Sự đau đớn nhất trong đời người Vài năm trước khi Indira trở thành nhà chính trị kiệt xuất và Thủ tướng Ấn Độ, một họa sĩ trẻ giàu linh cảm và tài nghệ, vẽ cho bà một bức ảnh bán thân, đã khéo léo vẽ bà thành một linh hồn trên giá chữ thập, thâm trầm, ưu uất, cô độc. Lúc bấy giờ, mọi người cho rằng họa sĩ đã bẻ cong hình tượng Indira-Gandhi. Nhưng, Nehru – người cha thân ái của Indira-Gandhi trái lại muốn đứng ra phát biểu ý kiến của mình, ông nói một cách ý vị sâu xa rằng: “công kích người vẽ bức tranh này, thật sự hoàn toàn không hiểu gì về Indira”. Sau đó, vị nữ Thủ tướng có quyền thế rất lớn này, đã từng nói trước mặt ký giả phỏng vấn một cách thẳng thắn sự đánh giá về mình: “Mặc dù đã từng ở dưới tầm mắt của mọi người, tôi vẫn cứ là một người cô độc”. Indira Gandhi có gia đình, có con cháu, có quyền lực, có danh tiếng, tại sao bà vẫn cảm thấy cô độc? Bởi vì bà đã nếm trải cuộc sống đau thương lớn nhất của một đời người. Cổ nhân Trung Quốc có nói: “Thiếu niên mất mẹ, trung niên mất chồng, tuổi già mất con. Đó là sự đau khổ nhất của một đời người”. Câu nói này của Trung Quốc phản ánh sự cảm nhận tình cảm và tinh thần của nhân loại như nhau. Người Trung Quốc là như thế, còn tinh thần và tình cảm của người Ấn Độ có nền văn minh cổ đại hơn mấy ngàn năm cũng vậy. Indira-Gandhi tuy sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Nhưng do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, nên bà lại hoàn toàn cô độc từ thuở nhỏ. Năm bốn tuổi, ông nội và cha bà vì phản đối Chính phủ nước Anh nên bị bắt. Khi thẩm vấn ở pháp đình, Indira ngồi trong lòng ông nội; lúc toàn tuyên phán và họ bị giam vào ngục, bà chỉ còn cách về nhà một mình. Lúc đó, bà cảm thấy rất cô độc, ông và cha bị giải đi, trên thế giới dường như không còn gì nữa. Về đến nhà, bất kỳ người nào an ủi, cũng không có cách nào làm giảm đi sự đau đớn trong lòng bà, liên tiếp mấy ngày liền bà chẳng ăn cơm. Sau đó, Kamaila người mẹ hiền từ của Indira cũng vì đấu tranh giành tự do và độc lập cho Tổ Quốc, nhiều lần bị giam vào ngục, khiến Indira từ nhỏ đã thiếu đi sự chăm sóc và vỗ về của cha mẹ. Có khi cầm thư của cha mẹ viết từ trong tù, mà nước mắt rưng rưng. Có một thời gian, không những ông nội, cha, mẹ bị giam vào ngục, mà ngay cả bà nội, bà ngoại, cùng với cô, cậu, chú, bác, dì của bà cũng bị bắt giam, trong nhà chỉ còn lẻ loi trơ trọi có một mình, bà vô cùng buồn thảm. Có khi, vì khoong6 muốn tâm hồn non nớt của trẻ thơ phải chịu quá nhiều sự kích thích, những người lớn đành phải đem bà đến một nơi khác để sống. Khi Indira lớn hơn một chút, bà chạy bộ đến nhà tù thăm cha. Indira rất tôn kính và sung bái mẹ. Bà đã nói: “Rất nhiều người hiểu được tác dụng của ông và cha tôi, nhưng tôi thấy tác dụng của mẹ càng quan trọng hơn”. Gia đình của Kamaila – mẹ bà tương