lo sợ đối với hôn nhân, nên cự tuyệt làm vợ người. Cách nói này có lý nhất định, nhưng Elizabeth làm Nữ hoàng nắm tất cả đại quyền, theo tính cách tâm lý bà làm chính trị, xử việc, trị quân thì nhận định này cũng không rõ ràng. Cũng có người cho rằng, bà không muốn gả cho Đại thần trong nước, lại không muốn làm Công chúa nước ngoài, cao không tới thấp không thông, hay là căn bản không dễ để vương miện cho người khác hưởng phần, là một người tham quyền hơn tình. Sự phân tích này là vấn đề nhìn từ góc độ chính trị, và quan điểm văn bản thống nhất hơn.
Nữ hoàng Elizabeth một đời mở ra màn giáo đầu trong lịch sử huy hoàng đế quốc Anh, giành được sự yêu quí của quần chúng nước Anh. Trong lần diễn giảng sau cùng của Hội nghị, bà biểu hiện là một vị Nữ hoàng vỉ đại có phẩm chất ưu tú và tố chất tốt đẹp. Bà nói: “Tôi không hy vọng chấp chính vĩnh viễn, bởi vì sinh mạng của tôi không cho phép tôi làm như thế. Quá khứ các vị đã có vị vua hiền minh có khí phách; nhưng tôi nghĩ đến nay thì chấm dứt hay chưa từng có vị vua yêu quí các vị như tôi đây, và lại từ nay trở đi cũng không biết có chăng!” Lời diễn giảng của bà khiến các quí tộc nước Anh ghi nhớ mãi không quên, và giành được sự ngưỡng mộ của nhân dân các giai cấp nước Anh.
Huân tước Salisbury từng nói: “Nước Anh tự hào vì có Elizabeth!”