đối bảo thủ. Kamaila tuy nhận được sự giáo dục tương đối cao, nhưng không phải là giáo dục theo hình thức châu Âu; vì thế, không để lại ấn tượng tốt đẹp cho bà nội và cô của Indira. Bà nội của bà cực kỳ yêu thương Jawahalar-Nehru – đứa con trai độc nhất, lúc nào cũng cảm thấy Kamaila không xứng với con trai mình, đã từng phóng đại lỗi lầm của mẹ bà, thậm chí đem những chuyện lỗi lầm phi lý đổ lên đầu mẹ bà. Cô em chồng không tôn trọng mẹ bà chút nào, có lúc cố ý làm mẹ bà mang tiếng xấu, thậm chí còn tố cáo Kamaila trước cha và anh. Jawahalar – cha bà cũng rất quan tâm, thông cảm, chăm sóc đến vợ. Nhưng với hành động ngang ngược của mẹ và em mình đã không khuyên ngăn, trách cứ, cũng không bảo vệ, giúp đỡ, mà giống như lãnh đạm vô tình, thờ ơ không chú ý. Thấy mẹ gặp phải nhiều bất công trong gia đình, tình cảnh khuất nhục như vậy, tâm hồn của Indira cũng bị sự kích động nặng nề, bà đã lặng lẽ ghi nhớ tất cả những chuyện này. Có lúc thấy mẹ bị ức hiếp, lặng lẽ rơi nước mắt, Indira lúc đó nhẹ nhàng đến bên mẹ: “thấy mẹ phải chịu đựng những tổn thương như vậy, con càng quyết tâm sau này không làm cho mẹ bị tổn thương nữa.” Do Kamaila – mẹ của Indira theo chồng đấu tranh giành tự do, đã từng biểu hiện trạng thái tinh thần kiên cường, và nhiều lần bị bắt, thời gian dài chịu đựng cuộ sống trong nhà giam, nên mắc bệnh lao phổi. Lúc bấy giờ bệnh này không có cách gì chữa khỏi. Tháng 3 năm 1926, Indira cùng cha đưa mẹ đến châu Âu trị bệnh và điều dưỡng, bà học ở trường Quốc tế Geneva, tháng 12 năm sau mới trở về Ấn Độ. Sauk hi về nước, mẹ của Indira lại gia nhập cuộc đấu tranh giành tự do, kêu gọi đông đảo phụ nữ Ấn Độ hãy gia nhập cuộc vận động giành độc lập Ấn Độ, từ đó khiến bệnh tình vốn đã nghiêm trọng lại càng nguy kịch hơn. Do cha của Indira bị giam trong nhà tù nước Anh, Indira chỉ còn cách cùng cậu đưa mẹ đến châu Âu một lần nữa. Nhưng lần này mẹ bà cũng không thể trở về đến Ấn Độ, ngày 23 tháng 2 năm 1936, bà qua đời ở Lausanne Thụy Sĩ. Lúc này Indira vừa mới bước qua sinh nhật tuổi 18. Từ đó, người mẹ đã vĩnh viễn xa rời bà, rời bỏ đứa con gái bé nhỏ mà mẹ đã thương yêu nuôi nấng và dạy dỗ nên người. Như vậy làm sao Indira không đau lòng được? Tuổi thơ mất mẹ, nàng đã nếm trải sự đau đớn nhất của đời người! Feroze-Gandhi – chồng của Indira lớn hơn bà 5 tuổi, cũng là một người cách mạng được cả nhà Nehru yêu mến, có chí vận động độc lập Ấn Độ, đầy đủ tinh lực và sức lực dồi dào, đã cùng Indira tham gia diễu hành thị uy phản Anh và bị bắt. Indira sau khi kết hôn với Feroze-Gandhi, tính cách mỗi người khác nhau nên sinh ra cãi vã và va chạm, nhưng cuộc sống gia đình nhỏ của họ lúc nào cũng êm đẹp và thoải mái. Sau khi Raghiv-Gandhi và Sanjai-Gandhi – hai đứa con trai của họ ra đời, nước Anh chấp nhận sự độc lập của Ấn Độ, Nehru ra làm Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ. Để chăm sóc cha, Indira quyết đưa các con đến phủ Thủ tướng Delhi. Từ đó, gia đình nhỏ tràn đầy hạnh phúc dần thay đổi, Feroze-Gandhi một mình ở lãi Lucknow, vợ chồng chia rẽ hai nơi suốt 5 năm trời, mãi đến năm 1952, họ mới được đoàn tụ ở Delhi. Feroze-Gandhi lại không can tâm làm một “phò mã”, ông cho rằng mình thấp hơn người trong nhà Nehru một bậc, va chạm thỉnh thoảng xảy ra giữa ông và gia đình vợ, điều này làm cho Indira thêm khó xử. Năm 1959, Indira được bầu làm chủ tịch Đảng Quốc Đại, thời gian dành cho gia đình vơi đi, làm tổn thương đến lòng tự trọng của ông, khiến tình cảm vợ chồng ngày một xa dần. Sau đó, Feroze-Gandhi mắc phải bệnh tim, Indira liền chủ động bỏ tất cả công việc đại sự, ở nhà chăm sóc chồng. Feroze-Gandhi vô cùng cảm động, tình cảm vợ chồng ngày càng thân thiết hơn xưa. Indira hồi tưởng nói: “Đến cuối cùng, không biết duyên cớ gì, chúng tôi càng yêu nhau hơn”. Tháng 9 năm 1960, Feroze-Gandhi trở bệnh tim đột phát khi đang họp nghị viện; lúc bấy giờ Indira đang du hành ở phương Nam, vừa nghe tin Feroze-Gandhi phát bệnh, lập tức bay trở về Delhi, nhưng Feroze-Gandhi đã qua đời không kịp đợi bà trở về. Những giây phút cuối trong cuộc đời còn lại của ông, vẫn thì thào gọi tên vợ, không ngừng hỏi thăm Indira khi nào có thể về đến, dường như còn có vấn đề muốn nói với bà. Nhưng khi vợ vừa về đến, ông đã vĩnh viễn lìa xa bà, lại không thể nói với bà lời nào. Indira hầu cận bên thi thể của chồng rất lâu, gục đầu xuống. Bà đang hồi tưởng lại hương vị tình yêu xa xưa, hay là rơi vào trong sự hối hận tột cùng? Hoặc là nghĩ đến đường đi của đời người nhanh chậm, nay mai sẽ như thế nào? Năm đó, bà mới 43 tuổi, lại một lần nữa cảm nhận được sự cô độc và đau đớn nhất trong cuộc đời con người. Sauk hi người chồng ra đi, Indira dồn hết toàn bộ tâm lực, tài trí của mình vào hoạt động chính trị và chỉnh lý đất nước, dồn hết cảm tình và tình thương vào hai đứa con trai, cũng đem hy vọng của mình gửi vào chúng. Raghiv-Gandhi – con trai trưởng của bà là Tiểu đội trưởng máy bay của Công ty hàng không Ấn Độ. Tính tình của cậu hay mắc cỡ, nhưng thấu tình đạt lý, phẩm hạnh đứng đắn, không thích xuất đầu lộ diện một cách công khai trước mặt công chúng. Sanjai-Gandhi – đứa con thứ hai thì hoàn toàn trái ngược, sau khi học ngành xe hơi từ nước Anh trở về, có thể làm một chức vụ tương đối cao ở những Công ty xe hơi Ấn Độ, nhưng anh ta lại muốn tự mình làm chủ công xưởng xe hơi, và nhanh chóng trở thành tư bản, buôn bán đất đai, mọi người cho rằng anh ta nhờ vào đặc quyền của mẹ đang làm Thủ tướng. Đối với việc này, Indira-Gandhi phê bình gắt gao những kẻ chỉ trích anh ta. Năm Gandhi xuống đài, Đảng Nhân Dân mới nắm quyền; đã tiến hành điều tra công xưởng xe hơi của Sanjai-Gandhi, và muốn bắt anh ta, Indira-Gandhi lại tìm cách để bảo vệ. Tháng 5 năm 1978, Sanjai-Gandhi vì án điện ảnh “Câu chuyện tranh đoạt quyền vị”, bị 2 năm tù khổ sai, phạt một vạn cân thóc. Sanjai-Gandhi từng gia nhập Đảng Quốc Đại thanh niên, và tiến hành cải tổ biến nó thành là “quân đội trực hệ” của Sanjai. Trong Đảng Quốc Đại của Indira-Gandhi cũng từng hình thành tập đoàn nhỏ do Sanjai-Gandhi đứng đầu, muốn những người tiền bối của Đảng Quốc Đại nhường đường cho thế hệ trẻ, lúc bấy giờ đã dẫn đến sự bất mãn dữ dội của những bậc tiền bối trong Đảng Quốc Đại, Indira-Gandhi lên đài lại, đã bồi dưỡng Sanjai-Gandhi làm người kế nhiệm bà, ngày 13 tháng 6 năm 1980, giao anh ta làm chủ tịch của Đảng Quốc Đại Indira-Gandhi. Nhưng bất hạnh lại đến, tai nạn thảm khốc đã xảy ra. Ngày 23 tháng 6 năm 1980, Sanjai-Gandhi làm chủ tịch Đàng Quốc Đại (Indira-Gandhi) chỉ được 10 ngày, đã gặp tai nạn máy bay. Sự ra đi của Sanjai-Gandhi là một mất mát to lớn đối với Indira-Gandhi. Lúc này bà đã 63 tuổi, đúng với câu nói của người xưa “tuổi già mất con”, khiến bà càng chìm sâu vào sự đau khổ cực độ. Trái tim bà vốn đã cô độc, nay như đang nát tan. Indira-Gandhi sau nhiều lần nếm trải nỗi đau cuộc đời, không thể không bồi dưỡng cho Raghiv-Gandhi – con trai trưởng của bà làm người kế thừa. Tháng 6 năm 1981, Raghiv-Gandhi giành được thắng lợi trong cuộc tuyển cử bổ khuyết khu đề tuyển Amai bang phía Bắc, được chọn làm Nghị viện Viện Nhân dân. Indira-Gandhi để Raghiv-Gandhi tham gia công tác quyết sách về phương diện chính Đảng, tổng quản liên lạc trong ngoài của Indira-Gandhi, và làm “Đại thần khâm sai” thị sát các khu vực trong cả nước, gặp gỡ quan viên, nghe nhận báo cáo, truyền đạt chỉ thị, gặp nhân dân, để hiểu được tình hình. Ngoài ra còn thay thế Indira-Gandhi gặp gỡ. Đoàn đại biểu Ấn Độ thăm viếng nước ngoài, và chủ trì công tác chuẩn bị cho Á vận hội tổ chức tại Ấn Độ năm 1982. Năm 1983, Raghiv-Gandhi lại làm Chủ tịch Đảng Quốc Đại Indira-Gandhi, coi sóc các công việc của Đảng, và trở thành cánh tay đắc lực cho Indira-Gandhi. Trong quá trình Indira-Gandhi bồi dưỡng Raghiv-Gandhi trở thành người thay thế bà, dẫn đến sự bất mãn của phái Sanjai và các nguyên lão trong Đảng Quốc Đại. Indira-Gandhi thẳng tay bài trừ sự quấy rầy về các phương diện, nỗ lực dọn sách con đường cho Raghiv-Gandhi. Raghiv-Gandhi dần dần kế thừa được tài lãnh đạo của bà, sau khi Indira-Gandhi bị ám sát, ông lên ngôi vị Thủ tướng Ấn Độ, vì sự giàu mạnh và phồn vinh của Ấn Độ mà phấn đấu. Điều không may là, cũng giống như mẹ ông, cuối cùng cũng bị ám sát chết. Sông Hằng lặng lẽ ngày đêm không ngừng chảy. Nó mang đi tro xương của mẹ con Indira-Gandhi, vĩnh viễn lưu lại sự nghiệp và hy vọng của họ, lưu lại lòng thương nhớ của nhân dân Ấn Độ và nhân dân trên toàn thế giới.